Chữ người tử tù

18 1.4K 4
Chữ người tử tù

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

" Đầu thế kỷ XX, bứt tung ra khỏi sự cương tỏa của thi pháp văn học trung đại, trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam đã chứng tỏ sự vươn mình thật mãnh liệt của văn học dân tộc để bắt nhịp với văn học hiện đại thế giới. Chỉ trong một thời gian rất ngắn (chưa đầy 20 năm) kể từ khi ra đời, vừa tiếp nhận những thành tựu của văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, vừa bằng khát khao đổi mới mình, văn học lãng mạn Việt Nam đã đi được những chặng đường dài, hoàn thiện dần chân dung của một trào lưu văn học. Quy tụ những sáng tác xuất sắc của những tác giả tiêu biểu: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử..., văn học lãng mạn đã làm nên một khuynh hướng sáng tác với những đặc trưng nổi bật nhất của nó."

Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong tác phẩm Chữ người tử Nguyễn Tuân (1910 – 1987) cả một đời văn đi tìm cái Đẹp. Nhưng khác với Thạch Lam, tâm hồn ông hướng về vớ i những nét toàn thiện toàn mĩ , vượt lên khỏi giới hạn của cái bình thường, luôn nhìn nhận thế giới và con người ở phương diện thẩm mĩ – văn hoá. Vang bóng một thời như là một điểm xuất phát của quan điểm nghệ thuật mang dấu ấn cá tính con người tài hoa tài tử Nguyễn Tuân. Mười một truyện ngắn dựng lên những chân dung đặc sắc khó quên của một thời quá vãng, tiêu biểu cho khuynh hướng thoát li của Nguyễn Tuân trước cách mạng : những thú chơi tao nhã, những con người của quá khứ xa xăm, thực ra là một cách cắt nghĩa cho tấm lòng của nhà văn vốn nặng tình cùng thời vàng son dĩ vãng. Nhưng ẩn chứa trong tập truyện là một tâm hồn dân tộc yêu tha thiết những giá trị đã trở thành truyền thống. Bên cạnh đó, tác phẩm còn là nơi gửi gắm tâm sự yêu nước, tâm trạng bất hoà của một người trí thức luôn cảm thấy bức bối trong khuôn đời chật hẹp. Cảm hứng đặc biệt mãnh liệt của Nguyễn Tuân gắn với những nhân vật đối lập với trật tự khuôn phép phong kiến, thể hiện tập trung trong truyện ngắn Chữ người tử tù, giúp ta hiểu sự chân thành sâu lắng của Nguyễn Tuân trong cái vỏ khác người kiêu bạc. Tác phẩm là câu chuyện xoay quanh nét chữ của Huấn Cao – người tử bất khuất. Xung quanh trục chính của câu chuyện là những nhân vật thầy thơ lại, viên quản ngục và Huấn Cao. Họ vốn là kẻ thù với nhau trong cuộc sống, nhưng lòng yêu cái Đẹp giúp họ tìm đến với nhau như những người bạn tâm giao. Cho đến tận thế kỉ XXI, trên văn đàn vẫn còn những cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh Chữ người tử về nhân vật chính của tác phẩm: Chữ hay là người tử Huấn Cao mới là cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm này của Nguyễn Tuân? Điều đó cho thấy tính phức tạp, đa nghĩa của tác phẩm. Chính vì vậy, sức hấp dẫn của tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận tác phẩm này từ quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng, đồng thời gắn với đặc trưng “văn học là nhân học” để xácđịnh rõ tưởng của Chữ người tử tù. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là đại diện cho khuynh hướng thoát li trong văn học lãng mạn bằng việc đề cao những vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Lấy cái tôi làm trung tâm để nhìn nhận cuộc sống, ít nhiều trong tác phẩm, người nghệ sĩ lãng mạn bao giờ cũng muốn bộc lộ chính những suy ngẫm, tâm trạng của riêng mình. Không phải ngẫu nhiên tác phẩm lại chọn nguyên mẫu Cao Bá Quát để tạo dựng hình tượng Huấn Cao, vì ít ra nhà văn cũng cảm nhận được mối quan hệ tương đồng giữa bản thân mình với nhân vật. Mặt khác, trước cách mạng, Nguyễn Tuân luôn lấy tiêu chuẩn đánh giá con người ở ba khía cạnh: cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương nên Huấn Cao là hình tượng độc đáo giúp nhà văn phát biểu quan niệm về con người của chính ông một cách toàn diện. Chữ – thư pháp vốn là sở hữu của bậc văn nhân tài tử thời xưa, là phương tiện diễn tả thần thái, tinh hoa của con người, là hiện hình cụ thể của chủ thể thẩm mĩ. Vì vậy, không thể xem chữ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Con người và những vẻ đẹp Người bao giờ cũng là trung tâm cảm hứng của văn học lãng mạn, chữ của Huấn Cao thực chất là sự lí giải một góc tâm hồn Huấn Cao, là lời ca tụng cái đẹp Con Người trong hoàn cảnh tưởng chừng chỉ tồn tại những điều xấu xa. Xem Huấn Cao là nhân vật đại diện cho cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương theo quan niệm Nguyễn Tuân cũng cần phải xét đến vai trò của viên quản ngục và thầy thơ lại. Bởi, cái đẹp chỉ thật sự có ý nghĩa khi có người biết thưởng thức. Đó cũng là một khía cạnh chủ đề của tác phẩm mà nhà văn muốn thông qua những nhân vật của mình phát biểu. Sẽ không ai biết đến Huấn Cao vào những thời khắc khốc liệt nhất của đời ông nếu như không có những người như quản ngục, thơ lại. Hai nhân vật này cùng Huấn Cao làm nên “ba đốm sáng đặc biệt” trên nền hiện thực tăm tối. Tác phẩm hấp dẫn người đọc trước hết ở lối dựng chuyện rất ấn tượng của Nguyễn Tuân. Bản thân ông ý thức rất rõ về việc tạo không khí cho tác phẩm để từ đó diễn giải về số phận, tính cách nhân vật. Vốn là một người rất am hiểu văn hoá phương Đông, tiếp thu ảnh hưởng của cha, Nguyễn Tuân có biệt tài tái hiện những hình ảnh xa xăm của một thời “một đi không trở lại”. Không khí cổ điển bao trùm toàn bộ tác phẩm ngay từ câu đầu tiên: “Nhận được phiến trát của quan Sơn-Hưng-Tuyên đốc bộ đường…”, để từ đó những con người của một thế giới xa xưa hiện ra trước mắt ta nguyên hình rõ nét. Nhân vật chính chưa xuất hiện mà tác phẩm lại bắt đầu từ tâm trạng nửa lo – nửa mừng của viên quan đứng đầu nhà ngục khi nghe tin Huấn Cao sẽ bị áp giải đến nơi mình cai quản. Bổn phận của một bề tôi trung thành là phải làm tròn chức trách nên trong cuộc trao đổi giữa ngục quan với thuộc cấp đã hiện lên một kẻ mẫn cán trong phận sự. Hoàn cảnh đề lao đã tạo nên con người theo khuôn phép, cẩn trọng đúng mực như ngục quan. Nhưng để thấy con người thực của ngục quan và nỗi băn khoăn của ông ta cần phải gắn cùng một hoàn cảnh khác, tâm trạng khác. Bởi qua những dòng đầu tiên, người đọc biết đến niềm khao khát được thưởng thức tài hoa tuyệt đỉnh của thư pháp trong nét chữ tên tử Huấn Cao của một người nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Nhưng là người biết định giá cái Đẹp và đến với cái Đẹp bằng tất cả tấm lòng, ngục quan cũng hiểu rõ tình thế khó xử của chính mình. Để nhân vật một mình lọt thỏm trong mênh mông bóng tối của nhà ngục. Nguyễn Tuân đã thuật lại khá đầy đủ những xung đột bên trong của nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả tâm lý của Nguyễn Tuân đã đạt đến trình độ bậc thầy khi ông đi sâu mổ xẻ những uẩn khúc trong lòng nhân vật một cách rất tự nhiên gắn kết với khung cảnh. Để cắt nghĩa tâm trạng ngục quan, Nguyễn Tuân đã khắc họa khỏanh khắc ngục quan khơi lại ngọn đèn dầu sở soi sáng khuôn mặt, đối diện chính bản thân. Đây cũng là thủ pháp thường gặp trong văn xuôi hiện đại. Nhà văn cũng đã không ngần ngại bộc lộ cảm tình của mình với ngục quan, khi ông dùng những nét vẽ bằng ngôn ngữ phác họa chân dung nhân vật một cách trân trọng. Phẩm chất nhân vật được khái quát đầy đủ ngay từ đầu với những nét tương hợp giữa ngôn ngữ, ngọai hình và nội tâm của nhân vật. Đàng sau khuôn mặt bình thản như mặt nước hồ thu là cả một thế giới tâm hồn đáng trọng: “trọng người ngay, biết giá người…” là cơ sở nhà văn khẳng định tâm hồn ngục quan như “bản đàn trong trẻo” trong thế giới tạp âm, đối lập với “bọn cặn bã, lũ quay quắt”. Nhân vật đối lập với hoàn cảnh luôn là đặc điểm hàng đầu trong sáng tác của Nguyễn Tuân, là chiếc chìa khóa mở tung những cửa ngách phức tạp của hồn Nguyễn Tuân, văn Nguyễn Tuân. Đoạn đặc tả chân dung nhằm diễn giải cho tình huống thử thách xảy đến cùng ngục quan: liệu giữa con người bản – chất và con người mặt – nạ, phía nào sẽ thắng thế? Tâm nguyện của ngục quan có cơ hội thực hiện, nhưng bằng con đường nào phải lẽ, bản thân nhân vật phải trải qua quá trình đấu tranh căng thẳng với chính mình. Xin được chữ Huấn Cao – con người “văn hay chữ tốt nổi tiếng một vùng” là vinh hạnh của một kẻ như quản ngục, bị giam cầm trong bổn phận, trách nhiệm. Liệu nhân vật có vượt qua được thử thách hay không? Câu hỏi định hình từ phía nhà văn đã gợi được trí tò mò cho bạn đọc để làm nên một không khí khác hẳn với lối diễn giải một chiều của tiểu thuyết chương hồi, phơi bày những phức tạp mâu thuẫn nội tâm để làm rõ nét chân dung đặc sắc của ngục quan. Nếu Huấn Cao là nhân vật trung tâm của tác phẩm thì ngục quan chính là nhân vật đối chiếu để làm rõ cho ý đồ của nhà văn. Thế nhưng góc nhìn đối sánh ấy lại bắt đầu từ vị thế đối lập giữa hai nhân vật. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên xuất hiện giữa nhà ngục, Huấn Cao đã hiện ra sừng sững những cốt cách, khí phách của một anh hùng. Chiếc gông đeo cổ sáu tử – biểu tượng dữ tợn của quyền uy và tội ác với kích cỡ “xứng đáng”, với màu “đen bóng” vì mồ hôi bao kẻ tử tội trở nên tầm thường thảm hại trước thái độ lạnh lùng “dỗ gông” của Huấn Cao. Giữa ranh giới sống – chết mong manh, khí phách “uy vũ bất năng khuất” (uy vũ không thể khuất phục) của Huấn Cao không thể được hiểu bằng đầu óc u tối của đám lính lệ dựa hơi quan quyền ra oai phách lối. Chỉ có thái độ “hiền lành khác hẳn ngày thường” của ngục quan mới là sự trọng thị thật sự của những người ý thức bản thân rõ nét. Nguyễn Tuân đã thuật lại quá trình tìm cách tiếp cận Huấn Cao của ngục quan hoàn toàn khách quan và hợp logic phát triển trên tâm lý nhân vật. Nhưng ông cũng giúp thấy rõ nghịch cảnh trớ trêu: một đàng tìm cách gần gũi, một đàng cảnh giác tuyệt giao. Nỗi khổ tâm của ngục quan càng tăng thì sự lạnh lùng “khinh bạc đến điều” của Huấn Cao càng tỏ rõ sự cứng rắn, đầy bản lĩnh của người anh hùng mạt lộ. Đơn giản một điều là họ chưa tìm thấy tiếng nói chung khi vị thế hai người được đặt trong sự đối đầu về mặt xã hội. Đỉnh cao của xung đột đầu tiên giữa hai kẻ không cùng chiến tuyến là lúc ngục quan mạo hiểm xuất hiện trước mặt Huấn Cao và nhận được câu trả lời đuổi thẳng. Đáp lại thái độ khinh bạc của Huấn Cao là một lời bẽ bàng của quản ngục “Xin lĩnh ý” . Tưởng chừng sau phút đó, chuyện sẽ rẽ ngoặt sang hướng khác: kính trọng sẽ thành thù hận. Nhưng điều bất thường là rượu thịt cung phụng cho “thú sinh bình” của Huấn Cao lại còn hậu hơn trước khiến cho nảy sinh tình huống mới: thái độ ngạc nhiên băn khoăn về quản ngục của Huấn Cao. Ngạc nhiên là phải, vì đàng sau rượu thịt không phải là những trò mua chuộc hạ sách mà ông Huấn Cao từng biết. Băn khoăn của Huấn Cao xoay quanh bí ẩn về nhân thân của quản ngục. Nét đặc sắc trong nghệ thuật dựng chân dung nhân vật của Nguyễn Tuân là ở đó, ông đặt nhân vật vào những ranh giới đòi hỏi sự lựa chọn đúng – sai, thật – giả, tốt – xấu … để khám phá thêm những mặt tiềm ẩn của tâm hồn con người, hé lộ những mặt đa dạng của tính cách nhân vật. Lời giải đáp cho băn khoăn của Huấn Cao đến trong một hoàn cảnh thật nghiệt ngã, ông phải đứng trước thử thách của chính mình. Ranh giới phân định không còn nằm trong thế cho con người lựa chọn như trước, bởi đó là sự sống còn và cái chết của chính ông. Kết cục số phận của một người tử là cái chết, nhưng trước cái chết con người cũng có những phản ứng khác nhau. Một người bình thường sẽ mặt tái nhợt hốt hoảng như thầy thơ lại khi báo tin cho Huấn Cao, còn bản thân một kẻ “chọc trời khuấy nước” như Huấn Cao lại dường như bình thản đón nhận. Người anh hùng luôn đón đợi hiểm nguy, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, phải chăng vì vậy Nguyễn Tuân đã không dùng một từ nào mô tả phản ứng của Huấn Cao khi nghe tin dữ đến với mình. Giây phút “lặng người đi một lát rồi mỉm cười” của Huấn Cao chính là thời điểm mở ra thế giới thực của một con người tài hoa. Cuối cùng những “kẻ thù “ trong đời đã gặp nhau ở một tấm lòng. Thời điểm này ta cũng nhận rõ hơn vai trò của thầy thơ lại. Ông ta hoàn toàn không phải là người trung gian, kẻ đầu sai cho chủ. Cũng giống viên quản ngục, ông ta còn giữ được “thiên lương” nhưng hoàn cảnh không cho phép ông bộc lộ con người thực của mình. Thậm chí, so với ngục quan, thầy thơ lại còn hiêïn lên vẻ an phận thủ thường bằng dáng vẻ khúm núm, rụt rè, hớt hải của một kẻ ý thức được thân phận của mình. Nhưng đôi mắt “biết giá người” của ngục quan đã phát hiện được con người thực của ông ta. Thầy thơ lại chính là điểm tựa, là niềm tin giúp ngục quan đủ dũng khí vượt qua nỗi sợ hãi thường trực trong cảnh sống nơm nớp lo âu. Có thể xem thầy thơ lại là nhân vật bổ sung cho tính cách của ngục quan. Dẫu cho ông ta không phải là người đam mê cái đẹp thư pháp giống như ngục quan, nhưng ông ta là người đóng vai trò xúc tác để cái đẹp tìm đến nhau. Cuộc sống rất cần loại người như thế. Trong thế giới nhân vật lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân, viên thơ lại này là con người của đời thường, tận tâm trong công việc và tận tâm với cả bạn bè, dám làm những việc nguy hiểm cho tính mạng bản thân vì người khác. Không có thầy thơ lại, sẽ không có cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục, không có cảnh tượng cho chữ “xưa nay chưa từng có”. Khi những hận thù, ngộ nhận được xoá nhoà, nhà văn mới để Huấn Cao bộc lộ rõ con người thật bằng những lời nói cảm động. Điều bất ngờ của Huấn Cao về quản ngục còn làm người đọc bất ngờ hơn về thái độ của Huấn Cao khi ân hận “Thiếu chút nữa thì ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao bỗng trở nên gần gũi, rất con người sau câu nói này. Hoá ra nhân cách cao quí của Huấn Cao ngoài thái độ bất khuất kiên cường còn có cả một tấm lòng biết trân trọng con người. Hoá ra nụ cười Huấn Cao không chỉ là “trông chết cười ngạo nghễ” mà còn là nụ cười sung sướng tìm được một con người có “sở thích cao quí” chính vào thời khắc số mệnh đã an bài. Cuộc gặp gỡ của những tấm lòng đã làm nên lời giải đáp, hoá giải mọi khổ tâm, băn khoăn, sợ hãi. Nguyễn Tuân đã dựng lên một không gian đặc biệt để ba nhân vật gặp gỡ. Đúng như ông mô tả, đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nhưng trang viết này đã thể hiện bút lực Nguyễn Tuân dồi dào sung mãn nhất. Cảm hứng mạnh mẽ, tô đậm những nét độc đáo phi thường đã làm nên nhừng hình ảnh, câu văn thật phóng khoáng. Bắt đầu của sự chuyển đổi không gian nhà ngục – vốn tối tăm ghê rợn đã bừng sáng lên trong ánh lửa cháy “rừng rực” của những bó đuốc tẩm dầu. Xung đột Bóng tối – Ánh sáng mang ý nghĩa tượng trưng, điển hình cho một cảm hứng quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn. Đây là ánh sáng khác hẳn với sắc nhợt nhạt của “những vì sao” nhấp nháy sắp rụng, với ánh leo lét của ngọn đèn dầu sở soi sáng gương mặt ngục quan, tâm hồn ngục quan. Aùnh đuốc làm bật lên ba con người đẹp đẽ trên nền hiện thực nhà tàn ác xấu xa. Đối cực giữa hoàn cảnh với con người nhờ vậy tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả, tạo một tâm thế hào hứng đón nhận cái đẹp vượt lên thực tại tầm thường túng, để thât sự thăng hoa. Cảnh tượng đẹp nhất đánh dấu thời khắc cái Đẹp lên ngôi chính là lúc Huấn Cao viết chữ, thầy thơ lại khúm núm bưng chậu mực, viên quan coi ngục đánh dấu lên từng con chữ. Vẫn là những con người ấy nhưng thật sự họ đã toàn tâm toàn trí hướng về cái đẹp. Người sáng tạo, người thưởng thức, tôn vinh cái đẹp đã gặp gỡ nhau. Lời nói của Huấn Cao dành cho quan coi ngục là lời chỉ dành cho người tri âm tri kỷ. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng bình khoảnh khắc này là khoảnh khắc “ba đốm sáng gặp nhau”, khoảnh khắc để con người cúi đầu trước cái đẹp để thật sự cảm nhận vẻ đẹp toát lên từ con chữ, từ tấm lụa bạch, thỏi mực thơm. Nhà văn khép lại câu chuyện bằng lời nói của ngục quan, như hứng lấy tâm huyết hoài bão một đời của Huấn Cao: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!”. Đó là lúc cái đẹp chiến thắng tuyệt đối, là lúc “Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau”. Họ đã thật sự chiến thắng nỗi sợ hãi, cái chết. Đó là thời khắc hội tụ cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương. Chữ người tử đã thể hiện trọn vẹn quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân trước các h mạng tháng Tám. Cái đẹp đối lập vối thực tại tầm thường giả trá, cái đẹp của những con người phản ứng thực tại xã hội đương thời. Và Nguyễn Tuân cũng đã đem lại cho người đọc thú thưởng thức văn hoá rất đặc sắc trong nét chữ tài hoa. Tài hoa ấy, tấm lòng ấy cũng là của chính Nguyễn Tuân muốn gửi gắm lại cho cuộc đời này. Chữ người tử nhìn dưới góc độ phương pháp sáng tác Đầu thế kỷ XX, bứt tung ra khỏi sự cương tỏa của thi pháp văn học trung đại, trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam đã chứng tỏ sự vươn mình thật mãnh liệt của văn học dân tộc để bắt nhịp với văn học hiện đại thế giới. Chỉ trong một thời gian rất ngắn (chưa đầy 20 năm) kể từ khi ra đời, vừa tiếp nhận những thành tựu của văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, vừa bằng khát khao đổi mới mình, văn học lãng mạn Việt Nam đã đi được những chặng đường dài, hoàn thiện dần chân dung của một trào lưu văn học. Quy tụ những sáng tác xuất sắc của những tác giả tiêu biểu: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử , văn học lãng mạn đã làm nên một khuynh hướng sáng tác với những đặc trưng nổi bật nhất của nó. Trong trào lưu văn học lãng mạn ấy, Nguyễn Tuân là một nhà văn tiêu biểu. Mỗi tác phẩm của ông in đậm dấu ấn của một cái tôi tài hoa và độc đáo, nhưng vẫn không nằm ngoài nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn. Tìm hiểu tác phẩm xuất sắc nhất của ông - Chữ người tử - dưới góc độ phương pháp sáng tác, không chỉ là để hiểu thêm về một tác phẩm, một phong cách nghệ thuật, mà còn để hiểu thêm một trào lưu sáng tác đã có ảnh hưởng sâu rộng trên văn đàn và trong tiến trình văn học dân tộc. 1. Nhân vật trung tâm của Chữ người tử – kiểu nhân vật tài hoa theo lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. Nếu chủ nghĩa hiện thực phê phán xây dựng nhân vật theo nguyên tắc “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” thì chủ nghĩa lãng mạn lại xây dựng nhân vật theo mong muốn chủ quan của nhà văn. Vì thế, nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn thường vươn đến một vẻ đẹp có tính lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Ở Chữ người tử tù, mọi giá trị và vẻ đẹp của tác phẩm quy tụ quanh nhân vật Huấn Cao. Nhân vật Huấn Cao là sự hội tụ của ba vẻ đẹp: TÀI HOA- KHÍ PHÁCH- THIÊN LƯƠNG. Nhưng, khí phách và thiên lương, chung quy lại, cũng là để cho cái tài hoa được thăng hoa đến mức rạng rỡ, sáng chói. Huấn Cao xuất hiện giữa nhà ngục với cách là một tử tù, một kẻ “đứng đầu bọn phản nghịch”. Chống lại cả một trật tự xã hội đương thời,. Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt. Nhưng ngay từ đầu tác phẩm, trước khi nhắc đến tài “bẻ khóa và vượt ngục” thì cái tên Huấn Cao đã gắn liền với một cái tài khác, tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Như thế có nghĩa, đây mới là cái tài mà Nguyễn Tuân đặc biệt đề cao và nó sẽ là tâm điểm của mọi chi tiết xuất hiện sau đó trong tác phẩm. Thái độ kính cẩn khác thường, biệt đãi khác thường của viên quản ngục bắt nguồn từ cái tài viết chữ ấy. Nét chữ Huấn Cao ám ảnh tâm trí viên quản ngục trong những ngày Huấn Cao làm một tử ở chốn đề lao. Cái khát khao có được nét chữ Huấn Cao mãnh liệt đến mức gần như chi phối toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc của viên quan coi ngục ấy: “Nơi góc án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “Quản ngục mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn Cao sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông viết ”, “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi ” . Tài viết chữ của Huấn Cao cũng là nguyên nhân cho một cuộc hội ngộ đặc biệt giữa ba kẻ ở những trận tuyến đối đầu nhau: Huấn Cao - viên quản ngục - thầy thơ lại. Khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã dụng công khắc họa nét chữ Huấn Cao. Nét chữ của ông “đẹp lắm, vuông lắm”. Bóng dáng nét chữ Huấn Cao xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, trong câu nói trầm trồ thán phục của viên quản ngục: “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Nét chữ ấy sáng lên trên nền âm u ảm đạm của một đêm nhà ngục: “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người” . Vẻ đẹp cao quý thanh tao của nét chữ Huấn Cao hiện lên qua cả những chi tiết mô tả gián tiếp: phiến lụa trắng và thoi mực thơm. Rất nhiều lần Nguyễn Tuân mô tả phiến lụa trắng ấy, khi là “tấm lụa bạch”, khi là “phiến lụa óng”, khi là “tấm lụa trắng tinh”, khi là “bức lụa trắng”. Trên nền lụa trắng được đặc tả ấy, sáng lên nét chữ Huấn Cao, không chỉ “vuông tươi tắn” mà còn “nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Nó không chỉ là kết quả của một bàn tay tài hoa, nó còn là kết quả của tâm hồn phóng khoáng người nghệ sĩ. Nó đẹp không chỉ ở đường nét, nó còn đẹp hơn ở thần thái linh hồn. Nó là khát vọng một đời người nghệ sĩ. Huấn Cao là một bậc anh hùng “chọc trời khuấy nước”. Nhưng cái chất anh hùng ấy lại được sáng lên qua nét chữ, nhờ nét chữ. Cái uy nghi lẫm liệt của Huấn Cao, cái “khinh bạc đến điều” của Huấn Cao, chẳng phải nhờ cái cung kính tôn thờ nét chữ của viên quản ngục mà càng trở nên cao sang đó sao? Cái đêm cuối cùng của cuộc đời một anh hùng trước khi lên đoạn đầu đài chẳng phải nhờ sự ra đời của những dòng thư pháp mà trở nên thiêng liêng đó sao? Và cái hoài bão tung hoành, cái chí khí của một đấng anh hào, chẳng phải nhờ kết tinh trong nét chữ cuối cùng mà được thăng hoa và bất tử đó sao? Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng. Người nghệ sĩ “nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” đã cho chữ viên quản ngục – kẻ ở trận tuyến đối đầu với mình – vì đã nhận ra cái “sở thích cao quý” và “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”. Nhưng cái thiên lương ấy, lại cũng từ cái tài hoa mà sinh thành, nhờ cái tài hoa mà vút lên trong sáng. Cái “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục nhất định phải nảy sinh từ sự ngưỡng mộ hai chữ “tài hoa” ở Huấn Cao chứ không phải từ bất cứ một điều gì khác. Những phẩm chất khác ở Huấn Cao, chỉ là làm cho cái sự biệt nhỡn ấy càng thêm rõ nét mà thôi. Không phải sao, khi suốt cuộc đời làm viên quan coi ngục, nắm trong tay bao nhiêu kẻ tử tù, trong đó có bao nhiêu kẻ chọc trời khuấy nước, ấy thế mà, lần đầu tiên, viên quản ngục lại dám liều mình làm điều trái ngược với mọi quy định về bổn phận. Huấn Cao nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, trước hết bằng khát khao tìm kẻ tri âm của một người nghệ sĩ, nhận ra đằng sau một thân phận quản ngục kia, là một nhân cách và một tâm hồn biết “cúi đầu bái lạy hoa mai”. Giữa chốn ngục tù, điều ấy với người nghệ sĩ tài hoa, chẳng phải quý giá và lớn lao vô cùng đó sao? Cũng giống như Bá Nha giữa chốn thâm sơn cùng cốc tìm ra một Chung Tử Kỳ, Huấn Cao giữa chốn đề lao đầy rẫy những xấu xa và tàn bạo, đã tìm ra một kẻ tri âm vậy. Để lọc ra “giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” một “thanh âm trong trẻo”, chẳng phải rất cần đến một phẩm chất nghệ sĩ sao? Với Nguyễn Tuân, dẫu là ai, một viên quản ngục, hay một ông đồ già, đều phải được nhìn ở cách nghệ sĩ. Nhưng phải đến Chữ người tử tù, với nhân vật Huấn Cao, lý tưởng thẩm mỹ ấy mới đạt đến độ kết tinh và thăng hoa. Huấn Cao là hiện thân cho lý tưởng về con người của Nguyễn Tuân, bởi vậy, vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao là vẻ đẹp từ khát vọng, ước mơ của nhà văn nên được đẩy lên đến mức gần như huyền thoại. Huyền thoại lan truyền khắp tỉnh Sơn để vọng vào nhà tù. Và đêm cho chữ là huyền thoại đẹp nhất. Tất cả dệt nên một huyền thoại Huấn Cao. 2. Chi tiết nghệ thuật của Chữ người tử – vẻ đẹp của một cảm hứng lãng mạn bay bổng. Nếu như chủ nghĩa cổ điển có tính mực thước, khuôn mẫu, chủ nghĩa hiện thực phê phán chú trọng đến sự chân thực của chi tiết thì chủ nghĩa lãng mạn lại phá bỏ các giáo điều, đề cao sức tưởng tượng, phát huy cao độ cái tôi giàu cảm xúc. Chi tiết trong văn học lãng mạn bao giờ cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, một cảm hứng lãng mạn bay bổng nhằm xây dựng nên những tính cách phi thường, những vẻ đẹp phi thường. Vì vậy, các chi tiết của Chữ người tử phải được nhìn từ góc độ đó mới lý giải được bản chất và ý nghĩa của nó. Đêm trước khi nhận “sáu tên án chém” trong đó có Huấn Cao đã được Nguyễn Tuân mô tả: “ Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó sủa ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân giời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Có thể nhận thấy, những chi tiết trong đoạn văn trên không được chú trọng ở tính xác thực của nó mà là được chú trọng ở ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh khung cửa sổ có nhiều con song kẻ là để nhằm làm nổi bật một nền trời bên ngoài với những vì tinh và một ngôi sao chính vị. Một bên là không gian của giam hãm thân phận, một bên là không gian của cái đẹp đang đi vào cõi bất tử. Hình ảnh ngôi sao Hôm nhấp nháy ở đây rõ ràng là sản phẩm từ trí tưởng tượng và cảm xúc của nhà văn, hiện thân cho cái đẹp trong niềm ngưỡng mộ và nuối tiếc của viên quản ngục. Thống nhất trong hệ thống hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, chi tiết bó đuốc xuất hiện cuối tác phẩm cũng mang tính chất đó. Đêm cuối trước khi lên kinh chịu án, Huấn Cao đã cho chữ viên quản ngục: “Trong một không khí như khói tỏa đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn ngyên vẹn lần hồ”. Khó có thể coi đây là một chi tiết xác thực. Xét về logic của sự thật, việc viên quản ngục xin chữ trong đề lao, lại xin chữ tên tử là điều trái với bổn phận và quy định, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng. Bởi vậy, việc xin chữ làm sao có thể diễn ra trong một không khí như khói tỏa của đám cháy nhà thế kia? Nhưng nếu không có cái bó đuốc cháy sáng rừng rực ấy, sao cái đẹp có thể được thăng hoa, được tôn vinh, sao có thể tạo nên một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”, sao có thể tạo nên dáng vóc lồng lộng phi thường của Huấn Cao? Vậy là, hình ảnh bó đuốc và không khí đặc biệt rực rỡ ấy chỉ có thể là hình ảnh của trí tưởng tượng của nhà văn, trong một cảm hứng ngợi ca đặc biệt. Nó, vì vậy, mang vẻ đẹp ở ý nghĩa biểu tượng chứ không phải ở ý nghĩa tả thực. Cái tôi tài hoa của Nguyễn Tuân đã hòa hợp với phương pháp sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn để tạo nên những chi tiết độc đáo, những tính cách phi thường và trên hết, một tác phẩm xuất sắc. Vì vậy, phải từ những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn để tìm hiểu Chữ người tử tù, mới có thể lý giải, cắt nghĩa các yếu tố của văn bản hợp lý hơn, sâu sắc hơn. Vấn đề văn bản của truyện ngắn ‘Chữ người tử tù’ Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tao Đàn số 29 năm 1939, với tên gọi “Giòng chữ cuối cùng”. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện nay sử dụng văn bản trích từ tập “Vang bóng một thời”, xuất bản năm 1940. Giữa hai bản in này, có sự khác biệt khá lớn. Rất tiếc, sách giáo viên và các sách tham khảo khác chưa chú ý đúng mức đến sự khác biệt này. Chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu Chữ người tử túc góc độ văn bản học. Vì công việc này sẽ cấp thêm cho bạn độc một hướng thưởng thức văn tài cùng sự kì khu của Nguyễn Tuân. Đúng hơn chúng tôi sẽ kê ra nhiều căn cứ chứng tỏ Nguyễn Tuân không chỉ bổ sung hoặc sửa đổi một số câu chữ, mà thực chất tác giả đã viết lại tác phẩm Giòng chữ cuối cùng của mình [1]. So sánh hai văn bản, chúng tôi nhận thấy có mấy sự khác biệt sau đây: 1. Về tên truyện Tên gọi Chữ người tử xuất hiện lần đâu tiên năm 1940, do chính Nguyễn Tuân đặt. Năm 1982 tuyển tập Nguyễn Tuân ra đời, tên gọi Chữ người tử vẫn được giữ nguyên. Vậy sự khác biệt giữa nhan đề của bản in đầu tiên với các bản in sau đó đã trở thành sự thực không thể phủ nhận được. Vấn đề còn lại ở chỗ: chúng khác nhau ra sao và có ý nghĩa gì? Tôi thấy, sự khác biệt giữa Giòng chữ cuối cùng với Chữ người tử không chỉ giản đơn về mặt câu chữ, mà chủ yếu ở cách thể hiện. Nhan đề đầu tiên đậm tính báo chí và nghiêng về thông tin. Nhan đề thứ hai thiên về bộc lộ quan niệm. Nhan đề thứ nhất dồn trọng tâm vào “chữ”, “chữ” trở thành sự kiện; nhan đề thứ hai chú ý đến quan hệ giữa chữ và người, giữa chữ và cảnh. Đặt nhan đề thứ nhất, Nguyễn Tuân nhấn mạnh vào tính chất của sự kiện, đặt nhan đề thứ hai, Nguyễn Tuận tô đậm yếu tố hoàn cảnh. Mỗi nhan đề có một vẻ đẹp riêng, xét trên phương diện nghĩa. 2. Về cốt truyện Khi so sánh hai văn bản vừa nêu, chúng tôi thấy ở văn bản Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã lược đi rất nhiều tình tiết, sự kiện. Chẳng hạn, ở văn bản Giòng chữ cuối cùng có đoạn “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt khổ sở, bây giờ đã biến đi đâu. Ở đấy, bây giờ chỉ là mặt nước ao xuân. Bình lặng, kín đáo và êm nhẹ. Ở đấy, trong giây lát lại lập loè chút ánh sáng của con tâm còn thơm sạch. Người ta phải lấy làm lạ hỏi tại sao ngục quan lại không có một cái đầu trâu, một cái trán dơi và một cái mặt khỉ. Trong thế giới Khuyển Ưng, Khuyển Phệ, cái bộ mặt quắc thước, nhẹ nhõm kia thực là một sự lạ lùng. Sự lạ lùng đó, trong bọn quan lại, người bề trên không chịu được và kẻ ty tiểu cũng không chịu được”. Nhưng đến bản Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân chỉ giữ lại ba câu: “ Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn của một bộ mặt lự, bây giờ đã biến mất. Ở đấy chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng kín đáo và êm nhẹ”. Rõ ràng, Nguyễn Tuân đã bỏ hai tình tiết: dao động nội tâm và đối thoại tưởng để làm nổi bật ngoại hình cùng tâm trạng hiện thời của ngục quan. Văn bản Giòng chữ cuối cùng khai thác thái độ của người bề trên và kẻ ty tiểutrước vẻ mặt lạ lùng của viên quản ngục. Còn văn bản Chữ người tử thì không xét tới những phương diện đó. Thêm ví dụ nữa. Ở văn bản Giòng chữ cuối cùng, sau khi ngục quan hỏi Huấn Cao: “Ngài muốn gì xin cho biết”, người kể chuyện liền bình giá để giải thích hành động trả lời của ông Huấn. Qua sự bình giá của người kể chuyện, ta thấy Huấn Cao có khẩu khí của nhân vật Từ Hải, và giọng văn Nguyễn Tuân gần với giọng Truyện Kiều: “Ông Huấn Cao là người không chịu giam mình trong lề thói hiện tại của một triều chính; chí ông là muốn vẫy vùng, muốn rạch sơn hà ra làm hai nửa và dựng riêng bờ cõi mình ở một góc trời…. Dưới mắt ông Huấn, còn có ai là đáng kể nữa”. Đến Chữ người tử thì đoạn bình giá ấy không còn. Tôi xem việc sửa văn của Nguyễn Tuân lần này rất hợp lí. Vì khi bỏ đoạn văn có tính chất sáo mòn kiểu đó đi, mạch văn sẽ đỡ lộ, mà nội dung cuộc đối thoại cũng nổi bật hơn. Cùng với việc lược đi một số sự kiện, ở văn bản Chữ người tử chúng tôi còn thấy Nguyễn Tuân đã thêm rất nhiều tình tiết mới. Ví dụ, ở Giòng chữ cuối cùngtác giả viết: “để mai ta dò ý tứ hắn xem sao”, nhưng đến Chữ người tử thì lại thành “để mai ta dò ý tứ lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”. Tôi nghĩ chỗ này Nguyễn Tuân đã chúng tỏ được sự tinh tế. Bởi vì qua sự lặp lại của sự kiện, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật đức tính kiên nhẫn cùng tấm lòng thiết tha của ngục quan. Giòng chữ cuối cùng viết: “…từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa…”. Chữ người tử giữa nguyên đoạn ấy nhưng bổ sung thêm một chi tiết nữa: “… từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước, duy chỉ có y là không để chân vào buồng giam ông Huấn”. Đọc nhanh thì thấy sự bổ sung này không mấy quan trọng. Nhưng nếu ngẫm kĩ, sẽ vỡ lẽ người kể rất quan tâm tới thái độ và hành ứng xử của ngục quan trước lời lẽ khinh bạc đến điều của ông Huấn. Người kể tái hiện kết quả tác động của câu nói đượm vẻ ngang tàng kia cũng để cụ thể hoá cái uy riêng ở nhân vật Huấn Cao vậy. Đoạn khác, Giòng chữ cuối cùng ghi: “Trong đề lao, ngày đêm của tử đợi phút cuối cùng vẫn dài như nghìn năm ở ngoài”. Văn bản Chữ người tử thêm: “Trong đề lao, ngày đêm của tử đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. Chi tiết “thơ xưa” góp phần tạo nên không khí cổ kính, vang bóng cho truyện. Còn từ “đằng đẵng” thì lại gánh vác nhiệm vụ thời gian hoá tâm trạng nhân vật. Chúng tôi thấy văn bản Chữ người tử tô đậm vẻ đẹp và giá trị của chữ Huấn Cao. Hơn nữa lại chú ý tả bức tranh chữ đó trong tương quan với tính cách của nhân vật. Đoạn in nghiêng sau thể hiện rõ điều đó: “Biết đọc vỡ sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông Huấn Cao vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời.Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ…” Giòng chữ cuối cùng không lí tưởng hoá nhân vật bằng cách trên, mà chỉ tập trung tả sở nguyện và tâm trạng của viên quản ngục. Thử đọc lại đoạn văn ban đầu: “ Biết đọc vỡ sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Y khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Qua đây ta thấy, Nguyễn Tuân ngày càng chăm chút cho nhân vật chính. Ông đã làm đẹp nhân vật của mình bằng cách ghi lại ấn tượng về nét chữ và bằng thủ pháp có phần cường điệu. Tôi xem cái điệu đà hay cái duyên riêng của Nguyễn Tuân phần nào đã toát lên từ văn cách luôn đẩy mọi sự vật, sự việc đến giới hạn tột cùng của nó. Ban đầu Nguyễn Tuân viết: “Ở đây lẫn lộn, Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ rõ ràng như thế. Thoi mực, kiếm được ở đâu mà tốt thế. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Ta khuyên thầy Quản nên tìm về nhà quê mà chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên liên cho lành mạnh. Ngục quan cảm động, vái tên một vái và nói một câu mà giòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: - Xin bái lĩnh Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được giòng chữ quý. Y tự nhủ: “Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này”. Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục… …Ít hôm nữa…pháp trường trong Kinh…” (Giòng chữ cuối cùng) [2] Về sau ông sửa chữa khá nhiều chi tiết. Xin lấy ví dụ: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu màtốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơ ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau Ngục quan cảm động, vái người một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” (Chữ người tử tù) [3] Tôi cho Nguyễn Tuân cao tay khi quyết định sửa chữ “nghề” thành “chốn ở”. Vì rằng chữ sau được ông lựa chọn hay hơn, thú vị hơn chữ trước. Nói cách khác, chữ trước kém tính khái quát hơn chữ sau, hàm ý cũng nông hơn chữ sau. Chẳng hạn, chữ “nghề” mang ý nghĩa cụ thể, nhưng chữ “chốn ở” đặt trong văn cảnh Chữ người tử tù, lại có tính chất biểu trưng rõ rệt. Trường hợp từ “kiếm được” và “mua được”, hay giữa từ “tốt thế” với “tốt và thơm quá” cũng vậy. Chúng khác nhau về ý tứ, lẫn nhạc âm. Ở trên chúng tôi đã chỉ ra: khi sửa chữa Giòng chữ cuối cùng Nguyễn Tuân ưa tả nét chữ, và đậm tô giá trị của chữ. Đến đây chúng tôi xin nói thêm, Nguyễn Tuân còn quan tâm đến nội dung tưởng của bức tranh chữ. Ở Giòng chữ cuối cùng, sau khi để Huấn Cao khuyên quản ngục, người kể chuyện không còn tả cảnh xung quanh nữa. Trái lại, khi viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân lại tả cảnh lửa cháy, và “cảnh vô ngôn” giữa ba nhân vật. Chữ người tử kết thúc khi ngục quan ngừng lời. Giòng chữ cuối cùng thì tiếp tục miêu thuật tâm trạng và suy của nhân vật ấy. 3. Về tâm trạng, tính cách nhân vật Truyện Chữ người tử phục chế không khí cổ kính của một thời còn vang bóng bằng kỹ thuật hiện đại. Kỹ thuật ấy biểu hiện rõ nhất ở sự phân tích tâm lý nhân vật. Về mặt này, tôi xin lưu ý thêm, nếu theo dõi tâm trạng và tính cách của từng nhân vật trong truyện thì chắc chắn chúng ta sẽ có thêm một căn cứ nữa để hiểu rằng Nguyễn Tuân đã viết lại về cơ bản một số đoạn trong Giòng chữ cuối cùng. Ngoài những đoạn văn thể hiện tính cách nhân vật đã dẫn ở trên. Dưới đây chúng tôi sẽ bàn thêm một số ví dụ khác. Thứ nhất: về tính cách viên quan coi ngục Giòng chữ cuối cùng viết: “tôi nghĩ mà thêm tội nghiệp”. Chữ người tử sửa khác đi một chút: “tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”. Hoặc “Ngục quan ngồi bóp thái dương một cách băn khoăn” được sửa thành “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Không cần phải phân tích nhiều cũng đủ thấy Nguyễn Tuân đã thay đổi cấu trúc câu văn, mà vì thế nên ý nghĩa của nó cũng biến đổi. Tôi nghĩ câu văn sau vừa chắc, gọn vừa rõ ý hơn câu văn trước. Chữ người tử chỉ viết: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt lự, bây giờ đã biến mất hẳn”. Nhưng Giòng chữ cuối cùng đã tả khác và có phần kỹ hơn: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt khổ sở, bây giờ đã biến đi đâu. Ở đây, trong giây lát lại lập loè chút ánh sáng của con tâm còn thơm sạch”. Ở Giòng chữ cuối cùng quản ngục nói với Huấn Cao bằng giọng điệu vừa nhã nhặn, kiêng nể, vừa ủng hộ e dè: “Miễn là ngài đừng làm quá. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi. Vậy ngài muốn gì xin cho biết. Tôi sẽ liệu”. Còn ở Chữ người tử tù, ngục quan đã biết suy nghĩ và nói năng cẩn thận hơn: “Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài muốn gì xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Chữ người tử quan tâm trau chuốt lời nói, điệu nói của ngục quan, nên cân nhắc chọn chữ chính xác, ngắn gọn, chẳng hạn: “khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phéplui ra với một câu: xin lĩnh ý”. Giòng chữ cuối cùng thì đã chọn cách diễn đạt khác để diễn cái thái độ ứng xử hạ mình của viên quan coi ngục: “… y chỉ nhã nhặn lui ra với một câu: tôi xin lĩnh ý”. Hai chữ “lễ phép” làm nổi bật thái độ kính trọng, còn hai chữ “nhã nhặn” làm sáng tỏ thái độ tôn trọng. “Lễ phép” nghiêng về phạm trù đạo đức. “Nhã nhặn” chủ yếu thể hiện thái độ ứng xử của cá nhân. Trong Chữ người tử tù, ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô vuông” mỗi khi người viết xong một chữ; còn ở Giòng chữ cuối cùng, ngục quan “lại im lặng cất những đồng tiền” đó. Ở Chữ người tử tù, sau khi nghe lời dặn dò của ông Huấn, ngục quan chỉ chắp tay vái và nói một câu nghẹn ngào. Còn ởGiòng chữ cuối cùng viên quản ngục đã chăm chú xem mặt chữ. Y cảm thấy sung sướng vì thấy mình đã xin được chút kỷ niệm. Thứ hai: về tính cách nhân vật thầy thơ lại Nhân vật thầy thơ lại ở Giòng chữ cuối cùng được kể bằng giọng văn chân chất đến vụng về: nghe xong chuyện cảm động của ngục quan, thầy thơ lại nói “Dạ bẩm ngài cứ yên tâm đã có tôi” rồi ù té chạy xuống phía trại giam ông Huấn. Thầy đấm cửa thùm thùm, hớt hơ hớt hải kể cho tử nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục và báo tin buồn luôn thể cho ông Huấn Cao biết việc về kinh chịu án tử hình”. Đến Chữ người tử tù, thầy thơ lại đã rút được bài học quan trọng về đi đứng, nói năng: “Thầy thơ lại cảm động, nghe xong chuyện nói: Dạ bẩm, ngài cứ yêu tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình”. Xem ra, không phải ngay từ đầu Nguyễn Tuân đã có những câu văn hay! Thứ ba: về tính cách Huấn Cao Giòng chữ cuối cùng tả thế này: “Huấn Cao lãnh đạm, không chấp, đã chúc mũi gông nặng xuống thềm đá tảng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống đấy đánh thuỳnh một cái”. Chữ người tử đã chọn cách diễn đạt khác để thể hiện khí phách của nhân vật này: “ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Mặc dù sắc thái ý nghĩa của hai chữ “lãnh đạm” và “lạnh lùng” khác nhau, nhưng việc Nguyễn Tuân dùng từ “lạnh lùng” để diễn tả thái độ của Huấn Cao chưa chắc đã hay hơn từ “lãnh đạm”. Bởi vì chữ “lạnh lùng” thường dùng để chỉ ai đó thiếu tình cảm trong quan hệ tiếp xúc với người, hoặc việc. Nhưng từ “lãnh đạm” thì thiên về ý nghĩa chỉ người nào đó “tỏ ra không muốn quan tâm, không thân mật, không ân cần, hoặc không có biểu hiện tình cảm nào cả”. Huấn Cao trong Giòng chữ cuối cùng ăn nói rất đời thường: “Ông Huấn vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như mình có quyền hưởng những thứ thực phẩm đó… Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng quấy rầy ta nữa”. Huấn Cao trongChữ người tử có khẩu khí ngang tàng hơn: “Ông Huấn [...]... thái độ của người kể chuyện Thái độ của người kể chuyện trong văn bản Giòng chữ cuối cùng có đôi chút khác so với thái độ của người kể chuyện ở văn bản Chữ người từ Điều này bộc lộ rõ ở cách gọi tên nhân vật Ví dụ, thay vì gọi Huấn Cao bằng “tên , người kể ở Chữ người tử gọi bằng người Thứ năm: về thái độ của nhân vật đám đông Giòng chữ cuối cùng kể: “Mấy tên lính, khi nói chữ “để tâm”... của người dân tỉnh Đoài về Huấn Cao Trong khi văn bản Chữ người tử lại tả “trại giam tỉnh Sơn” và lời đồn của người dân tỉnh này về ông Huấn Văn bản Giòng chữ cuối cùng có lời đề từ trích dẫn từ Truyện cổ nước Nam: “Ngày xưa, có một tên tử viết chữ đại tự rất tốt…” Lời đề từ ấy kết hợp với những đoạn giai thoại đã tạo nên một không khí huyền thoại ngay từ mở truyện Thế nhưng khi viết Chữ người tử. .. không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời Nguyễn Tuân viết Chữ người tử từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữngười chơi chữngười tử người quản ngục Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai... một điều Là nhà người đừng đặt chân vào đây nữa” Huấn Cao trong Giòng chữ cuối cùng chủ động, quyết đoán: “nghe xong, mỉm cười” Huấn Cao trong Chữ người tử thì thận trọng, và điềm đạm: “ Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười” Huấn Cao ở Giòng chữ cuối cùng nói năng có đôi phần chân phác: “Ta cảm cái tấm lòng thành kính của các ngươi Nhưng Huấn Cao ở Chữ người tử thì thích nói chữ: “Ta cảm cái... còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời à Sự đối lập trên đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục và nhơ bẩn 3/Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ: - Trong cảnh cho chữ, ta thấy giữa người cho chữngười nhận chữ có sự thay bậc, đổi ngôi : + Người tử trở thành người chủ ( đường hòang, hiên ngang,ung dung,thanh... cái nền xám xịt của ngục (4) Con người rất mực tài hoa Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là thú tao nhã cảu người xưa bên cạnh cầm, kì, thi, họa Ông Huấn có tài viết chữ đẹp Tính Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp (…) Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (5) Có lòng cảm thông với người biết yêu quý cái đẹp Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: đời ta cũng... không khí huyền thoại ngay từ mở truyện Thế nhưng khi viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã bỏ lời đề từ đó Năm phương diện mà chúng tôi xem xét ở trên cùng với nhiều đoạn tác giả đặt bút sửa chữa câu chữ, đã chứng minh được một điều rằng: cụ Nguyễn đã viết lại truyện ngắn Chữ người tử Vậy nên, nếu nói “tác phẩm Chữ người từ in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang... luật tất yếu Chữ hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”(2) Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ Vì vậy người xưa coi... tâm của người viết chữ Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này Không gian nghệ thuật của Chữ người tử chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn... kẻ dưới lại còn giục người trên mau mau làm điều ác Ngục quan chỉ điềm đạm…Bọn lính thất vọng Sáu tên tử hơi ngạc nhiên về thái độ quản ngục” Chữ người tử sửa thành: “Mấy tên lính, khi nói đến tiếng “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ đợi gì mà không giở những mánh khoé hành hạ thường lệ ra Ngục quanung dung… Bọn lính dãn cả ra, nhìn nhau và không hiểu Sáu tên tử cứ ngạc nhiên về . đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai. tìm hiểu Chữ người tử tù, mới có thể lý giải, cắt nghĩa các yếu tố của văn bản hợp lý hơn, sâu sắc hơn. Vấn đề văn bản của truyện ngắn Chữ người tử tù Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn. vì gọi Huấn Cao bằng “tên tù , người kể ở Chữ người tử tù gọi bằng người tù . Thứ năm: về thái độ của nhân vật đám đông Giòng chữ cuối cùng kể: “Mấy tên lính, khi nói chữ “để tâm” có ý nhắc viên

Ngày đăng: 29/04/2014, 21:49

Mục lục

  • Vấn đề văn bản của truyện ngắn ‘Chữ người tử tù’

  • Phân tích truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" &"Hai đứa trẻ"

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan