nghiên cứu nguyên nhân suy giảm diện tích và giải pháp khôi phục, phát triển đặc sản tiêu tiên phước, quảng nam (trường hợp nghiên cứu tại xã tiên mỹ)

58 558 0
nghiên cứu nguyên nhân suy giảm diện tích và giải pháp khôi phục, phát triển đặc sản tiêu tiên phước, quảng nam (trường hợp nghiên cứu tại xã tiên mỹ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng là nền tảng của phát triển kinh tế, với 2/3 dân số là nông dân, 70,4% lao động sinh sống bằng nghề nông. Mặc dù đóng góp của nông nghiệp trong GDP của đất nước chỉ dao động ở mức 20% đóng góp cho xuất khẩu khoảng 23%, nhưng hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp thể hiện bằng chỉ số hiệu quả đồng vốn cao hơn hẳn so với các ngành khác xuất khẩu nông sản là một trong rất ít ngành kinh tế xuất siêu trong thương mại; đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Việt Nam hiện đang dẫn đầu về xuất khẩu: hạt tiêu, hạt điều; gạo, cà phê đứng thứ 2; cao su đứng thứ 3 trên thế giới Rõ ràng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam do nông dân làm ra đã góp phần nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế về mặt kinh tế.[3] Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp có vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước góp phần giải quyết được sức ép của hai vấn đề bức xúc hiện nay là thiếu việc làm cho lao động nông thôn sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị nông thôn. Cho nên mỗi vùng cần tận dụng được thế mạnh về đất đai, khí hậu, lực lượng lao động, chi phí thấp để trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: cà phê, chè, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả…để đem lại lợi ích to lớn. Huyện Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Nam, trung tâm huyện cách thành phố Tam kỳ 25 km về phía Tây. Đây là một huyện trung du miền núi của tỉnh, có diện tích tự nhiên 45.440,64 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 32.249 ha (chiếm 70,96%) với 2.944,68 ha đất trồng cây lâu năm (chiếm 9,1%), có gần 1.700 ha đất vườn gần 400 ha đất có khả năng xây dựng vườn đồi vườn trang trại chưa được sử dụng. Từ lâu đời huyện Tiên Phước đã có một số sản phẩm nổi tiếng như: chè, hồ tiêu, quế, bòn bon,… thu nhập từ kinh tế vườn chiếm một phần quan trọng trong thu nhập của người dân nơi đây, tỷ trọng bình quân thu nhập kinh tế vườn khoảng 30% giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của toàn huyện. Kết hợp với những điều kiện sẵn có: đất đai, 1 khí hậu, lao động dồi dào trong báo cáo của phòng nông nghiệp huyện xác định kinh tế vườn chăn nuôi là mũi nhọn để đưa nền kinh tế huyện phát triển, xác định những cây trồng chủ yếu của kinh tế vườn là: hồ tiêu, bòn bon, măng cụt… Tuy nhiên trong những năm gần đây cây tiêu có dấu hiệu suy giảm diện tích, năng suất sản lượng một cách nhanh chóng từ 90 ha năm 2005 đến 2010 chỉ còn 25 ha nhưng chưa có những biện pháp hiệu quả để khôi phục phát triển. Tiên Mỹ huyện Tiên Phước là vùng trồng tiêu nhiều nhất của toàn huyện mà hiện nay mỗi hộ chỉ còn vài choái tiêu. Vì vậy nắm bắt được nguyên nhân của việc suy giảm diện tích tiêu để từ đó tìm ra những giải pháp để khôi phục phát triển lại cây tiêu của địa phương là việc làm hết sức cần thiết trong việc phát triển kinh tế vườn, góp phần phát triển nền kinh tế huyện nhà. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm diện tích giải pháp khôi phục, phát triển đặc sản tiêu Tiên Phước, Quảng Nam (Trường hợp nghiên cứu tại Tiên Mỹ)” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng cơ cấu cây trồng diện tích tiêu tại Tiên Mỹ huyện Tiên Phước. - Xác định nguyên nhân suy giảm diện tích tiêu ở cấp hộ cấp cộng đồng. - Xác định giải pháp khôi phục phát triển đặc sản tiêu tại Tiên Mỹ, Huyện Tiên Phước Tỉnh Quảng Nam. 2 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chúng ta phải đầu tư công sức, vốn, trí tuệ, thị trường cho phát triển nông nghiệp nông thôn, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển đã cho thấy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển một mặt nó cung ứng ngày càng nhiều hàng hóa dịch vụ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, mặt khác nó là nơi cung ứng nguồn lao động dồi dào có trình độ cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhiều hơn nữa. Bản thân kinh tế nông thôn phát triển sẽ làm tăng thu nhập của bộ phận dân cư nông thôn, tăng tích lũy vốn cho đầu tư phát triển, hình thành các hộ kinh doanh đa dạng tổng hợp, phát triển các dịch vụ tăng sức mua, tăng nhu cầu hàng hóa đối với khu vực thành thị. Những điều đó trở thành động lực thúc đẩy khu vực kinh tế đô thị mở rộng phát triển, không những thế nó còn là thị trường cực kỳ quan trọng cho công nghiệp phát triển [4,52]. Các yếu tố trong hệ thống canh tác của người nông dân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm cho hệ thống luôn có sự biến đổi, vận động. Trong đó, người nông dân đứng vị trí trung tâm họ dựa vào các yếu tố đầu vào như điều kiện môi trường tự nhiên (đất đai, khi hậu, nguồn nước ), điều kiện kinh tế hội (kết cấu cơ sở hạ tầng, thị trường, nguồn lao động, khả năng về vốn, chính sách nhà nước, tập quán canh tác khả năng quản lý của họ ) từ đó họ đưa ra quyết định sản xuất cái gì (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phẩm hay các ngành khác). Đối tượng cây trồng vật nuôi là bộ phận quan trọng trong hệ thống canh tác, chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố trong sản xuất. Đứng trên quan điểm hệ thống việc xem xét các yếu tố tác động đến cây trồng vật nuôi để tìm ra các quy trình kỹ thuật mà các hộ nông dân, các mô hình trang trại áp dụng, trên từng đối tượng để từ đó tìm ra giải pháp kinh tế trợ lực cho sự phát triển trong nông hộ, kinh tế trang trại, tiến tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày nay. Do đó, sự hiểu biết về từng đối tượng cây trồng, vật nuôi trong hệ thống canh tác là điều quan trọng. 3 Cây Tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ở vùng Ghats Assam, nó được biết đến là cây gia vị đầu tiên ngay từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. Ngoài công dụng gia vị con người còn biết đến với giá trị dược học của hạt tiêu, cho nên ngay từ thời gian đầu nó được dùng làm lễ vật triều cống hoặc bồi thường chiến tranh có giá trị [10, 5]. Do giá trị thương mại cao của hạt Tiêu đem lại nên sau đó cây tiêu đã phát triển rộng rãi ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ở Inđônesia cây tiêu được đưa vào trồng trong khoảng thời gian từ 100 năm trước Công nguyên đến năm 600 sau Công nguyên tập trung ở đảo Sumatra. Từ đây nghề trồng tiêu được du nhập vào các nước Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện nay cây hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước trong khu vực xích đạo khoảng 15 0 vĩ Bắc 15 0 vĩ Nam. Ở Việt Nam có thể trồng ở 17 0 vĩ Bắc. Ở Châu Phi: Madagascar là nước trồng tiêu sau đó du nhập qua các nước Nigiêria, CH Côngô Ở Châu Mỹ: Braxin là nước canh tác đầu tiên nhiều nhất với các giống tiêu do người Nhật đưa từ Singapore sang, cho đến nay Braxin được xếp vào một trong những nước xếp vào một trong những nước đứng đầu về sản xuất tiêu trên thế giới [10, 6], [8, 2-3]. Ở khu vực Đông Dương cây Tiêu mọc hoang ở các khu rừng nhiệt đới được tìm thấy ở trước thế kỷ XVI song nghề trồng tiêu ở nước ta cũng như ở các nước Đông dương mới bắt đầu vào từ thế kỷ thứ XVII [10, 6]. Đến nay nghề trồng tiêu ở Việt Nam được bắt nguồn từ khi nào do ai đưa vào trồng cũng chưa được xác định rõ. Dựa vào vị trí của các nước trong khu vực giao lưu thương mại giữa nước ta với các nước tư bản Phương Tây vào thế kỷ XVII, XVIII, chúng ta có thể nhận định, cây tiêu được đưa vào trồng ở Việt Nam do hai nguồn: Nguồn chính: Từ Ấn Độ, Indonêsia (đây là hai trung tâm tiêu trên thế giới) sang Campuchia rồi đi vào khu vực Hà Tiên, Phú Quốc, tuy nhiên ở giai đoạn này ngành trồng tiêu ở nước ta chưa phát triển, nó chỉ nằm trong tay các nhà nông dân Việt gốc Hoa [2,19]. Nguồn thứ hai: Do người Phương Tây đưa vào, cùng với sự tác động các nhà tư bản Pháp, cây tiêu được phát triển trên quy mô lớn, hình thành nên các đồn điền trồng tiêu vào cuối thế kỷ XIX. Hiện nay nghề trồng tiêu nước ta đã 4 phát triển mạnh cả về năng suất lẫn diện tích, trở thành một trong những quốc gia có lượng tiêu xuất khẩu đứng đầu thế giới. Cây tiêu được phát triển tốt trong điều kiện sinh thái sau: * Nhiệt độ: Cây tiêu có nguồn gốc nhiệt đới điển hình, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây tiêu là từ 25 - 26 0 C. Khi nhiệt độ cao hơn 40 0 C nhỏ hơn 10 0 C đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng phát triển của cây tiêu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cây tiêu có thể trồng ở khu vực 20 0 Bắc Nam vĩ tuyến, nơi có nhiệt độ khoảng 18 - 35 0 C [ 10,38]. * Ẩm độ, lượng mưa: Do đặc điểm sinh lý cây tiêu yêu cầu không khí ẩm ướt, lượng mưa hằng năm từ 1500 đến 3000 mm, tuy nhiên phải phân bố đều trong năm, nếu mưa lớn kéo dài thì cây dễ chết do bị thối rễ sâu bệnh hại. Để đảm bảo tốt quá trình thụ phấn thì cần có ẩm độ không khí luôn cao (75- 90%). Cây tiêu có thể chịu đựng được một mùa khô nhưng không kéo dài vì do đặc điểm của bộ rễ luôn có xu hướng ăn lên trên mặt đất nên chịu hạn kém, nhưng cũng cần một mùa khô ít gay gắt, không kéo dài nhằm tạo điều kiện cho trái chín đều, tập trung ra hoa hàng loạt ở mùa mưa năm sau [10,40]. * Ánh sáng: Do nguồn gốc của cây tiêu sống trong rừng thuộc miền Nam Ấn Độ, nên cây tiêu ưa ánh sáng tán xạ để phù hợp với yêu cầu sinh lý, sinh trưởng phát triển, kéo dài tuổi thọ chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, yêu cầu ánh sáng của cây tiêu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu. Trong giai đoạn mới trồng cây cần có bóng râm khoảng 30 - 40% để cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, cây nhanh bám vào thân cây choái. Ở giai đoạn kinh doanh trong thời kỳ ra hoa, đậu quả cây cần ánh sáng nhất vì đây là giai đoạn cây tổng hợp hữu cơ mạnh đảm bảo cho quá trình chín đều, màu sắc quả đẹp. Tuy nhiên, ánh sáng trực xạ quá mạnh sẽ làm cho cây tiêu mất nhiều nước, lá bị cháy, cây ngừng sinh trưởng, hoa quả chậm phát triển. Vì vậy, điều khiển ánh sáng thích hợp cho cây thông qua việc bố trí mật độ, hướng cây choái, tỉa cành tạo tán cho cây tiêu cây choái là biện pháp góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất của cây tiêu [10,41]. 5 * Tốc độ gió độ cao địa hình: Nơi trồng tiêu cần ít gió, cả về tốc độ gió hướng gió. Gió lạnh gió khô nóng không thích hợp với cây tiêu. Trong điều kiện miền Trung thường xảy ra gió bão, nếu thâm canh tiêu trên diện rộng cần phải có đai rừng chắn gió vững chắc. Cây tiêu thích hợp với độ cao địa hình thấp, gần xích đạo. Tuy nhiên tiêu có thể mọc sinh trưởng bình thường tại nơi có độ cao (so với mực nước biển) từ 0 đến 800 - 900m với điều kiện là nhiệt độ không khí phải trên 15 0 C [10,39]. *Yêu cầu về đất đai: Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (sét pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa bồi, đất xám, dốc tụ, đất feralit ) nhưng yêu cầu đất phải có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước, có tầng canh tác dày (trên 60 cm), pH từ 5,5 - 7, không bị nhiễm mặn [10,40]. 2.2. Khái niệm về vùng “cây đặc sản”. Khái niệm: Vùng “cây đặc sản” là vùng cây đặc trưng của một vùng sinh thái do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất đai, địa hình… chế độ canh tác của người dân trong vùng tạo nên những loại cây trồng có những hương vị đặc trưng mà chỉ riêng vùng đó mới có (Ths.Đinh Xuân Đức, trường ĐH Nông Lâm Huế). Chẳng hạn như: thanh trà Huế, hồ tiêu Chư sê, bưởi Năm Roi… Hiện nay không phải loại cây nào cũng được công nhận giá trị xuất xứ của nó. Có một số loại cây trồng đã được công nhận thương hiệu xây dựng chỉ dẫn địa lí cho vùng. Tuy nhiên, cũng có một số cây trồng mặc dù không được công nhận thương hiệu nhưng nó vẫn nổi tiếng trong dân gian chẳng hạn như: bòn bòn, hồ tiêu Tiên Phước; Cà chua bi Lào Cai, mướp đắng Phú Thọ, dừa sáp Cầu Kè… Sở dĩ có sự tồn của những vùng “cây đặc sản” như vậy là do môi trường là điều kiện tồn tại phát triển của sự sống trên Trái đất, duy trì sự sinh trưởng phát triển của các sinh vật hoặc làm phát sinh các loài mới. Thành phần tính chất của môi trường rất đa dạng luôn luôn biến đổi. Do vậy các sinh vật phải thường xuyên thích nghi với môi trường, phải điều chỉnh hoạt động sống của mình cho phù hợp với các biến đổi đó thì mới tồn tại được [5]. 6 Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái. Các nhân tố này rất đa dạng, có thể thúc đẩy hoạt động sống của các sinh vật, cũng có thể kìm hãm hay gây hại cho các sinh vật. Có thể chia các nhân tố sinh thái thành 3 nhóm lớn là: - Nhóm nhân tố vô sinh: Gồm các nhân tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí), dòng chảy, đất đai, địa hình… Các nhân tố sinh thái thuộc nhóm vô sinh có vai trò quyết định đối với sự tồn tại phát triển của các sinh vật. Các sinh vật chỉ có thể tồn tại phát triển trong các điều kiện sinh thái thích hợp mà thôi. + Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tố sinh thái ảnh hưởng lớn trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển, sinh trưởng phân bố của các cá thể, quần thể, quần xã. Khi nhiệt độ tăng hay giảm quá mức giới hạn của sinh vật thì sinh vật sẽ chết. Một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ lên sinh vật: Cây quang hợp trong khoảng 20 - 30 0 C, khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình này. Cây ôn đới có thể hoạt động ở 0 0 C, một số loài tùng, bách có thể hô hấp được ở cả nhiệt độ -25 0 C. Những cây thân nhỏ sống ở vùng đất cát nóng, dễ bị gió làm bay cát làm nước bốc hơi thì thân chính không phát triển mà phân cành rất nhiều từ gốc, tạo ra một tán cây sát mặt đất có tác dụng hạn chế nhiệt độ cao do mặt trời đốt nóng mặt đất. Ở vùng ôn đới, về mùa đông cây rụng lá có tác dụng hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hình thành các vẩy bảo vệ chồi phát triển các lớp bần cách nhiệt. Như vậy yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các loài trong tự nhiên.[5] + Nước độ ẩm: Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của các sinh vật. Nước chiếm tới 60 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật thậm chí có thể lên tới 98% như ở loài mọng nước, ruột khoang Trong các điều kiện tự nhiên khác nhau, với lượng mưa, độ ẩm, hàm lượng các chất trong nước khác nhau có những loài sinh vật rất khác nhau sinh sống. Rễ, thân của một số loài sống trong nước phù to ra tạo thành các mô xốp, có nhiều lông dày để giữ khí, làm rễ, thân trở lên nhẹ giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước như cây rau dừa nước, cây lục bình [5] 7 + Ánh sáng: Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng, có những cây sinh trưởng phát triển tốt, thích sống nơi trống trải, có nhiều ánh sáng như thảo nguyên, đồng ruộng, bãi cỏ, rừng thưa ví dụ như cây tếch, bạch đàn, phi lao, cây họ hoà thảo Một số cây khác lại thích sống ở các nơi ít ánh sáng, dưới tán rừng hoặc các hốc đá, hang động như phong lan.[5] + Đất đai: Đất là môi trường nuôi dưỡng đa số các loài thực vật, là giá thể cho cây bám vào, là nơi sinh sống, trú ngụ của rất nhiều loài động vật Một số ảnh hưởng của đất đến sự phân bố của sinh vật có thể nhận thấy như: Thực vật nghèo dinh dưỡng: sinh trưởng bình thường trên đất mỏng, ít nguyên tố dinh dưỡng: bạch đàn, cỏ tranh thực vật cần đất có lượng dinh dưỡng trung bình: trâm ổi, cỏ sướt Thực vật giàu dinh dưỡng: Sinh trưởng tốt ở đất sâu, nhiều nguyên tố khoáng mùn: sồi, cây rừng nguyên sinh nhiệt đới Nơi đất đầm lầy chua có các loài thuộc họ Lác, họ cỏ dùi trống, nắp ấm Nơi đất Laterit ở các đồi, savan: thông, sim, mua Nơi đất lầy ngập mặn ven biển: đước, vẹt Đất đá vôi: trai (họ Tiliaceae), lát hoa, gội nước [5]. + Địa hình: Càng lên cao, số lượng thực vật số loài thực vật càng giảm. Nơi có địa hình thấp, trũng, chúng ta thường gặp cây thuộc họ lác, hoà thảo Vùng gò đồi có thể gặp tre, tầm vông, duối. Khi đi từ đồng bằng lên núi cao thường gặp dầu con cái, dầu song nắng, dầu lông (họ Dipterocarpaceae), lên đến 600 m thì các loài này biến mất, chỉ còn lại Bằng lăng, thông 2 lá. Trên 1000 m có thông 3 lá, tùng bách [5]. Các nhân tố sinh thái nói trên cùng rất nhiều các nhân tố sinh thái khác đã góp phần tạo nên sự phân bố của muôn loài phù hợp với từng điều kiện sinh thái trên Trái đất. - Nhóm nhân tố hữu sinh: Gồm các cá thể sống như thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật… - Nhóm nhân tố con người: Gồm tất cả các hoạt động của con người làm biến đổi tự nhiên mà nơi đây là môi trường sống của các sinh vật. Để tồn tại 8 phát triển, bằng trí tuệ của mình con người đã biết thuần hoá các loài sinh vật có sẵn trong tự nhiên nơi mình sinh sống, lựa chọn những đặc điểm có lợi của chúng cho mục đích của con người, dần dần phát triển chúng thành các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho nhu cầu sống. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái, là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các HST nhân tạo do lao động của con người tạo ra. Ví dụ: Nông trường, hợp tác xã, nông trại hoặc làng, xóm Con người khai thác nông nghiệp để giữ năng suất, vì vậy giữ HSTNN ở giai đoạn trẻ. Các HSTNN do đấy không ổn định, dễ bị thiên tai sâu bệnh phá hoại. Muốn tăng năng suất tăng tính ổn định, con người phải đầu tư ngày càng nhiều năng lượng hóa thạch vào các HSTNN. Trong hoạt động của mình, con người có những cố gắng làm già một số quá trình của HST nhằm nâng cao tính ổn định của chúng : - Ðộc canh thay bằng luân canh làm cho HSTNN thêm phong phú, mặc dù sự phong phú đó là trong thời gian, không trong không gian. Hoặc trồng xen, trồng gối vụ cũng có tác dụng tương tự [5]. - Dùng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt chăn nuôi, tăng sự quay vòng chất hữu cơ có tác dụng làm tăng thêm kiểu chuỗi thức ăn dựa vào phế liệu. - Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quần thể để nâng cao năng suất tăng tính ổn định của các HST. HST tự nhiên có khuynh hướng kéo HSTNN về HST tự nhiên: lơ là trong canh tác thì sâu bệnh phát triển, sự đa dạng tăng. Tuy nhiên, trong HSTNN thường rất ít loài, khi bị sâu bệnh trở tay không kịp nạn đói [5]. Các cây trồng vật nuôi khi được đưa đến một vùng sinh thái mới, nếu điều kiện sinh thái phù hợp có thể phát triển mạnh mẽ, cho năng suất phẩm chất cao hơn nhiều so với nơi khởi nguồn. Cũng có thể do điều kiện sinh thái không phù hợp mà năng suất, phẩm chất giảm sút, không phát triển được, thậm chí còn bị tiêu diệt. Các giống địa phương thường là các giống cho phẩm chất sản phẩm cao khả năng thích nghi cao với điều kiện địa phương nhưng năng suất thấp. Chúng ta không nên vì thế mà nhập nội ồ ạt các giống 9 cây trồng vật nuôi khác cho năng suất, phẩm chất cao để thay thế hoàn toàn giống địa phương. Cần phải duy trì các nguồn gen quí này bên cạnh các giống nhập nội mới để đảm bảo tính đa dạng cây trồng, vật nuôi tận dụng các nguồn gen quí phục vụ cho công tác tạo giống. Trong công tác nhập nội phát triển giống cây trồng cũng không nên bỏ qua nhân tố con người. Các nhân tố sinh thái luôn luôn thay đổi theo không gian thời gian. Chúng tác động không giống nhau đối với các sinh vật. Các sinh vật được sinh ra mang những đặc điểm di truyền tốt của bố mẹ. Chúng có thể dễ dàng tồn tại phát triển trong môi trường tự nhiên nơi bố mẹ chúng sinh sống. Khi điều kiện môi trường thay đổi, diễn ra quá trình đào thải, các sinh vật mang những đặc điểm không thích hợp bị tiêu diệt, các sinh vật khoẻ mạnh hơn, hoặc các sinh vật mang những gen đột biến có lợi thích hợp trong điều kiện môi trường mới có khả năng sống sót, tồn tại, tiếp tục phát triển mang những đặc điểm di truyền có lợi đấy truyền lại cho thế hệ sau. Tóm lại, kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là hình thành nên những giống, loài mới có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên, kết quả của sự tác động qua lại có tính qui luật của các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ đã hình thành nên những đặc điểm thích nghi sinh thái quan trọng chính những điều kiện sinh thái tại từng vùng, địa phương cùng với những tập tục, tôn giáo, trình độ văn hoá, trình độ canh tác của con người tại mỗi địa phương đó đã hình thành mỗi một vùng sinh thái khác nhau lại có những cây trồng vật nuôi riêng đặc trưng cho các vùng đó, không phải là ý muốn chủ quan của con người tạo nên, mà trên cơ sở mỗi loại cây trồng lại thích ứng với từng điều kiện sinh thái khác nhau. Điều đó giải thích vì sao mỗi vùng sinh thái khác nhau lại có những vùng “cây đặc sản” [5]. Như vậy, sự hiểu biết sự hình thành của vùng “cây đặc sản” để phát triển trồng trọt cây lương thực, cây thức ăn gia súc… thế nào cho hợp lý để có được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khai thác nguồn lợi tự nhiên là một vấn đề hết sức quan trọng trong định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ để giữ gìn hệ sinh thái phát triển bền vững. 10 [...]... Địa điểm nghiên cứu Trong tổng số các của Tiên Phước được chọn là diện tích trồng tiêu lớn Tiên Mỹ phù hợp với địa điểm nghiên cứu, là đại diện 3.2.2 Mẫu nghiên cứu Chọn 3 thôn nằm phân bố đều trong toàn xã, có diện tích trồng tiêu lớn đang thực hiện dự án của sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam dự án 20 của phòng nông nghiệp huyện Tiên Phước trong tổng số 9 thôn của Tiên Mỹ... nổi danh là vùng sản xuất tiêu nhiều nhất trong huyện vào thời điểm phát triển nhất tổng diện tích tiêu của lên tới 22 ha chiếm 22% diện tích trồng cây lâu năm của với sản lượng lên tới 60 tấn Nhìn vào bảng 7 ta thấy vào thời kì tiêu bắt đầu suy thoái là năm 2005 diện tích tiêu của vẫn còn rất cao 21 ha, sản lượng 42 tấn qua các năm tiếp theo thì diện tích 33 tiếp tục suy giảm tới năm 2009... nhập, đời sống văn hóa… 3.1.2 Thực trạng trồng tiêu tại Tiên Mỹ huyện Tiên Phước - Diện tích trồng, quy mô, số luợng - Đầu tư, chi phí, năng suất trồng tiêu - Giá cả thị trường của hạt tiêu 3.1.3 Nguyên nhân của việc suy giảm diện tích tiêu tại Tiên Mỹ tại nông hộ - Thị trường, giá tiêu - Các hệ thống sản xuất cây trồng khác cạnh tranh trên đất tiêu - Công tác khuyến nông (đào tạo, tập huấn,... hiếm này không thể xem nhẹ cần được đầu tư phát triển. [9] 19 Phần 3: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế hội của vùng nghiên cứu - Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm thời tiết, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, các yếu tố tài nguyên - Điều kiện kinh tế - hội của vùng nghiên cứu: đặc điểm về dân cư lao động, tình hình sử... nghe cùng chia sẻ Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế Theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam huyện Tiên Phước trong thời gian tới phải phục hồi lại cây tiêu tiến tới đăng ký thương hiệu Tiêu Tiên Phước Song hiện nay chính quyền nông dân sở tại đang đối mặt việc suy giảm diện tích tiêu một cách chóng mặt mà chưa tìm chính xác được nguyên nhân dẫn... trồng tiêu trở lại nhưng cũng rất ít chỉ trung bình 19,69 choái/hộ Diện tích thu hoạch năm 2005 là 3,5 sào năm 2010 chưa được 1 sào giảm hơn 50% Còn năng suất cũng giảm xuống chỉ còn một nửa, sản lượng vào năm 2005 có nhà cao nhất lên tới 300 kg, năm 2010 cao nhất cũng chỉ 70 kg 4.3 Nguyên nhân suy giảm diện tích tiêu Theo điều tra tại Tiên Mỹ thì còn có nhiều có rất nhiều nguyên nhân làm cho cây tiêu. .. nghiệm trồng tiêu của người dân - Điều kiện tự nhiên (hạn hán, lụt bão, địa hình, đất đai, ) - Tình hình sâu bệnh ( nấm, tuyến trùng, ) - Lực lượng lao động của địa phương cho hoạt động trồng tiêu 3.1.4 Các biện pháp khôi phục phát triển tiêu tại Tiên Mỹ - Các biện pháp của chính quyền, khuyến nông - Các biện pháp của nhà nghiên cứu - Các biện pháp của người nông dân 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1... một mục tiêu được đặt ra, trong đó có cây hồ tiêu. [9] Đối tượng xây dựng mô hình là cây tiêu: Tiêu Tiên Phước - Quảng Namsản phẩm nổi tiếng từ lâu bởi chất lượng giá trị được đánh giá rất cao; hạt tiêu Tiên Phước có hương vị thơm cay rất đặc trưng Ngoài ra, cây tiêu Tiên Phước còn là cây trồng truyền thống lâu đời qua nhiều thế hệ; nguời dân Tiên Phước gắn liền với cây tiêu cây tiêu đã giải. .. nhất tới việc suy giảm diện tích tiêu có tới 44,44% người dân cho rằng nấm, sâu bệnh, tuyến trùng rất ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc suy giảm diện tích tiêu, tiếp theo là công tác khuyến nông đào tạo tập huấn có 33,33% người dân cho rằng rất ảnh hưởng 52,78% cho rằng ảnh hưởng Thứ ba là thị trường có 55,56% người dân cho rằng thị trường ảnh hưởng đến việc suy giảm diện tích tiêu Nguyên nhân về cạnh... nông dân đã bắt đầu chăm sóc có trồng mới tuy nhiên cũng rất ít chỉ được 5 ha vào năm 2010 Thực trạng suy giảm diện tích tiêu tại nông hộ được thống kê như sau: Bảng 11: Tình hình sản xuất tiêu tại nông hộ năm 2005, 2010 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 TB Max Min TB Max Min Tổng diện tích tiêu (sào) 5,5 10,0 1,0 1,5 2,5 0,5 Số choái trồng mới 0,0 0,0 0,0 19,69 100,0 0,0 Diện tích thu hoạch (sào) 3,5 9,0 . Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm diện tích và giải pháp khôi phục, phát triển đặc sản tiêu Tiên Phước, Quảng Nam (Trường hợp nghiên cứu tại xã. xã Tiên Mỹ) 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng cơ cấu cây trồng và diện tích tiêu tại xã Tiên Mỹ và huyện Tiên Phước. - Xác định nguyên nhân suy giảm diện tích tiêu ở cấp hộ và. và cấp cộng đồng. - Xác định giải pháp khôi phục và phát triển đặc sản tiêu tại xã Tiên Mỹ, Huyện Tiên Phước và Tỉnh Quảng Nam. 2 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Trong

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.4.1. Giải pháp của nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan