Đề cương môn Quan hệ công chúng, Đại học Hoa Sen
Trang 1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
(Public Relations)
MSMH: MK304DV01
A Quy cách môn học
Tên môn học: Quan hệ công chúng (Public Relations)
Mã số môn học (MSMH): MK304D (v1)
Tổng số tiết: 42 tiết, chia ra:
– Số tiết lý thuyết: 28 tiết
– Số tiết bài tập: 0 tiết
– Số tiết thực hành: 14 tiết
Số tiết tự học : 90 tiết
B Liên hệ với môn học khác
Môn tiên quyết (sinh viên phải thi đậu trước khi học môn này) “MK101D Marketing căn bản”
C Tóm tắt nội dung môn học
Môn học nghiên cứu các nguyên lý quan hệ công chúng trong kinh doanh Môn học tập trung vào tìm hiểu các công cụ và kỹ thuật được dùng để đạt được và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong công chúng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; các phân tích về quan điểm và thái độ của công chúng; các chính sách quan hệ công chúng;
áp dụng các lý thuyết về quan hệ công chúng vào các tình huống thực tế Người học sẽ phải làm một nghiên cứu thực tế
D Mục tiêu của môn học
Mục tiêu của môn học “Quan hệ công chúng” hay còn gọi là PR là nghiên cứu các vấn
đề cốt lõi của PR để có thể ứng dụng vào trong thực tế hoạt động của các tổ chức nhằm duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức đối với công chúng mục tiêu Cụ thể là:
1 Cung cấp các yếu tố nền tảng của PR
2 Nghiên cứu các mối quan hệ công chúng cụ thể:
– Quan hệ nhân viên – Quan hệ cộng đồng – Quan hệ nhà đầu tư – Quan hệ khách hàng – Quan hệ với cơ quan tryền thông – Quan hệ chính phủ
– Quản trị rủi ro
Trang 23 Nghiên cứu các vấn đề về tiêu chuẩn, giá trị và đạo đức trong PR
E Kết quả đạt được sau khi học môn này
Sau khi học xong môn này sinh viên có thể:
1 Hiểu biết một cách thấu đáo các yếu tố nền tảng về PR
2 Ứng dụng được các vấn đề cơ bản của PR vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ cụ thể trong một tổ chức
3 Thiết lập được các chiến lược PR dài hạn cho doanh nghiệp trong sự phối hợp với các môn học và kiến thức khác
F Phương thức tiến hành môn học
Môn học này được tiến hành bằng cách giảng viên hướng dẫn các vấn đề lý thuyết cốt lõi trên lớp và sinh viên chia nhóm nhỏ để làm đề án
Giảng trên lớp:
1 Sỉ số tối đa để giảng trên lớp là 60 Số giờ giảng tên lớp là 28 tiết, chiếm 1/3 thời lượng toàn môn học, diễn ra trong 14 tuần, nghĩa là mỗi tuần có 1 buổi học lý thuyết 3 tiết Giảng viên sẽ giảng bằng tiếng Việt, slide trình chiếu bằng tiếng Anh Sinh viên đọc tài liệu bằng tiếng Anh
2 Trước khi đến lớp sinh viên buộc phải đọc trước ở nhà các chương tương ứng ở giáo trình đã quy định tại đề cương
3 Ở lớp giảng viên sẽ nhấn mạnh các khái niệm và các ý tưởng quan trọng hoặc khó ở mỗi chương
4 Các vấn đề chưa hiểu có thể thảo luận cùng bạn bè hoặc đề nghị giảng viên hướng dẫn thêm
Làm đề án theo nhóm:
1 Mỗi nhóm từ 4-5 sinh viên sẽ lựa chọn cho mình một hình thức quan hệ hoặc một hoạt động cần truyền thông của doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức quan
hệ một lúc, đã được mô tả trong phần D.2 của đề cương này Với hình thức quan
hệ hoặc hoạt động đã chọn, SV phải tìm kiếm cho mình một doanh nghiệp đã tồn tại trên thực tế hoặc tự mình sáng tạo ra Sinh viên phải xác định nhu cầu, bối cảnh và nói rõ lý do cần áp dụng PR cho doanh nghiệp hoặc hoạt động đó Đăng ký đề tài với giảng viên chậm nhất là tuần thứ 3 của 14 tuần lên lớp Nhóm sinh viên đăng ký sớm sẽ được làm sớm
2 Đề tài sau khi được giảng viên chấp nhận sẽ được tiến hành trong suốt 5 tuần (từ tuần 4 đến tuần 8) thông qua việc xác định hoạt động của doanh nghiệp và áp dụng hình thức quan hệ hoặc nhóm các quan hệ để thực hiện việc triển khai hoạt động PR Một số mối quan hệ sẽ được học chính thức vào tuần thứ 4 trở đi Để
có thể thực hiện đề án, sinh việc buộc phải nghiên cứu trước giáo trình
3 Đề án phải được viết thành báo cáo và nộp cho giảng viên vào ngày học của tuần thứ 9
Báo cáo đề án:
1 Tất cả các nhóm phải làm báo cáo, tất cả các sinh viên trong nhóm phải có mặt tại buổi báo cáo Sinh viên vắng mặt sẽ không có điểm phần báo cáo
2 Các buổi báo cáo sẽ được thực hiện từ tuần thứ 10 trở đi theo danh sách sẽ được bốc thăm sau khi nộp báo cáo
Trang 3G Tài liệu học tập
1 Tài liệu bắt buộc
– Fraser P Seitel, The Practice of Public Relations, 9th edition, Prentice Hall, 2004
– http://www.prsa.org/
2 Tài liệu không bắt buộc
– Allen H Center and Patrick Jackson, Public Relations Practices, 6th
edition, Prentice Hall, 2003
– Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn PR, NXB Trẻ, 2003
– Al Ries & Laura Ries, Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, NXB Trẻ,
2007
– Gerry Mc Cusker, Nguyên nhân & bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới, NXB Trẻ, 2007
– http://www.prvietnam.net/
H Đánh giá kết quả học tập môn này
1 Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Sinh viên phọc môn “Quan hệ công chúng” sẽ được đánh giá trên 3 loại hình:
1) Thực hiện đề án
Sinh viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 người Mỗi nhóm sẽ làm một đề án riêng biệt
Vì đây là công trình của nhóm nên sinh viên sẽ được đánh giá như là một nhóm, nghĩa là những sinh viên trong nhóm sẽ nhận cùng một điểm, đó là điểm của nhóm Nếu một thành viên cảm thấy một thành viên khác trong nhóm không đóng góp, thì phải báo cho giảng viên biết để giải quyết Trong trường hợp quá đáng, sinh viên có thể yêu cầu tự làm một mình Tuy nhiên mọi sự than phiền về nhóm phải trình bày cho giảng viên muộn nhất là tuần thứ 5
Nếu nộp muộn mỗi ngày, nhóm sẽ bị trừ 1 điểm Nếu muộn quá 1 tuần lễ, nhóm
bị điểm 0 Có thể xem xét việc nộp muộn nếu nhóm được thỏa thuận trước của Trưởng mộ môn
2) Báo cáo đề án
Việc báo cáo đề án là việc làm của cả cá nhân và tập thể nhóm Các thành viên trong nhóm có quyền phân công nhau việc thuyết trình trước lớp Tuy nhiên, mỗi thành viên phải thông hiểu hết các vấn đề của báo cáo Các thành viên không trình bày thường được hỏi nhiều hơn Điểm của mỗi thành viên trong nhóm khi trình bày có thể khác nhau do việc trình bày báo cáo và trả lời câu hỏi phản biện
Thời gian trình bày tối đa là 15 phút, thời gian trả lời tối đa là 5 phút cho mỗi nhóm
Các thành viên khác trong lớp có quyền đặt ra câu hỏi sau khi nhóm trình bày xong Các câu hỏi có giá trị, được giảng viên xác nhận, sẽ được cho 0,5 điểm, tối
đa của phần điểm cộng này cho một sinh viên là 2 điểm Điểm này được xem là điểm báo cáo của sinh viên chứ không phải là điểm cuối cùng của sinh viên
Trang 43) Thi cuối môn học
Thi cuối môn học sẽ bao gồm 2 hình thức:
Trắc nghiệm các kiến thức và tình huống cơ bản chiếm 50-60% số điểm
Xử lý một tình huống chiếm 40-50% số điểm
2 Bảng tóm tắt các hình thức đánh giá
Thành phần Thời
lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số Thời điểm
tuần 9 Kiểm tra lần 2 20 phút/
nhóm Thuyết trình báo cáo đề án 20%
Tuần 10 đến
13 Thi cuối học
kỳ
120 phút Thi viết và trắc nghiệm Không
sử dụng tài liệu
50% Theo lịch
PĐT
I Phân công giảng dạy
Thành phần ban giảng huấn môn học:
– Giảng viên điều phối
Giảng viên phụ trách
- Họ và tên: ThS Hoàng Đức Bình
- Phòng làm việc: A107, ,Đại học Hoa Sen cơ sở 2, CVPM Quang Trung
- Điện thoại: 54370086 – Ext 139
- Email: hdbinh@hoasen.edu.vn
- Lịch tiếp sinh viên: công bố trên website khoa theo từng học kỳ
Giảng viên thỉnh giảng:
Họ và Tên: ThS Lê Hồng Nhật Thủy
Phòng làm việc:
Điện thoại:
Email: le.thuy.sg@gmail.com
Lịch tiếp sinh viên: giảng viên công bố trên lớp
J Kế hoạch giảng dạy
Phần 1: Các khái niệm cốt lõi về Quan hệ công chúng
1 Chương 1: Các khái niệm cốt lõi về quan hệ công
chúng (PR)
- Tại sao phải quan hệ công chúng
- Quan hệ công chúng là gì?
- Phân biệt quan hệ công chúng và các hoạt
– Chapter 1, 2
Trang 5động khác trong tổ chức
2-3 Chương 2: Quản trị Quan hệ công chúng
- Quản trị PR
- Quan điểm công chúng
- Đạo đức trong PR
- Yếu tố luật pháp
- Nghiên cứu trong các hoạt động PR
– Chapter 4, 5, 6, 8
Phần 2: Các hoạt động Quan hệ công chúng điển hình
4 Chương 3 : Quan hệ nhân viên – Chapter 11
5 Chương 4 : Quan hệ cộng đồng – Chapter 12
6 Chương 5 : Quan hệ nhà đầu tư – Chapter 15
7 Chương 6 : Quan hệ khách hàng – Chapter 14
8 Nghỉ để thi giữa kỳ các môn học khác –
9 Chương 7 : Quan hệ cơ quan truyền thông – Chapter 9, 10
10 Chương 8 : Quan hệ chính phủ – Chapter 13
Phần 3: Các kỹ năng và kỹ thuật PR
11 Chương 9: Kỹ năng viết trong PR – Chapter 17, 18
12 Chương 10: Quản trị rủi ro – Chapter 21
13 Thuyết trình đề án
14 Thuyết trình đề án
15 Thuyết trình đề án
Trang 6Phần dành cho quản lý (không phát cho sinh viên)
Họ tên (các) giảng viên xây dựng đề cương lần này:
ThS Hoàng Đức Bình
Ngày hoàn thành: 14/9/2007
Người duyệt đề cương
Nguyễn Thiên Phú Trưởng BM QTKD
Ngày duyệt: 27/9/2009
Lượng giá đề cương loại: Đạt Tốt
Ngày lượng giá: _/ _/
(gởi Bản Lượng giá cùng với ĐCMH này)