1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

33 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 359,5 KB

Nội dung

Để đạt được hiệu qủacủa chính sách tiền tệ đang là vấn đề lớn đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam.Các công cụ mà ngân hàng nhà nước sử dụng trong việc điều hành chính sáchtiền tệ là công

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN

DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Vũ thị Lợi

Nhóm thực hiện : Nhóm 7

Lớp

: TTQT D – K 10

Hà Nội – năm 2009

Trang 2

Danh sách nhóm:

1 Nguyễn Viết Long

2 Kim Thị Thùy Dương

Trang 3

II Thực trạng vốn khả dụng của ngân hàng thương mại hiện nay: 12

III Đánh giá thực trạng quản lý vốn khả dụng ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 21

Phương pháp quản lý vốn khả dụng ở Việt Nam 21

Thành tựu, hạn chế và các giải pháp về quản lí vốn khả dụng: 26

IV Dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong năm tới

30

C KẾT LUẬN 33

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnhhưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam Việc điều hành chính sách kinh tế phùhợp luôn là vấn đề khó khăn cụ thể là chính sách tiền tệ Để đạt được hiệu qủacủa chính sách tiền tệ đang là vấn đề lớn đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam.Các công cụ mà ngân hàng nhà nước sử dụng trong việc điều hành chính sáchtiền tệ là công cụ tỉ lệ dự trữ bắt bụôc, công cụ tái cấp vốn các giấy tờ có giá,công cụ nghiệp vụ thị trường mở thông qua các công cụ này ngân hàng nhànước đã can thiệp vào hệ thống ngân hàng thương mại làm gia tăng hay thu hẹplượng tiền trong lưu thông Làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vốn khả dụng củangân hàng thương mại Để đạt được hiệu quả cao trong điều hành chính sách tiền

tệ đòi hỏi ngân hàng nhà nước cần phải dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngânhàng thương mại linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao trong điều hành chính sách Cónhững thời điêm ngân hàng thương mại bị thiếu vốn khả dụng lại có những thờiđiểm ngân hàng thương mại lại thừa vốn khả dụng Vậy điều này sẽ có ảnhhưởng như thế nào đến các mục tiêu chính sách tiền tệ mà ngân hàng nhà nướcđặt ra

Để trả lời cho câu hỏi trên và nắm rõ hơn việc dự báo vốn khả dụng củangân hàng nhà nươc và rút ra những kinh nghiệm nên nhóm em đã chọn đề tài:

“Dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”

Trang 5

B NỘI DUNG

I. Tổng quan về VKD của NHTM

1 Khái niệm về vốn khả dụng:

Khái niệm: Vốn khả dụng của NHTM là số vốn sẵn sàng thực hiện nghĩa

vụ tài chính của NHTM như: cấp tín dụng, thanh toán các khoản nợ với TCTCkhác hoặc với NHTW

Vốn khả dụng được biểu hiện là phần tiền dự trữ của NHTM, tiền gửi này

cụ thể là dự trữ bắt buộc và phần dự trữ vượt mức

Tiền dự trữ bao gồm:

+ Tiền mặt tại quỹ của NHTM: khoản này bao gồm tiền giấy và tiền kim loạihiện có tại kho của ngân hàng Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tùy thuộcvào quy mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút tiền cảu khách hàng và cònmang tính chất thời vụ

+ Tiền gửi của các NHTM tại NHTW( gồm DTBB, tiền gửi thanh toán vàmua tín phiếu NHTW)

Các khoản tiền này tạo nền phần dự trữ của NHTM, mặc dù nó không đem lạilợi nhuận tuy nhiên nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chínhkhác cho ngân hàng, từ đó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín cho ngânhàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng

2 Cung - cầu Vkd

2.1 Cầu vốn khả dụng:

2.1.1 Các yếu tố cầu vốn khả dụng tự định:

Cầu vốn khả dụng tự định là bộ phận vốn khả dụng được hình thành từbản than hoạt động của các ngân hàng trong giao dịch trực tiếp với các chủ thểtrong nền kinh tế

Các Ngân hàng duy trì một bộ phận tiền dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu vốnkhả dụng trong quá trình hoạt động như:

+ Đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng

+ đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng

Trang 6

Phần dự trữ này chịu ảnh hưởng của các yếu tố:

+ Các quy định về dự trữ bắt buộc như khì duy trì dự trũ bắt buộc, độdài của chu kì, xử lí dự trữ bắt buộc…

+ Thực trạng hệ thống thanh toán ( tốc độ xử lí, thời điểm thanh toán

bù trừ, quyết toán và thực trạng thị trường liên ngân hàng… )

2.1.2 Các yếu tố cầu vốn khả dụng chính sách:

Các yếu tố cầu vốn khả dụng chính sách là do sự can thiệp của NHTW đểthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

 Yêu cầu về thực hiện dự trữ bắt buộc:

Khái niệm dự trữ bắt buộc: là một quy định của ngân hàng trung ương về

về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phảituân thủ để đảm bảo tính thanh khoản Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơnhoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệnày Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt,thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đây là mộttrong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệbằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ

Dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới dự trữ của các NHTM Để duy trì DTBByêu cầu các NHTM phải đủ lượng tiền trong thời gian duy trì (có thể tính bìnhquân) nhưng các NHTM cũng phải có một lượng tiền theo quy định để trên tàikhoản của NHTW

Ngoài ra tỉ lệ DTBB cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vốn khả dụng.Trườnghợp NHTW tăng tỉ lệ DTBB thì nhu cầu vốn khả dụng cũng tăng theo và ngượclại

Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trênthế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộphận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi

có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm , một bộ phận cấu thành của M2) Dữ trữ bắt buộc

có thể được gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàngthương mại Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngânhàng trung ương để được hưởng lãi suất Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đượcquy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạndưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắtbuộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắtbuộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau cóthể theo quy mô, tính chất hoạt động Ngân hàng trung ương của một số quốcgia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữtrữ bắt buộc nữa

Trang 7

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ DTBB:

+ Mục tiêu dự trữ bắt buộc qua từng thời kì Thông thường thì khiNHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì DTBB cũng yêu cầu cao, vàngược lại với chính sách tiền tệ nới lỏng thì DTBB đc yêu cầu thấp hơn

+ Chi phí cho các NHTM khi phải duy trì DTBB: ( chính là lãi suấttiền gửi dự trữ bắt buộc)

+ Tính ổn định của các loại tiền gửi Với những loại tiền gưi có kìhạn dài thì DTBB thấp

 NHTM trả nợ các khoản vay từ NHTW đến hạn: tài khoản tiền gửi thanhtoán tại NHTW của NHTM nhằm mục địch thực hiện nhu cầu chi trảtrong thanh toán với các ngân hàng, hoặc đáp ứng nhu cầu giao dịch vớiNHTW chẳng hạn như các khoản vay của NHTW Như vậy khi cáckhoản vay đó đến hạn, NHTM cần phải có 1 lượng vốn để trả nợ, điềunày làm cho cầu vốn khả dụng của NHTM tăng

 NHTM mua chứng khoán của NHTW: ( do thực hiện CSTT thắt chặtNHTW phát hành chứng chỉ nợ yêu cầu các NHTM mua từ đó NHTW cóthể hấp thụ khả năng thanh toán

Đối với cầu vốn khả dụng tự định về cơ bản không ảnh hưởng đến nhu cầu vốn khả dụng của toàn hệ thống bởi cầu vốn khả dụng tự định xuất phát từ bản than hoạt động của các NHTM, có thể trường hợp cầu của ngân hàng này nhưng được đáp ứng bởi NHTM khác dư thừa vốn khả dụng.

Tuy nhiên, đối với cầu vốn khả dụng chính sách thì gần như nó tác động đến toàn hệ thống vì cầu vốn khả dụng chính sách do sư can thiệp của NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ, khi NHTW can thiệp nó sẽ can thiệp trên toàn hệ thống chứ không chỉ riêng 1 ngân hàng nào Ví dụ như: khi NHTW tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì cầu vốn khả dụng cảu toàn hệ thống ngân hàng đều tăng lên.

2.2 Cung vốn khả dụng:

Trang 8

- Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA)

- Cho vay chính phủ ròng (NCG)

- Cho vay NHTM ròng (CDMB)

- Các tài sản có khác ròng (Oin)

- Tiền mặt ngoài NHTW

- Tiền dự trữ của ngân hàng (R)

Cung VKD = TS có ngoại tệ ròng + cho vay chính phủ ròng + TS có khác ròng– tiền ngoài NHTW + cho vay các NHTM

2.2.1 Các yếu tố cung vốn khả dụng tự định:

 Tài sản có ngoại tệ ròng:

 Cho vay chính phủ ròng: các khoản tín dụng cung ứng cho chính phủnhằm bù đắp tạm thời thiếu hụt trong năm tài chính hoặc bột chi ngân sáchvào cuối năm tài chính

- Việc tái cấp vốn cho các NHTM dựa trên:

+ Ngắn hạn: kế hoạch cho vay, nhu cầu xin vay, các điều kiện kinh tế tiền

- Mua bán các giấy tờ có giá + Mua bán hẳn

+ Mua bán hoàn lại

Trang 9

- Phát hành chứng chỉ nợ NHTW nhằm hấp thụ khả năng thanh toán dạng

3.1 vai trò của dự báo

Dự báo vốn khả dụng là dự báo biến động nhu cầu vốn khả dụng và cácnguồn cung ứng trong tương lai

Dự báo vốn khả dụng sẽ cho biết sự chênh lệch giữa cung và cầuvốn khả dụng do vậy có các vai trò sau:

+ Sự biến động vốn khả dụng cho biết khả năng ảnh hưởngcủa vốn khả dụng tới các mục tiêu chính sách tiền tệ tạo cơ sở để đưa rachính sách tiền tệ, tạo cho NHTW chủ động điểu chỉnh ảnh hưởng đếnchính sách tiền tệ

+ Giúp cho NHTM chủ động điều chỉnh cung hoặc cầu vốnkhả dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh với chi phí thấp nhất

+ Tạo cơ sở cho NHTW điều tiết lượng tiền cung ứng đểphục vụ chính sách tiền tệ

3.2 các phương pháp dự báo

3.3.1 Phương pháp tiếp cận bản cân đối kế toán của NHTW:

* cơ sở dự báo

Căn cứ váo sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối

- Cung VKD = cung VKD tự định + cung VKD chính sách

- Cầu VKD = dự trữ bắt buộc + dự trữ vượt đảm bảo khả năng thanh toán

và nhu cầu khác

* Phương pháp kĩ thuật dự báo:

Tập hợp các dãy số liệu lien quan đến các yếu tố dự báo trong 1 khoảngthời gian cần thiết sau đó tập hợp các dáy số theo thời gian: thàng, quý, năm…

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các têu thức dự báo trong kì dự báonhư tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất…

Phân tích lỗi của kì dự báo trước

Trang 10

Cuối cùng là tổng hợ các kết quả dự báo cho biết xu hướng là tăng haygiảm để đề xuất hướng giải quyết.

* những yếu tố cần dự báo

 Cung vốn khả dụng:

- Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA)

Việc dụ báo các khoản mua bán giữa NHTW và các ngân hàng chủ yếu làdựa trên cơ sở kế hoạch mua bán ngoại tệ của NHTW và các hợp đồng đã kí kết

về việc mua bán ngoại tệ giứa NHTW và các ngân hàng

Thong thường các giao dịch mua bán ngoại tệ sẽ đc thực hiện 2 ngày saukhi thỏa thuận kí kết hợp đồng (kể cả các giao dịch giao ngay) như vậy khi cócác hợp đồng đã kí kết thì hoàn toàn có thể dự báo giá trị giao dịch có tác độngtăng hay giảm VKD sao 2 ngày kí kết tiếp theo

Nếu không có thông tin về dự kiến các giao dịch mua bán ngoại tệ giữaNHTW và các ngân hàng hoặc chưa có hợp đồng kí kết thì dự kiến doanh sốbằng 0

- Cho vay chính phủ ròng = cho vay chính phủ - tiền gửi chính phủ

Để dự báo về các thong tin này một cách chính xác thì bộ tài chính phảicung cấp cho NHTW các thong tin về hoạt động thu chi ngân sách và dự báoluồng ngân sách tạo điều kiện NHTW dự báo được xu hướng vốn kahr dụng VàNHTW sẽ cung cấp lại cho bộ tài chính kết quả dự báo vốn kahr dụng của hệthồng làm cơ sở cho bộ tài chính quyết định phát hành chứng khoán chính phủphù hợp

Cho vay chính phủ chịu sự tác động bởi hoạt động thu chi của chính phủ:Cho vay = chi thường + chi trả + các khoản thu + các khoản vay – các khoảnchính phủ xuyên nợ và trả nợ mới từ vay nướcròng NHTW ngoài

- Tiền ngoài NHTW: Về mặt ngắn hạn: chi tiền mặt chịu tác động của cácyếu tố có tính thời vụ như ngày chi trả lương, ngày nghỉ Việc dự báo yế tố tiềnmặt cần dựa trên các yếu tố tiền mặt cần dựa trên các số liệu lịch sử để phân tíchtìm ra các yếu tố thời vụ

Về mặt dài hạn: cầu tiền mặt chịu tác đông của một số các

yế tố như GDP Tiêu dung cá nhân, lãi suất, lạm phát, tỉ giá… Cầu tiền mặt cóthể được dự báo trên cơ sở sử dụng các mỗ hình cấu trúc tính đến các yếu tố thờivụ

Trang 11

- TS có khác ròng: tài sản này bao gồm các tài sản có phi tài chính Và cáckhoản phải thu ( TSCĐ, chi phí XDCB, công cụ làm việc, các khoản phải thu…)thường thì về ngắn hạn tài sản này biến đổi không đáng kể thậm chí càn có một

sỗ khoản không ảnh hưởng đến vốn khả dụng

 cầu vốn khả dụng: để dự báo cầu vốn kha dụng ta cần nắm rõ sự biếnđộng của các yếu tố:

- Nhu cầu tiền mặt của khách hàng của NHTM: khi khách hàng rút tiền mặtdẫn đến nhu cầu VKD của NHTM tăng, tiền dự trữ giảm, tiền mặt lưuthong ngoài hệ thống ngân hàng tăng

- Nhu cầu thanh toán bù trừ qua ngân hàng

- Nhu cầu làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

- Yêu cầu dự trũ bắt buộc

- Nhu cầu giao dịch với NHTW

3.3.2 Phương pháp tiếp cận từ các tổ chức tín dụng:

 Cơ sở dự báo: dựa vào bảng cân đối chi tiết của các TCTD

 Phương pháp kĩ thuật dự báo: tương tự như dự báo với bảng cân đốicủa NHTW

Thong thường người ta hay sử dụng kết hợp 2 phương pháp dự báo trên Phương pháp dựa theo bảng cân đối của NHTW thì nó tạo sự chủ động hơn cho NHTW khi dự báo, tuy nhiên nó lại không được chi tiết, đầy đủ và chính xác, nó có mang tính chủ quan Còn phương pháp dựa theo bảng cân đối của các tổ chức tín dụng (chủ yếu là NHTM) thì mang lại một sự chính xác cao hơn, khách quan hơn tuy nhiên nó lại tạo sự bị động cho NHTW bởi việc tập hợp các số liệu của NHTM một cách chính xác không phải là một vẫn đề đơn giản cho NHTW.

Trang 12

II Thực trạng vốn khả dụng của ngân hàng thương mại

hiện nay:

Vào cuối mỗi kỳ dự trữ, NHNN tính dự trữ của ngân hàng trong kỳ dự trữtiếp theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ (thuộc đối tượng tính dự trữ bắt buộc)với tỷ lệ dự trữ bắt buộc Con số này thể hiện cầu về dự trữ của các ngân hàng.NHNN cũng dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư nhân – đây là một chỉ số quantrọng phản ánh cầu về dự trữ của ngân hàng – dựa trên thông tin từ nhiều nguồnkhác nhau, bao gồm việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng của các công ty, lịchcác ngày lễ và xu hướng mang tính lịch sử của các luồng tiền mặt

Khi cầu dự trữ của các ngân hàng đã được xác định, NHNN dự báo cung

dự trữ của các ngân hàng, chú trọng đến các yếu tố tự sinh (autonomous factors)tạo ra cung dự trữ Trong quá trình dự báo cung dự trữ,NHNN tính đến thời hạnphát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ, các khoản cho vay tái chiết khấu vàthanh toán của NHNN, sự can thiệp trên thị trường ngoại hối của NHNN và cácluồng tiền vào/ra từ các ngân hàng Trong kỳ duy trì dự trữ, NHNN ước lượngcác yếu tố tự sinh dự trữ này và hàng ngày xem xét lại con số dự báo dựa trênnhững thông tin mới nhận được

Về phương diện lịch sử, tại Việt Nam khoản cho vay Chính phủ ròngthường biến động nhiều nhất, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2,phản ánh sự tập trung chi tiêu của Chính phủ vào cuối năm Mặc dù được xem xétlại hàng ngày, nhưng việc dự báo cho vay chính phủ ròng là khó khăn nhất dokhối lượng và thời gian giải ngân các khoản chi tiêu của Chính phủ thay đổithường xuyên Sự thay đổi của tài sản có ngoại tệ ròng cũng rất đáng kể, nhất làkhi thị trường ngoại hối dễ biến động hơn và NHNN phải can thiệp nhiều vào thịtrường ngoại hối Tuy nhiên, ngày giá trị của phần lớn các giao dịch trên thịtrường ngoại hối đã được chuyển từ “value today” sang “value tomorrow” hoặc

“value spot” như một phần của việc hiện đại hóa các thị trường ngoại hối

Trong năm 2006 mặc dù vốn khả dụng của hầu hết các ngân hàng dưthừa nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng

Vụ Chính sách tiền tệ cho biết mức dư thừa vốn khả dụng của các tổchức tín dụng trong quý I/2006 cao hơn so với cùng kỳ năm 2005; trong đó tậptrung ở khối ngân hàng thương mại nhà nước Và nhìn chung, khối các ngânhàng cổ phần, liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn khả dụng dưthừa ở mức thấp hoặc tương đối cân bằng

Trong khi đó, lãi suất cả USD và VND vẫn tăng khá đều Lãi suất đầuvào và đầu ra bằng VND đều có xu hướng tăng khoảng 0,03%/tháng trong 5tháng đầu năm; lãi suất USD cũng đã lên đến 5%/năm (kỳ hạn 12 tháng) thay chomức 4,5%/năm hồi đầu năm

Trang 13

Nguyên nhân làm cho lãi suất tăng:

 Thứ nhất: là tác động của lãi suất trên thị trường quốc tế liên tụctăng Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2006, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(FED) đã 3 lần tăng lãi suất, từ mức 4,25% lên 5%/năm Lãi suất quốc tế tăng, đãlàm lãi suất huy động ngoại tệ trong nước tăng theo Và để đảm bảo cân đốinguồn vốn giữa VND và ngoại tệ, khi lãi suất ngoại tệ tăng thì lãi suất VND cũngtăng tương ứng

 Thứ hai: là mặc dù vốn khả dụng dư thừa, nhưng không đồng đều

ở tất cả các ngân hàng Một số ngân hàng cổ phần vẫn có thời điểm thiếu vốntạm thời và phải vay cầm cố từ Ngân hàng Nhà nước Thêm vào đó, hoạt độngtrên thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển nên đồng vốn không đượcluân chuyển từ ngân hàng thừa vốn đến ngân hàng thiếu vốn Vì vậy vốn dưthừa vẫn bị đọng ở một số ngân hàng trong khi những ngân hàng thiếu vốn vẫnphải tăng cường huy động từ nền kinh tế bằng mức lãi suất hấp dẫn Do đó,nhìn chung toàn hệ thống có dư thừa vốn nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng

Theo nhận định của Phòng Chính sách tiền tệ và Quản lý vốn khảdụng, lãi suất trong thời gian năm 2006 đã tăng trái quy luật

Lý giải về nhận định trên, Phòng Chính sách tiền tệ và Quản lý vốnkhả dụng đưa ra một số phân tích sau:

Trước hết, vốn khả dụng dư thừa trong khi lãi suất vẫn tăng là một bấtbình thường Chỉ số giá tiêu dùng tính theo năm của tháng 1\2006 là 8,8%, tháng2\2006 là 8,4%, tháng 3\2006 là 7,7% và tháng 4\2006 là 7,4% đều giảm nhưnglãi suất vẫn tăng

Các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước như lãi suất cơbản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu vẫn ổn định kể từ đầu năm; thậm chílãi suất nghiệp vụ thị trường mở liên tục giảm từ mức 6,4 - 6,85%/năm đầu nămxuống còn 1,9 - 4,4%/năm vào cuối tháng 5/2006

Một trái ngược đáng chú ý khác là trong quý I/2006, giá chứng khoántăng mạnh, VNIndex liên tục phá kỷ lục nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng Về

lý thuyết, khi giá chứng khoán tăng làm cầu về chứng khoán tăng, cầu tiền tệgiảm sẽ làm giảm lãi suất Nhưng diễn biến trên thực tế lại cho thấy thêm một sựtrái ngược Điều này là do tác động của lãi suất trên thị trường quốc tế, do sựcạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại trong khi thị trường tiền tệ củaViệt Nam chưa phát triển

Vụ Chính sách tiền tệ cũng đưa ra khuyến cáo “các ngân hàng thươngmại, nhất là các ngân hàng lớn, cần nhìn nhận lại việc điều hành vốn và lãi suất

Về lâu dài, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ, làmcho nguồn vốn được hoạt động thông suốt để tránh hiện tượng vốn thừa ở một sốngân hàng nhưng lãi suất vẫn tăng”

Trang 14

Năm 2007

Tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong 10tháng đầu năm 2007 dư thừa nên lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng có xuhướng giảm từ 1-2,3%/năm so với cuối năm 2006 Nhưng đến Tuần đầu của nửacuối tháng 11/2007, lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng tăng đột biến ở mộtvài thời điểm, có thời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng qua đêm ở mức 10-12,6%, do vốn khả dụng của một số NHTM Nhà nước giảm với nguyên nhân chủyếu là các tổ chức kinh tế và KBNN rút tiền gửi thanh toán Để ổn định thịtrường nội tệ liên ngân hàng và tránh tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thịtrường, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngàytrên nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ cho các TCTD Từ ngày 3/12 đến cuốinăm, NHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá theo phương thức đấu thầu khốilượng và công bố lãi suất ở mức 8% nhằm hạn chế tình trạng bỏ thầu lãi suấtkhông phù hợp với lãi suất thị trường, gây tâm lý phản ứng tác động không thuậnđối với điều hành CSTT của NHNN Vì vậy, đến nay tình trạng thiếu hụt vốn khảdụng của NHTM đã cơ bản được khắc phục, lãi suất thị trường nội tệ liên ngânhàng đã ổn định và có xu hướng giảm khoảng 0,5-2%/năm so với cuối tháng11/2007

- Lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc có xu hướng tăng so vớicuối năm 2006, mức tăng khoảng 1,3%/năm Hiện nay, lãi suất trúng thầu tínphiếu Kho bạc kỳ hạn 364 ngày là 4,%/năm

Tình trạng vốn khả dụng năm 2008

Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khu vực ngân hàng rơi vào trong tìnhtrạng thiếu vốn khả dụng VND nghiêm trọng Theo báo giới tình trạng vốn khảdụng trên thị trường liên ngân hàng "căng như dây đàn", lãi suất qua đêm trên thịtrường liên ngân hàng đã lên trên 30%/năm (cuối tháng 1 đầu tháng 2/2008) làmức kỷ lục của lịch sử tiền tệ Việt Nam (trong khi 21/11/2007 đạt mức 17%).Thiếu vốn khả dụng, nhiều ngân hàng dường như đã ngừng cho vay hay từ chốicho vay (với đủ các lý do khác nhau) Mặt bằng lãi suất cao mới có thể nói là đãđược thiết lập đang là tín hiệu tiếp theo về sự khó khăn đối với các DN vay vốnngân hàng (chi phí đầu vào sẽ tăng) Khi lãi suất tăng cao, DN thu hẹp sản xuấtthì mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) khó có thể đạt được vào cuối năm 2008,ngoài ra mục tiêu kiềm chế lạm phát cũng có thể đạt được

Trong đầu năm 2008 cung - cầu vốn tại một số ngân hàng thương mại nhànước trở nên khó khăn hơn trước từ sau Tết Nguyên Đán Tại một trong số này,tổng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm tới 7.000 tỷ đồng tính từ đầunăm.Nhiều khách hàng doanh nghiệp hạn chế tối đa vay vốn ngân hàng mà chỉ sửdụng vốn tự có Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn và thực sự là tín hiệu đángngại!Lượng vốn mà ngân hàng này đã giải ngân từ đầu năm 2008 đã lên tới 5.000

tỷ đồng Với cơ chế cho vay vốn có ưu đãi của Chính phủ, các ngân hàng đang

Trang 15

giải ngân khá nhanh Chỉ sau hai tháng, 93.000 tỷ đồng đã được đưa ra thịtrường.

Nhưng trong khoảng tháng 2 hai và tháng 3 lượng vốn khả dụng của cácngân hàng thương mại bắt đầu có dấu hiệu dư thừa, từ 30.000 tỷ đồng lên 40.000

tỷ đồng và gần đây là khoảng 50.000 tỷ đồng

Ngoài 50.000 tỷ đồng nói trên, lượng vốn khả dụng của các ngân hàng cònđược tiếp thêm từ 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc giải phóng trước hạn

Đến thời điểm này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giảm theo các mốc kỳ hạn

và loại tiền gửi khác nhau, nhưng căn theo mức tăng 10,71% huy động vốn sovới cuối năm 2007 tính đến hết tháng 9 vừa qua, lượng tiền được giải phóng theochính sách trên có thể tính từ 10.000 - 12.000 tỷ đồng; trong đó mỗi ngân hànglớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank có thể được trả lại từ 1.000 - 1.500 tỷđồng; những ngân hàng cổ phần lớn như Sacombank, ACB có thể được nhận vềkhoảng 560 – 600 tỷ đồng

Tính chung, lượng vốn khả dụng dư thừa thời gian tới của các ngân hàngthương mại có thể lên tới trên con số 100.000 tỷ đồng Đây cũng là sự sung sứcchưa từng có kể từ đầu năm 2008

Điểm đáng chú ý là cũng chỉ trong khoảng 2 tháng đầu năm (tháng 2 và3), lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước “rút” của các ngân hàng thương mạithông qua tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu bắt buộc ước tính lênđến khoảng 40.000 tỷ đồng

Nhìn lại, có thể thấy chính sách “rút” và “bơm” tiền của Ngân hàng Nhànước nói trên đã “đảo chiều” Vấn đề còn lại là các ngân hàng thương mại sẽ ứng

xử thế nào với lượng vốn khoảng 100.000 tỷ đồng đó, cửa cho vay có rộng mởhơn với các doanh nghiệp hay không

đối làm cho tổ chức và cá nhân vay vốn gặp khó khăn:

Thị trường liên ngân hàng tiếp tục dư cung vốn khả dụng; lãi suất thịtrường liên ngân hàng qua đêm từ 8 - 8,5%/năm, giảm 0,5%/năm so với ngày19/11; lãi suất đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước kỳ hạn 364 ngày giảm từ10,5%/năm xuống 9,88%/năm

Các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng tình và ủng hộ các giải phápđiều hành chính sách tiền tệ của NHNN và cho rằng việc điều chỉnh các công cụchính sách tiền tệ là cần thiết và định hướng rõ ràng về giảm lãi suất, tăng khảnăng cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất khắc phục khó khăn trongsản xuất, kinh doanh

Tuy nhiên, phản ứng tức thì của các ngân hàng là khác nhau trước quyếtđịnh này Cùng với việc công bố giảm ngay mức lãi suất bằng VND từ ngày20/11, các ngân hàng lớn như Ngoại thương Việt Nam, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam… đã đưa ra các mức lãi suất chovay ưu tiên cho các đối tượng khác nhau, trong đó mức cho vay thấp nhất đãxuống còn 12%/năm

Trang 16

Trong khi đó, ở khối các ngân hàng nhỏ, lác đác một vài ngân hàngthương mại cổ phần đã công bố giảm lãi suất với mức “khiêm tốn” Lãi suất chovay chỉ được điều chỉnh thấp hơn từ 0,5% đến 2%/năm so với mức lãi suất chovay tối đa theo quy định của NHNN.

Thị trường tiền tệ “nóng” lên được các chuyên gia giải thích rằng donhiều NH chưa chấp hành đúng các tỉ lệ an toàn trong hoạt động Việc sử dụngvốn vay trên TTLNH với kỳ hạn ngắn để cho khách hàng vay lại, không thu hồiđược nợ để bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu hụt

Bởi thế, khi thiếu hụt vốn khả dụng, các NH này phải chấp nhận vay vớimức lãi suất cực cao để có vốn Việc làm này đã “châm ngòi” cho cuộc đua tănglãi suất cho vay lan rộng trên toàn hệ thống

Hơn thế nữa, đây là kỳ đáo hạn quý đầu năm của nhiều hợp đồng tiền gửi,yêu cầu giải ngân tăng lên, cộng với yêu cầu dự trữ bắt buộc của các NH Mặtkhác, khi lực hút huy động không còn lợi thế về lãi suất, nhiều NH phải tính đếnviệc “phòng vệ” trước khả năng thanh khoản,

Do thiếu vốn, thay vì phải chịu vay với lãi suất cao, nhiều DN đành phảithu hẹp sản xuất Đã có không ít DN chấp nhận phá vỡ các hợp đồng cũ, tạmđình chỉ ký các hợp đồng mới, thậm chí có DN đã tính đến chuyện cắt giảm nhâncông Những khó khăn trong việc vay vốn chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN

“Cầu” vốn và lãi suất căng, khả năng tiếp cận vốn của các DN lại đứngtrước khó khăn Lãi suất cho vay “đầu ra” vừa đứng trước cơ hội giảm theo lãisuất huy động, giờ lại vấp phải trở ngại mới Liệu điều này có ảnh hưởng đếnkiềm chế lạm phát? Giờ đây, nhiều người lại nhắc tới vai trò của NHNN trongviệc hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên

Mặc dù những ngày sau đó số lượng các khoản đi vay đã giảm đáng kể sovới ngày đầu tiên giảm lãi suất huy động vốn song, đáng tiếc là trong khi nhiều

NH thương mại cổ phần (TMCP) đưa ra các mức lãi suất cho vay khá hợp lý, thìcác NH TMNN lại cho vay với lãi suất cao, nên nhiều doanh nghiệp (DN) đanggặp không ít khó khăn

Vẫn biết chính sách này đã bãi bỏ từ năm 1998, nhưng ở thời điểm này,nếu một chính sách tương tự được đưa ra nhằm kiểm soát lãi suất cho vay, trướcmắt sẽ gỡ rối cho nhiều DN vay vốn

Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn, trong điềukiện lượng vốn huy động hạn chế, các NH sẽ rất thận trọng trong việc lựa chọnkhách hàng để cho vay Một hướng đi đúng trong việc góp phần kiềm chế lạmphát hiện nay chính là việc ưu tiên cho tín dụng sản xuất và đầu tư, đồng thời thuhẹp tín dụng tiêu dùng

Ngày đăng: 23/04/2014, 15:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ở Việt Nam, 2003 - -2008 - dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
ng Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ở Việt Nam, 2003 - -2008 (Trang 23)
Bảng Khối lượng giao dịch trên thị trường mở, 2000 - 2006. - dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
ng Khối lượng giao dịch trên thị trường mở, 2000 - 2006 (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w