Với đặc tính tơi xốp, xơ dừa có khả năng làm giá thể cho vi sinh vật dính bám trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học hiếu khí.. Mục đích yêu cầu của đề tài
Trang 1ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
-
KHOA: Môi trường & Công nghệ sinh học BỘ MÔN: Công nghệ sinh học NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: Võ Minh Mẫn MSSV: 105111041 NGÀNH: Công nghệ sinh học LỚP: 05DSH 1 Đầu đề Luận văn tốt nghiệp: - Nghiên cứu và đánh giá xử lí lọc sinh học bằng giá thể xơ dừa và day cước nhựa trong xử lý nước thải sinh hoạt 2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): a Tổng quan về nước thải sinh hoạt b Nghiên cứu chạy mô hình và kết quả nghiên cứu c So sánh kết quả và kết luận 3 Ngày giao Luận văn tốt nghiệp: 01/04/2009 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/06/2009 5 Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: 1/ Th.s Lâm Vĩnh Sơn 100%
2/
Nội dung và yêu cầu Luận văn tốt nghiệp đã được thông qua Bộ môn Ngày 25 tháng 6 năm 2009 Người hướng dẫn chính (ký và ghi rõ họ tên) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ Luận văn tốt nghiệp:
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của tất cả các thầy, cô trong khoa môi trường-công nghệ sinh học Thầy, cô đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học trước để em có
thêm kiến thức thực hiện đồ án này
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại thí nghiệm đã tạo điều kiện cho
em làm thí nghiệm tại đây
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình hướng
dẫn, giảng dạy, giúp đỡ, động viên em trong quá trình làm đồ án này
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người luôn
động viên, tạo điều kiện cho em học tập và thực hiện đồ án của mình
Vì thời gian làm đồ án tốt nghiệp có giới hạn nên trong đồ án này vẫn còn
nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
Sinh viên thực hiện Võ Minh Mẫn
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề - 1
1.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài - 1
1.3 Mục đích yêu cầu của đề tài - 2
1.4 Nội dung nghiên cứu - 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu - 2
1.6 Phạm vi nghiên cứu - 2
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2.1 Tổng quan vể nước thải sinh hoạt - 3
2.1.1 Khái quát về hiện trạng nước thải sinh hoạt - 3
2.1.2 Những ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến đời sống của con người 2.1.2.1 Đến môi trường tự nhiên - 4
2.1.2.2 Đến môi trường nhân tạo - 5
2.1.3 Đặc tính của nước thải sinh hoạt - 5
2.1.3.1 Thành phần vật lí - 5
-
2.1.3.2 Thành phần hóa học - 6
2.2 Tổng quan về các phương pháp xử lí nước thải sinh hoạt - 6
2.2.1 Phương pháp cơ học - 6
2.2.2 Phương pháp hóa lí - 7
2.2.3 Phương pháp kết tủa – tạo bông - 8
Trang 42.2.4 Phương pháp trung hòa - 8
2.2.5 Phương pháp hấp thụ - 9
2.2.6 Phương pháp oxi hóa khử - 9
2.2.7 Phương pháp oxy hóa điện hóa - 9
2.2.8 Phương pháp sinh học - 11
2.2.8.1 Xử lí hiếu khí - 11
a Hệ thống bùn hoạt tính - 11
b Hồ sục khí - 14
c Sục khí - 15
d Phin lọc nhỏ giọt - 19
e Tổ hợp đĩa quay sinh học - 21
f Lựa chọn phương pháp xử lí hiếu khí - 22
2.2.9 Phương pháp khử trùng - 25
2.3 Các vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải - 26
2.3.1 Vi khuẩn (Bacteria) - 27
2,3.2 Virus và thực khuẩn thể - 32
2.3.3 Vi nấm(Fungi) - 32
2.3.4 Nấm men - 33
2.3.5 Nấm mốc - 34
2.3.6 Tảo (Algae) - 34
2.3.7 Nguyên sinh động vật (Protozoa) - 35
2.4 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp sinh trưởng gắn kết trong xử lý nước thải 36 2.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí với sinh trưởng gắn kết - 36 2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí với sinh trưởng gắn kết 38
2.4.3 Vật liệu làm giá thể - 40
Trang 5Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3 Phương pháp nghiên cứu - 45
3.1 Phương pháp luận - 45
3.1.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình sinh học - 45
3.1.2 Cơ sở lý thuyết về khả năng dính bám - 47
3.1.3 Giá thể và mô hình nghiên cứu - 48
3.1.3.1 Giá thể - 48
3.1.3.2 Mô hình - 48
3.1.3.3 Các thiết bị phụ trợ - 49
a Máy bơm khí - 49
b Thiết bị phân phối khí - 49
3.2 Vận hành - 49
3.3 Kết quả nghiên cứu - 51
3.3.1 Giá thể sử dụng là xơ dừa - 51
3.3.1.1 Tiến hành chạy thích nghi - 51
3.3.1.2.Thực hiện quá trình tăng tải trọng ( chạy mô hình tĩnh) - 52
3.3.1.3 Quá trình tăng tải trọng ( giai đoạn chạy mô hình động) - 59
3.3.2 Giá thể cước nhựa - 64
3.3.2.1 Kết quả giai đoạn thích nghi - 64
3.3.2.2.Thực hiện quá trình tăng tải trọng ( chạy mô hình tĩnh) - 65
3.3.2.3 Quá trình tăng tải trọng ( giai đoạn chạy mô hình động) - 73
CHƯƠNG 4: SO SÁNH VÀ KẾT LUẬN 4.1 So sánh - 78
4.1.1 So sánh kết quả quá trình chạy thích nghi giá thể - 78
Trang 64.1.2 So sánh giai đoạn tăng tải trọng (chạy mô hình tĩnh) - 79
4.1.2.1 Với thời gian lưu nước là 24h - 79
4.1.2.2 Ứng với thời gian lưu nước là 12h - 82
4.1.2.3 ứng với thời gian lưu nước là 6h - 85
4.1.2.4 Ưùng với thời gian lưu nước là 4h - 88
4.1.2.5 Ưùng với thời gian lưu nước là 2h - 92
4.1.3 So sánh giai đoạn tăng tải trọng (chạy mô hình động) - 95
4.1.3.1 Uùng với thời gian lưu nước là 24h - 95
4.1.3.2 Uùng với thời gian lưu nước là 12h - 98
4.1.3.3 Ưùng với thời gian lưu nước là 6h - 102
4.2 Kết luận - 105
4.3 Kiến nghị - 105
4.4 Đề xuất quy trình công nghệ - 106
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người - 4
Bảng 22.: Ứùng dụng các công trình cơ học trong xử lí nước thải - 7
Bảng 2.3: Ứùng dụng các quá trình hóa lí trong xử lí nước thải -10
Bảng 2.4: Các quá trình sinh học dùng trong xử lí nước thải -22
Bảng 2.5 Tính chất vật lí của một số vật liệu dùng cho lọc nhỏ giọt -41
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính đơn giản -11
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính thông thường -12
Hình 2.3 Cấu tạo hồ hiếu khí (trên) và hồ phức tạp (dưới) -14
Hình 2.4 Khuếch tán bọt khí nhỏ và trung bình -16
Hình 2.5 Khuếch tán bọt khí lớn, thô -16
Hình 2.6 Phác họa hệ thống sục khí tĩnh -17
Hình 2.7 Hệ thống sục khí bằng tuabin -17
Hình 2.8 Sơ đồ sục khí bề mặt nổi -18
Hình 2.9 Phác họa sục khí bề mặt bằng chổi quay -18
Hình 2.10 Mặt cắt của màng sinh khối sinh trưởng liên kết -19
Hình 2.11 Vật liệu đỡ điển hình của phin lọc nhỏ giọt -20
Hình 2.12 Phác họa phin lọc nhỏ giọt -20
Hình 2.13 Sơ đồ tổ hợp đĩa quay sinh học -21
Trang 9Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, vấn đề môi trường đang rất được quan tâm, đặc biệt là vấn đề
nước thải trong các quá trình sản xuất công nghiệp, trong quá trình sinh hoạt Hầu
hết nước thải từ các khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp chế biến, sản xuất khi xả thải
vào môi trường đều chưa đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP), đã dẫn đến chất lượng
môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng môi trường
nước
1.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là một phương pháp đang rất
được ưa dùng vì chi phí cho công nghệ này rẻ hơn so với những công nghệ khác và
ít gây tác hại phụ đến chất lượng nước sau khi xử lý Trong đó, việc sử dụng những
giá thể dính bám để vi sinh vật phát triển dẫn đến tăng khả năng tăng hiệu quả xử
lý
Xơ dừa và cước nhựa là vật liệu có thể tìm thấy hoặc được mua một cách
dễ dàng trên đất nước chúng ta Chúng ta có thể tận dụng xơ trong lớp vỏ quả dừa
để tạo thành một loại vật liệu có khả năng xử lý nước thải, trong đó loại nước thải
chúng ta quan tâm là nước thải sinh hoạt Với đặc tính tơi xốp, xơ dừa có khả năng
làm giá thể cho vi sinh vật dính bám trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt
bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Việc ứng dụng này cũng chỉ mới được nghiên cứu gần đây nhưng nó đã mở
ra cho chúng ta một hướng đi mới trong công nghệ xử lý nước thải
Tuy nhiên để sử dụng loại xơ dừa và cước nhựa làm giá thể dính bám đạt
Trang 10nhựa làm giá thể trong xử lý sinh học hiếu khí là rất cần thiết Từ đó ta có thể tìm
ra loại giá thể thích hợp nhất trong việc làm giá thể dính bám của công nghệ xử lý
nước thải sinh hoạt để chất lượng nước thải này đạt tiêu chuẩn cho phép
1.3 Mục đích yêu cầu của đề tài
Đánh giá so sánh khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh
học bám dính hiếu khí với giá thể là xơ dừa và dây cước nhựa được bó lại có
đường kính d = 2,5 mm, chiều cao h = 15 mm
1.4 Nội dung nghiên cứu
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu đầu vào của nước thải sinh hoạt sau khi lấy
từ chung cư Ngô Tất Tố, phường 25, quận Bình Thạnh
Tiến hành chạy mô hình thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu đầu ra với
nhiều chế độ thủy lực khác nhau để tìm ra khoảng nồng độ xử lý tối ưu nhất đối
với từng loại giá thể nghiên cứu
Đưa ra các số liệu mà giá thể có khả năng xử lý đối với loại nước thải sinh
hoạt
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng mô hình mô phỏng bể xử lý với kích thước nhỏ đặt trong phòng
thí nghiệm
Vận hành mô hình mô phỏng với giá thể là xơ dừa và cước nhựa theo các
chế độ tải trọng khác nhau
Kiểm nghiệm các đặc tính ô nhiễm của nước thải trước và sau xử lý để
đánh giá hiệu quả xử lý Các chỉ tiêu cần kiểm tra thường xuyên là COD, pH, SS
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Mô hình trong phòng thí nghiệm
Ứùng dụng đối với bể sinh học hiếu khí
Aùp dụng cho loại nước thải sinh hoạt
Trang 11
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 Tổng quan vể nước thải sinh hoạt
2.1.1 Khái quát về hiện trạng nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh các nhân…chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình
công cộng khác Lượng nước thải sinh hoạt của moat khu dân cư phụ thuộc vào
dân sô, vào tiêu chuan cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước Tiêu tiêu
chuan nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường là 100 đến 250
l/người.ngày đêm ( đối với các nước đang phát triển) và từ 150 đến 500 l/
người.ngày đêm ( đối với các nước phát triển)
Ơû nước ta hiện nay, tiêu chuan cấp nước dao động từ 120 đến 180 l/
người.ngày đêm Đối với khu vực nông thôn, tiêu chuan cấp nước dao động từ 50
đến 100 l/người.ngày đêm Thông thường tiêu chuan nước thải sinh hoạt lấy bằng
80 đến 100% tiêu chuan nước cấp Nước thải sinh hoạt từ các trung tâm thường
được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại
thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được
thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng các biện pháp tự thấm Ngoài ra,
lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết
bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt của người dân
Trang 12Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người
Chỉ tiêu chất ô nhiễm Hệ số phát thải
Các quốc gia gần gũi với Việt Nam
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXD-51-84)
2.1.2 Những ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến đời sống của con người
2.1.2.1 Đến môi trường tự nhiên
Nước thải sinh hoạt gay ra sự ô nhiễm môi trường tự nhiên do các thành
phần ô nhiễm:
- COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ moat lượng
lớn và gay thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng của hệ sinh thái
môi trường nước nếu ô nhiễm quá mức điều kiện yếm khí có thể hình thành
Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4…làm
cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường nước nơi tiếp nhận
- SS: lắng động ở nguồn tiếp nhận gay điều kiện yếm khí
- Nhiệt độ: nhiệt độ nước thải sinh hoạt thường không gay ảnh hưởng
đến đời sống của thủy sinh vật
- Vi khuẩn gây bệnh: gay ra các bệnh lan truyền bằng đường nước tiểu
như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da…
- N, P: nay là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng Nếu nồng độ trong
nước quá cao dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hóa, đó là sự phát triển bùng phát của
Trang 13các loại tảo, làm cho các nồng độ oxi trong nước rất thấp vào ban đêm gay ngạt
thở và gay chất các thủy sinh vật, trong khi đó ban ngày nồng độ oxi rất cao do
quá trình hô hấp của tảo thải ra
- Màu: màu đục hoặc đen, gay mất mỹ quan
- Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxi
2.1.2.2 Đến môi trường nhân tạo
Bên cạnh sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, thì nước thải nói chung, nước
thải sinh hoạt nói riêng khi chưa qua xử lí mà được xả trực tiếp ra môi trường sẽ
gay mất mĩ quan khu vực Đó là chưa kể đến việc phát sinh các loại dịch bệnh lạ,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
Về mặt xã hội thì nó sẽ gây ra sự bất an và thiếu tin tưởng vào các cơ
quan quản lí, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực
2.1.3 Đặc tính của nước thải sinh hoạt
Thành phần nước thải được chia thành 2 nhóm chính:
2.1.3.1 Thành phần vật lí:
Theo trạng thái lí học: các chất bẩn trong nước thải được chia thành 3
nhóm:
+ Nhóm 1: gồm các chất không tan ở dạng lơ lửng kích thước lớn (
những hạt có đường kính > 10-1 mm) và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt ( những
hạt có đường kính từ 10-1 đến 10-4mm)
+ Nhóm 2: gồm các chất ở dạng keo ( những hạt có kích thước từ 10-4
đến 10-6 mm)
+ Nhóm 3: gồm các chất hòa tan ở dạng phân tử Những hạt này có
đường kính < 10-6 mm chúng không tạo thành pha riêng biệt mà trở thành hệ một
pha hay còn gọi là dung dịch thật
Trang 142.1.3.2 Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học: biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các
tính chất hóa học khác nhau, được chia thành 3 nhóm:
Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ Acid vô cơ, các ion của muối phân li…(
khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt)
Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, cặn bả
bài tiết…( chiếm khoảng 58%)
+ Các chất chứa Nito: ure, protein, amin, acid amin
+ Các hợp chất hidrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulose…
+ Các hợp chất có chứa phosphor, lưu huỳnh
Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…
Hình 3.1 sơ đồ minh họa về thành phần vật lí và hóa học nước thải sinh hoạt
2.2 Tổng quan về các phương pháp xử lí nước thải sinh hoạt:
Các loại nước thải đều chứa tạp chất gay ô nhiễm rất khác nhau: từ các
loại chất rắn không tan, đến những loại chất khó tan hoặc tan được trong nước, xử
lí nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước hoặc thải vào nguồn hay
tái sử dụng Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm
của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lí thích hợp Thông thường có
các phương pháp xử lí sau:
+ Xử lí bằng phương pháp cơ học
+ Xử lí bằng phương pháp hóa lí
+ Xử lí bằng phương pháp sinh học
+ Phương pháp khử trùng
2.2.1 Phương pháp cơ học:
Xử lí nước thải bằng phương pháp cơ học thực chất là áp dụng các lực
vật lí để loại bỏ các tạp chất cơ học không tan ra khỏi nước thải bằng cách gạn
lọc, lọc, lắng
Trang 15Các công trình xử lí trong phương pháp cơ học gồm có: song chắn rác,
bể lắng cát, bể vớt dầu, mỡ, bể lắng, bể lọc,… và mỗi công trình đơn vị này đều
có nhiệm vụ khác nhau và hỗ trợ nhau để loại bỏ các tạp chất cơ học tương ứng
trong nước thải
Bảng 2.2: Ứùng dụng các công trình cơ học trong xử lí nước thải
Các công trình Ưùng dụng Lưới chắn rác Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Nghiền rác Nghiền các chất rắn thô đến kích
thước nhỏ hơn đồng nhất
Bể điều hòa Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD
và SS Lắng Tách các cặn lắng và nén bùn
Lọc Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử
lí sinh học hoặc hóa học
Màng lọc Tương tự như quá trình lọc,tách tảo từ
nước thải sau hồ ổn định Vận chuyển khí Bổ sung và tách khí
Bay hơi và bay khí Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ
nước thải
Nguồn: PGS PTS Hoàng Huệ - 1996 - Xử lí nước thải – Nhà xuất bản xây
dựng
2.2.2 Phương pháp hóa lí:
Thực chất của phương pháp hóa lí là đưa vào nước thải chất phản ứng nào
đó để gay tác động tới các chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác
dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi
trường
Trang 16Các phương pháp hóa lí thường ứng dụng để xử lí nước thải keo tụ, hấp thu,
trích li, bay hơi, tuyển nổi…
Căn cứ vào điều kiện địa phương và yêu cầu vệ sinh mà phương pháp hóa lí
là giải pháp cuối cùng hoặc là giai đoạn xử lí sơ bộ cho các giai đoạn xử lí tiếp
theo
2.2.3 Phương pháp kết tủa – tạo bông:
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và
các hạt keo có kích thước rất nhỏ ( 10-7 – 10-8 cm ) Các chất này tồn tại ở dạng
khuếch tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì rất tốn rất nhiều thời gian
Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì ta nên thêm vào
nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer… các chất này có
tác dụng kết dính các chất khếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và
tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl,
KAl(SO4).12H2O, NH4Al(SO4).12H2O ; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O,FeSO4.7H2O,
FeCl3 hay chất keo tụ không phân li, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên
hay tổng hợp
Trong khi tiến hành quá trình keo tụ, tạo bông can chú ý:
- pH của nước thải
- Bản chất của hệ keo
- Sự có mặt của các ion trong nước
- Thành phần của các chất hữu cơ trong nước
- Nhiệt độ
2.2.4 Phương pháp trung hòa:
Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau Muốn nước thải được xử lí
tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về vùng
6,6 – 7,6
Trang 17Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch acid hoặc muối acid, các dung
dịch kiềm hoặc acid kiềm để trung hòa dịch nước thải
Trung hòa bằng trộn lẫn chất thải
Trung hòa bằng bổ sung các tác nhân hóa học
Trung hòa nước thải bằng acid bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung
hòa
2.2.5 Phương pháp hấp thụ:
Phương pháp hấp thụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước
mà phương pháp xử lí sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ được với
hàm lượng rất nhỏ Thông thường nay là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc
các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu
Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen,
keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất, như xỉ tro, xỉ mạt
sắt… trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất Than hoạt tính có hai
loại dạng: boat và dạng hạt đều được dùng để hấp phụ
2.2.6 Phương pháp oxi hóa khử:
Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxi hóa như clo ở
dạng khí và hóa lỏng, dioxit clo, clorat canxi, hypoclorit canxi va natri, kali
permanganate, kali bicromat, peoxythyro, oxy của không khí, ozon…
Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển
thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước quá trình này tiêu tốn một lượng
lớn các tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa hóa học chỉ được dùng trong
những trường hợp khi các tạp chất gay nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách
bằng những phương pháp khác
2.2.7 Phương pháp oxy hóa điện hóa:
Phương pháp oxy hóa điện hóa được dùng để xử lí nước thải sinh hoạt, với
mục đích khử các chất có trong nước thải để thu hồi cặn quý (kim loại) trên các
Trang 18điện cực anot Phương pháp này dùng xử lí nước thải xi mạ Niken, mạ bạc hay các
nhà máy tẩy gỉ kim loại, như điện phân dung dịch chứa sắt sunfat và acid sunfuric
tự do bằng màng trao đổi ion sẽ phục hồi 80 – 90% acid sunfuric và thu hồi boat
sắt với khối lượng là 20 – 25kg/m3 dung dịch
Nếu xử lí bằng phương pháp điện phân thì nước thải có thể dùng lại được,
và dung dịch acid sunfuric có thể dùng lại cho quá trình điện phân sau
Bảng 2.3: Ứùng dụng các quá trình hóa lí trong xử lí nước thải
Hấp thụ
Tách các chất hữu cơ không được xử lí bằng các phương pháp hóa học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học Nó cũng được dùng để tách kim loại nặng khử chlorine của nước thải
trước khi xả vào nguồn Khử trùng:
Trang 19- Bằng Ozon
- Bằng tia UV Khử Chlorine Tách Clo còn lại sau quá trình clo hóa
2.2.8 Phương pháp sinh học:
2.2.8.1 Xử lí hiếu khí
Trong quá trình hiếu khí, tóm tắt phản ứng xảy ra như sau:
Tạp chất hữu cơ + ôxy = tế bào mới + CO2 + H2O
Nước thải chế biến thủy sản rất ít khi cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng
(như nitơ, phôtpho), nhưng việc cung cấp đầy đủ oxy là rất quan trọng để hệ thống
hoạt động có hiệu quả
Các quá trình hiếu khí cơ bản bao gồm: hệ thống bùn hoạt tính, hồ nước, bộ
lọc nhỏ giọt, và tổ hợp đĩa quay sinh học Các quá trình hiếu khí này được mô tả
cùng với các phương tiện dùng để sục khí
a Hệ thống bùn hoạt tính
Xuất hiện ở Anh từ đầu thế kỷ 20 và được mang tên này vì bùn (khối các vi
sinh vật) được tạo ra, sẽ phân hủy hiếu khí và ổn định lượng tạp chất rắn trong
nước thải Hình 2.1 là sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính điển hình
Đối với các hệ thống lớn, đặc biệt là khi dự kiến lượng nước thải thay đổi
nhiều, nên thiết kế hệ thống với nhiều bể lắng và bể sục khí Số lượng bể phụ
thuộc vào lượng nước thải
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính đơn giản
Trang 20Lượng tạp chất hữu cơ còn lại sau quá trình xử lý sơ bộ do lắng, lọc và
tuyển nổi chảy vào bể phản ứng trong đó có chứa các vi sinh vật (bùn hoạt tính)
và được sục khí liên tục Sau đó hỗn hợp chảy sang bể lắng thứ cấp, tại đây, các
sinh khối lắng xuống Nước thải đã qua xử lý được xả ra sau khi khử trùng còn một
phần sinh khối được lưu chuyển ngược trở lại bể sục khí Phải lưu chuyển sinh
khối để đảm bảo đủ lượng vi sinh vật phân hủy tạp chất hữu cơ càng nhanh càng
tốt Lượng sinh khối tuần hoàn phụ thuộc vào nhu cầu phân hủy nhanh và sự cần
thiết để vi khuẩn kết tụ đạt yêu cầu sao cho quá trình lắng thứ cấp có thể phân
tách hết sinh khối Nếu sinh khối được giữ lâu trong hệ thống, khả năng kết tụ của
chúng cao lên vì chúng bắt đầu tạo ra bùn cellulo tạo điều kiện thuận lợi để kết
tụ
Các hệ thống bùn hoạt tính thông dụng nhất là: bể khuấy trộn lưu chuyển
thông thường và bể khuấy trộn lưu chuyển liên tục, trong đó nước thải được trộn
một cách triệt để (hình 2.1) Trong quá trình lưu chuyển thông thường, nước thải
lưu chuyển dọc theo bể sục khí, với dòng chảy “dích dắc” nhờ các tấm chắn hướng
dòng (hình 2.2) Nhu cầu oxy khi dùng phương pháp này cao nhất ở đầu vào vì ở
đây có nhiều tạp chất hữu cơ nhất
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính thông thường
Trong quá trình trộn triệt để, các dòng vào được dẫn từ các điểm khác nhau
để tạo tính đồng nhất cho hỗn hợp; nếu trộn đều, nước thải có đặc tính đồng nhất
trong toàn bộ bể phản ứng và sẽ ổn định hơn khi đảo trộn (do các dòng vào đã
Trang 21được hòa trộn trong bể) Đối với nước thải chế biến thủy sản, phải đảo trộn khi
mật độ tạp chất hữu cơ hoặc khi lưu lượng nước thải đạt cao nhất Có thể làm giảm
lưu lượng tối đa bằng cách ngăn giữ nước thải lại trong các bể xử lý sơ bộ Xử lý
bằng bùn hoạt tính thông thường cần thể tích của bể phản ứng nhỏ hơn nếu vẫn
đảm bảo để dòng chảy “ dích dắc” là dòng chảy êm ả thành lớp mà điều này
thường không xảy ra
Trong tất cả các hệ thống bùn hoạt tính, việc tách sinh khối khỏi chất lỏng
và đưa trở lại một phần vào hệ thống sao cho mật độ vi sinh vật tương đối cao để
có thể phân hủy tạp chất hữu cơ trong thời gian ngắn Vì vậy có 2 thời gian lưu giữ
khác nhau: thời gian lưu giữ nước (H) là tỷ số giữa thể tích bể phản ứng (V) và
lưu lượng nước thải (Q):
H
= V/Q và thời gian lưu giữa sinh khối (C) là tỷ số giữa sinh khối có trong bể phản ứng
và khối lượng sinh khối thải ra trong 1 ngày Hthường khoảng 3-6 giờ trong khi
C
khoảng 3-15 ngày Thời gian lưu giữ khác nhau vì tất cả nước thải đã lọc đều
được xả nhưng chỉ một phần nhỏ bùn được thải ra Có thể xả thẳng bùn từ bể lắng
hoặc xả bớt một phần nước ra từ bể phản ứng trước khi vào bể lắng
Các hệ thống bùn hoạt tính thường loại bỏ được 85-95% lượng tạp chất hữu
cơ Yếu tố chính để hệ thống hoạt động thành công là vận hành tốt và cần phải
đào tạo người vận hành Thiết bị này phù hợp với các xí nghiệp chế biến qui mô
lớn, vận hành quanh năm nhưng không phù hợp với các xí nghiệp chế biến qui mô
nhỏ, vận hành theo mùa vì thiết bị này phải hoạt động liên tục để duy trì hệ vi
sinh vật
Trang 22b Hồ sục khí
Hồ sục khí thường là ao đào và hoạt động không có quá trình lưu chuyển
tạp chất rắn trong hệ thống, đây là điểm khác cơ bản so với hệ thống bùn hoạt
tính
Có 2 loại hồ phổ biến: hồ pha trộn toàn bộ (lơ lửng hoàn toàn) trong đó
nồng độ tạp chất rắn và oxy hòa tan khá đồng đều, cả chất rắn và khối vi sinh vật
đều không lắng; hồ trộn phức hợp (hiếu khí-kỵ khí hoặc còn gọi là lơ lửng một
phần) Trong hồ phức hợp, công suất của các máy khuấy thấp làm chất rắn tích tụ
ở dưới đáy và sẽ bị phân hủy kỵ khí, trong khi phần chất rắn lơ lửng phía trên được
phân hủy hiếu khí (hình 2.3)
Công suất điện của các máy khuấy dùng trong hai hồ này khác nhau, hồ
hiếu khí 2,5-6W/m3; hồ trộn phức hợp 0,8-1W/m3 Vì ở ngoài trời nên về mùa
đông nhiệt độ nước trong hồ xuống thấp làm cho mật độ vi sinh hoạt động yếu,
thậm chí bị đóng băng Tuy nhiên cũng có thể khắc phục một phần nhược điểm
này bằng cách đào hồ sâu Các hồ sâu này cần có nơi phân lắng thứ cấp, có thể ở
dạng ao nông hoặc bể lắng thông thường
Hình 2 3 Cấu tạo hồ hiếu khí (trên) và hồ phức tạp (dưới)
Trang 23Nếu sử dụng bể lắng đào dưới đất, cần có đủ thời gian để chất rắn lắng và
cũng phải có đủ điều kiện để tích tụ bùn Có nhiều khả năng sẽ gây mùi khó chịu
do bùn lắng phân hủy và tảo có thể phát triển lên bề mặt làm cho hàm lượng chất
rắn lơ lửng trong nước thải tăng Có thể xử lý mùi bằng cách đào bể sâu tối thiểu
2m, lưu giữ chất lỏng không quá 12 ngày để hạn chế sự phát triển của tảo
Trong hệ thống hồ phức hợp, chất rắn tích tụ dọc theo thành và ở các góc
bể hiếu khí, còn trong hồ pha trộn toàn bộ, các chất này tập trung giữa các thiết bị
sục khí Tạp chất rắn tích tụ sẽ phân hủy ở dưới đáy nhưng do một phần không có
khả năng phân hủy sinh học nên luôn hình thành cặn, vì vậy cần định kỳ loại bỏ
lượng chất rắn tích tụ này
c Sục khí
Hệ thống làm thoáng như ở trên cần có oxy để hoạt động Tùy theo đặc
điểm của quá trình, có thể dùng các thiết kế khác nhau Có thể cung cấp oxy tới
hệ thống bùn hoạt tính bằng sục khí khuếch tán, khuấy trộn bằng tuabin, thiết bị
sục khí tĩnh hoặc thiết bị khuếch tán bọt khí thô trên bề mặt Hai loại cuối cùng
được sử dụng trong hồ sục khí
Hệ thống sục khí khuếch tán (hình 2.4) được chia thành khuếch tán bọt khí
kích thước nhỏ, trung bình và thô hoặc lớn Thiết bị khuếch tán bọt khí nhỏ được
làm từ các nguyên liệu xốp (hạt ôxít silic hoặc ôxit nhôm liên kết bằng công nghệ
gốm hoặc nhựa) tạo ra những bọt khí rất nhỏ ở bề mặt rộng giúp chuyển oxy từ
không khí tới nước thải Thiết bị khuếch tán bọt khí cỡ trung bình có dạng ống có
đục lỗ hoặc ống được bọc bằng nhựa hoặc bằng sợi đan Khuếch tán bọt khí thô là
những thiết bị có lỗ rỗng với nhiều dạng khác nhau để chống bị tắc (hình 2.5)
Trang 24Hình 2.4 Khuếch tán bọt khí nhỏ và trung bình
Hình 2.5 Khuếch tán bọt khí lớn, thô
Khi sử dụng thiết bị khuếch tán bọt khí nhỏ hoặc mịn, phải dùng không khí
đã lọc sạch bụi để tránh bị tắc Mặc dù thực hiện quá trình trao đổi oxy có phần ít
hiệu quả hơn nhưng thiết bị khuếch tán bọt khí thô vẫn được ưa dùng hơn vì không
sợ bụi làm tắc, giá thành và yêu cầu bảo dưỡng thấp Chúng thường được đặt dọc
theo các khoang chứa khí, gần đáy bể sục khí
Thiết bị sục khí tĩnh (hình 2.6) là các ống thẳng đứng có lớp màng bọc
ngoài và đặt ở đáy bể sục khí Không khí nén dồn từ đáy các ống lên làm hỗn hợp
khí và nước thoát ra khỏi màng bọc, thực hiện quá trình trao đổi oxy Thiết bị này
được sử dụng chủ yếu trong các hồ sục khí
Trang 25Hình 2.6 Phác họa hệ thống sục khí tĩnh
Sục khí bằng tuabin là một trong những thiết bị thông dụng và đơn giản
nhất Thiết bị này có hệ thống cánh quạt tuabin dẫn động bằng động cơ điện quay
với tốc độ cao phía trên các ống hoặc vòng, từ đó khí nén được xả ra (hình 2.7)
Bọt khí từ các ống phân tán theo vòng quay của tuabin Tùy theo độ sâu
của bể sục khí, một trục có thể có nhiều cánh quạt Tuabin có chức năng duy trì
lớp vi sinh vật ở tráng thái lơ lửng, phân tách và phân tán bọt khí, trong đó phân
tán bọt khí tốn năng lượng nhất
Hình 2.7 Hệ thống sục khí bằng tuabin
Các thiết bị sục khí bề mặt thông dụng nhất được đặt trên một giàn nổi
(hình 2.8) và gồm một cánh quạt đặt trong ống nâng, cánh quạt được dẫn động từ
một động cơ không bị nhúng trong nước Cánh quạt hút chất lỏng từ dưới phun lên
bề mặt bể Quá trình trao đổi oxy diễn ra từ không khí qua phần nước được phun
lên và tới bề mặt nước bị xáo trộn quanh thiết bị
Trang 26Hình 2.8 Sơ đồ sục khí bề mặt nổi
Một loại thiết bị sục khí bề mặt khác có tên gọi là thiết bị sục khí ”chổi
quay” bao gồm các cánh quạt đặt trên cánh quay (hình 2.9) Thông thường những
thiết bị này phải có các tấm hướng dòng chảy và bảo đảm vận tốc dòng xoáy
Tỷ lệ trao đổi oxy bằng các thiết bị sục khí khác nhau dao động từ 0,7-1,4
kg oxy/kwh khi dùng trong nước thải thực tế Hầu hết các catalogue đưa ra công
suất lớn hơn rất nhiều, vì những trị số này dựa trên các thí nghiệm ở điều kiện
chuẩn (dùng nước máy sạch ở 200C và không có oxy hòa tan ở thời điểm bắt đầu
thí nghiệm) Khi chọn thiết bị sục khí, cần phải hiểu đúng các trị số đó và phải yêu
cầu cung cấp hệ thống chuyển đổi sang cho nước thải thực tế để đánh giá đúng tỷ
lệ trao đổi
Hình 2.9 Phác họa sục khí bề mặt bằng chổi quay
Trang 27Phin lọc nhỏ giọt là một trong các quá trình sinh trưởng liên kết phổ biến
nhất Trong hệ thống này, sinh khối không lơ lửng như trong quá trình xử lý bằng
bùn hoạt tính hoặc hồ sục khí mà hầu hết các vi sinh vật đều liên kết với vật liệu
đỡ để phát triển (hình 2.10)
Hình 2.10 Mặt cắt của màng sinh khối sinh trưởng liên kết
Vi sinh vật bám trên thành hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải từ màng
nước xung quanh và phân hủy chúng Oxy từ không khí khuếch tán qua màng nước
và xâm nhập vào sinh khối Vì vật thể hữu cơ tăng trưởng lớp sinh khối dày hơn và
lớp bên trong của sinh khối không đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng sẽ tách khỏi
vật liệu đỡ, trên vật liệu đỡ một lớp mới bắt đầu phát triển Thường vi sinh vật
tách ra ở dạng một cục lớn và lắng đọng tương đối nhanh so với các sinh khối lơ
lửng Không khí lưu chuyển giữa các khe của vật liệu đỡ Có thể dùng đá sỏi xếp
tùy tiện để làm vật liệu đỡ (kích thước từ 5 – 10cm) Các cấu kiện làm từ nhựa
dẻo (hình 2.11) gần đây trở nên thông dụng hơn do trọng lượng nhẹ, phân phối
dòng chảy đều hơn, khoảng trống và diện tích tiếp xúc riêng lớn hơn
Trang 28
Hình 2.11 Vật liệu đỡ điển hình của phin lọc nhỏ giọt
Phin lọc nhỏ giọt là bể lưu chuyển xếp đầy các vật liệu đỡ sâu từ 1-2,5m
hoặc 10m nếu dùng vật liệu đỡ tổng hợp Đáy bể phải đủ khỏe để chịu được vật
liệu đỡ và được thiết kế để thu nhận nước thải đã xử lý Nước thải sau xử lý hoặc
được phun bằng các vòi phun đặt cách đều nhau hoặc phổ biến hơn là bằng tay
đòn phân phối quay (hình 2.12) Nước thải thấm qua lớp vật liệu đỡ, hấp thụ tạp
chất hữu cơ và phân hủy sinh khối trong khi nước chảy xuống đáy và được thu
gom đi
Hình 2.12 Phác họa phin lọc nhỏ giọt
Đối với vật liệu đỡ trên đó có sinh khối phát triển, tỷ lệ khoảng trống và
diện tích bề mặt là các đặc tính quan trọng; thông số thứ nhất cần để đảm bảo
không khí lưu chuyển tốt, thông số thứ hai cần để tạo điều kiện cho sinh khối bám
vào càng nhiều càng tốt để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải Mặc dù chi
Trang 29phí ban đầu cao hơn nhưng vật liệu đỡ tổng hợp nhẹ có nhiều khoảng trống và
diện tích bề mặt lớn hơn Thông thường, không khí lưu chuyển tự nhiên, nhưng đối
với nước thải bị ô nhiễm nặng phải sử dụng phương pháp thông gió cưỡng bức có
hoặc không tuần hoàn nước thải sau bể lắng Sự cần thiết phải tuần hoàn phụ
thuộc vào mức độ bẩn của nước thải và lượng oxy đến sinh khối Phải thực hiện
tuần hoàn khi BOD5 của nước thải cần xử lý vượt quá mức 500mg/l
Giống như các hệ thống xử lý sinh học khác, nhiệt độ thấp làm giảm khả
năng phân hủy sinh học của phin lọc nhỏ giọt Ơû những vùng lạnh có thể phải che
phủ kín các phin này
Hiệu quả khử BOD5 phụ thuộc nhiều vào lượng tạp chất hữu cơ nhưng
thường đạt khoảng 45-70% cho phin lọc một lần và có thể tới 90% nếu lọc hai lần
e Tổ hợp đĩa quay sinh học
Tổ hợp đĩa quay sinh học (RBC) là một dạng khác của quá trình sinh trưởng
liên kết, trong đó sinh khối bám vào đĩa (đường kính 3,5m) quay với vận tốc
1-3vòng/phút khi ngập chìm tới 40% trong nước thải (hình 2.13) Các đĩa được làm từ
vật liệu dẻo, nhẹ, có thể gập lại được
Hình 2.13 Sơ đồ tổ hợp đĩa quay sinh học
Trang 30Khi tiếp xúc với không khí, sinh khối liên kết hấp thụ không khí; khi ngập
trong nước, chúng hấp thụ chất hữu cơ Một sinh khối có kích thước 1-4mm phát
triển trên bề mặt phần thừa bị tách khỏi đĩa bằng lực cắt và tách khỏi chất lỏng ở
trạng thái lơ lửng cũng có chút ít khả năng khử tạp chất hữu cơ Tốc độ quay trên
3vòng/phút hiếm khi được áp dụng do tốn năng lượng và không làm tăng quá trình
trao đổi oxy Tỷ lệ giữa bề mặt đĩa và lượng chất lỏng thường là 5 l/m2 Đối với
nước thải ô nhiễm nặng, sử dụng nhiều hệ thống đĩa quay (xử lý nhiều lần) Ơû
nhiệt độ môi trường thấp phải dùng hộp bảo vệ đĩa Các hệ thống này hoạt động
bình thường khi không có lưu chuyển nước thải Điện năng tiêu thụ khoảng
2kW/1000m3/ngày RBC được dùng để nâng cấp các hệ thống dùng bùn hoạt tính,
thay thế đĩa dùng trong các bể sục khí
f Lựa chọn phương pháp xử lí hiếu khí
Có một số yếu tố (ngoài các yếu tố kinh tế) ảnh hưởng đến việc lựa chọn
hệ thống xử lý hiếu khí Không có một quyết định hoặc giải pháp chung nhất nào
để lựa chọn hệ thống cần sử dụng (hoặc thậm chí có dùng hệ thống sục khí hay
không) Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu: diện tích đất dùng để xử lý nước thải
(đôi khi đó là yếu tố quyết định); khả năng vận hành không liên tục là rất quan
trọng đối với các xí nghiệp chế biến thủy sản không hoạt động liên tục hoặc chỉ
hoạt động theo mùa vụ; xem xét kỹ năng cần thiết để vận hành một phương pháp
xử lý và chi phí (cả chi phí vận hành và đầu tư) đôi khi cũng là yếu tố quyết định
Bảng 2.4: Các quá trình sinh học dùng trong xử lí nước thải
Quá trình hiếu khí
Sinh trưởng lơ lửng
Quá trình bùn hoạt tính Thông thường(dòng tẩy) Xáo trộn hoàn toàn Làm thoáng theo bậc
Khử BOD chứa Cacbon(nitrat hóa)
Trang 31Oxi nguyên chất Bể phản ứng hoạt động Gián đoạn
Ổn định chất tiếp xúc Làm thoáng kéo dài Kênh oxi hóa
Bể sâu Bể sâu – sâu Nitrat hóa sinh trưởng lở lửng
Hồ làm thoáng Phân hủy hiếu khí Không khí thông thường Oxi nguyên chất
Nitrat hóa Khử BOD – chứa Cacbon(nitrat hóa)
ổn định, khử BOD – chứa Cacbon
Sinh trưởng gắn kết
Bể lọc sinh học Tháp tải – nhỏ giọt Cao tải
Lọc trên bề mặt xù xì Đĩa tiếp xúc sinh học quay Bể phản ứng với khối vật liệu
Quá trình lọc sinh học hoạt tính
Khử BOD chứa cacbon-nitrat hóa Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon-nitrat hóa
Khử BOD chứa cacbon-nitrat hóa
Kết hợp quá trình
sinh trưởng lơ lửng
và gắn kết
Lọc nhỏ giọt – vật liệu rắn tiếp xúc
Quá trình bùn hoạt tính – lọc sinh học
Trang 32Quá trình lọc sinh học – bùn hoạt tính nối tiếp nhiều bậc
Quá trình trung gian
Anoxic
Sinh trưởng lơ lửng
Sinh trưởng gắn kết
Sinh trưởng lơ lửng khử nitrat hóa Màng cố định khử nitrat hóa
Khử nitrat hóa
Quá trình kị khí
Sinh trưởng lơ lửng
Sinh trưởng gắn kết
Lên men phân hủy kị khí Tác động tiêu chuan một bậc
Cao tải một bậc Hai bậc
Quá trình tiếp xúc kị khí Lớp bùn lơ lửng kị khí hướng lên (UASB)
Quá trình lọc kị khí
Ổån định, khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon Ổn định chất thải và khử nitrat hóa
Ôån định chất thải-khử nitrat hóa Quá trình kếp hợp
hiếu khí – trung gian
Anoxic – kị khí
Sinh trưởng lơ lửng
Kết hợp sinh trưởng
lơ lửng, sinh trưởng
gắn kết
Qúa trình một bậc hoặc nhiều bậc, các quá trình có tính chất khác nhau Quá trình 1 bậc hoặc nhiều bậc
Khử BOD chứa cacbon-nitrat hóa, Khử nitrat hóa, khử phosphor
Khử BOD chứa cacbon-nitrat hóa, khử nitrat hóa, khử phosphor
Quá trình ở hồ Hồ hiếu khí Khử BOD chứa cacbon
Trang 33Hồ bậc ba Hồ tùy tiện Hồ kị khí
Khử BOD chứa cacbon-nitrat hóa Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon (ổn định chất thải-bùn)
Nguồn: PGS.TS Lương Đức Phẩm -2003- Công nghệ xử lý nước thải bằng
biện pháp sinh học – Nhà Xuất Bản Giáo Dục
2.2.9 Phương pháp khử trùng
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng
105-106 vi khuẩn trong 1 ml hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải
là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loại vi khuẩn
gây bệnh nào trong nước thải ra nguồn cấp nước, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng
lan truyền bệnh sẽ rất cao, do đó phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi
xả ra nguồn tiếp nhận Các biện pháp tiệt trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
- Dùng Clo hơi bay qua thiết bị định lượng Clo
- Dùng hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – hòa tan trong thùng
dung dịch 3-5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc
- Dùng hydrochloric – natri – nước Javel NaClO
- Dùng Ozon, Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo Ozon đặt
trong nhà máy xử lí nước thải Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan
và bể tiếp xúc
- Dùng tia cực tím UV do đèn thủy ngân áp lực thấp sản ra Đèn phát tia
cực tím đặt ngập trong mương có nước thải chảy qua
- Từ trước đến nay, khi tiệt trùng nước thải hay dùng Clo hơi và các hợp
chất của Clo vì Clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có
sẵn trên thị trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao Nhưng
những name gần nay các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo hạn chế dùng Clo để
tiệt trùng nước thải vì:
Trang 34+ Lượng Clo dư 0,5mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và
ổn định cho quá trình tiệt trùng sẽ gay hại đến cá và các sinh vật nước có ích
khác
+ Clo kết hợp với Hydrocacbon thành hợp chất có hại cho môi
trường sống
- Trong quá trình xử lí nước thải, công đoạn khử khuẩn thường được đặt
ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuan bị đổ vào nguồn
2.3 Các vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải
Ơû mỗi loại nước thải thường có những vi sinh vật đặc trưng riêng, phụ
thuộc chủ yếu vào thành phần vật chất có trong nước thải Phần lớn vi sinh đóng
vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa, chúng có tác dụng làm giảm
chất hữu cơ trong nước thải, đồng thời giúp ổn định nồng độ chất hữu cơ trong
các dòng chảy Trong nước thải số lượng và chủng loại vi sinh vật phụ thuộc
nhiều vào nhiều yếu tố nhất là các chất hữu cơ hòa tan trong nước, các chất độc,
pH của môi trường, những yếu tố quyết định đến sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật như các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng của chúng Do đó, đê tăng
cường vai trò hệ vi sinh vật hoạt động trong xử lý nước thải thì can phải thiết kế
điều kiện môi trường phù hợp
Nước càng bẩn, càng chứa nhiều chất hữu cơ, nếu thích nghi và sinh
trưởng được thì sự phát triển của vi sinh vật càng nhanh Tuy nhiên, không phải
tất cả các vi sinh vật đều có lợi cho các quá trình chuyển hóa trong xử lí nước
thải Nếu như điều kiện môi trường không còn thích hợp cho hoạt động của các
loài vi sinh vật, hoặc số lượng các vi sinh vật trong hệ thống xử lý tăng đột biến,
điều này sẽ gây cản trở cho quá trình chuyển hóa và làm giảm hiệu suất xử lý
nước thải
Trang 35Trong nước thải có rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau: vi khuẩn, nấm
men, nấm mốc, xoắn thể, xạ khuẩn, virus, thực khuẩn thể…nhưng chủ yếu là vi
khuẩn
Đặc biệt nước thải sinh hoạt của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, rất
giàu các chất hữu cơ, vì vậy số lượng vi sinh vật trong nước là rất lớn Trong số
này chủ yếu là vi khuẩn, chúng đóng vai trò phân hủy các chất hữu cơ, cùng với
các khoáng chất khác dùng làm vật liệu xây dựng tế bào đồng thời làm sạch
nước thải
2.3.1 Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng hàng đâu trong các bể xử lý vì nó chịu
trách nhiệm phân hủy các thành phần hữu cơ trong nước thải Trong các bể phân
hủy bằng vi sinh trong điều kiện hiếu khí, một phần chất thải hữu cơ sẽ được các
vi khuẩn hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc sử dụng để lấy năng lượng để tổng
hợp các chất hữu cơ, còn lại thành tế bào vi khuẩn mới
Theo quan điểm hiện đại (NCBI – Nation Center for Biotechology
Information, 2005) thì vi khuẩn bao gồm các ngành sau nay: Aquificae,
thermotogae, defferribacteres, cyanobacteria, proteobacteria, firmicutes,
actinobacteria, planetomycetes, chlamydiae/Nhóm verrucomicrobia, spirochaetes,
fibrobacteres/Nhóm axitobacteria Bacteroidetes/Nhóm chlorobia,
fusobacteria,dictyoglomy Việc phân ngành dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh
lý, sinh hóa, sinh thái
Trang 36Hình 2.14: Aquificae Hình 2.15: Thermotogae
Vi khuẩn là sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ từ 0,3-1μ m, cơ thể chứa
khoảng 85% là nước và 15% là các khoàn chất hay chất nguyên sinh Chất
nguyên sinh phần lớn là S, K, Na, Cl và một lượng nhỏ Fe, Si và Mg chúng đứng
riêng rẽ hoặc xếp thành đôi, thành 4 tế bào hoặc hình thành khối với 8 tế bào,
xếp thành chuỗi hoặc thành chùm Vi khuẩn sinh sản bằng cách chia đôi tế bào
Trong điều kiện chất dinh dưỡng, oxi, pH và nhiệt độ môi trường thích hợp thì
thời gian thế hệ là 15-30 phút
Các vi khuẩn trong nước thải có thể chia làm 4 nhóm lớn: nhóm hình cầu
(Cocci) có đường kính khoảng 1-3 m; nhóm hình que (Bacillus) có chiều rộng
khoảng 0,3-1,5 m chiều dài khoảng 1-10 m (điển hình cho nhóm này là vi
khuẩn E coli có chiều rộng 0,5 m chiều dài 2 m); nhóm vi khuẩn hình que
cong và xoắn ốc (Spirilla), vi khuẩn hình que cong có chiều rộng khoảng 0,6-1,0
m và chiều dài khoảng 2-6 m; trong khi vi khuẩn hình xoắn ốc có chiều dài có
thể lên đến 50 m; nhóm vi khuẩn hình sợi có chiều dài khoảng 100 m hoặc dài
hơn
Các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình phân hủy
các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên cũng như trong các bể xử lý, biến chất hữu cơ
Trang 37thành chất ổn định tạo thành bông cặn dễ lắng, làm sạch nước thải trong vòng
tuần hoàn vật chất
Vi khuẩn được chia thành 2 nhóm chính:
- Vi khuẩn ký sinh (Paracitic Bacteria) là vi khuẩn sống bám vào vật chủ,
thức ăn của nó là thức ăn đã được vật chủ đồng hóa, chúng thường sống
trong đường ruột của người và động vật, đi vào nước thải theo phân và nước
tiểu
Hình 2.15: Paracitic Bacteria
- Vi khuẩn hoại sinh (Saprophytic Bacteria) dùng chất hữu cơ không hoạt
động làm thức ăn, nó phân hủy cặn hữu cơ làm chất dinh dưỡng để sống và
sinh sản, và thải ra các chất gồm cặn hữu cơ có cấu tạo đơn giản và cặn vô
cơ Bằng quá trình hoạt động như vậy, vi khuẩn hoại sinh đóng vai trò cực kì
quan trọng trong việc làm sạch nước thải Nếu không có hoạt động sống và
sinh sản của vi khuẩn, quá trình phân hủy sẽ không xảy ra Có rất nhiều loài
vi khuẩn hoại sinh, mỗi loài đóng vai trò rất đặc biệt trong mỗi công đoạn
của quá trình phân hủy hoàn toàn cặn hữu cơ có trong nước thải và mỗi loài
sẽ tự chết khi hoàn thành quy trình sống và sinh sản ở giai đoạn đó
Trang 38Hình 2.16: Saprophytic Bacteria
Tất cả các loài vi khuẩn ký sinh và hoại sinh can có thức ăn và oxi để
đồng hóa Một số loài trong số vi khuẩn này chỉ có thể hô hấp bằng oxi hòa tan
trong nước gọi là vi khuẩn hiếu khí, còn quá trình phân hủy chất hữu cơ của
chúng gọi là quá trình hiếu khí hay quá trình oxi hóa Một số loài khác trong số
các vi khuẩn này không thể tồn tại được khi có oxi hòa tan trong nước, những vi
khuẩn này gọi là vi khuẩn kị khí và quá trình phân hủy gọi là quá trình kị khí,
quá trình này tạo ra các mùi khó chịu Còn một số loài vi khuẩn hiếu khí trong
quá trình phân hủy chất hữu cơ, nếu thiếu hoàn toàn oxi hòa tan, chúng có thể tự
điều chỉnh để thích nghi với môi trường gọi là vi khuẩn hiếu khí tùy nghi Ngược
lại cũng tồn tại một loài vi khuẩn kị khí, khi có oxi hòa tan trong nước chúng
không bị chết mà lại làm quen được với môi trường hiếu khí gọi là vi khuẩn kị
khí tùy nghi Sự tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường có sự thay đổi của oxi
hòa tan của vi khuẩn hoại sinh là rất quan trong trong quy trình phân hủy chất
hữu cơ của nước thải trong các công trình xử lý
Nhiệt độ của nước thải có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động và
sinh sản của vi khuẩn, phần lướn vi khuẩn hoại sinh hoạt động có hiệu quả cao
và phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ từ 20-400C Một số loài vi khuẩn trong xử lý
cặn phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ 50-600C Khi duy trì các điều kiện môi
Trang 39trường: thức ăn, nhiệt độ, pH, oxy, độ ẩm thích hợp để vi khuẩn phát triển thì
hiệu quả xử lý sinh học trong công trình sẽ đạt hiệu quả cao nhất
Tuy nhiên không phải tất cả các loài vi khuẩn đều có lợi cho quá trình
sinh hóa, một vài trong số chúng là loài gây hại, trong đó có hai loài vi khuẩn
tiêu biểu có hại cho hệ thống Một là các dạng vi khuẩn dạng sợi (Filamentous)
là các dạng phân tử trung gian, thường kết với nhau thành lớp lưới nhẹ nổi lên
mặt nước và gây cản trở cho quá trình lắng, làm cho lớp bùn đáy không có hiệu
quả, sinh khối sẽ không gắn kết lại và theo các dòng chảy sạch đã qua xử lý ra
ngoài Một dạng vi khuẩn có hại khác tồn tại trong lượng bọt dư thừa trong các
bể phẩn ứng sinh hóa, phát sinh từ các hệ thống thông gió để tuần hoàn oxi trong
hệ thống
Theo phương thức dinh dưỡng, vi khuẩn được chia làm 2 loại như sau:
- Vi khuẩn dị dưỡng (Heterotroph): sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn cacbon
dinh dưỡng và nguồn năng lượng để hoạt động sống, xây dựng và phát triển tế
bào
Hình 2.17: Heterotroph
- Vi khuẩn tự dưỡng (Autotroph): có khả năng oxi hóa chất vô cơ để thu năng
lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp Trong
nhóm này có vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh…
Trang 402,3.2 Virus và thực khuẩn thể:
Virus là những sinh vật cực nhỏ (kích thước khoảng 20-100nm) Chúng
không có cấu tạo tế bào, thành phần hóa học rất đơn giản, chỉ bao gồm protein
và acid nucleic, virus chỉ chưa AND hoặc ARÛN, không thể sống độc lập mà phải
sống kí sinh vào tế bào chủ Mỗi virus có một loại tế bào chủ tương ứng, virus
bám vào tế bào chủ rồi xâm nhập vào nội bào, phần acid nucleic được giải
phóng ra khỏi vỏ bọc
Virus có nhiều dạng: virus của động vật có hình quả cầu, hình trứng (virus
đậu gà), hình hộp vuông hay hình chữ nhật (đậu bò), hay hình gậy…virus thực
vật có hình quả cầu hay hình que dài( virus đốm lá, thuốc lao) Sự hiện diện của
virus trong nước thải sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trình xử lý
Thực khuẩn thể là virus của vi khuẩn, có khả năng làm tan các tế bào vi
khuẩn rất nhạnh Thực khuẩn có hình dáng giống quả chùy, phần đuôi cán có sợi
móc để bám vào vỏ của tế bào vi khuẩn, rồi làm tan một lỗ nhỏ trên vỏ tế bào,
phần acid nucleic bên trong của virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào nội bào
Trong nước thải thường có những vi khuẩn gây bệnh cho người và động
vật, kèm theo có cả những thực khuẩn thể tương ứng với từng loại vi khuẩn đó
Do đó khi thấy có thực khuẩn thể trong nước thải người ta có thể kết luận được
sự có mặt của vi khuẩn tương ứng
2.3.3 Vi nấm (Fungi)
Nấm có cấu tạo cơ thể đa bào, hiếu khí, và thường thuộc loại cơ thể sinh
vật dị dưỡng Chúng lấy dưỡng chất từ các chất hữu cơ trong nước thải Cùng với
vi khuẩn, nấm chịu trách nhiệm phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải Về
mặt sinh thái học nấm có hai ưu điểm so với vi khuẩn: nấm có thể phát triển
trong điều kiện ẩm độ và pH thấp Không có sự hiện diện của nấm, chu trình
cacbon sẽ chậm lại và các chất thải hữu cơ sẽ tích tụ trong môi trường
Các giống nấm thường gặp trong nước thải là Saplogeria và Leptomus