Nghiên cứu tài nguyên đất huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau và đề xuất hướng sử dụng đất đến năm 2020
Trang 1MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Đất đai là tài nguyên, tài sản quốc gia; là tư liệu sản
xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời cũng là sản phẩm của lao động Tuy nhiên tài nguyên đất lại có giới hạn về không gian Vì vậy điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác nguồn tài
nguyên quan trọng này là rất cần thiết và bức bách
- Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao
cho Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp lập Đề cương – Dự toán kinh phí thực hiện Dự án Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà Mau tỷ lệ 1/100.000 tại
văn bản số 1067/STNMT-QHKH ngày 07/10/2009
- Đi theo đề tài “Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà Mau” bản thân tôi
được giao phó chịu trách nhiệm điều tra huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau, tham gia cùng còn có nhiều người khác trong cơ quan Với ý nghĩa to lớn, tính xác thực tôi đã
quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tài nguyên đất huyện Thới Bình của tỉnh Cà
Mau, và đề xuất hướng sử dụng đất đến năm 2020”
Tình hình nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có hai đợt điều tra lập bản
đồ đất, đợt một vào những năm 1976-1977, đợt hai vào những năm 1987-1990 (khi đó tỉnh Cà Mau còn chung trong tỉnh Minh Hải cũ) Tuy vậy, từ sau những năm 2000 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ về sử dụng đất; cơ cấu
sử dụng đất được chuyển từ Nông – Lâm – Ngư nghiệp sang Ngư – Nông – Lâm nghiệp, đặc biệt là chuyển một diện tích lớn từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản
nước lợ, mặn Tình trạng biến động nói trên đã làm thay đổi rõ rệt đặc điểm, quy mô
phân bố và tính chất của nhiều loại đất; do vậy bản đồ đất trước đây không còn phản ánh đúng đặc điểm của tài nguyên đất hiện nay trên địa bàn tỉnh Vì vậy, cần phải tổ
chức điều tra, khảo sát đánh giá lại tài nguyên đất đai của tỉnh một cách đầy đủ hơn, làm căn cứ khoa học cho việc quản lý sử dụng tài nguyên đất hợp lý và bền vững
Trang 2Theo đề nghị của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau về việc xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà Mau và ý kiến đề xuất của Sở Kế hoạch đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư dự án:
“Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà Mau tỷ lệ 1/100.000” Thực hiện chủ trương của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau, Phân viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp đã thực hiện đề tài này
Mục đích nghiên cứu: Điều tra, đánh giá , phân tích tài nguyên đất huyện Thới
Bình làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đai
- Nắm vững tài nguyên đất đai huyện Thới Bình cả về số lượng và chất lượng; chỉ
ra những lợi thế và những hạn chế của đất đai
- Tìm hiểu tình hình biến động chất lượng đất đai huyện Thới Bình từ sau khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp
- Đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất
- Lập bộ tư liệu về tài nguyên đất huyện Thới Bình phục vụ việc khai thác sử
dụng
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình hình thành và vấn đề sử dụng tài nguyên đất tỉnh Cà Mau;
- Nghiên cứu tính chất lý , hóa học và sinh học các loại đất;
- Đề xuất sử dụng tài nguyên đất phục vụ nông, lâm ngư nghiệp
Phương pháp nghiên cứu:
a Điều tra thực địa
Đi dã ngoại thu thập các thông tin cần thiết về để xử lý nội nghiệp
Trang 3b Phương pháp phân tích đất
- Phân tích cấp phối hạt: xác định đường kính cấp hạt (cát, thịt, sét)
- Phân tích độ pH của đất: xác định độ chua của đất
- Phân tích chất hữu cơ theo Walkley-Black: dùng để xác định hàm lượng hữu cơ
- Xác định cation trao đổi
- Xác định anion trao đổi
- Xác định tổng số muối tan
- Phân tích CEC bằng phương pháp Natri axetat
- Phân tích độ chua thủy phân
Trang 4b Hiện trạng sử dụng đất huyện Thới Bình
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
c Tài nguyên đất huyện Thới Bình
Cho ra kết quả yếu tố thích nghi của từng loại đất trong huyện, từ đó có kế hoạch định hướng sử dụng đất
Kết cấu của ĐATN: Gồm có 5 chương:
- Chương I: Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thới Bình
- Chương II: Nội dung nghiên cứu
- Chương III: Kết quả nghiên cứu
- Chương IV: Định hướng sử dụng đất đến năm 2020
- Chương V: Kết luận, kiến nghị
Trang 5CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thới Bình nằm về phía Bắc của tỉnh Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên 63.645,8 ha gồm 12 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 11 thị xã) Ranh giới hành chính được xác định:
- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang,
- Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu,
- Phía Tây tiếp giáp với Huyện U Minh,
- Phía Nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau,
Huyện Thới Bình có vị trí giáp thành phố Cà Mau, khu liên hợp khí điện đạm Cà Mau, có các trục kết nối giao thông khá phát triển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tuyến giao thông đường thủy phía Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long
đi qua Vì vậy khả năng thu hút vốn đầu tư vào huyện sẽ được tăng lên, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội
1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu bán đảo Cà Mau có chế độ gió mùa cận xích đạo, với nền nhiêt cao đều quanh năm, lựong mưa lớn phân hóa theo
mùa
Lượng mưa trung bình hằng năm 2.000 -2.200mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 chiếm 90% lượng mưa cả năm, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm 10-15% lượng mưa
cả năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Trang 6Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thới Bình Trong năm gió thịnh hành theo hai mùa: Mùa khô có gió Đông Bắc, Mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam hoặc gió Tây Trong mùa mưa thường xảy ra dông, có lốc
Trang 7xoáy có gió mạnh cấp 7, cấp 8, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,60C độ ẩm không
khí trung bình 85-86%
Với khí hậu phân chia hai mùa rỏ rệt nên có nhiều thuận lợi cho nhân dân trong việc bố trí cây trồng hợp lý, chủ động tưới tiêu mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao
1.1.3 Địa hình, địa mạo
Huyện Thới Bình thuộc vùng đầm lầy, đọng nước, đây là vùng bán đảo Cà Mau có nguồn gốc do hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất thuộc vùng biển cạn với rừng ngập
mặn và sau đó nước biển hạ thấp nên dần hình thành vùng đồng bằng như ngày nay
Vì vậy, huyện có địa hình bằng phẳng, cao trung bình từ 0,2-0,4m, một số ít có địa hình cao hơn có cao trình 0,8-1,2m, một số khu vực thấp trũng như khu vực Cây Sộp, xóm Hồ Thị Kỷ, khu vực Thới Hòa, Chàm Thẻ…và có hệ thống sông, kênh rạch tương đối dày đặc, phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích
Với địa hình này, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thích hợp cho các hoạt động giao thông đường thủy Tuy nhiên lại rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và xây dựng nhà ở, các công trình dân dụng, trong sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô
1.1.4 Đặc điểm thủy văn
Hệ thống thủy văn chịu ảnh hưởng tồng hợp của triều Biển Đông và Biển Tây, rất phức tạp Nơi tiếp giáp của hai chế độ thủy triều là vùng nước ứ đọng nước sông hay
kênh rạch không lưu thông, nước đứng, làm lắng tụ nhiều phù sa
Trên địa bàn huyện hình thành một số vùng giáp nước (theo tuyến kênh Đường Xuồng, kênh Cây Gừa, kênh Bảy Ngàn…) nên những vùng trũng này khó tiêu thoát úng trong mùa mưa và cấp thoát nước phục vụ nuôi trồng tôm tai một số vùng
Trang 8Sông Trẹm khởi nguồn tè Cái Tàu (U Minh) dài 36 km chảy vào sông Ông Đốc Sông Trẹm có độ sâu trung bình 2.5-3m, chiều rộng 80-100m và có màu nước thay đổi theo mùa Mùa mưa, nước sông có màu đỏ do các kênh rạch nối liền với rừng Tràm U Minh Thượng và U Minh Hạ đổ ra Về mùa khô, nước sông có màu trắng đục của phù
sa từ biển Tây đổ vào dọc sông Trẹm là cánh đồng lúa bạt ngàn, vườn cây ăn trái, vườn mía
1.1.5 Các nguồn tài nguyên
1.1.5.1 Tài nguyên nước
Nước mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt (nhất là đối với vùng Biển Bạch, Tân Bằng việc khai thác gặp khó khăn) Ở những vùng sản xuất nông nghiệp hệ sinh thái nước ngọt thì nước mưa cuối vụ có thể được bao giữ lại trong kênh rạch để tưới bổ sung cho lúa hai vụ, cho mía và sản xuất vụ màu
Hiện nay nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa từ biển vào hoặc được pha trộn với nước mưa Trong mùa khô độ mặn nước sông tăng cao hơn so với mùa mưa do có sự hòa lẫn nước mưa Trong mùa mưa độ mặn giảm nhanh ở cả nước sông và nước đầm nuôi tôm, một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể luân canh sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa mang lại hiệu quả cao và phát triển khá bền vững
1.1.5.2 Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn huyện có 04 di tích lịch sử (khu căn cứ Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương của Miền Nam tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, nhà máy xay lúa bên dòng sông Trẹm), trong đó có 01 khu di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền thờ Bác Hồ) tại xã Trí Lực, 2 bia chiến thắng và bia lưu niệm và có đình Thần làng
Trang 9Với truyền thống của dân tộc,truyền thống cách mạng, người dân cần cù sáng tạo,
ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh ngiệm, thành quả đạt được cùng với đội ngủ trí thức, cán bộ khoa học Được sự quan tâm của cấp trên, trong thời gian tới, huyện Thới Bình sẽ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh nền kinh tế xã hội
Các hoạt động kinh tế chủ yếu có tác động đến môi trường như: sử dụng nhiều hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất dùng để xử lý hầm nuôi tôm, cá và dùng để đánh bắt thủy sản Các hoạt động khai thác chế biến thủy hải sản, giao thông vận tải hàng hóa bằng đường thủy qua các kênh rạch đã thải vào môi trường không ít rác thải, dầu làm thay đổi thành phần vật chất trầm tích, nước ven biển
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
1.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
1.2.1.1 Dân số
Theo số liệu thống kê tại thời điểm tháng 3 năm 2011 dân số của huyện Thới Bình
là 140.600 người so với dân số năm 2009 đã tăng thêm 6.144 người Bình quân dân số tăng thêm của huyện thấp hơn so với các huyện khác Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện khá cao đầu năm 2011 là 1,24%, dân số cơ học giảm
người/km2 Dân số trong huyện phân bố không đều, các xã có điều kiện kinh tế xã hội
Trang 10khó khăn như Tân Lộc Đông, Biển Bạch Đông, Tân Bằng có mật độ dân số thấp hơn khá nhiều so với một số xã
Mật độ dân số theo từng xã trong huyện Thới Bình được nêu trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Dân số và mật độ dân số theo đơn vị hành chính
“Nguồn: số liệu Phòng Thông kê huyện Thới Bình dân số thời điểm tháng 3/2010”
Huyện Thới Bình có các dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người Khmer đầu năm 2011 có 1.626 hộ với 7.614 người, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Lộc, Tân Lộc Đông, Hồ Thị Kỷ, ngoài ra còn có dân tộc Hoa 137 hộ với 608 người và một số dân tộc khác khoảng 3 hộ với 11 người Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh
Trang 11nhiều con hơn, bình quân số là 4,4 người/hộ, riêng các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 4,8 người/hộ
1.2.1.2 Lao động việc làm và thu nhập
Đầu năm 2011 toàn huyện có 92.865 người trong độ tuổi lao động, chiếm 66% dân
số Lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực tốt, nhưng trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo Tỷ lệ lao động được đào tạo, dạy nghề tập huấn trong huyện chiếm khoảng 8% ,riêng số lao động có trình độ từ công nhân kỉ thuật trở lên đến cuối năm 2010 chiếm 3,84%
Nguồn lực lao động của huyện chưa được sử dụng có hiệu quả vẩn còn một số lao động nhàn rổi ở địa phương Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện, số lao động có việc làm ổn định là 80.820 người chiếm 87,5% Số lao động nử tham gia làm việc trong các ngành kinh tế của huyện chỉ chiếm 34% Vì vậy cần tạo nhiều việc làm phù hợp để lao động nữ tham gia làm việc, có thu nhập, làm chủ cuộc sống Do cơ cấu kinh
tế huyện chủ yếu là nông ngư nghiệp, nên số lao đông nông nghiệp chiếm trên 83% lao động công nghiệp xây dựng chiếm 5,7%; lao động dịch vụ chiếm 11,3%
1.2.2 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị tăng thêm của huyện năm 2010 tăng gấp 3,45 lần năm 2000, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 là 13,2%, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 16% và giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân là 10,4% Tính chung cả thời kỳ 10 năm 2001-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thới Bình bằng tốc độ tăng trưởng
kinh tế toàn tỉnh Cà Mau
Lĩnh vực dịch vụ tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân hàng năm đạt 16,8% (giai đoạn 2006-2010 tăng 15,1% so với nghị quyết là 13,75%); đồng thời lĩnh vực công nghiệp xây dựng giai đoạn 2006-2010 củng có tốc độ tăng cao (18% so với Nghị quyết
Trang 1220,56%) Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005 do gia tăng diện tích nuôi tôm, giai đoạn 2006-2010 tăng 7,6% (so với Nghị quyết là 8,21%)
Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng của các khu vực đã có sự thay đổi Nông lâm ngư nghiệp đã giảm dần từ 70% trong 5 năm đầu 2001-2005 xuống 50-52% trong giai đoạn 2006-2010
1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Thới Bình có tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm hơn so với các huyện khác của tỉnh Cà Mau: tỷ trọng công nghiệp xây dựng còn rất thấp (kế hoạch năm 2010 là 9% so với chỉ tiêu Nghị quyết là 10%), tỷ trọng kinh tế nông nghiệp năm 2009 còn 63,3% kế hoạch năm 2010 là 62% Tỷ trọng dịch vụ năm 2009 là 28,3%, kế hoạch
Trang 13Lâu nay cây lúa vẫn được xem là cây trồng chính của huyện, nhưng một diện tích lớn canh tác lúa người dân đã tự phát đưa nước mặn vào nuôi tôm Diện tích gieo trồng lúa của huyện đã giảm từ 57.768 ha năm 2000 xuống 20.323 ha năm 2005, năm 2009 đạt 30.325 ha và đầu năm 2011 là 30.000 ha
Diện tích lúa luân canh trên đất nuôi tôm khá tăng nhanh do nông dân đã nhận thức được hiệu quả của mô hình lúa – tôm Diện tích lúa – tôm của huyện từ 13.924 ha năm 2001 đã tăng lên 20.000 ha vào năm 2009 đến đầu năm 2011 đã lên đến 24.000
ha Diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm còn thấp chỉ chiếm 55% toàn huyện, những năm qua sản xuất lúa trên đất nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bấp bênh do huyện chưa khép kín được các tiểu vùng thủy lợi
b Cây mía
Huyện Thới Bình là vùng mía tập trung của tỉnh Cà Mau Diện tích mía được trồng nhiều ở các xã Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Đông, Biển Bạch, phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường Thới Bình (công suất 1000 tấn mía/ngày), do thu nhập từ trồng mía không cao nên đến nay nông dân đã chuyển đổi hơn một nửa diện tích trồng mía sang nuôi tôm Diện tích mía giảm từ 5.269 ha năm 2000 xuống còn 3.109 ha năm
2005 và đến năm 2009 là 1.459 ha Sản lượng mía giảm từ 316.140 tấn năm 2000 xuống 202.267 tấn năm 2005, năm 2009 còn khoảng 102.442 tấn Diện tích mía giảm
sút nhanh chóng nên không đáp ứng được mía nguyên liệu tại chổ cho nhà máy đường
1.2.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2009 đạt khoảng 193.8 tỷ đồng, đầu năm 2011 là 220 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 khoảng 11,9%, riêng giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 17,2% Nguyên nhân là do nhà máy đường Thới Bình đã tăng cường mua thêm mía nguyên liệu ngoài tỉnh, một số cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động (nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Hồ Thị kỷ, máy chế phẩm phân bón sinh học Minh
Trang 14phú) Một số dự án công nghiệp khác như nhà máy chế biến thủy sản Quốc Ái, nhà máy thủy sản Khánh An, nhà máy chế biến lương thực ở xã Trí Phải… đang được đầu
tư xây dựng
Tuy tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng cao, nhưng quy mô sản xuất còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp so với toàn tỉnh Năng lực sản xuất còn hạn chế, số cơ sở sản xuất công nghiệp ít, quy mô sản xuất nhỏ, các nghành nghề chủ yếu là xay xát lúa gao, sản xuất nước đá, cơ khí nhỏ sửa chửa, mộc gia dụng, trình độ lao động chủ còn hạn chế Các doanh nghiệp và hộ sản xuất còn khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm Các nghề thủ công truyền thống bị thu hẹp
1.2.3.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Kinh tế dịch vụ của huyện phát triển nhanh, từng bước vươn lên chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2009 chiếm 28,3%), đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
Ngoài trung tâm thương mại ở thị trấn Thới Bình, hệ thống chợ nông thôn ở các
xã của huyện phát triển khá, hiện nay toàn huyện có 10 chợ loại 3 với tổng số 1.013 điểm kinh doanh Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ năm 2009 đạt khoảng 258 tỷ đồng năm 2010 lên đến 291 tỷ đồng tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2001-2010 là 16,8%, riêng giai đoạn 2006-2010 là 15,1%
Trên địa bàn huyện Thới Bình có 2.685 cơ sở, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2009 đạt khoảng 1.240
tỷ đồng năm 2010 khoảng 1.410 tỷ đồng bình quân đầu người 10.3 triệu đồng/năm, nhu cầu của các hộ gia đình tại địa bàn huyện Thới Bình còn thấp hơn khá nhiều so với bình quân toàn tỉnh Cà Mau
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân Toàn huyện có 86 hộ kinh doanh dịch vụ vận
Trang 15tải, kho bãi tập trung ở thị trấn Thới Bình, xã Tân Phú Khối lượng vận tải hành khách năm 2009 đạt trên 46,2 nghìn lượt người, năm 2010 khoảng 51 nghìn lượt người Do giao thông đường bộ phát triển, khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ phát triển nhanh Khối lượng vận chuyển vận chuyển hàng hóa năm 2009 đạt 45.000 tấn, năm 2010 đạt 50.000 tấn tăng bình quân hàng năm là 11%
1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
1.2.4.1 Thực trạng phát triển đô thị
Thới Bình là một huyện nghèo của tỉnh Cà Mau, dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, trình độ dân trí thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Địa bàn huyện chỉ có một đô thị huyện lỵ loại V, dân số 5.349 người (năm 2009), chỉ chiếm 8.52% dân số toàn huyện, dân số đô thị tập trung chủ yếu ở thị trấn Thới Bình
Hiện trạng kết cấu hạ tầng đô thị dù đã xúc tiến nhanh về vốn nhưng tiến độ xây dựng vẩn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị hiện đại
Hạ tầng giao thông nội thị: Một số tuyến đường phố chính ở thị trấn gần đây được nâng cấp, tuy nhiên còn nhiều tuyến đang bị xuống cấp và bề rộng mặt đường nhỏ hẹp, chưa đảm bảo an toàn giao thông đô thị
Hạ tầng cấp thoát nước đô thị: hiện nay nhà máy nước đáp ứng được nhu cầu nước máy sinh hoạt, tỉ lệ hộ khu vực đô thị sử dụng nước sạch đạt 70%
Hạ tầng điện và viển thông được đầu tư xây dựng khá tốt, đảm bảo cung cấp điện
ổn định và các dịch vụ viển thông cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
1.2.4.2 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn có diện tích 7.940,02 ha chiếm 12,47% diện tích toàn huyện Các khu dân cư nông thôn phát triển theo kiểu truyền thống của vùng đồng bằng sông
Trang 16nước, chủ yếu phân bố theo các tuyến sông, kênh rạch lớn Tuy có khó khăn trong việc
bố trí phát triển hạ tầng và các công trình dịch vụ xã hội nhưng lại rất thuận lợi về việc xây dựng nhà cửa, giao thông đi lại và điều kiện canh tác sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nuôi tôm quản canh
Số dân cư trong khu vực nông thôn có 128.956 người, với khoảng 28.656 hộ chiếm 92.39% trên tổng số dân toàn huyện Đến nay còn 3 xã chưa có đường ô tô vào được đến trung tâm xã, 80% ấp xe ô tô đi lại được cả hai mùa, hệ thống thủy lợi được tăng cường quản lí hơn 100% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 95%, riêng xã Trí Lực tỷ lệ này là 82,70%, cao hơn tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh (85,9%) Ngoài sử dụng điện thắp sáng, sinh hoạt, điện sử dụng cho sản xuất ngày càng tăng
Nhìn chung, đời sống nhân dân vùng nông thôn đã được cải thiện rõ rệt, bên cạnh
đó đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào Khơmer Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo còn tiềm ẩn
1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1.2.5.1 Giao thông
Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh nhờ có trục quốc lộ
63, tuyến đường Láng Trâm – Thới Bình, các tuyến đường đến trung tâm xã, đường giao thông nông thôn
Đến cuối năm 2009, Thới Bình là huyện đầu tiên của tỉnh Cà Mau hoàn thành chương trình xây dựng đường ô tô về trung tâm xã Như vậy tổng chiều dài các tuyến đường ô tô trên địa bàn huyện Thới Bình là 160,7km, mật độ đường bình quân đạt 0,26 km/km2, cao hơn mật độ toàn tỉnh (0,2 km/km2)
Trang 17Phong trào xây dựng giao thông nông thôn của phát triển rất mạnh Các tuyến đường giao thông nông thôn từ xã đến ấp và liên ấp cũng được đầu tư theo hình thức ngân sách nhà nước hổ trợ nhân dân đóng góp và vận động tài trợ
Giao thông đường thủy: tổng chiều dài các tuyến đường thủy chủ yếu của huyện
khoảng 246 km, trong đó có 3 tuyến chính là sông Trẹm, tuyến kênh Chắc Băng, kênh Chợ Hội – Huyện Sử
1.2.5.2 Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp với các mục tiêu ngăn mặn, tiêu úng giữ ngọt cho vùng lúa 2 vụ, vùng mía, ngăn và chặn mặn cho vùng sản xuất lúa – tôm Nhiều năm qua, hệ thống thủy lợi của huyện đã được đầu tư thông qua nhiều chương trình, nguồn vốn khác nhau nhưng chưa hoàn chỉnh, các ô thủy lợi nhỏ cũng đã được xây dựng nhưng chưa khép kính Tình trạng nông dân tự phát đưa nước mặn vào đất lúa, đất mía nuôi tôm cũng làm phá vỡ mục tiêu đầu tư, đồng thời do hệ thống thủy lợi ngăn mặn đầu mối toàn vùng chưa được khép kính nên bị hạn hán kéo dài hoặc các đợt triều cường thì lúa trên đất nuôi tôm bị nhiễm mặn, bị chết
1.2.5.3 Giáo dục đào tạo
Mạng lưới trường học các cấp của huyện Thới Bình đã tương đối hoàn chỉnh và phân bố khá hợp lý, do giao thông nông thôn phát triển khá nên mật độ trường cơ bản đảm bảo về khoảng cách đến trường của học sinh Tuy nhiên việc bố trí trường trung học phổ thông còn hạn chế, số học sinh tại các xã Biển Bạch, Tân Bằng đến trường còn khá xa
Giáo viên và cán bộ quản lý các cấp được bố trí đủ về số lượng và đạt chuẩn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy, quản lý giáo dục
Trang 18CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Điều tra thực địa
Khảo sát trên thực địa toàn huyện Thới Bình, đào các phẫu diện đất để nghiên cứu hình thái đất, khoan thăm dò để xác định ranh giới các loại đất, lấy mẫu tiêu bản đất và mẫu đất phân tích đại diện, khoanh vẽ hiện trạng sử dụng đất Điều tra nông hộ để nắm được đầu tư sản xuất, sử dụng cải tạo đất trên địa bàn huyện Thu thập các số liệu tài liệu liên quan
2.2 Phương pháp phân tích đất
2.2.1 Phân tích cấp phối hạt
a Nguyên lý
Huyền phù sau khi đã khuếch tán được xác định các cấp cát bằng cách tách các cỡ
hạt cát bằng rây có kích thước lưới khác nhau Các hạt nhỏ hơn lọt qua sàng rây là hạt thịt và sét được xác định bằng phương pháp hút pipet
b Kết quả và sơ đồ đường cấp phối hạt
Qua bảng kết quả phân tích ta thấy số lượng hạt có đường kính nằm trong khoảng từ 0,002mm đến 0,05mm (đất thịt) là lớn nhất dao động từ trên 30% - trên 70% chiếm tỉ trọng thành phần cơ giới đất, tiếp đó là cấp hạt có đường kính <0,002mm (đất sét) chiếm tỉ trọng từ trên 20% - trên 60% thành phần cơ giới đất, còn lại là cấp hạt có đường kính từ 0,02 – 2mm (đất cát) chiếm dưới 20% thành phần cơ giới đất
Bảng 2.1 Kết quả đường kính cấp phối hạt huyện Thới Bình
STT Số PD Tên đất Ký Tỉ lệ cấp hạt đường kính(%)
Địa điểm hiệu 2 – 0.05(mm) 0.05 – 0.002(mm) < 0.002(mm)
1 CM10 21-Bb g/1 A 16.73 57.19 26.08
Trang 192
01- Thới Bình
Trang 21
36 CM77 06-Sp1Mnh
02- Thới Bình
“Nguồn: Phân Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp”
Hình 2.1 Đồ thị đường cấp phối hạt đất huyện Thới Bình
2.2.2 Phân tích độ pH của đất
pH = -lg aH+ là đại lượng biểu thị hoạt động của H+ trong môi trường đất Đó là chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất đất Đa số đất huyện Thới Bình là đất phèn và phèn mặn
Có 2 loại pH thường được xác định:
2 (pH nước) là pH được đo khi tác dụng đất với nước
Trang 22- pH muối trung tính là pH được đo khi tác động đất với muối trung tính như
là pHKCl
Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng pH met điện cực thủy tinh
2.2.3 Phân tích chất hữu cơ theo Walkley-Black
Oxy hóa chất hữu cơ bằng dd K2Cr2O7 N/3 trong H2SO4 25 N tại nhiệt độ hòa tan
H2SO4 đậm đặc vào dd K2Cr2O7 1N Chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dd muối Fe+2
2.2.4 Phân tích nito tổng số bằng phương pháp Kjendhal
Phương pháp Kjendhal dựa trên nguyên lý chuyển toàn bộ N trong hợp chất hữu cơ thành muối amon bằng cách công phá với H2SO4 đậm đặc (có K2SO4 tăng nhiệt độ sôi
và CuSO4 và Se làm xúc tác) Xác định hàm lượng lượng NH+4 bằng dụng cụ Kjendhal
borat bằng dd chuẩn HCl 0,01 M hoặc HCl M/70
Sử dụng chỉ thị hỗn hợp màu metyl đỏ (khoảng đổi màu pH = 4,4 – 6,2 chuyển từ
đỏ - vàng) với bromocresol xanh ( khoảng đổi màu pH = 3,8 – 5,4 chuyển từ vàng – xanh biển) là để mở rộng khoảng đổi màu và phối màu để nhân sự đổi màu rõ rệt hơn
Trang 242.2.6 Phương pháp xác định kali tổng
quang kế ngọn lửa
2.2.7 Phân tích phốt pho dễ tiêu bằng phương pháp Oniani
Phương pháp Oniani dựa trên nguyên lý hòa tan các dạng hợp chất phốt pho trong đất bằng dd H2SO4 0,1 N với tỉ lệ đất: dung môi = 1:25, lắc trong 3 phút
Hàm lượng phốt pho trong dd được xác định bằng phương pháp trắc quang với
“màu xanh molypden”
Phương pháp được đánh giá phù hợp với các loại đất chua không cacbonat và thành phần phốt pho khoáng chủ yếu là phốt phát sắt nhôm
2.2.8 Xác định nitơ dể tiêu
Thủ tục này xác định N dễ tiêu trong điều kiện nito có thể khoáng hóa trong tủ ấm Phương pháp này được đánh giá phản ánh đúng quá trình nitrat hóa trừ trường hợp lượng nitrat quá cao
2.2.9 Phương pháp xác định kali dể tiêu
- Chiết rút từ đất với dd amon axetat 1 M(pH = 7,0) bằng phương pháp lọc hoặc chiết tỉ lệ đất: dd = 1:10 theo thủ tục xác định trên phễu hoặc ống chiết
- Xác đinh trực tiếp K trong dd chiết rút bằng quang kế ngọn lửa tại bước sóng 768nm, dãy tiêu chuẩn pha bằng dd amon axetat 1M có nồng độ 0-60ppm K Một thể tích dd chuẩn và dd xác định có pha thêm một thể tích dd chứa CsCl (0,2%) Cs và Al(NO3)3 (0,36%Al)
- Tính kali trao đổi theo me/100g đất khô tuyệt đối
Trang 252.2.10 Phương pháp xác định các cation trao đổi
2.2.10.1 Na + và K + xác đinh bằng quang kế ngọn lửa
- Lập dãy tiêu chuẩn 0, 2, 4, 6, 8, 19ppm K
2.2.10.2 Ca 2+ được xác định bằng quang kế ngọn lửa hoặc AAS
- Lập dãy tiêu chuẩn: 0, 5, 10, 15, 20, 25ppm Ca
0 ; 0,5 ; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 ; 2,5 ppm Mg
- Lấy một thể tích dd xác định + một thể tích dd 10ppm La(hòa tan 23,4g La2O3
quá 0,1 M) Hòa đều 2 dd
- Xác định Ca trên quang kế ngọn lửa axetylen hoặc bằng máy hấp phụ nguyên
tử tại bước sóng 422,7nm
- Xác định Mg bằng máy hấp phụ nguyên tử tại bước sóng 285,2nm
- Dựa vào hàm lượng Ca, Mg trong dd xác định suy ra hàm lượng Ca, mg hòa tan trong đất tính bằng me/100g hoặc % khối lượng
Trang 262.2.11 Phương pháp xác định anion trao đổi
2.2.11.1 Anion clorua(Cl - )
Xác định clorua hòa tan trong nước bằng phương pháp chuẩn độ với dd bạc nitrat, dùng chất chỉ thị màu kalicromat
2.2.11.2 Amoni sunfat (SO 4 -2 )
Ion SO4-2 được kết tủa dưới dạng BaSO4 và xác định phương pháp so độ đục
2.2.12 Phương pháp xác định tổng số muối tan
Chiết muối tan bằng nước cất không có CO2 theo tỉ lệ đất : Nước = 1:5 (W/V), cô cạn dd chiết và sau khi oxy hóa chất hữu cơ bằng H2O2, sấy khô và cân khối lượng cặn
2.2.13 Phân tích CEC bằng phương pháp Natri axetat
là cation bão hòa dung tích hấp thu đồng thời là cation biểu thị khi xác địn bằng ngọn lửa quang kế
2.2.14 Phân tích độ chua thủy phân
động với đất Ngoài vai trò trao đổi cation của Na+
giống như độ chua trao đổi lại thêm vai trò của anion CH3COO và OH- Hai anion này có khả năng lôi kéo H+ và Al+ sâu hơn, bền hơn trong keo đất Do đó độ chua thủy phân cao hơn độ chua trao đổi, mức độ chênh lệch phụ thuộc vào tỉ lệ sét và hàm lượng Al tổng số
Độ chua thủy phân thường được xem như tổng độ chua của đất thể hiện mức độ chua chưa no bazo của đất và được sử dụng để tính lượng vôi cần bón để trung hòa độ chua của đất
Trang 27Al(CH3COO)3 + 3H2O = Al(OH)3 + 3CH3COOH
2.2.15 Phân tích Fe 3+ , Fe 2+ bằng phương pháp so màu
Phương pháp này dựa trên nguyên lý tạo màu đỏ của Fe+2 với O.phenaltrolin trong khoảng pH = 3 đến 5 Xác định trên máy quang phổ kế tại bước sóng 508nm
2.3 Kỹ thuật GIS (Geopraphic Information System)
2.3.1 Ứng dụng kỹ thuật GPS (định vị toàn cầu)
Sử dụng để xác định toạ độ lấy mẫu; chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trong đợt điều tra đi khỏa sát thực địa huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, GPS được dùng để xác định tọa độ của phẫu diện (kinh tuyến, vĩ tuyến, và độ cao
so với mực nước biển)
Trang 28tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc
Trang 29CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đất huyện Thới Bình
a Đặc điểm phát sinh và phân loại
Đất mặn ít được hình thành trên trầm tích sông hoặc sông- biển hỗn hợp, phân bố ở các dạng địa hình trung bình đến cao trong nội địa, chủ yếu là bị mặn ngầm vào mùa khô Vì vậy, các lớp đất mặt trong vòng 50-60 cm có thể không bị mặn Theo phân loại của FAO/WRB, đất mặn ít tương đương với đơn vị đất phụ Hyposali- Gleyic Fluvisols
b Tính chất lý- hoá- nông học đất
Kết quả phân tích đất và mô tả phẫu diện cho thấy:
+ Hình thái phẫu diện có sự phân dị khá rõ về màu sắc, cấu trúc cũng như độ chặt, hình thành các tầng loang lổ đỏ vàng (tầng Bw), có cấu trúc cục tảng mức độ cấu trúc trung bình đến mạnh Hình thái phẫu diện kiểu A-Bw-BC; tầng Bw của đất mặn có thể phát triển đến độ sâu 70- 90cm
+ Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét khá cao từ 40- 60%
+ Phản ứng đất từ ít chua đến gần trung tính và độ chua giảm dần theo theo chiều sâu Ở các tầng đất mặt pH(H20)đạt 5,4- 6,4 ; độ chua tiềm tàng pH(H202) từ 3,0- 5,0 ,
ở các tầng sâu, thường >70 cm, pH(H20)lên đến 7,0- 8,4; độ chua tiềm tàng pH(H202) cũng đạt 4,0- 5,0
Trang 30+ Mùn và đạm tổng số đều đạt mức khá (2,8- 3,6%OM và 0,17- 0,23%N) Lân tổng số trung bình thấp đến khá, thay đổi từ 0,03- 0,08%P2O5, lân dễ tiêu từ nghèo đến khá cao (1,7- 19,1 mg/100gđ), Kali tổng số giàu (1,0- 1,3%K2O)
+ Cation trao đổi trung bình khá, Ca2+ đạt 2,5- 4,2 me/100gđ, Mg2+ thường đạt 4,4- 6,2 me/100gđ
+ CEC, đạt 18,5- 19,1 me/100gđ Bão hoà bazơ đạt 50- 60%
3.1.1.2 Đất mặn nhiều
Đất mặn nhiều tập trung nhiều ở các xã Thới Bình, Hồ Thị Kỷ…
a Đặc điểm phát sinh và phân loại
Đất có những điều kiện hình thành tương tự như đất mặn nặng, tuy nhiên, do nằm sâu trong nội đồng nên độ mặn ở các lớp đất mặt giảm.so với đất mặn nặng
Theo phân loại của FAO/WRB, đất mặn trung bình tương đương với đơn vị đất phụ Hapli- Salic Fluvisols
b Tính chất lý- hoá- nông học đất
Kết quả phân tích đất và mô tả phẫu diện cho thấy: