1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự thay đổi kích thước trong quá trình nhiệt luyện bánh răng, trục răng thấm

58 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Để hiểu rõ hơn quá trình biến dạng trong quá trình nhiệt luyện đặc biệt là sự biến dạng, thay đổi kích thước của một số sản phẩm thấm, nhóm đề tài đưa vấn đề này vào nghiên cứu.. Tình hì

Trang 1

Bộ Công thương Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp

6794

12/4/2008

Trang 2

Bộ Công thương Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp

Trang 3

Những người tham gia đề tài:

Cơ quan phối hợp:

Viện Cơ khí năng lượng và mỏ

Trang 4

1.2 Sự thay đổi kích thước trong quá trình tôi 3

1.2.1 Sự thay đổi kích thước do ứng suất nhiệt 4

1.2.2 Sự thay đổi kích thước do ứng suất chuyển biến pha 8

1.3 Sự thay đổi kích thước trong quá trình ram 13

PHẦN II Tổng quan về sự thay đổi kích thước của một số sản phẩm

2.2 Sự thay đổi kích thước trong quá trình thấm tôi 20

2.3 Tổng quan sự thay đổi kích thước của một số sản phẩm thấm, tôi 20

PHẦN III Thực nghiệm thấm và đo kiểm biến dạng một số sản phẩm

(bạc, bánh răng)

28

3.2 Đánh giá sự thay đổi kích thước của một số sản phẩm 30

3.4 Phương án công nghệ hạn chế cong vênh cho bánh răng bella 34

Trang 5

GIỚI THIỆU

Chất lượng, tuổi thọ của sản phẩm cơ khí nói chung phụ thuộc nhiều vào quá trình nhiệt luyện Đây là công đoạn gần cuối cùng (sau khâu mài, đánh bóng - nếu cần) nên chất lượng của nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất Nói đến nhiệt luyện người ta thường nói "nung đỏ bỏ nước" Nung đỏ - bỏ nước (thực chất là nung nóng - làm nguội)

là 2 công đoạn hoàn toàn trái ngược, đối kháng nhau chính vì thế chúng sinh ra ứng suất

và gây thay đổi kích thước, biến dạng - một vấn đề hoàn toàn không có gì mới nhưng hiểu biết về nó thì còn hạn chế

Để hiểu rõ hơn quá trình biến dạng trong quá trình nhiệt luyện đặc biệt là sự biến dạng, thay đổi kích thước của một số sản phẩm thấm, nhóm đề tài đưa vấn đề này vào nghiên cứu Mục đích là tổng quát lại những nguyên lý cơ bản của quá trình biến dạng để khuyến cáo các người nhiệt luyện có những biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng này

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Biến dạng, thay đổi kích thước các sản phẩm cơ khí trong quá trình nhiệt luyện đã được biết đến từ lâu, nhưng hiểu biết về nó còn khá nghèo nàn Những năm gần đây, sức ép cạnh tranh về chất lượng và giá thành sản phẩm đã thúc dục các nhà khoa học nghiên cứu kỹ vấn đề này Hội nghị quốc tế đầu tiên về vấn đề này được tổ chức tại Chicago (Mỹ) năm 1992 và đến nay, hội nghị lần thứ 5 vừa được tổ chức tại Berlin (CHLB Đức) năm 2007

Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Sử dụng phân tử hữu hạn và các tính chất nhiệt, mođul đàn hồi của vật liệu để tính toán ứng suất nhiệt trong quá trình nung nóng và làm nguội

- Xác định mối quan hệ giữa cấu trúc vật liệu và ứng suất nhiệt trên cơ sở chuyển biến pha dựa vào đường cong làm nguội CCT

- Xác định sự phụ thuộc các tính chất cơ-nhiệt vật liệu với nhiệt độ và quá trình chuyển biến pha

Trang 6

Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã cho ra đời phần mềm tính toán biến dạng DANTE (Distortion ANalysis for Thermal Engineering) Phần mềm này mô tả sự thay đổi các tính chất về nhiệt, tính chất cơ học và tổ chức kim loại khi nung nóng và làm nguội Áp dụng phần mềm này cho phép chúng ta tính toán và từ đó có thể dự đoán trước sự thay đổi kích thước và biến dạng của sản phẩm trong quá trình nhiệt luyện

Tình hình nghiên cứu trong nước

Cong vênh luôn đồng hành với nhiệt luyện, rất nhiều phàn nàn về cong vênh, biến đổi kích thước sau nhiệt luyện Nhiều cán bộ nhiệt luyện của chúng ta chưa có được những hiểu biết cần thiết về biến dạng và thay đổi kích thước Gần đây (năm 2001, 2002) Viện Công nghệ đã chủ trì thực hiện 2 đề tài [1, 2] liên quan đến vấn đề này Các tác giả [1, 2]

đã đề cập một số phương pháp công nghệ nhiệt luyện ít biến dạng để giải quyết vấn đề này Phương pháp tôi cao tần được áp dụng cho các chi tiết mỏng và phương pháp tôi ép được chọn để tôi bánh răng bella và đã thu được kết quả tốt Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được các phương pháp vừa nêu

Nội dung nghiên cứu

Biến dạng và thay đổi kích thước sản phẩm trong quá trình nhiệt luyện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm Khắc phục biến dạng là vấn đề nan giải từ xưa đến nay, những kết quả đạt được của các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường mang tính tổng quát Xuất phát từ thực tế sản xuất, nhóm đề tài đặt ra các nội dung sau:

- Nghiên cứu lý thuyết về biến dạng và thay đổi kích thước trong quá trình nhiệt luyện (tôi, ram, thấm) bản chất, nguyên nhân của quá trình này

- Thiết kế quy trình công nghệ để đảm bảo ổn định chất lượng bánh răng thấm (bánh răng C14, bánh răng tàu hoả z24m14, bánh răng z28m8)

- Thiết kế quy trình công nghệ, đồ gá để hạn chế độ cong vênh của bánh răng bella z38m12 với điều kiện hiện có tại Viện Công nghệ

Trang 7

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC

TRONG QUÁ TRÌNH NHIỆT LUYỆN 1.1 Ứng suất trong quá trình nhiệt luyện

Quá trình nhiệt luyện luôn tạo ra sự thay đổi trạng thái ứng suất, nguyên nhân của sự thay đổi đó là:

- Ứng suất nhiệt do sự nung nóng và làm nguội không đồng đều gây ra sự chênh

lệch nhiệt độ ở các vị trí khác nhau trong chi tiết

- Ứng suất chuyển biến pha do sự thay đổi thể tích khi vật liệu chuyển từ pha này

sang pha khác

- Ứng suất tổ chức sinh ra do lệch mạng trong quá trình chuyển biến martensite

- Ứng suất do sự khác nhau về hệ số giãn nở nhiệt của các pha trong vật liệu đa

pha

Với các sản phẩm cơ khí, các ứng suất này tồn tại đồng thời và có sự cộng hưởng với nhau Cơ sở lý thuyết của các loại ứng suất vừa nêu đã được đề cập trong công trình nghiên cứu [1]

Tóm lại, trong quá trình nhiệt luyện, bất kể các ứng suất nào vừa nêu đều gây ra biến dạng dẫn đến sự thay đổi kích thước sản phẩm Với mong muốn hiểu rõ hơn về sự thay đổi kích thước để có giải pháp thích hợp từ khâu thiết kế đến các giải pháp công nghệ cụ thể, nhóm đề tài tập trung nghiên cứu sự thay đổi kích thước trong quá trình thấm, tôi và ram, các công đoạn cơ bản và quan trọng của quá trình nhiệt luyện

1.2 Sự thay đổi kích thước trong quá trình tôi

Một trong những nguyên nhân của sự thay đổi kích thước trong quá trình tôi là ứng suất nhiệt Ứng suất này được sinh ra trong quá trình làm nguội do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài sản phẩm

Trang 8

Một nguyên nhân khác nữa là ứng suất chuyển biến pha được hình thành khi vật liệu được chuyển biến từ pha này sang pha khác, ví dụ từ austenite sang martensite trong quá trình tôi

1.2.1 Sự thay đổi khích thước do ứng suất nhiệt

Khi một vật được làm nguội, lớp ngoài cùng sẽ nguội trước và co lại Trong quá trình này, phần phía trong cố gắng giữ hình dáng hình cầu, hình dáng chịu lực căng bé nhất trong quá trình biến dạng Tuy nhiên, hình dáng của vật thể tương đối đa dạng chứ không phải hình cầu Cũng cần phải lưu ý rằng khi nhiệt luyện vật thể có hình dáng khác với hình cầu thì trong quá trình làm nguội nhanh vật thể này sẽ có xu hướng cố gắng có được hình dạng hình cầu [6]

Ảnh hưởng của ứng suất nhiệt được nghiên cứu rất kỹ với thép cacbon thấp vì trong trường hợp này hầu như quá trình chuyển biến pha có thể bỏ qua Để minh hoạ sự biến dạng do ứng suất nhiệt người ta nghiên cứu quá trình làm nguội một hình trụ đặc [3]

Hình 1.1a: Biến dạng mặt cắt hình trụ trong quá trình làm nguội [3]

Trang 9

A B C D

5001000

Trang 10

Ứng suất và biến dạng mặt cắt hình trụ này tiến triển từ giai đoạn A đến giai đoạn D như trên hình 1.1a) và 1.1b) Ở giai đoạn B, tốc độ nguội nhanh ở bề mặt gây ra ứng suất kéo

ở bề mặt và ứng suất nén ở tâm Khi biến dạng dẻo xuất hiện, tâm sẽ bi co lại trong khi

bề mặt thì nở ra và như thế sẽ xuất hiện ứng suất Sự phân bố suất tổng cuối cùng được thể hiện trên hình 1.1c

Một công trình khác [6] tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ làm nguội đến biến dạng của tấm kim loại có kích thước 200x200x20mm (hình 1.2) Hình a) là một khối đặc còn hình b) là khối có lỗ vuông 100x100mm

Trang 11

Hình 1.2 chỉ ra sự ảnh hưởng của tốc độ làm nguội đến sự thay đổi kích thước Hình này cho ta thấy rằng, tốc độ nguội càng nhanh thì biến dạng càng lớn Ngoài yếu tố về tốc độ làm nguội, nhiệt độ bắt đầu của quá trình nguội cũng có ảnh hưởng đến sự diến dạng, nhiệt độ càng cao thì biến dạng càng lớn (hình 1.3) [6]

0

920 C/dÇu

Hình 1.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ tôi đến sự biến dạng thép 0,1%C [6]

Ngoài ra, tính chất vật liệu cũng có ảnh hưởng đến quá trình này, vật liệu chịu nhiệt càng tốt thì khả năng ổn định kích thước trong quá trình làm nguội càng cao (hình 1.4) [6] Hình này cho thấy, trong 3 loại thép được nêu thì thép18Cr8Ni là thép có tính chịu nhiệt cao nhất và như thế nó có sự biến dạng do nhiệt ít nhất

Trang 12

Hình 1.4: Sự thay đổi kích thước của một số vật liệu khác nhau [6]

1.2.2 Sự thay đổi khích thước do ứng suất chuyển biến pha

Trong quá trình nung nóng và làm nguội thép được trải qua nhiều quá trình chuyển biến pha Các pha khác nhau có các tỷ trọng khác nhau và như thế có thể tích cũng khác nhau Thể tích riêng của một số pha được liệt kê trong bảng 1 [6]

Lượng C hoà tan trong austenite hoặc trong martensite có ảnh hưởng rất lớn đến thể tích riêng Khi tính toán sự thay đổi thể tích trong quá trình tôi, hàm lượng C cần đặc biệt quan tâm Sự thay đổi thể tích khi chuyển từ pha này sang pha khác được tính toán như trong bảng 2 [6]

Trang 13

Ferrite + epsilon carbide 0 ÷ 2 0,1271 + 0,0015 x (%C)

Bảng 2: Thay đổi kích thước trong quá trình chuyển biến pha

Quá trình chuyển biến Thay đổi thể tích (%) Pearlite cầu → austenite - 4,64 + 2,21 x (%C)

Austenite → bainite trên 4,64 - 2,21 x (%C)

Trang 14

Khi xét đến chuyển biến pha, việc đầu tiên cần quan tâm là đường cong làm nguội liên tục (CCT) tương ứng với vật liệu được làm nguội Khi đưa đường làm nguội của tâm và

bề mặt hình trụ như đã đề cập ở trên ta được sơ đồ nguội như trên hình 1.5

Hình 1.5: Đường nguội của bề mặt và tâm khi xét đến chuyển biến pha [3]

Với vật liệu như trên, ta thấy, khi làm nguội bề mặt của hình trụ chuyển biến thành martensite tại nhiệt độ Ms tương đương với điểm S1 và kết thúc ở nhiệt độ Mf tương đương điểm S2 Trong khi đó, tâm của hình trụ này được chuyển biến thành pearlite với các điểm bắt đầu và kết thúc là C1 và C2 tương ứng

Trang 15

Hình 1.6: Thay đổi kích thước của bề mặt và tâm [3]

Pha martensite tạo thành có thể tích riêng lớn hơn thể tích riêng ban đầu của pha austenite (khoảng 5%), kết quả là thể tích tổng cuối cùng sẽ tăng (hình 1.6) Trên hình này có thể nhận thấy, tại điểm S1 nơi martensite bắt đầu hình thành, xuất hiện quá trình tăng thể tích Cuối cùng tại điểm S2, nơi kết thúc sự hình thành martensite, cũng là nơi kết thúc sự tăng thể tích do chuyển biến pha Khi nhiệt độ tiếp tục hạ, kích thước bề mặt

sẽ giảm và đạt kích thước Ls Tương tự với tâm, quá trình chuyển biến pearlite bắt đầu ở C1 và kết thúc ở C2 Tương tự như martensite, pearlite có thể tích lớn hơn austenite nên

có hiện tượng tăng thể tích trong khoảng C1 đến C2 Sau điểm C2, pearlite tiếp tục giảm thể tích do nhiệt và đạt đến kích thước Lc ở nhiệt độ môi trường

Tóm lại, khi tôi với tốc độ nguội đủ để có sự chuyển biến martensite, trong quá trình chuyển biến này, kích thước thường tăng Sau khi nguội đến nhiệt độ môi trường, phần lớn còn có một lượng austenite dư, hàm lượng này tăng với lượng các nguyên tố hợp kim được hoà tan trong quá trình austenite hoá tăng

Lượng austenite dư càng lớn thì sự tăng thể tích của sản phẩm càng bé Nếu lượng austenite dư đủ lớn, thậm chí còn xẩy ra tình trạng giảm thể tích

Trang 16

Ms

T1 T2 T3

Hình 1.7: Sự thay đổi kích thước của thép cùng tích khi làm nguội nhanh [6]

Sự thay đổi kích thước của sản phẩm tôi với các nhiệt độ tôi khác nhau được thể hiện

trên hình 1.7 Khi kích thước thay đổi, thể tích của sản phẩm cũng thay đổi và sự thay

đổi thể tích này được tính toán như sau [6]:

)21,264,4(100)68,1(100

100

xC

V xC V

Trang 17

Trong trường hợp thép chứa 1%C, theo lý thuyết, có thể tránh được sự thay đổi thể tích khi tôi nếu thép chứa 10% cementit không hoà tan và 13% austenit dư Trong trường hợp này, lượng C trong martensit là vào khoảng 0,38% Tuy nhiên với lượng C thấp như vậy khó có thể nhận được lượng austenit dư 13% Nếu lượng cementit được hoà tan hoàn toàn, lượng austenit dư cần thiết để không có sự thay đổi kích thước là 40%, trường hợp này cũng không thể xảy ra với loại thép cacbon này Vì thế, chúng ta luôn chờ đợi sự tăng thể tích khi tôi loại thép chứa 1%C Tuy nhiên với loại thép C này, tôi hoàn toàn chỉ xảy ra trong chiều dày cỡ 10mm nên sự thay đổi thể tích với các vật lớn là không đáng

kể, chỉ vài phần trăm [6]

Nếu giả thiết rằng, trong thép cácbon, lượng martensite và austenite dư là như nhau, chúng ta có thể chờ đợi những thép có khả năng tôi cao hơn sẽ tăng thể tích nhiều hơn Tuy nhiên, vì lượng austenite dư trong thép hợp kim cao thường lớn, điều này giúp cho những thép có khả năng tôi cao trung hoà với sự tăng thể tích do khả năng này gây ra Với thép hợp kim trung bình và cao, sự tăng thể tích do lượng austenite dư gây ra có thể điều chỉnh bằng sự thay nhiệt độ tôi như trên hình 1.7

Trên hình này ta thấy với nhiệt độ tôi T2 thì sẽ không có một sự tăng thể tích đáng kể nào khi làm nguội đến nhiệt độ phòng Trong trường hợp nhiệt độ tôi T3 cao hơn, để không làm thay đổi thể tích phải làm nguội xuống dưới 00C

Nếu vật liệu là đẳng hướng (tính chất vật liệu ở mọi hướng như nhau) thì sự thay đổi kích thước của các hướng là như nhau Tuy nhiên trên thực tế, các loại vật liệu sử dụng không như thế vì thế cần lưu ý là sự thay đổi về kích thước sẽ khác nhau theo từng hướng cụ thể

1.3 Sự thay đổi kích thước trong quá trình ram

Trong quá trình ram, sự thay đổi về cấu trúc vật liệu sẽ làm thay đổi thể tích và trạng thái ứng suất của chúng Có sự liên quan giữa nhiệt độ ram, thể tích và trạng thái ứng suất

Để hiểu rõ thêm về sự thay đổi này chúng ta sẽ đề cập đến sự thay đổi thể tích và sự thay đổi về trạng thái ứng suất

Trang 18

thµnh ferite vµ cementite

Austennite d− > martensite ChuyÓn biÕn

Hình 1.8: Thay đổi thể tích trong quá trình ram [6]

Khi ram ở nhiệt độ cao, theo hình 1.8, thì thể tích sẽ trở lại giá trị ban đầu khi chưa tôi (ở đây loại trừ biến dạng plastic) Sự tăng thể tích diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau (đường )

Austenite dư trong thép cácbon và thép hợp kim thấp được chuyển sang bainite ở giai đoạn 2 khoảng 3000C và như thế làm tăng thể tích Với thép hợp kim cao, khi ram ở nhiệt độ 500 - 6000C, các hạt mịn carbide được tiết ra và như thế sẽ dẫn đến tăng ứng suất và làm tăng độ cứng và tăng thể tích

1.3.2 Thay đổi trong ứng suất

Trạng thái ứng suất sau khi tôi bao gồm ứng suất nhiệt và ứng suất chuyển biến pha Sự phân huỷ martensite trong quá trình ram gây nên sự giảm trạng thái ứng suất và như thế cũng thúc đẩy quá trình chuyển biên austenite sang martensite [6]

Trang 19

Sự thay đổi ứng suất của bạc vật liệu AISI 52100 sau khi tôi và ram được thể hiện trên hình 1.9 Từ hình này ta có thể thấy 85% ứng suất được giải phóng khi ram ở nhiệt độ

2600C/1h

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Trang 20

PHẦN II TỔNG QUAN VỀ SỰ THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC

CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM THẤM C 2.1 Công nghệ thấm C, C-N

Các sản phẩm thấm tôi ram hoàn chỉnh thường phải trải qua nhiều công đoạn Mỗi công đoạn đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự biến dạng và thay đổi kích thước của sản phẩm Để hạn chế tối đa sự biến dạng của sản phẩm, quan trọng nhất là phải có quy trình công nghệ hợp lý kế đến là phải kiểm soát được quy trình công nghệ đó

Thấm C là quá trình bảo hoà bề mặt chi tiết nguyên tố C, còn thấm C-N, bề mặt chi tiết đồng thời có mặt của cả C và N Mục đích của các quá trình thấm này là để sau khi thấm

và nhiệt luyện thu được bề mặt chi tiết có độ cứng cao, độ chống mài mòn cao, độ chống xâm thực cao, độ dai va đập cao Các tính chất trên đạt được nhờ tính chất lớp thấm bề mặt sau khi thấm và nhiệt luyện hợp lý trong khi vẫn giữ được lõi mềm, độ dẻo dai cao Với đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, các công nghệ thấm thể rắn và thể lỏng dần dần được thay thế bằng công nghệ thấm thể khí Ngày nay công nghệ thấm thể khí được dùng phổ biến hơn cả và đã chứng tỏ được tính ưu việt của nó Khác với thấm thể rắn và thấm trong muối nóng chảy, quá trình thấm thể khí được thực hiện trong môi trường khí động do đó chất lượng thấm đồng đều, dễ điều chỉnh các thông

số công nghệ, thích hợp cho sản xuất dây chuyền liên hợp từ khâu làm sạch, thấm, tôi, ram

Thấm C, C-N được thực hiện trong nhiều loại thiết bị khác nhau, tuy nhiên trong mọi trường hợp, sản phẩm thấm được treo trên giá đỡ vững chắc và xếp vào lò đảm bảo thông thoáng để bề mặt thấm luôn được tiếp xúc với môi trường thấm (hình 2.1)

Trang 22

M«i tr−êng nguéi

Hình 2.2: Quy trình công nghệ thấm C, C-N tổng quát Quy trình công nghệ tổng quát thể hiện 3 quá trình (1) nung nóng đến nhiệt độ thấm, (2) giữ nhiệt để thấm, (3) hạ nhiệt

Nung nóng là quá trình nung lò và chi tiết đến nhiệt độ thấm, tùy theo đặc điểm của từng loại chi tiết mà ta có thể nung trực tiếp đến nhiệt độ làm việc hoặc phải qua giai đoạn giữ nhiệt trước khi đạt nhiệt độ làm việc Đối với chi tiết phức tạp hoặc chi tiết có chiều dày lớn cần phải đồng đều nhiệt, cần phải giữ tại nhiệt độ T1 thời gian giữ nhiệt là t2 Nhiệt

độ này chọn khoảng 8000C, ở nhiệt độ này cần thiết phải cung cấp chất thấm để bảo vệ tránh quá trình oxy hoá Cần cung cấp một lượng chất thấm đủ để bảo vệ bề mặt mà không tạo ra muội bám dày trên bề mặt chi tiết lượng chất thấm để bảo vệ là Q2 Tuỳ thuộc vào dung tích lò, vào thể tích chiếm chỗ của chi tiết mà ta chọn lượng chất thấm Q2 và thời gian thấm t3 cho hợp lý Tiếp đến chi tiết được nung tự do đến nhiệt độ thấm

TThấm Trong suốt quá trình nâng nhiệt đến nhiệt độ thấm, luôn duy trì lượng chất thấm là Q2 Tổng thời gian nung chi tiết lên đến nhiệt độ thấm tuỳ thuộc vào công suất lò, chiều

Trang 23

Quá trình thấm được kiểm soát bởi 3 thông số công nghệ chính, đó là:

Nhiệt độ thấm

Tốc độ thấm của C và N bị giới hạn bởi khả năng hoà tan của C và N vào Austenite Thấm C, C-N thường có nhiệt độ thấm nằm trong khoảng từ 800 - 9400C Nhiệt độ càng cao, tốc độ thấm C càng tăng, ví dụ tốc độ khuyếch tán của C vào austenite ở nhiệt độ

9250C cao gấp 40 lần so với ở nhiệt độ 8250C [8] Ngược lại hàm lượng N tăng khi nhiệt

độ thấm giảm

Thời gian thấm

Thời gian và nhiệt độ thấm có ảnh hưởng rất lớn đến chiều sâu lớp thấm, về nguyên tắc, chiều sâu lớp thấm tỷ lệ thuận với thời gian và nhiệt độ Khi thấm với nhiệt độ cao, người ta thường chọn thời gian thấm ngắn Tuy nhiên trong mọi trường hợp không nên yêu cầu lớp thấm > 2mm, bởi vì sẽ mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng xấu đến tính chất của vật liệu nền

Thành phần môi trường thấm

Thành phần môi trường thấm đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của quá trình thấm Chúng ta cần kiểm soát thành phần môi trường thấm để làm sao bề mặt hoà tan được nhiều C nhất đồng thời không được sinh muội

Tóm lại, các yếu tố công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lớp thấm và như thế

nó cũng trực tiếp ảnh hưởng đến độ biến dạng và thay đổi kích thước sản phẩm Duy trì

Trang 24

2.2 Sự thay đổi kích thước trong quá trình thấm tôi

Quá trình thấm tạo ra trên bề mặt sản phẩm một lớp thấm có hàm lượng C cao trên bề mặt sản phẩm và sau khi tôi nhờ có hàm lượng C này mà bề mặt có độ cứng cao tăng khả năng chịu mài mòn Hàm lượng này thường khoảng 0,8-1C% trên bề mặt và giảm dần theo chiều sâu của lớp thấm Chiều sâu của lớp thấm được định nghĩa là chiều sâu tính từ

bề mặt đến vị trí mà hàm lượng C khoảng 0,4% Nói tóm lại sau khi thấm bề mặt của sản phẩm có thành phần khác với thành phần của vật liệu nền và vì thế khi nhiệt luyện sự thay đổi tính chất của lớp bề mặt này cũng khác so với vật liệu nền

Sự thay đổi kích thước trong quá trình này được quyết định bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là những yếu tố sau [6]:

2.3 Tổng quan sự thay đổi kích thước của một số sản phẩm thấm, tôi

Quá trình thấm chỉ tạo ra một lớp thấm mỏng, thường không quá 2mm Sau khi tôi lớp này rất cứng và khó gia công Trong quá trình thấm, tôi, ram sản phẩm có những sự thay

Trang 25

Như đó trỡnh bày ở trờn, quỏ trỡnh thấm là quỏ trỡnh mất nhiều thời gian và chi phớ Để trỏnh những chi phớ phỏt sinh như phải mài quỏ nhiều hoặc mài hết lớp thấm, chỳng ta cần phải dự bỏo được những thay đổi về kớch thước để cú thiết kế hợp lý

Sự thay đổi kớch thước trong quỏ trỡnh thấm và tụi được nhiều tỏc giả quan tõm nghiờn cứu Một số vớ dụ về sự thay đổi kớch thước của một số sản phẩm thường gặp được trỡnh bày dưới đõy

Hỡnh 2.3 phỏc hoạ sự thay đổi kớch thước của bạc vật liệu là thộp thấm BS 637M17 (0,18%C, 0,78%Cr, 1,46%Ni, 0,07%Mo) với chiều cao 50mm, đường kớnh ngoài 100mm, đường kớnh trong là 75 và 50mm được thấm ở 9400C , tụi 8300C với chiều sõu lớp thấm 1mm

Hỡnh 2.3 Sự thay đổi kớch thước sau thấm và tụi bạc

Sự thay đổi thể tớch của cỏc loại thộp thấm khỏc nhau với cỏc kớch thước khỏc nhau được thể hiện trờn hỡnh 2.4

Từ hỡnh 2.3 và 2.4 cú thể thấy rằng, thay đổi thể tớch lớn hơn với những vật cú chiều dày

bộ hơn và như thế thể tớch của vật mỏng hơn sẽ tăng nhiều hơn so với vật dày Hiện tượng này cú thể giải thớch do vật cú chiều dày bộ được tụi thấu hơn là vật cú chiều dày lớn hơn

Thay đổi kích thước: = 0,05mm Thay đổi kích thước: = 0,05mm

Trang 26

Hình 2.4: Thay đổi thể tích của bạc với các vật liệu khác nhau

Ảnh hưởng của nhiệt độ ram đến sự thay đổi thể tích được thể hiện trên hình 2.5 Ở đây bạc sau khi thấm và tôi được ram ở 2 nhiệt độ khác nhau là 1700C và 3000C Từ hình này

có thể thấy, sự giảm đường kính sẽ giảm khi chiều dày của bạc tăng và lưu ý rằng với một chiều dày nào đó sẽ có hiện tượng tăng đường kính

Trang 28

Ảnh hưởng của chiều sâu lớp thấm đến sự thay đổi thể tích được thể hiện trên hình 2.6

Ở đây bạc được thấm với chiều sâu là 1mm và 0,5mm

Trang 29

Để tránh hiện tượng co khi tôi, người ta đã thử nghiệm tôi bánh răng trên trục Trục được chế tạo từ thép dụng cụ 95MnCrW1, tôi, ram ở 4000C Trước khi tôi, bánh răng thấm được cho vào trục Kết quả thay đổi kích thước được thể hiện trên hình 2.7 [6]

99,00 98 96 94 92 90 98,88

Ngày đăng: 05/05/2014, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Chương, Nghiên cứu công nghệ nhiệt luyện ít biến dạng các loại chi tiết mỏng, Viện Công Nghệ - Bộ Công Nghiệp, Hà nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công nghệ nhiệt luyện ít biến dạng các loại chi tiết mỏng
2. Lê Đức Lập, Công nghệ thấm các chi tiết mỏng bằng thiết bị tần số cao, Viện Công Nghệ - Bộ Công Nghiệp, Hà nội 2002.Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thấm các chi tiết mỏng bằng thiết bị tần số cao", Viện Công Nghệ - Bộ Công Nghiệp, Hà nội 2002
3. B.L. Ferguson (2002), Predicting the Heat-treated Response of a Carburized Helical Gear. http://www.geartechnology.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Predicting the Heat-treated Response of a Carburized Helical Gear
Tác giả: B.L. Ferguson
Năm: 2002
4. Z. Guo, Modeling material properties leading to the prediction of distortion during heat treatment of steels for automotive application. http://www.themotech.co.uk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modeling material properties leading to the prediction of distortion during heat treatment of steels for automotive application
6. K.E. Thelning (1984). Steel and its heat treatment, Secon edition, Butterworth 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Steel and its heat treatment
Tác giả: K.E. Thelning
Năm: 1984
7. Computer Aided Heat Treatment Planning System for Quenching. www.me.wpi.edu/Research/CAMLab/newDevelopment/CHTWebsite/Papers/TMS2007_FEB.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Computer Aided Heat Treatment Planning System for Quenching
5. R.A. Hardin, Simulation of Heat Treatment Distortion Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w