1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

14 4,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 190,5 KB

Nội dung

Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế - Điều kiện tự nhiên ở lưu vực các sông lớn: + Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, mềm, nước tưới đầy đủ + Khó khăn: việc làm thủy lợi, trị thủy =>

Trang 1

PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

CHƯƠNG I

XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Bài 1:

SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

1 Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.

- Nguồn gốc của loài người: do loài vượn cổ chuyển hoá thành

Vượn cổ:

+ Thời gian: khoảng 6 triệu năm trước

+ Đặc điểm:

Đứng và đi bằng hai chân

Dùng hai tay cầm nắm,

Ăn hoa quả, củ, động vật nhỏ

+ Hóa thạch được tìm thấy ở Đông phi, Tây Á, Việt Nam

- Khoảng 4 triệu năm trước đây, vượn cổ chuyển biến thành người tối cố

+ Di cốt được tìm thấy ở Đông Phi, Trung Quốc, Inđônêsia

+ Đặc điểm của ngưởi tối cổ: đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay

tự do sử dụng công cụ, hộp sọ lớn hơn vượn cổ, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não

+ Đời sống:

Biết chế tạo công cụ (đá cũ sơ kỳ), phát minh ra lửa

Hái lượm và săn bắt

+ Tổ chức xã hội: sống thành từng bầy (bầy người nguyên thủy):

Gồm: 5 – 7 gia đình

Có người đứng đầu, có phân công lao động

Sống trong hang động, mái đá hoặc lều bằng cành cây…

Không ổn định

- Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người:

+ Do quy luật tiến hóa

+ Vai trò của lao động

2 Người tinh khôn và óc sáng tạo :

Cách đây khoảng 4 vạn năm người tinh khôn xuất hiện

- Cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay

- Óc sáng tạo: sự sáng tạo của người tinh khôn trong việc cải tiến công cụ đá và chế tạo thêm nhiều công cụ mới (lao, cung tên)

=> Sản xuất hiệu quả, an toàn, thức ăn tăng lên Cư trú “nhà cửa” phổ biến

3 Cuộc cách mạng thời đá mới :

- Thời gian: khoảng 1 vạn năm trước đây

- Xuất hiện những thay đổi lớn trong đời sống con người:

+ Công cụ đá: được ghè sắc, mài nhẵn, được khoan lỗ hoặc có nấc để tra cán (đá mới)

+ Biết trồng trọt và chăn nuôi;

+ Làm gốm, đan lưới đánh cá…

+ Biết làm sạch da thú để che thân, làm đồ trang sức, nhạc cụ

=> Nhận xét: Đó là những tiến bộ đột biến, mang tính chất cách mạng

Trang 2

Bài 2:

XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

1 Thị tộc và bộ lạc :

- Tổ chức và quan hệ xã hội:

+ Thị tộc:

Những nhóm người hơn 10 gia đình, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.

Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng; con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ

+ Bộ lạc:

Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên.

Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc: gắn bó, giúp đỡ nhau

- Quan hệ kinh tế: Hợp tác lao động, hưởng thụ bằng nhau

2 Buổi đầu của thời đại kim khí :

- Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại :

+ Đồng đỏ: khoảng 5.500 năm trước; cư dân biết sử dụng sớm nhất: Tây Á và Ai

Cập

+ Đồng thau: khoảng 4.000 năm trước

+ Sắt: khoảng 3.000 năm trước

- Hệ quả của việc sử dụng công cụ bằng kim loại: Thúc đẩy sản xuất phát triển

+ Nông nghiệp: khai hoang, mở rộng diện tích, dùng cày

+ Thủ công nghiệp: luyện kim, làm đồ gỗ

=> Xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên

3 Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.

* Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy:

- Một số người lợi dụng chức phận chiếm của cải dư thừa, làm xuất hiện chế độ tư hữu

- Gia đình phụ hệ xuất hiện: đàn ông giữ vai trò trụ cột, giành quyền quyết định

- Xuất hiện tình trạng giàu - nghèo, do:

+ Quá trình chiếm hữu của cải dư thừa,

+ Khả năng lao động của mỗi gia đình khác nhau

=> Xã hội nguyên thủy chuyên dần sang xã hội có giai cấp

* Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy: do sự phát triển của sức sản xuất, làm xuất hiện của cải dư thừa thường xuyên

CHƯƠNG II XÃ HỘI CỔ ĐẠI Bài 3 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1 Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

- Điều kiện tự nhiên ở lưu vực các sông lớn:

+ Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, mềm, nước tưới đầy đủ

+ Khó khăn: việc làm thủy lợi, trị thủy

=> Đòi hỏi: mọi người phải liên kết, gắn bó nhau trong tổ chức công xã

- Sự phát triển kinh tế:

+ Các ngành kinh tế: nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có chăn nuôi và thủ công nghiệp

+ Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa, xã hội phân hóa giai cấp ngay từ khi chưa có đồ sắt

=> Đó là cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm.

Trang 3

2 Sự hình thành các quốc gia cổ đại

- Quá trình hình thành nhà nước:

+ Xã hội nguyên thủy tan rã, các công xã hình thành

+ Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các công xã liên kết thành các liên minh công

xã, rồi thành nhà nước

- Thời gian: từ thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III TCN:

+ Ai Cập: khoảng 3200 năm TCN

+ Lưỡng Hà: khoảng thiên niên kỉ IV TCN

+ Ấn Độ: khoảng thiên niên kỷ III TCN

+ Trung Quốc: khoảng thế kỉ XXI TCN

3 Xã hội cổ đại phương Đông

- Quý tộc:

+ Gồm vua, quan lại, tăng lữ

+ Địa vị: Là giai cấp bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế

- Nông dân công xã:

+ Số lượng: đông đảo nhất

+ Có vai trò to lớn trong sản xuất, nhận ruộng đất canh tác, nộp thuế và lao dịch cho quý tộc

- Nô lệ:

+ Số lượng không nhiều, xuất thân là tù binh, thành viên công xã mắc nợ

+ Công việc phục vụ, hầu hạ quý tộc

4 Chế độ chuyên chế cổ đại :

- Người đứng đầu: vua

+ Có quyền lực tối cao

+ Có nhiều tên gọi khác nhau: Pharaôn (Ai Cập), Enxi (Lưỡng Hà), Thiên tử (Trung Quốc)

- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu:

+ Gồm toàn quý tộc

+ Chức năng: thu thuế, trông coi việc xây dựng các công trình công cộng, chỉ huy quân đội

5 Văn hoá cổ đại phương Đông:

a Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

- Ra đời sớm, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp

- Những tri thức đầu tiên về thiên văn: biết chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng

- Nông lịch: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng

- Đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời, tính được mỗi ngày có 24 giờ

b.Chữ viết :

- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra

- Thời gian xuất hiện: khoảng thiên niên kỷ IV TCN

- Đầu tiên là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý

- Nguyên liệu để viết: giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa

- Ý nghĩa: đây là một phát minh lớn của loài người

c Toán học :

- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu tính toán ruộng đất, tính toán trong xây dựng…

- Thành tựu:

+ Người Ai Cập: giỏi về hình học, tính được diện tích hình tròn, tam giác,… tính được π =3,16

+ Người Lưỡng Hà: giỏi về số học, biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia

+ Người Ấn Độ: phát minh số 0, hệ đếm thập phân

- Ý nghĩa: để lại nhiều kinh nghiệm quí, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau

Trang 4

d Kiến trúc:

- Các công trình kiến trúc tiêu biểu:

+ Ở Ai Cập: Kim tự tháp

+ Ở Lưỡng Hà: vườn treo Babilon

+ Ở Ấn Độ: những khu đền tháp

- Giá trị: là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người

Bài 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔMA

I Thiên nhiên và đời sống của con người

1 Thiên nhiên

- Thuận lợi: nằm ven bờ Địa Trung Hải, có điều kiện lập nhiều hải cảng, phát triển giao thông biển

- Khó khăn: đất canh tác ít, khô cằn

2 Đời sống con người

* Nông nghiệp:

- Sự xuất hiện của công cụ sắt:

+ Thời gian: khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN

+ Ý nghĩa: mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất lao động

- Cây trồng chủ yếu: cây lưu niên (nho, cam, chanh, ô-liu)

- Lương thực: chỉ đảm bảo một phần, phải nhập khẩu

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều ngành nghề: làm đồ gốm, đồ mĩ nghệ, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu ôliu

- Qui mô: nhiều xưởng có qui mô khá lớn

- Vai trò: thủ công nghiệp phát triển, làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh

* Thương nghiệp:

- Hàng hóa:

+ Bán: hàng thủ công

+ Mua: lúa mì, súc vật, tơ lụa, hương liệu…

+ Hàng hóa quan trọng bậc nhất: nô lệ

- Qui mô: khá phát đạt, có thuyền lớn, có buồm và nhiều mái chèo

- Tiền tệ được lưu thông rộng rãi, nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi

Nhận xét:

- Nền tảng kinh tế: công thương nghiệp

- Kinh tế hàng hóa tiền tệ xuất hiện, biểu hiện: sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, lưu thông tiền tệ

- Kinh tế phát triển nhanh => HiLạp và Rôma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh

II Thị quốc Địa Trung Hải

- Thị quốc (“Thành bang”/ “Quốc gia – thành thị”):

+ Thành thị: trung tâm Trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng

+ Xung quanh: đất đai trồng trọt

- Nguyên nhân hình thành thị quốc:

+ Đất đai phân tán

+ Ảnh hưởng của nền kinh tế công thương

- Thể chế dân chủ của thị quốc:

+ Biểu hiện: không có vua, Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người để điều hành đất nước…

Trang 5

+ So với chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông: tiến bộ hơn

+ Bản chất: là nền dân chủ của chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ

* Đặc trưng cơ bản của chế độ chiếm hữu nô lệ: Chế độ kinh tế- xã hội chủ yếu dựa trên sự bóc lột tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ Nô lệ là vật sở hữu hoàn toàn của chủ nô

III Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma

1 Lịch và chữ viết

- Dương lịch: một năm có 365 + ¼ ngày.

- Hệ chữ Rôma:

+ Gồm 26 chữ cái

+ Giá trị: hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay

2 Sự ra đời của khoa học

- Hiểu biết khoa học đạt tới trình độ: khái quát hóa, trừu tượng hóa, trở thành nền tảng của các khoa học

- Một số nhà khoa học nổi tiếng: Talét, Pitago, Ơclít…

3 Văn học

- Văn học viết phát triển cao

- Hình thành các thể loại văn học: thơ, kịch

- Một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng:

+ Hi Lạp: Anh hùng ca I-li-át và Ô-đi-xê của Hôme

+ Rôma: Lu-cre-xơ, Viêc-gin…

4 Nghệ thuật

- Nhiều công trình, tác phẩm tiêu biểu:

+ Kiến trúc: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê…

+ Điêu khắc: tượng lực sĩ ném đĩa, nữ thần A-tê-na, thần Vệ nữ Mi-lô…

- Giá trị: đạt trình độ hoàn mĩ, đậm tính hiện thực

* Nhận xét:

- Văn hóa Hi lạp – Rôma cổ đại đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại

- Nguyên nhân đạt được các thành tựu văn hóa rực rỡ:

+ Do sự phát triển cao của nền kinh tế công thương

+ Sự bóc lột sức lao động của nô lệ đã giải phóng giai cấp chủ nô khỏi lao động chân tay

+ Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa của phương Đông

CHƯƠNG III – BÀI 5 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

1 Trung Quốc thời Tần–Hán (từ 221TCN đến năm 220)

* Sự hình thành nhà Tần - Hán

- Năm 221TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc

Các giai cấp mới được hình thành: địa chủ và nông dân

+ Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, nông dân giàu

+ Nông dân công xã bị phân hóa:

Một số người giàu: trở thành giai cấp bóc lột

Những người giữ được ruộng đất: trở thành nông dân tự canh

Những người không có ruộng đất: phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh

=> Xuất hiện quan hệ bóc lột mới: quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh

=> Chế độ phong kiến được xác lập

- Nhà Tần tồn tại được 15 năm Năm 206, Lưu Bang lập ra nhà Hán

Trang 6

* Nhà nước thời Tần – Hán:

- Tổ chức:

+ Trung ương:

Đứng đầu: Hoàng đế, có quyền tối cao

Bên dưới có: Thừa tướng (đứng đầu quan văn), Thái úy (đứng đầu quan võ) và các quan coi giữ tài chính, lương thực…

+ Địa phương: Chia nước thành các quận, huyện

Đứng đầu quận: Thái thú

Đứng đầu huyện: Huyện lệnh

- Chính sách đối ngoại: thôn tính, mở rộng lãnh thổ, xâm lược Triều Tiên, đất của

người Việt cổ

2 Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường (618 – 907)

* Sự thành lập nhà Đường: Năm 618, Lý Uyên đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi

Hoàng đế, lập ra nhà Đường

* Tình hình đất nước:

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp:

Thực hiện chính sách quân điền; chế độ tô, dung, điệu

Kỹ thuật canh tác: áp dụng kỹ thuật mới, làm tăng năng suất sản xuất

+ Thủ công nghiệp:

Ngành nghề: luyện sắt, đóng tàu

Qui mô: có xưởng thủ công (tác phường) với hàng chục người làm việc

+ Thương nghiệp: hình thành hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển, ngoại thương khởi sắc

- Chính trị:

+ Từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế

+ Đặt thêm chức Tiết độ sứ, làm nhiệm vụ: trấn ải các miền biên cương;

+ Tuyển chọn quan lại qua thi cử

- Đối ngoại: tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ

=> Nhận xét : Chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao

* Sự sụp đổ của nhà Đường: Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, nhiều cuộc

khởi nghĩa nông dân bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào Nhà Đường bị lật đổ năm 907

3 Trung Quốc thời Minh – Thanh

a Nhà Minh (1368 – 1644):

* Sự thành lập nhà Minh : năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo nông dân khởi

nghĩa, lật đổ nhà Nguyên, lập ra nhà Minh

* Tình hình đất nước :

- Đối nội :

Kinh tế: xuất hiện mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - thợ

+ Nông nghiệp: có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau

+ Thương nghiệp: thành thị mở rộng và phồn thịnh (tiêu biểu: Bắc Kinh, Nam Kinh)

Chính trị: quan tâm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền

+ Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy ; vua nắm quân đội

+ Lập ra sáu bộ, gồm : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công Đứng đầu các bộ : Thượng thư

+ Quan các tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các bộ

Trang 7

- Đối ngoại : tiếp tục chính sách bành trướng, trong đó có xâm lược Đại Việt nhưng

thất bại nặng nề

* Sự sụp đổ của triều Minh: Cuối thời Minh, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ

tăng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ, khởi nghĩa Lý Tự Thành làm triều Minh sụp đổ

b Nhà Thanh (1644 – 1911)

* Sự thành lập nhà Thanh: Năm 1644, người Mãn Thanh đánh bại Lý Tự Thành, lập

ra nhà Thanh

* Tình hình đất nước :

- Đối nội:

+ Chính sách: áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm tô thuế, khuyến khích khẩn hoang

+ Xã hội: mâu thuẫn dân tộc, khởi nghĩa nông dân làm cho nhà Thanh ngày càng suy yếu

- Đối ngoại: bế quan tỏa cảng

* Sự sụp đổ của triều Thanh: Lợi dụng tình hình triều Thanh suy yếu, tư bản phương

Tây xâm lược, chế độ phong kiến Trung Quốc sụp đổ

4 Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

* Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo :

+ Người khởi xướng : Khổng Tử

+ Vai trò : giữ vai trò quan trọng, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến + Mặt tích cực : giáo dục con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất

+ Mặt hạn chế : về sau Nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của

xã hội

- Phật giáo : thịnh hành, nhất là thời Đường, biểu hiện :

+ Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền đạo

+ Kinh Phật được dịch ra chữ Hán, chùa được xây dựng khắp nơi

* Sử học

- Thời Tần – Hán : Sử học trở thành khoa học độc lập Người đặt nền móng : Tư Mã

Thiên, công trình nổi tiếng : bộ“Sử ký”

- Thời Đường : thành lập cơ quan biên soạn lịch sử (Sử quán)

* Văn học

+ Vị trí : là lĩnh vực nổi bật của văn hóa Trung Quốc

+ Thời Đường : Thơ Đường đạt đỉnh cao nghệ thuật Các nhà thơ tiêu biểu : Lý Bạch,

Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…

+ Thời Minh – Thanh : xuất hiện loại hình văn học mới : tiểu thuyết Nhiều tác phẩm nổi tiếng như : Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng Lâu Mộng…

* Khoa học kỹ thuật:

- Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược…

- Có 4 phát minh lớn : giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

Trang 8

CHƯƠNG IV

ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Bài 6 :

CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

I Thời kì các quốc gia đầu tiên :

* Sự hình thành các quốc gia đầu tiên:

- Thời gian: Khoàng 1500 năm TCN

- Điều kiện hình thành: Vùng sông Hằng ở Đông Bắc có điều kiện thuận lợi nên phát triển sớm, hình thành một số tiểu quốc

- Đặc điểm của các tiểu quốc: Quan tâm phát triển kinh tế, thường xuyên tranh giành ảnh hưởng

* Nước Ma-ga-đa:

- Vị thế: khoảng 500 năm TCN, mạnh hơn cả

- Vua mở nước: Bim-bi-sa-ra

- Vua kiệt xuất nhất: A-sô-ca (thế kỉ III)

+ Đánh dẹp các nước nhỏ, thống nhất lãnh thổ,

+ Theo đạo Phật, tạo điều kiện cho đạo Phật truyền bá rộng khắp, cho dựng nhiều

“cột A-sô-ca”

* Tình hình Ấn Độ từ cuối thế kỉ III TCN: bị chia rẽ, khủng hoảng.

II Thời kì Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ

* Vương triều Gúpta (319 – 467)

- Người sáng lập: vua Gúpta

- Vai trò: chống lại sự xâm lược của các tộc ở Trung Á, thống nhất miền Bắc, làm chủ miền Trung

* Sự định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ:

- Tôn giáo:

+ Phật giáo: được truyền bá khắp Ấn Độ Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá)

+ Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) ra đời và phát triển, thờ các vị thần chủ yếu như Brama, Visnu, Siva

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Mang dấu ấn tôn giáo

+ Nhiều công trình, tác phẩm có phong cách nghệ thuật độc đáo: chùa hang, đền thờ thần, tượng Phật, tượng thần…

- Chữ viết:

+ Ban đầu: chữ Brami

+ Về sau, chữ Brami được nâng lên, sáng tạo thành hệ chữ Phạn, dùng để viết văn, khắc bia

- Văn học Hinđu: mang tinh thần và triết lí Hinđu giáo rất phát triển.

=> Ý nghĩa:

- Sự phát triển văn hóa thời Gúpta với những tôn giáo, công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, đã định hình cho văn hóa truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu

- Tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài Nơi ảnh hưởng rõ nhất là Đông Nam Á

Trang 9

Bài 7 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ

VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ

1 Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ

* Tình hình chính trị Ấn Độ từ thế kỉ VII – XII:

- Bị chia rẽ, phân tán, do:

+ Chính quyền trung ương suy yếu,

+ Đất nước quá rộng lớn

- Những nước có vai trò nổi trội:

+ Ở vùng Đông Bắc: Pa-la

+ Ở miền Nam: Pa-la-va

* Văn hóa: văn hóa truyền thống của Ấn Độ phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và ảnh

hưởng ra bên ngoài

2.Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526)

- Hoàn cảnh ra đời: do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại

cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ

- Sự thành lập: Năm 1206, người Hồi giáo đánh chiếm Ấn Độ, lập vương triều Hồi giáo

Đê-li

- Chính sách cai trị :

+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo;

+ Tự dành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại;

+ Có sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

- Văn hóa:

+ Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ

+ Kiến trúc: một số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo được xây dựng

+ Kinh đô Đê-li: một trong những thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ

=> Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc: Ấn Độ Hinđu giáo và Arập Hồi giáo Giao lưu văn hóa Đông-Tây được thúc đẩy

Từ Ấn Độ, Đạo Hồi được truyền sang các nước Đông Nam Á

3 Vương triều Mô-gôn (1526 – 1707)

- Sự thành lập: Năm 1398, thủ lĩnh Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn

Độ Năm 1526, Vương triều Mô-gôn được thành lập

- Các vị vua thời kì đầu: ra sức củng cố vương triều theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng

đất nước

- Thời vua A-cơ-ba: thi hành nhiều chính sách tích cực

+ Xây dựng chính quyền mạnh

+ Hòa hợp dân tộc

+ Đo lại ruộng đất, định ra mức thuế hợp lí, thống nhất đo lường

+ Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật

=> Ý nghĩa: Đưa Ấn Độ đạt được bước phát triển mới, xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới

- Giai đoạn cuối: chính sách cai trị hà khắc, làm cho sự phản ứng của nhân dân ngày

càng cao, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây

Trang 10

CHƯƠNG V ĐÔNG NAM Á CỔ ĐẠI VÀ PHONG KIẾN Bài 8:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á

I Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

* Điều kiện tự nhiên:

- Gió mùa kèm theo mưa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác

- Địa hình bị chia cắt

* Điều kiện hình thành:

- Sự xuất hiện của kĩ thuật luyện kim;

- Sự phát triển của nông nghiệp lúa nước;

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

* Sự hình thành các vương quốc cổ:

- Thời gian: Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên,

- Tên gọi: Chăm-pa, Phù Nam, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ka-lin-ga

- Đặc điểm: là những quốc gia nhỏ, phân tán trên các địa bàn hẹp, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau

II Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

* Sự hình thành:

- Khái niệm quốc gia phong kiến dân tộc: lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt

- Thời gian hình thành: thế kỉ VII – X

- Một số quốc gia tiêu biểu: Cam-pu-chia của người Khơme, các vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, của người Inđônesia ở Xu-ma-tơ-ra và Gia –va

* Giai đoạn phát triển:

- Thời gian: nửa sau thế kỉ X – nửa đầu XVIII

- Một số quốc gia tiêu biểu: Mô-giô-pa-hit, Đại Việt, Ăng –co, Pagan, Su-khô-thay, Lan Xang

- Biểu hiện phát triển:

+ Kinh tế phát triển: có khả năng cung cấp khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu

+ Chính trị ổn định

+ Văn hóa: xây dựng nền văn hóa riêng với những nét độc đáo

* Thời kì suy thoái:

- Thời gian: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến giữa XIX

- Nét chính: khủng hoảng kinh tế, chính trị; sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây

Bài 9 VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

I Vương quốc Campuchia :

* Các giai đoạn phát triển lịch sử:

- Thế kỉ VI – năm 802: nước Chân Lạp

- Từ 802 – 1432: thời kì Ăng-co – giai đoạn phát triển thịnh đạt, biểu hiện:

+ Kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển;

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn

Ngày đăng: 27/04/2014, 06:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w