1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương

98 4K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 10,52 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌCKỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.

1 Đầu đề Luận văn tốt nghiệp:

“Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinhtế - xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương”

- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ởtỉnh Bình Dương.

3 Ngày giao Luận văn tốt nghiệp: 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN

Người duyệt (chấm sơ bộ):

Đơn vị:

Ngày bảo vệ:

Điểm tổng kết:

Trang 2

Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS Chế Đình Lý – Phó viện trưởng ViệnMôi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG Tp.HCM Thầy đã giúp em phát huy tốt khảnăng tự lập, đồng thời cung cấp kiến thức, hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thànhtốt luận văn này.

Anh Nguyễn Thanh Hải, anh Nguyễn Hiền Thân - Viện Môi Trường và TàiNguyên TP Hồ Chí Minh đã động viên giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều.

Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn lớp 07DMT đã động viên và giúp đỡ tôi trongnhững lúc khó khăn Nhất là bạn Lê Ngọc Tú đã động viên và góp ý kiến cho tôi rấtnhiều.

Và cuối cùng con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đấng sinh thành đãluôn ở bên cạnh giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như tronghọc tập để con được như ngày hôm nay.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011

Sinh viên: Bùi Thị Ly Na

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Giới hạn nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa đề tài 9

PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNHDƯƠNG 10

1.1 Đặc điểm tư nhiên 10

1.1.1.Vị trí địa lý 10

1.1.2.Địa hình, thổ nhưỡng 12

1.1.3.Đặc điểm khí hậu 13

1.1.4.Đặc điểm thủy văn 14

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 15

Trang 4

2.1 Hiện trạng tài nguyên nước tại Bình Dương 19

2.1.1.Các nguồn nước mặt chính ở Bình Dương 19

2.1.2.Các nguồn nước ngầm ở Bình Dương 21

2.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước 33

2.2.1.Khai thác nước và sử dụng nước mặt 33

2.2.2.Khai thác nước và sử dụng nước ngầm 34

2.3 Các yếu tố tác động đến tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương thời gian qua 38

2.3.1 Các nhân tố tác động về mặt số lượng đối với tài nguyên nước củaBình Dương 38

2.3.2.Các nhân tố tác động về mặt chất lượng đối với Tài nguyên nước củaBình Dương 48

CHƯƠNG 3: CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁCCHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 54

3.1 Hệ thống quản lý tài nguyên nước 54

3.2 Các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước 55

3.3 Các bên liên quan đến sự ô nhiễm nguồn nước 59

3.4 Các chính sách quản lý tài nguyên nước đã ban hành tại Bình Dương.60CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC VÀ THẢI LƯỢNG Ô NHIỄM MÔITRƯỜNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 62

4.1 Nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư đến năm 2020 62

4.1.1.Dự báo gia tăng dân số Bình Dương đến năm 2020 62

4.1.2.Nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2020 63

4.2 Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp 65

4.2.1.Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2020 65

4.2.2.Nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2020 66

4.3 Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp 68

4.3.1 Dự báo diện tích canh tác đến 2020 68

Trang 5

4.3.2.Nhu cầu nước nông nghiệp đến 2020 69

4.4 Tổng hợp nhu cầu nước toàn tỉnh đến 2020 đánh giá và cân đối nhu cầu sử dụng nước 70

4.5 Tính toán thải lượng ô nhiễm nước đến năm 2020 71

4.5.1.Thải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt 71

4.5.2.Thải lượng ô nhiễm nước từ công nghiệp 72

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 74

5.1 Các giải pháp khắc phục tác động từ con người 74

5.2 Các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nước 75

5.2.1.Các giải pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt 75

5.2.2.Các giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp ở BìnhDương 75

5.2.3.Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp 76

5.3 Giải pháp phối hợp các bên liên quan 76

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương 11

Bảng 1 2: Lượng mưa các tháng trong năm 13

Bảng 2 1: Kết quả phân tích mẫu vi lượng một số giếng khoan 31

Bảng 2 2: Kết quả phân tích hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật tại một số giếng khoan 33

Bảng 2 3: Đặc điểm nguồn nước chính địa bàn tỉnh Bình Dương 34

Bảng 2 4: Hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Bình Dương 36

Bảng 2 5: Số giếng khoan và lưu lượng cấp phép khai thác ngầm ở Bình Dương (Q,m3/ngày) 38

Bảng 2 6: Diện tích rừng tại Bình Dương 40

Bảng 2 7: Tổng hợp diện tích rừng qua các năm 40

Bảng 2 8: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 2005 - 2010 42

Bảng 2 9: Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải từ khu công nghiệp (chưa xử lý) 44

Bảng 2 10: Tổng hợp thải lượng ô nhiễm của các khu công nghiệp 44

Bảng 2 11: Thải lượng ô nhiễm của các cụm khu công nghiệp 46

Bảng 2 12: Diện tích nông nghiệp qua các năm: đơn vị (ha) 47

Bảng 2 13: Lưu lượng nước sử dụng cho nông nghiệp 48

Bảng 2 14: Lượng nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp: đơn vị (m3/ha/năm) 48

Bảng 2 15: Thải lượng ô nhiễm từ sinh hoạt 49

Bảng 2 16: Thải lượng ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp 49

Bảng 2 17: Thải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi 53

Bảng 3 1: Phân tích các bên liên quan đến quản lý tài nguyên nước 59

Bảng 3 2: Phân tích các bên liên quan 62

Bảng 4 1: Dự báo dân số đến 2020 66

Bảng 4 2: Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho Khu đô thị đến năm 2020 65

Trang 8

Bảng 4 3: Sản lượng ngành công nghiệp dự đoán đến năm 2020 (đơn vị : nghìn

tấ ) 69

Bảng 4 4: Nhu cầu dùng nước và nguồn khai thác 70

Bảng 4 5: Kết quả dự báo diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 72

Bảng 4 6: Tổng hợp lưu lượng nước sử dụng trong trồng trọt 73

Bảng 4 7: Nhu cầu nước năm 2010 và 2020 của toàn tỉnh 74

Bảng 4 8: Tổng hợp lưu lượng và thải lượng trong sinh hoat 75

Bảng 4 9: Tổng hợp thải lượng ô nhiễm từ các ngành công nghiệp (đơn vị : nghìn tấn/sp ) 76

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1: Bản đồ tỉnh Bình Dương (Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/) 12

Hình 1 2: Diễn biến dân số Bình Dương qua các năm 16

Hình 2 1: Diễn biến nồng độ COD trên 23

Hình 2 2: Bản đồ diễn biến nồng độ DO trung bình 24

Hình 2 3: Bản đồ diễn biến nồng độ COD trung bình năm 25

Hình 2 4: Diễn biến NH3-N trên sông SG – ĐN – SB 27

Hình 2 4: Bản đồ diễn biến nộng độ NH3-N trung bình năm 27

Hình 2 5: Diễn biến nồng độ coliform trung binh năm 28

Hình 2 7: Diễn biến nồng độ COD và NH3-N tại các kênh rạch 30

Hình 2 8: Diễn biến diện tích rừng qua các năm 41

Hình 2 9: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 2005 - 2010 42

Hình 2 10: Nhu cầu dùng nước trong sinh hoạt tỉnh Bình Dương qua các năm 43

Hình 2 11: Diễn biến đất nông nghiệp (“Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2009”) 47

Hình 3 1: Sơ đồ hệ thống quản lý tài nguyên nước 57

Hình 3 2: Sơ đồ các bên liên quan đến Quản lý tài nguyên nước 58

Trang 10

1.Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễnra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tậptrung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ.

Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên nhưrừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùngnước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xãhội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh,cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nướcngày càng khan hiếm, cạn kiệt

Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 consông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn Hiện nay, chúng ta

đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước (Nguồn:www.thiennhien.net)

Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quámức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước.Đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắnkhông có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.

Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, BìnhDương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựuđáng kể Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môitrường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí…

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, côngnghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình,việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhậpvào tầng chứa nước Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đếnnước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng lànguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng Dự báo từ nay đến năm 2020 ô nhiễm nguồnnước tỉnh Bình Dương có xu hướng ngày càng tăng, nếu ngay từ bây giờ chúng ta

Trang 11

không có biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt vàảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn.

Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phùhợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết vàcấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến Việc đề xuất giải phápquản lý trên địa bàn tỉnh sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý nhà nước về tài nguyên- môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội Đây cũng là cơsở để cho tỉnh Bình Dương hướng đến phát triển bền vững và đây cũng là lý do đềtài nghiên cứu “Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụphát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương” được chọn làm luận văntốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường – Đại học Kỹ Thuật Công NghệTp.HCM

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong các năm qua nghiên cứu về môi trường nước có nhiều tác giả quantâm Trong đó, phải kể đến các đề tài nghiên cứu về tài nguyên nước và quản lý tàinguyên nước:

TSKH Bùi Tá Long nghiên cứu về “Hiện trạng và giải pháp quản lý tàinguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng” (Long) Đã đánh giá được hiệntrạng khai thác nước dưới đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quảnlý, khai thác tiềm năng và quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất,thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn nước dưới đất và cho phép thực hiện tốt hơncông tác quản lý môi trường nước

PGS.TS Dương Thanh Lượng nghiên cứu “Tiêu nước cho các vùng nôngnghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung” (Lượng, 2007) đề tài này đềra phương pháp tính toán tiêu nước cho vùng nông nghiệp đang phát triển khucông nghiệp tập trung

Ths Trịnh Ngọc Tuyến nghiên cứu “Đánh giá môi trường nước dưới đấtvùng trung du miền núi Bắc Bộ, đề tài phân tích, đánh giá đặc điểm hình thành,

Trang 12

phía Bắc của Việt Nam; hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nguyênnhân gây ô nhiễm, biến đổi chất lượng nước dưới đất trong vùng Từ nghiêncứu thực tế, tác giả đã đưa ra 5 giải pháp mang tính tổng thể và 4 giải pháp vềcông nghệ kỹ thuật nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý, hiệu quả tàinguyên nước dưới đất trong vùng.

ThS Trần Hữu Hoàng “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước vùngđồng bằng sông Cửu Long” (Hoàng, 2007) ông đã sử dụng các phần mềm Arcview, Mapinfo và các phần mềm quản lý khác để xây dựng một cơ sở dữ liệuphục vụ, đánh giá, quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển nôngnghiệp, thủy sản, … phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững vùngĐBSCL

ThS Phạm Gia Hiền “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải các làng nghềtruyền thống đến tài nguyên nước mặt ở miền Đông Nam bộ” (Hiền) đề tài đãđánh giá các thực trạng chất thải làng nghề truyền thống và đề xuất các giảipháp bảo vệ và hạn chế ô nhiễm môi trường nguồn nước.

Ths Lê Mạnh Hùng nghiên cứu “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lýtài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai” (Hùng, 2007) Dự án nhằm xây dựngkhuôn khổ chung để bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên nước;phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường liên quanđến tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai, đồng thời xác định các quy tắchoạt động để quản lý, sử dụng tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vựcsông Đồng Nai như: Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước;bảo vệ tài nguyên nước và các hệ thủy sinh thái; phòng chống và giảm thiểu táchại do nước gây ra.

Luận văn cao học Huỳnh Thị Như Quỳnh nghiên cứu đề tài xây dựng môhình tính toán nước tổng hợp (WQI) và đề xuất giải pháp quản lý môi trườngnước mặt tỉnh Bình Dương Đề tài đã đánh giá, phân tích được và đưa ra giảipháp điều chỉnh quản lý nhằm góp phần bảo vệ chất lượng nước mặt tỉnh BìnhDương

Trang 13

Luận văn cao học Cao Thị Thủy Tiên nghiên cứu đề xuất các giải pháp đểquản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển các khu đô thị và khucông nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 Đề tài đánh giá hiện trạng chấtlượng, trữ lượng tài nguyên nước mặt trên đại bàn tỉnh Bình Dương nhằm đềxuất các giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triểnkhu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo nên một nền tảng cho khai thác vàsử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy một cáinhìn toàn diện về tài nguyên nước trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam Trong đóđiều đáng quan tâm là chất lượng và số lượng tài nguyên nước ngày càng suy giảmđặc biệt tại các thành phố lớn.

Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều

nghiên cứu về lĩnh vực này Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp HCM cũng là một

trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này như:

Huỳnh Thị Ngọc Bích đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Thạnh Đức Long An (Bích) khai thác có kế hoạch và xử lý thích hợp nguồn nước cấp bằngcách cải tạo hệ thống xử lý nước cấp của công ty Cơ Khí Long An

Võ Thị Thanh Nguyệt đề tài Thiết hệ thống xử lý nước cấp xã Đa Phước huyệnBình Chánh (Nguyệt, 2005) đưa ra kế hoạch khai thác và quản lý nước ngầm đểcung cấp vào hệ thống cấp nước cho Thành Phố nhằm thiết kế hệ thống cấpnước có công suất 30.000 m3/ngđ với công trình quy mô tương ứng đảm bảohoạt động lâu dài, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong xã ĐaPhước.

- Ngyễn Thị Thanh Thảo đề tài thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt khử cứngvới công suất 20.000 m3/ngày (Thảo) đề xuất công nghệ xử lý nước cứng từnước ngầm

- Chung Thị Lễ Nghi đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước cấp huyện Châu Thànhtỉnh Long An (Nghi) đánh giá chất lượng nước ngầm của huyện Châu Thành,

Trang 14

cụ thể là từ hệ thống giếng khoan mà người dân trực tiếp sinh hoạt từ đó tínhtoán thiết kế hệ thống xử lý thích hợp cho vùng ô nhiễm nhiều nhất

Các nghiên cứu trên đã góp phần làm cho công tác quản lý và xử lý môitrường nước ngày càng hoàn thiện hơn và giải quyết được một số vấn đề đang đặtra Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng tài nguyên nước vàgiải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, trong khi tại đây cómật độ các khu công nghiệp phát triển và dân số tăng nhanh Để giúp giải quyết nhucầu sử dụng bền vững tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương đáp ứng với tốc độphát triển kinh tế nhanh chóng của tỉnh và hướng đến các giải pháp sử dụng hợp lýnguồn tài nguyên này, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước ở Bình Dương là gì ? Giảipháp nào sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ở Bình Dương ? Để trả lời câuhỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:

1 Hiện trạng tài nguyên nước và hệ thống quản lý tài nguyên nước ở tỉnh BìnhDương hiện nay như thế nào ?

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tài nguyên nước ở BìnhDương là những yếu tố nào ?

3 Những bên liên quan nào liên quan đến quản lý tài nguyên nước ? BìnhDương đã ban hành những chính sách bảo vệ quản lý tài nguyên nước nào ?4 Nhu cầu khai thác, sử dụng nước của tỉnh đến năm 2020 là bao nhiêu và tài

nguyên nước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ bị các tác động ô nhiễm ra sao?

5 Làm thế nào quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên địa bàntỉnh đi đôi với phát triển kinh tế xã hội ?

3.Mục tiêu nghiên cứu

a.Mục tiêu luận văn

Phân tích, nghiên cứu hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyênnước tỉnh Bình Dương thời gian qua, tính toán nhu cầu nước và thải lượng ô nhiễm

Trang 15

nước trong tương lai đến năm 2020 và đề xuất giải pháp quản lý bền vững tàinguyên nước.

b.Nhiệm vụ cụ thể của luận văn

1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước và hệ thống quản lý môi trường nước ởtỉnh Bình Dương

2 Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng tàinguyên nước của Bình Dương.

3 Phân tích các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước và hiệu quả của cácchính sách quản lý môi trường nước của tỉnh Bình Dương

4 Tính toán nhu cầu khai thác, sử dụng nước và dự báo thải lượng ô nhiễm đốivới tài nguyên nước tính đến năm 2020 theo quy hoạch kinh tế - xã hội củatỉnh Bình Dương.

5 Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở tỉnhBình Dương

4.Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA).* Phương pháp thu thập các tài liệu:

- Tài liệu sơ cấp và thứ cấp về hiện trạng tài nguyên nước tại Sở Tàinguyên và Môi trường Bình Dương và các Sở ngành liên quan.

- Tài liệu thứ cấp về đặc điểm kinh tế xã hội, hoạt động công nghiệp… tạiBan quản lý các khu Công nghiệp Bình Dương và các Sở Ngành tỉnh BìnhDương.

- Các văn bản chính sách quản lý môi trường nước của Tỉnh Bình Dương* Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis)

* Phương pháp tính toán dựa trên các định mức sử dụng hay hệ số phát thảiô nhiễm của WHO:

- Ô nhiễm nước từ nước thải sinh hoạt: hệ số phát thải x số người qua các

Trang 16

- Ô nhiễm nước từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước: hệ số phátthải x sản lượng qua các năm.

Trong đó:

Ni+1* : Là số dân hiện tại của năm tính toán (người)Ni : Dân số hiện tại của Bình Dương

Ni+1 : Số dân sau một năm (người)Ni +1/2 : Số dân sau nửa năm (người)

t : độ chênh lệch giữa các năm (thường lấy 1)r : Tỷ lệ gia tăng dân số (r = 1,1% = 0,011)- Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2020Dùng công thức ngoại suy theo tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

y =yn +  L ( L = 1,2,3 )

(nghìn tấn)

Trang 17

Trong đó:

y : Sản lượng cuối cùng của dãy số thời gian.

y : Sản lượng dự báo theo thời gian

 i(i=1,n):Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn

- Dự báo diện tích canh tác đến 2020 dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượngtăng (giảm) tuyệt đối bình quân

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệtđối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấpsố công):

   xấp xỉ nhau (i= z n).Mô hình dự báo theo phương trình:

Trang 18

5.Giới hạn nghiên cứu

Luận văn chỉ đánh giá tổng thể về tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, khôngkiểm soát điển hình và cụ thể từng khu vực, từng ngành trong tỉnh.

6.Ý nghĩa đề tài

Tính khoa học: Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên cơ sở phân tích

thống kê môi trường Dựa trên số liệu thống kê và các hệ số định mức, luận vănthực hiện khái toán định lượng tài nguyên nước của Bình Dương trong quá khứ vàtrong tương lai Trên cơ sở dự báo nhu cầu nước dựa trên phương pháp thống kêmôi trường, luận văn xây dựng giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước và làm rõmột số vấn đề trong quản lý tài nguyên nước tỉnh Bình Dương.

Tính thực tiễn: Giải quyết các vấn đề về khai thác và sử dụng không hợp lý

tài nguyên nước, gây khó khăn trong việc quản lý Cung cấp luận cứ cho cácchương trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Tính mới của đề tài: Luận văn áp dụng phương pháp thống kê môi trường

để khái toán diễn biến nhu cầu nước trong quá khứ và dự báo tương lai Bằng cáckết quả phân tích hệ thống môi trường, luận văn đưa ra các giải pháp quản lý hợp lýtài nguyên nước để dự báo nhu cầu sử dụng nước và sự ô nhiễm tài nguyên nướctrong tương lai cho tỉnh Bình Dương.

Trang 19

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃHỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

Để làm rõ hiện trạng tài nguyên nước và những yếu tố liên quan có tác độngđến tài nguyên nước, trong chương này sẽ trình bày: các đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội của Tỉnh Bình Dương.

1.1.Đặc điểm tư nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc củaThành phố Hồ Chí Minh, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phíaNam của cả nước Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.695,54 km2, chiếm 11%diện tích khu vực miền Đông Nam Bộ và chiếm 0,83% diện tích cả nước, được baobọc bởi 2 con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông.

Tọa độ địa lý được giới hạn:

o Từ 11052’ đến 12018’ vĩ độ Bắc

o Từ 106045’ đến 107030’ kinh độ ĐôngRanh giới hành chánh như sau:

o Phía Tây giác tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, Bình Dương có 03 thị xã và 06 huyện Diện tích các huyện, thị xãđược trình bày trong bảng 1.1

Trang 20

“Nguồn: theo niên giám thống kê năm 2009”

Trang 21

Hình 1 1: Bản đồ tỉnh Bình Dương (Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn/)1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộvới đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằngphẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nốitiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25 m so với mặt biển Đặc biệt có một vài đồinúi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m vàba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m; núi La Tha cao 198 m;núi Cậu cao 155 m.

Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có 3 dạng địa hình chính sau đây: - Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn vàsông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trungbình 6 – 10 m.

- Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hìnhtương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 10 – 30 m.

- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu làcác đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, độ cao phổ biến từ 30 – 60 m.

Mặc dù Bình Dương được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hìnhcó cao độ trung bình từ 20 – 25 m nên đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt và ngập úngngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai

Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự hình thành các khu đô thị, các KCN,cụm sản xuất cùng với quá trình khai thác khoáng sản với quy mô lớn (chủ yếu tậptrung tại phía Đông của thị xã Dĩ An, phía Nam của huyện Tân Uyên và thị trấn MỹPhước của huyện Bến Cát) đã làm biến đổi bề mặt địa hình của khu vực, gây nhiềutác động tiêu cực như thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâm thực bào mòn cácbề mặt sườn.

Trang 22

1.1.3 Đặc điểm khí hậu1.1.3.1 Nhiệt độ

Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời quanh năm và tươngđối ổn định Nhiệt độ trung bình trong 05 năm là 26,78 0C, nhiệt độ trung bình thángcao nhất là 29,2 0C (tháng 4/2005), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,4 0C(tháng 1/2009) Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,8

1.1.3.2 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trong năm tương đối cao Độ ẩm trung bình vào mùa mưalà 86,14% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 77% Đô ẩm cao nhất thường xảy ravào giữa mùa mưa 90% vào tháng 8 và độ ẩm thấp nhất xảy ra vào giữa mùa khô70% vào tháng 3.

1.1.3.3 Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 Trong các nămgần đây, lượng mưa trung bình năm tại Bình Dương có khuynh hướng giảm dần vàkhông phân bố đều trong các tháng của năm

Lượng mưa các tháng trong năm

Bảng 1 2: Lượng mưa các tháng trong năm

Trang 23

Lượng mưa trung bình trong 05 năm qua từ 1.734,2 – 2.286,8 mm Thángmưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 341 mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trungbình dưới 20 mm

Số giờ nắng trung bình trong ngày là 6,5 giờ, cao nhất là 11 giờ Tháng có số

giờ nắng cao nhất là 239,6 giờ (tháng 3), thấp nhất là 144,4 giờ (tháng 7) (“Nguồn:

theo niên giám thống kê năm 2009”)

Tóm lại khí hậu tỉnh Bình Dương không có biến động lớn về bão, lụt Songthỉnh thoảng lại có lốc xoáy, mưa, sét, hoặc hạn hán bất thường kéo dài không đúngquy luật, đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và môi trường nơi đây.

1.1.4 Đặc điểm thủy văn

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dươngthay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùakhô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng.Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏkhác.

Sông Bé bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của Nam Tây Nguyên ở độ cao 650- 900 m, chảy qua địa phận Bình Dương 120 km rồi đổ vào sông Đồng Nai Dòngsông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước

Trang 24

chảy xiết nên có giá trị về thủy lợi và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phíaBắc của tỉnh.

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ caonguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận BìnhDương ở Tân Uyên Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước cho khu côngnghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cungcấp thủy sản cho nhân dân.

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnhBình Phước) Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối Sông SàiGòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp,cung cấp thủy sản

Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam Xe huyệnBình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đậpÔng Cộ

Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm cácsông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưngdo chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên dòng chảy mặt có nguy cơ bị xâmnhập mặn Đặc biệt vào mùa khô, nguồn sinh thủy kém, dòng chảy nước mặt tậptrung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao thì có mực nước thấp, thậm chícó suối bị khô kiệt gây ảnh hưởng đến việc cấp nước cho nông nghiệp.

Trong đó, đặc biệt là sông Thị Tính là nguyên nhân của những biến đổi vềmôi trường và hệ sinh thái nông nghiệp khi có sự biến đổi của chế độ thủy văn vàchất lượng nước.

1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2.1 Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2010 của tình Bình Dương là:1.619.930 người, mật độ trung bình 555 người/km2

Trang 25

DÂN SỐ BÌNH DƯƠNG QUA CÁC NĂM 1995 - 2010

Tỉnh Bình Dương có nhiều sông nhưng chỉ có 3 tuyến lưu thông thủy gồm:sông Đồng Nai từ Hiều Liêm về Thạnh Phúc (Tân Uyên), sông Sài Gòn từ DầuTiếng về Thuận An và Sông Thị Tính Ngoài 3 sông trên tỉnh còn có một số rạchcho phép lưu thông thủy bằng thuyền.

Với vị trí địa lý tự nhiên, Bình Dương có tiềm năng đa dạng và có điều kiệnthuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh trên cả 3 lĩnh vực: công nghiệp -dịch vụ - nông nghiệp Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

1.2.2.4 Thủy lợi

Có các công trình thủy lợi như: hồ Đá Bàn tưới 500 ha, hồ Cân Nôm tưới350 ha, hồ Suối Giai tưới 700 ha, đập suối sâu tưới 250 ha, 6 trạm bơm của huyệnThân Uyên tưới 720 ha, hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn, thị xã Thủ Dầu Một vàhuyện Bến Cát (tưới – tiêu ngăn mặn 2.190 ha); kênh tiêu thoát nước Hòa Bình, hệthống tiêu thoát nước khu công nghiệp Sóng Thần – Bình Hòa.

Trang 26

1.2.2.5 Y tế

Toàn tỉnh có 7 bệnh viện, 1.269 cơ sở hành nghề y tế tư nhân trong đó có 2bệnh viện tư nhân và 10 phòng khám đa khoa tư nhân, 79 tạm y tế xã phường Tổnglượng nước thải y tế tại các bệnh viện phát sinh hiện nay khoảng 1.137 m3/ngày,trong đó có 11 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ có khoảng 20%là đạt tiêu chuẩn thải Hầu hết các phòng khám đa khoa, trạm y tế đều không có hệ

thống xử lý nước thải (Nguồn: “theo báo cáo hiện trạng tài nguyên tỉnh Bình

Dương giai đoạn 2005-2010” )

1.2.3 Cấp thoát nước

Hệ thống cấp nước : Hiện nay trên địa bàn tình có 6 nhà máy với tổng công

suất 70.000m3/ngày, bao gồm: nhà máy nước thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, Mỹ

Phước, Phước Vĩnh, Uyên Hưng, Dầu Tiếng (Nguồn: “Công ty cấp thoát nước tỉnh

Bình Dương”)

Hệ thống thoát nước: Hiện Bình Dương có 9 hệ thống thoát nước đô thị, 46

công trình thủy lợi, trong đó có 38 công trình cấp nước (5 hồ, 9 đập, 12 cản, 11 trạmbơm điện) Mạng lưới đường ống cung cấp nước tập trung ổn định về lưu lượng vàan toàn về chất lượng, phục vụ cho các đô thị, các khu dân cư tập trung, các khucông nghiệp Mạng ống nước có đường kính 300 ÷ 1000 mm, 200 mm và 150 ÷ 42mm đã trải rộng cho một phần các đô thị: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Mỹ Phước, AnThạnh, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, Uyên Hưng, các khu công nghiệp, Khu liênhiệp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương

Mạng cung cấp nước tập trung đã làm giảm đáng kể lượng nước khai thác từ

nước ngầm ở Bình Dương trong những năm gần đây (Nguồn: “Công ty cấp thoát

nước tỉnh Bình Dương”)

1.2.4 Đánh giá chung những yếu tố liên quan đến tài nguyên nước tỉnh BìnhDương

Trang 27

Hiện nay, với điều kiện tự nhiên Bình Dương được bao bọc bởi hai con sônglớn là: sông Sài Gòn và Đồng Nai Hàng năm các sông suối truyền tải đến cho khuvực tỉnh một khối lượng nước rất lớn Vì vậy, tài nguyên nước tỉnh Bình Dương tập

trung chủ yếu vào nước mặt như ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch và nước ngầm

Ngoài ra, Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,nên nhiệt độ cao và tương đối ổn định Độ ẩm không khí trung bình năm tương đốicao mùa mưa là 90% và mùa khô là 78%, lượng mưa nhiều khoảng 431,9 mm/năm.

Với tình hình phát triển đô thị và khu dân cư trên địa bàn tỉnh như hiện nay,vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải đô thị với hoạt động công nghiệp lànguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước ở tỉnh Bình Dương.

Mặc khác, hệ thống thoát nước đô thị ở Bình Dương hiện chậm phát triển,mạng lưới thoát nước còn chấp vá, chưa có hệ thống thoát nước thải riêng với nướcmưa riêng Chỉ có một số đô thị như thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An các thịtrấn huyện lỵ Bến Cát, Tân Uyên, có hệ thống thoát nước nhưng chỉ tập trung ở khuvực trung tâm và chủ yếu để thoát nước mưa, còn nước thải sinh hoạt ở các đô thịchỉ mới xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại hoặc không được xử lý, kể cả nước thải bệnhviện Tất cả được xả trực tiếp ra sông, rạch làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.

Trang 28

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TÀINGUYÊN NƯỚC TẠI BÌNH DƯƠNG.

Với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, cùng với sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ đã làm suy giảm nguồn tàinguyên nước Để làm rõ hiện trạng tài nguyên nước và những yếu tố liên quan tácđộng đến tài nguyên nước, trong chương này sẽ trình bày: (1) Các nguồn nước mặtchính; (2) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; (3) Các yếu tố tác độngđến tài nguyên nước ở Bình Dương.

2.1.Hiện trạng tài nguyên nước tại Bình Dương.

2.1.1 Các nguồn nước mặt chính ở Bình Dương

Sông Sài Gòn:

Bắt nguồn từ vùng đồi núi Lộc Thạnh - Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước với độcao tuyệt đối từ 200 - 250 m, đoạn đầu chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam gặpbiên giới Việt Nam - Campuchia đến Lộc Thành hợp lưu với suối sanh đôi đổihướng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho đến khi đổ vào sông Đồng Nai tạiNhà Bè Sông có tổng chiều dài là 280 km, diện tích lưu vực 4.500 km2, chiều dàitính đến hồ Dầu Tiếng với dung tích chứa 1,1 tỷ m3 trên thượng nguồn sông SàiGòn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tỉnh Tây Ninh, Long An, TP.HCM vàBình Dương Phần thuộc tỉnh Bình Dương là 1.387 km2 có các đặc trưng dòng chảy:

Lưu lượng bình quân: 29,82 m3/s

Tổng lượng nước đến bình quân 942,32 triệu m3

Sông Sài Gòn, phần chảy qua tỉnh Bình Dương tính từ hồ Dầu Tiếng đến xãVĩnh Phú thị xã Thuận An có chiều dài 140 km, diện tích lưu vực 2.200 km2 chịuảnh hưởng của thủy triều Biển Đông và xả lũ của Hồ Dầu Tiếng.

Trang 29

Sông Bé

Bắt nguồn từ vùng núi phía tây của nam Tây Nguyên (DakLak) ở độ caokhoảng 800 - 900 m, tổng chiều dài 350 km, diện tích lưu vực 7650 km2 Sông Bé làphụ lưu lớn của sông Đồng Nai, sông tuy không rộng lắm nhưng sâu, bờ sông dựngđứng, lắm thác, nhiều nghềnh, độ dốc trung bình của lòng sông là 0,8 - 1% Phầnthượng nguồn chảy qua tỉnh Bình Phước với địa hình dốc và bị chia cắt, lòng sôngdốc rồi chảy ngang qua huyện Tân Uyên, cuối cùng đổ vào sông Đồng Nai tại TânUyên Tổng chiều dài của đoạn sông chảy qua tỉnh Bình Dương là 120 km.

Thủy văn phần lưu vực sông Bé thuộc tỉnh Bình Dương:Lưu lượng bình quân : 26,00 m3/s

Tổng lượng nước bình quân 842.46 triệu m3

Sông Đồng Nai

Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên, dài 90 km với lưulượng trung bình 485 m3/s, độ dốc 4,6% Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thôngvận tải, khoáng sản, cung cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuấtnông nghiệp.

Sông Thị Tính và các sông rạch khác

Ngoài 3 con sông chính, Bình Dương còn có sông Thị Tính (đây là nhánhcủa sông Sài Gòn) Sông Thị Tính chảy vào Bình Dương tại suối Bà Và (DầuTiếng) giáp tỉnh Bình Phước Sông Thị Tính có lưu vực 840 km2, hàng năm truyềntải một lượng nước rất lớn từ thượng nguồn đổ về, và chịu ảnh hưởng triều cường,lòng sông hẹp, bị bồi lắng nhiều năm nên thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa.

Ngoài các sông chính kể trên, nguồn nước mặt ở tỉnh Bình Dương còn mộtloạt các suối rạch như: rạch Bà Lô, Bà Hiệp, rạch Vĩnh Bình, rạch Cầu Ông Cô,suối Cái, suối Gai,… tuy nhiên, mật độ kênh rạch trong khu vực chỉ chiếm khoảngtừ 0,8 - 0,4 km/km2.

Trang 30

Bình Dương còn có hệ thống hồ chứa nước rất quan trọng cho việc tưới tiêuvà chống lũ, bao gồm các hồ: Dầu Tiếng – huyện Dầu Tiếng; Từ Vân I và II, CuaParis – huyện Bến Cát; Đá Bàn - huyện Tân Uyên; Cần Nôm và hồ Phước Hòa -huyện Dầu Tiếng.

2.1.2 Các nguồn nước ngầm ở Bình Dương

Nguồn nước ngầm của tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, tồn tại dướihai dạng là lỗ hổng và khe nứt, mực nước ngầm ở độ sâu 50 – 200 m Theo đánh giáthì tổng trữ lượng khai thác tiềm năng trên toàn tỉnh là 1.627,317 m3/ngày Về đặcđiểm phân bố, tỉnh Bình Dương có các khu vực nước ngầm như sau:

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen giữa- trên: có diện phânbố không lớn, bề lớp chứa nước mỏng (1,60 - 20,0 m) Nước ở tầng này đều là nướcnhạt, không áp và áp lực cục bộ, có thể thoát ra hoặc nhận cung cấp từ nước trongcác dòng mặt ở mùa khô hoặc mùa mưa Vùng chiếm diện tích khoảng 923 km2, lộra trên bề mặt địa hình, kéo dài thành dải từ khu vực Long Tân (Dầu Tiếng) qua AnĐiền (Bến Cát) xuống Thủ Dầu Một

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới: tầng chứa nước nàyphân bố từ trung tâm vùng ra tới rìa phía tây giáp sông Sài Gòn, chiếm diện tíchkhoảng 1.928 km2, kéo dài thành dải từ khu vực An Long (Phú Giáo) xuống đếnĐông Hoà (Dĩ An) Mặc dù có diện phân bố rộng, nhưng bề lớp chứa nước khônglớn (1,26  29,5 m), qua tài liệu phân tích cho thấy nước có chất lượng tốt nhưngdo nằm ngay dưới thành tạo cách nước yếu có nơi khá mỏng nên gần mặt đất rất dễbị nhiễm bẩn do con người gây ra Tầng chứa nước này không thể khai thác nướccho công nghiệp mà chỉ có thể khai thác phục vụ cung cấp nước nhỏ cho dân sinhtại chỗ Hiện nay dân cư trong tỉnh đang khai thác nhiều trong tầng này để dùng chosinh hoạt ăn uống và tưới cây

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa: thuộc hệ tầng Bà Miêu,phân bố rất rộng với diện tích 2.362 km2 kéo dài từ huyện Phú Giáo qua Tân Uyênvà về phía sông Sài Gòn Bề lớp chứa nước lớn, nước có chất lượng tốt, nhưng do

Trang 31

nằm ngay dưới thành tạo thấm nước yếu của hệ tầng Bà Miêu lộ trên mặt đất vànhiều nơi lớp cách nước khá mỏng lên rất dễ bị nhiễm bẩn do con người tạo ra, đâylà tầng có thể khai thác nước cho công nghiệp và khai thác tập trung cung cấp nướccho dân Hiện nay tầng chứa nước này đang được khai thác rất mạnh mẽ tại khắptỉnh Bình Dương nhất là ở các khu công nghiệp mới và cũ, cũng như ở các khu đôthị đang phát triển.

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới: phân bố rất rộng trongtỉnh, bề dày lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, chất lượng nước tốt vàlà một trong hai tầng chứa nước quan trọng trong vùng Tuy vậy hiện nay trongvùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho nên lượng nước đang khai thác trongtầng này cũng khá lớn.

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên: tầng chứa nước nàykhông có triển vọng để khai thác nước, mức độ chứa nước nghèo do nằm quá sâu,

bề dày mỏng, diện phân bố nhỏ (Nguồn: “Báo cáo hiện trạng môi trường giai

đoạn 2005-2010”)

Đánh giá chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chất lượng nước mặt trên các sông rạch

Dựa vào tài liệu quan trắc “Báo cáo hiện trang môi trường tỉnh Bình Dươnggiai đoạn 2005-2010” luận văn đã thu thập, cho thấy chất lượng nước sông Sài Gòn,Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn Bình Dương ở phần thượng lưu còn khá tốt, trongkhi chất lượng nước ở hạ lưu các sông ngày càng có xu hướng xấu đi do nước thảitừ các KCN đổ vào Đặc biệt mức độ ô nhiễm tăng cao qua các năm tại các kênhrạch trong nội ô các đô thị.

Trang 32

Diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn:

Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ DOtrong nước sông Sài Gòn có dấu hiệu suygiảm qua các năm và giảm dần từ thượnglưu đến hạ lưu Hàm lượng ammoniac tăngmạnh từ thượng lưu đến hạ lưu, giá trị quantrắc trung bình năm NH3-N vượt 2-13 lầnso với QCVN (A1) Kết quả này cho thấynước sông có dấu hiệu ô nhiễm dinhdưỡng, hữu cơ tại khu vực hạ lưu.

SG3: Tại cửa rạch Vĩnh Bình, nơi

đây là điểm kết thúc của sông SàiGòn chảy qua địa phận tỉnh BìnhDương tiếp giáp với Tp.HCM.Đặc biệt tại vị trí quan trắc (SG2)

gần trạm cấp nước nồng độ COD qua cácnăm đều vượt quy chuẩn cho phép và códấu hiệu tăng lên Điều này cho thấy chấtlượng nước tại khu vực cấp nước chosinh hoạt có dấu hiệu bị ô nhiễm

Ngoài các thông số trên, kết quảquan trắc các thông số khác tại 3 vị trítrên sông Sài Gòn qua các năm đều đạtquy chuẩn cho phép Tuy nhiên, tại vị trí

SG3 mặc dù các thông số còn lại không vượt quy chuẩn cho phép nhưng đều tăngqua các năm.

Diễn biến nồng độ DO qua các năm tại các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn

Diễn biến nồng độ NH3-N qua các năm tại các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn

Diễn biến nồng độ COD tại khu vực cấp nước trên sông Sài Gòn từ năm 2005-2010

0.005.0010.0015.0020.0025.00

Trang 33

Hình 2 7: Bản đồ diễn biến nồng độ DO trung bình

Trang 34

Hình 2 8: Bản đồ diễn biến nồng độ COD trung bình năm

Trang 35

Diễn biến chất lượng nước mặt sông Đồng Nai:

Kết quả quantrắc qua các năm chothấy chất lượng nướcsông Đồng Nai có hiệntượng ô nhiễm dinhdưỡng, do hàm lượngNH3-N vượt giới hạncho phép Các thôngsố quan trắc còn lạiđều nằm trong giới hạn

cho phép theo quy định

Hình 2 9: Diễn biến NH3-N trên sông SG – ĐN – SB

Tuy nhiên so với sông Sài Gòn, sông Bé thì mức độ ô nhiễm dinh dưỡng trên sôngĐồng Nai qua các năm có thấp hơn.

Ghi chú:

ĐN1: Cách ngã ba sông Đồng Nai – Sông Bé

khoảng 10 Km, nơi hợp lưu của hai dòng chảytừ Sông Bé và hồ Trị An

SB: Tại cầu Sông Bé, đoạn sông này chịu ảnh

hưởng bởi các nguồn thải của các nhà máy chếbiến mủ cao su, nhà máy sản xuất giấy thải rasuối Lùng và đổ ra sông

ĐN2: Sông Đồng Nai đoạn

chảy qua cù lao Bạch Đằng.

ĐN3: Tại bến đò Tân Ba, nơi

giáp ranh với tỉnh Đồng Naithuộc hạ lưu sông Đồng Naichảy vào địa phận tỉnh BìnhDương.

Diễn biến nồng độ NH3-N tại các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn - Đồng Nai - Sông Bé

0.000.200.400.600.801.001.201.401.60

Trang 36

Hình 2 10: Bản đồ diễn biến nộng độ NH3-N trung bình năm

Trang 38

Diễn biến chất lượng nước mặt tại các kênh, rạch trên địa bàn tỉnh:

Diễn biến nồng độ COD tại các kênh rạch tỉnh Bình Dương

RạchCầuÔng Cộ

RạchSuối Sịp

200520062007200820092010QCVN (B1)

Diễn biến nồng độ COD tại các kênhrạch tỉnh Bình Dương

Diễn biến nồng độ NH3-N tại các kênh rạch tỉnh Bình Dương

200520062007200820092010QCVN (B2)

Diễn biến nồng độ NH3-N tại các kênhrạch tỉnh Bình Dương

Hình 2 12: Diễn biến nồng độ COD và NH3-N tại các kênh rạch

Kết quả quan trắc qua các năm nhìn chung chất lượng nước sông Sài Gòn,Sông Đồng Nai bị ô nhiễm nhẹ các chất dinh dưỡng, hữu cơ, chất rắn lơ lững Nồngđộ chất hữu cơ trong nước tại sông Sài Gòn (khu vực cầu Phú Cường, thị xã ThủDầu Một) và sông Đồng Nai (khu vực xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên) vượtchuẩn cho phép 1,1 lần Nồng độ amoniac vượt chuẩn cho phép 12,6 lần.

Tại một số khu vực dân cư gần KCN Việt Hương như đường 22/12 (xãThuận Giao), rạch Chòm Sao (xã Hưng Định, Bình Nhâm và một phần thị trấn LáiThiêu) thị xã Thuận An, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đã gây ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sức khỏe nhiều người dân ở đây

Các kênh rạch như Suối Cát, rạch Ông Đành - thị xã Thủ Dầu Một, Suối Sịp– thị xã Dĩ An mức độ ô nhiễm hữu cơ cao và có xu hướng gia tăng trong 4 nămgần đây và tất cả đều vượt quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995, loại B từ 2 - 4lần Rạch Ông Đành tại thị xã Thủ Dầu Một bị nhiễm bẩn dinh dưỡng và vi sinh caonhất Các thông số quan trắc còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép.

Nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước ở Bình Dương bị ô nhiễm là do nướcthải công nghiệp chưa qua xử lý đổ ra môi trường và một số nguyên nhân khác như

Trang 39

rác thải lẫn lộn trong các nguồn nước, nông dân bón phân cho lúa và hoa màu chưa

phân huỷ hết gặp trời mưa chạy xuống kênh rạch, sông suối….(Nguồn:

Chất lượng nước ngầm

Ô nhiễm nước ngầm từ kim loại nặng:

Bảng 2 2: Kết quả phân tích mẫu vi lượng một số giếng khoan

Stt Điểm lấymẫu

Nhà máyRác Chánh

Phú Hoà,giếng khu

sinh hoá,BC

Công tyHưngThịnh, KCN

Đồng An,TA

n22 (TCNPliocen

Phú, TA

n2KPH0,001 0.001< 0,0020,0010,0330,097KPH 0.001<

Nhà máyRác Chánh

Phú Hoà,giếng bếp

ăn, BC

Bãi RácTân Bình,

DA

Trang 40

dân cạnhBãi RácTân Bình,

Công tyStanda,KCN Đồng

An, TA

Công tyVinh Thành

Đạt, KCNĐồng An,

Công tyVĩnh Tụ,KCN SóngThần I, DA

Công tyASAMA,KCN SóngThần I, DA

Ô nhiễm nước từ sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp:

Thuốc bảo vệ thực vật hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuấtnông nghiệp của tỉnh Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cũng sẽ cónhững nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước.

Để đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến nước ngầm, luậnvăn đã thu thập kết quả lấy mẫu tại một số khu vực trồng rau tập trung lớn trongkhu vực nghiên cứu.

Ngày đăng: 30/04/2014, 00:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương (Trang 19)
Bảng 1 2: Lượng mưa các tháng trong năm - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 1 2: Lượng mưa các tháng trong năm (Trang 21)
Hình 2 2: Bản đồ diễn biến nồng độ DO trung bình năm - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Hình 2 2: Bản đồ diễn biến nồng độ DO trung bình năm (Trang 32)
Hình 2 3: Bản đồ diễn biến nồng độ COD trung bình năm - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Hình 2 3: Bản đồ diễn biến nồng độ COD trung bình năm (Trang 33)
Bảng 2 1: Kết quả phân tích mẫu vi lượng một số giếng khoan - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 1: Kết quả phân tích mẫu vi lượng một số giếng khoan (Trang 38)
Bảng 2 2: Kết quả phân tích hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật tại một số giếng  khoan - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 2: Kết quả phân tích hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật tại một số giếng khoan (Trang 40)
Bảng 2 3: Đặc điểm nguồn nước chính địa bàn tỉnh Bình Dương - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 3: Đặc điểm nguồn nước chính địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 41)
Bảng 2 4: Hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Bình Dương - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 4: Hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Bình Dương (Trang 43)
Bảng 2 7: Tổng hợp diện tích rừng qua các năm - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 7: Tổng hợp diện tích rừng qua các năm (Trang 47)
Bảng 2 8: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên  tỉnh Bình Dương 2005 - 2010 - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 8: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 2005 - 2010 (Trang 49)
Hình 2 10: Nhu cầu dùng nước trong sinh hoạt tỉnh Bình Dương qua các năm. - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Hình 2 10: Nhu cầu dùng nước trong sinh hoạt tỉnh Bình Dương qua các năm (Trang 50)
Bảng 2 10: Tổng hợp thải lượng ô nhiễm của các khu công nghiệp - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 10: Tổng hợp thải lượng ô nhiễm của các khu công nghiệp (Trang 51)
Bảng 2 11: Thải lượng ô nhiễm của các cụm khu công nghiệp. - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 11: Thải lượng ô nhiễm của các cụm khu công nghiệp (Trang 53)
Bảng 2 12: Diện tích nông nghiệp qua các năm: đơn vị (ha) - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 12: Diện tích nông nghiệp qua các năm: đơn vị (ha) (Trang 54)
Bảng 2 13: Lưu lượng nước sử dụng cho nông nghiệp - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 13: Lưu lượng nước sử dụng cho nông nghiệp (Trang 55)
Bảng 2 15: Thải lượng ô nhiễm từ sinh hoạt - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 15: Thải lượng ô nhiễm từ sinh hoạt (Trang 56)
Bảng 2 16: Thải lượng ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 2 16: Thải lượng ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp (Trang 57)
Hình 3 1: Sơ đồ hệ thống quản lý tài nguyên nước - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Hình 3 1: Sơ đồ hệ thống quản lý tài nguyên nước (Trang 63)
Hình 3 2: Sơ đồ các bên liên quan đến Quản lý tài nguyên nước Ghi chú: - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Hình 3 2: Sơ đồ các bên liên quan đến Quản lý tài nguyên nước Ghi chú: (Trang 64)
Bảng 3 2: Phân tích các bên liên quan - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 3 2: Phân tích các bên liên quan (Trang 68)
Bảng 4 1: Dự báo dân số đến 2020 - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 4 1: Dự báo dân số đến 2020 (Trang 72)
Bảng 4 2: Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho Khu đô thị đến năm 2020 - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 4 2: Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho Khu đô thị đến năm 2020 (Trang 73)
Bảng 4 2: Sản lượng ngành công nghiệp dự đoán đến năm 2020  (đơn vị : nghìn tấn ) Các kết quả này dựa vào lượng tăng  giảm tuyệt đối bình quân cả kỳ từ 1999 đến năm 2009 - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 4 2: Sản lượng ngành công nghiệp dự đoán đến năm 2020 (đơn vị : nghìn tấn ) Các kết quả này dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân cả kỳ từ 1999 đến năm 2009 (Trang 74)
Bảng 4 3: Nhu cầu dùng nước và nguồn khai thác - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 4 3: Nhu cầu dùng nước và nguồn khai thác (Trang 75)
Bảng 4 5: Tổng hợp lưu lượng nước sử dụng trong trồng trọt - Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế   xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương
Bảng 4 5: Tổng hợp lưu lượng nước sử dụng trong trồng trọt (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w