BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ---o0o---ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-o0o -ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP NHƠN TRẠCH 3 (TỈNH ĐỒNG NAI) ĐẾN
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
Chuyên Ngành: Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học Mã Số Ngành: 108
GVHD: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ SVTH : LÊ ĐÌNH HOÀNG LONG MSSV: 02DHMT143
LỚP : 02MT01
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007
Trang 2
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: LÊ ĐÌNH HOÀNG LONG MSSV: 02DHMT143
Ngành: Kỹ thuật Môi trường Lớp: 02DMT01
1 Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
Đánh giá ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai) đến chất lượng không khí
2 Nhiệm vụ
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế, xã hội huyện Nhơn Trạch
- Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 2)
- Đánh giá ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 2) đến chất lượng không khí
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm, chương trình quản lý và giám sát chất lượng không khí
3 Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/10/2007
4 Ngày hoàn thành Đồ án tốt nghiệp: 25/12/2007
5 Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: PGS.TS Phùng Chí Sỹ
Phần hướng dẫn: toàn bộ
Nội dung và yêu cầu Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua BCN Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh ngày … tháng … năm 2007
PHẦN DÀNH CHO KHOA
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
KHOA: MT VÀ CNSH
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Trang 3
-o0o-NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỜNG DẪN
Điểm số bằng số _ Điểm số bằng chữ
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2007
(GV hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Đồ án tốt nghiệp được hồn thành với sự quan tâm và giúp đỡ của quý Thầy/Cơ, các cơ quan chức năng và các bạn Qua đây
em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Thầy Phùng Chí Sỹ – người đã chỉ bảo nhiệt tình và hướng dẫn cho em những kiến thức bổ trợ qúy báu trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp
Quý Thầy/Cơ trong Khoa Mơi trường – Trường ĐHDL Kỹ thuật Cơng nghệ Tp.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ
sở cũng như chuyên ngành trong suốt gần 05 năm học qua Các Anh/Chị trong Cơng Ty Cơng Nghệ và Mơi Trường (ENTEC)
đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, hình ảnh để hồn thành Đồ án tốt nghiệp.
Tác giả sách, tài liệu đã cung cấp những thơng tin khoa học cĩ giá trị gĩp phần giúp Đồ án tốt nghiệp cĩ giá trị lý luận cũng như thực tiễn hơn.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và khuyến khích em rất nhiều trong thời gian qua Đĩ chính là nguồn động lực lớn giúp cho
em hồn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, một lần nữa xin gởi đến mọi người lời cảm ơn chân thành, lịng biết ơn sâu sắc và lời chúc sức khoẻ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2005
Trân trọng
Lê Đình Hồng Long
LỜI CẢM ƠN
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
CN– MT Công nghệ - môi trường
CNH Công nghiệp hóa
COD Nhu cầu oxy hóa học
CTR Chất thải rắn
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ENTEC Chữ viết tắt của Công ty Công Nghệ Môi Trường ( thuộc Q.Gò Vấp)HĐH Hiện đại hóa
KCN Khu công nghiệp
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KT - XH Kinh tế - xã hội
KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
LĐCI Lao động công ích
NVL Nguyên vật liệu
PM10 Bụi có kích thước hạt < 10 micromet
QSDĐ Quyền sử dụng đất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam
THC Tổng chất hữu cơ bay hơi
VHTTTT Văn hóa truyền thông thông tin
VOC Chất vô cơ có thể bay hơi
XDCB Xây dựng cơ bản
XHH GTNT Xã hội hóa giao thông nông thôn
WHO Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới
Trang 6CHƯƠNG MỞ ĐẦU
A SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ phát triểncông nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tăng trưởng mạnh, kéo theo đó là hoạt độnggiao thông tăng lên đáng kể, gây sức ép to lớn đối với môi trường mà đặc biệt là môitrường không khí
Môi trường không khí ở nước ta, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị lớnđang tồn tại những dấu hiệu ô nhiễm đáng lo ngại Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 2 cảnước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước vềphát triển sản xuất công nghiệp, thì vấn đề ô nhiễm khí thải công nghiệp cần phảiđược đặc biệt quan tâm
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 đến chất lượng không khí” cần thiết được đưa ra nhằm phản ánh thực trạng của một trong rất nhiều
hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với môi trường
B MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng vàgiai đoạn hoạt động của các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3.Đánh giá mức độ ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 đến chất lượngkhông khí và sức khỏe con người
Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí trong quá trình xây dựngcũng như quá trình vận hành sản xuất trong Khu công nghiệp
Đề ra chương trình quản lý, giám sát ô nhiễm không khí cho Khu công nghiệp NhơnTrạch 3
C PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và kinh nghiệm thực hiện đề tài khoa học của
em còn hạn chế nên Đề tài này chỉ tập trung đánh giá những ảnh hưởng của Khucông nghiệp Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 2) đến chất lượng không khí, tập trung vào giaiđoạn thi công xây dựng KCN và giai đoạn vận hành sản xuất của một số nhà máy đã
đi vào hoạt động trong KCN
D NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương mở đầu- Giới thiệu về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi, nội dung
và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội
huyện Nhơn Trạch
Chương 2 – Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3
Trang 7Chương 3 – Giới thiệu hiện trạng, tình hình hoạt động và định hướng phát triển của
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3
Chương 4 – Xác định các nguồn gốc gây ô nhiễm không khí và đánh giá các tác
động của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 đến môi trường không khí
Chương 5 – Trên cơ sở xác định các nguồn gốc gây ô nhiễm và và các ảnh hưởng
của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 ở trên, từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế ônhiễm, đưa ra chương trình quản lý và giám sát chất lượng không khí cho Khu côngnghiệp Nhơn Trạch 3
E Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài phần nào đóng góp thêm tư liệu để các nhà quản lý KCN, các nhà hoạt độngmôi trường, các cơ quan chức năng… nắm được thực trạng các hoạt động sản xuấtcông nghiệp và những ảnh hưởng của các hoạt động đó đến chất lượng môi trườngkhông khí, từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách nhằm hạn chế ở mức thấp nhất tácđộng tiêu cực đến chất lượng không khí nói riêng và chất lượng môi trường nóichung
Trang 8Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN NHƠN TRẠCH
I.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN NHƠN TRẠCH
I.1.1 Đặc điểm khí tượng - thủy văn
I.1.1.1 Đặc điểm khí tượng
Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng khu vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo
- Chế độ nắng : Có nắng nhiều, trung bình khoảng 2600-2700 giờ/năm Nhiệt độ caođều trong năm, trung bình 26oC, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12(25oC), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất vào khoảng 28-29oC
- Chế độ mưa :
+ Lượng mưa khá, trung bình từ 1800-2000 mm/năm, nhưng phân hóa sâu sắctheo mùa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cảnăm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm.+ Do đặc điểm mưa mùa nên sản xuất nông nghiệp của huyện bị phân hóa mạnh
và hình thành 2 hệ thống sản xuất chính: Hệ thống nông nghiệp nhờ mưa chủ yếu ởvùng gò đồi, sản xuất nông nghiệp hoàn toán nhờ nước mưa bao gồm các loại hình
sử dụng đất đai như cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều) và một số loại cây ăntrái, cây ngắn ngày (khoai mì, khoai lang và các loại đậu)…
- Chế độ bốc hơi nước: Lượng bốc hơi trung bình 1100-1300 mm/năm, mùa khôlượng bốc hơi thường gấp 2-3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng vềchế độ ẩm, nhất là trong các tháng mùa khô Nhìn chung khí hậu trên địa bàn thuậnlợi cho phát triển nông nghiệp dưới hình thức đa dạng hóa cây trồng Song, nhữngnăm gần đây thời tiết lại xuất hiện những đột biến về chế độ mưa và chế độ nắng,ngày nắng nhiệt độ lên quá cao, ngày mưa thì lượng mưa tập trung lớn và kéo dàidẫn đến tình trạng năng suất một số loại cây trồng bị ảnh hưởng, từ đó cơ cấu câytrồng bị chuyển đổi liên tục theo hướng tăng giá trị hàng hóa, vì vậy cần có nhữngnhận định chính xác nhằm giải quyết những khó khắn hiện tại và xây dựng kế hoạchphát triển nông nghiệp cho những năm tới
- Độ ẩm:
r % 72.7 66.6 68.2 71.2 79.2 82.8 84.7 86.6 87 86 83.2 77.8
Bảng 1.1 : Độ ẩm trung bình tháng – huyện Nhơn Trạch năm 2004
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường)
Độ ẩm không khí tương đối trong bảng trên cho thấy độ ẩm không khí tương đối có
sự thay đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm Độ ẩm cao vào mùa mưa 85.12%, đôi khilên tới 87% (vào tháng 9) và thấp nhất vào mùa khô (khoảng 66.6 – 78.2%) đặc biệttrong tháng 2 và tháng 3 Trong ngày, độ ẩm không khí tương đối phụ thuộc vàonhiệt độ không khí và cao nhất khoảng 6-8 giờ và thấp nhất khoảng 1-3 giờ chiều
Trang 9- Chế độ gió: Hương gió chủ đạo trong năm là Tây Nam và Đông Bắc Gió Tây Nam
thổi vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10) với tần suất 70% Gió Đông Bắc thổi vàomùa khô (tháng 11- tháng 2 năm sau), với tầng suất 60% Từ tháng 3 đến tháng 5 làhướng Đông – Nam, tốc độ gió trung bình 2m/s
I.1.1.2 Đặc điểm thủy văn:
(a) Sông ngòi:
Nhơn Trạch có nhiều hệ thống sống lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nao vây quanhranh giới huyện ở 3 phía : Bắc – Tây – Nam, bao gồm song Đồng Nai, sông Thị Vải,song Đồng Tranh, song Đồng Môn, và sông rạch nhỏ khác
Các sông rạch nằm trong 1 hệ thống nối liền nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng của chế
độ bán nhật triều, hầu hết nước sông đều bị nhiễm mặn
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện dài 25km, rộng 1,5km, sâu 5-10m phía hạ lưu,
có thể lưu thông được tàu có trọng tải 3000 tấn, đoạn phía trên do có nhiều cồn cátngầm nên chỉ lưu thông được tàu có trọng tải dười 1000 tấn
Sông Thị Vải, chảy từ Nhơn Trạch xuống Vũng Tàu, đoạn chảy qua huyện dài27,5km, đoạn phía trên sâu 9-12m có thể lưu thông được tàu 10.000 tấn nhưng doảnh hưởng của khúc cong nên chỉ lưu thông được tàu 3000 tấn Đoạn phía dười sâu15-17m, có thể lưu thông tàu 30.000 tấn
Sông Đông Tranh, đoạn chảy qua huyện dài 1km, sâu 7m có thể lưu thông tàu 5000tấn
Sông Đồng Môn là sông nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi huyện Long Thành, chảy qua địaphận các xã Phước Thiện, Phú Hội, Long Tân, đổ về sông Đồng Nai ở khu vực giữacủa Long Đại và Cát Lái Độ sâu của sông 3-5m, có nước ngọt quanh năm
(b) Dòng chảy:
Dòng chảy tổng hợp trong vịnh Gềnh Rái chủ yếu là dòng chảy và và chảy ra, vectorvận tốc dòng chảy trong pha triều rút gần như ngược hướng với vector vận tốc lúcchảy vào Tốc độ dòng chảy trung bình ở bề mặt trong Vịnh Gềng Rái khoảng 30-50m/s
I.1.1.3 Đặc điểm địa hình – địa chất
(a) Vị trí địa lý:
Nhơn Trạch là huyện mới của tỉnh Đồng Nai, tách ra từ huyện Long Thành theoNghị Định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính Phủ Địa giới hành chính của huyệntiếp giáp:
- Phía Đông Bắc giáp huyện Long Thành, các quận 2 và 9 thuộc Tp.HCM
- Phía Đông Nam giáp xã Mỹ Xuân – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (qua sông Thị Vải)
- Phía Tây Bắc giáp khu vực Cát Lái – quận 9, Tp.HCM
- Phía Tây giáp huyện Nhà Bè – Tp.HCM (qua sông Nhà Bè)
- Phía Nam giáp huyện Cần Giờ - Tp.HCM
Tọa độ địa lý từ 106o45’16” – 107o01’55” kinh độ Đông và 10o31’33” – 10o46’59” vị
độ Bắc
Huyện có tổng diện tích tự nhiên: 410,89 km2, chiếm 6,97% diện tích tự nhiên củatoàn Tỉnh Huyện Nhơn Trạch gồm 12 xã: Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long
Trang 10Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, LongThọ, Phước An Trong đó:
- Phước An, Phước Khánh, Phú Đông, Phú Hữu, Đại Phước, Long Tân và Long Thọ
là các xã vùng ven với hệ thống kênh rạch tương đối chằng chịt
- Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Phú Thạnh, Vĩnh Thanh là các xã trung tâmvới nền địa chất vững chắc và dạng địa hình lượn sóng: trong đó xã Phú Hội là trungtâm hành chính của huyện và là trung tâm thành phố trong tương lai
Huyện Nhơn Trạch có vị trí quan trọng, nằm ở trung tâm các cực lớn trong vùngkinh tế trọng điểm phía Nam và gần các cáng lớn, các tuyến giao thông quan trọng
Từ trung tâm huyện đi đi Tp Hồ Chí Minh theo quốc lộ 51 khoảng 70 km Nếu đitheo tỉnh lộ 25B qua Phá Cát Lái khoảng 35 km, đi Biên Hòa khoảng 40 km, VũngTàu khoảng 60 km Đặc biệt trong tương lai Nhơn Trạch là cửa ngõ đi vào thành phố
Hồ Chí Minh theo đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nhơn Trạch – LongThành – Dầu Giây Mặt khác có hệ thống sông rạch bao bọc, nên rất thuận lợi choviệc phát triển giao thông đường thủy Với vị trí quan trọng đó, Nhơn Trạch có đủđiều kiện để phát triển kinh tế
Trong tương lai, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp bao gồm phức hợp côngnghiệp - đạo tạo – công nghệ khoa học, đồng thời là đô thị dịch vụ - du lịch Vì vậy,nhu cầu đề phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cảng, tuyến giaothông, các công trình cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải, các khu trung tâm đôthị, khu dân cư… là rất lớn
- Dạng địa hình thấp, trũng: nằm bao bọc trong khu trung tâm theo ranh giới củahuyện, với độ dốc dưới 3o, thường bị chia cắt bởi hệ thống sông, rạch nên khó khăncho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp như:trồng lúa, nuôi trồng thủy sản; khu vực phía Nam và Đông Nam huyện có thể pháttriển lâm nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản
Ngoài ra, qua một số tài liệu nghiên cứu cho thấy:
- Khu vực đồi gò cao đất xây dựng rất tốt, cường độ chịu nén của đất >2 kg/cm2
Trang 11- Khu vực đất thấp ven sông Đồng Môn và khu rừng Sác có nền đất yếu, cường độchịu nén của đất <0.5 kg/cm2.
- Khu vực đất cao trung bình nằm giữa quốc lộ 51 và các khu đất cao thuộc xã HiệpPhước, Phước Thiền có thể đưa vào xây dựng do nền đất có độ cao tuyệt đối trên 2m,cường độ chịu nén của đất đạt từ 0.8-1.5 kg/cm2
- Địa hình của huyện tương đối đơn giản và mang tính chất của vùng đồng bằng venbiển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Diện tích đất canh tácnông nghiệp tương đối lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao do phần lớn các đất bịnhiễm phèn, mặn ở dưới tầng sâu, đất tầng mặt ở khu cao hơn phần lớn là đất xám lạ
có lượng sét lẫn sạn tương đối lớn nên nghèo dinh dưỡng Tuy nhiên nền đất củahuyện tương đối vững chắc, địa hình dạng bằng phẳng nên rất phù hợp cho việc xâydựng
I.1.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật
I.1.2.1 Tài nguyên trên cạn:
Thống kê được 106 loài thuộc 32 họ và 68 chi thực vật Đây là đại diện của ngànhthực vật bậc cao, ngành hạt kín lớp hai lá mầm và một lá mầm
Các loài thực vật này đều tập trung theo một số kiểu sinh thái sau:
- Hệ sinh thái các cây rừng ngập mặn ven sông, bao gồm những cây ứa nước lợ và lợngọt, dừa nước, ôrô, bần chua, bần ôi, mắm… đã tạo thảnh một vành đai nhỏ phòng
Nếu phân tích theo phân dạng sống của các loại cho thấy:
+ 25 loài cây có dạng thân bụi, chiếm 23,5% tổng các loài
+ 19 loài cây có dạng thân gỗ, chiếm 17% trên tổng các loài
+ 47 loài cây thân thảo, chiếm 44,3% tổng các loài
+ Loài cây than leo, chiếm 3% tổng số các loài
Cây trồng chỉ có khoảng 12 loài không mang tính chất đặc trưng cho toàn vùng mà
bị xáo trộn do con người (chiếm 11,3%)
I.1.2.2 Tài nguyên thủy sinh
- Thực vật phù du có 77 loài, ngành tảo silic chiếm ưu thế với 74 loài giốngCoscinodiscus spp Có tần số gặp trên 90%, chiếm ưu thế về số lượng, chúng quyếtđịnh mật độ trung bình và chiếm hơn 80% Chỉ có 2 loài tảo Giáp và 1 loài tảo Kim
- Động vật phù du có khoảng 59 loài bao gồm 2 nhóm chính Nhóm loài nước lợ điểnhình có tần số xuất hiện cao ở vùng cửa sông, thích nghi với điều kiện nhiệt độ, độmuối tương đối rộng, có số lượng khá lơn như: acartiella sinensis, sinocalanuslaevidactylus, schma ckkria dubia… nhóm có tần số xuất hiện thấp gồm những loài ởbiển, có khả năng thích nghi với nồng độ muối rộng và phạm vi phân bố rộng nên
Trang 12chúng nên chúng có thể ở vùng cửa sông vào mùa khô như: Euchaeta Conciirna,Eucalanuss subcruss, Acartia spincauda… Sinh vật lượng động vật phù du bình quânđạt khoảng 110mg/m3, 1.653 cá thể/m3.
- Động vật đáy có 4 nhóm chính trong đó có nhóm than mềm có khối lượng cao nhất,tiếp đến là giun nhiều tơ, da gai và giáp xác Sinh vật lượng động vật phù du bìnhquân đạt 1,25 g/m3và 256 con/m3
Kết quả khảo sát trứng cá, cá bột ở các sông:
+ Số lượng trứng cá – cá bột thấp, thành phần loài tương đối đơn giản
+ Cá bột của họ cá bống (Gobidae) có số lượng nhiều nhất chiếm 84,4% tổng số
cá bột thu được, mật độ bình quân 37 con/m3 Cá bột loài cá bống trỏng(Stelophorus) chiếm 6,9% với mật độ bình quân 5,5 con/m3, loài cá lẹp vàng vâyngực dài (Setipia tati) chiếm 5% có tần suất xuất hiện cao với mật độ bình quân 3con/m3 Cá bột họ cá trích có mật độ bình quân <2 con/m3 Cá bột họ cá Kìm(Hypossphaphus) chiếm 0.6% với mật độ bình quân <1 con/m3
I.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN NHƠN TRẠCH
I.2.1 Hiện trạng môi trường chung toàn huyện
I.2.1.1 Hiện trạng cấp nước
Tính đến năm 2003, trên địa bàn huyện có 114.892 nhân khẩu, 22.978 hộ Có 10/12
xã có sử dụng công trình khai thác tài nguyên nước ngầm với tổng số giếng là 13.693giếng, trong đó có trên 50% số hộ tại 2 xã được sử dụng nước máy
- Nhà máy nước Nhơn Trạch dẫn nước từ Biên Hòa chạy dọc theo quốc lộ 51, côngsuất 20.000 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản với kinh phí 146triệu USD đang tiến hành ở giai đoạn 1 với công suất 10.000 m3/ngày đêm
I.2.1.2 Hiện trạng xử lý nước thải và thoát nước:
Hiện nay, rải rác trên địa bàn huyện Nhơn Trạch được đầu tư công thoát nước, chủyếu tập trung tại khu vực hành chính trung tâm, các khu dân cư mới và khu vực LongThọ - Phước An Hiện nước thải sinh hoạt chư được xử lý tập trung, nước thải tại các
hộ gia đình cho tự thấm hoặc xứ lý bằng bể tự hoại rồi thải ra các vùng đất trũng,sông suối, ao hồ
I.2.1.3 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
(a) Tình hình thu gom:
- Có 8 xã được thu gom (Phú Hữu, Phước Khánh, Hiệp Phước, Phú Hội, PhướcThiền, Long Thọ và Vĩnh Thanh)
- Hợp tác xã Hòa Hiệp thu gom được 4 xã : Phước, Phú Hội, Phước Thiền, LongThọ Một số cơ quan xí nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, phương tiện thu gom
và vận chuyển là xe đẩy tay và 2 xe ép rác loại 15 tấn
- Các xã còn lại mỗi xã đều có đội thu gom riêng, phương tiện thu gom vận chuyển
là xe đẩy tay và xe máy cày
- Các xã Đại Phước, Phú Đông, Phước An, Long Tân chưa có đội thu gom
- Lượng rác ước tính một ngày trong toàn huyện phát sinh trên 50 tấn
(b) Tình hình xử lý rác thải trên địa bàn huyện:Rác thải được thu gom sau đó phân
loại những rác có khả năng tái sử dụng, còn lại đem chôn lấp và đốt
Trang 13Hợp tác xã Hiệp Hòa hoạt động thu gom từ năm 2003, và đổ tạm tại hầm đất khucông nghiệp I đến đầu năm 2005, hiện nay khu vực này do quy hoạch đi vào sửdụng, tạm thời chưa có xử lý nên Hợp tác xã đã để tạm tại hầm đá trên xã PhướcHiền.
Một số xã đã linh động tự tìm chỗ xử lý tạm trên đại bàn mình, tuy nhiên các hộ dâncủa xã chưa có đội thu gom thì tự xử lý bằng cách bỏ vườn và một số được thải bỏbừa bãi ra đường và xuống kênh rạch
I.2.2 Hiện trạng môi trường khu công nghiệp:
Có thể nói Đồng Nai là một trong những địa phương có quy mô và tốc độ phát triểnKCN mạnh nhất cả nước
- Khu công nghiệp 1, 2 và 3 : theo khảo sát có 13/17 doanh nghiệp có nước thải vượttiêu chuẩn quy định
- Nồng độ bụi tại KCN 1, 2 và 3 đều đạt tiêu chuẩn
- Tình hình môi trường tại các KCN liệt kê như sau:
KCN Nhơn Trạch 1: Công trình xử lý nước tập trung được đưa vào hoạt động từ năm
2002
KCN Nhơn Trạch 2 : Trước năm 2006, nước thải tại các nhà máy trong KCN được
xử lý cục bộ và thải trực tiếp vào sông Thị Vải Đến tháng 6/2006, nhà máy nước xử
lý nước thải tập trung được hoàn thành và đưa vào hoạt động
KCN Nhơn Trạch 3: Toàn bộ nước thải do các đơn vị trong KCN xử lý cục bộ xong
thải trực tiếp vào sông Thị Vải qua khu vực cống Lò Rèn
1.2.3 Hiện trạng môi trường tại khu dân cư:
- Trên địa bàn các xã: Hiệp Phước, Phước Thiền, Phú Khánh đã có hợp tác xã đảm
nhận việc thu gom rác Địa điểm xử lý rác là vành đai Khu công nghiệp 1, hình thức
xử lý là đốt Ngoài ra hiện nay UBND xã Phú Hữu đã đề nghị UBND huyện chothành lập hợp tác xã vận chuyển rác và chọn địa điểm xây dựng bãi chứa rác tạm thờitại xã Đại Phước
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi: các loại hình chăn nuôi chủ yếu như
chăn nuôi heo, bò, gia cầm; đặt biệt mô hình có quy mô lớn và gây ô nhiễm nhất làchăn nuôi heo Các hoạt động chăn nuôi này hang năm đem lại giá tị kinh tế rất lớn,góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên bên cạnh đóchất thải ngành chăn nuôi Đặt biệt là loại hình chăn nuôi tập trung có quy mô lớngây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là môi trường nước và môi trường khôngkhí
I.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NHƠN TRẠCH
I.3.1 Điều kiện kinh tế
I.3.1.1 Giao thông
- Đường thủy: có 4 tuyến đường sông có thể lưu thông tàu trọng tải lớn, trong đó có
2 tuyến có thể lưu thông tàu 3.000 tấn, 1 tuyến có thể lưu thông tàu 5.000 tấn, 1tuyến có thể lưu thông tàu 1.000 tấn
Nếu đầu tư cải tạo có thể lưu thông các loại tàu 10.000 - 30.000 tấn Hiện nay đã có
ba cảng là: cảng Tuy Hạ(Quân đội quản lý), cảng Gò Dầu (thuộc Bà Rịa – Vũng
Trang 14Tàu), cảng GiDo (thuộc nhà máy dăm gỗ) Cơ sở vật chất ở các cảng này chưa có gìđáng kể, phạm vi phục vụ hẹp.
Mạng lưới đường bộ đã được chú trọng xây dựng nhưng còn chậm Các chỉ tiêu vềmật độ còn thấp
- Mật độ đường: 0,62 km/km2
- Chiều dài quốc lộ: 0,354 km/1.000 dân
- Chiều dài huyện lộ, liên tỉnh lộ: 0,333 km/1.000 dân
- Chiều dài huyện lộ : 0,782 km/1.000 dân.\
- Chất lượng đường nhìn chung chưa đảm bảo, còn thấp hơn nhiều so với yêucầu phát triển kinh tế của huyện cũng như toàn khu vực
(a) Nguồn điện:
Nguồn điện được dẫn từ mạng quốc gia 110 KV qua các trạm biến áp sau:
- Trạm Nhơn Trạch (T1) : cấp điện cho khu công nghiệp Nhơn Trạch
- Trạm Long Bình: Công suất 1*40 MAV – 110/15KV, cấp điện cho thành phố BiênHòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch
(b) Lưới điện
- Đường dây 110 KV: hiện có đường dây mạch kép rẽ nhánh từ đường dây 110 KV
Bà Rịa, Long Thành đến trạm Nhơn Trạch dài 5 km (dây A – 185)
- Lưới 15KV: bao gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 100km, cấp điện cho các trạm biến
áp 15KV/04KV với tổng dung lượng 4220 KVA Riêng khu công nghiệp NhơnTrạch đã được cấp riêng từ trạm biến áp T1 Nhìn chung mạng điện cấp cho sinhhoạt chất lượng còn tốt, nhưng do phải dẫn từ nguồn ở xã nên thất thoát nhiều Hiệnnay tất cả các xã trong huyện đều có điện, trong đó có khoảng hơn 50% các hộ đã sửdụng điện
I.3.1.4 Thông tin bưu điện:
- Đã lắp đặt 1 tổng đài điện tử Starrex 384 số ở trung tâm huyện và 1 tổng đàiPanasonic 32 số ở xã Đại Phước
- Thiết bị truyền dẫn: lắp đặt thiết bị truyền dẫn Viba AWA 1504 – 60 kênh và đặt ởĐại Phước thiệt bị Viba ít kênh loại văn hóa-601-1 kênh
- Máy điện thoại: hiện đã lắp được hơn 200 máy điện thoại, bình quân 425 người có
Trang 15Theo tài liệu của Uỷ ban nhân dân huyện Nhơn Trạch mật độ dân số trung bình toànhuyện 265 người/km2 Dân cư phân bố không đều, thường tập trung chuyển tiếp giữađịa hình đồi và đồng bằng ven song, các xã phía Bắc có mật độ dân số cao hơn nhiều
so với phía Nam Xã có mật độ dân số cao nhất là Phước Thiền (700 người/km2).Thấp nhất là Phước An và Vĩnh Thành (40-50 người /km2)
Tính đến năm 2002, dân số toàn huyện là 112.992 người với 25.109 hộ, dân số trong
độ tuổi lao động là 68.970 người, trong đó có việc làm là 56.617 người, bao gồm laođộng nông-lâm nghiệp 29.507 người, công nghiệp-xây dựng là 12.369 người, dịch vụ14.741 người
Dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các cụm trungtâm xã và các tuyến giao thông chính
Hiện dân số của toàn huyện phát triển ở mức 1,67%, thấp hơn nhiều so với dự báophát triển dân số đến năm 2000 trong phương án quy hoạch đã được duyệt là 4%.Trước đây, dự báo phát triển dân số tính đến dân số tăng cơ học từ phát triển côngnghiệp, tuy nhiên trong giai đoạn này hầu hết các dự án đầu tư mới chỉ ở giai đoạnxây dựng cơ sở hạ tầng, chưa đi vào hoạt động Vì vậy, cần xác định lại nhu cầu sửdụng đất nhằm cân đối lại quỹ đất, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả
* Tổ chức hệ thống dân cư đô thị:
Hệ thống dân cư đô thị bao gồm 4 khu, mỗi khu có quy mô 10-12 vạn dân Hướngphát triển theo các trục giao thong lớn về phía Bắc, phía Tây Nam và phía Đông
Toàn huyện
Số dân
Đất dân dụng
ngườiha
110.700626
265.0001.950
600.0004.000
Đô thị
Dân số
Đất dân dụng
ngườiha
160.000950.000
450.0002.700
Nông thôn
Dân số
Đất dân dụng
ngườiha
110.700626
105.0001.000
150.0001.300
Bảng 1.2: Nhu cầu đất cho phát triển đô thị và dân cư nông thôn.
(nguồn Phòng TN và MT)
I.3.2.2 Tình hình lao động:
Lao động toàn huyện có 53.011 người Trong đó lao động nông nghiệp 26.955người, chiếm 50,8% lao động xã hội Lao động dịch vụ 3.921 người (7,4%), lao độngcông nghiệp 22.135 người (41,8%) Tuy tỷ lệ lao động công nghiệp khá cao nhưngnhìn chung chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, nhất là lao động có nguồn gốc tạichỗ
Tỷ lệ lao động được đào tạo và có trình độ kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ rất thấp, có trình
độ từ cao đẳng trở lên còn thấp (khoảng 2,51%), riêng cán bộ có trình độ cao đẳngtrở lên chỉ chiếm 0,65% so với lao động xã hội Đây là một trong những điểm yếutrong phát triển nguồn nhân lực của huyện
Trang 16(Sơ đồ Huyện Nhơn Trạch – xem hình 1.1, Phụ lục 1)
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI KHU VỰC KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 3
II.1 MÔ TẢ VỊ TRÍ KHU CÔNG NGHIỆP
II.1.1 Vị trí địa lý
Vị trí dự án KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) được xác định như sau :
a Tọa độ địa lý : 1060 56’ độ kinh Đông và 100 43’ độ vĩ Bắc.
b Ranh giới : Toàn bộ khu đất KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) thuộc địa bàn xã
Long Thọ và 1 phần của xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đồngthời nằm trong KCN Nhơn Trạch 2.700 ha của đồ án quy hoạch đô thị mới NhơnTrạch Giới biên địa giới của KCN bao gồm :
- Phía Bắc là Tỉnh lộ 25C dự kiến
- Phía Đông là tuyến đường bao liên xã chạy qua xã Hiệp Phước, xã Long Thọ
- Phía Tây là đường phụ trợ lọc hóa dầu TL 319 B
- Phía Nam là khu vực đất trồng hoa màu và cây công nghiệp dài ngày thuộc xãHiệp Phước (đất dự kiến sẽ xây dựng theo quy hoạch chung)
c Đánh giá về vị trí KCN : Nằm ở trung tâm đối với các thành phố lớn của Vùng
KTTĐPN như :
- Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 40 km về hướng Bắc theo QL 51
- Cách trung tâm Tp Hồ Chí Minh 30 km Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phêduyệt xây dựng tuyến đường cao tốc từ trung tâm Tp Hồ Chí Minh qua Thủ Thiêm –Long Thành, rất quan trọng trong quan hệ giữa Nhơn Trạch và Tp Hồ Chí Minh
- Cách thành phố Vũng Tàu 45 km theo QL 51 về phía Nam
Trong đó, KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) nằm ở vị trí đầu mối giao thông quantrọng của Vùng KTTĐPN, nên rất thuận lợi về đường bộ, đường thủy, đường sắt vàđường hàng không, trong đó KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) sẽ liên hệ thuận tiệnvới cảng sông dự kiến trên sông Đồng Tranh cho tàu 1 vạn tấn, trên bờ phía Tâysông Thị Vải cho tàu 2 – 3 vạn tấn Trong tương lai xa có thể sẽ xây dựng các cảngmới trên sông Lòng Tàu, sông Sâu hoặc sông Nhà Bè
(Bản đồ vị trí KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) được đưa ra trong Hình 2.1, xemPhụ lục 1)
II.1.2 Hiện trạng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) trước quy hoạch
II.1.2.1 Hiện trạng đất đai :
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) nằm trên khu vực gò đồi thoải kiểu “bát úp“ rộng351,17 ha, có địa hình khá bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng, không bị ngập
Trang 17úng vào mùa mưa Phần lớn là đất nông nghiệp trồng sắn, điều và trồng bạch đàn.Nói chung, đất đai khu vực KCN có các đặc điểm như sau :
- Thuộc loại đất đồi – đất xám bạc màu dễ bị rửa trôi về mùa mưa, thiếu nguồnnước ngọt, ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
- Trước đây là đất của dự án lọc hóa dầu, nhưng do dự án lọc hóa dầu thay đổi địađiểm, nên nhân dân đã sử dụng để trồng hoa màu và cây công nghiệp dài ngàyvới diện tích chiếm 85% diện tích tự nhiên của khu vực
- Để xây dựng công nghiệp trên khu vực này, kinh phí đền bù thấp, giải tỏa nhàhầu như không đáng kể
II.1.2.2 Hiện trạng xây dựng :
Trong khu vực dự án chưa có công trình kiến trúc kiên cố đã xây dựng, chỉ có một sốnhà dân thuộc loại bán kiên cố và nhà tạm
II.1.2.3 Hiện trạng các công trình kỹ thuật :
Khu vực dự án chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáng kể :
a Về giao thông : KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) nằm phía Đông TL.319B, là
trục giao thông chính quan trọng chạy dọc suốt Bắc – Nam của KCN Nhơn Trạch2.700 ha, cắt TL.25B ở phía Bắc để đi QL51 về phía Đông và đi Tp Hồ Chí Minhqua phà Cát Lái ở phía Tây Chiều rộng lộ giới của TL.319B đã được phê duyệt là61m TL.319B chạy qua khu vực dự án có mặt đường bê tông nhựa rộng 6m, nền16,0m, thuận tiện lưu thông trong cà 2 mùa khô và mưa Hiện có một đoạn cáp ngầmbưu điện chạy dọc đường TL.319B ở phía Đông, cách tim đường 38,0m NgoàiTL.319B còn có một số tuyến đường đất đỏ, rộng 3 – 5m, mùa mưa đi lại khó khăn.Khu vực dự án có cường độ nền đất cứng, địa chất thuỷ văn ổn định, thuận lợi để xâydựng hệ thống giao thông
b Về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng : Địa hình khu xây dựng cao, không ảnh hưởng
nhiều của thuỷ triều, địa hình nơi cao nhất nằm về phía Tây, có cao độ 24m và thấpnhất về phía Đông có cao độ 7,5m Phần diện tích có độ dốc lớn nằm về phía Đôngkhu xây dựng Khu vực có 02 hướng dốc, hướng chính là Tây sang Đông và hướngcòn lại từ giữa khu xây dựng đổ về phía Nam, chưa có hệ thống thoát nước, nướcmưa đang thoát theo địa hình tự nhiên xuống ruộng về phía Đông khu xây dựng vàchảy vào rạch
c Về cấp nước : Có 1 tuyến ống cấp nước (300 nằm về phía Tây TL.319B dẫn từ
Nhà máy nước ngầm Q = 10.000 m3/ngày ở phía Nam KCN
d Về cấp điện và thông tin liên lạc : Khu vực chưa có hệ thống cấp điện chuyên
dùng trong KCN Trên khu vực có 1 tuyến trung thế 15KV chạy theo đường đất phíaTây – Bắc, cấp điện chủ yếu cho dân cư và nhà máy nước
II.1.2.4 Quan hệ giữa khu công nghiệp Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) với các khu công nghiệp Nhơn Trạch xung quanh khác :
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) nằm trong tổ hợp KCN Nhơn Trạch 2.700 ha ởphía Đông và Đông Bắc của đô thị mới Nhơn Trạch, có thể sử dụng liên hợp một số
Trang 18hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và ở cuối hướng gió nên hạn chế được ônhiễm KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) giáp KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 1) ởphía Bắc, giáp KCN Nhơn Trạch V ở phía Tây và giáp KCN Nhơn Trạch VI ở phíaNam Theo niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2005, thì tổ hợp KCN NhơnTrạch 2.700 ha đã phát triển các KCN Nhơn Trạch chính như sau :
- KCN Dệt may Nhơn Trạch rộng 184 ha, đang thực hiện giai đoạn 1 với diện tích sửdụng cho thuê là 121ha, đã cho thuê 40,5 ha (33,47%) và thu hút 6 dự án đầu tư
- KCN Nhơn Trạch I rộng 430 ha, đã hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 với diện tích sửdụng cho thuê là 323ha, đã cho thuê 251,7 ha (77,93%) và thu hút 69 dự án đầu tư
- KCN Nhơn Trạch II rộng 350 ha, đã hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 với diện tích sửdụng cho thuê là 279ha, đã cho thuê 155,1 ha (55,59%) và thu hút 33 dự án đầu tư
- KCN Nhơn Trạch III rộng 720 ha, đã hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 với diện tích
sử dụng cho thuê là 484,7ha, đã cho thuê 256,3 ha (52,88%) và thu hút 40 dự án đầutư
- KCN Nhơn Trạch V rộng 302 ha, đang thực hiện giai đoạn 1 với diện tích sử dụngcho thuê là 205ha, đã cho thuê 7,2 ha (3,51%) và thu hút 4 dự án đầu tư
- KCN Nhơn Trạch VI rộng 319 ha, đang trong quá trình hình thành và triển khai,nên chưa có các số liệu thống kê cụ thể
II.2 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN KHU VỰC DỰ ÁN
II.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Do chưa có Trạm quan trắc khí tượng tại huyện Nhơn Trạch, nên báo cáo ĐTM này
sử dụng các số liệu quan trắc khí tượng tại Trạm Long Thành (Giai đoạn 1995-2005)
là khu vực gần dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn TrạchIII (giai đoạn 2) nhất như sau :
II.2.1.1 Nhiệt độ không khí :
- Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 26oC
- Tháng 4 là tháng có nhiệt độ cao nhất, từ 28 – 29 oC
- Tháng 12 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, khoảng trên, dưới 25 oC
- Nhiệt độ tối cao đạt tới 38 oC, tối thấp nhất khoảng 17 oC
- Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5 – 8 oC, trong mùa khô đạt 5 – 12 oC
II.2.1.2 Độ ẩm tương đối :
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 78 – 82%
- Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao, từ 85 – 93%
- Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp, từ 72 – 82%
- Độ ẩm cao 95%, thấp 50%
II.2.1.3 Số giờ nắng trong năm :
- Tổng giờ nắng trong năm từ 2.350 – 2.600 giờ, trung bình 220 giờ nắng/tháng
Trang 19- Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao, chiếm trên 60% giờ nắng/năm.
- Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ
- Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất, khoảng 140 giờ
II.2.1.4 Lượng mưa :
- Lượng mưa trung bình khoảng 1.800 – 2.000 mm/năm
- Mưa phân bố không đều tạo nên 2 mùa mưa và khô Mùa mưa từ tháng 5 tớitháng 10 chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm
II.2.1.5 Tốc độ gió :
Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo 2 mùa mưa và khô Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây– Nam Về mùa khô, gió thịnh hành Đông – Bắc Chuyển tiếp giữa 2 mùa còn có gióĐông và Đông Nam Tốc độ gió trung bình đạt 10 – 15 m/s, lớn nhất là 25 – 30 m/s(90 – 110 km/h) Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão, tuy nhiên dông giật và
lũ quét là hai hiện tượng thường xảy ra
II.2.1.6 Độ bền vững khí quyển :
Độ bền vững khí quyển có thể xác định dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời vàoban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng phân loại khí quyển củaPasquill (năm 1961) Tại khu vực, độ bền vững khí quyển sẽ là A, B vào những ngàynắng, tốc độ gió nhỏ và độ bền vững sẽ là C, D vào những ngày nhiều mây Độ bềnvững khí quyển sẽ là E, F vào ban đêm
Độ bền vững khí quyển A, B, C sẽ hạn chế phát tán các chất ô nhiễm lên cao và đi
xa Điều kiện khí quyển bất lợi nhất (loại A – B) sẽ được áp dụng để tính toán pháttán ô nhiễm và thiết kế hệ thống khống chế ô nhiễm không khí
II.2.2 Điều kiện thủy văn
Sông Thị Vải là nơi tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) Sông
có chiều dài 76 km, bắt nguồn từ Long Thành chảy qua Châu Thành và đổ ra BiểnĐông tại Vịnh Gành Rái Tại hạ lưu của sông có một số nhánh nối với hệ thống sôngSài Gòn – Đồng Nai Mặc dù, diện tích lưu vực sông hẹp (khoảng 77 km2), chiều dàisông nhỏ, nhưng sông gần biển có chiều cao thủy triều lớn, vịnh sâu, nên sông cóchiều rộng lớn và sâu Chiều rộng trung bình 400 – 650 m, độ sâu trung bình 22 m,nơi sâu nhất 60 m
Theo kết quả khảo sát của Đoàn thủy văn địa hình (Phân Viện thiết kế giao thôngphía Nam) thì mực nước sông trung bình thay đổi từ 35 – 39 cm Vào các tháng mùakhô mực nước trung bình cao hơn các tháng mùa mưa Mực nước cao nhất đã quantrắc được là +180 cm, mực nước thấp nhất là - 329 cm Giá trị trung bình của độ lớnthủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465 cm và độ lớn thủy triều nhỏnhất là 141 cm Lưu lượng sông cực đại pha triều rút là 3.400 m3/s, lưu lượng sôngcực đại pha triều lên là 2.300 m3/s Lưu lượng sông mùa mưa là 350 – 400 m3/s, lưulượng sông mùa khô là 200 m3/s, thấp nhất 40 – 50 m3/s Tốc độ dòng chảy lớn nhất
có thể đạt tới 1,5 m/s
Trang 20Chế độ thủy triều : triều lên lúc 4 – 9 giờ sáng và 16 – 23 giờ đêm, triều xuống lúc 9– 16 giờ và 23 – 4 giờ sáng hôm sau Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thủy triều
từ biển và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng do các nguồn nước thải khác nhau Vịtrí dự án nằm ở độ cao 24m so với mực nước sông Thị Vải, nên không bị ngập lụt dothủy triều
Theo Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT ngày 20/01/2005 của Chủ tịch UBND tỉnhĐồng Nai, thì sông Thị Vải có lưu lượng dòng chảy là 243 m3/s, sử dụng cho bảo vệthuỷ sinh và tiêu chuẩn áp dụng là TCVN 6984-2001-Q1.M3 Vì vậy, tiêu chuẩn ápdụng đối với nước thải sản xuất và sinh hoạt sau xử lý của KCN Nhơn Trạch III (giaiđoạn 2) là TCVN 6984-2001 (Q > 200 m3/s, cột F3) và TCVN 5945-1995 (cột B) tạiđầu ra cống Lò Rèn, chảy ra rạch Bà Ký và sông Thị Vải
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2001 – 2005), thì việctách các tuyến thoát nước mưa và nước thải công nghiệp tại các doanh nghiệp trongcác KCN Nhơn Trạch tuy có thực hiện nhưng chưa triệt để Nước thải công nghiệptại các doanh nghiệp thường vượt tiêu chuẩn quy định theo TCVN 5945 - 1995 (cộtB) phổ biến ở các thông số sau : BOD5 chiếm tỷ lệ 22,7%; COD là 18,2% vàColiform là 40,9% Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thoát tập trungcủa các KCN cho thấy :
- KCN Nhơn Trạch I : Chất rắn lơ lửng vượt 2,3 - 7,6 lần; COD : 1,4 - 3,2 lần;BOD5 : 1,3 lần; Dầu mỡ : 2,7 - 4 lần; Coliform : 7 - 750 lần
- KCN Nhơn Trạch II : Chất rắn lơ lửng vượt 1,9 - 4 lần; COD : 2,1 - 5,4 lần;BOD5 : 1,4 - 2,2 lần; Amoniac : 3,6 lần; Coliform : 20 - 93 lần
KCN Nhơn Trạch III : Chất rắn lơ lửng vượt 1,1 1,8 lần; Coliform : 1,1 6,4 lần
-Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường thực tế tại khu vực dự án cho thấyrằng, nguồn nước trên sông Thị Vải có diễn biến chất lượng khá phức tạp theo từngmùa và hiện nay đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ trên từng đoạn sông có KCN tậptrung xả thải vào
II.3 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
Tại khu vực dự án đất có cấu trúc đồi dốc từ độ cao 24m thấp dần ra phía bờ sôngvới độ cao 7,5m Cấu trúc địa tầng tại khu vực dự án có các đặc điểm sau đây :
- Từ 0-3m là lớp đất có thành phần cơ bản là đất sét pha cát màu xám, khả năngchịu tải tốt, thuận lợi cho xây dựng
- Từ 3-6m là lớp đất có đá cuội
- Dưới 45 m là đá nền
Kết quả phân tích kim loại nặng trong mẫu đất khu vực dự án trình bày trong bảng2.1
Trang 21Bảng 2.1 Kết quả phân tích kim loại nặng trong mẫu đất khu vực dự án.
Nội dung so sánh Hàm lượng kim loại nặng tổng số (mg/kg đất)
Nguồn : Số liệu tổng hợp do Sở TN&MT Đồng Nai cung cấp, 8/2005.
Kết quả so sánh với TCVN 7209 – 2002 và tiêu chuẩn đất của Hà Lan chỉ ra rằng, tạikhu vực dự án đất có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm kim loại nặng
II.4 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã phối hợp với Phân việnNCKH&BHLĐ Tp Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường tổnghợp tại KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) trong khoảng thời gian từ tháng 03/2006đến tháng 06/2006 Các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng môi trường tại khuvực dự án như dưới đây
II.4.1 Chất lượng không khí và tiếng ồn
Kết quả phân tích chất lượng không khí, độ ồn tại khu vực dự án như trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Chất lượng không khí và tiếng ồn tại KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2).
Trang 22- (**) Tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế (Số 505 BYT/QĐ).
- (***) TCVN 5938-2005 : Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (mg/m 3 ).
Các vị trí lấy mẫu bao gồm :
- K1 : Khu vực công ty bao bì Việt Long – lấy mẫu bên ngoài, phía trước Công ty.
- K2 : Khu vực nhà máy bê tông Lê Phan – lấy mẫu bên ngoài, phía trước Nhà máy.
- K3 : Khu vực ngã tư đường nội bộ KCN.
- K4 : Khu vực dân cư cống Lò Rèn.
II.4.2 Chất lượng nguồn nước mặt và nước thải
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt và nước thải như trình bày trong bảng2.3, 2.4 và 2.5 dưới đây
Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu nước sông Thị Vải chảy qua khu vực KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) vào đầu mùa mưa (Ngày lấy mẫu : 20/05/2006):
Thông số Đơn vị tính Kết quả TCVN 5942-1995, loại B
Trang 23Tổng Fe mg/l 0,15 2
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước sông Thị Vải chảy qua khu vực KCN Nhơn Trạch
III (giai đoạn 2) vào cuối mùa khô (Ngày lấy mẫu : 25/03/2006)
Thông số Đơn vị tính Kết quả TCVN 5942- 1995, loại B
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : - TCVN 5942 – 1995 : Chất lượng nước mặt – Tiêu chuẩn Việt Nam dùng cho mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (loại B)
Vị trí lấy mẫu nước mặt :
- Trong cả 02 trường hợp, vị trí lấy mẫu đều tại điểm cuối rạch Bà Ký
Nhận xét : So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 (Loại B) cho
thấy rằng, chất lượng nước sông Thị Vải đều bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng NH3), vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 lần (đầu mùa mưa) đến 4,1 lần (cuối mùakhô) Kết quả điều tra khảo sát rộng hơn về chất lượng nguồn nước mặt và nước thảitại khu vực dự án vào thời điểm chuyển tiếp mùa khô vào mùa mưa như trong bảng1.5
(N-Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt theo nhu cầu khảo sát rộng hơn tại khu vực dự án KCN Nhơn Trạch III - Giai đoạn 2 (Ngày lấy mẫu : 17/04/2006).
Trang 24Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : TCVN 5942-1995 sử dụng để so sánh tương tự như trong bảng 1.3 và 1.4.
Vị trí lấy mẫu bao gồm :
- M1 : Mẫu nước cống Lò Rèn
- M2 : Mẫu nước rạch Bà Ký
- M3 : Mẫu nước sông Thị Vải (đầu trên – KCN Nhơn Trạch)
- M4 : Mẫu nước sông Thị Vải (đầu dưới – KCN Gò Dầu)
Nhận xét : So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (Loại B)
cho thấy rằng, các mẫu nước mặt lấy tại rạch Bà Ký và sông Thị Vải (đầu dưới, đầutrên) đều bị ô nhiễm chất dinh dưỡng (N-NH4+) vượt mức tiêu chuẩn cho phép từ1,4 đến 3,2 lần Trong khi đó, nước thải tại cống Lò Rèn đạt tiêu chuẩn cho phép.Nguyên nhân có thể là do nhiều KCN khác nhau đang hoạt động tại Đồng Nai và Tp
Hồ Chí Minh xả thải nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (LoạiB) vào nguồn tiếp nhận sông Thị Vải, làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng trongnước
II.4.3 Chất lượng nguồn nước ngầm
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước ngầm trong khu vực dự án như trong bảng1.6
Trang 25Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước ngầm tại khu vực KCN Nhơn Trạch III - Giai đoạn 2 (Ngày lấy mẫu : 17/04/2006).
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : - TCVN 5944-1995 : Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
- KPH : Không phát hiện
Vị trí lấy mẫu nước ngầm bao gồm :
Trang 26- N1: Mẫu nước giếng lán trại anh Tồng.
- N2: Mẫu nước ngầm Nhà máy cấp nước Nhơn Trạch
- N3: Mẫu nước giếng khu dân cư cống Lò Rèn
- N4: Mẫu nước giếng trục lộ 319B
Nhận xét : So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 cho phép rút
ra các nhận xét như sau : Nguồn nước ngầm tại khu vực dự án bị nhiễm bẩn bởi visinh (khuẩn E Coli và hàm lượng Coliform cao gấp từ 2 đến 4 lần), các mẫu nướcgiếng đều có giá trị pH không đạt tiêu chuẩn và nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn ởmức độ yếu
Vì vậy, nước ngầm cần có quá trình xử lý bổ sung cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt,cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh tại các giếng khoan dân cư nhằm hạn chế vi sinhthâm nhập vào trong nước giếng
II.4.4 Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án
Thông qua những kết quả nghiên cứu về hiện trạng khu đất và hiện trạng môi trườngtại khu vực dự án, có thể rút ra một số đánh giá chung về hiện trạng môi trường nền
và hiện trạng môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án hiện nay như sau :(1) Môi trường nền tại khu vực dự án đặc trưng bằng hiện trạng môi trường củavùng đất đồi bạc màu, khó khăn canh tác nông nghiệp, chủ yếu trồng cây côngnghiệp ngắn ngày và dài ngày, chưa bị ô nhiễm về đất, nước và không khí
(2) Tuy nhiên, trong quá trình thi công xây dựng dự án hiện nay đã phát hiện thấycác dấu hiệu ô nhiễm về bụi và andehyt do 06 nhà máy đã hoạt động xử lý chưa triệt
để các nguồn khí thải (nhất là andehyt) Ngoài ra, hiện trạng môi trường nước mặttrên sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, còn nguồn nước ngầm bị ônhiễm bởi vi sinh, có giá trị pH không đạt tiêu chuẩn và bị nhiễm phèn, mặn ở mức
độ yếu
II.5 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
II.5.1 Tài nguyên thực vật
II.5.1.1 Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch :
Theo báo cáo của Viện Sinh học Nhiệt đới (Giai đoạn 2004-2006), tại huyện NhơnTrạch có Khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng là rừng ngập mặn Long Thành – NhơnTrạch, mà việc xả thải chất thải từ các KCN tập trung (nhất là nước thải sinh hoạt vàcông nghiệp) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và
đa dạng sinh học của rừng ngập mặn này Rừng ngập mặn được phân bố dọc theo 2
bờ sông Thị Vải, là nơi sinh sống của các loài thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn,đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái tại khu vực Tổng sốloài thực vật là 261 loài, chủ yếu thuộc 61 họ và 184 ngành Tất cả các ngành và họthực vật thuộc Magnolyophyta, Magnolyopsida và Liliopsida
Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch thuộc về vùng đất ngập nước của Tỉnh,tham gia vào quá trình ổn định đất phù sa lắng đọng tạo thành bức bình phong phòng
Trang 27hộ, bảo vệ sự xói lở cửa sông do hoạt động thuỷ triều và các hoạt động khác Nóchứa đựng các quá trình sinh thái khác như sự truyền tải phù sa và phù du động thựcvật tạo cân bằng nguồn lợi cá và ấu trùng tôm Rừng ngập mặn thuộc lâm trườngLong Thành nằm trên địa phận hành chính của 04 xã : Phước An, Long Thọ (NhơnTrạch); Phước Thái, Long Phước (Long Thành) Tại đây, rừng ngập mặn có hệ thốnggiao thông đường thủy chằng chịt nằm lẫn với diện tích rừng rất thuận lợi cho côngtác vận chuyển, đi lại và du lịch sinh thái Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tựnhiên rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch là 7.952,67 ha, trong đó :
- Trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có 7.060 ha rừng, bao gồm 4.036 ha diện tích
có rừng và 3.024 ha diện tích không có rừng
- Trên địa bàn huyện Long Thành có 1.467 ha rừng
(a) Phiêu sinh thực vật : Khu vực nhiễm mặn bị ảnh hưởng của chất thải công
nghiệp, thành phần giống loài kém phong phú bao gồm 29 loài, trong đó tảo khuêBacillariophyta chiếm ưu thế với 17 loài, 58,6% thuộc 10 giống, tảo lục Chlorophyta
- 6 loài, 20,7% thuộc 6 giống, tảo lam Cyanophyta - 4 loài, 13,8% thuộc 4 giống, tảovàng ánh Chrysophyta – 1 giống loài, 3,4%, tảo mắt - 1 giống loài, 3,4 % Mật độ tảotrung bình là 19.000 - 45.000 cá thể/lít
(b) Phiêu sinh động vật và động vật đáy : Khu vực nhiễm mặn bị ảnh hưởng của
chất thải công nghiệp, thành phần giống loài phiêu sinh động vật đa dạng và đã xácđịnh được Copepoda chiếm ưu thế với 11 loài, 20 cá thể/lít, Rotifer - 2 loài, 8 cáthể/lít, Protozoa - 5 loài, 7 cá thể/lít, Cladocera - 11 loài, 3 cá thể/lít và ấu trùng – 38
cá thể/lít
(c) Giáp xác (Tôm, cua) : Về thành phần các giống loài giáp xác ăn được thì ghi
nhận được khoảng 19 loài tôm có giá trị khai thác Trong đó, đặc biệt là các loài tômnước mặn như tôm thẻ (bạc)– Penaeus indicus, tôm đất– Metapenaeus ensis; tômbạc, bạc quịt Metapenaeus lyssianassa, Metapenaeus spinulatus là nguồn giống tựnhiên quan trọng trong các đầm nuôi quảng canh tại Long Thành và Nhơn Trạch.Loài cua Scylla serrata có kích thước lớn cũng là đối tượng được khai thác tự nhiênrất nhiều trong vùng rừng ngập mặn Đối với giống tôm sú (Penaeud monodon),trước kia thấy xuất hiện rất ít trong khu vực nước lợ, nhưng hiện tại do sự phát triểnmạnh mẽ của nghề nuôi tôm sú, nên ngoài tự nhiên bắt đầu thấy tần số khai thácđược nhiều hơn đối với loài này
(d) Nhuyễn thể hai mảnh : Trên sông Thị Vải còn có số một loài nhuyễn thể hai
mảnh (hến, sò…), được người dân thu hoạch để nuôi vịt, cũng như nuôi cá chép Đây
là một đối tượng cần có sự nghiên cứu nhiều hơn về đặc điểm sinh học, nhằm duy trì
và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên này
II.5.1.2 Hệ thực vật trên cạn :
Theo báo cáo của Viện Sinh học Nhiệt đới (Giai đoạn 2004-2006), hệ sinh thái trêncạn tại khu vực dự án bao gồm các đặc điểm như sau :
(a) Đặc điểm các loài :
Đặc điểm các loài trên sông Thị Vải được đưa ra trong bảng 1.7
Trang 28Bảng 2.7 : Đặc điểm các loài trên sông Thị Vải.
(b) Độ che phủ của loài :
- 139 loài có độ che phủ thấp (+), chiếm 53%, phân bố tại khu vực bị sự cố hoặckhu vực đã từng có quần thể sinh sống đông đúc
- 86 loài có độ che phủ trung bình (++), chiếm 33% là những nhóm hỗn hợp trongquần thể Vì vậy, chúng có đặc điểm của những loài vượt trội
- 37 loài có độ che phủ cao (+++), chiếm 14% là những loài vượt trội trong quầnthể thực vật, chúng có đặc điểm của rừng ven sông, trong đó Rhizophora apiculata làloài vượt trội (+++) và thành phần chính trong cấu trúc che phủ
(c) Giá trị sử dụng :
- 13 loài là cây rừng ngập mặn, phân bố dọc 2 bờ sông, kênh mương và trongvùng ngập lụt gây ra bởi thủy triều Cây trong rừng ngập mặn thường được trồng lạihoặc cây hoang dã phân bố tại những vùng đất màu mỡ dọc sông
- 123 loài cây có giá trị như cây che phủ, cây chống sạt lở, cây làm phân xanh,cây bổ sung đạm cho đất
- 86 loài có thể sử dụng như dược thảo
- 6 loài có thể sử dụng như rau xanh
- 34 loài có thể sử dụng như cây cảnh, cây trang trí (bonsai)
- 62 loài có thể sử dụng như cây lấy gỗ
- 44 loài cây ăn quả
II.5.2 Hệ sinh thái nước (động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh và động vật đáy)
II.5.2.1 Động vật phiêu sinh :
Trang 29Kết quả khảo sát của Viện Sinh học Nhiệt đới (Giai đoạn 2004-2006) tại sông ThịVải cho thấy hệ sinh thái trong vùng có sự thay thế của các loài tương đối lớn nhưCartia clausi, Paracalanus parvus và ấu trùng tôm và cua bằng loài nhỏ hơn nhưOithona plumifera và nauplius.
II.5.2.2 Thực vật phiêu sinh :
Kết quả khảo sát nhiều năm tại sông Thị Vải cho thấy thay đổi cấu trúc của các cáthể thông qua việc thay đổi của các loài chiếm ưu thế Trước khi hoạt động của một
số nhà máy tại tổ hợp KCN Nhơn Trạch chỉ có các loài tảo chiếm ưu thế như :
Chaetoceros, Pseudocurvicetus, C spinosus, Skeletonema costatum, Ditylum sol and Coscinodiscus jonessiacus Sau khi các nhà máy đi vào hoạt động, thực vật phiêu
sinh phát triển mạnh, số lượng tăng hơn so với trước kia Các loài chiếm ưu thế là tảoSilic như Chaetoceros abnormis, Nitzchia longissima, đặc biệt là Lepto-cylindiscusdanicus
II.5.2.3 Thành phần loài và số lượng động vật đáy :
Tại khu vực dự án, đáy sông có nhiều sỏi đá với đất sét cứng Động vật đáy chủ yếu
là Anthozoa, Spongia, Holothurian Dọc 2 bờ sông có Sedentaria hoặc
Terebellidesstroemi Sars, Sabllearia cenentarium Moore, Sternaspis sactata(Rosami)
II.6 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
DỰ ÁN
Dự án được triển khai trên địa bàn các xã Hiệp Phước và Long Thọ thuộc huyệnNhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Theo báo cáo năm 2005 của UBND huyện Nhơn Trạchthì huyện này có tổng diện tích đất tự nhiên là 410,89 km2, dân số 121.266 người vàmật độ dân số là 295 người/km2 Huyện có 12 xã, phát triển được khoảng 06 KCNtập trung quy mô lớn nhằm dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp chủ đạo, với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 theo giá cố định 1994 đạt4.081 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình là 46%/(2001-2005), đờisống nhân dân được cải thiện rõ nét Tính đến hết năm 2005, huyện có 92% số hộđược dùng điện, 90% số hộ được hưởng nước sạch và tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,85%(2.148 hộ - 2001) xuống còn 0,25% (67 hộ - 2005)
Theo báo cáo năm 2005 của UBND các xã Hiệp Phước và Long Thọ, thì 2 xã này cơbản còn thuần nông, đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH.Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các xã này trong năm 2005 như sau:
II.6.1 Xã Hiệp Phước
Theo báo cáo năm 2005 của UBND xã Hiệp Phước, thì Xã này có tổng diện tích tựnhiên là 1.813,88 ha Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2005, dân số của xã
là 13.729 người, trong đó nữ có 9.362 người, nam có 4.367 người và có 1.400 nhânkhẩu từ 15 tuổi trở lên Tổng số hộ là 3.508 hộ
I.6.1.1 Phát triển kinh tế :
(a) Nông nghiệp :
Trang 301 Trồng trọt : Tổng diện tích gieo trồng là 590ha, giảm 41,5ha so với năm 2004.
Trong đó, năng suất bình quân đạt 2,5 – 3,7 tấn/ha Gieo trồng 520ha lúa, 10ha câysen, 60ha rau các loại Trong vụ Đông Xuân xuất hiện bệnh rầy nâu trên cây lúa,chuột phá hoại ở mức độ nhẹ gây thiệt hại không đáng kể
2 Về chăn nuôi : Tổng đàn gia súc, gia cầm đạt hơn 8.620 con, giảm 1.530 con so
với cùng kỳ năm 2004, gồm : Trâu là 300 con; Bò 350 con; Heo 1.500 con; Gà, vịt6.000 con và vật nuôi khác là 420 con Đàn vật nuôi được tiêm phòng và điều trị cácloại bệnh tương đối tốt
3 Về giao thông thủy lợi : Nạo vét 12 hố ga nước thoát dọc hương lộ 19, đắp 02 bờ
lở suối Đồng Hưu dài 25m, thi công và đưa vào sử dụng 09 đường GTNT, đặt 07cống thoát nước trên bờ kênh Hiệp Phước phục vụ sản xuất vụ Hè Thu và Vụ Mùa
3 Công tác phối hợp giải tỏa bồi thường : Xác nhận nguồn gốc đất cho 62 hộ/8,15
ha; cưỡng chế 26 hộ/9.986m2 tại khu vực tái định cư Hiệp Phước 1; xác minh đăng
ký biến động đất đai cho 09 hộ/5.301m2; lập biên bản lấn chiếm đường hương lộ 19(khu nắn tuyến) 15 trường hợp/1.314m2
4 Trong năm đã thực hiện một số công trình XDCB vượt mục tiêu kế hoạch đề ra :
Xây dựng và láng nhựa sân trước Hội trường UBND xã, trường bán trú mẫu giáoHiệp Phước, Nhà Bia tưởng niệm liệt sỹ, 02 văn phòng làm việc cho Ban công an xã
(c) Công tác bồi thường :
UBND xã Hiệp Phước thực hiện công tác giải tỏa, bồi thường theo các Quyết địnhcủa Chủ tịch UBND tỉnh đối với các công trình, bao gồm :
- Tuyến đường cấp nước Thiện Tân do Nhà máy cấp nước Đồng Nai đầu tư vớidiện tích 8,15 ha/64hộ
- Khu phát triển dân cư Hiệp Phước do Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp đầu tưvới diện tích 20,81 ha/49 hộ
- Dự án đường số 3/Hiệp Phước tại ấp 3 : 01 hộ
- Dự án xây dựng khu chợ và khu dân cư tại ấp 3 – Hiệp Phước : 19,84 ha/43hộ
(d) Thương nghiệp – Đăng ký kinh doanh :
Có 786 cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN, thương nghiệp và dịch vụ, tăng 186 cơ sở
so với năm trước Các cơ sở này chấp hành tốt quy định luật pháp về quản lý thịtrường, đăng ký kinh doanh và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
(đ) Tài chính – Tín dụng – Thuế :
Trang 311 Tài chính : Thu tổng số 65,58 triệu đồng cho các loại quỹ do nhân dân đóng góp;
158,3 triệu đồng từ công trình điện; 514,739 triệu đồng từ quỹ LĐCI và XHHGTNT
2 Tín dụng : Lập hồ sơ vay vốn với tổng số tiền là 1.120 triệu đồng/144 hộ vay để
phát triển sản xuất, kinh doanh
3 Thuế : Tổng thu thuế là 1.007 triệu đồng
II.6.1.2 Phát triển văn hóa – xã hội :
- Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền về các chính sách của Đảng vàNhà nước với 420 buổi, 961 giờ Vận động 2.690hộ/2.701hộ đăng ký thực hiệnGĐVH và 5 ấp đăng ký xây dựng ấp văn hóa Duy trì danh hiệu 04 ấp VH và 01 ấptiên tiến
- Tổng số hộ nghèo của xã còn 130 hộ Trợ cấp 25 người tàn tật và già cả neođơn/20,25 triệu đồng Trợ cấp 02 người bị nhiễm chất độc màu da cam /3,15 triệuđồng Trợ cấp cho 21 cụ trên 90 tuổi/17 triệu đồng
- Y tế : Khám chữa bệnh 10.401 lần và khám y học cổ truyền là 7.706 lần Trẻ emđược tiêm đủ 6 loại vacxin, thường xuyên kiểm tra phòng dịch bệnh, tăng cườngtuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết Khám sức khỏe cho tổng số 383 cháu mẫugiáo và 805 học sinh tiểu học
- Giáo dục : Thực hiện tốt các chương trình cải cách, duy trì 100% số học sinh
đi học Tỷ lệ học sinh bậc tiểu học lên lớp đạt 96,5%,…, thường xuyên giáo dục họcsinh sinh hoạt dưới Cờ hàng tuần, Luật Giao thông, vệ sinh môi trường, ATTP,phòng chống cháy nổ
II.6.2 Xã Long Thọ
Theo báo cáo năm 2005 của UBND xã Long Thọ thì Xã này có tổng diện tích tựnhiên là 2.427ha Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2005, dân số của xã6.787 là người, trong đó nữ 3.471 người, nam có 3.316 người và có 4.858 nhân khẩu
từ 15 tuổi trở lên Tổng số hộ là1.503 hộ
II.6.2.1 Phát triển kinh tế :
(a) Nông nghiệp :
1 Trồng trọt : Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 117 ha, đạt 90% chỉ tiêu đề ra.
Gieo trồng 105 ha rau đậu các loại Vận động nhân dân cải tạo vườn tạp thành vườnchuyên trồng cây ăn quả thu nhập cao được 45 ha (10 ha xoài, 15 ha bưởi, điều caosản 20 ha) Cây khoai mỳ (sắn) đạt 150 ha
2 Chăn nuôi : Đàn heo có 780 con, bò 594 con, trâu 80 con Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, đàn gia cầm giảm từ 30.000 con còn 6.000 con (gà vườn) Công tác
triển khai phun hoá chất vệ sinh khử trùng ở các hộ chăn nuôi gia cầm được quantâm
3 Ngư nghiệp : Giữ vững diện tích nuôi trồng thuỷ sản 216 ha mặt nước Do nguồn
nước ô nhiễm ngày càng nặng không thích hợp với việc nuôi tôm, giá thành hạ, nênnhân dân đang dần chuyển sang mô hình nuôi cá chẻm, cá rô đồng và tôm nước lợ
Trang 32Trong năm tổ chức 5 lớp khuyến nông về kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật trồnglúa (chương trình 3 giảm, 3 tăng), phòng bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng
ở trâu, bò, trồng, chăm sóc và phòng bệnh trên cây có múi, tập huấn kỹ thuật nuôi cáchẻm, rô đồng, tôm lợ cho 210 nông dân
(b) Tài chánh – XDCB
1 Tài chính : Tổng thu ngân sách nhà nước đến tháng 10/2005 đạt 1.401,9 triệu
đồng Tổng chi ngân sách 744,3 triệu đồng Các khoản thu thuế đều đạt 100% trởlên Phát hành công trái của Chính phủ đạt 35 triệu đồng
2 Xây dựng cơ bản : Thực hiện 6 tuyến điện hạ thế với chiều dài đường dây là 1.554m và thu được 91,8 triệu đồng tiền điện Toàn xã có 95% số hộ sử dụng điện.
Đưa vào hoạt động trung tâm VHTTTT xã, tiếp tục triển khai xây dựng 12 phònghọc trường tiểu học Long Thọ, 165m hàng rào Trường cấp 2 Long Thọ, Văn phònglàm việc Ấp 3, nhựa hoá 870 m đường liên ấp 1, 2 và 1 con đường đất đỏ ở ấp 3 vớichiều dài 100 m
(c) Thương mại, Dịch vụ :
Trên địa bàn xã có 163 hộ kinh doanh buôn bán, tăng 36 hộ so với năm 2004
(d) Tài nguyên và Môi trường :
1 Công tác giải quyết hồ sơ : Giải quyết 88 trường hợp đăng ký bổ sung, 650 trường
hợp chuyển quyền sử dụng đất, cấp 7 giấy CNQSD đất cho nhân dân
2 Công tác bồi thường giải tỏa : Đã giải quyết thu hồi đất cho 18 dự án/1047 ha
3 Công tác thanh tra, xử lý : Xử lý 21 trường hợp vi phạm về đất đai
4 Về môi trường : Vận động nhân dân dọc lộ phát hoang, khai thông và đặt cống hai
bên dọc hương lộ 19 Các hộ dân sống dọc hương lộ 19 đều đăng ký cùng Hợp tác xãthu gom rác Hiệp Phước vận chuyển, giao rác theo định kỳ, nên không còn tình trạnggây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư như trước Tuy nhiên, một số ít hộ dânbuôn bán thuỷ sản và chăn nuôi còn gây ô nhiễm môi trường
II.6.2.2 Phát triển văn hoá - xã hội :
- Giáo dục : Ổn định số học sinh ở 3 cấp học, trong đó : có 202 trẻ mẫu giáo; 663học sinh tiểu học; 617 học sinh THCS Tỷ lệ xoá mù chữ đạt 95,8%; Tỷ lệ phổ cậpgiáo dục TH : 95,2%; Tỷ lệ phổ cập đúng độ tuổi : 81% Trung tâm học tập cộngđồng mở các lớp tuyên truyền về Luật đất đai, Luật ATGT đường bộ, Luật HNGĐ,truyền thống hào hùng của chiến khu rừng sác…, thu hút 516 lượt người dự
- Y tế, Chăm sóc sức khỏe nhân dân : Đảm bảo công tác khám và điều trị bệnhcho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng Tổ chức khám, chữabệnh cho 4325 người; Khám đông y cho 168 người Công tác chăm sóc trẻ em (tiêm
đủ 6 liều vắcxin, uống vitamin A), DS– KHHGĐ có kết quả tốt, tích cực thực hiện kếhoạch củng cố mạng lưới y tế cơ sở đạt chuẩn quốc gia Công tác phòng chống dịchđược quan tâm, nên trên địa bàn xã không có trường hợp bị mắc bệnh sốt rét và bệnhsốt xuất huyết,
Trang 33- Dân số – Gia đình, Trẻ em : Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép đợt 1 vàđợt 2, có 117 người thực hiện SKSS-KHHGĐ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinhdưỡng là 128 trẻ, giảm 3% so với năm 2004.
- Văn hoá, Thông tin, Thể thao : Tăng cường thông tin tuyên truyền về các chủtrương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Trong năm tổ chứcnhiều hoạt động văn hoá văn nghệ trong các dịp lễ tết Kết hợp cùng huyện tổ chứchội diễn và chiếu phim phục vụ thiếu nhi trong dịp hè
- Công tác xóa đói giảm nghèo : Còn 103 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,95% Giải ngân
170 triệu đồng cho 17 hộ vay để chăn nuôi bò sinh sản Vận động quỹ vì ngườinghèo được 57,5 triệu đồng để nâng cấp 12/6 căn nhà tình thương cho dân nghèo khókhăn về nhà ở
- Công tác tôn giáo dân tộc : Phật giáo có 39 hộ, 121 tín đồ; Thiên chúa có 34 hộ,
148 tín đồ; Cao đài có 25 hộ, 103 tín đồ; Hoà hảo có 1 hộ, 7 tín đồ và Tin lành có 2
hộ, 3 tín đồ Đã tổ chức triển khai pháp lệnh tôn giáo dân tộc cho 59 người, bảo đảmđời sống văn hoá tinh thần và tự do tín ngưỡng cho nhân dân
Các kết quả nghiên cứu về hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội tại 02 xã Long Thọ
và Hiệp Phước đã cho thấy rằng, các xã này cơ bản có kết quả phát triển kinh tế – xãhội khá, đa dạng và phong phú với đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiệntích cực Việc xây dựng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) nói riêng cũng như tổhợp KCN Nhơn Trạch 2.700 ha tại đô thị mới Nhơn Trạch sẽ góp phần thúc đẩy pháttriển mạnh mẽ kinh tế công nghiệp và dịch vụ tại các xã này
Tuy nhiên, tại xã Long Thọ đã có những ghi nhận bất ổn về mặt môi trường như :hiện tượng ô nhiễm môi trường nước mặt nuôi tôm, hoặc có 44 ý kiến cử tri phản ánh
về giải tỏa đền bù, ô nhiễm môi trường Chủ đầu tư hạ tầng KCN đã góp phần tíchcực vào việc giải quyết những khó khăn trong công tác giải tỏa đền bù, đồng thời sẽgóp phần giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt sông Thị Vải vàtình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nói chung nhằm đáp ứng nguyện vọng củanhân dân các xã
Trang 34Chương 3 HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 3
III.1 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
III.1.1 Quy mô và phân khu chức năng khu công nghiệp
III.1.1.1 Quy mô KCN :
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) có tổng diện tích khu đất sử dụng là 351,17 ha doCông ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa thuê để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạtầng kỹ thuật KCN
III.1.1.2 Phân khu chức năng KCN :
(a) Các cụm công nghiệp bố trí theo mức độ ô nhiễm, tính chất sản xuất như sau :
- Các cụm nhà máy có nguồn nước thải lớn, ô nhiễm nặng tập trung ở Tây Nam
- Các cụm nhà máy có mức độ ô nhiễm vừa như may mặc, chế biến thực phẩm,… bốtrí ở phía Đông giáp với khu cây xanh cách ly
- Các cụm nhà máy có mức độ ô nhiễm ít như lắp ráp điện, điện tử, mỹ phẩm,… bốtrí ở phía Tây Bắc, ngay góc đường 25C và 319B
- Bố trí một cụm các nhà máy qui mô nhỏ, ít ô nhiễm nằm về phía Nam
- Không bố trí các loại nhà máy có ô nhiễm quá nhiều về khói bụi
(b) Kho bãi :
Trong KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) bố trí một cụm kho bãi chung với diện tíchkhoảng 17,52 ha (chiếm 4,99%) để chứa nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm,… trongmột thời gian lưu trữ ngắn Các doanh nghiệp có thể thuê kho bãi khi cần thiết trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
(c) Khu trung tâm dịch vụ :
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) sử dụng các loại hình dịch vụ từ Khu trung tâmdịch vụ của KCN Nhơn Trạch 2.700 ha có diện tích 16,8 ha như sau :
- Bưu điện, ngân hàng, thông tin
- Nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Văn phòng của các công ty
- Các dịch vụ văn hóa, giải trí
- Trung tâm thương mại
Trang 35Ngoài ra, KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) còn tổ chức 1 trung tâm dịch vụ cấp 2với các dịch vụ cung cấp nhiên liệu, xăng dầu, dịch vụ ăn uống, giải trí…
(d) Khu xử lý nước thải :
KCN bố trí một trạm xử lý nước thải ở phía Đông, nơi có cao độ thấp nhất trong khuvực, thuận tiện cho việc thu gom, xả thải nước ra nguồn tiếp nhận
(đ) Khu lưu trữ và trung chuyển chất thải rắn :
KCN bố trí một khu lưu trữ và trung chuyển chất thải rắn công nghiệp (và nguy hại)
ở phía Đông, gần trạm xử lý nước thải tập trung
(e) Cây xanh :
KCN bố trí 3 loại đất cây xanh, chiếm tỷ lệ khoảng 15% như sau :
- Cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư
- Cây xanh công viên, vườn hoa
- Cây xanh đường phố
(Sơ đồ phân khu chức năng KCN được đưa ra trong Hình 2.2, xem Phụ lục 1)
III.1.1.3 Quy hoạch mặt bằng khu công nghiệp
A Phương án bố trí tổng mặt bằng :
(a) Các xí nghiệp công nghiệp :
Bố trí quy mô các lô đất công nghiệp phù hợp với các loại dự án đầu tư mới đã đượccấp tại tỉnh Đồng Nai và khu vực xung quanh :
- Các lô đất chia theo nhiều loại khác nhau cho các dự án lớn và các dự án vừa vànhỏ
- Các lô đất công nghiệp phân theo dạng ô cờ với kích thước 800m x 1.000m trên cơ
sở mạng lưới đường chính, các tuyến đường khu vực theo hướng Bắc – Nam vàđường ngang Đông - Tây của KCN
- Trung bình nhà máy lớn được chia lô đất khoảng 5 – 6 ha; nhà máy vừa 3 – 4 ha vànhà máy nhỏ dưới 2 ha
- Bưu điện, ngân hàng, thông tin
- Nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Văn phòng của các công ty
- Các dịch vụ văn hóa, giải trí
Trang 36- Trung tâm thương mại
Trong KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) chỉ tổ chức 1 trung tâm dịch vụ cấp 2 vớicác dịch vụ cung cấp nhiên liệu, xăng dầu, dịch vụ ăn uống, giải trí…
(d) Trạm xử lý nước thải :
Bố trí ở phía Đông khu đất với diện tích khoảng 1,5 – 2,0 ha, tại điểm kết thúc củatrục đường Đông – Tây nối từ KCN Nhơn Trạch V sang
(đ) Khu lưu trữ và trung chuyển chất thải rắn :
Bố trí một khu lưu trữ và trung chuyển chất thải rắn công nghiệp (và nguy hại) ở phíaĐông, gần trạm xử lý nước thải tập trung, với diện tích khoảng 0,5 – 0,7 ha
(e) Cây xanh :
Giữa KCN và khu dân cư bố trí một dải cây xanh cách ly, với diện tích 24,80 hachiếm 47% đất cây xanh của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) Tại khu trung tâmdịch vụ cấp 2 của KCN bố trí vườn hoa, công viên phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơicủa công nhân Dọc các trục đường chính bố trí các giải đất chiều rộng 20 m (tổngdiện tích 17,05 ha) chạy sát vỉa hè để trồng cây tạo bóng mát và ngăn cách giữa cáccụm công nghiệp
B Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xây dựng bên trong lô đất :
(a) Tại các lô đất công nghiệp :
+ Tầng cao xây dựng : Không hạn chế
C Cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp :
Cơ cấu sử dụng đất KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) đưa ra trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2).
Trang 371 Đất xây dựng nhà máy 235,53 67,07
4 Đất cây xanh
-Đất cây xanh tập trung
-Đất cây xanh dọc đường (ngoài phạm vi lộ
giới)
52,8235,7717,05
15,04
5 Đất giao thông trong KCN
-Đường giao thông
-Đất giao thông tĩnh
37,7636,661,10
10,75
7 Khu lưu trữ và trung chuyển chất thải rắn 0,70 0,20
Nguồn : KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2), Tp Biên Hoà, tháng 07/2006.
III.1.2 Hệ thống giao thông :
III.1.2.1 Nội dung quy hoạch giao thông :
(a) Các đường trục chính thành phố Nhơn Trạch :
Mạng các đường trục chính đã phê duyệt trong đồ án quy hoạch chung Tp NhơnTrạch và đã được xây dựng hoàn thành Trong đó, KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2)được bao bọc bởi 3 đường trục chính của thành phố là TL.25C ở phía Bắc; TL.319B
ở phía Tây và đường đi Long Thọ ở phía Nam
Chiều rộng lộ giới của 3 đường trên đã được xây dựng như sau :
1 Tỉnh lộ 25C :
- Chiều rộng lộ giới 61,00 m, loại đường đôi
- Chiều rộng phần xe lưu thông : (4 làn xe x 3,75 m/làn) x 2 = 30,00m
- Dãy phân cách ở giữa 3,00 m
- Hè đi bộ và hành lang đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật mỗi bên 14,00 m
- Mặt cắt ngang đường ký hiệu 2 – 2
Ghi chú : Tỉnh lộ 25C là đường đã được xây dựng có hướng song song với TL.25B
và nối vào QL.51 ở phía Đông.
2 Tỉnh lộ 319B :
Trang 38- Chiều rộng lộ giới 61,00 m, loại đường đôi.
- Chiều rộng phần xe lưu thông : (4 làn xe x 3,75 m/làn) x 2 = 30,00 m
- Dãy phân cách giữa 3,00m
- Hè đi bộ và hành lang đặt hạ tầng kỹ thuật mỗi bên 14,00m
- Mặt cắt ngang đường ký hiệu 1 – 1
Ghi chú : Tỉnh lộ 319B là đường hiện hữu đã được nâng cấp mở rộng từ tim đường
hiện hữu qua phía Đông 41m và qua phía tây là 20,00m
3 Đường đi Long Thọ (đường 2N) :
- Chiều rộng lộ giới 47,00 m, loại đường đôi
- Chiều rộng phần xe lưu thông : (3 làn xe x 3,75 m/làn + 0,75m) x 2 = 24,00 m
- Dãy phân cách giữa 3,00m
- Hè đi bộ và hành lang đặt hạ tầng kỹ thuật mỗi bên 10,00m
- Khoảng xây lùi mỗi bên rộng 15,00m
- Là đường xây dựng mới
- Mặt cắt ngang đường ký hiệu 3 – 3
Tổng chiều dài 3 đường chính thành phố : 6,20 km Đất giao thông 34,29 ha Kinhphí xây dựng mặt đường và lát hè đi bộ (mỗi bên 3,00m) là khoảng 55 tỷ đồng
(b) Mạng đường trong khu công nghiệp :
Mạng đường trong KCN quy hoạch có hướng song song và vuông góc với 3 trụcđường chính thành phố, tạo thành các lô đất công nghiệp có kích thước lớn nhỏ đadạng và đều có mặt tiền đường Chiều rộng lộ giới các đường :
1 Đường chính KCN : Đường 4D là đường chính KCN (D : ký hiệu cho các đường
dọc theo hướng Bắc – Nam)
- Chiều rộng lộ giới 47,00 m, loại đường đôi
- Chiều rộng phần xe lưu thông : (3 làn xe x 3,75 m/làn) x 2 + 1,5m = 24,00 m
- Dãy phân cách giữa 3,00m
- Hè và hành lang kỹ thuật mỗi bên 10,00m
- Khoảng xây lùi mỗi bên rộng 15,00m
- Mặt cắt ngang đường ký hiệu 7 – 7
2 Đường khu vực : Gồm các đường 1N và 6D (N : ký hiệu cho các đường ngang
hướng Đông – Tây)
- Chiều rộng lộ giới 36,00 m
- Chiều rộng phần xe lưu thông : 20,00 m (4 làn xe x 3,75 m/làn) = 15,00m
- Làn đỗ và đậu xe 5,00m
- Hè đi bộ và hành lang đặt hạ tầng kỹ thuật mỗi bên 8,00m
- Khoảng xây lùi mỗi bên rộng 15,00m
- Mặt cắt ngang đường ký hiệu 4 – 4
Trang 393 Đường nội bộ KCN : Gồm các đường 3D, 5D, 7N và đường song hành dọc theo
TL.25C và TL.319B
- Đường số 3D và 5D :
+ Chiều rộng lộ giới 31,00 m
+ Chiều rộng phần xe lưu thông : (4 làn xe x 3,75 m/làn) = 15,00m
+ Hè và hành lang kỹ thuật mỗi bên 8,00m
+ Không có khoảng xây lùi
+ Mặt cắt ngang đường ký hiệu 5 – 5
- Đường số 7N :
+ Chiều rộng lộ giới 19,50 m
+ Chiều rộng phần xe lưu thông : (2 làn xe x 3,75 m/làn) = 7,50m
+ Hè mỗi bên 6,00m (Ký hiệu mặt cắt 6 – 6)
- Đường song hành dọc TL25.C và TL.319B :
+ Chiều rộng lộ giới 18,50 m
+ Chiều rộng phần xe lưu thông : (2 làn xe x 3,75 m/làn) = 7,50m
+ Hè phía lô công nghiệp : 8,00m, hè phía TL.25C và TL.319B : 3,00m (Ký hiệumặt cắt 1 – 1 và 2 – 2)
Tổng chiều dài mạng đường trong khu công nghiệp là 12.416,94 m, lấy tròn là 12,42
km Trong đó, đường chính KCN và các đường khu vực cũng như các tuyến đườngnội bộ trong KCN đã được xây dựng hoàn thành Diện tích đất đường giao thông là36,64 ha và 1,12 ha trạm sửa chữa xe ôtô, nên tổng diện tích đất giao thông là37,72ha, chiếm 10,75% đất KCN Nếu lấy ½ đất giao thông của các trục đườngchính thành phố 34,58 ha là 17,29 ha, thì tổng diện tích đất giao thông phục vụKCN : 37,74 ha + 17,29 ha = 55,03 ha, lấy tròn 55 ha, tỷ lệ đất giao thông là 15,67%(Xem bảng thống kê khối lượng đường và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính)
III.1.2.2 Bến bãi phục vụ giao thông :
- Dự kiến sẽ bố trí một số trạm xe buýt trên các trục đường chính thành phố vàđường chính KCN để phục vụ việc đi lại của cán bộ và công nhân KCN
- Dự kiến sẽ xây dựng 1 trạm duy tu sửa chữa phương tiện giao thông ở phía Đôngđường 6D, diện tích 1,12 ha
III.2 CÁC NGÀNH NGHỂ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA KCN
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) là một KCN nhẹ có tính chất tổng hợp và đangành, với các loại hình công nghiệp ít gây ô nhiễm bao gồm :
III.2.1 Các ngành đã có :
+ Công nghiệp nhẹ (cần nhiều công nhân) :
- Dệt, may mặc, tơ, sợi, tẩy trắng (không thu hút ngành nhuộm)
- Giày, da (không thu hút ngành chế biến da tươi, thuộc da)
Trang 40- Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử.
- Các loại hình công nghiệp nhẹ khác sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo : Chế tạo máy móc động lực; chế tạo và lắp ráp cácphương tiện giao thông, máy móc phụ tùng nông nghiệp, xây dựng và các ngànhnghề khác
+ Công nghiệp thực phẩm : Bánh kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm khác.+ Công nghiệp dược phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị trang trí nội thất
+ Công nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm gỗ
+ Công nghiệp điện gia dụng, điện tử, điện lạnh
+ Các ngành dịch vụ : Ngân hàng, bưu điện, dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu, dịch
vụ vệ sinh công cộng, xử lý chất thải, dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho thuê, dịch vụcung cấp thức ăn cho công nhân
III.2.2 Các ngành đã xin bổ sung thêm :
Theo Công văn số 3727/UBND-PPLT ngày 23/06/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai v/vchấp thuận cho KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn II) bổ sung các ngành nghề sau đây : + Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy, bao bì giấy (không thu hút ngành xeogiấy)
+ Công nghiệp sản xuất, gia công sản phẩm gốm sứ, thủy tinh
+ Công nghiệp sản xuất các sản phẩm, thiết bị đồ dùng cho lĩnh vực thể thao
+ Công nghiệp sản xuất các loại hóa phẩm sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường(xử lý chất thải), các loại hóa chất phụ trợ khác (không thu hút ngành sản xuất cácloại hoá chất cơ bản và độc hại như xút, axít)
+ Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, nhựa cao phân tử, đồ dùng bằngnhựa
+ Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu là cao su thiên nhiên đã qua sơchế (không sử dụng từ mủ tươi) và cao su tổng hợp (vỏ ruột xe các loại, găng tay,bao tay y tế)
+ Ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, gia công sản phẩm từ nguyên liệu sắt, nhôm,thép
+ Công nghiệp sản xuất các thiết bị, vật dụng trong ngành y tế
Như vậy, KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) không thu hút đầu tư các ngành nghềgây ô nhiễm môi trường cao như : Nhuộm, thuộc da, sản xuất bột giấy, sản xuất mủcao su latex và xi mạ Hiện tại có 12 doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh vớitổng diện tích thuê lại là 44,21 ha (chiếm 12,59% diện tích đất KCN) Hiện trạng cácdoanh nghiệp đăng ký đầu tư và ngành nghề sản xuất tại KCN Nhơn Trạch III (giaiđoạn 2) đưa ra trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Hiện trạng các doanh nghiệp đăng ký sản xuất và kinh doanh tại KCN Nhơn
Trạch III (giai đoạn 2)