kinh tế phát triển

29 582 0
kinh tế phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kinh tế phát triển

Đại học Kinh tế Quốc dân 2012 Nhóm 2 – Thẩm định giá 52 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam 3/19/2012 Bộ môn Kinh tế phát triển Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 1 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TẠI VIỆT NAM (Restructuring economic sector in VietNam) TÓM TẮT Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước đồng thời nó là một tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi tiến hành công nghiệp hoá theo cơ chế thị trường (năm 1986) đến nay, cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta đã có những biến đổi nhất định. Bài viết phân tích tổng quan chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2010, qua đó đề xuất một số gợi ý nhằm thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH. I. Đặt vấn đề Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm đưa đất nước về cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nội dung, bản chất của quá trình CNH được thế hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia về kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Việc đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay là hết sức cần thiết trong bối cảnh chúng ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, qua đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH. II. Nội dung 1. Khái niệm 1.1. Cơ cấu ngành kinh tế Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinhh tế theo những nội dung sau: Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không ổn định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Từ đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa của sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành: khai thác tài nguyên thiên nhiên (gồm nông nghiệp và khai thác khoáng sản), công nghiệp chế biến (sản xuất sản phẩm vô hình). Liên hiệp quốc (UN) sao này, căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất đã chuyển hoạt động khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi sản phẩm vô hình là dịch vụ. Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 2 gồm: - Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; - Khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; - Khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1,2, 3 v.v. Nói chung mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. Trong quá trình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành) luôn chuyển dịch theo một xu hướng và thể hiện trình độ nào đó qua đó thay đổi trình độ phát triển. Quy luật tiêu dùng của E. Engel (1821-1896) đã chỉ ra cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường. Trong điều kiện kinh tế hội nhập và mở cửa thì nhu cầu thị trường thế giới là rất quan trọng, không chỉ dừng ở đó mà mức độ tham gia vào phân công lao động quốc tế của mỗi quốc gia cũng quan trọng. Cơ cấu kinh tế còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường, và chính sách. Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là thay đổi vế số lượng các ngành, tỷ trọng mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. 2. Đánh giá chung Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta đã có những bước thay đổi tích Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 3 cực. Trong văn kiện Đại hội X của Đảng về phát triển kinh tế đã chỉ rõ: “tổng sản phẩm tron nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2, 1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006- 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5-8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 950-1000 USD. Từ năm 1990 đến 2008, khu vực I giảm tỉ trọng trong GDP và cả trong cơ cấu lao động (từ 38,7% còn 22,1% trong GDP và từ 73% còn 52.6% trong lao động). Trong nội bộ ngành thì nông nghiệp giảm nhưng thủy sản tăng trong cơ cấu GDP (từ 3,1% lên 4%) cũng như trong cơ cấu lao động (1% lên 3,8%). Sự gia tăng của ngành thủy sản góp phần duy trì lực lượng lao động trong khu vực I, nó cũng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu của các tỉnh ven biển, các tỉnh ĐBSCL. Tỉ trọng khu vực II tăng lên trong cơ cấu của GDP và trong lao động. Trong đó công nghiệp chế biến từ 12,3% (năm 1990) tăng lên 21,1% (năm 2008) trong GDP và tương ứng trong lao động từ 9,4% lên 14%. Xây dựng cũng có sự thay đổi, đóng góp đáng kể trong cùng thời gian trên. Khu vực III từ 1990-2008 hầu như không thay đổi trong cơ cấu GDP nhưng lại tăng khá nhiều trong cơ cấu lao động (từ 15,7% lên 26,6%). Trong đó các ngành thương mại, bán lẻ hàng hóa đóng góp lớn nhất (cơ cấu lao động của ngành thương mại, bán lẻ từ 4,7% năm 1990 tăng lên 12% năm 2008). Sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lao động từ 1990-2008 (%) 1990 1995 2000 2005 2008 Thay đổi GDP (gia hh) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 2008/ 1990 2000/ 1990 2008/ 2000 KV I 38.7 27.2 24.5 21.0 22.1 -16.6 -14.2 -2.4 KV II 22.7 28.8 36.7 41.0 39.7 17.1 14.1 3.0 KV III 38.6 44.1 38.7 38.0 38.2 -0.4 0.1 -0.6 Lao động 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 KV I 73.0 71.3 65.1 57.1 52.6 -20.4 -7.9 -12.5 KV II 11.2 11.4 13.1 18.2 20.8 9.6 1.9 7.7 KV III 15.7 17.4 21.8 24.7 26.6 10.8 6.1 4.7 Nguồn: NGTK Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ 1990 đến 2008 có các điểm chính: - Tỉ trọng của khu vực I giảm trong GDP và trong lao động. Mức giảm của năm 2008 so với năm 1990 của lao động lớn hơn so trong GDP. - Tỉ trọng của khu vực II trong GDP tăng gần gấp đôi so với tăng trong cơ cấu lao động (17,1 và 9,6%). Khu vực II tăng nhanh nhưng giải quyết công ăn việc làm thì không nhiều nhưng ừ 2000-2008 đã cải thiện hơn so với trước. - Khu vực III giảm rất ít trong cơ cấu GDP (-0,4%) nhưng tăng nhiều trong cơ Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 4 cấu lao động (10,8%). Đây là khu vực giải quyết nhiều hơn công ăn việc làm so với khu vực II. - Tăng trưởng khu vực I giữ ở mức 3,5-4%, nhưng lao động đang giảm. Điều này có thể cải thiện năng suất lao động vốn quá thấp ở đây, nhưng về lâu dài cần xem xét các hệ quả khi dòng lao động từ đây chuyển đi mang theo lực lượng trai tráng, trẻ khỏe , chỉ còn người già, học vấn thấp ở lại. 3. Sự chuyển dịch bên trong của các ngành kinh tế 3.1. Nông nghiệp 3.1.1. Xu thế chuyển dịch Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái, cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa canh và có nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ khá cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 - 4,5%). Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương trong cả nước, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất xuất khẩu như: Lúa gạo vùng ĐBSCL, ĐBSH; cà phê vùng Tây Nguyên; cao su vùng ĐNB; Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề đang phát triển nhanh ở nông thôn. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng giai đoạn 2001 đến 2006 ở mức 14,8%/năm, nâng giá trị chế biến nông, lâm sản năm 2007 lên 28% cơ cấu giá trị sản xuất và 14% giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp Đặc biệt nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu (bình quân tăng 20%/năm); đã góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo hướng CNH và HĐH, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao, khẳng định vị thế của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải tập trung nghiên cứu và giải quyết, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển CNH và HĐH, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp phát triển của nền Nông Nghiệp Việt Nam trong thời gian tới Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của hiệp Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 5 hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1996 và đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tuy rằng xu thế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt trước những thách thức lớn về sự cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong môi trường tự do thương mại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều mặt còn yếu kém: về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường thế giới kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó năng suất lao động xã hội và nông nghiệp còn thấp. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều, thu nhập thấp, sức ép về dân số, việc làm đang trở nên những vấn đề lớn có tính bức xúc của xã hội. Với 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệp và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - nghiệp. Nên vấn đề phát huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, mà còn là vấn đền có tính chiến lược, nhằm giải quyết có tính tổng thể về các quan hệ kinh tế - xã hội trong nông thôn và nông nghiệp Tiếp tục đổi mới cơ cấu nông nghiệp và thể chế, chính sách, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường thế giới là nội dung có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. 3.1.2. Mức độ chuyển dịch 3.1.2.1. Tỷ trọng Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm 2007 và tăng trở lại 22,1% năm 2008. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng. Trong giai đoạn 2000 - 2008, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 16% lên 23% trong khi trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%. Năm 2010, mặc dù có được thuận lợi về giá nhưng tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành nông nghiệp, tuy có hồi phục so với năm 2009, vẫn chỉ đạt mức thấp của thời kỳ 2001- 2008. Nguyên nhân chính có lẽ là do hai ngành chăn nuôi tăng trưởng kém hơn so với năm 2009 và nuôi trồng thủy sản đã qua thời kỳ phát triển nhanh. Ngành chăn nuôi vẫn diễn biến khá thất thường kể cả trong giai đoạn kinh tế phát triển thuận lợi do diễn biến dịch bệnh phức tạp. Hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình. Rõ ràng, cần phải chuyển hướng ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất lớn, tập trung mới có thể kiểm soát hiệu quả dịch bệnh giúp ngành chăn nuôi có bước phát triển bền vững. Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 6 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 4.7 6.5 5.5 5.6 4.9 4.9 5.4 6.8 3.9 4.7 Nông nghiệp 2.6 6.2 4.5 4.1 3.2 4.1 3.6 6.9 2.8 4.2 Trồng trọt 2.3 5.5 3.8 4.6 1.4 3.4 3.4 6.9 0.9 3.9 Chăn nuôi 4.2 9.9 8.1 2.3 11.4 6.9 4.6 7.3 10.5 5.5 Dịch vụ 1.9 3.2 2.3 2.3 2.6 2.7 2.7 3.5 2.9 2.9 Lâm nghiệp 1.8 0.0 7.9 4.3 0.2 1.7 3.1 2.6 3.8 4.6 Thủy sản 16.4 8.8 10.9 12.5 12.5 8.5 11.6 6.7 7.1 6.2 Khai thác 2.0 2.2 1.8 4.2 2.8 2.0 2.2 2.7 8.2 6.5 Nuôi trồng 41.9 17.2 20.9 20.3 20.2 13.1 17.6 8.9 6.6 6.0 Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, 2001 – 2010 (%) Nguồn TCTK Ngược lại, đối với ngành nuôi trồng thủy sản, tăng trưởng một số năm trở lại đây có phần chậm lại sau thời kỳ phát triển nhanh 2001-2007. Một phần lý do có thể là do qui mô sản xuất trong nước đã tăng tới hạn, khó có thể tăng cao thêm. Một lý do khác bắt nguồn từ việc thị trường đối với ngành thủy sản của Việt Nam đã có dấu hiệu bão hòa. Theo TCTK (2011d), tình hình nuôi cá tra trong năm 2010 gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định, diện tích nuôi thả ước tính giảm 5% so với năm trước. Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2010 ước tính giảm 1,8% so với năm 2009, đạt 1 triệu tấn. Trong thời gian tới, một mặt cần phải hỗ trợ ngành thủy sản phát triển các thị trường mới, nhưng phần rất quan trọng nữa là cần phải có chiến lược đầu tư cho ngành chế biến, nghiên cứu thị trường nhằm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành thủy sản của Việt Nam. Đến nay, tổng số tầu thuyền có 130.963 chiếc với tổng công suất 5.400.000 CV. Trong đó tầu thuyền có công suất 90 CV trở lên có 14.500 chiếc, chiếm tỷ trọng 11%. Hoạt động khai thác đang có xu hướng chuyển dần ra xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại như máy tầm ngư, định vị nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2008 tăng 408.100 ha. Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa phương thức hướng thân thiện với môi trường. Sản phẩm nuôi trồng, khai thác thủy sản ngày càng gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu Trong trồng trọt, giai đoạn 2000 - 2008 diện tích gieo trồng lúa giảm hơn 250.000 ha, trong khi diện tích các cây công nghiệp, rau màu và cây ăn quả tiếp tục mở rộng. Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng sản xuất được đẩy mạnh với chương trình trồng mới 5 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2008 đạt 38,7%. Nhiều nơi đã tiến hành khai thác kinh doanh tổng hợp, phát triển chế biến lâm sản. Đồ gỗ sau chế biến đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chuyển biến tích cực. Từ một nền kinh tế thuần nông, đến năm 2007, trong khu vực nông thôn, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm khoảng Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 7 60% cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề đang phát triển nhanh ở nông thôn. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng giai đoạn 2001 đến 2006 ở mức 14,8%/năm, nâng giá trị chế biến nông, lâm sản năm 2007 lên 28% cơ cấu giá trị sản xuất và 14% giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp. 3.1.2.2. Lao động Phần lớn dân số Việt Nam hiện nay vẫn tập trung ở khu vực nông thôn (hơn 60 triệu dân). Sau gần 20 năm, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn của Việt Nam vẫn chiếm hơn 70%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam đã không đạt được các mục tiêu dân số đề ra cho giai đoạn 2001-2010. Quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa vẫn đang tiếp tục được thực hiện, tuy vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm. Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm tới 71,1% lực lượng lao động cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chậm, trong khi gia tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục, cùng với những rủi ro của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng đã và đang tạo ra những thách thức đối với vấn đề việc làm của khu vực này. Theo kết quả đánh giá của Cục Việc làm, Bộ LĐTB-XH, 10 năm qua (2001- 2010), đã có 15 triệu lao động nông thôn có việc làm thì khoảng 50% trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhóm đối tượng này có việc nhưng năng suất lao động rất thấp (năng suất trong ngành nông nghiệp chỉ bằng 1/4 ngành công nghiệp và bằng 1/3 ngành dịch vụ). Cũng trong 10 năm, có khoảng 65% DN là DN nhỏ hoặc siêu nhỏ có năng suất thấp, sức cạnh tranh yếu, hoạt động thiếu hiệu quả và sản xuất các sản phẩm thiếu giá trị gia tăng. Kết quả cũng cho thấy, phần lớn lao động nông thôn dễ gặp phải rủi ro khi không được bảo vệ bởi hệ thống bảo trợ xã hội vì họ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc khu vực phi chính thức. Trong khi nhận thức cũng như việc tuân thủ quy định đóng bảo hiểm xã hội của các DN, đặc biệt là các DNTN trong nước còn kém. Nông thôn đang dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khá phổ biến, nhiều DN ngày càng gặp khó khăn trong tuyển dụng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và chế xuất phía Nam. Có mặt tại Hội thảo quốc gia về Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ LĐTB-XH tổ chức mới đây, Tiến sĩ Papola, chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) bổ sung: khi tiến hành khảo sát nhu cầu lao động tại Việt Nam thì thấy rằng, tuy việc làm đã tăng, số người có việc làm được ước tính tăng từ khoảng 35,60 triệu người năm 1997 lên 48,02 triệu người năm 2009. Nhưng điều đó cũng không làm giảm thất nghiệp: số người thất nghiệp đã tăng từ 1,05 triệu người năm 1997 lên 1,29 triệu người năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 2,9% năm 1997 xuống 2,3% năm 2000, nhưng đến năm 2009 lại tăng lên 2,6%. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đáng kể trong năm 2008 và Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 8 2009 do tác động kinh tế của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hay như Đề án 1956 đặt mục tiêu đào tạo mỗi năm 1 triệu lao động nông thôn, trong đó số lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 1/3. Tuy nhiên, do năng suất lao động trong nông nghiệp thấp nên nông nghiệp đang ngày càng không thu hút được những lao động trẻ. Xu hướng già hóa lao động nông nghiệp chính là một thực trang thấy rõ. Cũng trong lần khảo sát này, nhóm chuyên gia của ILO nhận thấy, khoảng 3/4 trong tổng số việc làm được đánh giá là “dễ bị tổn thương”, như việc làm gia đình không được trả lương hoặc tự làm; thu nhập không ổn định và dao động. Dự báo, 10 năm nữa, lao động trong ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống cả về tỷ trọng và số lượng, trong khi đó số lao động trong ngành thương mại và dịch vụ sẽ tăng lên cả về tỷ trọng và số lượng. Lực lượng lao động khu vực nông thôn hiện nay khá trẻ do có tỷ lệ các nhóm tuổi 15-29 chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động. Trong tương lai không xa, lực lượng này sẽ là động lực chính cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội nếu như chúng ta có những chiến lược tốt trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm… ngay từ bây giờ. 3.1.2.3. Vốn đầu tư Cơ cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương. Từ năm 2003 đến nay tỷ trọng đầu tư vào ngành kinh tế thay đổi không nhiều. Tỷ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Nông nghiệp có mức tăng trưởng vốn thấp và giảm dần (giai đoạn 1996-2000 là 2,2/1, 2001-2008 là 1,3/1). Điều này lại một lần nữa cho thấy đầu tư suy giảm trong nông nghiệp sẽ có hậu quả làm cho ngành này khó duy trì tốc độ tăng trưởng 3-4% năm. Và nông nghiệp thật sự không thể đối phó nổi với những thay đổi do thay đổi hành vi tiêu dùng, các chuẩn mực mới khi gia nhập WTO. Danh sách những ngành tăng trưởng ngành và tăng trưởng đầu tư tương đương nhau chỉ xảy ra với các ngành trong khu vực I và với khoa học công nghệ. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp vào 20% GDP nhưng tỷ lệ đầu tư hàng năm vào ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ chỉ có 6.5% đến 8.5% và đang giảm dần. Mặc dù, một số mặt hàng nông nghiệp của Việt nam nằm trong nhóm xuất khẩu đứng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, điều, một số mặt hàng thủy hải sản… nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đang ở trình độ lạc hậu. Ruộng đất manh mún chưa hình thành được vùng chuyên canh sản xuất theo quy mô lớn phục vụ xuất khẩu. Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp ở mức thấp và khó có những bước tăng đột biến do giới hạn về tài nguyên và kỹ thuật. Sự sụt giảm mạnh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp trong tổng cơ cấu nguồn vốn FDI những năm gần đây cho thấy, nông nghiệp vẫn chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, một số lĩnh vực chủ lực trong ngành Nông nghiệp đang rơi vào tay các doanh nghiệp (DN) FDI. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, 10 năm (từ năm 2001 - 2010) thu hút FDI vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đã tụt dốc đáng báo động. Năm 2001, FDI vào Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 9 lĩnh vực này chiếm 8% trong tổng cơ cấu nguồn vốn FDI, nhưng đến năm 2010 chỉ còn chiếm 1%. Năm 2011, có 478 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký trên 3 tỷ USD, vốn điều lệ khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 3,8% số dự án và 2,3% vốn điều lệ của DN FDI vào Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét: "Lâu nay, chính chúng ta cũng chưa có sự quan tâm thích đáng cho nông nghiệp. Bản thân các DN trong nước còn chưa mặn mà, làm sao thu hút được nhiều FDI. Quy mô các dự án ở lĩnh vực này chỉ dừng lại ở mức vài chục triệu USD". Câu chuyện các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu nông nghiệp Việt Nam rồi ra đi không trở lại hoặc chuyển hướng sang đầu tư những lĩnh vực khác đã không còn hiếm. Một chuyên gia kinh tế đã không giấu nổi sự chua chát kể: "Tháng 9/2010, chúng ta hồ hởi thông tin về việc đoàn DN Hàn Quốc sang Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, nhưng mãi đến nay chưa có DN Hàn Quốc nào triển khai việc đầu tư. Khoan nói tới những rủi ro từ thiên tai, chính những chính sách của chúng ta cũng khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng". Nhìn nhận ở một góc độ khác, tuy không thu hút được nhiều vốn FDI, nhưng lĩnh vực nông - lâm - thủy sản cũng đã chứng tỏ sức phát triển khá mạnh, có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang về nhiều tỷ USD. Việt Nam đang đứng trong top những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị thường niên Vietnam CEO Summit 2011, cũng có một số ý kiến tỏ ra lạc quan nhận định: Khi cuộc khủng hoảng lương thực thế giới đang trở nên đáng báo động, Việt Nam sẽ trở thành một nơi thu hút mạnh FDI vào nông nghiệp. TS. Alan Phan khẳng định: "Nông nghiệp trong tương lai gần sẽ tăng trưởng mạnh và nó thực sự đáng được quan tâm hơn nữa". Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đang thu hẹp dần diện tích đất dành cho nông nghiệp, trong khi nhu cầu lương thực không ngừng tăng cao do dân số đang gia tăng nhanh chóng. Trong khủng hoảng người ta lại càng nhận ra vai trò của nông nghiệp. Lãnh đạo một DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Bình kể, ông đã rất ngạc nhiên hỏi một doanh nhân nước ngoài, vì sao chủ động tìm đến DN của ông đề nghị hợp tác và doanh nhân ấy đáp: "Lương thực đang là mối quan tâm nóng của toàn cầu nên chúng tôi muốn nhanh chóng nắm lấy cơ hội này". Có một vài minh chứng cho thấy, các DN nước ngoài đang có những cam kết đầu tư lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Mới đây, Nestle đã công bố đầu tư thêm 270 triệu USD xây dựng nhà máy mới với mô hình trực tiếp thu mua sữa. Cty Greenfeed, cũng tăng vốn đầu tư lên 80 triệu USD nhằm phát triển thêm một số lĩnh vực như sản xuất con giống thủy sản bên cạnh những sản phẩm truyền thống là thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, khi thu hút FDI vào nông nghiệp, cũng cần lưu ý những bài học nhãn tiền của các ngành Thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Trong các ngành này, DN nước ngoài gần như bao sân; nếu không có sự liên kết chặt chẽ, các DN trong nước sẽ bị đẩy đến bờ vực phá sản. Hơn lúc nào hết, bên cạnh việc Nhà nước cần hoàn thiện sớm chính sách thu hút FDI, các DN trong nước cần nhanh chóng hợp lực, đẩy mạnh đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn để tạo thế đứng trên sân nhà. [...]... vực kinh tế, và quyết định xu hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới đang tác động rất mạnh mẽ đến các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam Người ta gọi nền kinh tế này bằng những khái niệm khác nhau như nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy), kinh tế thông tin (information economy), kinh tế mạng (network economy) Thứ ba, lý thuyết địa kinh tế mới là một cơ sở cho tái cơ cấu kinh tế cũng... niệm về tái cơ cấu kinh tế như trên, có thể định nghĩa tái cơ cấu nền kinh tế chính là tổ chức lại nền kinh tế bằng cách hình thành mới, bỏ đi, tăng hay giảm các Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 20 Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế hoặc định hướng lại các ngành, bộ phận lĩnh vực của nền kinh tế để nó vận hành... 1.3 Kinh nghiệm về tái cơ cấu kinh tế của một số nước trên thế giới 1.3.1 Thái Lan Thái Lan từ một nước Đông Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế thu nhập trung bình cao với ngành chế tác và các ngành dịch vụ đa dạng Thái Lan đã bắt đầu tái cơ cấu nền kinh tế của mình sau khủng hoảng tài chính năm 1997 và trong kế hoạch phát triển kinh tế. .. giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Nguồn: Báo cáo hàng tháng, TCTK (2011a) Tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước thấp nhất trong cả 3 khu vực (xem Bảng 4) với mức tăng trưởng năm 2010 chỉ ở mức 7,4%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước ở địa phương chỉ tăng có 1,2% Điều đặc biệt là trước đó tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ở khu vực kinh tế nhà nước địa... thuyết địa kinh tế mới là một cơ sở cho tái cơ cấu kinh tế cũng cho rằng một nền kinh tế sẽ hoạt động tốt hơn khi dựa trên: Mật độ kinh tế cao hơn thể hiện thông qua Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 19 Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 mức độ tập trung của hoạt động kinh tế hay tổng sức mua trên trên một đơn vị diện tích bề mặt, ví dụ như GDP trên... định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 trung bình là 7,6%/năm còn khu vực dịch vụ lại chỉ tăng 7,2% Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng khu vực dịch vụ tăng chậm nên nền kinh tế của Việt Nam vẫn chưa đạt tới trình độ hài hoà, hiệu quả và có tính cạnh tranh như các nền kinh tế khác Cơ cấu ngành dịch vụ còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài Việt... lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên phát triển hay các ngành có ý nghĩa đối với sự phát triển của quốc gia trong dài hạn (ví dụ công nghệ sạch, nông nghiệp sạch….) - Tái cơ cấu kinh tế có chủ đích là tái cơ cấu kinh tế theo mục tiêu xác định trước và có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế toàn xã hội Thông qua vai trò của mình nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành, vùng trong đó... và yếu các dịch vụ hạ tầng đầu vào (dịch vụ trung gian) cho mọi hoạt động kinh tế- xã hội Theo kinh nghiệm quốc tế, trong giai đoạn đầu, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển thì tỷ trọng các dịch vụ hạ tầng như viễn thông, tài chính, vận tải phải chiếm khoảng 7 – 10% tổng GDP Và ở giai đoạn tiếp theo, để nền kinh tế có thể phát triển hiệu quả và có tính cạnh tranh cao hơn thì tỷ trọng các dịch vụ hạ tầng... 2011 của Thái Lan nêu rõ tái cơ cấu kinh tế là cần thiết để đạt được cân bằng và bền vững phù hợp với nguyên tắc hài hòa, hợp lý và miễn nhiễm Chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam | Nhóm 2 22 Thẩm định giá 52 -Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế phát triển 2012 Các chiến lược về tái cơ cấu kinh tế của Thái Lan tập trung vào: Thứ nhất, tái cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: 1 tái cơ cấu sản xuất... cảc các cấp độ của nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và tái cơ cấu các doanh nghiệp - Tái cơ cấu đi phải đi cùng với nó là thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển xanh và thân thiện với môi trường - Tái cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc

Ngày đăng: 24/04/2014, 01:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan