Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
1,91 MB
Nội dung
Sở giáo dục và đào tạo nam định Phòng giáo dục và đào tạo vụ bản Trờng thcs liên bảo Địa chỉ: Xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 03503820542. Email: Lienbaond@yahoo.com Họ và tên nhóm học sinh: + Nguyễn Thị Thu Huế - Lớp 9A. + Nguyễn Thị Lợi - Lớp 9C. + Trần Thị Thu An - Lớp 9D. Bài viết dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giảI quyết các tình huống trong thực tiễn dành cho học sinh trung học Bài thuyết minh về một di tích lịch sử: Đền thờ trạngnguyên L- ơng ThếVinh trên quê hơng Liên Bảo Liên Bảo, tháng 12 năm 2013 Liên Bảo, tháng 12 năm 2013 Bài viết dự thi “Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” (Dành cho học sinh trung học) BÀI THUYẾT MINH VỀ MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ: ĐỀN THỜ TRẠNGNGUYÊNLƯƠNGTHẾVINH TRÊN QUÊ HƯƠNG LIÊN BẢO Môn Ngữ văn Lớp 8 1. Tình huống yêu cầu giải quyết Đoàn học sinh trường THPT Kim Liên – Thành phố Hà Nội về thăm quan đền thờ trạngnguyênLươngThế Vinh. Em được cử làm người hướng dẫn cho đoàn học sinh ấy. Nhiệm vụ của em viết một bài văn giới thiệu về di tích lịch sử trạngnguyênLươngThế Vinh. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu + Vị trí địa lí: Tỉnh Nam Định - Huyện Vụ Bản - Xã Liên Bảo - Làng Cao Phương + Giới thiệu khu di tích lịch sử TrạngnguyênLươngThế Vinh: - Khu đền thờ: Giới thiệu về trạngnguyênLươngThế Vinh. - Vườn hoa Tao Đàn. - Khu lăng mộ. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống Cần kết hợp các tri thức liên quan ở địa phương + Đặc điểm địa lí. + Lịch sử hình thành. + Văn hóa xã hội ở địa phương. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. Vận dụng kiến thức liên môn + Địa lí. + Lịch sử. + Ngữ văn (lớp 8, 9): Sử dụng từ ngữ, phương thức thuyết minh cho phù hợp. + GDCD: Giáo dục lòng biết ơn, truyền thống uống nước nhớ nguồn. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. - Viết các ý chính tìm hiểu, trao đổi viết thành bài. - Tìm tài liệu tham khảo, chụp ảnh minh họa. * Tư liệu: - Tham quan thực tế: Gặp gỡ thầy giáo Bùi Văn Tam - nhà nghiên cứu lịch sử địa phương, tác giả của cuốn sách viết về trạngnguyênLươngThế Vinh. - Sách địa chí Nam Định (NXB Chính trị quốc gia). - Đất và người quê hương Vụ Bản (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, xuất bản 2008) - Địa chí văn hóa xã Liên Bảo (Hội văn học nghệ thuật Nam Định) - Giai thoại TrạngLường (Hội văn học nghệ thuật Nam Hà -XB 1996) - Ảnh chụp khu di tích. * Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm thông tin trên google. Từ các kiến thức đó để chúng em viết thành bài làm văn thuyết minh: ĐỀN THỜ TRẠNGNGUYÊNLƯƠNGTHẾVINH TRÊN QUÊ HƯƠNG LIÊN BẢO “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” Câu ca gợi nhắc đến nhân vật, những vùng đất của quê hương tỉnh Nam Định - một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. “Tháng tám giỗ cha” là nhắc đến Đức Thánh Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, với lễ hội đền Trần vào tháng tám âm lịch hàng năm ở huyện Mỹ Lộc. “Tháng ba giỗ mẹ” là nói tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh với lễ hội Phủ Giầy (lễ hội mới được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013) vào tháng ba âm lịch ở huyện Vụ Bản. Huyện Vụ Bản là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Nam Định. Xã Liên Bảo là một trong 18 xã của huyện Vụ Bản, bên cạnh quốc lộ số 10. Bản đồ địa chính xã Liên Bảo Ai đã một lần đặt chân đến Vụ Bản hãy dừng chân trên mảnh đất xã Liên Bảo, nơi có đền thờ Trạng nguyên LươngThế Vinh: “ Ai về Liên Bảo quê em Viếng đền cụ Trạng ngời danh đất này”. Theo quốc lộ số 10 đến phố Sở, rẽ vào đường trung tâm khu công nghiệp Bảo Minh cách 1km là đến thôn Cao Phương (nếu theo đường 12 đến Quang Trung rẽ trái cách 3km). Thôn Cao phương (Làng Cao Hương - Tên Nôm là Làng Hương). Đời vua Hàm Nghi năm 1885 đổi thành thôn Cao Phương, tên gọi đó tồn tại đến ngày nay. Thôn Cao Phương chia thành 3 xóm: Giáp Nhất, Giáp Nhì và Giáp Ba, mỗi xóm đều có cổng làng mới được xây dựng trở lại. Cổng xóm Giáp Nhất - Làng Cao Phương Làng Cao Phương đất rộng người đông, pha trộn tiếng nói một số vùng Nghệ Tĩnh do dân địa phương vào Nghệ Tĩnh làm ăn, buôn bán. Người dân nơi đây năng động, mến khách. Sự thành đạt của con cháu các dòng họ trong thôn đã đem lại sự đổi thay cho quê hương với sự ra đời của đường bê tông, nhà văn hóa, trường học, nhà cao tầng khang trang. Theo trục đường chính đến cổng xóm Giáp Nhất, rẽ tay phải khoảng 200m là đến khu di tích lịch sử “Đền thờ TrạngNguyênLươngThế Vinh” nằm ở trung tâm làng Cao Phương. Khuôn viên đền thờ trạngnguyênLươngThếVinh (thôn Cao Phương) Khu di tích lịch sử Đền thờ TrạngNguyênLươngThếVinh bao gồm: toàn bộ khu đền thờ - phía trước đền là vườn hoa Tao Đàn có hồ bán nguyệt. Tên vườn hoa Tao Đàn có lẽ bắt nguồn từ lịch sử Trạngnguyên đã từng giữ chức “Sái phu’’của hội thơ Tao Đàn mà vua Lê Thánh Tông là người khởi xướng. Vườn hoa Tao Đàn (cây đại được chiết từ trường Quốc Tử Giám - Hà Nội) Vườn có nhiều loại cây quý như cây dừa xứ Thanh, cây đại được chiết từ cây đại ở trường Quốc Tử Giám - Hà Nội của tư nghiệp Nguyễn Nghiễm. Vườn còn có hai tấm bia ghi tên TrạngNguyênLươngThế Vinh, tên 16 vị tiến sĩ của huyện Vụ Bản Cạnh vườn hoa hướng lên phía bắc là Đền thờ TrạngnguyênLươngThế Vinh. Cổng đền là hai cột đồng trụ uy nghi hình tháp bút hướng lên trời cao với hai hàng chữ đường nét phóng khoáng: Quán thế văn chương danh lưỡng quốc Truyền gia huân nghiệp ngật song từ Dịch : Văn hay tiếng lẫy lừng hai nước Công đức cả nhà lập hai đền Bước vào trong sân có cây vạn tuế hàng trăm tuổi tượng trưng cho sức sống trường tồn. Tiếp đến là đền được xây dựng theo hướng Đông - Nam trên nền đất rộng hơn 200 mét vuông. Đền được xây dựng từ thời Hậu Lê sau khi trạngnguyênLươngThếVinh mất (1496). Nhân dân làng Cao Phương xây dựng đền thờ cụ Trạng ngay trên chính nền nhà cũ của ông. Khung cảnh bên trong đền (cung đệ nhị) Đền thờ trạngnguyênLươngThếVinh gồm 3 tòa, xây theo hình chữ Tam. Từ ngoài vào là cung “Đệ tam” (nơi để nhân dân tổ chức tế lễ). Hai bên tả hữu cung đệ tam là hai dãy nhà giải vũ (đều quay mặt vào trong). Tiếp đến là cung “Đệ nhị” có các di vật quí: ngai thờ, mũ Trạng nguyên, bức hoành phi sơn son thiếp bạc ‘Thiên hạ tri danh”, hai bên là đôi câu đối. “Tam khôi học kỳ Thiên tử chế Cửu chương toán học nhân gian truyền”. Dịch: Cờ xanh tam khôi vua ban tặng Toán học cửu chương nhân gian truyền. Trong cùng là cung đệ nhất (chính cung) nơi thờ trạngnguyênLươngThế Vinh. Tại cung đệ nhất đặt bức vẽ chân dung trạngnguyênLươngThếVinh được vẽ trên gỗ quý khổ rộng mỗi chiều 1m, bức chân dung vẽ trạngnguyênLươngThếVinh mặc triều phục, tay cầm quạt, tư thế ung dung phóng khoáng (theo tài liệu bảo tàng tỉnh Nam Định thì bức chân dung này do một họa sĩ người Trung Quốc vẽ khi trạngnguyên đi sứ sang nước này). Chân dung trạngnguyênLươngThếVinh Những mảng chạm khắc trong kiến trúc của ngôi đền không nhiều, chỉ góp phần điểm xuyết, tạo nên sự hài hòa cân đối cho toàn bộ di tích. Các kiến trúc cũng không lớn nhưng mỗi bộ phận lại tạo nên một sự hoàn chỉnh cho tổng thể công trình. TrạngnguyênLươngThếVinh tự là Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ ông là người thông minh học giỏi. Người dân nơi đây gọi ông là “Thần đồng”. Truyện kể rằng: Một hôm chủ nợ đến đòi nợ trong khi đó bố mẹ không có nhà, người chủ nợ gặng hỏi mãi cậu bé trả lời lấp lửng: - Bố cháu đi giết một người sống, mẹ đi cứu một người chết. Chủ nợ ngơ ngác không hiểu, gặng hỏi mãi cậu không trả lời, sau đó phải dỗ dành và hứa: - Nếu cháu nói thật, ta sẽ trừ hết nợ đi cho. LươngThếVinh nói: - Nếu thế phải có bằng chứng, xin ông in tay vào cái bánh đất này. Chủ nợ vừa thực hiện xong lời yêu cầu của cậu lúc ấy ThếVinh mới vừa cười vừa nói. - Thưa ông bố cháu đi nhổ mạ, mẹ cháu đi cấy. Nhờ thông minh mà cậu bé đã xóa được nợ cho bố mẹ. Lớn lên, LươngThếVinh càng học giỏi, cách học của cậu bé LươngThếVinh cũng rất đặc biệt khác hẳn với các sĩ tử thời bấy giờ. Cậu học có phương pháp riêng, học kết hợp với vui chơi giải trí, gần gũi với thiên nhiên và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Khi học thì chuyên tâm còn lúc vui chơi thì thoải mái, thả diều, thổi sáo, xem chèo Tài học vấn nổi tiếng khắp Sơn Nam. Đời vua Lê Thánh Tông - niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463) có mở khoa thi kén người tài. Khoa thi có 1400 cử nhân tham dự chọn được 44 tiến sĩ – một thám hoa – một bảng nhãn - một trạng nguyên. Trạngnguyên duy nhất ấy chính là LươngThế Vinh, lúc đó ông mới 23 tuổi. Vua Lê thánh Tông rất vui mừng đã chọn được nhân tài nên nhà vua đã đề tên 3 vi khôi khoa thành một bài thơ trên lá cờ - một đặc ân của nhà vua: TrạngnguyênLươngThếVinh Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh Thám hoa Quách Đình Bảo Thiên hạ cộng tri danh Bia Tiến sĩ khoa Quí Mùi (1463) Không những là người học giỏi mà TrạngnguyênLươngThếVinh còn là người có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tư tưởng yêu nước thương dân của ông đã bộc lộ ngay trong bài văn sách thi đình. Điều đó càng thể hiện rõ hơn trong 30 năm làm quan hàn lâm thực thi những chính sách của triều đình. Người là vị quan thanh liêm cương trực làm quan 4 năm mà 3 lần dâng tấu tố cáo 3 vị đại thần tham nhũng. Được vua Lê Thánh Tông tin dùng giúp việc văn từ đặc biệt là văn từ bang giao với nước ngoài. Ông thay vua viết nhiều bài biểu gửi vua nhà Minh. Những lí lẽ mềm mỏng, sắc bén trong bài biểu khiến vua Minh cũng phải ngợi khen. Là người tâm huyết với nền giáo dục, ông đã đề nghị vua cải cách việc học hành thi cử đưa việc học đến tận dân thôn tuyển chọn hiền tài cho đất nước: “việc giáo dục làm tốt thì phong tục đẹp, có tôn sư trọng đạo thì mới có nhiều người tài giỏi”.Trạng nguyênLươngThếVinh dạy học ở Quốc Tử Giám, tư huấn của Sùng Văn Quán và Tú Lâm Cục là những trường đào tạo nhân tài cho đất nước. Học trò của LươngThếVinh nhiều người đỗ đạt cao như học trò Lương Đắc Bằng đậu bảng nhãn LươngThếVinh rất chú trọng việc dạy toán, học toán ứng dụng trong cuộc sống. Lúc còn đi học, trong một bài văn nói về chí hướng của mình, ông đã xác định: “ thần cơ diệu toán vạn niên sư” (tính toán giỏi sẽ là thầy của muôn đời). Ông đã biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp” cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên của nước ta, được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam; trong đó nêu ra các phương pháp tính toán thông thường như: Cửu chương, bình phương, cách cân đong đo đếm, hình học để tính toán đo ruộng đất (chính điều này mà trạngnguyênLươngThếVinh còn được gọi là trạng Lường). Trong toán học ông thường viết cách học toán, đề toán làm thành thơ để dễ thuộc dễ nhớ. Mở đầu cuốn “Đại hành toán pháp”, có đề bài thơ khuyên mọi người học toán: “Trước thời biết cách thương lường Tính toán bình phân ở cửu chương Thông hay mọi nhẽ đều vinh hiển Học lấy cho tinh giúp thánh vương” Là người giỏi toán nên trạngnguyênLươngThếVinh còn được cử làm Cấp sự trung khoa chuyên giám sát các công trình xây dựng lớn như đê điều, đường xá, cung điện, đền đài Mặc dù rất coi trọng việc học nhưng trạngnguyênLươngThếVinh còn là người am hiểu âm nhạc. Ông đã cùng với Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn 2 bộ lễ nhạc mới là “Đồng văn duyên hợp xướng” và bộ nhã nhạc bằng nhạc khí dùng trong quốc lễ. Người con của vùng đất Thiên Bản ấy đã rất quan tâm đến nghệ thuật sân khấu chèo. Người biết sử dụng nhiều nhạc khí thuộc nhiều làn điệu chèo, say mê nghiên cứu chèo. Tác phẩm “Hí phường phả lục” - Bút danh Thụy Hiên (1501) là sản phẩm của tâm hồn tài hoa ấy. Mặc dù giữ nhiều trọng trách quan trọng, bận trăm công nghìn việc trong triều đình nhưng trạngnguyên vẫn luôn quan tâm giúp người dân làng Hương chú trọng đến công việc đồng ruộng và mở rộng buôn bán - đặc biệt là buôn bán thuốc bắc. Những năm cuối đời ông trở về quê nhà hưởng thú thanh nhàn, tới các chùa chiền quanh vùng cùng các nhà sư ngâm vịnh đàm đạo. Tự tay ông biên soạn cuốn “Thích điều giáo khoa phật kinh thập giới”. Có thể nói rằng cả cuộc đời trạngnguyênLươngThếVinh đã dâng trọn cho dân cho nước đúng như lời của nhà bác học Lê Quý Đôn “Tài hoa danh vọng tột bậc” hay những lời thơ ngợi ca của Nguyễn Khuyến trong một lần nhà thơ về nơi đây để viếng trạng nguyên: “Vượt lạch lên mây chí khác vời Núi Nam Sao Đẩu một người thôi” TrạngnguyênLươngThếVinh là ngôi sao Đẩu tỏa sáng giữa thời thịnh trị - Đời vua Lê Thánh Tông. Người đã cống hiến hết tài trí của mình giúp nước giúp dân, củng cố, phát triển nền thịnh trị của quốc gia Đại Việt. Quả đúng như lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông “Thiên hạ tri danh”. TrạngnguyênLươngThếVinh qua đời ngày 25 tháng 8 năm Bính Thìn (1496) hưởng thọ 55 tuổi. Khi ông qua đời, vua Lê Thánh Tông vô cùng thương tiếc đã viết một bài thơ Nôm khóc Trạng: “Khuất ngón tay than tài cái thế Lấy ai làm Trạng nước Nam ta” Ngôi sao Đẩu đã tắt nhưng ánh sáng của nó vẫn còn mãi trên bầu trời đầy sao đất Việt. Khu lăng mộ Trạngnguyên đặt giữa cánh đồng lộng gió, hướng về làng Hương. Mộ được xây tròn giật theo 7 cấp trong khuôn viên hình vuông: “Ba vuông sánh với bảy tròn Đời cha vinh hiển đời con sang giàu » Lăng mộ trạngnguyênLươngThếVinh Ý nguyện của người dân làng Hương, của con cháu dòng họ Lương mong muốn thế hệ mai sau noi gương TrạngnguyênLươngThếVinh rèn đức, luyện tài đóng góp cho quê hương đất nước. Noi gương sáng của Trạngnguyên người con cả đã trở thành Hiến sát Phó sứ Lương Trinh Túc là tướng triều đình (đời Lê). Cháu ngoại là Dương Xân đỗ tiến sĩ năm Ất Mùi (1535) đời nhà Mạc. Đỗ Văn Biểu làm quan với chức Thái Tử Thiên Bảo. Đền thờ Hiến sát Phó sứ Lương Trinh Túc Thế hệ trẻ trên quê hương Trạngnguyên ngày hôm nay kế thưa truyền thống hiếu học của ông cha nhiều cháu đã đỗ vào các trường đại học: Trần Đức Nguyên đỗ đại học Y Thái Bình, Dương Văn Nam đỗ đại học Ngoại thương Hà Nội, Nguyễn Tấn Tài đỗ đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Lương Việt Dung đỗ đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đền thờ TrạngnguyênLươngThếVinh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa Hàng năm, dòng họ Lương, nhân dân thôn Cao Phương vẫn tổ chức long trọng ngày sinh, ngày mất của trạng nguyên. Tổ chức lễ hội tại đền vào dịp tết nguyên đán, phát phần thưởng LươngThếVinh giành cho học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của ông hàng năm. Năm 2001, UBND tỉnh Nam Định tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 560 năm ngày sinh của Trạng nguyên. Đời đời ghi nhớ công lao to lớn, noi gương sáng của Trạngnguyên mà tại địa phương xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và nhiều tỉnh thành trên đất nước đều có những trường học mang tên LươngThế Vinh. Những việc làm trên có ý nghĩa thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” phát huy tinh thần luyện đức luyện tài, tinh thần hiếu học của trạngnguyênLươngThếVinh - Người mà muôn đời “Thiên hạ tri danh”. [...]...Trường tiểu học Lương ThếVinh xã Liên Bảo Trường THPT LươngThếVinh - TP Hà Nội Là người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Liên Bảo, chúng tôi rất tự hào về vùng đất có truyền thống lịch sử, đặc biệt là nơi có đền thờ trạngnguyênLươngThếVinhThế hệ học sinh chúng tôi sẽ noi theo gương sáng của người, quyết tâm rèn đức, luyện... phần giới thiệu của chúng tôi hy vọng rằng tất cả mọi người, mọi học sinh trên khắp mọi miền của đất nước hãy một lần đến với quê hương chúng tôi để tham quan khu di tích lịch sử - đền thờ trạngnguyênLươngThếVinh 6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài văn bao quát, đầy đủ ý . “Đền thờ Trạng Nguyên Lương Thế Vinh nằm ở trung tâm làng Cao Phương. Khuôn viên đền thờ trạng nguyên Lương Thế Vinh (thôn Cao Phương) Khu di tích lịch sử Đền thờ Trạng Nguyên Lương Thế Vinh bao. nơi thờ trạng nguyên Lương Thế Vinh. Tại cung đệ nhất đặt bức vẽ chân dung trạng nguyên Lương Thế Vinh được vẽ trên gỗ quý khổ rộng mỗi chiều 1m, bức chân dung vẽ trạng nguyên Lương Thế Vinh mặc. cha vinh hiển đời con sang giàu » Lăng mộ trạng nguyên Lương Thế Vinh Ý nguyện của người dân làng Hương, của con cháu dòng họ Lương mong muốn thế hệ mai sau noi gương Trạng nguyên Lương Thế Vinh