1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KỶ YẾU KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM, HĐND TỈNH KHOÁ V NHIỆM KỲ 2004 - 2011

389 809 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 389
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

KỶ YẾU KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM, HĐND TỈNH KHOÁ V NHIỆM KỲ 2004 - 2011

Trang 1

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(Quốc huy)

KỶ YẾU

KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM, HĐND TỈNH KHOÁ V

NHIỆM KỲ 2004 - 2011 (Từ ngày 07/12 đến ngày 09/12/2010)

Lưu hành nội bộ

HUẾ, THÁNG 12 NĂM 2010

Trang 2

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

*Từ 7 giờ 30 - 8 giờ 00: HĐND tỉnh họp phiên trù bị

- Ông Đoàn Nhuận - Trưởng đoàn thư ký kỳ họp kiểm diện đại biểu

- Ông Nguyễn Văn An - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thông báo, xin ý kiếnHĐND tỉnh về nội dung, chương trình và thời gian tổ chức kỳ họp

* 8 giờ 00: Khai mạc kỳ họp (Truyền hình trực tiếp đến hết buổi)

1 Hội đồng nhân dân tỉnh làm lễ chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đạibiểu

2 Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc kỳ họp

3 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn An trình bày báo cáo kết quảhoạt động của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh năm 2010 và nhiệm vụ trọngtâm năm 2011

4 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, thay mặt UBND tỉnh trình bàybáo cáo tóm tắt về:

- Tình hình tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh năm 2010 và phươnghướng, nhiệm vụ năm 2011;

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, chương trình trọng điểm năm

2010 và kế hoạch năm 2011

5 Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trần Phùng thông báo về tình hìnhkhối đại đoàn kết toàn dân, hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng chínhquyền và những kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam tỉnh đối với HĐND tỉnh

6 Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Văn Bòn trìnhbày Báo cáo thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụkinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm

2011

7 Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Phan Công Tuyên trình bàyBáo cáo thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ vănhoá - xã hội năm 2010 và kế hoạch năm 2011

8 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu, thay mặt UBND tỉnh trìnhbày các tờ trình về:

- Định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách nhà nướcgiữa các cấp chính quyền địa phương thời kỳ 2011-2015

Trang 3

9 Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Đào Chuẩn trình bàyBáo cáo thẩm tra các tờ trình của UBND tỉnh về:

- Định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách nhà nướcgiữa các cấp chính quyền địa phương thời kỳ 2011-2015

10 Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn, thaymặt UBND tỉnh trình bày các tờ trình về:

- Tổng quyết toán ngân sách địa phương năm 2009

- Kết quả thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 và dự toán thu, chi ngânsách địa phương năm 2011

Chiều:

11 Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Đào Chuẩn trình bàyBáo cáo thẩm tra các báo cáo của UBND tỉnh về:

- Tổng quyết toán ngân sách địa phương năm 2009

- Kết quả thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 và dự toán thu, chi, phân

bổ ngân sách địa phương năm 2011;

12 Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Đặng Quang trình bày báo cáo công tácxét xử của Toà án nhân dân năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

13 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hoàng Trọng Khảm trình bàybáo cáo công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân năm 2010 và nhiệm vụtrọng tâm năm 2011

14 Chánh Thanh tra tỉnh Trần Ngọc Cư, thừa ủy quyền UBND tỉnh trìnhbày báo cáo công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dânnăm 2010 và nhiệm vụ năm 2011

15 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu, thay mặt UBND trình bày báocáo kết quả hoạt động đấu tranh phòng chống tham nhũng, buôn lậu, gian lậnthương mại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2010 và phương hướng,nhiệm vụ năm 2011

16 Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh La Thạch trình bày Báo cáo thẩm tracác báo cáo của UBND tỉnh về lĩnh vực pháp chế năm 2010, nhiệm vụ trọng tâmnăm 2011

17 HĐND tỉnh thảo luận các báo cáo, tờ trình về:

- Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch năm2011

18 16h30: HĐND tỉnh họp phiên nội bộ để kiện toàn cơ quan Thường

trực HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011 (có chương trình điều hành riêng).

Thứ Tư, ngày 08 tháng 12 năm 2010:

Sáng:

19 HĐND tỉnh thảo luận tại Hội trường về các nội dung:

- Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch năm2011

Trang 4

20 Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Đấu, thừa ủyquyền UBND tỉnh trình bày tờ trình về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm

23 Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh La Thạch trình bày Báo cáo thẩm tra

đề án đề nghị thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang

24 Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn, thaymặt UBND tỉnh trình bày tờ trình về quy định mức chi cụ thể về công tác phí,chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàntỉnh

Chiều:

25 Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Đào Chuẩn trìnhbày Báo cáo thẩm tra tờ trình về quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chế độchi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

26 Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn, thaymặt UBND tỉnh trình bày các tờ trình về:

- Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy

- Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh

27 Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đoàn Nhuận trình bày Báo cáothẩm tra các đề án:

- Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy

- Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh

28 Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Xuân Trăng, thừa ủy quyền UBNDtỉnh trình bày tờ trình về đặt tên đường tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

29 Ủy viên Thường trực, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnhPhạm Thị Bích Thủy trình bày Báo cáo thẩm tra đề án đặt tên đường tại thị trấn

A Lưới, huyện A Lưới

30 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn An trình bày các tờ trình về:

- Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2011 của HĐND tỉnh;

- Chương trình giám sát năm 2011 của HĐND tỉnh

31 HĐND tỉnh thảo luận và thông qua các nghị quyết:

- Thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang

- Đặt tên đường tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

- Quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hộinghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

- Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy

- Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh

Thứ Năm, ngày 09 tháng 12 năm 2010:

Sáng:

Trang 5

32 HĐND tỉnh thảo luận và thông qua các nghị quyết::

- Giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2011

- Chương trình giám sát năm 2011 của HĐND tỉnh

- Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2011 của HĐND tỉnh;

- Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

Chiều: HĐND tỉnh họp phiên bế mạc (Truyền hình trực tiếp)

33 HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận tại Hội trường và thông qua các nghịquyết:

- Quyết toán ngân sách địa phương năm 2009

- Dự toán ngân sách năm 2011;

- Định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011;

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách nhà nướcgiữa các cấp chính quyền địa phương thời kỳ 2011-2015;

34 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, thay mặt UBND tỉnh trả lờitóm tắt ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 14

35 Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Bích Thủy trình bày báocáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 15

36 HĐND tỉnh họp phiên chất vấn và trả lời chất vấn

37 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, thay mặt UBND phát biểu tiếpthu ý kiến và giải trình các nội dung HĐND tỉnh thảo luận

38 Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu bế mạc kỳ họp

39 Hội đồng nhân dân tỉnh làm lễ chào cờ bế mạc

Trang 6

PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HĐND TỈNH NGUYỄN NGỌC THIỆN

KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 15, HĐND TỈNH KHÓA V

- Kính thưa các đồng chí lãnh đạo tỉnh,

- Thưa các vị đại biểu Quốc hội,

- Thưa các vị đại biểu HĐND tỉnh,

- Thưa tất cả quí vị và nhân dân toàn tỉnh.

Hôm nay, HĐND tỉnh khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnhkhóa V Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồngchí đại biểu, các vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các vị đại biểuHĐND tỉnh và lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh đã đến tham dự kỳ họp.Xin gửi đến các đồng chí, quý vị đại biểu và toàn thể nhân dân tỉnh nhà lời chúcsức khỏe, hạnh phúc và thắng lợi

Thưa quý vị đại biểu

Kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểutỉnh Đảng bộ lần thứ XIV đã thành công tốt đẹp, tạo sự đồng thuận cao trongtoàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiệnthắng lợi Kết luận 48 của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Tỉnh ủy xây dựng tỉnhThừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương Đây cũng là thờiđiểm Quốc hội vừa kết thúc kỳ họp thứ 8, Tỉnh ủy vừa tổ chức Hội nghị lần thứ

2 để quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toánngân sách năm 2011 của tỉnh Đó là những định hướng lớn, làm căn cứ đểHĐND tỉnh xem xét, đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội, dự toán ngân sách 2010, quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế

xã hội và dự toán ngân sách năm 2011 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011

-2015 có tính khả thi cao

Thưa quý vị đại biểu

Trong điều kiện đất nước ta vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tếtoàn cầu; thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống củanhiều địa phương, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Tỉnh

ủy và UBND tỉnh; sự nỗ lực của UBMT và các đoàn thể, sự giám sát có hiệuquả của các Thường trực và các Ban HĐND cùng với sự đồng thuận của cáccấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế - xã hội năm

2010 của tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định 16/16 chỉ tiêukinh tế - xã hội năm 2010 đạt và vượt kế hoạch đề ra Tốc độ tăng trưởng GDPđạt 12,5%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 3.000 tỷ đồng; giá trịsản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng cao; kim ngạch xuất khẩu tăng khá; hoạtđộng du lịch đã sôi động trở lại Nhiều hoạt động văn hoá được tổ chức có quy

mô lớn và chất lượng cao, đặc biệt Festival Huế 2010 đã thành công tốt đẹp.Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng được nâng lên Đờisống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện Chính trị, xã hội ổnđịnh Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Trang 7

Những kết quả đạt được trong năm 2010 có ý nghĩa quan trọng góp phầnthực hiện thắng lợi Nghị quyết Tỉnh ủy và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5năm 2006-2010 mà HĐND tỉnh đã đề ra và tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế-xã hội trong các giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội tỉnh nhà vẫncòn những khó khăn, thách thức cần sớm được khắc phục: Kinh tế tăng trưởngkhá cao nhưng chưa thực sự bền vững; các nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp; kếtcấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nhất là sân bay, cảng biển chưa đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; nguồn lực chất lượng cao chưađáp ứng cho cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức; công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ nhưng thủ tục hànhchính vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp Thiên tai,dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; quốc phòng, an ninh còn nhiều tiềm ẩn cácyếu tố khó lường Đây là những trở lực lớn, đòi hỏi chúng ta phải phân tích,đánh giá đúng đắn nguyên nhân của những tồn tại, bất cập để đề ra các giải phápthích hợp, kịp thời phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh nhằm đưa kinh tế - xãhội của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh và bền vững

Thưa quý vị đại biểu,

Theo chương trình, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ tập trung thảo luận, xemxét và quyết định nhiều nội dung quan trọng, tập trung vào các nhóm vấn đề sauđây:

Thứ nhất, xem xét các báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2010, quyết địnhnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách và định mức phân bổngân sách địa phương năm 2011; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệphân chia ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương thời kỳ2011-2015

Thứ hai, nghe Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh thông báo về

tình hình khối đại đoàn kết toàn dân, hoạt động của MTTQ tham gia xây dựngchính quyền và những kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam tỉnh đối với HĐNDtỉnh; nghe báo cáo tổng hợp trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ

14 và báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri tại kỳ họp 15; tiến hành chấtvấn và trả lời chất vấn Xem xét, thông qua chương trình xây dựng nghị quyết vàchương trình giám sát năm 2011 của HĐND tỉnh

Thứ ba, xem xét các báo cáo công tác tổ chức và hoạt động của Thường

trực và các Ban HĐND, UBND, của Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dântỉnh; các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh về: quyết toán ngân sách địa phươngnăm 2009; kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; cho ýkiến về giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh

Tại kỳ họp này, HĐND còn xem xét, quyết định các tờ trình, dự thảo nghịquyết quan trọng khác do UBND tỉnh trình về: đề nghị thành lập thị trấn Phú

Đa, huyện Phú Vang; quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơquan, đơn vị thuộc tỉnh; sửa đổi, bổ sung, một số loại phí, lệ phí thuộc thẩmquyền của HĐND tỉnh; đặt tên đường tại thị trấn A Lưới

Trang 8

Thứ tư, xem xét, kiện toàn chức danh Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh

nhiệm kỳ 2004-2011

Thưa quí vị đại biểu,

Kỳ họp thứ 15 là kỳ họp gần cuối nhiệm kỳ của HĐND tỉnh khóa V, có rấtnhiều nội dung quan trọng, tôi đề nghị mỗi đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinhthần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đónggóp những ý kiến có chất lượng, giúp HĐND tỉnh quyết định đúng đắn, chínhxác các vấn đề quan trọng của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nghịquyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - năm đầu của kế hoạch

5 năm 2011-2015; tạo động lực để tiếp tục xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớmtrở thành thành phố trực thuộc trung ương

Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa V,

Chúc quý vị đại biểu sức khỏe,

Chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.

Trang 9

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 37/BC-TT.HĐND Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁO Kết quả hoạt động năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

của Hội đồng nhân dân tỉnh

Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo tình hình hoạt động năm 2010 vànhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

A KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2010:

I Tổ chức các kỳ họp, hội nghị và tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết của HĐND tỉnh:

Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình ban hành nghịquyết và chương trình giám sát, năm 2010, Thường trực HĐND đã tiến hành 4

kỳ họp (2 thường kỳ, 01 chuyên đề và 01 bất thường) để trình HĐND tỉnh xemxét, thông qua 36 nghị quyết trên nhiều lĩnh vực quan trọng như thông qua Đề

án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;công nhận thị trấn Tứ Hạ mở rộng là đô thị loại IV; đề nghị công nhận xã Phú

Đa, huyện Phú Vang đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; bổ sung, điều chỉnh một sốloại phí, lệ phí; đặt tên đường ở các phường, thị trấn; phát triển dạy nghề tỉnhThừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnhThừa Thiên Huế từ nay đến năm 2020; quy định chế độ trợ cấp cho sinh viênngười dân tộc thiểu số học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáodục quốc dân theo diện dự thi và trúng tuyển; kiện toàn nhân sự HĐND vàUBND tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2011 do các vị đương nhiệm đến tuổi nghỉ hưutheo chế độ hoặc được bố trí vào vị trí công tác mới… Ngoài các nghị quyết cótrong chương trình, Thường trực HĐND đã thống nhất với UBND tỉnh bổ sungmột số nội dung phục vụ trực tiếp công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội ởđịa phương trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại các kỳ họp trong năm Các nghị quyết được HĐND ban hành từng bước thể chế hóa về mặt nhànước Kết luận số 48/KL ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị và các quyết định củaThủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển tỉnhThừa Thiên Huế, đô thị Huế đến năm 2020 nhằm quyết tâm xây dựng ThừaThiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2014, xứng tầm

là một tỉnh phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một trongnhững trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về văn hoá, du lịch; khoahọc - công nghệ; y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,chất lượng cao; tạo hành lang pháp lý giúp các cấp, các ngành quản lý, điềuhành kinh tế-xã hội ở địa phương thuận lợi, hiệu quả hơn, góp phần thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010, kế hoạch 5 năm 2006-2010 màHĐND tỉnh đã thông qua, tạo thế và lực mới cho các giai đoạn phát triển tiếptheo

Trang 10

Chất lượng các kỳ họp từng bước được nâng lên, thu hút sự quan tâm, theodõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh Mỗi kỳ họp, Thường trực, cácBan HĐND tỉnh, UBND và các cơ quan hữu quan đã tích cực chuẩn bị tốt nộidung với tinh thần trách nhiệm cao, bố trí hợp lý chương trình, tăng thời gianthảo luận, chất vấn, giám sát tại kỳ họp; đồng thời, truyền hình trực tiếp nhiềuphiên họp quan trọng trên sóng phát thanh, truyền hình để nhân dân theo dõi,nắm bắt kịp thời diễn biến của các kỳ họp và các quyết sách của HĐND tỉnh.Các vị đại biểu HĐND tỉnh, các vị khách mời đã dành nhiều thời gian, công sứcnghiên cứu, chuẩn bị các ý kiến phát biểu tâm huyết, có chất lượng, sát với thực

tế cuộc sống và phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, ý chí của cử tri và nhândân trong tỉnh, góp phần tích cực cho sự thành công của các kỳ họp

Ngay sau các kỳ họp, Thường trực, lãnh đạo các Ban và các vị đại biểuHĐND tỉnh đã bố trí hợp lý thời gian tham dự kỳ họp của HĐND hai cấp huyện,

xã để triển khai, quán triệt kịp thời các nghị quyết của HĐND tỉnh; động viên,đôn đốc các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh phát động các phong trào thiđua yêu nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức,phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm kếhoạch; đồng thời phối hợp với Ban thường trực UBMTTQVN tỉnh, các cơ quanthông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền các nghị quyết của HĐND tỉnh đến nhândân trong tỉnh; kịp thời in ấn, phát hành kỷ yếu kỳ họp gửi các cơ quan liênquan UBND tỉnh đã cụ thể hóa kịp thời các nghị quyết của HĐND thành mụctiêu, nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện Nhờ đó, cácnghị quyết của HĐND đã sớm đi vào cuộc sống, giúp tỉnh nhà vượt qua khókhăn, thách thức hoàn thành thắng lợi hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xãhội năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2006-2010, tạo thế và lực mới để sớm đưa tỉnhThừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2014.Theo chương trình xây dựng nghị quyết năm 2010 của HĐND còn có 08nghị quyết cơ bản đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục trình HĐND tỉnh xem xét,quyết định theo quy định của pháp luật như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm 2011-2015; quy hoạch các ngành: điện lực, du lịch, sử dụng đất đến năm2020; quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu A Đớt… Các nghị quyếtnày có ý nghĩa quyết định về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giaiđoạn 2011-2015 và đến 2020, do đó, cần có thêm thông tin từ Nghị quyết củaĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI để bổ sung vào định hướng phát triển củatỉnh; mặt khác, nhiệm kỳ HĐND tỉnh khóa V sẽ kết thúc vào tháng 5/2011, vìvậy, để thuận lợi cho công tác theo dõi, điều hành, chỉ đạo của các cấp, Thườngtrực HĐND tỉnh đã thống nhất với UBND tỉnh chuyển các nội dung này đểHĐND tỉnh khóa VI xem xét, quyết định

II Hoạt động giám sát, khảo sát:

Thực hiện chương trình giám sát của HĐND tỉnh và yêu cầu từ các cơquan của Quốc hội, năm 2010, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã triển khaihoặc phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề sau:

- Giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Trang 11

- Giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 6c/2006/NQ-HĐND ngày 28tháng 7 năm 2006 về việc đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010;

- Giám sát về cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

- Khảo sát việc đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở vui chơi,giải trí cho trẻ em từ năm 2007-2009

- Khảo sát, kiểm tra tình hình giảng dạy; công tác thu, chi tài chính tại một

số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh

Đến nay, các cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề đã hoàn tất và báo cáo kếtquả giám sát đã được gửi đến các vị đại biểu HĐND và các cơ quan, đơn vị liênquan

Bên cạnh hoạt động giám sát chuyên đề, trong năm 2010, Thường trực vàcác Ban HĐND tỉnh tập trung giám sát tình hình thực hiện các nghị quyết củaHĐND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh giữahai kỳ họp như chính sách ưu đãi về đất đai đối với các dự án xã hội hoá trên địabàn tỉnh; trợ giá giống lúa xác nhận vụ Hè Thu; điều hành ngân sách tỉnh; ứngtrước vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011; bổ sung kế hoạch vốn đầu tư xâydựng cơ bản năm 2010 để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách… Quagiám sát, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã có văn bản gửi UBND tỉnh vàcác cấp, các ngành liên quan và yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành,

tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật

tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh của chính quyền các cấp và xử lý cácmâu thuẫn nảy sinh Nhờ vậy, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm

2010 đạt được những kết quả tích cực, 16/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt

kế hoạch do HĐND tỉnh đề ra; một số chỉ tiêu đạt khá cao so với mức bình quânchung của cả nước Thể hiện: Tốc độ tăng trưởng GDP tăng 12,5%; cơ cấu kinh

tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 210 triệuUSD, tăng 45,5% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.200 tỷđồng; thu ngân sách lần đầu tiên đạt và vượt mốc 3.000 tỷ đồng; Festival Huế

2010 được tổ chức thành công tốt đẹp; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xãhội đều chuyển biến tích cực; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách bảo đảm ansinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động; đảm bảo anninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội; diện mạo đô thị và nông thôn có nhiềukhởi sắc

Có thể khẳng định, hoạt động giám sát, khảo sát của Thường trực và cácBan HĐND tỉnh thời gian qua đã sâu sát với thực tế và đạt hiệu quả hơn, chỉ rađược những nhân tố tích cực để phát huy, các tồn tại, vướng mắc để kịp thờikhắc phục; nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống đểtập trung giám sát Tuy vậy, hoạt động này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục,

đó là việc tiếp cận với các bức xúc của doanh nghiệp và nhân dân có lúc còn hạnchế; việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau giám sát chưa thường xuyên

III Hoạt động tiếp dân và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân:

1 Công tác tiếp công dân:

Trang 12

Trong năm 2010, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với Đoàn ĐBQHtỉnh, Thường trực HĐND và UBND các huyện, thành phố Huế, thị xã HươngThủy tổ chức 20 buổi tiếp công dân tại các địa phương, đơn vị Qua đó, Thườngtrực HĐND một mặt đã nắm bắt kịp thời tâm tư, ý chí, nguyện vọng chính đángcủa nhân dân để phối hợp với các cấp, các ngành xử lý, giải quyết và cụ thể hóathành chính sách để tổ chức thực hiện; mặt khác có văn bản yêu cầu các cơ quanchức năng giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của tổ chức vàcông dân Tại các buổi tiếp, Thường trực HĐND, UBND các cấp và lãnh đạoĐoàn ĐBQH tỉnh đã giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước liên quan đến những đề xuất, kiến nghị của người dân, đồng thờitrả lời trực tiếp một số kiến nghị, thắc mắc của nhân dân và hướng dẫn liên hệvới các cơ quan hữu quan để được xem xét, giải quyết dứt điểm.

2 Tình hình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân:

Thường trực HĐND đã nhận được 119 đơn thư, trong đó: 29 đơn khiếunại, 07 đơn tố cáo, 26 đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo,

57 đơn trùng lắp, không đúng thủ tục, đơn không có chữ ký trực tiếp của đương

sự, đơn khiếu nại tập thể… Qua xem xét, Thường trực HĐND tỉnh đã có vănbản chuyển 36 đơn khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn đương sự gửi đơn đến cơquan có thẩm quyền xem xét, giải quyết Đến nay, nhiều đơn thư do Thườngtrực HĐND tỉnh chuyển đã được các cơ quan liên quan thụ lý giải quyết Tuyvậy, vẫn còn một số vụ việc tồn đọng đang được Thường trực HĐND tỉnh phốihợp với UBND tỉnh, các ngành chức năng tiếp tục xem xét, xử lý

IV Một số hoạt động khác:

1 Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh tích cực tham gia các hoạt động

kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương đất nước: Kỷ niệm 80 năm ngày thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam, 35 năm ngày giải phóng quê hương Thừa ThiênHuế và 50 năm kết nghĩa “Hà Nội - Huế - Sài Gòn là cây một cội là con mộtnhà”, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động thi đua yêu nướcchào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, đặc biệt là chào mừng Đại hội tỉnh Đảng

bộ lần thứ 14; kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 100 năm ngàyQuốc tế phụ nữ 8/3 và tham gia các hoạt động tại Festival Huế năm 2010; tham

dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội…

2 Phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự thảo

các dự án luật trình kỳ họp thứ 7 và thứ 8 của Quốc hội

3 Phân công, điều hoà hợp lý các Ban HĐND tỉnh trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ giám sát, thẩm tra các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyếttrình HĐND tỉnh tại các kỳ họp và những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp

4 Tổ chức đón tiếp và tham gia cùng lãnh đạo tỉnh đón tiếp, làm việc với

các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước và nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm, làmviệc và chào xã giao lãnh đạo tỉnh Tổ chức và tham dự các hội nghị, hội thảo vềhoạt động của cơ quan dân cử các cấp do các cơ quan của Quốc hội tổ chức; tổchức thành công giao ban lần thứ 10 của Thường trực HĐND 6 tỉnh Bắc Trung

bộ tại thị trấn Lăng Cô và tham gia Hội nghị giao ban lần thứ 11 tại Quảng Bỉnh

5 Chỉ đạo việc phát hành Thông tin HĐND; cập nhật các thông tin liên

quan đến hoạt động dân cử và của các đồng chí lãnh đạo tỉnh lên trang thông tin

Trang 13

điện tử của HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh… làm tư liệu cho các cấp, các ngànhnghiên cứu, thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh; nghiên cứu, trao đổi kinhnghiệm hoạt động của HĐND các cấp.

6 Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động

HĐND lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thường vụ Tỉnh ủy cũngnhư trao đổi thông tin kịp thời với Đoàn ĐBQH, UBND, UBMTTQVN tỉnh vàThường trực HĐND các cấp

B MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2011:

Năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn của quê hương đất nước nhưĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII, đạibiểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 Kế thừa và phát huy cácthành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong thời gian qua, năm 2011, Thường trực

và các Ban HĐND tỉnh cần tập trung bàn định những chủ trương, biện pháp đểthực hiện đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra; tổ chức tốt hoạt động giám sát việcthực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của HĐND tỉnh và tình hình thực thipháp luật của Nhà nước trên địa bàn; động viên cán bộ, nhân dân và các doanhnghiệp phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch mà HĐND tỉnh sẽ quyếtnghị, cụ thể:

1 Ngay sau kỳ họp thứ 15, các Tổ đại biểu tổ chức cho đại biểu HĐND

tỉnh báo cáo kết quả kỳ họp đến cử tri và nhân dân trong tỉnh Thường trựcHĐND phối hợp với UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh phát động các phong tràothi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các ngày lễ lớncủa dân tộc, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kinh tế - xã hội, dự toánngân sách năm 2011 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, tạo đà để thựchiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộcTrung ương vào năm 2014 theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị và Nghị quyết củaTỉnh ủy

2 Phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ kế hoạch năm

2011 cho các cấp, các ngành, các cơ quan trong tỉnh để tổ chức thực hiện; kịpthời xử lý các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của HĐND tỉnh, phục vụ tốtcông tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp

3 Phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị tổng

kết hoạt động HĐND và UBND nhiệm kỳ 2004-2011

4 Triển khai bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII, đại biểu Hội đồng nhân

dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016

5 Tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2016 để

bầu các chức danh của HĐND và UBND tỉnh; Hội thẩm nhân dân Tòa án nhândân tỉnh theo quy định của pháp luật

6 Chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các báo cáo, tờ trình, đề án trình HĐND tỉnh

xem xét, quyết định tại các kỳ họp trong năm 2011 theo chương trình công tác

mà HĐND tỉnh sẽ thông qua nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của Tỉnh ủy vào tình hình

cụ thể của địa phương, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh thúc đẩy kinh tế - xãhội tỉnh nhà phát triển

7 Thực hiện tốt chương trình giám sát tại kỳ họp, giám sát chuyên đề và

Trang 14

thường xuyên theo chương trình giám sát năm 2011 sẽ được HĐND tỉnh thôngqua tại kỳ họp này, trọng tâm là giám sát các vấn đề xã hội bức xúc và tình hình,kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

8 Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND, Thường trực, các

Ban, các tổ và đại biểu HĐND tỉnh để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của HĐND tỉnh; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷcương, kỷ luật hành chính đảm bảo phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương

10 Thực hiện tốt công tác tiếp dân, tiếp xúc cử tri, đôn đốc các cơ quan

chức năng giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và đơn thư khiếu nại, tố cáo của

tổ chức, công dân nhằm tạo chuyển biến cụ thể trên lĩnh vực này

11 Nắm vững sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy và của

Đảng đoàn HĐND tỉnh; củng cố quan hệ và tổ chức tốt sự phối hợp với UBND,Ban Thường trực UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh và các ngành, đơn vị hữuquan trong quá trình triển khai các nhiệm vụ./

TM THƯỜNG TRỰC HĐND

KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn An

Trang 15

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

Phần I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010

Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chính phủ vềcác giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CPngày 06/04/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không đểlạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010; cácNghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộinăm 2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày04/01/2010 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội năm 2010 và Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 27/4/2010 về tăng cường cácgiải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, bình ổn thị trường và đảmbảo an sinh xã hội trong năm 2010, đồng thời các ngành, các địa phương nghiêmtúc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện các Chương trìnhtrọng điểm, hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xãhội… Với quyết tâm cao của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của Trung ương, tìnhhình kinh tế - xã hội năm 2010 đạt kết quả tương đối toàn diện trên các mặt: 1) Tăng trưởng kinh tế chung dự ước đạt 12,5%1 (mục tiêu phấn đấu tăng12%, cao hơn 1,3% so mức tăng trưởng của năm 2009); Các ngành, lĩnh vựcthen chốt đều tăng trưởng khá trong đó: Các ngành dịch vụ ước tăng 12%, đónggóp 5,33 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh; Công nghiệp –xây dựng tăng 16,6%, đóng góp 7,06 điểm phần trăm vào tăng trưởng; Khu vựcnông nghiệp tăng 1,5%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tếchung của tỉnh

2) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỷ trọngngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 37,4% (2009) lên 39,5% (năm 2010); tỷtrọng ngành dịch vụ giữ ở mức 45,1% và chiếm tỷ trọng cao nhất; tỷ trọngngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 15,2% (nhưng giá trịtuyệt đối vẫn tăng 1,5%)

3) Thu ngân sách nhà nước đạt khá, ước cả năm đạt 3.010 tỷ đồng (tăng19,4% so năm 2009, vượt 8,2% so chỉ tiêu Chính phủ giao và vượt 9,5% so chỉtiêu Hội đồng nhân dân tỉnh giao)

1 Tốc độ tăng trưởng của cả nước năm 2010 dự kiến đạt 6,78%

Trang 16

4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 27%; đây lànăm đầu tiên sau nhiều năm, thu hút vốn đầu tư đạt kế hoạch đề ra

5) Xuất khẩu chuyển biến tích cực, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt248,1 triệu USD, tăng 70,6% so năm 2009

6) Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội có kết quả tốt; đặc biệt,Festival 2010 thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện đã nâng cao vị thếtrung tâm văn hóa – du lịch của Tỉnh Công tác an sinh xã hội được chăm lo; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội được giữ vững…

7) Định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộcTrung ương được triển khai tích cực; diện mạo đô thị và nông thôn có nhiềukhởi sắc

Dự ước 16/16 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể:

I Kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) >12 12,5

2 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP) 1.150 1.150,5

4 Sản lượng lương thực có hạt (1.000 tấn) >265 291,1

6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng) 9.000 9.200

7 Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) > 2.750 3.010

II Xã hội

10 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%) 17 16,5

11 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%) 40 40

12 Tạo việc làm mới (Nghìn người) 16,0 16,5

III Môi trường

14 Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%) 95 95

15 Độ che phủ rừng (%)

- Trồng mới (ha)

56,14.000

56,24.070

Trang 17

16 Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom (%)Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý (%) 8580 8580

I NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC

1 Về kinh tế

a) Lĩnh vực dịch vụ:

- Hoạt động du lịch lấy lại đà tăng trưởng Tổng lượt khách du lịch ước đạt

hơn 1.486,5 nghìn lượt khách, tăng 11,8% so năm 2009; trong đó, khách quốc tế612,5 nghìn lượt, tăng 7,9%2, khách nội địa 874 nghìn lượt, tăng 14,8% Doanhthu du lịch ước đạt 917,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%

Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức có quy mô lớn, chất lượngcao diễn ra liên tục từ đầu năm nhân các ngày lễ lớn, đã góp phần thúc đẩy tăngtrưởng toàn ngành du lịch; lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tổ chức lần đầu tiên

đã thu hút được nhiều khách tham quan nhờ nội dung lễ hội mang nhiều giá trịvăn hóa dân gian đặc sắc; đặc biệt, Festival Huế 2010 được đánh giá “quy môlớn nhất, hoành tráng nhất, đặc sắc nhất” đã thu hút hơn 130 nghìn lượt kháchđến Huế trong dịp Festival, trong đó hơn 30 nghìn lượt khách quốc tế Hoạt

động lữ hành có chuyển biến, đã gắn kết các tuyến tham quan Huế và các di tích

lịch sử văn hoá với một số lễ hội, ; xây dựng một số tuyến mới như: thử nghiệmchèo thuyền Kayak khám phá sông Hương, khám phá đầm phá Tam Giang - CầuHai Các tuyến du lịch cộng đồng đang được chú trọng phát triển3

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai sớm quanhiều hình thức và kênh thông tin; đã tổ chức nhiều hoạt động theo Chươngtrình xúc tiến và kích cầu du lịch năm 2010, phối hợp với Quảng Nam và ĐàNẵng tổ chức giới thiệu chương trình du lịch “Ba địa phương - một điểm đến”;

ký kết hợp tác phát triển của các tỉnh trong tuyến du lịch “Hành trình qua cácKinh đô Việt Cổ”; tham gia Tuần Văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc,

hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm dulịch

Các dự án đầu tư kinh doanh được đẩy nhanh: Đã khởi công xây dựngTrung tâm dịch vụ du lịch Huetravel Plaza, khách sạn 5 sao U hotel, Khu du lịchvườn Huế (TC quốc tế 3 sao), khai trương khu nghỉ dưỡng sinh thái TamGiang

- Hoạt động thương mại khá sôi động, các cơ sở kinh doanh thương mại,

hệ thống siêu thị có nhiều hình thức quảng bá, tiếp thị hấp dẫn; chương trình

“Đưa hàng Việt về nông thôn”, “Tháng bán hàng khuyến mãi” và cuộc vận động

"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo chuyển biến trong ý thứcngười tiêu dùng Nhờ kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn, đời sống nhân dân ổnđịnh, nên sức mua tăng cao, nhất là trong dịp tết Nguyên Đán, các ngày lễ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 14.669,9 tỷđồng, tăng 32,7% so với năm 2009 Giá cả ổn định, chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng

2 Thị trường khách quốc tế Huế trong 10 tháng đầu năm chủ yếu là Thái lan chiếm 17,7% trên tổng số khách quốc tế; Pháp chiếm 16,6%; Úc 9,9%; Đức 7,3%; Mỹ 7,4%; Anh 6,6%; Nhật 4,5%

3 Tour du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông đón 5.400 lượt khách đến Thác Mơ xã Hương Phú, thác Kazan

xã Thượng Lộ đón 21 đoàn khách với hơn 500 lượt khách quốc tế.

Trang 18

đầu năm tăng 8,39% so với tháng 12/2009, tăng 9,69% so với cùng kỳ.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng cao Tổng trị giá xuất khẩu ước

đạt 248,1 triệu USD, tăng 24% so kế hoạch, tăng 70,6% so năm 2009 Các sảnphẩm xuất khẩu tăng khá: Hàng dệt may ước đạt 137,9 triệu USD, tăng 90,1%

và chiếm 55,6% trong tổng trị giá xuất khẩu; Imênic ước đạt 35 ngàn tấn, tănggấp 2,5 lần; dăm gỗ ước đạt 250 ngàn tấn, tăng 43,7%; hàng thủy sản 6,5 triệuUSD, tăng 2,8%; sợi các loại ước đạt 32 triệu USD, tăng 81,8%

Tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 205,5 triệu USD, tăng 81,3% Các mặt hàngnhập khẩu chủ yếu là: phụ liệu hàng may mặc; nguyên phụ liệu sản xuất tândược; thực phẩm chế biến, máy móc, thiết bị phụ tùng khác Hoạt động xuấtnhập khẩu qua cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân có chuyển biến, kim ngạch xuấtkhẩu đạt 20,5 nghìn USD, nhập khẩu đạt 373,2 nghìn USD

- Dịch vụ vận tải, thông tin - liên lạc tăng khá Doanh thu vận tải tăng

15,3%; doanh thu bưu chính, viễn thông ước tăng 21,5%, doanh thu công nghệthông tin (CNTT) – điện tử tăng 22%, doanh thu xuất bản báo chí tăng 22%.Mật độ thuê bao điện thoại đạt 137 máy/100 dân, tăng 28,1%; mật độ thuê baointernet 5,2 thuê bao/100 dân, tăng 45,7%

- Dịch vụ tín dụng ngân hàng: Đến 30/10/2010, tổng nguồn vốn huy động

đạt 12.874 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ; tổng dư nợ cho vay ước đạt 11.322

tỷ đồng, tăng 21,3% so cùng kỳ; trong đó, dư nợ trung, dài hạn chiếm 60,7%, dư

nợ cho vay hỗ trợ lãi suất ước đạt 1.033 tỷ đồng, chiếm 9,1% trong tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 4,1% (cuối năm 2009 tỷ lệ này là 2,5%), dự kiếncuối năm 2010 tỷ lệ nợ xấu dưới 4%

b) Lĩnh vực công nghiệp:

Giữ được mức tăng trưởng khá trong điều kiện giá điện, giá nguyên nhiênvật liệu đầu vào tăng cao Giá trị sản xuất ước đạt 7.076 tỷ đồng, tăng25,5% so năm 2009 Hầu hết các sản phẩm chủ lực tăng khá như: Xi măng1.924,1 nghìn tấn, tăng 19,3%; bia Huda 198,3 triệu lít, tăng 28,5%; men Frit22,8 nghìn tấn, tăng 50,1%; điện thương phẩm đạt 860 triệu kwh, tăng 13%;điện sản xuất 182,3 triệu kwh, tăng 2,1 lần

Đã đưa vào hoạt động nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn II, hoàn thành khôiphục thuỷ điện Bình Điền, đẩy nhanh thủy điện Hương Điền, A Lưới, nhà máy

xỉ titan, xi măng Đồng Lâm, và các dự án dệt may

Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp có kết quả cao, đã cấp mới 11 giấychứng nhận đầu tư, trong đó 7 dự án trong nước và 4 dự án ĐTNN, tổng vốnđăng ký 1.305 tỷ đồng4; điều chỉnh chứng nhận đầu tư 2 dự án, nâng tổng số dự

án đầu tư vào các khu công nghiệp lên 59 dự án với tổng vốn đầu tư hơn5.265,6 tỷ đồng, tăng 22,9% về số dự án, 32,9% về vốn đăng ký; trong đó có 31

dự án đã đi vào sản xuất5; doanh thu ước đạt 3.278 tỷ đồng, tăng 50,4%; giá trịxuất khẩu đạt 99,8 triệu USD, tăng 74%; nộp ngân sách 521,8 tỷ đồng

Đã có 06 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang được đầu tư hạtầng kỹ thuật, thu hút được 59 dự án đầu tư

c) Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn:

4 Năm 2009: cấp chứng nhận đầu tư cho 7 dự án mới với tổng vốn đầu tư 698 tỷ đồng

5 KCN Phú Bài có 29 dự án, KCN Phong Điền có 2; tổng vốn thực hiện đạt 2810 tỷ đồng.

Trang 19

- Sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi Đã làm tốt công tác giống,

thủy lợi, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ phát triển các dịch vụ sản xuất,giải quyết kịp thời các chính sách trợ giá giống lúa, chi khắc phục thiên tai, miễngiảm thuỷ lợi phí Nhờ vậy, tổng diện tích gieo trồng ước đạt 79.159 ha, tăng0,5% so với năm 2009 Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 293 nghìn tấn, tăng1,6 %; trong đó, sản lượng lúa ước đạt 285,2 nghìn tấn, tăng 0,9%; năng suất lúađạt 53,3 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha Các công trình thủy lợi đã phát huy được hết tácdụng, đảm bảo chống hạn tốt, tiêu úng nhanh

- Về chăn nuôi, đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch tai

xanh ở lợn; tăng cường công tác tiêm phòng Cơ bản hoàn thành đề án Khôiphục đàn lợn giống sau dịch, triển khai đề án phát triển chăn nuôi lợn giống tỷ lệnạc cao, xúc tiến đề án phát triển chăn nuôi đàn bò lai chuẩn bị cho giai đoạn

2011 - 2015 Kết quả, đàn trâu giảm 3,6%; đàn bò giảm 7,9%; đàn lợn tăng1,8%, đàn gia cầm tăng 11,7%

- Về lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản

có tiến bộ Đã khoanh nuôi tái sinh 7.976 ha rừng, tăng 6,6%; chăm sóc rừng12.200 ha, tăng 64,3%; dự ước trồng mới 4.070 ha rừng tập trung; sản lượngkhai thác gỗ tròn 164.000m3, trong đó từ trồng 160.000m3

- Về thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.720,5 ha, tăng 1% so

năm 2009; nhiều hộ dân đã chuyển diện tích nuôi tôm sang nuôi xen ghép cácloại cá, tôm, cua, rau câu có hiệu quả kinh tế cao hơn; theo đó, diện tích chuyêntôm 3.620 ha, bằng 81% kế hoạch, tăng 53,4% so năm 2009 Sản lượng nuôitrồng đạt 9.778 tấn, giảm 1,5%; sản lượng khai thác đạt 30.100 tấn, tăng 5,4%;trong đó khai thác biển 26.065 tấn, tăng 6,2%

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm, UBND tỉnh đã ban hành

quyết định thành lập Khu bảo vệ thuỷ sản Cồn Cát, Doi Chỏi, thành lập Ban

quản lý Khu bảo tồn Sao La

Phát triển nông thôn mới: Đã khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn của

112 xã, kết quả 112/112 xã đạt 4/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thônmới; triển khai lập quy hoạch xây dựng điểm nông thôn mới tại 6 xã Tiếp tục bêtông hóa giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ lên 47,5%

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được quan tâm đầu tư; đã hoàn

thành đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước tập trung tại Bình Điền và PhongXuân, 12 dự án vệ sinh môi trường; tiếp tục xây dựng 17 công trình nối mạngnước sạch đến các huyện; nâng tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nướchợp vệ sinh lên 95%, tăng 8%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 50%; tỷ lệgia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 72%, tăng 2%

Kinh tế tập thể có 257 hợp tác xã (HTX), tổng số xã viên 250.542 người.

Riêng HTX nông nghiệp, hiện có 167 HTX; hoạt động ngày càng hiệu quả, quađánh giá phân loại, số HTX xếp loại khá chiếm 42,5% tăng 5,1% Thu nhập bìnhquân một lao động đạt 10,8 triệu đồng/người/năm Một số HTX đã chủ độngliên kết với các thành phần kinh tế khác mở rộng ngành nghề và lĩnh vực hoạtđộng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

2 Thu – chi ngân sách nhà nước

Trang 20

Tổng thu ngân sách ước đạt 3.010 tỷ đồng, tăng 19,4% so năm 2009; trong

đó, thu nội địa 2.647 tỷ đồng, tăng 21,9%; trong thu nội địa: thu từ doanhnghiệp (DN) nhà nước Trung ương ước đạt 85 tỷ đồng, giảm 15,4%6; thu DNNNĐịa phương 190 tỷ đồng, đạt 100%DT, tăng 26,6%; thu DN có vốn đầu tư nướcngoài 850 tỷ đồng, tăng 2,4%DT, tăng 2,4%; thu ngoài quốc doanh 335 tỷ đồng,tăng 19,6%DT, tăng 45,7%; thu thuế xuất nhập khẩu 150 tỷ đồng, tăng 36,4%

DT, tăng 25%;

Tổng chi ngân sách ước đạt 4.842,5 tỷ đồng, tăng 21% DT, tăng 37,1% sonăm 2009; trong đó: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 1.053,4 tỷ đồng, tăng tăng

23 %; chi sự nghiệp y tế 275,2 tỷ đồng, tăng 52,6%

3 Tình hình đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 2,2% so KH, tăng27% so năm 2009; trong đó vốn Trung ương quản lý 1.205 tỷ đồng, tăng 4,5%

KH, tăng 17,7%; Vốn địa phương quản lý 7.995 tỷ đồng, đạt 102% KH, tăng26,2%

Đã đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các nguồn vốn; nhiều công trìnhđảm bảo tiến độ, nhất là các công trình giao thông, du lịch và chỉnh trang đô thịphục vụ Festival, các công trình thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học7,chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên8, bệnh viện tuyến huyện9, thủy lợi10,nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các

xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Đầu tư từ khu vực tư nhân tăng cao, đến 31/10/2010, đã có 505 doanhnghiệp đăng ký kinh doanh mới, số vốn đăng ký đạt 1.547,5 tỷ đồng; nâng tổng

số doanh nghiệp còn hoạt động lên 3.823 đơn vị, tổng vốn đăng ký đạt 16 nghìn

tỷ đồng Cấp mới 53 giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT); trong đó, đầu tư trongnước 46 dự án, tổng vốn đăng ký 2.422,5 tỷ đồng; đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) 07 dự án, tổng vốn đăng ký 51,03 triệu USD, đã điều chỉnh GCNĐT tăngvốn cho 2 dự án FDI với tổng vốn tăng thêm 2,5 triệu USD Dự ước năm 2010,thu hút khoảng 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 100 triệuUSD, vốn thực hiện ước đạt 100 triệu USD; doanh thu của các doanh nghiệpFDI ước đạt 300 triệu USD, tăng 18,9% so năm 2009 và nộp ngân sách khoảng1.100 tỷ đồng, tăng 34%

Về viện trợ phát triển chính thức (ODA): Đã đẩy nhanh tiến độ các dự án

thủy lợi Tây Nam Hương Trà, Cải thiện môi trường Đô thị Lăng Cô, Bệnh viện

Đa khoa Thừa Thiên Huế, dự án phát triển nông thôn miền Trung, các dự án sửdụng nguồn vốn vay JICA hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án Cải thiện môitrường nước thành phố Huế; phê duyệt tiếp nhận dự án “Hỗ trợ tiếp cận tổng

6 Thu từ DNTW không đạt do hai doanh nghiệp có số thu lớn như Điện lực Thừa Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Công ty viễn thông quân đội chịu sự phân bổ thuế GTGT đầu vào lớn nên số nộp ngân sách giảm

7 Đến 30/9/10 dự kiến hoàn thành 240 phòng nhà ở công vụ và 100 phòng học, 31/12/10 giải ngân 100% kế hoạch vốn.

8 C ác dự án ký túc xá dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm.

9 Hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa Hương Thủy; Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Điền, bệnh viện đa khoa Bình Điền, Trung tâm y tế huyện Phú Vang(GĐII) đạt 80-90% khối lượng hoàn thành

10 Khánh thành Đê Đông tây Ô Lâu, công trình hệ thống thuỷ lợi Tây Hưng 1, Khởi công công trình hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam

Trang 21

hợp đến các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhằm đối phó với các thảm hoạ tự nhiên

ở miền Trung Việt Nam” Tiếp tục vận động đầu tư dự án Quy hoạch đô thịThuận An, Điện Cần Chánh, Phát triển hạ tầng đô thị Huế, Cấp nước đô thị Huế(vay ADB), Điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Huế Lập danh mục các dự

án đề nghị vận động ODA của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2012

Về viện trợ phi chính phủ (NGO), đã phê duyệt 51 dự án mới, tổng giá trị

10,9 triệu USD; khối lượng thực hiện ước đạt 185 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch

Công tác xúc tiến đầu tư, đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng

bá, xúc tiến đầu tư như: Tham dự Diễn đàn hợp tác Vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung tại Quảng Ngãi, triển lãm xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ ChíMinh, triển lãm xúc tiến đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tạiQuảng Nam, diễn đàn Hành lang kinh tế Đông Tây tại Quảng Trị ; tổ chức cáchội chợ, hội thảo xúc tiến đầu tư và thương mại tại Hàn Quốc, hội chợ thươngmại quốc tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên tại Huế

4 Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, quy hoạch khu

đô thị mới Chân Mây, khu vực ven đường Tây đầm Lập An; Khu kinh tế cửakhẩu A Đớt; Đảm bảo tiến độ 19 dự án đầu tư hạ tầng trong Khu Kinh tế, khốilượng thực hiện đạt 278 tỷ đồng11 Các dự án có khối lượng hoàn thành lớn như:Đường nối Quốc lộ 1A – cảng Chân Mây, đường vào khu du lịch Bãi Chuối,khu tái định cư Lập An…

Đã cấp mới 2 giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài có tổng vốn đăng ký 13,2

tỷ đồng; nâng tổng số dự án được cấp chứng nhận đầu tư lên 35 dự án với tổngvốn đăng ký 37,1 nghìn tỷ đồng12 Các dự án lớn như: Khu du lịch Laguna Huế,

Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây,

Mở rộng kho dầu và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT, triển khai đúng kếhoạch; khối lượng thực hiện ước đạt 1.000 tỷ đồng

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tập trung xây dựng Trạm liên kiểm cửa khẩu

A Đớt - Tà Vàng, đường từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí Minh; khốilượng thực hiện ước đạt 16,2 tỷ đồng, tăng 24,6% so vốn bố trí

5 Tình hình thực hiện Kết luận số 48 – KL/TW của Bộ Chính trị

Đã tổ chức lập các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, đề án thành lập

các đô thị thuộc cụm đô thị động lực (Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Phú

Đa, Bình Điền ) Hoàn thành việc thành lập thị xã Hương Thủy, chuyển 3 xãcủa thành phố Huế thành phường; thành lập thị trấn huyện lỵ Phú Đa Hoànthành đề án Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộcTrung ương; đồng thời xúc tiến ngay nhiều nội dung quan trọng trong Đề án

Công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch ở thành phố Huế được quan tâm Đã ưu tiên các dự án chỉnh đô thị Huế; tiếp tục chuẩn bị các

điều kiện để giải tỏa các khu vực bờ sông Hương đoạn chợ cá – Đông Ba vàchỉnh trang đường Chương Dương; chỉnh trang sông Ngự Hà và một số đườngtrục chính, nâng cấp các cầu Phú Cam, Bao Vinh

Công tác trùng tu di tích được đẩy nhanh, đã hoàn thành việc tu sửa, nâng

11 Vốn bố trí năm 2010 cho các dự án là 80 tỷ đồng

12 Tương đương 2.320 triệu USD.

Trang 22

cấp các công trình di tích: một số hạng mục hạ tầng của Đại Nội, tu bổ khu ditích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (khánh thành ngày 29/4/2010)

Triển khai việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ 22 di tích trên địa bàn Đãban hành Quyết định xếp hạng Di tích cấp tỉnh cho 4 di tích, nâng tổng số di tíchcấp tỉnh lên 39 di tích; lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích sân bay A So

- A Lưới, di tích lịch sử Bắc Động Truồi, di tích phủ thờ và lăng mộ Diên KhánhVương

Đã triển khai thực hiện Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm

2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tổng hợpvùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư

hệ thống cấp nước sinh hoạt, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng y tế, giáodục và xử lý môi trường cho các xã trong Vùng Các địa phương đã quan tâmtuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạngsinh học và phát triển bền vững đối với vùng đầm phá

6 Lĩnh vực văn hoá – xã hội và đảm bảo an sinh xã hội

a) Lĩnh vực văn hoá - thể thao:

Đã tổ chức nhiều hoạt động có quy mô lớn, đặc sắc nhân các ngày lễ lớn,

kỷ niệm các sự kiện trọng đại của Đất nước và của Tỉnh Festival Huế 2010, hội

tụ được 70 đoàn nghệ thuật với 1.906 nghệ sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, nhiếp ảnh trong

cả nước và 27 nước bạn bè quốc tế (trong đó có 500 nghệ sỹ quốc tế), hơn 5.500diễn viên không chuyên và các nghệ sỹ địa phương tham gia trình diễn cácchương trình nghệ thuật, triển lãm, các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng.Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp với vở diễn “Hồ Chí Minh - Hồi ứcmàu đỏ” đã đạt giải thưởng đặc biệt xuất sắc tại Liên hoan sân khấu chuyênnghiệp toàn quốc năm 2010 Đã chú trọng công tác quản chất lượng nghệ thuậttrong biểu diễn ca Huế, nhất là hoạt động ca Huế trên sông Hương

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trọng tâm là Phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện đề án “Giáo dục đạođức lối sống gia đình Việt Nam”, xây dựng các mô hình phòng chống bạo lựcgia đình được quan tâm Đến nay, toàn tỉnh có 1.202 làng, thôn, bản, tổ dân phốđược công nhận đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 85%); 976 cơ quan, đơn vị được côngnhận đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 90%); 201.500 gia đình được công nhận gia đìnhđạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 93%); 33/152 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xãvăn hóa (tỷ lệ 18,4%)

Hoạt động thể dục, thể thao đã tổ chức thành công các giải thể thao quần

chúng, thể thao dân tộc; hoàn thành đại hội thể thao cơ sở, đại hội thể thao toàntỉnh lần thứ VI; tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI - 2010 đội tuyểnThừa Thiên Huế đã giành được nhiều huy chương Thể thao thành tích cao thamgia thi đấu các giải quốc gia và khu vực, giành được 25 huy chương các loại(03HCV, 11HCB, 11 HCĐ) Các thiết chế thể thao tiếp tục được khai thác sửdụng hiệu quả

b) Y tế: Chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng nâng cao, làm

tốt công tác khám chưa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; hầu hết cácbệnh viện tuyến huyện đã có thể giải quyết trên 80% các loại bệnh tật Công suất

sử dụng giường bệnh bình quân toàn tỉnh ước đạt trên 95%, trong đó tuyến tỉnh

Trang 23

đạt trên 75%; tuyến huyện đạt bình quân trên 110% Đã có thêm 10 xã đượccông nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế; nâng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên130/152 xã.

Đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) vềphòng, chống dịch bệnh, tổ chức hệ thống giám sát dịch; phát hiện và xử lý kịpthời các ca dịch, không để xảy ra dịch bệnh Tăng cường thanh tra kiểm tra chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhờ vậy đã hạn chế được các bệnh lây truyềnqua đường thực phẩm và không để xảy ra các vụ ngộ độc hàng loạt Đã tổ chứctốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe môi trường, y tế lao động, y tế trường học,

tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét

Song, trên địa bàn vẫn xuất hiện các dịch bệnh tiêu chảy, sốt rét, thuỷ đậu,

lỵ, liên cầu lợn nghiêm trọng nhất là dịch sốt xuất huyết đã có 1.744 trườnghợp mắc và 2 ca tử vong Đến nay tình hình sốt xuất huyết đã chững lại

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh Tổ chức bộ máyđược kiện toàn; hoạt động lồng ghép dịch vụ KHHGĐ triển khai có hiệu quả nhờ đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 18,5%, giảm 1% so với kế hoạch Duytrì và mở rộng mô hình “Kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân”; đề án sànglọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹthai sản và sau sinh Công tác quản lý dược và việc cung ứng thuốc đảm bảochất lượng, thanh tra, kiểm tra hạn chế tình trạng thuốc giả, thuốc kém chấtlượng và bình ổn giá thuốc trên thị trường được quan tâm

Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được nâng cấp và xây mới; xúc tiến xây dựngcác bệnh viện chuyên khoa Lao, Phổi, Sản nhi; khởi công xây dựng bệnh việnMắt Huế, bệnh viện quốc tế Trung ương Huế; triển khai dự án “Đầu tư nâng cấpxây dựng và cung cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn” do tổchức AP (Hoa Kỳ) tài trợ

Lĩnh vực y tế tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa, đã khai trươngPhòng khám Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ, phòng khám của bệnh viện HvT c) Giáo dục - đào tạo: Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2009 - 2010;chất lượng giáo dục được nâng lên13; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,8%, tăng10,5% so năm học trước, xếp vị trí thứ 18 so với toàn quốc, tăng 1 bậc so vớinăm 2009 Tham gia các kỳ thi học sinh giỏi có 857 học sinh đạt giải; trong đó

có 54 giải quốc gia của học sinh lớp 12

Triển khai năm học 2010 - 2011, tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ đạt21,3%; mẫu giáo 75,1%, học sinh 5 tuổi đạt 97,58 % so với dân số 5 tuổi; Tiểu

học đạt 99,1%, học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; THCS đạt 86,1%, học sinh

hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 99,7%; THPT đạt 70,1%, họcsinh hoàn thành chương trình THCS vào lớp 10 đạt 79,8 %

Mạng lưới các trường học phát triển cả về số lượng và chất lượng; đã có187/592 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 32% đảm bảo tiến độ thực hiệncác dự án kiên cố hóa trường học, các dự án xây dựng trường học do Tập đoànAEON tài trợ Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng cao so cùng kỳ

Công tác đào tạo nghề đã hoàn thành đề án đổi mới và phát triển dạy nghề

13 Tỷ lệ học sinh tiểu học (TH) hoàn thành chương trình giáo dục đạt 99,5%; tỷ lệ học sinh lên lớp ở cấp trung học cơ sở (THCS) đạt 90,58%; cấp trung học phổ thông (THPT) đạt 89,5%.

Trang 24

giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, triển khai Quyết định1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cholao động nông thôn; lồng ghép các nguồn vốn ưu tiên đầu tư mua sắm trang thiết

bị, nâng cấp các trường trung cấp nghề, hỗ trợ đào tạo nghề14 Đã tuyển mới14.848 học sinh (trong đó, cao đẳng 1018 học viên, trung cấp 2.180 học viên, sơcấp 11.650 học viên), đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 40% Đã ban hànhQuyết định thành lập 2 Trung tâm dạy nghề Nam Đông và A Lưới

d) Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Đã tổ chức tập huấn, bồidưỡng đội ngũ quản lý, tăng cường nguồn lực cho KHCN; triển khai các nghiêncứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống

Tiếp tục thực hiện 4 dự án thuộc Chương trình quốc gia Hỗ trợ doanhnghiệp phát triển tài sản trí tuệ, qua đó đã nghiệm thu dự án Chỉ dẫn địa lý nón

lá Huế Đã tổ chức tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn 42 lượttra cứu về SHTT, 38 hồ sơ đăng ký bảo hộ, và đã có 35 đối tượng được cấp vănbằng bảo hộ Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký giải thưởng Chất lượng Quốcgia năm 2010, đã có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia

Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đã biên tập và xuất bản nhiềutạp chí, ấn phẩm như "Dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số", biên tập

ấn phẩm "Địa chí Hành chính - Dân cư Thừa Thiên Huế” Phòng trưng bày côngnghệ và chợ ảo phát huy tác dụng, nhận được sự hợp tác của các tổ chức, doanhnghiệp15

Đã hoàn thành dự án Hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế(GISHUE); xúc tiến các dự án “Thành lập khu công nghệ cao”, dự án Bảo tàngthiên nhiên duyên hải miền Trung, dự án “Xây dựng khu ứng dụng, chuyển giaocông nghệ sinh học Thừa Thiên Huế” Thành lập Quỹ Phát triển khoa học vàcông nghệ, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

đ) Lao động, việc làm, an sinh xã hội:

Thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, Chương trình vốnvay giải quyết việc làm, hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, Sàn giao dịch việclàm đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 16.500 lao động, trong đó, đưa 222lao động đi làm việc tại nước ngoài

Thực hiện công tác an sinh xã hội gắn với giảm nghèo và xây dựng nôngthôn mới, đã lồng ghép việc thực hiện các chính sách, CTMTQG với các dự ánphát triển sản xuất, tổ chức xây dựng 65 mô hình giúp dân phát triển sản xuấttiến tới xóa 13 xã nghèo ở A Lưới và Hương Trà; huy động, lồng ghép cácnguồn vốn hỗ trợ xây dựng 1.027 nhà ở cho hộ nghèo với kinh phí 3,4 tỷ đồng;triển khai Quyết định số 167/2008/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng1.244/1.756 ngôi nhà (đạt 70,8% kế hoạch) với nguồn kinh phí 15 tỷ đồng; sắpxếp bố trí dân cư cho 480 hộ (đạt 100% KH năm) theo Quyết định 193; qua

đó, đã nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo đẩy nhanh tốc độ giảm

14 N guồn lực đầu tư cho dạy nghề năm 2010 là 41,69 tỷ đồng (TW: 35,9 tỷ đồng, XHH: 5,79 tỷ đồng)

15 Đến nay, Phòng trưng bày công nghệ đã giới thiệu 8 công nghệ trong tỉnh và 70 công nghệ ngoàitỉnh; Website chợ ảo đã cập nhật hơn 15.000 sản phẩm và đang có kế hoạch mở rộng liên kết thông tin với các chợ ảo trên toàn quốc.

Trang 25

nghèo của tỉnh Đã tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ thị số1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác chăm lo đời sống các gia đình có công với cách mạng, đối tượngchính sách xã hội được thực hiện kịp thời; nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán.Xây dựng mới 36 nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở

Đã tiếp nhận và giải quyết chế độ 2.565 hồ sơ các loại Tổ chức các hoạt động

xã hội nhân ngày chăm sóc và bảo vệ người tàn tật Việt Nam; thành lập Hộingười khuyết tật tỉnh; triển khai các hoạt động kỷ niệm 63 năm ngày thươngbinh liệt sỹ Tổ chức lễ truy điệu - cải táng các liệt sĩ quân tình nguyện vàchuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế; xâydựng và sửa chữa các hạng mục nhà bia tưởng niệm, mộ và nghĩa trang Liệtsỹ…

Công tác bảo trợ xã hội được quan tâm, đã trợ cấp cho các đối tượng xã hội

600 tấn gạo và 38.309 suất quà trị giá 4,04 tỷ đồng UBMT TQVN tỉnh, các ban,ngành, đoàn thể đã huy động gần 3 tỷ đồng để trợ cấp khó khăn cho 13.177người có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách, hộ bị thiên tai và hộ nghèo

Đã ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

Kế hoạch chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ emtàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDStại cộng đồng giai đoạn 2011-2015 Tổ chức nhiều hoạt động nhân Tháng hànhđộng vì trẻ em với chủ đề “Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em”; traoquà và học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Đã cấp mới 18.000 thẻ bảohiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng tổng số thẻ còn thời hạn sử dụng lên123.000 thẻ/141.000 trẻ em dưới 06 tuổi, đạt 87,23%

7 Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Đã ban hành Quy định đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hoạt động

du lịch trên sông Hương; Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 69/2009/NĐ-

CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Xây dựng và triển khai Kế hoạch hànhđộng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng Biến đổi Khí hậu;

Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổ chức nhiều hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môitrường Triển khai các hoạt động theo chương trình trọng điểm Bảo vệ môitrường; lập phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực dân cư, đầunguồn nước Phân tích đánh giá mức độ gây ô nhiễm và việc duy trì công tác xử

lý ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ để làm căn cứ đưa ra khỏi danh sách cho một số cơ sở có đủđiều kiện Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các cơ sở kinh doanh có nguy

cơ ô nhiễm trên địa bàn Hỗ trợ triển khai dự án xây dựng Khu liên hợp xử lýchất thải sinh hoạt của tập đoàn Lemna tại xã Hương Bình

Đã triển khai quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã; đẩy nhanhtiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), cấp GCNQSDĐcho cá nhân đạt 90%, tổ chức và cơ sở tôn giáo đạt 72% Tiếp tục tổ chức đo đạclập hồ sơ địa chính cho các xã thuộc huyện Hương Trà, Phú Lộc Tổ chức giaođất cho 29 dự án với diện tích 506,31 ha, cho thuê đất 28 dự án với diện tích

Trang 26

124,38 ha, ký hợp đồng thuê đất với 28 trường hợp xin thuê đất.

Đã hoàn thành quy hoạch đất làm vật liệu san lấp, triển khai quy hoạchphân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản Rà soát lại tất cả các mỏđang hoạt động trên địa bàn tỉnh Xúc tiến lập quy hoạch tài nguyên nước, tổchức quan trắc động thái chất lượng nước dưới đất vùng ven biển; kiểm tra việckhai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước của cácdoanh nghiệp Triển khai các hoạt động quản lý tài nguyên biển – hải đảo

8 Công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội

Lực lượng vũ trang tỉnh cùng với các cơ quan liên quan đã tham mưu chocấp ủy, chính quyền đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằmphát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụquốc phòng, an ninh; đặc biệt, là bảo vệ an toàn tuyệt đối địa bàn trong các dịp

lễ, tết, lễ kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước như: Đại hội Đảng các cấp tiếntới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Festival quốc tế Huế 2010 Đã huy độnglực lượng và nhiều phương tiện các loại tham gia phòng, chống khắc phục hậuquả thiên tai, lụt bão gây ra; tổ chức thành công diễn tập phòng chống lụt bão vàtìm kiếm cứu nạn tại huyện Phú Lộc

Triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công, phòng chống tội phạm hình sự, tệnạn xã hội, phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm; không để hình thành tộiphạm có tổ chức, hoạt động chuyên nghiệp Tăng cường công tác truyền thôngphòng chống tệ nạn xã hội; tổ chức đăng ký xây dựng xã phường lành mạnhkhông có tệ nạn xã hội Công tác phòng ngừa và đấu tranh về phòng chống matúy đã đạt được kết quả quan trọng, kiểm soát được tình hình tội phạm ma túy,phát hiện, triệt phá nhiều đường dây đưa ma túy vào địa bàn tỉnh; công tác đảmbảo an ninh trật tự; phòng, chống khủng bố, bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ bí mậtNhà nước… đã được các cấp các ngành tổ chức, thực hiện nghiêm túc Đã hoànthành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa với tỉnh Salavan, tổ chức khảosát song phương 25/25 mốc trên thực địa và khởi công xây dựng 18/25 mốc vớitỉnh Sêkông; khởi công xây dựng hơn 40 km đường công vụ được Ủy ban phângiới cắm mốc Việt Nam - Lào đánh giá là một trong 03 cặp tỉnh tuyến Việt - Làohoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010

Công tác an toàn giao thông được chú trọng, song, tình hình tai nạn giaothông vẫn diễn biến phức tạp, đã xảy ra 132 vụ tai nạn giao thông, làm chết 130người, bị thương 61 người; tăng 23 vụ, 24 người chết so với năm 2009

Trang 27

- Môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn bất cập, sản phẩm du lịch tuyđược cải thiện song vẫn nghèo, thiếu yếu tố mới, sáng tạo; số cơ sở “đạt tiêuchuẩn phục vụ khách du lịch” còn ít; chất lượng sản phẩm chưa cao, các dịch vụvui chơi giải trí, làng nghề, khu mua sắm, khu ẩm thực chưa đáp ứng nhu cầucủa du khách, chưa có tác dụng làm tăng thời gian lưu trú và khả năng chi tiêucủa khách du lịch Kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế Tình hình xâmphạm di tích có chiều hướng gia tăng, nhiều di tích lịch sử văn hóa xuống cấpnghiêm trọng.

- Lãi suất ngân hàng cao và biến động gây khó khăn cho doanh nghiệp;điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng của tổ chức, cá nhân ở khu vực nông thôn,vùng sâu, vùng xa còn hạn chế

- Tình trạng mất điện kéo dài, giá nguyên, nhiên liệu, giá đô la Mỹ (USD),giá vàng biến động, tăng cao ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp

và đời sống của nhân dân

- Đầu tư xây dựng tuy tăng cao so cùng kỳ, song một số dự án có tổng mứcđầu tư lớn, có tính quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm 2010 và nhữngnăm tiếp theo vẫn chậm so với yêu cầu như: Dây chuyền 5 xi măng Luks, ximăng Nam Đông, Đông Lâm, hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn III và

IV, Siêu thị và cao ốc văn phòng cho thuê, khách sạn Đông Dương, Trung tâmgiao dịch tài chính, Làng truyền thông và công nghệ Viegrid, Khu đô thị mới

Mỹ Thượng…

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch, đô thị còn bất cập.Hầu hết các địa phương chưa quan tâm công tác lập quy chế quản lý kiến trúc đôthị, xây dựng chương trình phát triển đô thị Năng lực quản lý dự án, tư vấn thiết

kế, năng lực thi công vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập ảnh hưởng đến tiến độthanh quyết toán, giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

- Tốc độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn chậm, chưa đáp ứng yêucầu phát triển của các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế, đặc biệt công tácgiải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu ngoàiràng rào

- Tình trạng thất thu thuế trong một số ngành, lĩnh vực nhất là khu vực dândoanh, hộ cá thể vẫn xảy ra, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh như kháchsạn, nhà nghỉ, ăn uống và kinh doanh thương nghiệp

- Hiện tượng Elninô và biến đổi khí hậu toàn cầu làm thời tiết diễn biếnthất thường, phát sinh sâu bệnh, dịch bệnh, hạn hán, cháy rừng đe dọa đến sảnxuất nông lâm thuỷ sản Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương vềcông tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đúng mức

- Trình độ cán bộ y tế không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là ở miềnnúi vừa thiếu vừa yếu; thiếu cán bộ chuyên ngành Dược, các chuyên khoa lẻ,cán bộ chuyên khoa có trình độ đại học Cơ chế chính sách đối với cán bộ y tếchậm được đổi mới gây khó khăn trong việc tuyển dụng mới

- Chất lượng giáo dục vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa miền núi và đồngbằng, giữa đồng bằng và Thành phố, giữa học sinh công lập và ngoài công lập,giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc

Trang 28

gia ở bậc Mầm non và bậc Trung học còn thấp16; hệ thống phòng học bộ môn,phòng thí nghiệm, thư viện, phòng đa chức năng vừa thiếu, vừa không đồng bộ

và chưa đúng qui cách

- Chất lượng đào tạo nghề chưa cao, tỷ lệ nghề có trình độ cao còn thấp,nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động theo số lượng để đảm bảo sảnxuất kinh doanh; việc thực hiện Pháp luật về lao động của nhiều doanh nghiệpchưa nghiêm túc

- Công tác quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế, bấtcập Một số ngành, địa phương chưa phối hợp để giải quyết những vấn đề bứcxúc trong quản lý tài nguyên và môi trường Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạchngành chưa đồng bộ, chưa theo kịp định hướng phát triển kinh tế xã hội, dẫn đếnmất cân đối cơ cấu sử dụng đất nhất là trong khu dân cư

- Việc phân công, phân cấp và công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ

Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, trình độ, năng lực chuyên môn của một số bộphận cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầu, nhất là cán bộ cấp huyện, xã,phường thị trấn Công tác thông tin tuyên truyền kịp thời nhưng vẫn chưachuyển tải được cơ chế, chính sách đến cơ sở, đối tượng Công tác kiểm tra,thanh tra chưa mang tính phòng ngừa, hướng dẫn, chưa theo kịp sự phát triểncủa ngành, của địa phương

III ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010

Năm năm qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước diễn biến bấtthường và phức tạp, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gây nhiều thảm họathiên tai, song nhờ những nỗ lực phấn đấu và sự đồng thuận cao của toàn đảng,toàn quân và toàn dân, sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trungương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sự đóng góp tích cực của ngườidân Huế ở khắp nơi đã tạo động lực để đưa KTXH của Tỉnh vượt qua nhiều khókhăn, thách thức, duy trì được tăng trưởng kinh tế và có bước phát triển Hạ tầngkinh tế - xã hội được cải thiện rõ rệt, môi trường đầu tư thuận lợi, quyền tự dokinh doanh của doanh nghiệp và người dân được đảm bảo đã thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển Diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sốngnhân dân được nâng lên Quan hệ đối ngoại được củng cố và mở rộng An ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm Vị thế của Tỉnh tiếp tục đượckhẳng định và nâng lên một bước quan trọng Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếutheo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết HĐNDkhóa V đã được thực hiện Một số chỉ tiêu chủ yếu so cả nước Thừa Thiên Huế

có vị thứ xếp hạng cao: Thu ngân sách xếp 20/63 tỉnh thành, chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh nằm trong nhóm tốt; các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch tiếptục giữ vị trí dẫn đầu; chỉ số ứng dụng CNTT xếp thứ 4/63 Mặc dù vẫn cònnhững điểm yếu và cản trở cần phải tiếp tục khắc phục và vượt qua Song, đâycũng là thời kỳ xây dựng được nhiều những tiền đề quan trọng để Thừa ThiênHuế tăng tốc phát triển trong những năm tiếp theo

16 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2009-2010 ở Mầm non 12,4%, Tiểu học 41,4%, THCS 23 %, THPT 15%

Trang 29

1 Đối chiếu các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII dự ước thực hiện đạt mức độ sau

Dự ước có 11/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 5/17 chỉ tiêu quan trọngkhông đạt kế hoạch, 1/17 chỉ tiêu chưa có tiêu chí đánh giá, cụ thể:

Đánh giá a) Các chỉ tiêu kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân

hàng năm (%)

- Các ngành dịch vụ tăng (%)

- Công nghiệp-xây dựng tăng (%)

- Nông, lâm, ngư nghiệp tăng (%)

>15

14 – 15

20 – 214,5 - 5

12,5

12,415,72,1

Không đạt

2 GDP bình quân/ người (USD - giá thực tế) >950 1150,5 Đạt

3 Doanh thu du lịch tăng bình quân 5 năm

Sản lượng điện tiêu thụ triệu kwh 1800 3400 Vượt

9 Phổ cập bậc trung học ở thành phố Huế và

các huyện đồng bằng (xã, phường, thị trấn)

Hoànthành

Chưa có tiêu chíđánh giá

10 Lao động được đào tạo nghề (%/năm) 40 40 Đạt

11 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) <20 16,5 Đạt

13 Tạo việc làm mới (nghìn người/năm) 14 16,5 Vượt

c) Các chỉ tiêu môi trường

15 Tỷ lệ hộ NT sử dụng nước hợp vệ sinh (%) 95 95 Đạt

17 Các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm CN và

làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và

xử lý chất thải rắn (%)

95 50 Khôngđạt

Trang 30

Chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu

đạt

2 Những kết quả chủ yếu đạt được

a) Tiềm lực kinh tế được nâng cao: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa

đạt kế hoạch, nhưng là mức tăng cao nhất so các thời kỳ trước17 Tổng sản phẩmtrong tỉnh (GDP) năm 2010 gấp 1,8 lần so năm 2005; GDP bình quân đầu ngườiđạt khoảng 1150 USD bằng mức bình quân chung cả nước Thu ngân sách nhànước tăng bình quân 21,8%/năm, năm 2010 thu ngân sách ước đạt 3.010 tỷđồng, bằng 2,8 lần so năm 2005

b) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng

liên tục tăng từ 34,8% (năm 2005) lên khoảng 39,9% (năm 2010); tỷ trọngngành dịch vụ tăng từ 43,6% lên mức 45,1%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷsản giảm tương ứng từ 21,6% xuống còn khoảng 15,2%

Dịch vụ: Phát triển đa dạng; dịch vụ ngân hàng, viễn thông, internet phát

triển nhanh; các lợi thế về văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục được phát huy tốt.Xuất khẩu có chuyển biến tích cực, nhiều sản phẩm xuất khẩu tăng khá18

Công nghiệp duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 19,9%/năm Một

số sản phẩm chủ lực như sợi, bia, xi măng và vật liệu xây dựng khác duy trì mứctăng trưởng và tiêu thụ khá; năng lực sản xuất ngành dệt, may và thủy điện tăngnhanh; xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm 86,6% trong tổng giá trị xuất khẩucủa Tỉnh

Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân

3,5%/năm19 trong điều kiện liên tục gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh làthành tựu hết sức quan trọng Năng suất các cây trồng chính tăng nhanh (năngsuất lúa tăng 6,9 tạ/ha so năm 2005, ngô tăng 7,2 tạ/ha, sắn tăng 32 tạ/ha); hìnhthành vùng tập trung chuyên canh một số cây công nghiệp như: sắn, cà phê, cao

su Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển

ngành nghề phi nông nghiệp; tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm từ42% (năm 2005) xuống còn 36,8% (năm 2010), lao động phi nông nghiệp tăng

tương ứng từ 58% lên 63,2%

Huy động đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 32,7 nghìn tỷ đồng, tăng bình

quân 20,8%/năm, tuy chưa đạt mục tiêu kế hoạch nhưng là mức tăng trưởng cao

so mức 15%/năm của thời kỳ 2001 - 2005 Cơ cấu đầu tư theo nguồn chuyểndịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trongtổng vốn đầu tư từ 52% (thời kỳ 2001 – 2005) xuống còn 38,9% (thời kỳ 2006 –2010); trong đó đầu tư từ Trung ương quản lý chỉ còn chiếm 14,1% so mức 32%(thời kỳ 2001 – 2005); vốn tín dụng, đầu tư của doanh nghiệp trong nước và dân

cư tăng tương ứng từ 43% lên 48,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)tăng từ 5% lên 11,6% Đến nay, Thừa Thiên Huế đã thu hút được 68 dự án FDIvới tổng vốn đăng ký 2.458,2 triệu USD; trong đó có 19/68 dự án đang xâydựng; 26/68 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

17 Thời kỳ 1991 – 2000 đạt 7,3%, 5 năm 2001 - 2005 đạt bình quân 9,6%/năm.

18 Một số sản phẩm xuất khẩu năm 2009: sợi các loại 17,6 triệu USD, tăng hơn 5,5 lần so với năm 2005; bia Huda 5,791 triệu USD, tăng 38 lần, hương và bột hương 748 nghìn USD, tăng hơn 1,6 lần

19 Thời kỳ 2001 - 2005 tăng 6,9%

Trang 31

c) Các vùng lãnh thổ (đô thị, vùng gò đồi miền núi, vùng đầm phá ven

biển) có chuyển biến tích cực Diện mạo đô thị và nông thôn khởi sắc

- Về đô thị: đã thành lập thị xã Hương Thuỷ; thị trấn Phú Đa; thành lập

mới 5 phường ở thành phố Huế trên cơ sở chia tách xã Hương Sơ và chuyển đổi

3 xã thành Phường Các khu công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô,khu kinh tế cửa khẩu A Đớt đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa Tỷ

lệ đô thị hoá từ 31,3% (năm 2005) tăng lên trên 45% (ước năm 2010) Các khuvực đô thị được đầu tư đồng bộ hơn về hạ tầng góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân trong đô thị

- Thành phố Huế tiếp tục phát huy tốt vai trò đô thị hạt nhân, thành phố

Festival của Việt Nam, trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, trung tâm y

tế, trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học của miền Trung và cảnước; trung tâm thương mại lớn của Tỉnh

- Trên địa bàn khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, nhiều công trình hạ tầng

kỹ thuật thiết yếu về giao thông đã hòan thành đưa vào sử dụng, xây dựng cáckhu tái định cư để kịp giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư vào khu kinh tế

Đã có 36 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 36.000

tỷ đồng (tương đương 2.052 triệu USD); trong đó, dự án Khu du lịch LagunaHuế của Tập đoàn Banyan Tree có tổng vốn đăng ký 875 triệu USD, dự án Khu

du lịch Bãi Chuối của Công ty Cattigara với tổng vốn 102 triệu USD

- Vùng ven biển và đầm phá được tập trung phát triển toàn diện nông, lâm,

ngư nghiệp gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới Kết cấu hạ tầng điện,đường, trường, trạm đang được đầu tư theo hướng kiên cố hoá Trong 3 năm

2008 - 2010, đã thực hiện quyết liệt Chương trình định cư dân thủy diện gắn với

xóa đói giảm nghèo, cơ bản hoàn thành việc định cư cho hơn 1.000 hộ dân; thực

hiện thí điểm xây dựng chính sách “treo thuyền” gắn với sắp xếp nò sáo, dồnđiền đổi thửa ở vùng đầm phá, từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân Anninh nông thôn và tuyến biển được giữ vững

- Vùng gò đồi, miền núi được tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua

xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh và chuyển giao kỹ thuật; ưu tiên đầu

tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,thông tin liên lạc Hoàn thành xóa nhà ở tạm của đồng bào các dân tộc thiểu số

và nhà ở tạm của các hộ nghèo Đời sống của nhân dân ổn định và có mặt pháttriển, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn Đã có 16/32 xã được công nhận thoátkhỏi tình trạng đặc biệt khó khăn Huyện miền núi Nam Đông được Đảng vàNhà nước công nhận là huyện anh hùng trong thời kỳ đổi mới

d) Văn hóa, xã hội đạt những thành tựu quan trọng:

Nhiều chỉ tiêu về xã hội đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước:

Chỉ tiêu (năm 2010) Thừa Thiên Huế Cả nước

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 16,5% 18%

Trang 32

Văn hóa phát huy được vai trò là trung tâm lớn của cả nước với các hoạt

động đa dạng gắn với du lịch, nhất là thông qua các kỳ Festival Công tác bảotồn, trùng tu và tôn tạo giá trị văn hóa và lịch sử được quan tâm Quần thể kiếntrúc Cố đô Huế tiếp tục được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực về chất lượng Tỷ lệ học sinh

đạt khá, giỏi và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông hàng năm đã tăng cao Nhiều học sinhđoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Đội ngũ giáo viên cơ bản

đủ, đồng bộ, trên 99,8% đạt chuẩn Mạng lưới trường học phát triển cả về sốlượng và chất lượng, 84% số trường được kiên cố hoá; có 79% trường tiểu học,100% trường THCS và trường THPT được nối mạng internet

Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học

và sau đại học lớn ở miền Trung; quy mô đào tạo ngày càng tăng Đội ngũ cán

bộ có hơn 2.900 người, trong đó có 142 giáo sư và phó giáo sư; 320 tiến sĩ khoahọc và tiến sĩ Hàng năm, Đại học Huế có hơn 70 nghìn sinh viên đến từ nhiềuđịa phương trong Vùng Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh còn có Học viện Âm nhạcHuế và trường đại học dân lập Phú Xuân, 4 trường cao đẳng, 14 trung tâm ngoạingữ, tin học

Hệ thống đào tạo nghề được ưu tiên đầu tư Tỷ lệ lao động qua đào tạo

nghề tăng từ 25% (năm 2005) lên 40% (năm 2010)

Lĩnh vực y tế phát triển nhanh theo hướng chuyên khoa, chuẩn hóa và xã

hội hóa Toàn tỉnh có 130 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100%trạm y tế có bác sỹ, bình quân một vạn dân có 14,3 bác sĩ và 41,4 giường bệnh20,cao hơn mức bình quân chung của cả nước Bệnh viện Trung ương Huế, bệnhviện trường Đại học Y - Dược Huế đã phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹthuật cao21; trong một số lĩnh vực, đã đạt bước tiến bộ về trình độ khoa học,công nghệ cao, Bệnh viện TW Huế được chọn là một trong hai bệnh viện của cảnước được phép phẫu thuật ghép tim

Các chính sách xã hội được chăm lo thực hiện tốt: Công tác XĐGN được

triển khai tích cực, đồng bộ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợnhà ở cho hộ nghèo22, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm nhanh từ 21,5% (năm 2005)còn 7% (năm 2010)

đ) Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có tiến bộ: Đã tăng cường

công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch tài nguyên khoáng sản, tàinguyên đất, nước; tổ chức lập các quy hoạch hệ thống nghĩa trang, quy hoạchthu gom, xử lý chất thải rắn Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt,cung cấp nước sạch cho 99,5% dân cư đô thị; thực hiện cải tạo và xây dựng mới

hệ thống cấp nước sạch ở nông thôn, nâng tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nướchợp vệ sinh lên 95%; trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 50% Đã đầu tư hệthống thu gom, xử lý nước thải các khu vực đô thị động lực khu công nghiệp tậptrung, đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Bài; cơbản hoàn thành hệ thống xử lý nước thải thị trấn Lăng Cô

20 Bao gồm cả hệ thống giường bệnh của tuyến Trung ương (Bệnh viện Trung ương Huế 1.000 giường, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa 300 giường bệnh);

21 Năm 2009 Bệnh viện TW Huệ được công nhận Bệnh viện hạng đặc biệt.

22 Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 7.387 hộ nghèo và hơn 441 nhà định cư dân thủy diện

Trang 33

cả nước) Nguồn thu ngân sách chưa ổn định; cơ cấu thu phụ thuộc vào một số ítdoanh nghiệp lớn, riêng bia và xi măng chiếm khoảng 33% tổng thu nội địa, thu

từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác chỉ chiếm 21%

lý ô nhiễm môi trường

c) Văn hóa, xã hội còn một số vấn đề bức xúc:

Kết quả giảm nghèo chưa thật vững chắc, số hộ cận nghèo còn lớn; nhiều

hộ có nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng thường xuyên bị thiên tai;

Sức ép về việc làm còn lớn, nhất là trong thanh niên Tỷ lệ lao động phổthông còn cao, xuất khẩu lao động chưa đạt kế hoạch

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân vẫn còn nhiều khó

khăn; trình độ cán bộ y tế không đồng đều giữa các vùng Nhận thức về vệ sinh

an toàn thực phẩm chưa được người dân quan tâm đúng mức

Lĩnh vực văn hóa phong trào xây dựng đời sống văn hóa còn mang tính

hình thức Hệ thống thiết chế văn hóa còn yếu, nhất là ở tuyến cơ sở

d) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa học vàcông nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển:

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế;

chất lượng lao động còn nhiều hạn chế; thiếu đội ngũ chuyên gia lành nghề, độingũ cán bộ quản lý giỏi Nhận thức và tâm lý xã hội, gia đình chưa thật sự thayđổi trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tạo thêm áp lực cho việc nâng cao chấtlượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm Công tác đào tạo nghề chưa gắn vớinhu cầu thị trường lao động Chất lượng giáo dục đào tạo chưa tương xứng vớitruyền thống của vùng đất hiếu học Cơ sở vật chất còn thiếu ở các bậc học vàcấp học

Nguồn lực khoa học và công nghệ còn hạn chế, nhất là nguồn nhân lực đ) Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều điểm yếu:

Nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững chưa đầy

đủ Môi trường sinh thái, nhất là vùng ven biển, đầm phá đang xấu đi

Tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm quy hoạch, sử dụng đất không đúngmục đích vẫn diễn ra ở nhiều nơi

Trang 34

Công tác phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai tuy có những kết quả tốt,nhưng năng lực cứu hộ, cứu nạn, dự báo, cảnh báo lũ lụt còn hạn chế

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011

I MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU

Năm 2011 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội TỉnhĐảng bộ lần thứ XIV về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, thựchiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Kếtluận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

và đô thị Huế đến năm 2020

Căn cứ Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, các chính sách củaTrung ương đối với miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và chínhsách riêng cho tỉnh Thừa Thiên Huế, căn cứ các dự báo về tình hình kinh tế thế giới

và trong nước, để chủ động, tranh thủ tối đa thời cơ, ứng phó linh hoạt trước mọikhó khăn thách thức, phát huy cao nhất những lợi thế so sánh và những kết quả

đã đạt được trong những năm qua, quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ trọngtâm cần thực hiện trong năm 2011 được xác định như sau:

1 Quan điểm phát triển: Ưu tiên mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ

tầng đô thị Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ để hướng tới xây dựngThừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

2 Mục tiêu: Duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; vững; tiếp tục

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Tậptrung nguồn lực đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển đô thị gắn với xâydựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế,giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xứng tầm là trung tâm lớn của miềnTrung và cả nước; tạo tiền đề xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trựcthuộc Trung ương

3 Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Chỉ tiêu kinh tế:

1 Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng từ 12,5 - 13%;

Trong đó: Các ngành dịch vụ tăng 12 – 12,5 %;

Công nghiệp - xây dựng tăng 16 - 17%;

Nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 2 - 2,3%

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP dự kiến: Dịch vụ 45,5%, công nghiệp

- xây dựng 40,3%, nông, lâm, thủy sản: 14,2 %

2 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP): 1.300 USD

3 Giá trị xuất khẩu hàng hoá: 260 triệu USD

4 Tổng đầu tư toàn xã hội: 12.000 tỷ đồng, tăng 30%

5 Thu ngân sách nhà nước đạt 3.300 – 3.500 tỷ đồng, tăng từ 10 – 16%

b) Chỉ tiêu xã hội:

6 Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,14%

Trang 35

7 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6% (theo chuẩn năm 2005)

8 Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16%

9 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề: 44%

10 Tạo việc làm mới cho 16.500 người

c) Chỉ tiêu phát triển môi trường:

11 Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch: 55%

12 Trồng mới 4.500 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng: 56,6%

4 Các nhiệm vụ trọng tâm

1) Hoàn thành cơ bản công tác lập quy hoạch xây dựng theo đề án Xây

dựng và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế Tập trung huy động nguồn lực để đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển sản xuất kinh doanh và đô thị

hóa; ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông và hạ tầng các đô thị

2) Thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm về du lịch, xi măng,thủy điện; các dự án đầu tư hạ tầng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, hạ tầngkhu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, KCN Phong Điền, cụm công nghiệp.3) Tập trung đầu tư tạo chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục phổ thông

và đào tạo nghề; trong đó, tập trung đào tạo chuyển đổi nghề ở khu vực nông thôn,đào tạo nguồn nhân lực cho các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện

4) Chuẩn bị các điều kiện đăng cai tổ chức năm du lịch Quốc gia tại Huế

và Festival Huế năm 2012

5) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, xây dựng môi trường pháp lýthuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ xã hội

6) Chuẩn bị các điều kiện phục vụ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân

ba cấp

5 Các chương trình trọng điểm

Trên cơ sở điều kiện và tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực, năm

2011 các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện 8 chương trình kinh tế

-xã hội trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV; trong đó,

ưu tiên huy động nguồn lực để thực hiện 4 chương trình trọng điểm sau đây: 1) Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị; trọng tâm là đô thị Huế,Thuận An, Hương Trà và thị xã Hương Thủy

2) Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao

3) Chương trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế, đô thị Chân Mây Lăng Cô

-4) Chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội

6 Các dự án trọng điểm

- Chỉnh trang đô thị Huế (xúc tiến dự án chỉnh trang sông Ngự Hà, Như ý,Tái định cư Thượng Thành, Hộ Thành hào); chỉnh trang đô thị Thuận An, Tứ

Hạ, Hương Thủy; chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc (Phong Điền)

- Trùng tu di tích khu vực Đại Nội; xúc tiến xây dựng Bảo tàng lịch sử cáchmạng; di dời nghĩa trang ngự Bình

- Hoàn thành đường Thủy Dương – Thuận An (Đoạn từ Thủy Dương đếnđường Tỉnh 10 A,C); hoàn thành giai đoạn I đường La Sơn - Nam Đông; đẩy

Trang 36

nhanh tiến độ dự án cầu qua sông Hương, đường 74; xúc tiến chỉnh trang đườngĐiện Biên Phủ; xúc tiến bến số 2 cảng Chân Mây, đê chắn sóng cảng Chân Mây.

- Dự án đầu tư mở rộng cảng hàng không Quốc tế Phú Bài; Cảng xăng dầucủa Tổng công ty dầu khí Việt Nam; Dự án đầu tư khu du lịch Laguna Huế củaTập đoàn Banyan Tree

- Các dự án thuỷ lợi: hồ Tả Trạch, hồ Thuỷ Yên - Thuỷ Cam

- Nâng cấp Bệnh viện Trung ương Huế; đẩy nhanh tiến độ bệnh viện đakhoa phía Bắc; Trường trung học cơ sở chất lượng cao Nguyễn Tri Phương

- Các dự án xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, các khu táiđịnh cư phục vụ giải tỏa

II KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1 Về kinh tế

a) Phát triển các ngành dịch vụ:

Mục tiêu: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ gắn với cải thiện chất

lượng dịch vụ; củng cố và phát triển thương hiệu du lịch Huế, đẩy mạnh xuấtkhẩu, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Chỉ tiêu chủ yếu: Doanh thu du lịch tăng 20%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tăng 20%; giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 260 triệu USD, tăng23,8%; doanh thu bưu chính viễn thông tăng 22%; doanh thu ngành vận tải tăng16,5%

Nhiệm vụ:

Phát triển du lịch: Hoàn thành đề án Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch

tỉnh đến 2015 và định hướng đến 2020 Tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựngthành phố Festival, chương trình hành động quốc gia về du lịch, các chươngtrình phát triển du lịch của tỉnh Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng vàkhai thác tour du lịch đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng, thực hiện đề án tour du lịch làng nghề đúc đồng, phát triển mô hình

“kinh doanh du lịch cùng người nghèo”;

Tiếp tục phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch, nhất là giao thông đến các khu,điểm du lịch, giao thông tĩnh của các điểm tham quan Đôn đốc tiến độ thực hiệncác dự án: Khu du lịch Laguna Huế, khu du lịch nghỉ dưỡng Bãi Chuối, khu dulịch nghỉ dưỡng Vedana, khu du lịch Bí ẩn Hành Hương, Khách sạn PetrolimexHuế, Khách Sạn U Hotels,… Khuyến khích phát triển kinh doanh bất động sản

du lịch theo hình thức time share

Tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với quảng bá văn hóa Huế, FestivalHuế và Festival Nghề truyền thống Huế năm 2011; xây dựng “Chương trìnhcông bố và giới thiệu những điều độc đáo và sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của dulịch Thừa Thiên Huế”; khai thác sản phẩm 3 địa phương 1 điểm đến (ThừaThiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng; Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa ThiênHuế) Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác phát triển du lịch Chuẩn bị các điềukiện để đăng cai tổ chức năm Du lịch Quốc gia 2012 tại Huế

Hỗ trợ đào tạo lao động trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch của các hộ kinh

tế cá thể Thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch

Phát triển thương mại: Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 51

của UBND tỉnh về một số chủ trương, giải pháp lớn để nền kinh tế Thừa Thiên

Trang 37

Huế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) Triển khai quy hoạch, các chương trình dự ánphát triển thương mại.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư hiện đại hóa kết cấu hạ tầngthương mại, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh chuyên nghiệp vàphương thức kinh doanh thương mại hiện đại Phát triển các loại hình chợ và cáccửa hàng xăng dầu theo qui hoạch

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìmkiếm và phát triển thị trường, tổ chức các chương trình “Tháng bán hàng khuyếnmãi”, chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, tham gia các hội chợ triểnlãm trong nước và quốc tế Tiếp tục cuộc vận động ”Người Việt nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam” Hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề xây dựng thươnghiệu, quảng bá các sản phẩm có thế mạnh

Thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, kiểm tra, kiểm soát chống đầu

cơ găm hàng, nâng giá, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, viphạm vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn lậu, gian lận thương mại; xây dựng cácchính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hoạt động xuất nhập khẩu: Hỗ trợ, tạo điều kiện xuất khẩu những sản

phẩm chủ lực như dệt may, chế biến gỗ, thuỷ sản, vật liệu khoáng sản, nôngsản và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Nâng cao tỷ trọnghàng xuất khẩu qua chế biến

Phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông: Triển khai Chương trình quốc gia

về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn

2011-2015 Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá việc sẵn sáng ứng dụng CNTT Vận hànhTrung tâm thông tin dữ liệu điện tử Thừa Thiên Huế trên cơ sở phát triển, nângcấp Trung tâm cơ sở dữ liệu GIS Huế Tiếp tục thực hiện kế hoạch ngầm hoácáp viễn thông và cáp truyền hình Quản lý và sắp xếp trạm BTS theo quyhoạch Hỗ trợ phát triển các vườn ươm doanh nghiệp công nghiệp phần mềm vànội dung số Đôn đốc dự án Làng truyền thông và công nghệ phần mềm Viegrid

Phát triển dịch vụ ngân hàng: Khuyến khích phát triển mạng lưới ngân

hàng thương mại Hỗ trợ thực hiện các chính sách huy động vốn nhằm khai tháctối đa các nguồn vốn tại địa phương Tạo điều kiện mở rộng tín dụng trung, dàihạn cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh

Dịch vụ vận tải: Phát triển dịch vụ vận tải công cộng có hệ thống vận

chuyển thuận tiện; tăng cường dịch vụ vận chuyển về các điểm du lịch, cácKCN, KKT; mở rộng địa bàn phục vụ đến các vùng nông thôn có điều kiệnKTXH khó khăn và đặc biệt khó khăn

b) Phát triển công nghiệp:

Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm chủ

lực; tạo chuyển biến trong phát triển ngành nghề TTCN Phát triển cơ cấu nội bộngành theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học côngnghệ và giá trị gia tăng cao Từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các KCN,Cụm TTCN và làng nghề

Trang 38

Chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên

18%; Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: xi măng tăng 25%, biaHuda tăng 10%, sợi các loại tăng trên 20%, điện tăng 1,5 lần

Thu hút khoảng 2.200 tỷ đồng vốn đầu tư vào các KCN Doanh thu sảnxuất công nghiệp trong KCN đạt 3.714 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 161 triệuUSD, nộp ngân sách 600 tỷ đồng

Nhiệm vụ: Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp-TTCN trên các lĩnh vực: Sản

xuất vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản; chế biến thực phẩm và đồ uống;công nghiệp dệt may; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ xuất khẩu

Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, cónăng lực cạnh tranh Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghệ sạch, tiết kiệmnăng lượng, nguyên vật liệu Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Đổi mới các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, trọng tâm là kêu gọi cácnhà đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, các ngành công nghiệp có tính đột phánhư: công nghệ cao, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tin học phần mềm;chế biến sâu nông sản, thực phẩm; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; chú trọngkêu gọi đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là sản xuất nguyên, phụ liệuphục vụ ngành dệt may, xi măng, thủy điện

Đôn đốc quy hoạch chung KCN Phong Điền; quy hoạch KCN La Sơn, quyhoạch chi tiết KCN Phú Bài giai đoạn IV (đợt 2), KCN Phú Đa, Quảng Vinh; Hướng dẫn, xây dựng điều lệ quản lý các KCN, chú trọng nội dung quản lý, bảo

vệ môi trường Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN; cụm TTCN vàlàng nghề kết hợp với thu hút và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đầu tư vàocác khu, cụm TTCN - làng nghề đã được quy hoạch23

Đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án đầu tư mới sớm đưa vào hoạt động,nhất là các dự án thuỷ điện; xi măng Nam Đông, Đồng Lâm, Long Thọ II, các

dự án chế biến sâu cát thạch anh, Hướng dẫn xây dựng phương án, đôn đốc,theo dõi quản lý an toàn đập thủy điện trên địa bàn theo Thông tư số34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công thương

Gắn chương trình khuyến công với việc hỗ trợ khôi phục và phát triển cácnghề, làng nghề truyền thống, nghề TTCN như: mộc mỹ nghệ cao cấp (PhongĐiền, Phú Vang, Hương Trà, ), thêu (thành phố Huế, Phú Vang, Hương Thuỷ),mây tre đan (Quảng Điền, Phong Điền, Nam Đông), dệt Zèng A Lưới, theohướng kết hợp công nghệ truyền thống với ứng dựng khoa học cộng nghệ hiệnđại Tập trung công tác tổ chức Festival làng nghề truyền thống năm 2011 c) Phát triển nông nghiệp:

Mục tiêu: Nâng cao năng suất các loại cây trồng, chất lượng hàng hoá nông

lâm thuỷ sản, đảm bảo an toàn thực phẩm Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vậtnuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sảnphẩm Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với việc bảo

vệ môi trường Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn

23 Phấn đấu nâng tỷ lệ lấp đầy KCN Phú Bài (GĐ1, 2) trên 80% diện tích, (GĐ3, 4) trên 40% diện tích; KCN Phong Điền trên 30% diện tích và các KCN còn lại lên trên 10% diện tích.

Trang 39

Chỉ tiêu chủ yếu: Năng suất lúa bình quân đạt trên 52tạ/ha; diện tích trồng

rừng 4.500 ha, tỷ lệ che phủ rừng lên 56,6%; tổng đàn gia súc tăng 9%, đàn giacầm tăng 5%; sản lượng khai thác thủy sản tăng 7%; sản lượng nuôi trồng thủysản tăng 5% Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng 23%

Nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị Tỉnh

uỷ lần thứ 16 (khoá XIII) về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoáX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trồng trọt: Tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, chuyển

đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹthuật vào sản xuất, đặc biệt chú trọng công nghệ mới như nuôi cấy mô tế bào,sản xuất giống bằng cây hom

Ổn định diện tích lúa cả năm khoảng 51 – 52 nghìn ha; đưa tỷ lệ giống lúaxác nhận đạt trên 90% Ổn định diện tích sắn 7.200 ha, diện tích cây lạc khoảng4.500 ha, nâng tỷ lệ các giống lạc cao sản chiếm trên 60%; tiếp tục rà soát quyhoạch để mở rộng diện tích cây cao su một cách hợp lý; mở rộng diện tích cây

ăn quả; chú trọng cây đặc sản bưởi, thanh trà…

Lâm nghiệp: Tập trung trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng chắn sóng

ven biển, rừng vùng cát nội đồng Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng,phòng chống chữa cháy rừng Tiếp tục thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừnggiai đoạn 2010 – 2014, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-

2020

Chăn nuôi: Triển khai đề án “Phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao”; đề án

“Phát triển chăn nuôi đàn bò lai giai đoạn 11 – 15”; tổ chức khai thác có hiệuquả các trại giống lợn ngoại; củng cố và kiện toàn hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ

sở Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm Nhân rộngcác mô hình kinh tế, mô hình sản xuất “sạch” theo hướng gia trại, trang trại cóquy mô phù hợp với điều kiện của từng vùng

Thủy sản: Rà soát điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản; xác

định phương thức nuôi cho từng vùng, ổn định diện tích nuôi cao triều và hạtriều, chú trọng công tác kiểm dịch và an toàn dịch bệnh Điều tra nguồn lợi thủysản để có kế hoạch khai thác hợp lý Đẩy mạnh công tác khuyến ngư Tiếp tụcthực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân Khuyến khích các cơ sở kinh doanh đổimới công nghệ chế biến thủy sản để xuất khẩu, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.Triển khai thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủtướng Chính phủ về quy định một số chính sách khuyến khích hỗ trợ khai thác,nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa

Mở rộng hạ tầng cảng cá Thuận An, xây mới và nâng cấp các âu thuyềntránh bão, đầu tư cơ sở phục vụ hậu cần nghề cá tạo điều kiện cho ngư dân trongkhai thác, đánh bắt Tiếp tục sắp xếp nò sáo vùng đầm phá gắn với chính sáchgiao quản lý khai thác diện tích mặt nước và chính sách “treo thuyền” Xúc tiếnxây dựng trạm kiểm tra chất lượng giống thủy sản

Thuỷ lợi: Đôn đốc tiến độ xây dựng công trình hồ Tả Trạch, hồ chứa Thuỷ

Yên - Thuỷ Cam, thuỷ lợi Tây Nam Hương Trà… Nâng cấp, bảo dưỡng cáccông trình hồ chứa, đập dâng; tổ chức nạo vét, khơi dòng các kênh, hói Từngbước hoàn chỉnh việc chống sạt lở các đoạn sông và đê kè xung yếu, nâng cấp

Trang 40

hệ thống bờ vùng, bờ thửa để chống lũ sớm và lũ tiểu mãn Vận hành tốt côngtrình Thảo Long, Cửa Lác

Về xây dựng nông thôn mới: Cơ bản hoàn thành quy hoạch ở các xã; ưu tiên

hoàn thành quy hoạch ở hai huyện Quảng Điền và Nam Đông Xúc tiến đầu tưxây dựng nông thôn mới ở 8 xã điểm có quy hoạch

Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, nông thôn tạomôi trường thúc đẩy sản xuất và cải thiện điều kiện sống của dân cư khu vựcnông thôn, nhất là ở vùng miền núi, vùng đầm phá, ven biển Hỗ trợ phát triểncác loại hình doanh nghiệp ở khu vực nông thôn, nhất là các cơ sở sản xuất, chếbiến nông lâm thuỷ sản, các ngành nghề truyền thống của từng địa phương.Lồng ghép các chương trình, dự án để đào tạo, tập huấn nâng cao năng lựccho bà con nông dân Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xây dựng thương hiệu một

số sản phẩm đặc sản của địa phương, tìm kiếm thị trường, góp phần giải quyếtviệc làm, tạo chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

d) Quản lý đầu tư phát triển, quy hoạch:

Mục tiêu: Đầu tư đồng bộ hạ tầng thiết yếu từng bước đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Huế và cụm đô thị độnglực; phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn

Chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên

12.000 tỷ đồng, tăng trên 30%; trong đó: vốn trung ương quản lý 1.885 tỷ đồng,tăng 57,1%, vốn địa phương quản lý đạt 10.115 tỷ đồng, tăng 26,4%

Nhiệm vụ:

+ Về quy hoạch: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành Lập quy hoạch tổngthể kinh tế - xã hội các huyện đến năm 2020 Điều chỉnh quy hoạch vùng tỉnh,lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế, quy hoạch chung thị trấn Thuận

An, Bình Điền Xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị mới,quy hoạch điểm dân cư nông thôn Hoàn thành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

ở thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các thị trấn

+ Về đầu tư phát triển:

Về giao thông: Phối hợp các đơn vị Trung ương thúc đẩy dự án nâng cấp

cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, dự án mở rộng cảng nước sâu Chân Mây, dự

án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49A, 49B, ưu tiên đoạn Huế - Bình Điền Đônđốc hoàn thành dự án đường La Sơn - Nam Đông; đẩy nhanh tiến độ dự án cầuđường bộ qua sông Hương, đường 74, đường Thủy Dương - Thuận An, đườngtỉnh 12B, đường đi lăng Khải Định (giai đoạn II)…; ưu tiên đầu tư hệ thốngđường nội thị thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị trấn Tứ Hạ, Thuận An.Triển khai thực hiện Đề án khôi phục, nâng cấp cầu yếu

Về thủy lợi: Hoàn thành các dự án chuyển tiếp xây dựng trạm bơm tiêu ở

hai huyện Phú Vang, Quảng Điền, đôn đốc các dự án nâng cấp hệ thống đêĐông Tây sông Ô Lâu, đê Tây phá Tam Giang, hệ thống đê Đại Giang - ThuậnHóa, các dự án đê, kè, chống sạt lở bờ sông Hương, sông Bồ; hệ thống đê biển,

đê nội đồng, đê bao đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Phối hợp đôn đốc tiến độxây dựng công trình hồ Tả Trạch, hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam, thuỷ lợiTây Nam Hương Trà…

Ngày đăng: 16/01/2013, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Quốc lộ 1A Kéo dài hết đường Phan Sung Lý Thánh Tông Cuối đường - KỶ YẾU KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM, HĐND TỈNH KHOÁ V NHIỆM KỲ 2004 - 2011
nh Quốc lộ 1A Kéo dài hết đường Phan Sung Lý Thánh Tông Cuối đường (Trang 235)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w