1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản

51 803 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại xã Quảng Phong –Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình nhằm tìm hiểu tácđộng của lũ lụt đến sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt đối với hoạtđộn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm,tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và tiếp thu được một lượng kiếnthức nhất định Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bảnthân, tôi đã nhận được sự động viên của gia đình, sự hướng dẫn, giảng dạycủa thầy cô giáo trong nhà trường và sự giúp đỡ chia sẻ của bạn bè Nhất làtrong kỳ thực tập và làm khoá luận cuối khoá, sự động viên, hướng dẫn, giúp

đỡ đó đối với tôi thực sự quý báu

Để có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi xin trân trọngcảm ơn thầy giáo ThS Nguyễn Ngọc Truyền, người đã trực tiếp hướng dẫn vàluôn tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành được khoá luận của mình

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Trạm Khuyếnnông huyện Quảng Trạch- Tỉnh Quảng Bình, UBND xã Quảng Phong và các hộdân ở xã đã luôn tạo điều kiện để cho tôi có thể học hỏi, nắm được các kiến thứcthực tế phục vụ cho bài viết của mình được hoàn thiện hơn

Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và thời gian thực tập còn hạn chếnên nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, kínhmong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo và cácbạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Quảng Trạch, 19 tháng 5 năm 2011

Sinh viên : Nguyễn Thị Xuân

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

3.4.2 Thu thập thông tin 13

3.4.2.1 Thông tin thứ cấp 13

3.5 Phương pháp xử lý thông tin 14

4.6.1 Giải pháp từ các cấp chính quyền 40

4.6.2 Giải pháp từ người dân 42

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

LỜI CẢM ƠN 1

3.4.2 Thu thập thông tin 13

3.4.2.1 Thông tin thứ cấp 13

3.5 Phương pháp xử lý thông tin 14

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Quảng Phong 18

Bảng 2: Tình hình kinh tế xã hội 19

Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của xã Quảng Phong 20

Bảng 4: Diện tích và sản lượng tôm nuôi Xã Quảng Phong giai đoạn 2006-2010 22

Bảng 5: Đặc điểm hộ khảo sát 22

Bảng 6: Thiệt hại của lũ lụt qua các năm 24

Bảng 7:Thống kê tình hình sản xuất tại xã Quảng Phong 27

Bảng 8: Thiệt hại của lũ lụt trong nuôi trồng thuỷ sản 30

Bảng 9 : Nguồn giống các loài nuôi 36

Bảng 10: Mật độ thả nuôi các loài 37

Bảng 11: Lịch thời vụ nuôi đơn và nuôi xen ghép 39

4.6.1 Giải pháp từ các cấp chính quyền 40

4.6.2 Giải pháp từ người dân 42

Bảng 12: Giải pháp đối với hiện tượng lũ lụt 42

Bảng 13: Giải pháp thích ứng lâu dài với biến đổi khí hậu 43

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản

HTX : Hợp tác xã

BĐKH : Biến đổi khí hậu

TNMT : Tài nguyên môi trường

UBND: Uỷ ban nhân dân

CHDCNN :Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long

Trang 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề được toàn nhân loạiquan tâm Hậu quả của biến đổi khí hậu đe dọa đến cuộc sống của tất cả mọingười, ở mọi quốc gia không phân biệt nước giàu hay nước nghèo Cùngvới sự nóng lên của toàn cầu, diễn biến thời tiết diễn ra ngày một hết sức phứctạp Hệ quả là ngày càng có nhiều thiên tai xảy ra không chỉ về số lượng màcòn cả về cường độ như hạn hán, lũ lụt …đang xảy ra rất bất thường ViệtNam hiện được xem là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH.Với việc có bờ biển chạy dài theo lãnh thổ, mạng lưới sông ngòi dày đặc ViệtNam thường xuyên phải hứng chịu những cơn lũ vào mùa mưa Cuộc sốngcủa người dân bị ảnh hưởng nghiệm trọng trong mùa mưa bão gây nhiều khókhăn cho việc triển khai nhiều biện pháp cải thiện đời sống cho người dân củanhà nước

Nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt động sản xuất có ý nghĩa quan trọng,góp phần trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đấtnước, đồng thời phục vụ cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến,xuất khẩu, dịch vụ Tuy nhiên việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn gặpnhiều khó khăn do tác động của lũ lụt Nó đã và đang gây nên những hậu quảnặng nề không những về kinh tế - xã hội mà cả về môi trường, sinh thái chongười dân sống ven sông Nhất là các hộ chuyên nuôi trồng và khai thác thủysản, là một bộ phận cư dân sống dựa vào khai thác các nguồn lợi tự nhiênmang tính truyền thống từ trước đến nay trên vùng đầm phá Ngoài ra, do điềukiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng thích ứng và ứng phó củacác hộ dân này với lũ lụt vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Trước tình hình đó, tôi tiến hành đề tài:“Tác động của lũ lụt và sự thích

ứng trong nuôi trồng thủy sản” Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại xã

Quảng Phong –Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình nhằm tìm hiểu tácđộng của lũ lụt đến sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt đối với hoạtđộng nuôi trông thủy sản sản của người dân, tạo điều kiện thuận lợi trong việcnâng cao khả năng nuôi trồng thủy sản

Trang 6

đồng trong nuôi trồng thủy sản.

Trang 7

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm

 Định nghĩa về BĐKH (Biến đổi khí hậu là gì ?)

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bìnhvà/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường

là vài thập kỷ hoặc dài hơn

Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tácđộng bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phầncủa khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất

Biến đổi khí hậu gần đây được kết luận là do hành vi của con người vàquá trình tự nhiên gây nên Biến đổi khí hậu là: những thay đổi theo thờigian của các hình thái thời tiết trên toàn thế giới nhiệt độ trung bình tănghay còn gọi là “sự nóng dần lên của trái đất ” tăng nồng độ khí nhà kínhhay “khí các-bon” thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trongkhí quyển (Cường, 2008)

Biến đổi khí hậu là hiện tượng nóng lên toàn cầu Sự nóng dần lên của Tráiđất khiến thời tiết thay đổi: gia tăng nhiệt độ, gia tăng lượng mưa, gió và bão.Biến đổi khí hậu rất dễ nhận biết thông qua các hiện tượng tăng nhiệt độ củaTrái đất và đại dương, băng và tuyết tan, mực nước biển tăng

ào xuống rất nhanh, cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quéttheo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rấtnhanh, khoảng 3 – 6 h [1]

Trang 8

Lụt là hiện tượng nước ngập quá mức bình thường, ảnh hưởng đến đờisống và sản xuất Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, ao, hồ,

đê đập vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.[3]

- Cảnh báo lũ là thông tin về tình hình lũ nguy hiểm có khả năng xảy ra

- Dự báo lũ là sự tính toán và phân tích trước các trạng thái tương lai vềtình hình lũ tại một địa điểm (hay khu vực) sau một khoảng thời gian xác địnhvới độ chính xác nhất định

- Đỉnh lũ là mực nước cao nhất quan trắc được trong một trận lũ tại mộttuyến đo

- Biên độ lũ là trị số chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh lũ vàmực nước ngay trước lúc lũ lên

- Cường suất lũ là trị số biến đổi mực nước lũ trong một đơn vị thời gian

Lũ quét được hình thành bởi một lượng mưa có cường độ lớn ,kéo theotrên một khu vực nào đó Lượng mưa hình thành dòng chảy trên mặt đất vàcác dòng chảy được tập trung cùng nhau sinh ra một dòng chảy với lưu lượng

và vận tốc rất lớn, chúng có thể cuốn tất cả những gì có thể trên đường đi qua,

đó chính là mối nguy hiểm tiềm tàng của lũ quét

Có rất nhiều nhân tố tác động và trực tiếp hình thành lũ quét: Điềukiện khí tượng, thủy văn (cường độ mưa, lưu lượng mưa, thời gian mưa vàmực nước trên các sông, suối …) và điều kiện về địa hình (phân bố địa hình,đặc điểm thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực, độ dốc lòng sông , suối…)

 Mối quan hệ giữa BĐKH với lũ lụt

BĐKH đang là vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới Đã có nhiềunghiên cứu liên quan đến vấn đề này trong đó theo kết quả nghiên cứu củaNguyên Đạt –Lê Văn Linh, 2009 đã đưa ra những nhận định về biến đổi khíhậu như sau:

Thứ nhất, Nhiệt độ không khí trung bình năm của Thừa Thiên -Huế trong

những thập kỷ qua không có dấu hiệu tăng lên rõ rệt Tuy nhiên trong những thế

kỷ gần đây thường xuyên xảy ra nhiều đợt nắng nóng hay rét đậm

Thứ hai, Lượng mưa trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên -Huế có những thay

đổi Cường độ mưa sẽ tăng khoảng 5-10 % Những dị thường dẫn đến lũ lụt,hạn hán, xâm nhập mặn sẽ nhiều hơn

Trang 9

Thứ ba, ảnh hưởng của bão tăng ít, mùa bão có thể đến sớm hơn và kết

thúc muộn hơn Cường độ bão có thể mạnh thêm, thể hiện qua tốc độ giómạnh và cường độ mưa lớn

Thứ 4, Dòng chảy lũ có xu hương tăng do cường độ mưa tăng

Thứ 5, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30-90 cm đến

cuối thế kỷ này so với hiện nay

Như vậy với tác động của nhiều yếu tố khác nhau như ô nhiễm môitrường, chặt phá rừng bừa bãi, rác thải công nghiệp sẽ tạo nên các hiệntượng hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn, cháy rừng, lũ lụt và hạnhán những nhân tố này tạo nên một tên gọi chung là biến đổi khí hậu Nhưvậy lũ lụt là tập hợp con của biến đổi khí hậu

 Sự thích ứng là gì ?

Khí hậu đã đang biến đổi và có những tác động tiềm năng, bất lợi đếnphát triển, vì thế sự thích ứng trở nên ngày càng quan trọng Thích ứng là mộtkhái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó được dùng trongnhiều trường hợp

Đối với IPCC (1996) cho rằng: Khả năng thích ứng đề cập đến mức độđiều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống

Đối với những biến đổi của dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã vàđang xảy ra của khí hậu Sự thích ứng đó có thể tự phát hay được chuẩn bịtrước [5] Như vậy vấn đề thích ứng được nói đến là mức độ điều chỉnh vớibiến đổi cả về tính tự phát hay chuẩn bị trước

Nghiên cứu của Burton(1998) lại cho rằng: Thích ứng với khí hậu làmột quá trình qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậuđến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khíhậu mang lại.[11] Ở đây thích ứng là làm thế nào giảm nhẹ tác động biến đổikhí hậu,tận dụng những thuận lợi nếu có thể

Với Thomas (2007), lại cho rằng: Thích ứng có nghĩa là sự điềuchỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước,được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hạicủa BĐKH [7] Trong nghiên cứu này, thích ứng là các điều chỉnh trongcộng đồng và cá nhân, hoặc những điều chỉnh dựa trên cộng đồng để đáp

Trang 10

ứng những thay đổi của khí hậu theo thời gian Đó là kinh nghiệm thực tiễn

đã và đang được người dân áp dụng trong điều kiện hiện tại, chính tại cộngđồng đó

Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối vớihoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổnthương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng hoặc tậndụng các cơ hội do nó mang lại [2]

2.1.2 Tình hình lũ lụt tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng đáng kểbởi biến động và những thay đổi của khí hậu Theo kịch bản BĐKH chínhthức được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt vào tháng 6 năm 2006 (BộTài nguyên và Môi trường, 2009), khí hậu của các vùng trên cả nước sẽ thay

lượng mưa sẽ tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô, mực nước biển sẽdâng cao hơn 75cm so với thời kỳ 1980-1999 (Bộ TNMT, 2009)

Một vài nhà nghiên cứu cho rằng những tác động của BĐKH đang thực sựdiễn ra ở Việt Nam đặc biệt là lũ lụt Trong những năm gần đây lũ lụt cókhuynh hướng tăng cao và không theo chu kỳ, lượng mưa tăng nhưng số ngàymưa giảm kết quả hiện tượng lũ lụt gia tăng

Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng 3tháng mùa lũ chiếm 75 - 85% tổng lượng nước trong năm Cùng với đó làmùa khô kéo dài từ 5 - 6 tháng Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rấtnhiều con sông chỉ vào cỡ 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm.[8]

Biến đổi khí hậu đã làm cho mực nước biển dâng cao ảnh hưởng đến cácvùng canh tác thủy sản ven biển, biến đổi chất lượng môi trường nước, làmthay đổi hàng loạt mô hình canh tác nước lợ, ngọt do quá trình xâm nhập mặndiễn ra trên quy mô lớn Đồng thời nước biển dâng cao và sự tương tác củachế độ ngập lũ thượng nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến phát triểnngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL bên cạnh đó còn có hiện tượng xâmnhập mặn trong đó có khoảng 2,1 triệu ha bị nhiễm mặn (chiếm 50% diệntích), hiện tượng nước bị xâm nhập mặn đã gây ra nhiều khó khăn cho canhtác nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Bên cạnh đó còn

Trang 11

xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản và

cả trên con người như bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, bệnhcúm … các bệnh này có diễn biến bệnh phức tạp và rất nguy hiểm nguyênnhân đều liên quan đến biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh chung cả nước, sự phân bố nước không đều theo không gian

và thời gian làm cho tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt với lưu lượnglớn, có sức tàn phá mạnh mẽ trở nên đặc biệt trầm trọng tại một số nơi Tỷ lệgiữa lưu lượng tối đa và lưu lượng tối thiểu của một số con sông lên tới 1.000,thậm chí ở một số địa phương con số đó lên đến 10.000 lần.[8] Theo những báocáo mới nhất thì Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia trên thế giới

bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vấn đề mực nước biển dâng cao Dự đoán trên 12%

bờ biển của Việt Nam sẽ bị ngập sâu dưới nước biển 1m và vùng bị ảnh hưởngnhiều nhất là ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng Thời gian vừa qua, hai vùngđồng bằng này cũng đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ việc nước bị xâm nhập mặn

và thời tiết xấu, dự đoán hiện tượng mực nước biển dâng cao gây mất mát kinh

tế khoảng 17 tỉ mỗi năm

Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất và ác liệt nhất ở nước ta Theo tài liệu ghichép của các cơ quan quản lý nước, trong thế kỷ 19, chỉ riêng ở đồng bằngsông Hồng đã có khoảng 30 năm lụt rất lớn, trong đó 26 năm vỡ đê tả ngạnsông Hồng, 18 năm đê hữu ngạn bị vỡ Mỗi lần vỡ đê có thể gây thiệt hại chohàng chục vạn ha mùa màng, cuốn trôi hàng ngàn làng xóm với hàng ngànsinh mệnh người và gia súc, hủy hoại nhiều công trình công ích, gây dịchbệnh trên nhiều vùng.[8]

Tuy nhiên trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp trên lưuvực sông, làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra nhữngtrận lũ trong sông, suối Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường

độ mạnh, nước mưa tích luỹ nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa

đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê),chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng Lũ lớn vàđặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cải Chaông ta đã xếp lũ, lụt là một trong những loại thiên tai nguy hiểm nhất Mùa lũ

Trang 12

thường đi đôi với mưa song mưa lũ hàng năm cũng biến động cùng với mùamưa, nó có thể đến sớm hoặc muộn hơn 1-2 tháng so với trung bình năm Trong thế kỷ 20, mặc dầu hệ thống đê điều đã được tu bổ, kiên cố hóanhưng do lũ lớn, đã có 23 năm có sự cố vỡ đê lớn gây tai họa và tổn thấtnghiêm trọng được cụ thể trong bảng dưới đây.

Một số trận lũ từ năm 1986 – 2003

Năm Nơi xảy ra lũ

1986 Lũ đặc biệt lớn xảy ra trên sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), sông Trà

Khúc (Sơn Giang), sông Hồng

1987 Sông An Lão (An Hòa), sông Vệ (An Chỉ)

1990 Sông Bến Đá (Cần Đăng), Nậm La (Thị xã Sơn La – lũ quét

nghiêm trọng)

1992 Sông Kiến Giang (Kiến Giang), sông Bến Hải (Gia Vòng)

1993 Sông Đà Rằng (Củng Sơn), sông Srepok (Bản Đôn), sông Gianh

1996 Sông Đà (Hòa Bình), Sông Lũy, Dakbla (Kon Tum), Sông Mã

(Cẩm Thủy)

1998 Sông Thu Bồn (Thành Mỹ, Nông Sơn), Eakrong (Cầu 14A)

1999 Sông Hương (Kim Long), sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc), sông Vệ

(An Chỉ)

2000 Đồng bằng sông Cửu Long (Tân Châu, Châu Đốc), sông Bé (Phước

Hòa), Eakrong (Cầu 14A), Srepok (Bản Đôn)

2001 Sông Cầu (Cầu Gia Bảy)

2002 Sông Ngàn Phố (Sơn Diệm – lũ quét ác liệt, diện rộng)

2003 Lũ lớn trên một số sông ở Trung và Nam Trung Bộ

(Nguồn: Ngô Đình Tuấn, 2003)

Trang 13

cấp 12 Nếu tính từ 1891 đến năm 2000, mỗi năm bình quân các tỉnh duyênhải miền Trung phải gánh chịu 4 cơn bão tàn phá Trong đó năm 2009, tìnhhình thời tiết có nhiều thay đổi thuận lợi hơn các năm trước, mưa được phân

bố đều cho cả các tháng trong năm Huyện Quảng Trạch chỉ bị ảnh hưởngtrực tiếp của bão số 9 từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 9 kèm theo mưa to đã gây

ra lũ trên sông Gianh và sông Roòn nhưng chỉ ở mức báo động 1 lên đến trênbáo động 1 Nhìn chung mức độ ảnh hưởng do thiên tai gây ra năm 2009 íthơn nhiều so với các năm trước Nhưng đến năm 2010 là năm có tình hìnhthời tiết, thuỷ văn diễn biến phức tạp Nắng nóng xuất hiện sớm, nhiều đợt vàcường độ gay gắt, nền nhiệt độ các khu vực ở mức cao hơn trung bình và caochưa từng thấy

Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông muộn và ít hơn sovới trung bình nhiều năm Năm 2010 có 6 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới hoạtđộng trên Biển Đông, trong đó, có 2 cơn bão, 3 cơn áp thấp nhiệt đới ảnhhưởng trực tiếp đến Việt Nam Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷvăn Trung ương, vấn đề hạn hán,bão, lụt, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới, rét đậmrét hại, triều cường có thể xảy ra ở mức độ, thời gian, địa bàn khác nhau và cóthể gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh

tế xã hội của huyện nhà

Ở miền Trung những trận lũ lụt lớn đã xẩy ra vào các năm: 1964, 1980,

1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003,…Đặc biệt năm 1999 chỉ trongvòng hơn 1 tháng thì ở 2 tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 2 đợt mưa rất

to và gây ra 2 đợt lũ làm ngập lụt nghiêm trọng, dài ngày, thiệt hại lớn chokinh tế, dân sinh, môi trường: hơn 700 người chết, gần 500 người bị thương,hàng vạn hộ gia đình bị mất nhà cửa, tài sản, thiệt hại ước tính lên tới gần

5000 tỷ đồng

Như vậy trong những năm gần đây lũ, bão thường xuất hiện ở miềnTrung nói chung và Quảng Bình nói riêng là lũ kèm theo bão kép, trận bãosau cách trận bão trước thường 4 – 5 ngày, vì vậy nước mưa trận bão trướcdội xuống chưa kịp rút thì cơn bão sau lại ập đến làm cho tình hình lũ lụt

Trang 14

càng thêm nghiêm trọng Hạn hán xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng vàkéo dài.

 Nguyên nhân lũ lụt

Theo các báo cáo đều đánh giá và nhận định nguyên nhân gây lũ lớn kéodài trong những năm qua, đặc biệt là lũ miền Trung trong tháng 10/2010 vừaqua Nguyên nhân gây lũ lớn kéo dài chủ yếu

Thứ nhất, do ảnh hưởng bởi hình thể thời tiết điển hình của Miền Trung:

phía Bắc có không khí lạnh từ lục địa Trung Quốc tăng cường, phía Nam làrãnh thấp đi qua Nam Trung Bộ nối với một vùng áp thấp (AT) hình thànhngay trên vùng biển ngoài khơi Nam Bộ rồi di chuyển dọc theo ven biển miềnTrung Tuy chỉ là một áp thấp, nhưng hoàn lưu của nó bao trùm cả các khuvực từ bắc Trung Bộ cho đến Nam Bộ, với các khối mây dày đặc có dạngxoáy thuận rất rõ gây nên mưa lớn

Thứ hai, do mưa với cường độ lớn, xảy ra trên diện rộng cùng với thủy triều

dâng cao Do đợt này mưa tập trung, mưa với cường độ rất cao từ 1300mm gần bằng lượng mưa cả năm nên lũ xuất hiện rất nhanh và xiết

1200mm-Thứ ba, là do mưa lớn, lũ dâng vào ban đêm, đèn tắt, mất điện, thông tin

cắt, đường sá ngập, khả năng ứng phó của người dân và cứu trợ của lực lượngbên ngoài bị hạn chế gây thiệt hại lớn

Thứ tư, do con người do việc chặt phá rừng, thu hẹp rừng ,chuyển mục

đích sử dụng rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp,phủ xanh đất trống đồinúi trọc, phát triển mạnh các khu công nghiệp,khu du lịch,đô thị venbiển chiếm mất quá nhiều diện tích trồng phi lao ven biển, phá vỡ bức tườngthành chắn bão và nước biển một cách tự nhiên Theo Ông Trần Quang Hoài,Cục trưởng cục quản lý đê điều Phòng Chống lụt bão, Chánh văn phòng Banchỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nói: Ngoài những nguyên nhânkhách quan còn có các nguyên nhân do con người gây nên làm cho lũ lụt kéodài như không quy hoạch cụ thể các hệ thống giao thông , các công trình phúclợi, nhất là xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện cũng làm biến đổi tự nhiên

2.2 Cơ sở thực tiễn

Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên Việt Nam phải chịu ảnh hưởngcủa hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa

Trang 15

to gió lớn Bão đã gây ra những cơn sóng dữ dội có thể phá hoàn toàn hệthống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là điều khótránh khỏi Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinhthái vùng nuôi nên để khôi phục cần có thời gian dài mới có thể khôi phục lạiđược Sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt độ thường khó có thể dựđoán nhưng mức độ ảnh hưởng của nó thì rất nghiêm trọng.

Sự thay đổi khí hậu có tác dụng đến hệ sinh thái biển làm biến động chủngquần và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củacộng đồng ngư dân ven biển Các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậuvới môi trường có thể được đánh giá qua sự nhạy cảm, mức độ thích nghi vàtính dễ bị tổn thương của hệ thống Hiện nay tại Việt Nam hiện chưa có mộtnghiên cứu đầy đủ về tác động của BĐKH đối với việc nuôi trồng và khaithác thủy sản Tuy nhiên với những nguy cơ và thách thức đang tiền ẩn đốivới lĩnh vực thủy sản, các ảnh hưởng tiềm tàng này có thể sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động nuôi trồng và khai thác gây ra nhiều thiệt hại cho cộngđồng ven biển BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đốivới tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng Nó trở nên khốc liệt và cóthể trở thành hiểm họa gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế-xã hội hoặc xóa đinhững thành quả nhiều năm của sự phát triển BĐKH đã và sẽ làm thay đổimôi trường toàn cầu nhưng không đồng đều ở các vùng khác nhau

Hiện nay các thiên tai (lũ lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở ) xảy ra với cường độ

và tần suất cao hơn

Vậy có thể nói rằng hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu nó ảnhhưởng rất lớn đối với mọi vấn đề không chỉ riêng nuôi trồng thủy sản nóichung mà còn thiệt hại đến sinh kế của cộng đồng nông thôn là điều khôngtránh khỏi

Trang 16

Phần 3:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào nông hộ có hoạt động sản xuất phụ thuộc vàonguồn tài nguyên thiên nhiên và có hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xãQuảng Phong – Quảng Trạch – Quảng Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu tácđộng của lũ lụt đến hoạt động sản xuất và cuộc sống của người dân Xác định,phân tích các giải pháp thích ứng và mô hình nuôi trồng thủy sản thích nghitrước xu thế biến đổi của các hiện tượng thời tiết đặc biệt là lũ lụt của ngườidân xã Quảng Phong – Quảng Trạch – Quảng Bình

- Phạm vi thời gian: đề tài thu thập số liệu liên quan đến hoạt động nuôitrồng thủy sản trong vòng 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2010)

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai

+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư và lao động, cơ cấu thu nhập

3.2 Đặc điểm của nông hộ

+ Số lao động, độ tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ

+ Số năm tham gia NTTS, diện tích và thu nhập của hộ

3.3 Tìm hiểu xu hướng thay đổi của lũ lụt dưới tái động của BĐKHtheo kiến thức người dân

3.4 Tác động của lũ lụt đến sinh kế và hoạt động nuôi trồng thủy sảntại địa bàn nghiên cứu

+ Tình hình thiệt hại do lũ lụt xảy ra tại địa bàn nghiên cứu

+ Tác động/ảnh hưởng của lũ lụt đến nuôi trồng thủy sản

+ Vai trò của nuôi trồng thủy sản đối với sinh kế của người dân

3.4 Xác định giải pháp nhằm thích nghi với tình hình lũ lụt gây ra trongnuôi trồng thủy sản

Trang 17

+Giải pháp của các cấp chính quyền

+Giải pháp của cộng đồng

+Giải pháp của các nông hộ

3.5 Xác định mô hình nuôi trồng thủy sản có khả năng thích ứng tốt vớivới tình hình lũ lụt trên địa bàn nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Quảng Phong –Quảng Trạch –QuảngBình, là xã thuộc vùng ven Sông Gianh có hoạt động nuôi trồng thủy sản, làkhu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lũ lụt

3.4.2 Thu thập thông tin

3.4.2.1 Thông tin thứ cấp

Thu thập các thông tin liên quan tới đề tài được công bố trên các trangbáo, tạp chí, trên mạng internet, sách, các nghiên cứu khoa học và các luậnvăn Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, 2009, 2010 của địa phương Báo cáothiệt hại do lũ lụt tại xã Quảng Phong và các báo cáo về biện pháp phòngchống lụt bão của ủy Ban Nhân Dân xã Quảng Phong

Hệ thống thông tin liên quan đến khí hậu thủy văn như báo cáo tìnhhình lũ lụt năm 2009,2010 và các thiệt hại của lũ lụt tại Trung Tâm KhíTượng Thủy Văn tỉnh Quảng Bình

Các báo cáo kỹ thuật và các báo cáo nghiên cứu đã được thực hiện bởicác nghiên cứu, dự án khác liên quan đến lũ lụt tại địa phương

Các tài liệu liên quan đến thiệt hại lũ lụt và hỗ trợ do Ban Chỉ HuyPhòng chống và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cung cấp như báo cáo vềtìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ lũ lụt trong 4 năm 2007, 2008, 2009, 2010

3.4.2.2 Thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn người am hiểu: Phó chủ tịch xã; cán bộ khuyến nông cơ

sở, chủ nhiệm hợp tác xã, cán bộ tham gia thực hiện mô hình, chi hội trưởngcác chi hội nghề cá về tình hình nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng của lũ lụt đếnhoạt động nuôi trồng

Trang 18

- Thảo luận nhóm người dân (2 buổi): thành phần tham gia gồm có 9người trong đó có 1 cán bộ phụ trách nuôi trồng thuỷ sản kiêm chủ tịch HTXcủa xã, 5 trưởng thôn của 5 thôn trong xã và 3 người dân tham gia hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản Mục đích của thảo luận nhóm để thu thập các thông tin

về khó khăn và thuận lợi của khu vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, nhữnghiện tượng thời tiết trên địa bàn, tác động và giải pháp của cộng đồng trướccác hiện tuợng thời tiết đó

- Các công cụ PRA được sử dụng :

Công cụ vẽ sơ đồ thôn để biết được vị trí nào trong thôn là dễ ngập lụtnhất, các hộ được chọn làm điểm di cư đến tránh lụt và các hộ có khả năngphải di dời khi có lũ xảy ra như các hộ sát phá

Lấy các thông tin về đặc điểm lụt hàng năm của địa phương, thiệt hạicủa lũ lụt đời sống của người dân

+ Phỏng vấn hộ: tiến hành phỏng vấn 40 hộ có hoạt động sản xuất phụ

thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và có hoạt động nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn xã Quảng Phong Các hộ được chọn theo phương pháp ngẫunhiên dựa vào danh sách các hộ nuôi trồng thuỷ sản 2010 được chủ tịch hợptác xã cung cấp

3.5 Phương pháp xử lý thông tin

- Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thông kê bằngphần mềm Excel

- Ở nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính vàphân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng nuôi, khả năng phát triển của

mô hình và sự tác động của các yếu tố

Trang 19

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Quảng Bình là tỉnh thuộc duyên hải bắc trung bộ,là tỉnh nằm vào nơi hẹpnhất từ tây sang Đông của lãnh thổ Việt Nam Về phương diện địa lý ,QuảngBình là nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên ,kinh tế xã hội của miền Bắc

và miền Nam Quảng Bình nằm trong giới hạn vị trí địa lý từ 17o05’02

’’-18o05’12’’vĩ độ Bắc, từ 105036’55’’-106059’37’’ kinh độ Đông Có ranh giớihành chính: Phía Bắc giáp với Hà Tĩnh, phía Nam giáp với Quảng Trị, phíaĐông giáp với biển đông, phía Tây giáp với tỉnh Khăm Muội nước Cộng HòaDân Chủ Nhân Dân Lào

Bản đồ 4.1.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch

Trang 20

Quảng Bình bao gồm 07 đơn vị hành chính, gồm thành phố Đồng Hới

và 6 huyện: Minh hóa, Tuyên hóa, Quảng Trạch ,Bố Trạch, Quảng Ninh và

Lệ Thủy Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía đông và có chung biêngiới với Lào 201,87 km ở phía tây, có quốc lộ IA và đường Hồ Chí Minh,đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12A và tỉnh lộ 20,16 chạy từ đông sang tâyqua của khẩu quốc tế Cha Lo và một số của khẩu phụ khác nối liền vớinước CHDCND Lào [11]

Huyện Quảng Trạch nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình cách thành phốĐồng Hới 50 km về phía Bắc trung bộ, trung điểm cách thành phố Đà Nẵng300km, cách thành phố Hồ Chí minh 1.200 km Có tọa độ địa lý là : 106015’-

- Đặc điểm khí hậu, sông ngòi

Quảng Phong nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng củakhí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trung của khí hậunhiệt đới điển hình ở phía nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc

ẩm bình quân là 84,9% Khí hậu Quảng Phong chia làm hai mùa rõ rệt : Mùamưa rét từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó từ tháng 9 đến tháng 11mưa bão , lượng mưa tập trung 70% tổng lượng mưa của cả năm nên thườnggây ra lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 dến tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc

lũ.Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt gắn với gió Tây Nam ( địaphương gọi là gió Lào) gây khô nóng lượng bốc hơi lớn nên thường gây rahạn hán, cát bay, cát chảy lấp ruộng đồng và dân cư

Trang 21

Với đặc điểm khí hậu như trên và chịu ảnh hưởng của sông giâng nênchu kỳ mưa lũ ở địa phương diễn ra phức tạp và thường bắt đầu từ tháng 9-11hàng năm Bên cạnh đó với gió tây nam khô nóng xuất hiện khoảng 75 ngàytrong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7, tháng 8 kết hợp với thiếu mưa gâyhạn hán Do địa hình hẹp, ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiệntượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của,ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hằng năm Để hạn chế sựbất lợi cần phải có các chương trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên cócăn cứ khoa học như trồng rừng đầu nguồn, thiết lập vành đai rừng phòng hộven sông, ven biển, nghiên cứu mùa vụ cây trồng vật nuôi, tuyển chọn cơ cấugiống, chống chịu để né tránh các điều kiện về khí hậu, thời tiết.

Hệ thống sông suối, hồ đập khá nhiều, sông ngòi ở đây đều ngắn vàdốc Có hai con sông đổ ra biển Nguồn nước ngầm khá phong phú, tuy nhiênphân bố không đều Mức độ nông sâu của sông thay đổi vào địa hình vàlượng mưa trong vùng, thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầmnông và dồi dào, đối với vùng trung du nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vàomùa khô Chất lượng nước ở các vùng nhìn chung không tốt, thích hợp chosinh trưởng và phát triển cây trồng cũng như sinh hoạt dân cư, riêng đối vớivùng ven biển, ven sông thường bị nhĩêm phèn mặn do thủy triều lên gây khókhăn cho sản xuất đời sống

- Đất đai và đặc điểm địa hình

Đất đai là cơ sở đầu tiên, là đầu vào quan trọng nhất để tiến hànhcác hoạt động NN, cũng như NTTS Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất

có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vậtnuôi Đất đai ở Quảng Phong chủ yếu là đất có độ màu mỡ do mang đặc điểmđịa hình ven sông nên chia diện tích đất thành nhiều vùng có đặc điểm và độmàu mỡ khác nhau, đặc biệt vùng ven sông với diện tích chiếm 1/3 đất NN,vùng này nhiễm mặn và bị thiếu nước ngọt vào mùa hè, mùa mưa bị ngậpúng Đây là vùng sản xuất NN gặp nhiều khó khăn, thường chỉ cấy được một

vụ, năng suất thấp hoặc bỏ hoang Tình hình sử dụng đất đai của xã được thểhiện qua bảng 1

Trang 22

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Quảng Phong

STT

Chỉ tiêu

Quảng PhongDiện

(Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo)

Xã Quảng Phong là có diện tích đất tự nhiên khá lớn, là 538.31 ha Vớiquỹ đất tự nhiên lớn sẽ tạo điều kiện rất lớn để phát triển kinh tế địa phương.Trong cơ cấu đất của xã Quảng Phong, diện tích mặt nước chiếm tới 10,32 %,rất thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản các loài thuỷsản tự nhiên Diện tích đất NN của xã Quảng Phong có thể tiến hành các hoạtđộng canh tác chỉ có 242.41 ha, chiếm tỷ lệ tương đối cao (45.03%), và dođặc điểm tự nhiên của địa phương nên diện tích này cho năng suất rất thấp.Không kể những khi mất mùa, những năm lúa cho thu hoạch bình thường,thậm chí là được mùa lúa thì năng suất lúa cũng chỉ đạt mức trung bình 2-2,5tạ/sào Đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu các loại đất

NN, chỉ 1,23% Hệ thống các cây lâm nghiệp tương đối ít chủng loại

Đất dành cho NTTS của xã có 55.57 ha chiếm 10.32 % Với diện tíchnuôi trồng không lớn lắm, nhưng tập trung tạo điều kiện cho phát triển NTTSthành một ngành kinh tế chính của xã Các diện tích ao nuôi thuỷ sản của xã

Trang 23

chủ yếu là ao nuôi thấp triều, diện tích ao nuôi cao triều rất ít Như vậy, chúng

ta có thể thấy rằng Quảng Phong, diện tích đất NN rộng màu mỡ nên sản xuất

NN phát triển mạnh hơn so với nuôi trồng và khai thác thuỷ sản

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Vấn đề dân số và lao động

Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuất củađịa phương đó Trong quá trình phát triển kinh tế thì dân số và lao động cóảnh hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo ra tiềm lực để phát triển mặt khác nó sẽcản trợ lại sự phát triển kinh tế khi công ăn việc làm, đời sống nhân dân khôngđược đảm bảo Bảng 2 mô tả tình hình dân số và lao động cuả xã Quảng Phongnăm 2010

-(Nguồn: UBND xã Quảng Phong, 2010)

Số liệu thống kế ở bảng 2 cho thấy, xã Quảng Phong có 1.196 hộ với5.487 nhân khẩu, lực lượng lao động của xã khá dồi dào, số người trong độtuổi lao động là 2.7083 người (chiếm 49,2 % tổng số khẩu) Bình quân nhânkhẩu của xã là 4,45 khẩu/ hộ, với bình quân lao động là 3,35 lao động/hộ Vớilực lượng lao động dồi dào đó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếmạnh mẽ, nhưng kéo theo đó là những hệ quả cần được chú ý Đặc biệt với sốnhân khẩu đông và tốc độ gia tăng dân số là khá Như vậy, gia tăng dân sốtrong khi diện tích đất không mở rộng sẽ là một khó khăn cho chính quyền địa

Trang 24

phương trong việc giải quyết việc làm và đảm bảo cuộc sống ổn định chongười dân ở đây.

Ở xã Quảng Phong, lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào haingành chính là sản xuất NN và thuỷ sản, số còn lại đi làm ăn xa (chủ yếu làvào thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) Với diện tích đất NN rộng hơn, vàđiều kiện thuận lợi hơn nên số lao động NN là 1.364 lao động Diện tích mặtnước khai thác thuỷ sản rộng nên số lao động tham gia vào khai thác thuỷ sảncũng nhiều với 859 lao động Đáng chú ý là tại Quảng Phong có lực lượng laođộng làm việc ở các ngành nghề phụ là khá đông, nhờ vị trí gần với thị trấn

Ba Đồn nên một số bộ phận lao động ở đây có thể làm thêm các ngành nghề

- Cơ cấu thu nhập

Các nguồn thu nhập của người dân xã Quảng Phong chủ yếu là từ NN,nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, dịch vụ và nghề phụ khác Theo báo cáo củaUBNN xã thì các nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là nuôi trồng thủysản và NN Bảng 3 thể hiện cơ cấu thu nhập của xã

Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của xã Quảng Phong

nuôi trồng thủy sản – ngànhnghề và dịch vụ khác

(Nguồn: UBND xã QuảngPhong, 2010)

Kết quả điều tra cho thấy, Cơ cấu kinh tế xã Quảng Phong gồm sảnxuất nông nghiệp – chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch

vụ khác Trong đó nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng và chiếm một

Trang 25

chăn nuôi và nông nghiệp nó cũng đóng góp một phần đáng kẻ vào phát triểnkinh tế Trong thời gian tới ở địa phương, đang định hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng giảm dần cơ cấu thu nhập của nông nghiệp, tăng cơcấu thu nhập từ thuỷ sản và dịch vụ Năm 2010 toàn xã với tổng giá trị sảnxuất thu được 58 tỷ 611 triệu đồng, bình quân đầu người là 10,68 triệuđông/người/năm

Tóm lại, tại điểm nghiên cứu có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khá thuậnlợi để phát triển NTTS, do đó sẽ có nhiều cơ hội để có hoạt động NTTS đầytiềm năng Không chỉ vậy, lực lượng lao động dồi dào cũng chính là một thuậnlợi để đảm bảo cho quá trình phát triển của địa phương

4.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng Phong

Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm bắt đầu từ những năm

90, đã phát triển thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong khoảng 10 năm trở lạiđây Trong giai đoạn 2003-2007, mọi số liệu thống kê về diện tích sản lượng,giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản và kinh ngạch xuất khẩu thủy sản đều

tăng Theo báo cáo của Bộ thủy sản, tổng diện tích nuôi tôm năm 2005 trong

cả nước là 604.497 ha, so với tổng sản lượng nuôi đạt 330.826 tấn, chiếm21,4% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản [1] Trong các loài nuôi như tôm

sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo thì tôm sú chiếm 1 tỷ trọnglớn: sản lượng tôm sú năm 2004 là 285.000 tấn, chiếm xấp xỉ 92,3% [2] Tôm

sú có tỷ trọng cao như vậy là do nó là đối tượng nuôi dễ thích nghi với cácđiều kiện tự nhiên của các vùng nuôi tôm khác nhau, đem lại giá trị kinh tếcao Tuy nhiên, các vấn đề rắc rối cũng bắt đầu từ cái tỷ trọng chênh lệch này

Xã Quảng Phong là một trong các xã có diện tích nuôi tôm không lớntuy nhiên đây là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây chính vì vậytrong những năm gần đây đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sựcộng tác của người dân địa phương cho nên hoạt động nuôi gặt hái đượcnhiều thành công và mở rộng Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạtđược thì vẫn còn có rất nhiều sự tiềm ẩn về những khó khăn cũng như nhữngnguy cơ có thể xảy ra [1,3,5] Diện tích nuôi tôm, sản lượng và năng suấttrung bình của xã trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010 được thể hiện ở bảng 4

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]Trần Tiễn Khanh và Nguyễn Khoa Diệu Lê, Nguyên nhân lũ lụ lớn ở miền Trung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 10 năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân lũ lụ lớnở miền Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
[2]Phạm Thị Nhung, Giáo trình phân tích sinh kế, Khoa Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích sinh kế
[3] Nguyễn Ngọc Truyền, Nghiên cứu sự thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông hộ vùng ven biển Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ,2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự thích nghi với biến đổi khíhậu trong sản xuất nông hộ vùng ven biển Thừa Thiên Huế
[4] Hồ Thị Thu Hà, Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Cát Đồng tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Huế, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sảnxuất nông nghiệp tại vùng Cát Đồng tỉnh Quảng Trị
[11] Burton, I., Feenstra, J.F., Smith, J.B. &Tol, R.S. Introduction. In:Feenstra, J.F., et al. (Eds) Handbook on Methods for Climate Change Impact Assessment and Adaptation Strategies. Amsterdam: Institute for environmental Studies, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al. (Eds) Handbook on Methods for Climate Change Impact Assessment and Adaptation
[10] Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, http://www.nchmf.gov.vn Link
[5] Ban Chỉ Huy Phòng Chống và Tìm Kiếm Cứu Nạn - Giảm nhẹ thiên tai tỉnh Quảng Bình, Báo cáo các biện pháp ứng phó và cứu trợ lũ lụt năm 2008, 2009, 2010 Khác
[6] Ủy Ban Nhân Dân xã Quảng Phong, Báo cáo tình hình thiệt hại do lũ lụt gây ra tại xã QuảngPhong năm 2010 Khác
[7] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, nông thôn và định hướng hành động của nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác
[8]TS. Ngô Thị Thanh Vân,2005 Giáo trình kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, ĐHTL Bộ thủy sản , Báo cáo công tác phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho tàu bè,2005 Khác
[9] Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Quảng Bình, Báo cáo khí tượng thủy văn năm 2009, 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Quảng Phong - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Quảng Phong (Trang 22)
Bảng 2: Tình hình kinh tế xã hội - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 2 Tình hình kinh tế xã hội (Trang 23)
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của xã Quảng Phong - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 3 Cơ cấu thu nhập của xã Quảng Phong (Trang 24)
Bảng 10: Mật độ thả nuôi các loài - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 10 Mật độ thả nuôi các loài (Trang 41)
Bảng 11: Lịch thời vụ nuôi đơn và nuôi xen ghép - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 11 Lịch thời vụ nuôi đơn và nuôi xen ghép (Trang 43)
Bảng 12: Giải pháp đối với hiện tượng lũ lụt                         Hiện tượng - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 12 Giải pháp đối với hiện tượng lũ lụt Hiện tượng (Trang 46)
Hình 1: Lũ lụt làm hư hại đê bờ ao nuôi - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Hình 1 Lũ lụt làm hư hại đê bờ ao nuôi (Trang 50)
Hình 2 :Lũ lụt làm hư hỏng nhà cửa - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Hình 2 Lũ lụt làm hư hỏng nhà cửa (Trang 50)
Hình 3 :Dùng máy sục khí - tác động của lũ lụt và sự thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Hình 3 Dùng máy sục khí (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w