Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
128,19 KB
Nội dung
Phương PhápDạyCon Muốn có con khỏe mạnh và thông minh, cha mẹ phải chuẩn bị từ rất sớm, không phải đợi đến lúc sắp lập gia đình. Không thể làm cha mẹ với bất cứ giá nào: Đứa trẻ nào cũng muốn được sanh ra từ tình thương yêu của cha mẹ. Khi ra đời mà không được ai chờ đón vì bị khuyết tật hay vì lý do nào khác, hoặc không biết ai là cha mẹ của mình thì sau này lúc trưởng thành trẻ sẽ đau khổ vô cùng. Sức Khỏe: Phải chăm lo sức khỏe khi còn thiếu niên, vì một đàn ông hay phụ nữ suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ sanh con thiếu cân. Không nên vì lý do thẩm mỹ nào mà ăn kiêng qúa lâu, tập luyện quá sức. Một cuộc sống lành mạnh: Giữ gìn thân thể trong trắng thanh tịnh, tránh hành tà hạnh vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi sau này. Kiến thức: Những nhà chuyên môn đã kết luận, học vấn cha mẹ tỷ lệ thuận với sức khỏe cửa con. Để làm cha mẹ tốt, luôn phải đọc và học bằng nhiều cách. Cha mẹ không những lo cho con từ miếng ăn đến giấc ngủ, mà quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ chính là thầy cô đầu tiên dạy dỗ con, không ai có thể thay thế được. Đạo Đức: Phẩm hạnh cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến đứa con. Khi mang thai, ngay cả ý nghĩ của người mẹ cũng phải trong sạch. Theo lời Phật dạy trong kinh Báo Phụ Mẫu Trọng Ân cũng như theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học và tâm lý trên thế giới, ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, trẻ đã hình thành nhân cách sơ khai. Mọi sự tác động đến bào thai như ăn uống ngủ nghỉ vận động, suy nghĩ đều có thể trực tiếp ảnh hưởng đến đứa bé. Vì thế trong qúa trình mang thai, người mẹ làm gì cũng nên nhớ đến đứa con trong bụng mình. Do đó người mẹ và cha phải cố gắng giữ năm điều nhân cách: Không giết hại, không ăn cắp, không tà dâm, không nói láo, không dùng những chất mê say. Ba năm đầu đời: Trẻ được nuôi dạy bằng dòng sữa, lời hát ru của mẹ. Lời ru không chỉ đưa trẻ vào giấc ngủ nhanh hơn bởi âm điệu du dương, trầm bổng mà nó còn là dòng sữa mát, sưởi ấm tâm hồn trẻ. Trong lời ru, người mẹ, người bà có thể giửi gấm vào đó những bài học về đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế, ý thức vượt khó, lòng bao dung, tinh thần yêu nước… Khi trẻ lên bốn: Không chỉ ở tuổi này mà ngay từ lúc hai tuổi rưỡi, khi đã chạy lon ton và tự xoay sở một mình, trẻ gặp phải những đều cấm đoán và bắt đầu biết chống đối cha mẹ để khẳng định cá tính của mình. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn coi cha mẹ là những người kỳ diệu và nếu nhận thấy cha mẹ không bằng lòng về mình, chúng sẽ cảm thấy mình hư và lo lắng sợ mất tình thường của họ. Trước những phản ứng này, các bậc phụ huynh sau khi quở trách hãy an ủi con, nói rõ cho chúng biết lý do phạt và nhắc lại rằng điều này không có nghĩa là cha mẹ không thương con nữa. Bạn cần tránh những câu nói theo kiểu: “Con làm cha mẹ điên đầu!” điều này khiến trẻ có ý nghĩ mình là thủ phạm gây ra tất cả những chuyện rắc rối. Từ năm tuổi: Vào tuổi này, đứa trẻ chỉ có một giấc mơ lớn nhanh hơn nữa. Trẻ muốn được giống như cha mẹ mình, con trai thì thích trở thành đàn ông như cha, còncon gái thì thích giống như mẹ. Lúc này, các bậc phụ huynh phải là những tấm gương tốt bởi vì trẻ sẽ nhận thức và bắt chước những cách ứng xủ của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Khoảng bẩy tổi: Đứa trẻ bắt đầu có khả năng suy nghĩ, nhận thức việc lành xấu. Cha mẹ vẫn được chiêm ngưỡng nhưng ít được lý tưởng hóa hơn trước, những câu hỏi và phê phán từ phía trẻ dành cho cha mẹ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, bạn nên lắng nghe những lý lẽ của chúng và cố gắng giải thích rõ. Những Điều Cha Mẹ Nên Lưu Ý Về Trẻ Em Dưới Mười Tuổi: Không chiều con quá mức. Nếu cha mẹ cho con ăn uống luôn mồm, cho tiền tiêu vặt thoải mái, đáp ứng ngay mọi yêu cầu sẽ làm cho chúng quen lối sống hưởng thụ, không chịu học tập, lao động. Sau này, nếu có bất kỳ khó khăn nào xảy ra, trẻ rất dễ phạm pháp. Không nên bỏ qua lỗi lầm của con. Khi con cái làm bất cứ việc gì sai trái, cha mẹ biết nhưng lại lại biện hộ “nó còn nhỏ chưa biết gì”, hay “nó không cố ý làm như vậy” thì rất nguy hiếm. Bởi vì nếu nhiều lần như vậy, bọn trẻ sẽ nghĩ chúng được cha mẹ hậu thuẫn, có thể làm bất cứ việc gì ngay cả những việc xấu. Thế nên, phải dậycon có thói quen chân thật sẵn sàng chấp nhận lỗi lầm những khi làm điều gì sai trái. Dạy trẻ học tính toán quá sớm cũng không tốt. Cha mẹ không căn cứ vào khả năng tiếp thu của con, cố ép con học tính toán hay nhận biết con chữ qúa sớm sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi vì phải chịu áp lực lớn. Nếu kéo dài như vậy, trẻ sẽ nảy sanh tâm lý sợ sệt, chán học và ảnh hướng đến sức khỏe của chúng. Không cho trẻ chơi đồ chơi như súng, kiếm, hay chơi những trò chơi điện tử bạo động, hoặc xem phim ảnh bạo động vì trẻ sẽ nhiễm tính cách bạo lực trong hiện tại và tương lai. Không cho trẻ mặc quần áo khác giới. Có một số cha mẹ luôn thích con mình mặc quần áo khác giới, thậm chí cả việc để kiểu tóc nữa. Cha mẹ không nhận thức được rằng làm như vậy trẻ sẽ không phân biệt được giới tính của mình, lâu dần sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng giới tính, rồi sau có thể gây nghiệp tà hạnh. Thường dẫn trẻ đi chùa vào cuối tuần và vào những dịp lễ lớn để trẻ gần người hiền bạn tốt, huân tập đức tính thuần lương đạo đức, và phát triển cuộc sống tâm linh qua việc đọc kinh, niệm Phật bái sám. Tuổi vị thành niên: Cha mẹ dường như thấy trẻ cứng đầu ưa tranh cãi, có những hành vi thái qúa vì muốn tạo cá tính riêng hay muốn được tự do cá nhân, thích bắt chước theo những ngôi sao điện ảnh, thể thao… Hãy thẳng thắn lắng nghe, đối xử công bằng, dùng tình thương cảm thông và hiểu biết để tạo mối quan hệ thân mật với chúng. Những biện pháp mạnh như ra lệnh, cưỡng chế, hay trừng phạt chỉ mang lại hiệu quả nhất thời hoạc phản tác dụng. Trẻ sẽ phản ứng quyết liệt, bất cần và trở nên khó dạy bảo. Những Điều Cha Mẹ Nên Lưu Ý: Hãy can đảm chấp nhận con mình xấu và sai, chớ tự lừa dối và an ủi rằng con mình chỉ bị bạn bè lôi kéo…, để răn nhắc con cái tránh tái phạm. Tránh so sánh với con rằng bằng tuổi con, ngày xưa cha mẹ đã thế này, thế kia… Thời của cha mẹ thiếu thốn đủ thứ mà vẫn học giỏi, còncon chỉ biết ăn, học mà vẫn không ra gì. Lối so sánh này khó giúp trẻ nhận ra khuyết điếm của mình. Nếu có nói oan cho con, hãy can đám nhìn nhận. Trẻ rất ức hể khi bị cha mẹ nói oan. Tránh khởi tâm giận dữ hấp tấp la mắng đánh đòn mà không điều tra mọi việc rõ ràng, vì trẻ em khó lòng nhận thức lỗi lầm cá nhân cũng như tình thương của cha mẹ. Sau này khi lớn lên trẻ có thể sẽ huân tập tính bạo động khi gặp những chuyện bất bình xung đột. Chớ coi chuyện chỉ có ăn và học của con là một việc đơn giản, dễ thực hiện. Hãy quan tâm đến bạn bè của con, chớ cấm con không chơi với nhiều bạn, khiến con cảm thấy buồn tủi vì dường như bị cô lập. Hạn chế việc dùng điện thoại di động hay “pager” để kiếm soát con cái từ xa vì chúng sẽ cảm thấy luôn bị trói buộc dò xét, mà không có một không gian tự do. Hãy lắng nghe con, cố gắng phát triển kỹ năng gợi mở, tránh áp đặt, tra hỏi. Dạycon với tình thương đi đôi với sự cám thông và hiểu biết thì con cái mới dám bộc lộ hết tâm tình riêng tư. Hãy kiên nhẫn trong những lúc con cái chưa hiểu hay đồng ý với mình. Nên dành thời gian quan tâm đến con cái dù bận rộn trong công việc làm ăn buôn bán, bằng không con cái sẽ cảm thấy lạc long bơ vơ, rồi theo bạn bỏ nhà đi chơi rong. Không nên dạy trẻ đánh đập thú vật, phá hủy môi trường thiên nhiên. Khuyến thích trẻ ăn chay để trưởng dưỡng lòng từ bi, tránh huân tập nghiệp giết hại loài vật, và tránh bị những chứng bệnh dị ứng sau này. Thật ra, cơ thể của trẻ em dưới mười tuổi hầu như không thích hợp với việc ăn thịt, mà chỉ thích hợp với rau quả trái cây tươi. Vì vậy, nếu trẻ thích ăn chay thì nên nấu những món đồ chay có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển cơ thể. Theo các nhà dinh dưỡng học, rau quả trái cây chứa đầu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nên hướng dẫn trẻ vào các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh để tăng cường sức khỏe. Chính cha mẹ phải tránh tạo nhiệp giết hại loài vật hay có những hành vi bạo động. Tuyệt đối không dùng đòn roi để dạy con. Có một số người thay vì dùng lý lẽ thuyết phục con mà lại chửi mắng, dùng roi vọt, thậm chí đuổi con đi. Họ cho rằng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.” Nhưng, thực tế thì không phải như vậy. Trẻ sẽ càng hận thù cha mẹ, sẽ tìm sự an ủi ngoài xã hội và như thế nguy hiểm hơn nhiều. Ngoài ra, cha mẹ, có thể bị tội vạ “hành hạ con cái” trước pháp luật. Do đó, phải dùng sự kiên nhẫn và tình thương đầy sự hiểu biết mà dạy con. Trẻ ăn cắp do nhiều nguyên nhân nhưng không ý thức đó là làm việc xấu, do thiếu thốn hay muốn tỏ ra mình nhanh nhẹn hơn bạn bè. Một số đứa chỉ vì muốn cha mẹ quan tâm đến mình nên đã lấy trộm. Ăn cắp không phải là một tật bẩm sinh của các em, trì khi thần kinh trẻ có vấn đề. Các bậc phụ huynh không nên đánh đập hay làm nhục con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, sau đó giải thích cặn kẽ những nguy hại của hành vi này và răn nhắc chúng tránh tái phạm. Điều quan trọng nữa là hãy làm gương cho con qua sự làm việc và làm ăn buôn bán chân thật. Không nên la rầy khi con hỏi về những chuyện khó nói. Càng từ chối giải thích thì càng kích thích tình hiếu kỳ của chúng. Nên hướng con vào những thú vui lành mạnh như chơi thể thao, gia nhập câu lạc bộ các đoàn thể thanh thiếu niên, như thế sẽ chuyển hướng mối quan tâm về tình dục. Bản thân cha mẹ phải là người gương mẫu, nên tránh những hành vi lãng mạn trước mặt con cái, nhất là khi chúng đã lớn và có ít nhiều nhận thức về vấn đề. Một số phụ huynh khi thấy con đến tuổi dậy thì thưòng cấm đoán giao tiếp với bạn khác phái. Điều này càng làm cho trẻ có cảm giác bị coi thường, dễ trở nên nổi loạn. Bạn hãy giải thích cặn kẽ với con rằng trong các buổi tiệc khuya, không được uống bia, rượu; chỉ đi chơi khi có bạn bè đông đủ; không đón tiếp bạn khác phái khi cha mẹ vắng nhà. Trẻ vị thành niên trở nên lặng lẽ, không cởi mở với gia đình, hoài nghi với người lớn là do cha mẹ không gương mẫu trước mặt con cái. Đa số trẻ thích chia sẻ “bí mật” của mình với bạn bè hơn là với cha mẹ. Có em đã tự hại mình vì phát hiện cha mẹ không tốt như em nghĩ. Nói dối là một phản ứng của trẻ đối với sự dậy dỗ khó khăn của cha mẹ. Trẻ chỉ thật thà với những nguời nó tin cậy. Bởi vậy phụ huynh không nên nóng vội mà phải tìm nguyên nhân để có thái độ giáo dục hợp lý. Trẻ em dưới 5 tuổi nói dối một cách vô ý thức vì chúng chưa hiểu rõ những điều chúng nói, không phân biệt được đúng sai. Bởi vậy trẻ thường nói theo trí tưởng tượng hay giấc mơ của mình. Cha mẹ phải phân tích cho chúng hiểu rằng nói thật mới được mọi người tin cậy, yêu mến. Khi trẻ ý thức được hành vi dối trá của mình thì bạn phải tìm hiểu tại sao chúng làm như vậy. Trường hợp trẻ sợ bị trừng phạt, quở mắng vì đã làm bể chén bát, đồ đạc thì bạn phải khuyến khích co nhận lỗi và phải độ lượng với con, giúp chúng tránh lặp lại sai phạm. Nếu trẻ vì thích khoe khoang thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ có tư tưởng đó. Nếu trẻ cảm thấy bị thua thiệt, thấp kém bạn bè thì bạn cần nghiêm khắc và tạo cơ hội cho chúng làm được những điều tốt. Tránh dùng lời giả dối để dỗ dành con. Một số người thuờng dỗ con bằng những lời lẽ không đúng sự thật khi chúng quấy nhiễu. Lâu dần, trẻ sẽ mất niềm tin đối với cha mẹ, hay hoài nghi, không tin tưởng những nguời xung quanh. Thậm chí trẻ còn nhiễm tính nói dối. Vì vậy ngay lúc con cái còn nhỏ, cha mẹ phải dạy chúng đức tánh thật thà ngay thẳng. Theo các nhà tâm lý, lý do đầu tiên khiến nhiều thiếu niên sa vào con đường nghiện thuóc lá, rượu hay ma túy là các em muốn hội nhập, muốn được bạn bè chấp nhận, được làm thành viên của nhóm bạn và được yêu thích. Trẻ rất sợ bị bạn bè xa lánh, không chơi cùng. Lý dó thứ hai là các em cám thấy mình trưởng thành, không còn nhỏ nữa. Nhiều thiếu niên xem việc xử dụng ma túy, uống rượu hay hút thuốc lá là điều kiện cần yếu, là ngưỡng cửa mà các em bắt buộc bước qua để tiến vào thế giới người lớn. Nếu không các em sẽ mãi mãi là trẻ con. Lý do thứ ba là sự buồn chán và cám giác trống trải như ông bà ta thường nói “nhàn cư vi bất thiện.” Ngoài ra, một số em lại muốn phản kháng, muốn chống đối, muốn thử những thứ bị cha em hoặc nhà trường cấm đoán. Một số ít em lại tò mò, muốn biết cám giác khi “phê” hay lúc “say xỉn” như thế nào. Lý do thứ tư là trẻ em có thể bị nghiện rượu hay thuốc lá vì bắt chước cha mẹ. Thật vậy, nếu cha mẹ cờ bạc rượu chè thì chắc chắn con cái sẽ bị nhiễm tính xấu đó dễ dàng. Vì vậy, cha mẹ phải dạycon bằng thân giáo trước hết. Ngoài ra còn những nguyên nhân khách quan là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, sự thiếu quan tâm của gia đình. Sau Đây Là Những Lời Khuyên Của Hiệp Hội Y Khoa Mỹ Dành Cho Cha Mẹ: Tổ chức lễ tết không rượu. Đảm bảo trong thực đơn những bữa tiệc có con cái tham dự không có rượu. Nói cho con biết về những nguy hiểm, tác hại mà rượu gây ra. Giúp con tránh mọi áp lực, rủ rê uống rượu bia hút chích từ phía bạn bè. Không coi say rượu như một chuyện hài hước hay đáng chú ý và khích lệ. Nói chuyện với con và chủ động tham gia vào đời sống của chúng. Tìm hiểu xem con cái làm gì trong thời gian rảnh rỗi, rồi khuyến khích con cái phát triển năng khiếu và ý thích cá nhân như viết lách, tô vẽ, chơi thể thao, sang tạo vật dụng, đọc tụng kinh điến và hành trì theo Phật pháp. Đối với trẻ mạnh dạn, sống hướng ngoại: Vừa khỏi nghĩ điều gì, nó liền nói ngay nên nói rất nhiều. Chớ ngắt lời, vì trẻ sẽ bị cụt hứng. Hãy khuyến khích trẻ nói tiếp cho đến khi chấm dứt câu chuyện. Trẻ hướng ngoại có thể hay nói dối, bịa chuyện với bạn bè. Thực ra, nó không cố tình gạt ai cả mà chỉ muốn được mọi người chú ý. Hãy nói riêng với trẻ về tầm quan trọng của tính trung thực. Hãy khuyến khích trẻ gia nhập những đoàn thể thanh thiểu niên sinh hoạt lành mạnh như Gia Đình Phật Tử chẳng hạn, hay làm việc chung với các hội đoàn thiện nguyện để luyện đức tánh tháo vát, giúp người. Đối với trẻ trầm tĩnh, thích hướng nội: Hãy nói với thầy cô về tính cách con bạn để họ có biện pháp giúp đỡ, làm cho trẻ không bị lu mờ bơi những học sinh mạnh dạn khác. Muốn hỏi bất cứ một điều gì, bạn đừng nên nôn nóng, tra hỏi dồn dập. Làm vậy, trẻ sẽ lúng túng và im lặng, hãy tôn trọng sự chậm chạp của con và đừng ngắt lời khi nó nói. Cha mẹ nên tôn trọng các mối quan hệ xã hội của con. Trẻ hướng nội thường ít bạn, cách tốt nhất là bạn nên thu xếp cho trẻ và bạn thân của nó tham dự những hoạt động mà chúng yêu thích, bỏ qua những buổi tiệc đông khách. Những đứa trẻ này có khuynh hướng nghiêng về cuộc sống tâm linh. Vì vậy, nên dẫn con đến Chùa, gần gũi chư tăng để được hướng dẫn tu học Phât Pháp. Đừng sợ con mình sau này sẽ đi tu, mà nên mừng rằng nếu được gần gũi Tam Bảo, cuộc sống tâm [...]... sám, thì con cái dễ dàng huân tập theo những đức tánh tốt qua việc quan sát cử chỉ hành vi đạo đức cũng như lắng nghe những lời tụng kinh niệm Phật của cha mẹ Điều tốt hơn nữa là cha mẹ ở nhà nên mở các băng thuyết giảng của quý Thầy để mình vừa nghe và con cái cũng được nghe Nếu chúng không nghe rành tiếng Việt, hãy cố gắng chuyển dịch và giải thích cho chúng thì từ từ chúng sẽ thấm nhập Phật pháp Hoặc... chúng không nghe rành tiếng Việt, hãy cố gắng chuyển dịch và giải thích cho chúng thì từ từ chúng sẽ thấm nhập Phật pháp Hoặc vào mỗi buổi cơm tối họp mặt gia đình, cha mẹ có thể đọc cho con cái nghe những mẫu chuyện Phật pháp như tiền thân của đức Phật chẳng hạn Dần dà những câu chuyện đó sẽ thâm nhập vào tâm tư của chúng và sẽ ảnh hưởng tích cực trong tương lai Tu Viện Vạn Phật Đảnh, Tỳ kheo Thích Hằng . Phương Pháp Dạy Con Muốn có con khỏe mạnh và thông minh, cha mẹ phải chuẩn bị từ rất sớm, không phải đợi đến. can đảm chấp nhận con mình xấu và sai, chớ tự lừa dối và an ủi rằng con mình chỉ bị bạn bè lôi kéo…, để răn nhắc con cái tránh tái phạm. Tránh so sánh với con rằng bằng tuổi con, ngày xưa cha. Chớ coi chuyện chỉ có ăn và học của con là một việc đơn giản, dễ thực hiện. Hãy quan tâm đến bạn bè của con, chớ cấm con không chơi với nhiều bạn, khiến con cảm thấy buồn tủi vì dường như