Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
NGÔ HOÀI BẮC
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
NGÔ HOÀI BẮC
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HOÀNG NGA
Hà Nội – 2012
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii
Danh mục các hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng 5
1.1.1 Khái niệm thị trường tiền tệ liên ngân hàng 5
1.1.2 Vai trò, chức năng của thị trường tiền tệ liên ngân hàng 6
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của thị trường tiền tệ liên ngân hàng 9
1.1.4 Cấu trúc của thị trường tiền tệ liên ngân hàng 10
1.1.5 Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng 11
1.1.6 Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng 15
1.2 Phát triển và điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng quốc gia 23
1.2.1 Phát triển thị trường liên ngân hàng 23
1.2.2 Điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng 24
1.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường liên ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 29
1.3.1 Kinh nghiệm của Mỹ 29
1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 32
1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 36
1.3.4 Bài học rút ra đối với Việt Nam 40
Chương 2: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 43
2.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 43
2.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 43
Trang 42.1.2 Cấu trúc thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 48
2.2 Thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 52
2.2.1 Chủ thể và năng lực tham gia trên thị trường liên ngân hàng 52
2.2.2 Các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng 53
2.2.3 Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 66
2.2.4 Mối quan hệ giữa thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng 70
2.3 Đánh giá 73
2.3.1 Những kết quả đạt được 73
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 82
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 95 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 95
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng 95
3.1.2 Mục tiêu phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng 96
3.1.3 Lộ trình phát triển thị trường liên ngân hàng 97
3.2 Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 98
3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng 98
3.2.2 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường 101
3.2.3 Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng 108
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, thông tin thị trường 120
3.2.5 Tăng cường và đổi mới hoạt động giám sát thị trường liên ngân hàng 121
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường tiền tệ là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, nơi các công cụ nợ ngắn hạn được giao dịch Là một cấu phần quan trọng của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng (TTLNH) là thị trường hoạt động tích cực nhất, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khả dụng và đảm bảo khả năng chi trả cho các ngân hàng Do đó, thị trường liên ngân hàng không chỉ là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quan trọng của Ngân hàng trung ương (NHTƯ), lãi suất hình thành trên thị trường liên ngân hàng được coi là lãi suất tham chiếu cho nền kinh tế mà thị trường này còn là nơi đáp ứng nguồn vốn thanh khoản lớn, kịp thời cho các Tổ chức tín dụng (TCTD)
Với sự bùng nổ của hệ thống các TCTD trong nước, sự tham gia tích cực của các TCTD quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng những năm gần đây, cùng quá trình hội nhập ngày càng sâu với thị trường tài chính quốc tế, thị trường liên ngân hàng Việt Nam đang ngày càng sôi động và đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nguồn thanh khoản dồi dào cho các TCTD Một thị trường liên ngân hàng phát triển sẽ giúp các TCTD tận dụng tốt các cơ hội đầu tư trên thị trường và chủ động trong việc điều tiết vốn khả dụng; đồng thời cũng sẽ giúp NHTƯ xử lý nhanh chóng, kịp thời, và có những điều chỉnh chính sách thích hợp với các diễn biến thị trường
Tuy nhiên, thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ở trình độ thấp
và chưa hoàn thiện; còn nhiều rào cản đối với các giao dịch liên ngân hàng Lãi suất giao dịch liên ngân hàng chưa phát huy hết được vai trò là lãi suất tham chiếu cho nền kinh tế ; NHTƯ chưa theo dõi được thông tin thị trường thường xuyên, kịp thời để phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ; các TCTD cũng chưa có được các thông tin đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp Phát triển thị trường liên ngân hàng là một nhiệm vụ không thể thiếu để phát triển thị trường tiền tệ nhằm duy trì sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu có hệ thống thực trạng và các giải pháp nhằm phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam là cần thiết để từng bước hoàn thiện thị trường, đẩy mạnh khả năng thanh khoản và luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các TCTD cũng như khả năng thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) của NHTƯ thông qua kênh truyền dẫn này Đề tài “Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển” được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên
2 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến thị trường tiền tệ và phát triển thị trường tiện tệ, đã có một số công trình nghiên cứu, các
đề tài, đề án có giá trị cao, như:
- Cuốn “Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập”, năm 2004, của PGS.TS Lê Hoàng Nga
- Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Ngành “Vấn đề phát triển thị trường tài chính: thị trường tiền tệ, tín dụng, tài sản và các mối tương tác với chính sách tiền tệ ở Việt Nam thập kỷ 2001 – 2010”, của PGS.TS Nguyễn Đức Thảo
- Đề án “Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam”, năm 2010, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu thị trường liên ngân hàng một cách có hệ thống và khoa học thì chưa có nhiều đề tài Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý và điều tiết thị trường liên ngân hàng nhưng vấn đề về thông tin và công bố thông tin về thị trường này còn hạn chế; hệ thống thông tin thị trường cũng chưa phát triển Do đó, khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, học viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết cho luận văn cũng như khó khăn trong việc khai thác thông tin của thị trường liên ngân hàng Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các nội dung cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng: khái niệm, vai trò, các đặc trưng cơ bản, cấu trúc và các hoạt động; kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số bài học đối với Việt Nam
- Phân tích thực trạng thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 về khuôn khổ pháp lý, cấu trúc thị trường, các hoạt động nghiệp vụ của thị trường,…; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại trong phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp vĩ mô nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu thị trường liên ngân hàng trên giác độ các giao dịch bằng đồng bản tệ (Việt Nam đồng) mà không đi sâu phân tích các giao dịch bằng ngoại tệ
- Các số liệu, thông tin chỉ tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2007-2011
Trang 62
- Không đi sâu vào tác nghiệp cụ thể mà chủ yếu là vấn đề quản lý và giám sát thị trường dưới giác độ của NHTƯ, không đi vào hoạt động dưới góc độ của TCTD
5 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp triết học biện chứng và lịch sử thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh làm sáng tỏ các luận cứ được nêu ra
6 Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống lại hoạt động thị trường liên ngân hàng Việt Nam để thấy được thực trạng, yêu cầu và những rào cản đối với việc phát triển thị trường này;
- Đề xuất các mục tiêu rõ ràng và lộ trình trình phát triển của thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế;
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi và thiết thực nhằm phát triển thị trường liên ngân hàng như:
+ Về pháp lý (áp dụng Quy tắc ứng xử, Hợp đồng repo chuẩn,…);
+ Lãi suất liên ngân hàng: cải thiện cách thức thu thập, phương pháp xác định, báo cáo, lưu giữ dữ liệu,…;
+ Thiết lập tổ chức hỗ trợ mới và cần thiết cho thị trường theo thông lệ quốc tế như các nhà giao dịch sơ cấp, môi giới tiền tệ, xếp hạng tín nhiệm,
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Chương 2: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
LIÊN NGÂN HÀNG 1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng
1.1.1 Khái niệm TTLNH
Thị trường tiền tệ (TTTT) là một bộ phận của thị trường tài chính, nơi thực hiện các giao dịch vốn ngắn
hạn (có thời hạn dưới 12 tháng) [10]
Là một cấu phần quan trọng của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng được hiểu là nơi mà các
nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các TCTD được đáp ứng Các nhu cầu vốn này tồn tại dưới dạng hoạt động cho
vay/gửi tiền liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (GTCG) liên ngân hàng (hoạt động repos), mua/bán ngoại tệ liên ngân hàng
1.1.2 Vai trò, chức năng của TTLNH
- Đảm bảo cân đối, điều hoà khả năng chi trả giữa các TCTD
- Lãi suất hình thành trên TTLNH được coi là lãi suất tham chiếu cho nền kinh tế
- Là thị trường mà NHTƯ có thể sử dụng để điều hành CSTT, là nơi phát đi các tín hiệu cho việc hoạch định CSTT của NHTƯ một cách kịp thời và chính xác
- Quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát, tỷ
lệ thất nghiệp
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của TTLNH
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn và có độ an toàn cao
- Thời hạn giao dịch trên TTLNH thường ngắn, từ qua đêm cho đến dưới 1 năm
- Thị trường liên ngân hàng là một thị trường phi tập trung, sôi động và mang tính toàn cầu
- Thị trường liên ngân hàng linh hoạt và nhạy cảm
1.1.4 Cấu trúc của thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Căn cứ vào đối tượng tham gia giao dịch
- Căn cứ vào loại hình giao dịch
1.1.5 Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng
1.1.5.1 Ngân hàng Trung ương
NHTƯ là một thành viên quan trọng trên TTLNH NHTƯ tham gia TTLNH với tư cách vừa là thành viên của thị trường vừa là người tổ chức, kiểm soát thị trường
1.1.5.2 Các Tổ chức tín dụng
Các TCTD có vai trò rất quan trọng trên TTLNH, là các chủ thể cơ bản của TTLNH, bởi các nhu cầu về vốn thanh khoản ngắn hạn của các TCTD hình thành nên bản chất và cách thức hoạt động của TTLNH
1.1.5.3 Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp (Dealer) và môi giới (Broker)
Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp và các nhà môi giới hình thành trên cơ sở các giao dịch giữa NHTƯ, TCTD Với vai trò là chất xúc tác, cầu nối và thúc đẩy thị trường, hệ thống các nhà kinh doanh chuyên nghiệp và môi giới sẽ càng ngày càng thể hiện được vị trí của mình khi TTLNH ngày càng phát triển và tiến gần hơn tới TTLNH quốc tế
1.1.6 Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng
1.1.6.1 Hoạt động cho vay, gửi tiền trên thị trường liên ngân hàng
TTCVGT liên ngân hàng là thị trường có lịch sử phát triển lâu đời nhất, là nòng cốt của TTTT:
- Nơi mà các TCTD thừa vốn cho vay các TCTD thiếu vốn
- Thời hạn: thường là dưới 3 tháng với kỳ hạn qua đêm là chủ yếu
- Thành phần tham gia các hoạt động này là các TCTD, mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM)
- Thường đều là các khoản vay không có tài sản đảm bảo
- Rất nhạy cảm với tình trạng thiếu thanh khoản trên thị trường, đặc biệt là lãi suất qua đêm nên thường được các NHTƯ can thiệp để giữ ở một mức gần với mức lãi suất mục tiêu của mình
- Các TCTD cho vay, gửi tiền lẫn nhau trên TTLNH căn cứ vào xếp hạng nội bộ để cấp hạn mức giao dịch cho đối tác hoặc là quan hệ tín chấp (cho vay không có tài sản đảm bảo)
1.1.6.2 Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations)
NVTTM chỉ các hoạt động mua bán GTCG của NHTƯ trên thị trường mở Thông qua các hành vi mua bán này, NHTƯ có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của hệ thống ngân hàng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường từ đó có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua tác động cả về giá và lượng
Trang 84
Các loại hàng hóa được phép giao dịch trên rất phong phú về loại hình cũng như kỳ hạn Thường là tín phiếu Kho bạc, TPCP,…Tuy nhiên đều đảm bảo được các tiêu chuẩn: có tính lỏng cao, dễ dàng giao dịch được trên thị trường mà không phải điều chỉnh lớn về giá, có rủi ro tín dụng thấp
Thành viên tham gia giao dịch NVTTM: NHTƯ; Các đối tác của NHTƯ bao gồm: NHTM, TCTC phi ngân hàng,…
1.1.6.3 Hoạt động mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (repos) giữa các tổ chức tín dụng
- Về bản chất hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD là các khoản cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng GTCG
- Lãi suất của các khoản vay này thường sẽ thấp hơn hoạt động cho vay trên TTCVGT
- Các loại GTCG được sử dụng để làm repo giữa các TCTD rất phong phú, nhưng được sử dụng nhiều nhất là trái phiếu chính phủ, do có độ an toàn cao và biến động giá ít
1.1.6.4 Hoạt động mua bán ngoại tệ liên ngân hàng
Các TCTD tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản các loại ngoại tệ ngoài Việt Nam đồng (VND)
1.2 Phát triển và điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng quốc gia
1.2.1 Phát triển thị trường liên ngân hàng
- Phát triển một hệ thống thể chế, khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng;
- Phát triển một cấu trúc thị trường hoàn thiện;
- Phát triển năng lực hoạt động của thị trường;
- Phát triển các hoạt động hỗ trợ thị trường
1.2.2 Điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng
1.2.2.1 Điều kiện kinh tế vĩ mô
Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi ảnh hưởng đến cung – cầu thanh khoản của các TCTD; ảnh hưởng đến định hướng và những quyết định chính sách của NHTƯ từ đó tác động đến thị trường liên ngân hàng khi các chủ thể đưa ra các quyết định để phản ứng với những thay đổi trong kinh tế vĩ mô
1.2.2 2 Điều kiện thị trường
a) Cung cầu thanh khoản
b) Mức độ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ
c) Tính liên kết giữa các thị trường trong thị trường tài chính
d) Khả năng dự báo, quản trị nguồn vốn của các TCTD
đ) Chính sách tiền tệ của NHTƯ
e) Hoạt động quản lý và giám sát TTLNH của NHTƯ
1.2.2.3 Điều kiện kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Các tổ chức chuyên nghiệp
1.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường liên ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của Mỹ
1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.3.4 Bài học rút ra đối với Việt Nam
Qua kinh nghiệm của các nước, để phát triển TTLNH Việt Nam trong thời gian tới, có thể rút ra một số bài học sau đây:
- Về khuôn khổ pháp lý: Các NHTƯ cần phải đưa ra các quy định về đối tượng tham gia thị trường, kỳ hạn, khối lượng vay Các giao dịch và thanh toán liên ngân hàng cần phải được thực hiện qua tài khoản tiền gửi mở tại NHTƯ hoặc thông qua một sàn hay trung tâm giao dịch tập chung do NHTƯ tổ chức
- Về lãi suất thị trường liên ngân hàng: NHTƯ các nước đều coi lãi suất TTLNH là lãi suất mục tiêu
- Xây dựng quy tắc ứng xử và phát huy tính tự tuân thủ của các thành viên thị trường
- Về phát triển thị trường repo
- Về hình thành và phát triển hoạt động môi giới tiền tệ và các nhà giao dịch sơ cấp
- Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và đưa ra các thông tin định hướng cho thị trường
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
Trang 92.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.1.1.1 Đối với hoạt động cho vay, gửi tiền liên ngân hàng
2.1.1.2 Đối với nghiệp vụ thị trường mở
2.1.1.3 Đối với hoạt động mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (repos) giữa các tổ chức tín dụng
2.1.1.4 Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng
2.1.1.5 Đối với hoạt động của môi giới tiền tệ, các nhà giao dịch sơ cấp
2.1.2 Cấu trúc thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam được phân chia thành bốn thị trường bộ phận, bao gồm:
2.1.2.1 Thị trường cho vay, gửi tiền giữa các TCTD
Trong thời gian qua, thị trường cho vay gửi tiền (TTCVGT) đã có những bước tiến đáng kể, quy mô giao dịch ngày càng tăng qua các năm
2.1.2.2 Thị trường mua, bán GTCG giữa NHNN với các TCTD qua NVTTM
NVTTM được NHNN đưa vào thực hiện từ 7/2000 Hoạt động NVTTM góp phần phát triển TTTT, hỗ trợ các TCTD sử dụng vốn có hiệu quả hơn Quy mô NVTTM ngày càng được mở rộng, kỳ hạn giao dịch đa dạng phù hợp với tình hình vốn khả dụng của TCTD và nhu cầu điều tiết tiền tệ của NHNN
2.1.2.3 Thị trường mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các tổ chức tín dụng:
Hiện nay, các hoạt động mua, bán có kỳ hạn giữa các tổ chức tài chính ở Việt Nam còn tương đối ít, trong
đó chủ yếu các giao dịch mua, bán có kỳ hạn là giữa các TCTD với nhau
2.1.2.4 Thị trường mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng
Năm 1999, NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo
mô hình tập trung Hiện có khoảng 65 TCTD là thành viên thị trường, thực hiện giao dịch qua trang giao dịch điện tử do Reuters cung cấp
2.2 Thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.2.1 Chủ thể và năng lực tham gia trên thị trường liên ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: NHNN tham gia TTLNH trước hết với tư cách là người tổ chức NVTTM Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam còn tham gia TTLNH với một chức năng quan trọng là tổ chức, theo dõi, giám sát hoạt động của TTLNH
- Tổ chức tín dụng: Là thành viên chính trên TTLNH, hiện nay, có khoảng trên 110 TCTD được phép tham gia NHTM là các thành viên hoạt động chủ yếu (chiếm trên 90% doanh số giao dịch)
2.2.2 Các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
2.2.2.1 Hoạt động cho vay, gửi tiền liên ngân hàng
- Thành viên: NHTM, CTTC, CTCTTC, NHHTX, NHCS, QTDND, Trong đó, NHTM là các thành viên tham gia chủ yếu
- Các nhu cầu giao dịch được khớp nối với nhau qua: trực tiếp, điện thoại, hoặc qua hệ thống giao dịch thuê bao do hãng Thomsons Reuters cung cấp
- Xác định hạn mức tín dụng cho đối tác
- Thời hạn cho vay, gửi tiền phổ biến là dưới 3 tháng
- Doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền trên TTLNH có sự tăng lên đáng kể qua các năm trong giai đoạn
2007 – 2011, với tốc độ tăng trưởng tăng dần theo các năm
- Hình thức giao dịch chủ yếu là gửi tiền (80% - 90%)
2.2.2.2 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
- NVTTM được NHNN đưa vào thực hiện từ 7/2000; thực hiện qua hình thức giao dịch tập trung do NHNN tổ chức; từ năm 2007 đến nay được NHNN thực hiện qua phần mềm giao dịch AFD
- Thành viên được phép tham gia NVTTM là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật TCTD
- Khối lượng giao dịch NVTTM ngày càng tăng
- NVTTM đã phát huy vai trò tích cực trong thực thi CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, an toàn và bền vững cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.2.2.3 Hoạt động mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD (Repo)
Thị trường repo Việt Nam phát triển ở mức độ sơ khai Các TCTD chỉ mới thực sự quan tâm tới thị trường này từ năm 2004
- Phương thức: tự thỏa thuận hoặc thực hiện trên sàn giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Xác định lãi suất giao dịch repo trên TTLNH hiện vẫn chưa theo chuẩn mực thống nhất
- Lưu ký GTCG: chủ yếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Mặc dù các giao dịch repo đã xuất hiện và đang hoạt động trên TTLNH Việt Nam, nhưng các TCTD vẫn chưa thực sự quan tâm và ưa thích dùng các giao dịch này
2.2.3 Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Trang 106
Lãi suất bình quân cho vay, gửi tiền liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở lãi suất giao dịch thực tế của các TCTD, phản ánh cung, cầu vốn trên thị trường Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam qua các năm 2007 – 2011 cho thấy một số xu hướng, đặc điểm như:
Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất dài hạn
Thứ hai, thể hiện tính mùa vụ
Thứ ba, có sự gia tăng trong mặt bằng lãi suất giao dịch trên thị trường cho vay gửi tiền liên ngân
hàng qua các năm
Thứ tư, nhìn chung tương đối ổn định
Thứ năm, chịu sự ảnh hưởng, tác động khá nhạy bén từ các thay đổi, mục tiêu CSTT của NHNN
Lãi suất trên TTLNH Việt Nam đã phần nào phản ánh được cung – cầu vốn khả dụng và tình hình thanh khoản của các TCTD, đã phản ánh được những biến động trong điều kiện kinh tế và những thay đổi trong mục tiêu điều hành chính sách của NHNN
2.2.4 Mối quan hệ giữa TTLNH và TTTT, TT tín dụng
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ, lãi suất trên thị trường tín dụng (cho vay và huy động trên thị trường 1) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
2.3 Đánh giá
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Cơ chế chính sách
Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo được một hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTLNH theo hướng phát triển và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế
2.3.1.2 Các cấu phần của thị trường liên ngân hàng đã hình thành
Về cơ bản, TTLNH Việt Nam đã hình thành tương đối đồng bộ
2.3.1.3 Thị trường liên ngân hàng đang phát triển tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế
- Thành viên thị trường dần hình thành thói quen giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế với số tiền tối thiểu thường là 1 tỷ đồng, thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 360 ngày; đối với các giao dịch repo, trái phiếu Chính phủ thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 365 ngày
- Ra đời các Hiệp hội: Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu, Hiệp hội thị trường trái phiếu
- Đã có nhận thức và đề cập đến Quy tắc ứng xử
2.3.1.4 Quy mô giao dịch ngày càng tăng
Qua diễn biến hoạt động TTLNH thời gian qua có thể thấy các giao dịch TTLNH đều có sự cải thiện đáng
kể về quy mô giao dịch Nhìn chung, doanh số hoạt động của thị trường, đặc biệt là thị trường cho vay, gửi tiền liên ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt
2.3.1.5 Cơ sở kỹ thuật của thị trường phần nào đã đáp ứng được các giao dịch TTLNH
Hệ thống công nghệ thông tin của TTLNH đã từng bước được hiện đại hóa và đáp ứng được các giao dịch trên thị trường
- Việc thỏa thuận giao dịch cho vay, gửi tiền và mua, bán GTCG giữa các TCTD được thực hiện chủ yếu qua điện thoại, một số trường hợp thỏa thuận qua hệ thống giao dịch thuê bao của hãng Thomsons Reuters (giao dịch phi tập trung), sau đó, xác nhận qua SWIFT (đối với giao dịch qua mạng Thomsons Reuters) hoặc xác nhận bằng FAX có mã khoá (đối với các giao dịch qua điện thoại) Các giao dịch ngoại hối giữa TCTD với nhau được thực hiện qua mạng Reuters (giao dịch tập trung)
- Các giao dịch mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD hiện nay còn được thực hiện qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội bằng các thỏa thuận điện tử hoặc thỏa thuận thông thường
- Việc thanh toán giao dịch liên ngân hàng được thực hiện qua: thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện
tử liên ngân hàng do NHNN tổ chức; hoặc thanh toán song phương, đa phương qua các kênh như VCB money (chủ yếu cho các giao dịch ngoại tệ), BIDV (là ngân hàng thanh toán trong các giao dịch GTCG qua HNX); hoặc thanh toán bù trừ thủ công qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với một số TCTD cổ phần hoặc mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)
- Các giao dịch NVTTM giữa NHNN với các TCTD hiện nay đã được nối mạng qua phần mềm do NHNN cung cấp (sàn giao dịch tập trung)
2.3.1.6 Hệ thống thu thập, công bố thông tin thị thị trường đã được hình thành
a) Thu thập và phân tích thông tin về thị trường liên ngân hàng:
- Thông tin từ hệ thống phần mềm giao dịch điện tử do NHNN cung cấp
- Thông tin do các thành viên thị trường báo cáo
- Thông tin chiết xuất qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
- Từ các hãng Thomson Reuter, Bloombergs
b) Công bố thông tin về thị trường liên ngân hàng: