1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cán bộ, công chức, viên chức

29 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Cán bộ, công chức, viên chức

Trang 1

Chương V: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN

Trang 2

Công chức: (K2 Đ 4 Luật cán bộ, công chức)

Là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch

giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn

vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì công chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị

sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trang 3

Cán bộ, công chức cấp xã:

Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức

vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trang 4

Viên chức: (Điều 2 Luật viên chức)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trang 5

2 Phân loại công chức, viên chức

Phân loại công chức

 Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm:

-Công chức loại A

-Công chức loại B

-Công chức loại C

-Công chức loại D

 Căn cứ vào vị trí công tác:

-Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

-Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

Trang 7

II Quy chế pháp lý chung của cán bộ, công chức, viên chức

1 Quyền của cán bộ, công chức, viên chức

- Quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ

của cán bộ, công chức (điều 11, Luật cb, cc).

- Quyền về hoạt động nghề nghiệp của viên chức (điều

11 Luật viên chức).

- Quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan

đến tiền lương (Điều 12 Luật cb, cc và Luật viên chức).

- Quyền được nghỉ ngơi và các quyền khác (điều 13

Luật cb, cc và Luật viên chức)

Trang 8

2 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức

- Nghĩa vụ chung (điều 8 Luật cb, cc; điều 16 Luật viên chức).

-Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp (điều 9 Luật

cb, cc; điều 17 Luật viên chức).

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu,

của viên chức quản lý (điều 10 Luật cb, cc; điều 18 Luật viên chức)

Trang 9

3 Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức

Điều 15, 16, 17 Luật cán bộ, công chức

4 Những việc cán bộ, công chức không được làm

Điều 18,19,20 Luật cb, cc; điều 19 Luật viên chức

Ngoài ra cán bộ, công chức còn không được thực hiện một số các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:

Trang 10

- Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều

hành DNTN, CT TNHH, CTCP, CTHD, HTX, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

- Làm tư vấn cho DN, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước,

bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết

- Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn

vị vì vụ lợi.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ

hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào

doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người

đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước

Trang 11

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài

vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ

chức, đơn vị đó

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được

để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp

- Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và

những cán bộ quản lý khác trong DN của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với DN thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép DN thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố,

mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của DN mình; bố trí

vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về

tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong DN

hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho DN.

Trang 12

5 Tuyển dụng công chức, viên chức

Điều kiện tuyển dụng:

+ Điều kiện chung:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

Trang 13

+ Điều kiện riêng

Tùy theo yêu cầu của vị trí dự tuyển có các điều kiện riêng khác nhau (trình độ tin học, ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc….)

Các trường hợp không được đăng ký dự tuyển:

- Không cư trú tại Việt Nam;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị

áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dưỡng.

Trang 14

Điều 38 Luật cb, cc; điều 21 Luật viên chức

- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng

Trang 15

Quy trình tuyển dụng:

- Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ

- Tổ chức sơ tuyển

- Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển

- Thông báo trúng tuyển và nhận việc

 Chế độ tập sự của công chức, viên chức

Đối với công chức (điều 20 NĐ 24/2010/NĐ-CP)

- Công chức loại C: 12 tháng

- Công chức loại D: 6 tháng

Đối với viên chức: từ 3 tháng đến 12 tháng (Điều 27 Luật viên chức)

Trang 16

6 Ngạch và việc bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức

Ngạch:

5 Loại: + Chuyên viên cao cấp và tương đương

+ Chuyên viên chính và tương đương

+ Chuyên viên và tương đương

Trang 17

7 Điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ,

công chức, viên chức

Điều động:

Là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

Biệt phái:

Là việc công chức, viên chức của cơ quan, tổ

chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ

Luân chuyển:

Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được

cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ

Trang 18

8 Các trường hợp chấm dứt nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức

Trang 19

-Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức, viên chức

- Trường hợp áp dụng: khi cán bộ, công chức, viên chức đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động

Trang 20

III Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức

 Khái niệm, đặc điểm

Là hậu quả pháp lý bất lợi mà cán bộ, công chức,

viên chức phải gánh chịu khi thực hiện những hành

vi mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật

Trang 21

Đặc điểm:

-Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật

- Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức

-Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức

-Trách nhiệm kỷ luật có thể được áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm pháp lý khác

-Thủ tục truy cứu trách nhiệm kỷ luật là thủ tục hành chính.

-Kết quả của việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật được thể hiện bằng quyết định xử lý kỷ luật

Trang 22

Các nguyên tắc của trách nhiệm kỷ luật

-Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật;

-Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật

-Các yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ được xem xét làm căn cứ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm.

-Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho xử lý kỷ luật.

-Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

Trang 23

Hình thức xử lý kỷ luật

- Với cán bộ: điều 78 Luật cán bộ, công chức 2008

- Với công chức: điều 79 Luật cán bộ, công chức2008

- Với viên chức: điều 52 Luật viên chức năm 2010

- Với cán bộ, công chức cấp xã thì có các hình thức

xử lý kỷ luật tương tự như đối với cán bộ, công chức nói chung

Trang 24

Thời hiệu, thời hạn

- Thời hiệu: k1đ80 Luật cb,cc; điều 6 NĐ CP; k1đ53 Luật vc; k1đ 7 NĐ 27/2012/NĐ-CP

- Thời hạn: k2đ80 Luật cb,cc; điều 7 NĐ 34/2010/NĐ-CP; k2 đ53 Luật vc; điều 8 NĐ 27/2012/NĐ-CP

Trang 25

34/2010/NĐ- Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật

 Đang trong th i gian mang thai, ngh thai ờ ỉ

s n, nuôi con d ả ướ i 12 tháng tu i ổ

 Đang b t m gi , t m giam ch k t lu n ị ạ ữ ạ ờ ế ậ

c a c quan đi u tra, truy t , xét x ủ ơ ề ố ử

Trang 26

Quy trình xử lý kỷ luật

- Thành lập hội đồng xử lý kỷ luật (đ18 CP; điều 16,17 NĐ 27/2012)

NĐ34/2011/NĐ Triệu tập cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật

- Hội đồng kỷ luật tiến hành họp

- Ra quyết định kỷ luật

Thẩm quyền xử lý kỷ luật

Điều 15 NĐ 34/2011/NĐ-CP; đ 14 NĐ 27/2012

Trang 27

3 Trách nhiệm vật chất

 Khái niệm, đặc điểm

 Khái niệm: (khoản 1 điều 2 Nghị định 118/2006/NĐ-CP về

xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức).

 Đặc điểm:

- Cơ sở phát sinh trách nhiệm là có thiệt hại gây ra cho cơ quan,

tổ chức, đơn vị do hành vi trái pháp luật, có lỗi.

- Chủ thể của quan hệ trách nhiệm vật chất là cán bộ, công

chức, viên chức.

- Đối tượng được bồi thường, hoàn trả là nhà nước.

- Không áp dụng độc lập mà kèm theo các dạng trách nhiệm

Trang 28

-Liên đới chịu trách nhiệm vật chất trên cơ sở mức độ

thiệt hại vật chất thực tế và mức độ lỗi đối với trường

hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại

-Thành lập hội đồng xem xét xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức, viên chức gây thiệt hại

-Miễn trách nhiệm vật chất trong một số trường hợp nhất định

Trang 29

Trình tự thủ tục bồi thường

-Chuẩn bị xử lý (Xác minh, đánh giá sơ bộ thiệt hại, lập biên bản về nội dung vụ việc)

-Xem xét ở hội đồng

-Ra quyết định bồi thường

-Khiếu kiện và giải quyết quyết định bồi thường

-Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường

Ngày đăng: 21/04/2014, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w