1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BỆNH THỐI HẠCH ở bắp cải

8 3,7K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 694 KB

Nội dung

báo cáo đề tài bệnh thối hạch cải bắp

Bệnh thối hạch cải bắp ( Sclerotinia Sclerotiorum ) Phần 1: Đặt vấn đề Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) là một loại rau chủ lực trong họ cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae), phát sinh từ vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng Nó đã được biết tới từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, Việt Nam cải bắp được trồng trong vụ đông xuân các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây Nguyên. Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là 1-10°C trong khoảng 15-30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống. Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ. Bắp cải là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình và là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao được con người sử dụng từ lâu. Người ta đã biết trong thành phần của cải bắp lượng vitamin C chỉ thua Cà Chua, còn nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây, 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo nên cải bắp là loại rau có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và làm đẹp. Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh. Cải bắp là loại thuốc trị giun tốt. Dùng đắp ngoài để tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương độc, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, ong vò vẽ, nhện ). Còn là loại thuốc dịu đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông. Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh (S). Nước cải bắp dùng lọc máu. Sau hết, nó là loại thuốc mạnh để chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ. Trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, cải bắp có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, ruột tá (tá tràng) viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Bắp cải hiện nay được trồng phổ biến trên thế giới. Việt Nam, bắp cải không chỉ trồng quy mô lớn để làm hàng hóa mà trong những mảnh vườn nhỏ của nhiều gia đình cũng tự trồng để cung cấp rau sạch cho gia đình. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc bắp cải không hề dễ dàng. Cây bắp cải phải chống lại rất nhiều bệnh hại cây làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bắp cải. Các bệnh chủ yếu: bệnh sưng rễ, thối hạch do nấm,bệnh sương mai, bệnh đốm vòng… gây thiệt hại năng suất, chất lượng nghiêm trọng đối với cây trồng. Phần 2: Nội dung chuyên đề 2.1 Lịch sử phân bố và tình hình dịch bệnh Sclerotinia Sclerotiorum là loài nấm rất phổ biến xuất hiện khắp các vùng trồng trọt trên thế giới và có mặt tất cả các loại đất canh tác. Bệnh phá hại rất phổ biến trên 160 loài thực vật thuộc 32 họ khác nhau nhưng chủ yếu là cải bắp, cà rốt, đậu trắng, khoai lang Cải bắp có thể bị bệnh từ giai đoạn còn non, nhưng bệnh phá hại chủ yếu vào thời kỳ cuốn bắp trở đi làm cây chết, bắp cải thối khô. 2.2 Triệu trứng bệnh a. ký chủ Gây hại trên nhiều cây trồng hai lá mầm (lá rộng) bao gồm cà chua và khoai tây, xà lách, đậu tương, lạc, đậu cô ve lùn, đậu cô ve leo, cải bắp, súp lơ xanh, súp lơ trắng và bầu bí. b. Triệu chứng + Cây con bị bệnh, gốc thân sát mặt đất bị thối nhũn làm cây chết gục đổ trên ruộng. Trên cây lớn, vết bệnh thường bắt đầu từ các lá già sát mặt đất và gốc thân. + trên thân vết bệnh lúc đầu có màu vàng nâu, nếu trời ẩm ướt chỗ bị bệnh dễ bị thối nhũn nhưng không có mùi thối, nếu trời khô hanh, chỗ bị bệnh khô teo có màu nâu nhạt. + Khi cắt ngang thân thấy lớp vỏ và lớp gỗ có màu nâu sẫm. Cuống lá và phiến lá bị bệnh có màu trắng ủng nước, thường lan từ rìa mép lá vào trong. Khi trời ẩm ướt lá bệnh dễ bị thối, rách nát, các lá khác bị vàng dần. + Bệnh lan rộng lên bắp đang cuốn làm bắp cải thối từ ngoài vào trong, dần dần cây chết khô trên ruộng. Đặc biệt trên bề mặt hình thành lớp nấm màu trắng xen lẫn nhiều hạch nấm màu đen nâu hình dạng không đều bám chặt trên đó. Đến giai đoạn này bắp cải rất dễ bị gục đổ trên ruộng. 2.3 Những thiệt hại do bệnh thối hạch gây Thối hạch cải bắp là một trong những bệnh quan trong ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất cây bắp cải. Thiệt hại từ bệnh này trung bình cao là 20% - 65%. Ngày nay mức độ gây hại của bệnh thối hạch có xu hướng tăng do bón nhiều phân đạm làm tăng lượng nitrat trong lá… Thiệt hại của bệnh thối hạch thể hiện rõ rệt những mặt sau: + Bệnh làm giảm năng suất của cây trồng: cây bị chết, các bộ phận thân, lá…bị hủy hoại. Cây sinh trưởng kém dẫn đến năng suất giảm. + Bệnh làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và cất giữ: Giảm giá trị dinh dưỡng như giảm hàm lượng các vitamin, các chất khoáng, chất béo… + Bệnh làm giảm giá trị thẩm mĩ của hàng hóa: bệnh tạo ra những vết màu vàng nâu, màu đen trên thân, củ. + Bệnh làm giảm sức sống của cây giai đoạn cây con + Bệnh còn gây ô nhiễm đất trồng trọt, nấm gây bệnh tồn tại trong tàn dư rơi xuống đất đã làm đất trở thành nơi nhiễm bệnh rất nguy hiểm cho vụ trồng trọt sau. Hóa chất phòng trừ bệnh tích tụ lại trong đất làm ô nhiễm môi trường. 2.4. Nguyên nhân gây bệnh 2.4.1 Giới thiệu về nấm Sclerotinia Sclerotiorum Nấm Sclerotinia Sclerotiorum là loài nấm có phổ kí chủ rộng, thuộc giới nấm thực, ngành Ascomycetes, Lớp: Discomycetes. Sclerotinia sclerotiorum sản sinh ra các sợi nấm màu trắng và hạch to màu đen trên thân và lá của nhiều cây trồng lá rộng. 2.4.2 Đặc điểm hình thái a. Phân loại Tên khoa học: Sclerotinia sclerotium Ngành: Ascomycetes Lớp: Discomycetes b. Hình thái Nấm Sclerotinia sclerotiorum có hạch nấm là một giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ phát triển của nấm. Khi gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm hình thành quả thể đĩa. Hạch nấm Quả thể đĩa Quả thể đĩa hình loa kèn hoặc hình phễu dẹt, đường kính 2-8 mm, có cuống dài hay ngắn tùy thuộc vị trí hạch nấm nằm trong đất sâu hay cạn. Quả thể màu nâu hồng hoặc mầu hồng nhạt, cuống có mầu nâu sẫm hoặc nâu đen. Túi hình trụ dài, không màu, kích thước 111,4-128 x 5,2-6,5 µm bên trong có chứa 8 bào tử túi hình bầu dục, đơn bào không màu, kích thước 11,7-16,9 x 3,9-5,2 µm. Để nảy mầm, hạch nấm phải hút một số lượng nước nhất định cũng như đòi hỏi nhiệt độ tương đối thấp. Vì vậy, trong điều kiện mưa nhiều, liên tục thường tạo điều kiện thuận lợi cho hạch nấm nảy mầm tạo nhiều quả thể. Bào tử túi hình thành thuận lợi trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ 18-24°C. Bào tử túi có thể nảy mầm trong phạm vi nhiệt độ khá rộng từ 2-33°C. Sợi nấm sinh trưởng thuận lợi nhiệt độ 15-25°C. 2.4.3 Đặc điểm sinh học + Ẩm độ cao nhiệt độ thấp mưa nhiều dẫn đến hạch nẩy mầm nhiều nên sinh nhiều quả thể đĩa. + Sợi nấm sinh trưởng thuận lợi nhiệt độ 15-25°C, nhiệt độ > 33 0 C hạch ngưng phát triển và không nẩy mầm, nhiệt độ 48°C sợi nấm chết trong 3 phút, độ ẩm không khí thích hợp trên 85% và độ pH 5-8. + Quá trình xâm nhập của nấm vào cây tiến hành thuận lợi nhiệt độ 19-24°C Hạch nấm nảy mầm thành sợi nấm tấn công lá già sát mặt đất. Còn bào tử túi phát tán nhờ gió, xâm nhập trực tiếp vào lá già. 2.4.4 Nguồn bệnh + Nguồn bệnh chủ yếu bảo tồn là dạng hạch nấm rơi rụng trong đất sau thu hoạch, có thể tồn tại nhiều năm nhưng nếu bị vùi sâu 6-7 cm trong đất chỉ bảo tồn sức sống trong một năm. + Hạch nấm và sợi nấm trên tàn dư cây. + Bào tử túi nhờ gió lan truyền. Khi có điều kiện thuận lợi nảy mầm xâm nhập vào các lá già, xuyên qua tế bào biểu bì hình thành sợi nấm, tiết ra enzyme Pectinase phân giải mô + Ngoài gió thì nước mưa và nước tưới cây là những con đường truyền lan bệnh đi xa. 2.4.5. Chu kỳ bệnh Vào cuối mùa xuân, hạch nấm tồn tại dưới mặt đất từ 1-2 cm. Sau khi nảy mầm, nhỏ, màu hồng sang màu be, phẳng như đĩa hình chén nấm được gọi là quả thể đĩa được hình thành. Bào tử túi hình bầu dục, đơn bào, không màu được phát tán nhờ gió lan rộng ra khắp các vùng lân cận. Khi có điều kiện thuận lợi nảy mầm xâm nhập vào các lá già, xuyên qua tế bào biểu bì hình thành sợi nấm, tiết ra enzyme Pectinase phân giải mô. S. sclerotiorum là có khả năng xâm nhập gần như tất cả các loại mô bao gồm cả thân, lá , hoa, trái cây, và rễ. Sau đó nấm sẽ phát triển ra khỏi các mô lên thân cây và lá khỏe mạnh trong phần dưới của tán lá. Khi điều kiện đất đai khô và ấm áp không thuận lợi cho việc hình thành quả thể và bào tử túi. Hạch nấm có thể nảy mầm trực tiếp thành sợi nấm phát triển và lây nhiễm vào các mô thực vật, nhưng bào tử túi không thể lây nhiễm sang lá hoặc thân trực tiếp ngay cả dưới điều kiện lý tưởng. Cuối cùng, màu trắng, bông sợi nấm sẽ bắt đầu phát triển trên bề mặt của các mô bị nhiễm bệnh. Vào cuối mùa sinh trưởng, S. sclerotiorum một lần nữa sẽ sản xuất hạch nấm. Hạch nấm sau đó sẽ vẫn còn trên bề mặt của mặt đất hoặc trong đất, trên một trong hai bộ phận của cây sống hay đã chết cho đến khi mùa tiếp theo. Chu kỳ bệnh sẽ được lặp đi lặp lại. Chu kỳ bệnh thối hạch cải bắp 2.5 Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh 2.5.1 Điều kiện phát sinh phát triển + Bệnh thường phá hại cải bắp từ tháng 11-4 nhất là thời kỳ cây băt đầu cuốn bắp đến thu hoạch. + Điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu): Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, nhiệt độ 15-25°C, độ ẩm > 85% và độ pH 5-8. + Sử dụng giống cây trồng: gieo trồng giống nhiễm bệnh nặng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gây hại nặng hơn. + Trồng với mật độ dày: trồng dày làm cho ẩm độ không khí bên trong các tán lá tăng cao, góp phần làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. + Bón phân không hợp lý: bón phân không cân đối giữa tỷ lệ N:K, nhất là đạm bón với dung lượng khá cao tạo ra nguy cơ tích luỹ nitrat trong lá bắp cải. Bón kali giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng độ chặt và giảm đáng kể hàm lượng nitrat trong lá cải bắp. + Có nhiều cỏ dại: cỏ dại là một ký chủ phụ của bệnh thối hạch cải bắp. Ngoài ra, cỏ dại còn góp phần làm tăng độ ẩm không khí trong ruộng trồng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gây hại nặng hơn. 2.5.2 Sự phát sinh phát triển + Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ cho tới khi thu hoạch. Ơ cây con, bệnh xuất hiện gốc cây sát mặt đất làm cho chỗ bị bệnh thối nhũn, cây gãy gục rồi chết. Khi trời ẩm ướt trên gốc chỗ bị bệnh xuất hiện một lớp nấm màu trắng xốp. + Khi cây lớn, vết bệnh thường xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân, chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối. Nếu trời khô nắng thì chỗ bị bệnh thường khô và teo đi, các lá biến vàng.Trên phiến lá và cuống lá chỗ bị bệnh có màu trắng bủng nước, bắt đầu từ rìa lá lan vào phía trong. Khi trời ẩm ướt, lá bị bệnh sẽ thối rách nát nhưng nếu trời khô hanh lá bệnh khô mỏng, màu nâu bẩn. + cây cải bắp khi đã cuốn, bệnh lây lan từ lá ngoài vào trong làm toàn bộ bắp bị thối và chết đứng trên ruộng, gặp gió to cây đổ gục. Chỗ vết bệnh đã thối có lớp mốc trắng và nhiều hạch nấm nhỏ màu nâu hoặc đen bám chặt vào lá. 2.6 Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển của bệnh 2.6.1 Ẩm độ và nhiệt độ + Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. + Trồng với mật độ dày làm cho ẩm độ không khí bên trong các tán lá tăng cao, góp phần làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi trồng chú ý làm luống theo hướng Bắc Nam để có thể nhận bức xạ tốt nhất, giúp hạn chế được các loại bệnh hại phát sinh trong môi trường ẩm ướt. 2.6.2 Phân bón Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là phân bón cũng đã góp phần làm gia tăng bệnh hại cây trồng. Bón phân tùy tiện, không đúng lúc, đúng cách sẽ làm cho cây trồng dễ nhiễm các loài bệnh. Bệnh xảy ra nặng ruộng bón nhiều phân đạm gây dư thừa nitrat, nên việc sử dụng phân đạm cần thận trọng. Bón kali làm tăng năng suất không nhiều nhưng lại nâng cao đáng kể chất lượng bắp cải: giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng độ chặt và giảm đáng kể hàm lượng nitrat trong lá cải bắp. Với bắp cải, phân hữu cơ và phân lân cần bón lót toàn bộ. Phân đạm cần bón 3 lần; bón lót và bón thúc vào thời kỳ trải lá bàng và bắt đầu cuốn bắp. Bón đạm muộn năng suất không tăng mà trong nhiều trường hợp còn giảm năng suất và tích luỹ nitrat lại tăng lên. Phương pháp bón cũng rất quan trọng cần bón vùi sâu vừa tăng hiệu quả vừa giảm khả năng chuyển hoá đạm sang dạng nitrat. 2.7 Biện pháp phòng trừ + Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem đốt hoặc tiêu hủy. Cày lật đất sâu để vùi lấp hạch nấm. Khi độ sâu 20 cm hạch nấm dễ chết và khó nảy mầm. + Trồng đảm bảo mật độ giữa các cây và làm luống theo hướng Bắc Nam để có thể nhận bức xạ tốt nhất, giúp hạn chế được các loại bệnh hại phát sinh trong môi trường ẩm ướt + Do nấm có phạm vi ký chủ rộng nên cần áp dụng biện pháp luân canh với cây trồng mới như lúa nước để cách ly ký chủ, đồng thời hạch nấm sẽ bị thối chết khi đất ruộng ngập nước một thời gian dài. Khi làm đất trồng cải bắp có thể bón calcium cyanamide có tác dụng tiêu diệt quả thể nấm. + Cải bắp nên trồng với mật độ vừa phải, không nên bón nhiều phân đạm, lên luống cao, có rãnh thoát nước. + Khi bệnh chớm phát sinh cần kịp thời tỉa bỏ lá già, lá vàng, nếu cần thiết nhổ bỏ cả cây bệnh, kết hợp bón vôi bột vào gốc và luống cải bắp 500-600 kg/ha và phun thuốc hoá học phòng trừ bệnh. + Khi bệnh chớm phát sinh cần kịp thời phun thuốc phòng trừ. Có thể dùng 11Aliette 80 1WP; 11Ridomil 68 WP; 11Carbenzim 500 1FL. Phần 3. Kết luận Bắp cải là loai rau, thực phẩm có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Nên việc phát triển trồng cải bắp cần được quan tâm. Nhưng việc trồng bắp cải không hề dễ dàng do bắp cải rất dễ bị sâu bệnh hại.Trong tình trạng nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu thì bệnh dịch càng xuất hiện nhiều.Nhất là các bệnh do nấm: sưng rễ, sương mai, thối hạch, .Vì vậy, cần phổ biến về bệnh để bà con nông dân có những kiến thức về các bệnh hại cây để trồng cấy mang lại hiệu quả cao nhất. Nhất là mang tới cho cuộc sống chúng ta một nguồn rau sạch bệnh và an toàn. Tài liệu tham khảo 1. Lê Lương Tề (1977), Bệnh cây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mẫn (1998), Bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 3.http://tanhiep.khcnbinhduong.gov.vn/News.aspx?dm=186_&dmc=444_&id=1407_C %C3%A2n-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A1m kali-cho-c%C3%A0- chua-v%C3%A0-b%E1%BA%AFp-c%E1%BA%A3i 4. http://www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?index=detail&type=b&idtin=222 5.http://thienho.com/w1/index.php?title=B%E1%BB%87nh_th%E1%BB%91i_m %E1%BB%81m_(h%E1%BA%A1i_c%E1%BA%A3i) 6.http://translate.google.com.vn/translate? hl=vi&sl=en&u=http://www.cals.ncsu.edu/course/pp728/Sclerotinia/S_sclerotiorum.html &prev=/search%3Fq%3DSclerotinia_sclerotiorum%26hl%3Dvi%26biw %3D1366%26bih %3D667&sa=X&ei=lsYxUdmeOo7imAWvu4H4CQ&ved=0CGwQ7gEwCg 7.http://translate.google.com.vn/translate? hl=vi&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Sclerotinia_sclerotiorum&prev=/search %3Fq%3DSclerotinia%2Bsclerotiorum.%26hl%3Dvi%26biw%3D1366%26bih %3D667&sa=X&ei=G7gxUYDwM-vJmQWY-ICoCA&ved=0CD8Q7gEwBQ 8. http://aciar.gov.au/files/node/10408/MN129a%20Part%206.pdf . sóc bắp cải không hề dễ dàng. Cây bắp cải phải chống lại rất nhiều bệnh hại cây làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bắp cải. Các bệnh chủ yếu: bệnh sưng rễ, thối hạch do nấm ,bệnh sương mai, bệnh. cải bắp, cà rốt, đậu trắng, khoai lang Cải bắp có thể bị bệnh từ giai đoạn còn non, nhưng bệnh phá hại chủ yếu vào thời kỳ cuốn bắp trở đi làm cây chết, bắp cải thối khô. 2.2 Triệu trứng bệnh a Bệnh thối hạch cải bắp ( Sclerotinia Sclerotiorum ) Phần 1: Đặt vấn đề Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) là một loại rau chủ lực trong họ cải (còn gọi là

Ngày đăng: 06/05/2014, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w