I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp (6 nhiệm vụ)
2.1. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học, chương trình đào tạo của ngành, của trường. trường.
Nhiệm vụ này được thể hiện trong việc nắm vững các văn bản cần thiết sau đây: + Mục tiêu cấp học.
+ Chỉ thị, nhiệm vụ trọng tâm của năm học. + Chương trình giảng dạy các môn học. + Kế hoạch năm học của nhà trường.
+ Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giảng dạy, giáo dục học sinh: nội quy, quy chế, khen thưởng, kỷ luật học sinh, vấn đề thu học phí, chế độ chính sách đối với học sinh…
Việc nắm các văn bản trên là để quán triệt trong tổ chức giáo dục lớp chủ nhiệm và đồng thời để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.
2.2. Nhiệm vụ thứ hai, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu, nắm vững cơ cấu, tổ chức của nhà trường. trường.
Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng các công việc sau: + Tìm hiểu về tổ chức và phân công của Ban giám hiệu.
+ Cơ cấu tổ chức đoàn thể (Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn) nhà trường sau đại hội hàng năm.
+ Đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn, số giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp mình chủ nhiệm để thiết lập mối quan hệ phối hợp trong giáo dục.
+ Các tổ chức hành chính khác trong trường.
2.3. Nhiệm vụ thứ ba là tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc
điểm của học sinh trong lớp như đặc điểm tâm lý, năng lực, năng khiếu, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con em.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, triển khai chương trình, kế hoạch năm học của nhà trường.
Nhiệm vụ này có thể thực hiện bằng cách lập PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ BẢN (theo Phụ lục1
trang 31,32 tài liệu: “Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông” của Hà Nhật Thăng, NXBĐHQG Hà Nội ,2004).
2.4. Nhiệm vụ thứ tư, người giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của
người thầy.
+ Trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, luôn hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
+ Giáo viên chủ nhiệm thực sự mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối với học sinh lớp đang chủ nhiệm mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp, cộng đồng, là một công dân mẫu mực (yêu cầu này được thể hiện ở mọi cử chỉ, ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ biểu hiện của giáo viên khi có mặt hay không có mặt học sinh).
+ Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm theo dõi tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước một cách thường xuyên.
Đây là điều rất dễ hiểu bởi mọi diễn biến phong phú, đa dạng trên mọi mặt của đời sống xã hội trong và ngoài nước luôn tác động vào tâm hồn, nhận thức của học sinh, ngoài các bậc cha mẹ thì giáo viên chủ nhiệm là người giúp các em nhận xét, lựa chọn thông tin và điều chỉnh nhận thức, hành vi một cách đáng tin cậy nhất.
Đặc biệt đối với bản thân giáo viên, việc cập nhật thông tin cũng là để làm phong phú nhận thức xã hội của mình, từ đó để điều chỉnh thích ứng với cuộc sống luôn vận động và phát triển.
2.5. Nhiệm vụ thứ năm, giáo viên chủ nhiệm luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông.
Nhiệm vụ này của giáo viên chủ nhiệm cũng chính là yêu cầu đối với người giáo viên về
năng lực sư phạm và kỹ năng sư phạm đã nghiên cứu tại mục 4, 5 phần IV ở trên.
2.6. Giáo viên chủ nhiệm phải là người tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngđể xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất để thực hiện được ngoài nhà trườngđể xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
Đây là nhiệm vụ rất đặc trưng giáo viên chủ nhiệm bởi nó thể hiện vai trò, chức năng tổ chức quản lý của người giáo viên chủ nhiệm.
Tóm lại, trong quá trình giáo dục ở nhà trường trung học phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vị trí nòng cốt trong việc giáo dục toàn diện đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tuổi học sinh trung học phổ thông là tuổi của những ước mơ; tuổi 15 đến 18 là tuổi của “thế giới thứ ba” – tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn. Giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ đặc điểm học sinh ở tuổi này để có những biện pháp, cách thức giáo dục học sinh thích hợp nhất, mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Bởi vì, muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được học sinh, muốn cảm hóa được học sinh thì bản thân người thầy phải hòa nhập với các em để hiểu được tâm lý, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em.
Và để cảm hóa được học sinh, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có chuyên môn vững vàng, có “tay nghề” cao, có sự khéo léo đối xử sư phạm, có uy tín đối với học sinh và cha mẹ học sinh và thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
II. NỘIDUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁCCỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Nếu như ở bậc tiểu học, mỗi lớp do một giáo viên phụ trách, công tác của giáo viên tiểu học có tính đặc thù đó là: giáo viên vừa đảm đương giảng dạy tất cả các môn học, vừa giáo dục học sinh trong nội khóa, ngoại khóa và quản lý giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp; thì ở bậc trung học phổ thông, công tác dạy học, giáo dục học sinh được tiến hành với nội dung ngày càng toàn diện hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn và hệ thống hơn. Các môn học đưa vào nhà trường với sự phân hóa ngày càng sâu. Việc dạy học và giáo dục học sinh không chỉ do một giáo viên đảm đương mà do cả một tập thể sư phạm (gồm các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm) phụ trách. Học sinh ở mỗi lớp đồng thời được học với nhiều giáo viên khác nhau. Vấn đề đặt ra là, ai sẽ là người đứng ra phối hợp hoạt động của tất cả giáo viên dạy trong một lớp và với các lực lượng giáo dục khác. Đó là giáo viên chủ nhiệm. Do đó, nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông có đặc thù của nó.