NỘI DUNG● Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh ● Phân loại nghiên cứu ● Nghiên cứu định lượng ● ……….... Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh● Nghiên cứu khoa học là cách thức con người t
Trang 1NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
TRONG KINH DOANH
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
TRONG KINH DOANH
Đào Trung Kiên Nghiencuudinhluong.com
Đào Trung Kiên Nghiencuudinhluong.com
Trung tâm Nghiên Cứu Định Lượng Hà Nội
Website: nghiencuudinhluong.com
Trang 2NỘI DUNG
● Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
● Phân loại nghiên cứu
● Nghiên cứu định lượng
● ………
Trang 3Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
● Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm
hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống (Babbie, 1986, dẫn theo Thọ, 2011)
● Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh là cách
thức khám phá các hiện tượng trong kinh doanh một cách có hệ thống
● Ví dụ: Xem xét ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm
phát, ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng…
Trang 4Có hai cách để đạt sự hiểu biết
+ Chấp nhận: thừa nhận từ nghiên cứu hay kinh
nghiệm từ người khác Ví dụ: KN nói chuyện với
KH, bạn gái…
+ Nghiên cứu (mang tính khám phá): Tìm kiếm sự
hiểu biết qua nghiên cứu và trải nghiệm của chính mình
Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Trang 5Phân loại nghiên cứu
● Có nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác
nhau Ví dụ:
Theo tính chất ứng dụng có: Nghiên cứu hàn lâm (academic) và nghiên cứu ứng dụng (applied research)
Theo trường phái: Có suy diễn và quy nạp
Theo phương pháp: Có định tính, định lượng và hỗn hợp
Ghi chú: Xem thêm Suanders et al (2007), Thọ (2011), Huy và Trân Anh (2012), Kothari (2004)
Trang 6Nghiên cứu định lượng là gì ?
● Nghiên cứu định lượng dựa vào việc đo lường số
lượng Nghiên cứu định lượng được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả bằng số lượng (Kothari, 2004)
● Nghiên cứu định lượng thường gắn với việc kiểm
định (lý thuyết) dựa vào quy trình suy diễn (Thọ, 2011)
Trang 7Nghiên cứu định lượng là gì ?
Như vậy:
● Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng
các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê)
để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau
● Ví du: Đo lường mức độ hài lòng KH đối với chất
lượng dịch vụ, đo lường mức độ trung thành của người LĐ, vv
Trang 8Mục đích của nghiên cứu định lượng
● Đo lường mức độ của các mối quan hệ Ví dụ:
Mối quan hệ giữa giá cá và giá thịt gà (co dãn trong vi mô)
● Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có được từ
lý thuyết
● Ví dụ: Kiểm định giả thuyết cho rằng tăng lương
thì người lao động hài lòng hơn là giảm lương
Trang 9Ứng dụng nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng có rất nhiều ứng dụng trong kinh tế, kinh doanh
● Nghiên cứu hài lòng khách hàng (SERVQUAL
Model, CSI Model)
● Đánh giá lao động trong tổ chức (JDI Model,
Minnesota, …)
● Đánh giá chấp nhận công nghệ, dịch vụ mới
(TAM model, ISS, E –CAM)
Trang 10Ứng dụng nghiên cứu định lượng
● Đánh giá hành vi khách hàng (TRA, TPB Model)
● Đánh giá thu hút đầu tư vào địa phương (sử dụng
các thuộc tính của marketing địa phương)
● …… Và rất nhiều thứ khác, tùy mục đích nhà
nghiên cứu
● Ví dụ gần gũi: Làm luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ
Trang 11Tại sao NCĐL lại trở lên phổ biến?
● Do sự nghi ngờ kết quả các phương pháp định
tính
tính không mấy khả quan ……Dữ liệu thu thập được bởi các nhà nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt
● Do sự phát triển của các phương pháp thống
kê và hỗ trợ của các phần mềm máy tính (SPSS, EVIEWS, SAS, AMOS, STATA, )
Trang 12Tại sao NCĐL lại trở lên phổ biến?
● Đặc biệt là tính tin cậy của các nghiên cứu định
lượng
Trang 13Xu hướng sử dụng các NCĐL
● Hầu hết các bài đăng trên tạp trí quốc tế trong lĩnh
vực kinh tế hiện nay sử dụng phương pháp định lượng
● Các chương trình thạc sỹ, nghiên cứu sinh của các
ĐH lớn phần lớn sử dụng nghiên cứu định lượng (Các nghiên cứu định tính cũng không giống các chương trình kiểu “3 chương” của Việt Nam)
Trang 14● Thông tin: nghiên cứu sinh ĐH KTQD nhiều
ngành phải sử dụng nghiên cứu định lượng
● Một số chương trình cao học liên kết bắt buộc
Trang 15Thế nào là một nghiên cứu tốt ?
● Mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng
● Quá trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu được
hoạch định một cách chi tiết
● Giới hạn của nghiên cứu được trình bày rõ ràng,
chính xác
● Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu (sao
chép, tự tạo dữ liệu)
Trang 16Thế nào là một nghiên cứu tốt ?
● Các phân tích phù hợp với nhu cầu của người ra
quyết định
● Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách rõ
ràng, rành mạch, không mơ hồ
● Các kết luận được chứng mình, bình luận với các
nghiên cứu trước có nền tảng và cơ sở vững chắc
Trang 17Quy trình một luận văn 5 chương
● (Phần này dành cho các bạn học viên cao học,
sinh viên tham khảo về cách thiết lập tổng quát một nghiên cứu định lượng)
● Một luận văn nghiên cứu định lượng thông
thường gồm 5 chương (các trường có thể có hướng dẫn chi tiết khác nhau, nhưng tựu chung có
sự tương đồng) Cụ thể như sau:
Trang 18● Phần 1 Giới thiệu: Giới thiệu về việc hình thành
đề tài, lý do, câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu…
● Phần 2 Lý thuyết (hoặc tổng quan lý thuyết): Giới
thiệu về các khái niệm về các nhân tố (biến) và các mối quan hệ, các mô hình mô tả mối quan hệ giữa chúng…
Quy trình một luận văn 5 chương
Trang 19● Phần 3 Phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu về
các phương pháp để thực hiện nghiên cứu như thế nào (điều tra, chọn mẫu, thiết kế câu hỏi, phương pháp phân tích sẽ sử dụng : thống kê – mô tả, phân tích nhân tố, sử dụng phương trình cấu trúc….)
● Phần 4 Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả
nghiên cứu thu được
Quy trình một luận văn 5 chương
Trang 20● Phần 5 Kết luận và kiến nghị (đưa ra kết luận
chính, những kiến nghị, đề xuất từ kết quả, những đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo)
Quy trình một luận văn 5 chương
Trang 22CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHÍNH TRÊN
SPSS
test)
Trang 23Nhắc lại về thống kê mô tả
● Trung bình (kỳ vọng toán):
● Phương sai
● Độ lệch chuẩn
● Khoảng biến thiên, độ nhọn và độ bất đối xứng
(xem xét phân phối của dữ liệu), trung vị,
mode
● 4 loại thang đo và phân biệt 2 từ “thang đo”
● Thực hành trên file dữ liệu mẫu
Trang 24Tài liệu tham khảo
● Suanders.M, Lewis và Thornhill (2010), Phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính (dịch giả Nguyễn Văn Dung)
● Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động – xã hội
Trang 25● Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh (2012),
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính
● Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008),
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập – Nhà xuất bản Hồng Đức
● Nguyễn Quang Dong (2012), Kinh tế lượng, Nhà
xuất bản ĐHKTQD
Tài liệu tham khảo
Trang 26● Tiếng Anh: Tài liệu của Kothari (2004), phân tích
dữ liệu đa biến của Hair et al (2006)
Tài liệu tham khảo