1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu phát hiện động dục trấu cái để phối giống nhân tạo

177 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

TRUNG TÂM CNCGTBCN CHĂN NUÔI THÁI SINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC TRẤU CÁI ĐỂ PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO CNĐT: HÀ VĂN CHIÊU 8250 HÀ NỘI- 2010 1 Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ Các thông tin chung về đề tài 1.Tên đề tài: Nghiên cứu phát hiện động dục trâu cái để phối giống nhân tạo Mã số: Đề tài: Cấp Bộ Lĩnh vực khoa học: Nông nghiệp 2. Cơ quan quản lý: Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Địa chỉ: Số 53, Nguyễn Du, Hà Nội 3. Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao tiến bộ công nghệ chăn nuôi Thái Sinh 4. Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Văn Chiêu Thờng trú: Cụm Môncađa, Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội 5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2009 đến năm 2010 6. Kinh phí đề tài: - Đợc phê duyệt : 250 000 000 đ - Đã thực hiện : 250 000 000 đ 7.Mục tiêu cụ thể: - Tìm đợc hiện tợng động dục điển hình ở trâu cái để phối giống nhân tạo có chửa đạt tỷ lệ thụ thai 40% - Tìm đợc biện pháp kỹ thuật phát hiện trâu cái động dục trong điều kiện nông thôn - Xác định đợc thời điểm phối giống có tỷ lệ chửa 40% - Phối giống đợc ít nhất 80 trâu cái có chửa 8. Nội dung - Nghiên cứu những hiện tợng động dụctrâu cái - Nghiên cứu xác định đợc các hiện tợng động dục điển hình dễ nhận biết ở trâu cái - Tìm biện pháp kỹ thuật phát hiện động dục - Xác định thời điểm phối giống nhân tạo tốt nhất ở trâu cái - Nghiên cứu tính thời vụ về động dụctrâu cái nội 9. Sản phẩm của đề tài: Dạng I : - Báo cáo các hiện tợng động dục điển hình ở trâu cái - Danh sách trâu cái chó chửa hoặc đã đẻ nghé con Dạng II : - Quy trình phát hiện động dục trâu cái Dạng III -Bảng dữ liệu về trâu cái động dục và đợc phối giống nhân tạo - Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu phát hiện động dục trâu cái để phối giống nhân tạo Các chuyên đề khoa học - Chuyên đề 1: Hiện tợng động dụctrâu cái, sự khác biệt với hiện tợng động dục ở bò cái và phơng pháp nhận biết - Chuyên đề 2: Tầm quan trọng của phối giống nhân tạo cho trâu và các biện pháp tiến hành phối giống nhân tạo trâu cái ở nông thôn Việt Nam 2 Phần 1 Mở đầu Con trâu Việt Nam ( Swamp Buffalo ) gắn bó với nông dân nớc ta từ bao đời, thể hiện ở câu dân gian Con trâu là đầu cơ nghiệp. Con trâu là nguồn sức kéo quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, trâu cày kéo trên mọi địa hình, từ ruộng nớc ở vùng đồng bằng đến ruộng bậc thang miền núi và nhẫn nại kéo gỗ trong rừng dới suối mà đến nay, mặc dù đã vào thời đại công nghiệp hóa vẫn cha có loại máy nào thay thế đợc. Trâu cung cấp một nguồn phân bón hữu cơ và sạch khá lớn cho cây trồng, hàng năm mỗi trâu cho khoảng 4 tấn phân chuồng ( đủ bón cho 1 sào bắc bộ/năm), từ cày keó đến phân bón, con trâu tham gia đắc lực vào thành quả thửa ruộng 5 tấn rồi trên 10 tấn/ha. Thịt trâu là thực phẩm đợc con ngời a thích và đã đợc coi nh một đặc sản ở nhiều nơi. Hàng năm, đàn trâu nớc ta đã cung cấp trên 100 000 tấn thịt và đang đợc thị trờng a chuộng, không phải bán lẫn với thịt bò nh trớc đây. Con trâu còn cung cấp da, sừng, xơng, lông làm hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Thực tế, con trâu trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân để nuôi con ăn học, giải quyết việc lớn trong gia đình, nhiều nơi còn là con vật tâm linh để tế lễ và phục vụ du lịch thể thao. Con trâu quan trọng là vậy, tuy đang bị con ngời lãng quên, với lợi thế phàm ăn, dễ nuôi, đàn trâu nớc ta vẫn phát triển với tốc độ 0,72% /năm. Hiện nay nớc ta có khoảng 2 920 000 con trâu, đợc nuôi chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc ( khoảg 88%), số ít ( 12%) ở các tỉnh phía Nam. Chúng đợc nuôi phân tán trong các hộ nông dân ( 1-2 con/hộ) ở vùng đông bằng để cày kéo, lấy phân kết hợp sinh sản; còn ở vúng núi chúng đợc nuôi quảng canh, thờng thả rông theo đàn trên bãi chăn thả tự nhiên. Do thiếu bàn tay của các nhà quản lý và các nhà khoa học, đàn trâu không những chỉ tăng chậm mà còn bị thoái hoá về phẩm giống, tầm vóc giảm, khả năng chống chịu và sinh sản thấp. Từ nhiều năm nay, rất ít các chơng trình, dự án về con trâu. Mấy chục năm nay, mới có một số đề tài nghiên cứu của một số nhà khoa học còn tâm huyết với trâu, và mới chỉ giải quyết đợc việc sản xuất lu giữ tinh đông lạnh, còn việc trực tiếp phối giống nhân tạo cho trâu là cha có công trình nghiên cúu nào. Do vậy, ngoài những hạn chế sinh sản kém của bản thân con trâu và thời tiết khắc nghiệt thì việc phối giống nhân tạo cho trâu, việc giải quyết nạn thiếu trâu đực giống ở các vùng đồng bằng là cha có đề tài nào đề cập đến. Nhằm giải quyết những hạn chế trên và góp phần khôi phục, phát triển và phát huy vai trò con trâu nớc ta, dựa trên kết luận khoa học Để phát hiện động dục ở gia súc, tốt nhất nên dùng đực thí tình. Nếu không có đực thí tình, có thể quan sát con cái qua những biểu hiện toàn thân, âm hộ và trạng thái nớc nhờn (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) chúng tôi đã tiến hành đề tài Nghiên cứu phát hiện động dụctrâu cái để phối giống nhân tạo . Nghiên cứu này đã tiến hành trong 2 năm ( 2009 -2010) mục đích và mục tiêu cụ thể là: - Mục đích chung: Nhằm tìm giải pháp giải quyết những tồn tại và hạn chế vừa nêu, phát huy khả năng sinh sản của trâu cái, sử dụng rộng rãi kỹ thuật phối giống nhân tạo trong đàn trâu, góp phần phát triển đàn trâu Việt Nam và tăng thu nhập cho ngời nuôi trâu. 3 - Mục tiêu cụ thể: - Tìm đợc hiện tợng động dục điển hình ở trâu cái để phối giống nhân tạo có chửa 40% - Tìm đợc các biện pháp kỹ thuật phát hiện trâu cái động dục trong điều kiện nông thôn Việt Nam - Xác định đợc thời điểm phối giống cho trâu cái có tỷ lệ chửa 40% - Phối giống đợc ít nhất 80 trâu cái có chửa. 4 Phần 2 Tổng quan tình hình đàn trâu và nghên cứu về phối giống nhân tạo trâu ở nớc ngoài và ở Việt nam Trâu là gia súc lớn, nhai lại, có sừng thuộc lớp động vật có vú (Mammalia ), bộ móng guốc chẵn ( Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Rumianantia), họ sừng rỗng ( Bovidae), tộc bò ( Bovini), loài trâu ( Bubalus bubalis). Loài trâu có 2 giống chính là giống trâu đầm lầy ( Swamp buffalo) và giống trâu sông ( River buffalo ). Trớc khi đợc thuần hóa, trâu vốn sống hoang dã ở các nớc Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Trớc cả loài bò, trâu đợc thuần hóa cách đây khỏang 5 000-7 000 năm. Tại châu á, vào khỏang 30 thế kỷ trớc Công Nguyên, trâu đã đợc thuần dỡng ở vùng Sông ấn, vùng Lỡng Hà ( khu vực I rắc ngày nay). Trung Quốc đã nuôi trâu từ năm 2 000 trớc Công nguyên do du nhập từ phía Nam. Mãi về sau, năm 723, trâu từ Lỡng Hà mới du nhập vào Jordany. Đến Thế kỷ thứ 13, những ngời tham gia Thập tự chinh đã đa trâu vào Châu âu và bắt đầu nuôi ở khu vực sông Đanuyp và vùng đầm lầy Pontin ( Italia). ở Việt Nam, cách đây khoảng 4000-5000 năm, những ngời Việt cổ cũng đã sớm thuần hóa con trâu để gíup nghề trồng lúa nớc. Trâu đợc thuần dỡng là vật nuôi rất quan trọng trong đời sống con ngời ở các nớc Châu á. Chúng đợc dùng làm sức kéo, sản xuất thịt và sữa, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình nông dân. Hiện nay, cả thế giới có trên 174 000 000 con trâu, trong đó phân bố chủ yếu ( khoảng 97 % đàn trâu trên thế giới) đợc nuôi ở các nớc Châu á nh ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam. 2.1. Tình hình đàn trâunghiên cứu về phối giống nhân tạo trâu trên thế giới Quần thể loài trâu trên thế giới có khoảng trên 180 000 000 con, trong đó chủ yếu tập trung ở các n ớc cha phát triển. Châu á là vùng nuôi nhiều trâu nhất, khoảng 165 000 00 con ( chiếm 97% tổng đàn trâu thế giới), Châu Phi có khoảng 3 400 000 con ( 2 %), Châu Mỹ có khoảng 1 360 000 con ( 0,8% ) và Châu âu có khoảng 340 000 con ( 0,2% ) ( theo thống kê của FAO, 2006). Nớc nuôi nhiều trâu nhất là ấn Độ 98 000 000 con ( 56% tổng đàn trâu thế giới ), tiếp đến là Pakistan 26 300 000 con ( 15% ), Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới có 22 700 000 con ( 13%). Việt Nam có gần 3 000 000 con trâu bằng khoảng 1,72% tổng đàn trâu thế giới và cũng đợc xem là một trong những nớc nuôi nhiều trâu ( đứng thứ 7 thế giới ). Loài ngời nuôi trâu với lợi ích vô cùng to lớn: Đầu tiên là sức kéo, từ lâu và ngay cả hiện nay, con trâu đã nhẫn nại phục vụ con ngời cày bừa đất trồng cấy, kéo xe chuyên chở hàng hóa vật liệu vật t và hành khách, quay guồng bơm nớc, kéo máy ép mía. Hàng năm, trâu cung cấp khoảng 72 000 000 tấn sữa với chất lợng sữa ngon, nhiều bơ, là nguồn sữa sạch và chứa ít chất cholesterol, là con thứ 2 cung cấp cho loài ngời nhiều sữa nhất trên hành tinh này; cung cấp cho con ngời trên 3 000 000 tấn thịt sạch, ngon mà ngày nay đuợc coi là đặc sản; là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân ở nớc nghèo và nuớc đang phát triển. Con trâu cũng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nớc và đợc nuôi chủ yếu với mục đích lấy sữa, lấy thịt và sức kéo ( Igawle and R.L. 5 Dhoble, 2004), ngoài ra còn phục vụ thể thao, du lịch và là con vật tâm linh ở nhiều dân tộc. Con trâu còn có lợi thế là con vật rất dễ nuôi, phàm ăn, chống chịu bệnh tật tốt so với con bò. Tuy nhiên, nhìn chung, quần thể đàn trâu phát triển chậm, chủ yếu do sinh sản kém mà khoa học cha tác động một cách tích cực. Sinh sản là một thiên chức bẩm sinh của bất cứ cơ thể sống nào để duy tì nòi giống của chúng. Con ngời trên hành tinh chúng ta đã biết lợi dụng thiên chức này để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho mình. Phối giống nhân tạo là một trong những hoạt động đó. Từ thủa xa xa ( khoảng 800 năm trớc Công nguyên), con ngời đã biết sử dụng kỹ thuật giản đơn, phơng tiện phối giống nhân tạo sơ khai lúc đó là nắm bọt biển, sau đó ( năm 286 trớc Công nguyên) là nắm lông ngựa. Rồi trải qua một thời kỳ khá dài, do khoa học cha phát triển, đặc biệt do một số thế lực tín ngỡng cấm đoán, cho rằng PGNT là trái ý chúa trời, nên PGNT không phát triển đợc ( Nguyễn Tấn Anh- Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Ngày nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật và nhờ tác dụng lớn lao của chính bản thân kỹ thuật PGNT, Phối giống nhân tạo ( PGNT ) đã đợc coi nh là một ngành công nghệ sinh học bao gồm các hoạt động kỹ thuật do con ngời tiến hành nhằm di chuyển tinh dịch ( tinh thanh và tinh trùng) từ con đực đến đặt vào đờng sinh dục con cái vào thời điểm thích hợp để con cái có chửa và đẻ con, thay vì cho con đực giao cấu trực tiếp với con cái. Các nhà khoa học thế giới đã tạo đợc Công nghệ phối giống nhân tạo bao gồm các bớc chính: Tạo chọn đực giống Nuôi đực giống Khai thác tinh dịch Pha chế tinh dịch, phân liều Đông lạnh bảo quản tinh dịch Phát hiện động dụcphối giống con cái. PGNT thực sự đã trở thành công cụ hữu hiệu của công tác giống vật nuôi. Nhờ phối giống nhân tạo, trên thế giới hàng năm có hàng triệu gia súc cao sản đợc tạo ra và đóng góp cho nhân loại rất nhiều sản phẩm chăn nuôi nh sức kéo, phân bón và đặc biệt là thịt, sữa một loại thức ăn giàu đạm, giàu chất dinh dỡng mà ch a có bất cứ sản phẩm nào thay thế đợc. Các nhà khoa học và quản lý PGNT cũng đã khẳng định rằng, khi dùng kỹ thuật phối giống nhân tạo, tỷ lệ chửa đẻ trong một đàn cái phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố đợc toán học hóa bằng Phơng trình sinh sản của các nhà khoa học thuộc Hãng American Breeding Service ( ABS ): % Có chửa = A x B x C x D Trong đó: % Có chửa = Tỷ lệ có chửa của đàn cái đợc phối giống Yếu tố A (%) = Tỷ lệ đàn cái có khả năng sinh sản tốt Yếu tố B (%) = Tỷ lệ đàn cái đợc phát hiện động dục Yếu tố C (%) = Trình độ tay nghề ngời phối giống Yếu tố D(%) = Chất lợng tinh đông lạnh sử dụng 6 Theo thuật toán đơn giản, khi phân tích phơng trình trên cho thấy: Tỷ lệ chửa đẻ trong một đàn cái không phải là tổng hoặc trung bình cộng của các yếu tố trên, mà là tích của 4 nhóm yếu tố đó, mỗi yếu tố là thừa số nhân đợc thể hiện bằng số thập phân ( 0, ), nên tỷ lệ này luôn nhỏ hơn giá trị của bất cứ yếu tố ( một thừa số nhân) nào đó. Nếu càng nhiều yếu tố có gía trị thấp thì tích này ( % có chửa) càng thấp. Hơn thế nữa, nếu chỉ cần 1 yếu tố ( thừa số nhân) bằng 0 thì tích này ( % có chửa) sẽ bằng 0. Nh vậy, trong phơng trình sinh sản này, chỉ cần một yếu tố xấu sẽ dẫn đến kết quả chửa đẻ ( kết quả của phối giống nhân tạo) là thấp, và nếu có một yếu tố cực xấu ( nh yếu tố B = đàn cái đợc phát hiện động dục ) thì số cái có chửa sẽ ít, tỷ lệ đẻ sẽ thấp ; hoặc xấu hơn, không phát hiện động dục đợc con cái nào, không có con cái nào đợc phối giống, tất yếu sẽ không có con cái nào có chửa để đẻ con. Từ phân tích này, nhiều nhà khoa học thế giới đã quan tâm nghiên cứu hạn chế đợc ảnh hởng tiêu cực của từng nhóm yếu tố trong đó có yếu tố B (động dụcphát hiện động dục con cái ). Những năm đầu của thập niên 1930 ( ABS, 1991), Công nghệ bảo tồn tinh dịch bò bắt đầu hình thành, sau đó tiếp tục phát triển dần cho đến ngày nay. So với loài bò và lợn, PGNT ở trâu phát triển còn rất chậm trên thế giới, hình nh bị loài ngời lãng quên. Tuy nhiên, phối giống nhân tạo ( PGNT ) trâu bằng tinh lỏng đã đợc bắt đầu từ những năm 1940, thành công đầu tiên của phối giống nhân tạo trâu đợc ghi nhận là con nghé đầu tiên ra đời vào năm 1943 tại ấn Độ ( Ranjian và Pathak, 1993 ). Ban đầu, tinh dịch trâu đợc lấy ra, pha loãng để tăng liều phối, và phối tinh lỏng này cho trâu cái. Mãi về sau này, mới sử dụng môi trờng pha loãng, đông lạnh bảo quản và phối nhân tạo cho trâu cái. - Từ năm 1972, nghiên cứu thành công đông lạnh tinh dịch trâu, bảo quản, giải đông, phối giống thành công ở Pakistan, ấn Độ, Bulgary ( Alexiev, 1998 ). Hiện nay, PGNT trâu đã phát triển ở một số nớc, nhng tỷ lệ có chửa còn thấp so với nhảy tự nhiên. Theo Agarwal và Shankar ( 1994) thì phối tự nhiên, tỷ lệ có chửa là trên 60%, phối giống bằng tinh lỏng 35-60%, còn phối nhân tạo bằng tinh đông lạnh mới đạt 25-40%. Tại Ai Cập, theo ông Mohamed Abdel ( năm1999- 2000) tỷ lệ phối giốngtrâu Murrah là 65,8% và 66,8%. Tuy nhiên, hàng năm cũng có hàng trăm ngàn nghé con ra đời bằng công nghệ PGNT, chủ yếu là ở các nớc nh ấn Độ, Pakistan, Bulgary, ý, Trung Quốc, Philippine và vùng Trung á. Một số nghiên cứu có liên quan đến PGNT trên thế giới cũng đợc tiến hành nhng rất rải rác mà chủ yếu xoay quanh công nghệ bảo tồn tinh đông lạnh trâu, nổi bật nh: - Năm 1983, có nhiều nghiên cứu của Rao và Rao về kiểm soát chu kỳ động dục trâu cái nhằm giúp cho thụ tinh nhân tạo đạt hiệu quả cao. - Năm 1996, A.J. Dhami, K.L. Sahni và các cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hởng của một số yếu tố khác nhau đến khả năng chịu lạnh, khả năng tồn tại và khả năng thụ tinh của tinh trùng trâu trong điều kiện nhiệt đới. - Năm 2000, Fabbrocini, C.Del Serbo, G.Fasano, nghiên cứu thành công về tác dụng của tỷ lệ chất Glycerol và Pyruvate trong môi trờng pha loãng để đông lạnh bảo tồn tinh dịch trâu. 7 - Năm 2000, Sarnone và M.J.A. Nastri, nghiên cứu thành công bảo tồn tinh dịch trâu -Năm 2001, P.Sukhato, S.Thongsodseang và cộng sự tiến hành nghiên cứu về ảnh hởng của nhiệt độ đến sức hoạt động và khả năng thụ tinh của tinh trùng trâu sau giải đông. - Năm 2006, Deng Jixan, Jiang Quinyang và đồng nghiệp khác ở Trung Quốc, đã có kết quả về nghiên cứu ảnh hởng của một số biện pháp sử lý gây động dục nhiều trứng ở trâu cái. - Năm 2006, tác giả Jiang Riming và Wei Yingming, tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ động dục đồng pha ở trâu đầm lầy Trung Quốc. -1983, Rao và Sreemannayana nghiên cứu về tạo động dục đồng pha ở trâu cái bằng sử dụng dụng cụ đặt âm đạo có chứa Progesterone. -Năm 2006, nghiên cứu về biện pháp tiêm estogene và progesterone trong chu kỳ động dục trâu cái Trung Quốc - Năm 2006, William, H.F.L.Ribeiro và đồng nghiệp nghiên cứu sử dụng hormone gây rụng trứng đồng pha ở trâu cái theo mùa phối giống bằng thụ tinh nhân tạo. Do các hiện tợng động dục của trâu cái không rõ ràng khó nhận biết bằng các biện pháp chủ quan thông dụng ( quan sát bằng mắt thờng), nên thụ tinh nhân tạo khó áp dụng, ngời chăn nuôi và nguời phối giống từ lâu rất ít sử dụng công nghệ PGNT cho trâu cái mà chủ yếu cho nhảy trực tiếp để giải quyết nhu cầu sinh sản trâu cái. Có nhiều nhận xét cho rằng kỹ thuật phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống tốt nhất ở trâu cái là tồn tại chủ yếu cần phải nghiên cứu để giải quyết. Các công trình nghiên cứu thực hiện trên thế giới chủ yếu đi sâu nghiên cứu bảo tồn tinh dịch trâu và các công trình nghiên cứu gây động dục đồng pha phục vụ cho công nghệ cấy truyền hợp tử. Rất ít những công trình nghiên cứu nhằm giải quyết khó khăn và tồn tại về phát hiện động dụctrâu cái ( các hiện tợng động dụctrâu cái, các biện pháp phát hiện động dục của chúng, mà tầm quan trọng của nó là quyết định thành quả của PGNT nh Phơng trình sinh sản của ABS nêu ra ), nên công tác thụ tinh nhân tạo trâu khó phát triển đợc nh đang phát triển ở loài bò và lợn. Các nhà khoa học thế giới cũng dã nghiên cứu tổng kết đợc một số vấn đề chính về đặc tính sinh sản của trâu cái liên quan đến phối giống nhân tạo: TT Đặc tính sinh sản ĐVT ấn Độ Nơi khác 1 Tuổi phát dục Tháng 36- 42 28- 36 2 Chu kỳ động dục Ngày 21 (18- 25) 19- 24 3 Độ dài động dục Giờ 12-24 14-25 4 Thời điểm rụng trứng sau động dục Giờ 10-14 8-16 5 Thời điểm phối giống tốt nhất Giờ 8 giờ cuối pha động dục 6-12 giờ cuối pha động dục 6 Thời gian mang thai Ngày 310 (305-314 ) 300- 316 8 7 Thời gian hồi phục tử cung sau đẻ Ngày 25-35 30- 70 8 Khoảng cách lý tởng 2 lứa đẻ Tháng 13-14 - Khoảng cách thực tế 2 lứa đẻ Tháng - 16-30 2.2.Tình hình đàn trâunghiên cứu về phối giống nhân tạo trâu ở Việt Nam 2.2.1.Những nét cơ bản về con trâu ở Việt Nam - Nguồn gốc và giống của con trâu Việt Nam: Con trâu Việt Nam cũng đợc thuần hóa từ loài trâu ( Bubalus bubalis ), để giúp cho nghề trồng lúa nớc phát triển, đáp ứng nhu cầu lơng thực, cách đây khoảng 4000-5000 năm, những ngời Việt cổ cũng đã sớm thuần hóa con trâu từ loài trâu hoang. Trâu nội Việt Nam thuộc giống trâu đầm lầy ( Swamp buffalo ), có 48 NST. Tổ tiên của chúng là trâu rừng Bubalus Arrnee mà ngày nay còn tồn tại rất ít ở vùng Đông Nam á và Đông Dơng. Trâu nội Việt Nam có sừng dài, thon nhọn, cong hình bán nguyệt về phía trên và hớng về phía sau. Đầu to; trán phẳng, hẹp; mặt ngắn, mõm rộng; tai to rộng; cổ dài; thân ngắn, ngực lép, bụng to, mông thấp, chân thấp và mảnh, móng xòe; đuôi ngắn; vú bé lùi về phía sau; con đựcdơng vật dính chặt vào bụng, túi dịch hòan ngắn. Màu lông đặc trng là màu tro sẫm, lông tha, da dày, khô, thờng có vệt khoang trắng hình chữ V lông da màu hồng vắt ngang phía dới cổ và một vệt trên ngực. Một số ít có lông màu trắng hồng ( trâu trắng). Trâu cũng thờng có các khoáy lông phân bố ở trên thân không theo quy luật nào mà thờng đợc ngời dân chú ý khi chọn lọc và mua bán trâu, đôi khi có kèm cả tín ngỡng. Do đặc điểm sinh thái từng vùng, điều kiện nuôi dỡng khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau mà chúng phát triển thành nhiều nhóm chủ yếu theo tầm vóc; nhóm to nh trâu Ngố ( 400- 500 kg), chủ yếu ở miền núi; nhóm trâu có tầm vóc bé nh trâu Gié (300-400 kg), chủ yếu gặp ở miền đồng bằng. (Trâu cái Việt nam- Nguồn: Thái Sinh) 9 ( Trâu đực Việt Nam- Nguồn: Thái sinh) - Chăn nuôi trâu những năm gần đây ở nớc ta: Tổng đàn trâu nớc ta, hiện nay có khoảng 2 920 000 con, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, còn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nuôi ít trâu. Mức độ tăng đàn trong những năm gần đây thấp, bình quân tăng 0,72%/năm, giao động lớn theo vùng, thậm chí có vùng giảm đầu con. Các vùng tăng đầu con nh Tây Bắc: 4.6%, Bắc Trung Bộ: 1,48%, Duyên hải Miền Trung: 4,12%, Tây Nguyên: 5,12% và vùng Đông Bắc tăng 0,32%; các vùng giảm nh vùng Đông Nam Bộ: 5,08%, Đồng bằng sông Cửu Long: 7,93%, Đồng bằng sông Hồng: 5,22% ( Theo Chiến lợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020). Trâu Việt Nam có khối lợng lúc trởng thành trung bình con đực 400-450kg, cái 330-350 kg, tỷ lệ thịt xẻ 42-45%. Do chăn nuôi trâu không đợc đầu t, nên tầm vóc của trâu ta có xu hớng giảm mạnh: theo số liệu điều tra, từ năm 1985 đến năm 2000, tầm vóc của trâu đực giảm từ 476 xuống còn 422,3 kg/con ( giảm 11,%), trâu cái từ 406 kg xuống còn 346,5 kg/con ( giảm 14,6%). Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái do cận huyết của đàn trâu nội ( Theo Chiến lợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020). Tuy đàn trâu tăng chậm, tác động của con ngời quá ít, nhng hàng năm, đàn trâu nớc ta, theo con số thống kê, vẫn cung cấp cho con ngời từ 50 000 70 000 tấn thịt, nhng thực tế là gần 100 000 tấn. Chăn nuôi trâu nuớc ta phổ biến là phân tán trong các hộ tại các vùng đồng bằng và chăn thả quảng canh theo đàn tại các vùng trung du, miền núi ( theo cách nói dân gian là ăn cỏ rừng, uống nớc suối, ở ngoài trời ; nguồn thức ăn chính là cỏ thiên nhiên ( trong rừng, bờ đê, bờ ruộng, ven đờng ), tận thu rơm rạ nên không đảm bảo nhu cầu phát triển, hạn chế sinh sản và cho thịt. Đặc biệt rất ít có sự tác động của khoa học và các nhà đầu t trong và ngoài nớc. [...]... cần để nghiên cứu phát hiện động dục: - Chọn và thuê trâu cái để phát hiện động dục - Huấn luyện kỹ thuật phát hiện động dục cho nông dân nuôi trâu cái - Thuê ngời đã đợc huấn luyện phát hiện động dục trâu cái - Vật t công cụ để phát hiện động dục: + Đèn pin có bộ sạc điện để phát hiện động dục ban đêm + Sổ sách ( mẫu ) để ghi chép +Phòng hộ lao động cần thiết khác 21 3.2.2 Chọn lựa các triệu chứng động. .. huấn luyện ngời thực hiện Huấn luyện kỹ thuật phát hiện động dục cho ngời phối giống: Chọn các cán bộ kỹ thuật đang phối giống cho bò cái thuộc địa bàn nghiên cứu để huấn luyện phát hiện trâu cái động dục, để các cán bộ này sẽ tiến hành huấn luyện lại cho ngời nuôi trâu phát hiện động dục trâu cái ngay tại các hộ chăn nuôi trâu Các cán bộ kỹ thuật phối giống, trong thời gian đi phối giống sẽ huấn luyện... 22 con và phối lần 4 là 10 con ( trong quá trình phối giống, phát hiện 10 con này có vấn đề về sinh sản) 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Xác định các hiện tợng động dục của trâu cái nội Việc xác định các hiện tợng đông dục trâu cái là nội dung của nghiên cứu này, có phát hiện đợc trâu cái thì mới có trâu cái để phối giống Tơng tự nh loài bò và lợn, trâu cái động dục theo chu kỳ, mỗi kỳ động dục kéo dài... động dục trâu cái, thì cần phải tìm đợc các phơng pháp và phơng tiện cần thiết để phát hiệnnhận biệt chúng để phát hiện trâu cái động dục để phối giống nhân tạo dựa trên nguyên tắc là khi trâu cái động đều thể hiện ra bên ngoài các triệu chứng đặc hiệu mà con ngời có thể nhận biết đợc 3.2.4 Xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất khi trâu cái động dục Khi phát hiện đợc trâu cái động dục, cần thiết... dụng để phát hiện Hiện tợng động dục dễ nhận biết = Hiện tợng động dục dễ quan sát ( nghe, nhìn, thấy, sờ khám dễ dàng ) Hiện tợng động dục điển hình= Hiện tợng thể hiện động dục chính xác 100% ( có rụng trứng) 3.4.3 Đối với nội dung tìm biện pháp kỹ thuật phát hiện động dục trâu cái Thông qua cách phát hiện và kinh nghiệm phát hiện, phơng tiện sử dụng, thời điểm phát hiện đã xác định đợc kỹ thuật phát. .. này 2.3.4 Nghiên cứu thời điểm phối giống nhân tạo tốt nhất ở trâu cái Nh ta đã biết, kỳ động dục gia súc cái ( trong đó có thể cả trâu cái) thờng chia làm 3 pha chính ( trớc động dục, động dục, sau động dục ) Việc phối giống có kết quả đối với gia súc cái thờng là vào thời điểm từ giữa pha động dục đến nửa đầu của pha sau động dục Nội dung này cần xác định là ở trâu cái nên tiến hành phối giống vào... sau động dục Có thể nói, tiếng kêu của trâu cáiđể ngời nuôi trâu nhận biết đợc ban đầu là trâu cái sắp bắt đầu động dục để chú ý quan sát tiếp và quan sát các hiện tợng song song khác để khẳng định trâu cái động dục và xác định thời gian phối giống thích hợp nhất 4.1.3.2 Tần suất xuất hiện hiện tợng động dục - ăn ít hoặc bỏ ăn 28 Bảng 4 Kết quả phát hiện động dục, phối giống trâu cái theo hiện. .. thờng động dục vào ban đêm nên khó phát hiện động dục so với bò - Phần lớn ở trâu cái, sau khi đẻ, động dục trở lại kém, ít động dục, thời gian động dục lại dài, những lần động dục đầu thờng có khả năng chửa thấp Đây là nguyên nhân chính làm cho khoảng cách giữa 2 lứa đẻtrâu cái rất dài (Nguyễn Tấn Anh, 1998 ) 2.2.5 Triệu chứng (hiện tợng) động dục với việc phối giống nhân tạotrâu cái Cũng nh bò cái, ... chăn nuôi chỉ là để cày kéo, lấy phân, tận dụng phụ phẩm trồng trọt và giải quyết lao động phụ trong gia đình Về phía khoa học kỹ thuật, cha có nghiên cứu nào về phát hiện động dục ở trâu cái nhằm tìm ra những hiện tợng động dục điển hình, đặc hiệu và dễ nhận biết ở trâu cái giúp cho việc phát hiện trâu cái động dục và có thể để cho ngời kỹ thuật phối giống tiến hành phối giống nhân tạo đợc Đây cũng... suất động dục theo hiện tợng kêu Kêu là hiện tợng động dục thuộc loại hành vi phát ra tiếng vang, một hành vi động dục của hầu hết con cáiđộng vật có vú để gọi đàn, phát tiếng vang báo hiệu cho con đực ở xa biết về sự hiện diện của con cái và thông tin rằng bản thân con cái đang sẵn sàng cặp đôi để giao phối, thực hiện chức năng bẩm sinh để duy trì nòi giống Trâu cái cũng vậy, khi động dục thì phát . đợc phối giống nhân tạo - Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu phát hiện động dục trâu cái để phối giống nhân tạo Các chuyên đề khoa học - Chuyên đề 1: Hiện tợng động dục ở trâu cái, sự. sản phối giống nhân tạo, tầm quan trọng của việc phát hiện động dục cho thấy: nếu không phát hiện đợc động dục thì sẽ không phối giống đợc trâu cái nào, tất yếu sẽ không có trâu cái nào chửa để. nuôi phát hiện đuợc động dục ở trâu cái. Còn khi đã đợc phát hiện động dục, thì ngời phối giống sử dụng hiện tợng trạng thái lý học của niêm dịch để xác định thời điểm phối giống cho trâu cái.

Ngày đăng: 21/04/2014, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w