Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả công chứng, chứng thực ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyệnTheo Quy định của Luật Công chứng 2007 và Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/7/2007 thì việc công chứng bản sao, chữ ký các văn bản tiếng Việt do cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thực hiện. Thực hiện Luật Công chứng và các văn bản hướng dân, trong những năm qua, công tác chứng thực đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành hữu quan quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên hoạt động công chứng chứng thực ở các xã, thị trấn thời gian qua còn xuất hiện một số sai sót như trong lĩnh vực chứng thực các hợp đồng, các bên tham gia giao kết hợp đồng chưa ghi đầy đủ các thông tin cũng như không ký tắt vào từng trang của hợp đồng; hồ sơ lưu trữ và các giấy tờ kèm theo còn thiếu; việc mở sổ sách theo dõi tuỳ tiện...Về nguyên nhân tồn tại những yếu kém nêu trên, chủ yếu là: Một số xã, thị trấn việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình ký chứng thực hợp đồng, giao dịch do cán bộ địa chính thực hiện dẫn đến nhiều hợp đồng chứng thực nhưng không được ghi vào sổ, không lưu trữ hồ sơ chứng thực theo quy định; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực còn hạn chế; cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực đôi khi do mối quan hệ cá nhân còn cả nể nên dễ dàng bỏ qua những thủ tục quy định của pháp luật dẫn đến việc làm sai. Một số trường hợp mặc dù có hiểu biết pháp luật nhưng do chủ quan hoặc do sức ép từ những người có thẩm quyền ...Những sai sót từ hoạt động trên đã gây ra một số hậu quả đáng tiếc như: Xảy ra các tranh chấp hợp đồng nhưng không có cơ sở hoặc rất khó giải quyết; một số trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện gây mâu thuẫn, mất ổn định tại địa phươngĐể nâng cao hiệu quả công tác chứng thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; bảo đảm tính an toàn pháp lý trong giao dịch của các tổ chức và cá nhân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền cấp cơ sở trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực cũng như thực hiện tốt Luật công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Hai là, cần rà soát , đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp đề từ đó có sự sắp xếp bố trí cán bộ làm công tác công chứng chứng thực phù hợp với năng lực, trình độ, tiêu chuẩn theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của cấp trên.Ba là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến GDPL về chứng thực đến đông đảo các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức thiết thực như: Tuyên truyền thông qua hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật và các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ... Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã các thủ tục từ trình tự về công chứng, chứng thực để nhân dân được biết để tiện theo dõi, giám sát và thực hiện theo quy định.Bốn là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về công tác chứng thực cho cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực gắn với làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra để phát huy những mặt tích cực, những việc làm hay để nhân rộng, đồng thời kịp uốn nắn, khắc phục những sai phạm. Phòng Tư pháp cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành việc chứng thực của UBND cấp xã để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót. Năm là, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc thu lệ phí chứng thực theo đúng quy định hiện hành và dành kinh phí hợp lý để tăng cường cơ sở vật chất phục cụ có hiệu quả cho nhiệm vụ công chứng, chứng thực. Có chế độ đãi ngộ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác chứng thực có thành tích./. Thân Văn BìnhTên tài liệu : Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua xét xử các vụ án tại Tòa ánLĩnh vực : Tuyên truyền, Phổ biến giáo dục pháp luậtThẩm phán xét xử các vụ án hình sự, hành chính hay giải quyết các vụ việc dân sự hướng tới mục đích bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do và danh dự nhân phẩm của công dân; giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua toàn bộ các bước của một phiên tòa (chủ yếu là ở phiên tòa sơ thẩm).1. Chuẩn bị xét xử: Đối với việc giải quyết vụ án hình sự:Thẩm phán - chủ tọa phiên toà là người cầm cân, nảy mực cùng hội đồng xét xử quyết định bị cáo có tội hay vô tội và những vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm hình sự. Để đưa ra được bản án, quyết định duy trì sự nghiêm minh của pháp luật, duy trì kỉ cương phép nước, Thẩm phán cùng các thành viên trong hội đồng xét xử phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu trong hồ sơ vụ án một cách độc lập (đánh giá các chứng cứ đã thu thập được, so sánh đối chiếu các chứng cứ với nhau để tìm ra chứng cứ cần thiết liên quan đến việc giải quyết vụ án; không ỉ lại vào kết luận của cơ quan điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát). Đối với việc giải quyết những vụ án hình sự, Thẩm phán phải quán triệt đầy đủ chính sách hình sự của Nhà nước đối với phụ nữ, trẻ em, giá trị tài sản mà người đó chiếm đoạt. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng phải xem xét những tình tiết, chứng cứ trong hồ sơ có cấu thành tội phạm hay không trên cơ sở phân tích những dấu hiệu chủ quan và khách quan của các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ không? Các yếu tố nhân thân để từ đó cùng hội đồng xét xử đưa ra được bản án, quyết định về vụ án. Thẩm phán tiến hành nhận thức về vụ án chủ yếu thông qua việc tri giác kết quả nhận thức của cơ quan điều tra nên dễ bị ảnh hưởng của tài liệu điều tra, do đó họ phải tư duy tích cực, căng thẳng, phải có óc khái quát và trí tưởng tượng cao. Thẩm phán phải độc lập và quyết đoán trong quá trình nhận thức về vụ án. Khi nhận thức về vụ án, Thẩm phán phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong việc tìm kiếm, phát hiện những tình tiết, chứng cứ mới và chủ động đánh giá nó để từ đó có thể xét xử vụ án chính xác, khách quan. Thẩm phán chủ động xây dựng kế hoạch xét hỏi để nhằm đảm bảo cho việc xét hỏi tại phiên tòa được đầy đủ, chính xác, nhanh chóng. Để tạo điều kiện cho Thẩm phán xem xét được hết những tình tiết, những chứng cứ trong vụ án đòi hỏi việc chuẩn bị kế hoạch xét hỏi phải hết sức cụ thể, tỉ mỉ, khoa học. Đồng thời việc chuẩn bị kế hoạch xét hỏi cũng đảm bảo cho Thẩm phán dự đoán được những tình huống có thể xảy ra và chủ động lập kế hoạch giải quyết đối với những tình huống đó. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy, có những Thẩm phán do không chuẩn bị tốt kế hoạch xét hỏi nên đã xét hỏi tràn lan, không đi vào trọng tâm của vụ án, bị động trước những tình huống xảy ra tại phiên tòa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xét xử và hiệu quả giáo dục đối với các đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa.Ngoài ra, trong kế hoạch xét hỏi Thẩm phán phải dự kiến những câu hỏi cần thiết, phù hợp và hiệu quả đối với bị cáo, cũng như các đương sự liên quan đến việc giải quyết vụ án. Để đưa ra được những câu hỏi như vậy đòi hỏi Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để nắm bắt được các đặc điểm tâm- sinh lý của các đối tượng sẽ tham gia xét hỏi. Thực tiễn xét xử các vụ án cho thấy đã có những Thẩm phán đưa ra những câu hỏi dài dòng, khó hiểu, hay vừa hỏi vừa giải thích làm cho đương sự khó trả lời; cá biệt có những trường hợp đưa ra câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung…Trên cơ sở dự đoán, lập kế hoạch cho quá trình thu thập, nhận thức tài liệu về vụ án, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án có thể ra những quyết định cá biệt đảm bảo cho quá trình xét xử như: quyết định mời thêm luật sư, giám định viên tham gia phiên toà trong những trường hợp cần thiết. Theo luật tố tụng khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án có thể ra một trong các quyết định sau: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung…Đối với việc giải quyết vụ án hành chính:Đây là hoạt động tư pháp đặc thù mà ở đó toà án giải quyết tranh chấp hành chính giữa một bên là cá nhân công dân, tổ chức (người khởi kiện) với một bên là cán bộ, công chức Nhà nước, cơ quan Nhà nước (người bị kiện) về quyết định hành chính hay hành vi hành chính mà công dân hay tổ chức cho là trái pháp luật.Sau khi có quyết định thụ lí vụ án hành chính, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính sẽ tiến hành điều tra vụ án; Viện kiểm sát chỉ tham gia điều tra nếu xét thấy cần thiết để làm rõ tính chất vụ án Để có thể thu thập chứng cứ, nghiên cứu và bước đầu đánh giá chứng cứ thì trong quá trình chuẩn bị xét xử Thẩm phán phải định hướng được một số vấn đề như tự mình điều tra hay uỷ thác cho toà hành chính khác điều tra. Nếu tự mình điều tra thì Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: quan hệ pháp luật giữa các đương sự, những vấn đề cần chứng minh trong vụ án…Thẩm phán toà hành chính tự mình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ nên trong giai đoạn này họ bắt đầu nghiên cứu hồ sơ. Nếu giai đoạn điều tra được tiến hành một cách thận trọng, đúng pháp luật thì sẽ giảm nhẹ lao động của Thẩm phán trong việc nghiên cứu hồ sơ. Để cho khâu chuẩn bị xét xử đạt chất lượng tốt, Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: kiểm tra, xác định thẩm quyền xét xử, xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án; các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, những vấn đề về thủ tục tố tụng; cơ sở vật chất chuẩn bị cho hoạt động xét xử. Đồng thời Thẩm phán phải dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra tại phiên toà và cách thức giải quyết những tình huống đó nhằm đạt được mục đích của hoạt động xét xử.Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính phải nắm được toàn bộ nội dung vụ án, tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh vụ việc hành chính và đảm bảo có các chứng cứ chính xác, đầy đủ để chứng minh được nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của đương sự; cũng như chứng minh được tính đúng đắn của quyết định hay hành vi hành chính của cán bộ, công chức hoặc cơ quan Nhà nước.Để thực hiện được những yêu cầu trên, Thẩm phán phải trực tiếp giao tiếp với những người có trách nhiệm của cơ quan hữu quan để họ cung cấp những chứng cứ; trực tiếp tiếp xúc với bên khởi kiện, bên bị kiện, với người làm chứng, người có quyền lợi liên quan. Thông qua sự tiếp xúc này, Thẩm phán có những nhận biết về những đặc điểm bên ngoài (hình dáng, đầu tóc, trang phục, giới tính, lứa tuổi), cũng như những đặc điểm tâm lí bên trong (tính cách, xúc cảm, tình cảm). Từ đó có thể đánh giá về những chứng cứ họ cung cấp, nhất là đối với người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; bởi những lời trình bày của họ ảnh hưởng đến tính khách quan trong việc giải quyết vụ án.Trong giai đoạn điều tra vụ án hành chính, để làm rõ tính chất vụ án Thẩm phán có thể tổ chức để bên khởi kiện và bên bị kiện gặp gỡ trực tiếp để đối chất những vấn đề còn mâu thuẫn; tạo điều kiện cho hai bên thoả thuận với nhau về một số vấn đề như bồi thường thiệt hại, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hay đơn kiện. Thẩm phán lúc này chỉ tạo điều kiện cho hai bên đương sự thoả thuận với nhau chứ không giữ vai trò hoà giải, bởi theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì tố tụng hành chính không có thủ tục hoà giải như tố tụng dân sự.Đối với việc giải quyết vụ việc dân sự:Sau khi có quyết định thụ lí vụ việc dân sự Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ việc đó sẽ tiến hành hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ để giải quyết các tranh chấp hay yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế thương mại và lao động. Việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự đã góp phần ổn định, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội nhất là trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta hiện nay.Để việc điều tra đáp ứng được mục đích, chuẩn bị căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự thì Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: những quan hệ tranh chấp giữa các đương sự, những vấn đề cần chứng minh; xác định đúng và đầy đủ tư cách đương sự trong tố tụng dân sự.Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động là phức tạp. Nhưng khi giải quyết các vụ án này các Tòa án đã chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ quan hệ pháp luật có tranh chấp hoặc đối tượng khởi kiện, áp dụng đúng các quy định của pháp luật, nên về cơ bản đã giải quyết các vụ án đúng pháp luật và trong thời hạn pháp luật quy định, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh tế và đảm bảo sự công bằng xã hội.Nếu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì các cơ quan điều tra, truy tố phải chủ động tiến hành các biện pháp điều tra để tìm ra chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án, thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự các đương sự phải chủ động và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho toà án và thông qua đó chứng minh cho yêu cầu của họ là có căn cứ và lợi ích của họ là hợp pháp. Như vậy trách nhiệm cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự của vụ việc dân sự. Toà án nói chung hay Thẩm phán nói riêng chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự có yêu cầu. Quy định như vậy Nhà nước đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự trực tiếp tiến hành lập hồ sơ giải quyết vụ việc dân sự nên họ phải trực tiếp tiếp xúc trao đổi với cá nhân, tổ chức, một số cơ quan có liên quan nhằm thu thập đầy đủ các chứng cứ của vụ án để có căn cứ giải quyết vụ việc dân sự. Thẩm phán khi giao tiếp với các đương sự hoặc những người tham gia tố tụng khác phải hết sức mềm dẻo và thông thạo để các đương sự đưa ra chứng cứ đầy đủ và chính xác. Trong quá trình giao tiếp, tuỳ theo đặc điểm tâm lí riêng của đối tượng (trình độ văn hoá, tính cách, khí chất, năng lực) như thế nào mà Thẩm phán sử dụng ngôn ngữ nói cho phù hợp.2. Bắt đầu phiên tòa:Trước khi bắt đầu khai mạc phiên tòa sơ thẩm Thư ký phiên tòa phải tiến hành kiểm tra những người được triệu tập đến phiên tòa, sắp xếp chỗ ngồi cho những người có mặt tại phòng xử án; nếu có người vắng mặt thì tìm hiểu lý do. Đồng thời Thư ký phiên tòa phổ biến nội quy phiên tòa và yêu cầu mọi người đến phòng xử án thực hiện theo đúng nội quy đó. Qua đó làm cho các đương sự và tất cả những người tham dự phiên tòa có được những khái niệm tối thiểu về tính tôn nghiêm của tòa án, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm và hậu quả pháp lý bất lợi nếu vi phạm những quy định đó. Bắt đầu phiên tòa là hoạt động đầu tiên của phiên tòa. Việc khai mạc phiên tòa gây tác động tâm lý rất quan trọng đối với những người tham gia phiên tòa trong suốt cả quá trình xét xử. Thẩm phán – chủ tọa phiên toà, điều khiển toàn bộ quá trình xét xử, ngay từ khi bắt đầu phiên toà như giới thiệu thành viên hội đồng xét xử, thư kí phiên toà; kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên toà; kiểm tra căn cước của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác; giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo, người bị hại (vụ án hình sự); người khởi kiện, người bị kiện (vụ án hành chính); nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (vụ việc dân sự); người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.- Khi hội đồng xét xử vào phòng xử án thì Thư ký phiên tòa phải yêu cầu mọi người đứng dậy, sau đó Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa mời tất cả những người có mặt trong phòng xử án ngồi xuống, yêu cầu đương sự đứng tại chỗ, sau đó đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.- Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Thư ký phiên tòa báo cáo thành phần những người tham gia tố tụng đã được triệu tập hợp lệ, những ai có mặt và những ai vắng mặt, lý do vắng mặt. Sau đó Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa tiến hành kiểm tra căn cước của những người được triệu tập hiện đang có mặt tại phiên tòa; phổ biến và giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ cũng như của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch (nếu có) tại phiên tòa giới thiệu các thành viên của hội đồng xét xử. Việc làm này đã tác động đến đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa, để họ hiểu được vị trí, quyền và trách nhiệm cá nhân của mình trong suốt quá trình xét xử. Đồng thời tạo nên ở họ sự chú ý, quan tâm và một tâm thể sẵn sàng tôn trọng và tuân thủ các yêu cầu của pháp luật tố tụng.- Để đảm bảo sự vô tư, công bằng, khách quan của hội đồng xét xử, Chủ tọa hỏi từng người tham gia tố tụng xem họ có yêu cầu thay đổi những thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa…Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của pháp luật để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu đó.3. Xét hỏi:Xét hỏi công khai tại phiên toà sẽ tạo ra mối quan hệ giao tiếp tâm lí phức tạp - đó là giao tiếp tâm lí nhiều chiều diễn ra giữa hội đồng xét xử với các bên tham gia xét xử (người bào chữa, kiểm sát viên), với bị cáo và các đương sự khác… tuỳ theo từng loại vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự: Thẩm phán nói riêng, hội đồng xét xử nói chung giữ vai trò trung tâm, điều khiển quá trình xét hỏi để làm sáng tỏ những tình tiết, những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án; điều khiển trình tự những người được xét hỏi, những vấn đề cần xét hỏi; biết phối hợp với các thành viên trong hội đồng xét xử để cùng tham gia xét hỏi; kịp thời cắt những ý kiến trình bày của đương sự hay của các bên tham gia xét xử nếu ý kiến đó nằm ngoài phạm vi xét hỏi hoặc ngoài những yêu cầu làm rõ các tình tiết vụ án. Khi tòa án tiến hành xét xử vụ án công khai, tại đây những tình tiết, chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án được kiểm tra, xác minh công khai, dân chủ tại phiên toà. Thực tiễn xét xử cho thấy ở một số vụ án, tòa án đã tuyên bị cáo không phạm tội hoặc bị cáo phạm tội theo khung hình phạt nhẹ hơn. - Tòa án xét xử công khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời. Trong quá trình xét xử, hội đồng xét xử nói chung và Thẩm phán nói riêng phải tập trung tư duy, tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận thông tin, nghiên cứu, kiểm tra nguồn của chúng. So sánh đánh giá chúng với mô hình sự kiện phạm tội có trong hồ sơ vụ án tránh để quên, bị sót hoặc nhầm lẫn các tình tiết, chứng cứ. - Quá trình nhận thức của hội đồng xét xử nói chung, Thẩm phán nói riêng bao gồm cả việc nhận thức các điều luật cần áp dụng đối với vụ án. Vì vậy, đòi hỏi họ phải xác định được tương quan giữa mô hình vụ án và các điều luật cần áp dụng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, thực tế cho thấy không hiếm trường hợp một vụ án qua các cấp xét xử khác nhau thì các điều luật áp dụng cũng thay đổi. Điều đó nói lên tính phức tạp và khó khăn của vấn đề áp dụng pháp luật. - Thẩm phán biết cách trù tính và sắp xếp công việc của mình để nó diễn ra đúng như dự định. Trong thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy, có nhiều Thẩm phán luôn tìm ra cách tiếp cận, cách xét hỏi đối với các đương sự khác nhau trong từng loại vụ án. Họ biết tập trung phân tích mối tương quan giữa hành vi vi phạm pháp luật với các điều luật tương ứng. Bản án hay quyết định mà họ đưa ra được đồng nghiệp đánh giá là “thấu tình, đạt lý”, được dư luận đồng tình, ủng hộ.- Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung cần lắng nghe lời khai của bị cáo để kịp thời đặt ra những câu hỏi, vạch ra những điểm mà bị cáo khai quanh co, không đúng sự thật, mâu thuẫn với các chứng cứ khác, để hướng bị cáo về việc phải khai đúng sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra.- Xử sự của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể kích thích tính tích cực của những người tham gia xét hỏi, làm sáng tỏ sự thật của vụ án, nhưng cũng có thể cản trở hoạt động này. Chủ tọa phiên tòa phải chú ý quan tâm, lắng nghe người làm chứng, bị cáo trình bày để kích thích họ muốn trình bày đúng, thành khẩn những tình tiết của vụ án. Song những biểu hiện tích cực này sẽ mất đi khi hội đồng xét xử, đặc biệt là chủ tọa phiên tòa có thái độ thờ ơ với những thông tin mà họ cung cấp; hoặc có thái độ coi thường, xử sự thiếu lịch sự, nóng nảy vô cớ... đối với họ 4. - Thẩm phán biết cách giáo dục các đương sự loại bỏ những mặc cảm về tội lỗi của họ, tin vào những cố gắng sắp tới của bản thân. Khi xét xử , các đương sự có những diễn biến tâm lí rất phức tạp mà chủ yếu là mức án mình phải chịu, sự lên án của dư luận đối với tội lỗi mà mình đã gây ra…Vì vậy Thẩm phán phải nắm chắc đặc điểm tâm lí này để chủ động tác động vào họ để họ tự giác, khai báo thành khẩn nhằm hưởng lượng khoan hồng; hoặc tìm ra những mâu thuẫn bên trong mà không phải bao giờ đương sự cũng có thể nói ra, nói hết.- Đối với các đương sự khác như người làm chứng, người bị hại, Thẩm phán phải nắm vững đặc điểm tâm lý của họ để đưa ra các câu hỏi phù hợp; phải làm cho họ có thái độ bình tĩnh, chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử.- Tác phong đi đứng cách ăn mặc, hành vi, cử chỉ của hội đồng xét xử cũng ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của phiên tòa, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của hoạt động xét xử. Nhưng trong thực tế không phải Thẩm phán nào cũng chú ý đến vấn đề này. Chẳng hạn, khi giao tiếp ở phiên tòa có những Thẩm phán nói năng, cử chỉ rất “đời thường” làm cho mọi người tham dự phiên tòa không có ấn tượng sâu sắc, vì vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục pháp luật. - Trong quá trình xét hỏi Thẩm phán phải đảm bảo thời gian, yêu cầu và đồng thời phải đảm bảo xét hỏi sao cho dân chủ, khách quan, thông qua đó lồng những nội dung pháp luật vào giải thích, hướng dẫn nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân.- Tác động giáo dục có ý nghĩa quan trọng của hội đồng xét xử là ở tính nghiêm minh, đúng đắn, toàn diện của các phán quyết mà họ đưa ra phải dựa trên những tình tiết, chứng cứ, lời khai đã được xác minh, kiểm tra một cách công khai, dân chủ tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nói chung, Thẩm phán nói riêng phải khách quan, tôn trọng và lắng nghe ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, người bào chữa, lời khai của bị cáo và các đương sự; phải đảm bảo và tôn trọng quyền dân chủ và bình đẳng của họ. Có như vậy bản án họ đưa ra mới được các bên “tâm phục, khẩu phục”. Hoạt động xét xử của Thẩm phán liên quan chặt chẽ tới quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức xã hội, ảnh hưởng lớn đến nền công lý quốc gia. Mặt khác đằng sau mỗi bản án ngoài bị cáo, các đương sự còn có những người thân (bố, mẹ, vợ chồng, con cái…) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần hay vật chất. Quá trình xét hỏi tuỳ theo từng vụ án mà Toà án có thể nêu vấn đề để các bên thoả thuận, trong đó cần quan tâm tạo điều kiện để các bên thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại. Nếu các bên thoả thuận được với nhau phù hợp với pháp luật thì Toà án ghi nhận.Giải quyết các vụ án hành chính:- Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung phải có phương pháp làm việc khoa học, nhạy bén trong việc xử lý từng tình huống cụ thể để đạt được mục đích là xác định được sự thật khách quan và những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.- Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa điều khiển toàn bộ quá trình xét hỏi theo đúng kế hoạch xét hỏi đã được chuẩn bị. Để giai đoạn này đạt hiệu quả Thẩm phán phải biết phối hợp với các thành viên của hội đồng xét xử để tham gia xét hỏi; thái độ xét hỏi phải bình tĩnh, khách quan, không nên truy xét, áp đặt.. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy, có những phiên tòa mà Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa hỏi từ đầu đến cuối, các thành viên khác không tham gia xét hỏi; hoặc ngược lại có thành viên hội đồng xét xử tự làm thay chức năng của Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa.Giải quyết các vụ việc dân sự:Đòi hỏi các cơ quan xét xử phải thực sự công tâm, là cơ quan bảo vệ công lý, giữ đúng trọng trách của người trọng tài cho người dân trông cậy, tuyệt đối không được gây sức ép cho một bên và cũng không được thiên vị hay quá lo lắng cho bên kia. Giải quyết vụ việc dân sự là quá trình tự giải quyết các mâu thuẫn của các bên bằng biện pháp thương lượng, hoà giải nhằm tìm ra một thoả thuận mà hai bên có thể chấp nhận được; nhưng các thoả thuận này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.- Việc hỏi tại phiên tòa là giai đoạn trung tâm của việc giải quyết vụ án. Tại đây, một lần nữa Tòa án lại công khai kiểm tra, xác minh lại tất cả những tình tiết, những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án. Vì vậy yêu cầu Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung phải tiến hành hoạt động thận trọng, khách quan, đầy đủ và đúng pháp luật.- Để việc xét hỏi có hiệu quả, làm rõ được những yêu cầu cần giải quyết, có sự thuyết phục đối với đương sự và những người tham dự phiên tòa; hội đồng xét xử và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải nắm vững hồ sơ và có kế hoạch xét hỏi cụ thể để làm rõ các vấn đề liên quan đến tư cách nguyên đơn, bị đơn; bị đơn có thừa nhận lời khai của nguyên đơn không ? thừa nhận nội dung nào, không thừa nhận nội dung nào ? lí do không thừa nhận ?- Nếu trong quá trình hỏi xuất hiện mâu thuẫn giữa các lời khai của đương sự, Thẩm phán tổ chức đối chất giữa các đương sự có lời khai mâu thuẫn đó, yêu cầu các đương sự phải khai rõ dựa vào cơ sở nào lại khai như vậy.- Trong quá trình hỏi nếu đương sự có những đề xuất mới trong việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán phải làm rõ đề xuất đó rồi mới tiếp tục hỏi về nội dung; không nên lảng tránh đề xuất của các đương sự. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nên tìm ra cách giải quyết tình huống đó một cách hợp lý; bởi vì việc giải quyết những tình huống nảy sinh trong quá trình hỏi có ý nghĩa pháp lý và chính trị sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến đương sự của vụ án cũng như những người tham dự phiên tòa. Thực tiễn hoạt động xét xử đòi hỏi Thẩm phán không được có thái độ lộng quyền, thiếu tôn trọng các bên đương sự, đưa ra các câu hỏi hàm ý mớm câu trả lời. Hội đồng xét xử phải nghiêm túc, không để xảy ra tình trạng dân chủ quá trớn, để các đương sự tranh nhau trả lời, đương sự nhiều khi cướp lời của hội đồng xét xử; luật sư, kiểm sát viên tranh nhau hỏi 5. - Tại phiên toà, mọi câu nói, câu hỏi của Thẩm phán đòi hỏi phải chặt chẽ, rõ ràng, nghiêm túc, lưu loát. Trong đó việc sử dụng ngôn ngữ (kể cả âm sắc) đối với từng đối tượng cũng khác nhau, phải đảm bảo nghiêm túc, có tính thuyết phục. Tuy nhiên, có những Thẩm phán không có sự nhạy cảm về ứng xử, ngôn ngữ nói và hỏi đối với bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội liên quan đến thuần phong mỹ tục cũng giống như cách nói, cách hỏi đối với bị cáo phạm tội khác, thậm chí cũng như với các đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động dân sự 6.Nghiên cứu thực tiễn xét xử của các tòa án nước ta những năm qua cho thấy, nếu việc xét xử đảm bảo tính khách quan, công bằng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật tôn trọng, bảo vệ thì vai trò giáo dục công dân của tòa án qua hoạt động xét xử sẽ không được phát huy 7. 4. Tranh luận tại phiên toà:Để đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Hội đồng xét xử chủ trì để các bên tranh luận và quyết định cho phép các bên xuất trình tài liệu chứng cứ; trong đó hội đồng xét xử không tham gia vào việc đối đáp, phải khách quan, tôn trọng và cần tập trung lắng nghe ý kiến, lí lẽ của từng bên, chú ý đến quan điểm của các bên trên những vị trí tố tụng của họ để điều chỉnh hoạt động của họ làm giảm bớt những căng thẳng, những mâu thuẫn không cần thiết. Đồng thời đảm bảo không khí trang nghiêm, tôn trọng hội đồng xét xử.- Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hội đồng xét xử lắng nghe ý kiến phát biểu của đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên toà, người bào chữa; lời khai của bị cáo và các đương sự; phải đảm bảo quyền dân chủ và bình đẳng của họ. Hội đồng xét xử để bị cáo trình bày rõ ràng, rành mạch toàn bộ sự việc liên quan trong vụ án bằng những câu hỏi theo quy định của pháp luật tố tụng; không chỉ căn cứ trên lời khai đã có trong hồ sơ để kết tội bị cáo. Từ đó hội đồng xét xử nắm bắt được những điểm cơ bản trong lời bào chữa, những yêu cầu đề nghị của bị cáo để có các quyết định chính xác. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy, nếu hội đồng xét xử chú ý đến lời bào chữa của bị cáo, tạo điều kiện để bị cáo được trình bày thì việc giải quyết vụ án được toàn diện và chính xác hơn. Đồng thời bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án có sự phân tích, xem xét đầy đủ đến lời bào chữa của bị cáo sẽ có tính thuyết phục cao hơn đối với bị cáo, với các đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa.Các bên tranh luận có quyền yêu cầu bên kia giải thích những vấn đề chưa rõ. Chủ toạ phiên toà là người quyết định bên bị yêu cầu có phải trả lời yêu cầu đó không. Trên cơ sở đó hội đồng xét xử nói chung, Thẩm phán nói riêng xem xét vụ án được toàn diện, ở nhiều góc độ để củng cố thêm quan điểm về đánh giá chứng cứ, về áp dụng pháp luật và đường lối xét xử vụ án. Ngoài ra họ phải thực hiện hoạt động tư duy tích cực, có hiệu quả để nghe và nắm bắt diễn biến tư tưởng của các bên tham gia tranh luận trên cơ sở đó khẳng định lại tính chất vụ án, từ đó ra quyết định đúng về vụ án trong giai đoạn nghị án và tuyên án. Trong phiên tòa hành chính, việc tranh luận diễn ra giữa các bên đương sự, đại diện Viện kiểm sát không tham gia tranh luận (trừ vụ án do Viện kiểm sát khởi tố). Sau khi nghe ý kiến của các đương sự, đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến chính thức của mình về hướng giải quyết vụ án (phát biểu sau cùng).Hội đồng xét xử không tham gia vào tranh luận mà cần tập trung chú ý, lắng nghe ý kiến, lý lẽ của từng bên; trên cơ sở đó xem xét vụ án một cách toàn diện, củng cố thêm quan điểm về đánh giá chứng cứ, về áp dụng pháp luật và đường lối xét xử đối với vụ án.- Trong vụ án dân sự: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển toàn bộ quá trình tranh luận đi đúng hướng và đúng trọng tâm nhằm làm sáng tỏ sự việc có những ý kiến khác nhau của những người tham gia tố tụng, từ đó làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. - Tranh luận tại phiên toà là một giai đoạn tố tụng, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của những người tham gia tố tụng trong phiên toà hình sự, hành chính cũng như dân sự. Trong đó hội đồng xét xử cần tạo điều kiện để các bên được tự do trình bày ý kiến của mình, chỉ cắt ý kiến khi họ trình bày ngoài phạm vi vụ án. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy, không ít phiên toà do việc điều khiển của hội đồng xét xử không hợp lí, để bên này được trình bày quá nhiều, bên kia được trình bày quá ít; thậm chí vì lí do sắp hết thời gian mà cắt lời trong trường hợp lời trình bày của họ không ra ngoài nội dung vụ án, dẫn đến tình trạng người tham gia tố tụng ngộ nhận rằng toà án thiên vị hoặc thiếu dân chủ. Để tạo không khí lành mạnh, dân chủ tại phiên toà hội đồng xét xử phải chú ý đến thái độ, trạng thái tâm lí của các bên tham gia tranh luận, tạo điều kiện cho những bên đang có sự căng thẳng về tâm lí hoặc có thái độ định kiến với toà án được trình bày hết lí lẽ và nguyện vọng của họ. Nếu không vì lí do eo hẹp thời gian mà cắt xén phần tranh luận, vừa không đúng pháp luật vừa làm hạn chế sự nghiêm minh của phiên toà.- Các bên tham gia tranh luận phải có thái độ đúng mức, phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong tranh luận là giúp cho Tòa án có thêm cơ sở để giải quyết đúng vụ án. Nội dung bài tranh luận phải trình bày trước hội đồng xét xử lời đề nghị về việc ra bản án, quyết định. Lời đề nghị này càng có sức thuyết phục cao hơn nếu được xây dựng trên cơ sở của giai đoạn xét hỏi (hỏi) tại phiên tòa; dựa trên tất cả những tình tiết, chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, xác minh công khai, dân chủ tại phiên tòa. Đồng thời bài tranh luận phải đảm bảo chức năng giáo dục riêng đối với bị cáo và những đương sự của vụ án; cũng như chức năng giáo dục chung: Giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, có thói quen và cách xử sự theo pháp luật; tham gia đấu tranh phòng và chống tội phạm; làm cho mọi người hiểu rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng đều bị xử lý theo pháp luật.5. Nghị án:- Thẩm phán – chủ tọa phiên toà giữ vai trò tổ chức, điều khiển nghị án; lập kế hoạch cho việc xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án. Thẩm phán phải biết tạo ra không khí nghiêm túc, thẳng thắn, chân thành, bình đẳng trong khi trao đổi, tranh luận ý kiến với các thành viên khác trong hội đồng xét xử. Từ đó giải quyết một số vấn đề trọng tâm như: xác định chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết là những quan hệ pháp luật nào? (vụ án hành chính hay vụ việc dân sự); sự tương quan giữa mô hình vụ án với các quy định của pháp luật (vụ án hình sự); xác định và đối chiếu những chứng cứ, những tài liệu trong hồ sơ vụ án một cách công khai tại phiên toà để từ đó ra những quyết định, bản án. - Các thành viên trong hội đồng xét xử độc lập nhận thức vụ án như: xác định các đặc điểm, các thành phần của mô hình vụ án, xác định sự tương quan giữa các sự kiện xảy ra với các điều luật tương ứng. Trên cơ sở đó họ đưa ra ý kiến của mình và biểu quyết khi nghị án, ý kiến chiếm đa số sẽ quyết định cuối cùng của hội đồng xét xử. Vì vậy các thành viên hội đồng xét xử phải có ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao trong các quyết định được đưa ra. - Trong giai đoạn nghị án, Thẩm phán cùng các thành viên trong hội đồng xét xử không chỉ ra các quyết định hay bản án mà còn đảm bảo cho việc thực hiện các quyết định, bản án đó trên thực tế. Do đó, hội đồng xét xử nói chung và Thẩm phán - chủ tọa phiên toà nói riêng còn phải xác định các biện pháp cưỡng chế cần thiết. Chẳng hạn để đảm bảo cho việc thi hành án, cùng với việc tuyên án, chủ tọa phiên tòa và hội đồng xét xử còn phải xác định các vấn đề có liên quan đến thi hành án như : xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan, xác định vấn đề liên quan đến điều kiện chấp hành hình phạt như hoàn cảnh gia đình, nhân thân, sức khoẻ. Hội đồng xét xử có thể cho hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án đang tại ngoại trong trường hợp ốm nặng, phụ nữ có thai hoặc mới sinh con.- Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác khi ra bản án, quyết định thì quá trình nghị án phải đảm bảo một số điều kiện mang tính nguyên tắc như sau : Thứ nhất : Toà án xét xử tập thể, quyết định theo đa số. Khi xét xử một vụ án, hội đồng xét xử quyết định số phận pháp lý của một con người và điều đó liên quan đến nhiều người khác (gia đình, họ hàng, bạn bè…) và tác động đến xã hội. Vì vậy, việc xét xử tập thể, quyết định theo đa số có ý nghĩa rất lớn đến việc đảm bảo sự khách quan, công bằng tránh được những biểu hiện của tình cảm cá nhân, đảm bảo sự tin cậy vào bản án của tòa án từ phía bị cáo, các đương sự và các công dân khác. Thẩm phán cùng các thành viên trong hội đồng xét xử tiến hành nghị án để xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết các chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác. Để đảm bảo được tính khách quan, chính xác, đúng pháp luật của hoạt động xét xử. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Tất cả các ý kiến cũng như các quyết định của hội đồng xét xử được ghi nhận trong biên bản nghị án. Cùng với bản án mà Thẩm phán - chủ tọa phiên toà nhân danh Nhà nước tuyên bố về việc công dân có tội hay vô tội và những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho những cấp xét xử sau.Thứ hai: Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Với điều kiện trên đảm bảo cho các thành viên trong hội đồng xét xử tự quyết định, thể hiện tính độc lập, tự tin và có trách nhiệm cao trong công tác xét xử. Tòa án xét xử độc lập có nghĩa là khi ra quyết định về vụ án, tòa án phải có quan điểm và kết luận của riêng mình trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà, đồng thời đòi hỏi tòa án phải tuân theo các quy định pháp luật. Sự độc lập của hội đồng xét xử có nghĩa là kết luận của hội đồng xét xử phải độc lập với kết luận của cơ quan điều tra và cáo trạng của viện kiểm sát, độc lập với yêu cầu của người bào chữa (luật sư) và yêu cầu của bị cáo cũng như của các đương sự khác, sự độc lập còn phải được thể hiện giữa cấp xét xử này với cấp xét xử khác. Mọi sự chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến hoặc kết luận của các cơ quan tố tụng hay người tiến hành tố tụng thì hội đồng xét xử cũng phải phân tích một cách lô gíc, khoa học, có lý, có tình nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật. Thứ ba: Toà án xét xử công khai và liên tục. Tòa án xét xử công khai nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử, đảm bảo sự giám sát của nhân dân trong xét xử cũng như để nâng cao tác dụng giáo dục, phòng ngừa của hoạt động xét xử. Đối với phiên tòa hình sự, mọi công dân (trừ trẻ em dưới 16 tuổi) đều có quyền tham dự phiên toà, được nghe ý kiến của hội đồng xét xử cũng như những người có liên quan đến vụ án. Trong những trường hợp cần thiết phải giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc bí mật đời tư của đương sự toà án có thể xử kín một phần hay toàn bộ vụ án. Tuy nhiên, dù xét xử công khai hay xử kín, quyết định của tòa án đều phải được công bố công khai để mọi người được biết. Tòa án phải xét xử liên tục đòi hỏi hội đồng xét xử khi ra được bản án, quyết định phải tư duy căng thẳng, phải duy trì liên tục không thể ngắt quãng quá trình suy luận. Họ phải tập trung chú ý để tránh sai sót, nhầm lẫn, bỏ quên các thông tin, các chứng cứ của vụ án. Để đảm bảo được tính khách quan, dân chủ trong nghị án Thẩm phán – chủ toạ phiên toà nên để các thành viên trong hội đồng xét xử nêu ý kiến trước, còn mình sẽ nêu ý kiến sau cùng.6. Tuyên án: - Thẩm phán- chủ tọa phiên toà, thay mặt hội đồng xét xử, nhân danh Nhà nước tuyên một bản án hay ra quyết định về vụ án mà mình được phân công giải quyết. Để đảm bảo sự trang nghiêm của phiên tòa, khi tuyên án các thành viên hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, Thư ký phiên tòa và những người có mặt tại phòng xử án phải đứng dậy.- Để việc tuyên án có tính thuyết phục cao, tác động đến đương sự của vụ án cũng như những người tham dự phiên toà đòi hỏi Thẩm phán đọc bản án phải rành mạch, rõ ràng, khúc triết.- Để bản án có ý nghĩa giáo dục thì khi viết bản án đòi hỏi Thẩm phán phải xử dụng ngôn ngữ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu; không dài dòng, suy diễn. Văn trong bản án là văn nghị luận, khi Thẩm phán đưa ra các luận cứ, luận chứng, luận điểm phải rõ ràng. Bản án là mệnh lệnh, một trong những tính chất của ngôn ngữ bản án là tính hành chính; do đó lời lẽ phải rõ ràng, dứt khoát, phần nhận định và phần kết luận phải thống nhất với nhau.- Hoạt động xét xử của Tòa án mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc; bản án là sự ghi nhận kết quả của quá trình xét xử thể hiện tập trung ý nghĩa chính trị xã hội đó. ý nghĩa chính trị xã hội của bản án thể hiện ở việc Tòa án định tội và quyết định hình phạt đúng, trừng phạt đúng người có tội, không làm oan người vô tội (vụ án hình sự); xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự theo pháp luật (vụ án dân sự). Đồng thời những kết luận và quyết định của vụ án đều có căn cứ, lập luận vững chắc, dựa trên sự phân tích đầy đủ và khách quan những chứng cứ, những tình tiết đã được kiểm tra, xác minh công khai tại phiên tòa một cách khách quan, dân chủ. Từ đó nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, để họ có niềm tin vào công lý, vào hoạt động xét xử của Tòa án. - Sự tôn trọng pháp luật, ý thức pháp luật của Thẩm phán ở mức độ cao thì quyết định áp dụng pháp luật được ban hành sẽ đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn, khách quan và công minh. Bản án đích thực là sản phẩm của một quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng, thận trọng, cân nhắc; là kết quả của quá trình lao động nghiêm túc. Để đáp ứng được công cuộc cải cách tư pháp nói chung và đổi mới hoạt động xét xử nói riêng “khi xét xử các toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” 8.
Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả công chứng, chứng thực ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Theo Quy định của Luật Công chứng 2007 và Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/7/2007 thì việc công chứng bản sao, chữ ký các văn bản tiếng Việt do cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thực hiện. Thực hiện Luật Công chứng và các văn bản hướng dân, trong những năm qua, công tác chứng thực đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành hữu quan quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên hoạt động công chứng chứng thực ở các xã, thị trấn thời gian qua còn xuất hiện một số sai sót như trong lĩnh vực chứng thực các hợp đồng, các bên tham gia giao kết hợp đồng chưa ghi đầy đủ các thông tin cũng như không ký tắt vào từng trang của hợp đồng; hồ sơ lưu trữ và các giấy tờ kèm theo còn thiếu; việc mở sổ sách theo dõi tuỳ tiện Về nguyên nhân tồn tại những yếu kém nêu trên, chủ yếu là: Một số xã, thị trấn việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình ký chứng thực hợp đồng, giao dịch do cán bộ địa chính thực hiện dẫn đến nhiều hợp đồng chứng thực nhưng không được ghi vào sổ, không lưu trữ hồ sơ chứng thực theo quy định; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực còn hạn chế; cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực đôi khi do mối quan hệ cá nhân còn cả nể nên dễ dàng bỏ qua những thủ tục quy định của pháp luật dẫn đến việc làm sai. Một số trường hợp mặc dù có hiểu biết pháp luật nhưng do chủ quan hoặc do sức ép từ những người có thẩm quyền Những sai sót từ hoạt động trên đã gây ra một số hậu quả đáng tiếc như: Xảy ra các tranh chấp hợp đồng nhưng không có cơ sở hoặc rất khó giải quyết; một số trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện gây mâu thuẫn, mất ổn định tại địa phương Để nâng cao hiệu quả công tác chứng thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; bảo đảm tính an toàn pháp lý trong giao dịch của các tổ chức và cá nhân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền cấp cơ sở trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực cũng như thực hiện tốt Luật công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Hai là, cần rà soát , đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp đề từ đó có sự sắp xếp bố trí cán bộ làm công tác công chứng chứng thực phù hợp với năng lực, trình độ, tiêu chuẩn theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của cấp trên. Ba là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến GDPL về chứng thực đến đông đảo các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức thiết thực như: Tuyên truyền thông qua hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật và các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã các thủ tục từ trình tự về công chứng, chứng thực để nhân dân được biết để tiện theo dõi, giám sát và thực hiện theo quy định. Bốn là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về công tác chứng thực cho cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực gắn với làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra để phát huy những mặt tích cực, những việc làm hay để nhân rộng, đồng thời kịp uốn nắn, khắc phục những sai phạm. Phòng Tư pháp cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành việc chứng thực của UBND cấp xã để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót. Năm là, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc thu lệ phí chứng thực theo đúng quy định hiện hành và dành kinh phí hợp lý để tăng cường cơ sở vật chất phục cụ có hiệu quả cho nhiệm vụ công chứng, chứng thực. Có chế độ đãi ngộ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác chứng thực có thành tích./. Thân Văn Bình Tên tài liệu : Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua xét xử các vụ án tại Tòa án Lĩnh vực : Tuyên truyền, Phổ biến giáo dục pháp luật Thẩm phán xét xử các vụ án hình sự, hành chính hay giải quyết các vụ việc dân sự hướng tới mục đích bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do và danh dự nhân phẩm của công dân; giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua toàn bộ các bước của một phiên tòa (chủ yếu là ở phiên tòa sơ thẩm). 1. Chuẩn bị xét xử: Đối với việc giải quyết vụ án hình sự: Thẩm phán - chủ tọa phiên toà là người cầm cân, nảy mực cùng hội đồng xét xử quyết định bị cáo có tội hay vô tội và những vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm hình sự. Để đưa ra được bản án, quyết định duy trì sự nghiêm minh của pháp luật, duy trì kỉ cương phép nước, Thẩm phán cùng các thành viên trong hội đồng xét xử phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu trong hồ sơ vụ án một cách độc lập (đánh giá các chứng cứ đã thu thập được, so sánh đối chiếu các chứng cứ với nhau để tìm ra chứng cứ cần thiết liên quan đến việc giải quyết vụ án; không ỉ lại vào kết luận của cơ quan điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát). Đối với việc giải quyết những vụ án hình sự, Thẩm phán phải quán triệt đầy đủ chính sách hình sự của Nhà nước đối với phụ nữ, trẻ em, giá trị tài sản mà người đó chiếm đoạt. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng phải xem xét những tình tiết, chứng cứ trong hồ sơ có cấu thành tội phạm hay không trên cơ sở phân tích những dấu hiệu chủ quan và khách quan của các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ không? Các yếu tố nhân thân để từ đó cùng hội đồng xét xử đưa ra được bản án, quyết định về vụ án. Thẩm phán tiến hành nhận thức về vụ án chủ yếu thông qua việc tri giác kết quả nhận thức của cơ quan điều tra nên dễ bị ảnh hưởng của tài liệu điều tra, do đó họ phải tư duy tích cực, căng thẳng, phải có óc khái quát và trí tưởng tượng cao. Thẩm phán phải độc lập và quyết đoán trong quá trình nhận thức về vụ án. Khi nhận thức về vụ án, Thẩm phán phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong việc tìm kiếm, phát hiện những tình tiết, chứng cứ mới và chủ động đánh giá nó để từ đó có thể xét xử vụ án chính xác, khách quan. Thẩm phán chủ động xây dựng kế hoạch xét hỏi để nhằm đảm bảo cho việc xét hỏi tại phiên tòa được đầy đủ, chính xác, nhanh chóng. Để tạo điều kiện cho Thẩm phán xem xét được hết những tình tiết, những chứng cứ trong vụ án đòi hỏi việc chuẩn bị kế hoạch xét hỏi phải hết sức cụ thể, tỉ mỉ, khoa học. Đồng thời việc chuẩn bị kế hoạch xét hỏi cũng đảm bảo cho Thẩm phán dự đoán được những tình huống có thể xảy ra và chủ động lập kế hoạch giải quyết đối với những tình huống đó. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy, có những Thẩm phán do không chuẩn bị tốt kế hoạch xét hỏi nên đã xét hỏi tràn lan, không đi vào trọng tâm của vụ án, bị động trước những tình huống xảy ra tại phiên tòa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xét xử và hiệu quả giáo dục đối với các đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa. Ngoài ra, trong kế hoạch xét hỏi Thẩm phán phải dự kiến những câu hỏi cần thiết, phù hợp và hiệu quả đối với bị cáo, cũng như các đương sự liên quan đến việc giải quyết vụ án. Để đưa ra được những câu hỏi như vậy đòi hỏi Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để nắm bắt được các đặc điểm tâm- sinh lý của các đối tượng sẽ tham gia xét hỏi. Thực tiễn xét xử các vụ án cho thấy đã có những Thẩm phán đưa ra những câu hỏi dài dòng, khó hiểu, hay vừa hỏi vừa giải thích làm cho đương sự khó trả lời; cá biệt có những trường hợp đưa ra câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung… Trên cơ sở dự đoán, lập kế hoạch cho quá trình thu thập, nhận thức tài liệu về vụ án, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án có thể ra những quyết định cá biệt đảm bảo cho quá trình xét xử như: quyết định mời thêm luật sư, giám định viên tham gia phiên toà trong những trường hợp cần thiết. Theo luật tố tụng khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án có thể ra một trong các quyết định sau: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung… Đối với việc giải quyết vụ án hành chính: Đây là hoạt động tư pháp đặc thù mà ở đó toà án giải quyết tranh chấp hành chính giữa một bên là cá nhân công dân, tổ chức (người khởi kiện) với một bên là cán bộ, công chức Nhà nước, cơ quan Nhà nước (người bị kiện) về quyết định hành chính hay hành vi hành chính mà công dân hay tổ chức cho là trái pháp luật. Sau khi có quyết định thụ lí vụ án hành chính, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính sẽ tiến hành điều tra vụ án; Viện kiểm sát chỉ tham gia điều tra nếu xét thấy cần thiết để làm rõ tính chất vụ án Để có thể thu thập chứng cứ, nghiên cứu và bước đầu đánh giá chứng cứ thì trong quá trình chuẩn bị xét xử Thẩm phán phải định hướng được một số vấn đề như tự mình điều tra hay uỷ thác cho toà hành chính khác điều tra. Nếu tự mình điều tra thì Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: quan hệ pháp luật giữa các đương sự, những vấn đề cần chứng minh trong vụ án… Thẩm phán toà hành chính tự mình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ nên trong giai đoạn này họ bắt đầu nghiên cứu hồ sơ. Nếu giai đoạn điều tra được tiến hành một cách thận trọng, đúng pháp luật thì sẽ giảm nhẹ lao động của Thẩm phán trong việc nghiên cứu hồ sơ. Để cho khâu chuẩn bị xét xử đạt chất lượng tốt, Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: kiểm tra, xác định thẩm quyền xét xử, xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án; các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, những vấn đề về thủ tục tố tụng; cơ sở vật chất chuẩn bị cho hoạt động xét xử. Đồng thời Thẩm phán phải dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra tại phiên toà và cách thức giải quyết những tình huống đó nhằm đạt được mục đích của hoạt động xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính phải nắm được toàn bộ nội dung vụ án, tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh vụ việc hành chính và đảm bảo có các chứng cứ chính xác, đầy đủ để chứng minh được nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của đương sự; cũng như chứng minh được tính đúng đắn của quyết định hay hành vi hành chính của cán bộ, công chức hoặc cơ quan Nhà nước. Để thực hiện được những yêu cầu trên, Thẩm phán phải trực tiếp giao tiếp với những người có trách nhiệm của cơ quan hữu quan để họ cung cấp những chứng cứ; trực tiếp tiếp xúc với bên khởi kiện, bên bị kiện, với người làm chứng, người có quyền lợi liên quan. Thông qua sự tiếp xúc này, Thẩm phán có những nhận biết về những đặc điểm bên ngoài (hình dáng, đầu tóc, trang phục, giới tính, lứa tuổi), cũng như những đặc điểm tâm lí bên trong (tính cách, xúc cảm, tình cảm). Từ đó có thể đánh giá về những chứng cứ họ cung cấp, nhất là đối với người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; bởi những lời trình bày của họ ảnh hưởng đến tính khách quan trong việc giải quyết vụ án. Trong giai đoạn điều tra vụ án hành chính, để làm rõ tính chất vụ án Thẩm phán có thể tổ chức để bên khởi kiện và bên bị kiện gặp gỡ trực tiếp để đối chất những vấn đề còn mâu thuẫn; tạo điều kiện cho hai bên thoả thuận với nhau về một số vấn đề như bồi thường thiệt hại, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hay đơn kiện. Thẩm phán lúc này chỉ tạo điều kiện cho hai bên đương sự thoả thuận với nhau chứ không giữ vai trò hoà giải, bởi theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì tố tụng hành chính không có thủ tục hoà giải như tố tụng dân sự. Đối với việc giải quyết vụ việc dân sự: Sau khi có quyết định thụ lí vụ việc dân sự Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ việc đó sẽ tiến hành hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ để giải quyết các tranh chấp hay yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế thương mại và lao động. Việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự đã góp phần ổn định, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội nhất là trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Để việc điều tra đáp ứng được mục đích, chuẩn bị căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự thì Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: những quan hệ tranh chấp giữa các đương sự, những vấn đề cần chứng minh; xác định đúng và đầy đủ tư cách đương sự trong tố tụng dân sự. Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động là phức tạp. Nhưng khi giải quyết các vụ án này các Tòa án đã chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ quan hệ pháp luật có tranh chấp hoặc đối tượng khởi kiện, áp dụng đúng các quy định của pháp luật, nên về cơ bản đã giải quyết các vụ án đúng pháp luật và trong thời hạn pháp luật quy định, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh tế và đảm bảo sự công bằng xã hội. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì các cơ quan điều tra, truy tố phải chủ động tiến hành các biện pháp điều tra để tìm ra chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án, thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự các đương sự phải chủ động và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho toà án và thông qua đó chứng minh cho yêu cầu của họ là có căn cứ và lợi ích của họ là hợp pháp. Như vậy trách nhiệm cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự của vụ việc dân sự. Toà án nói chung hay Thẩm phán nói riêng chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự có yêu cầu. Quy định như vậy Nhà nước đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự trực tiếp tiến hành lập hồ sơ giải quyết vụ việc dân sự nên họ phải trực tiếp tiếp xúc trao đổi với cá nhân, tổ chức, một số cơ quan có liên quan nhằm thu thập đầy đủ các chứng cứ của vụ án để có căn cứ giải quyết vụ việc dân sự. Thẩm phán khi giao tiếp với các đương sự hoặc những người tham gia tố tụng khác phải hết sức mềm dẻo và thông thạo để các đương sự đưa ra chứng cứ đầy đủ và chính xác. Trong quá trình giao tiếp, tuỳ theo đặc điểm tâm lí riêng của đối tượng (trình độ văn hoá, tính cách, khí chất, năng lực) như thế nào mà Thẩm phán sử dụng ngôn ngữ nói cho phù hợp. 2. Bắt đầu phiên tòa: Trước khi bắt đầu khai mạc phiên tòa sơ thẩm Thư ký phiên tòa phải tiến hành kiểm tra những người được triệu tập đến phiên tòa, sắp xếp chỗ ngồi cho những người có mặt tại phòng xử án; nếu có người vắng mặt thì tìm hiểu lý do. Đồng thời Thư ký phiên tòa phổ biến nội quy phiên tòa và yêu cầu mọi người đến phòng xử án thực hiện theo đúng nội quy đó. Qua đó làm cho các đương sự và tất cả những người tham dự phiên tòa có được những khái niệm tối thiểu về tính tôn nghiêm của tòa án, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm và hậu quả pháp lý bất lợi nếu vi phạm những quy định đó. Bắt đầu phiên tòa là hoạt động đầu tiên của phiên tòa. Việc khai mạc phiên tòa gây tác động tâm lý rất quan trọng đối với những người tham gia phiên tòa trong suốt cả quá trình xét xử. Thẩm phán – chủ tọa phiên toà, điều khiển toàn bộ quá trình xét xử, ngay từ khi bắt đầu phiên toà như giới thiệu thành viên hội đồng xét xử, thư kí phiên toà; kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên toà; kiểm tra căn cước của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác; giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo, người bị hại (vụ án hình sự); người khởi kiện, người bị kiện (vụ án hành chính); nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (vụ việc dân sự); người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. - Khi hội đồng xét xử vào phòng xử án thì Thư ký phiên tòa phải yêu cầu mọi người đứng dậy, sau đó Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa mời tất cả những người có mặt trong phòng xử án ngồi xuống, yêu cầu đương sự đứng tại chỗ, sau đó đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. - Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Thư ký phiên tòa báo cáo thành phần những người tham gia tố tụng đã được triệu tập hợp lệ, những ai có mặt và những ai vắng mặt, lý do vắng mặt. Sau đó Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa tiến hành kiểm tra căn cước của những người được triệu tập hiện đang có mặt tại phiên tòa; phổ biến và giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ cũng như của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch (nếu có) tại phiên tòa giới thiệu các thành viên của hội đồng xét xử. Việc làm này đã tác động đến đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa, để họ hiểu được vị trí, quyền và trách nhiệm cá nhân của mình trong suốt quá trình xét xử. Đồng thời tạo nên ở họ sự chú ý, quan tâm và một tâm thể sẵn sàng tôn trọng và tuân thủ các yêu cầu của pháp luật tố tụng. - Để đảm bảo sự vô tư, công bằng, khách quan của hội đồng xét xử, Chủ tọa hỏi từng người tham gia tố tụng xem họ có yêu cầu thay đổi những thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa…Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của pháp luật để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu đó. 3. Xét hỏi: Xét hỏi công khai tại phiên toà sẽ tạo ra mối quan hệ giao tiếp tâm lí phức tạp - đó là giao tiếp tâm lí nhiều chiều diễn ra giữa hội đồng xét xử với các bên tham gia xét xử (người bào chữa, kiểm sát viên), với bị cáo và các đương sự khác… tuỳ theo từng loại vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự: Thẩm phán nói riêng, hội đồng xét xử nói chung giữ vai trò trung tâm, điều khiển quá trình xét hỏi để làm sáng tỏ những tình tiết, những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án; điều khiển trình tự những người được xét hỏi, những vấn đề cần xét hỏi; biết phối hợp với các thành viên trong hội đồng xét xử để cùng tham gia xét hỏi; kịp thời cắt những ý kiến trình bày của đương sự hay của các bên tham gia xét xử nếu ý kiến đó nằm ngoài phạm vi xét hỏi hoặc ngoài những yêu cầu làm rõ các tình tiết vụ án. [...]... với các quy định của pháp luật (vụ án hình sự); xác định và đối chiếu những chứng cứ, những tài liệu trong hồ sơ vụ án một cách công khai tại phiên toà để từ đó ra những quyết định, bản án - Các thành viên trong hội đồng xét xử độc lập nhận thức vụ án như: xác định các đặc điểm, các thành phần của mô hình vụ án, xác định sự tương quan giữa các sự kiện xảy ra với các điều luật tương ứng Trên cơ sở đó... công khai tại phiên tòa một cách khách quan, dân chủ Từ đó nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, để họ có niềm tin vào công lý, vào hoạt động xét xử của Tòa án - Sự tôn trọng pháp luật, ý thức pháp luật của Thẩm phán ở mức độ cao thì quyết định áp dụng pháp luật được ban hành sẽ đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn, khách quan và công minh Bản án đích thực là sản phẩm của một quá... kết quả của quá trình lao động nghiêm túc Để đáp ứng được công cuộc cải cách tư pháp nói chung và đổi mới hoạt động xét xử nói riêng “khi xét xử các toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên. .. hiện ở việc Tòa án định tội và quyết định hình phạt đúng, trừng phạt đúng người có tội, không làm oan người vô tội (vụ án hình sự); xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự theo pháp luật (vụ án dân sự) Đồng thời những kết luận và quyết định của vụ án đều có căn cứ, lập luận vững chắc, dựa trên sự phân tích đầy đủ và khách quan những chứng cứ, những tình tiết đã được kiểm tra, xác minh công. .. nữa Tòa án lại công khai kiểm tra, xác minh lại tất cả những tình tiết, những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án Vì vậy yêu cầu Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung phải tiến hành hoạt động thận trọng, khách quan, đầy đủ và đúng pháp luật - Để việc xét hỏi có hiệu quả, làm rõ được những yêu cầu cần giải quyết, có sự thuyết phục đối với đương sự và những người tham... khách quan, công bằng tránh được những biểu hiện của tình cảm cá nhân, đảm bảo sự tin cậy vào bản án của tòa án từ phía bị cáo, các đương sự và các công dân khác Thẩm phán cùng các thành viên trong hội đồng xét xử tiến hành nghị án để xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết các chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác Để đảm bảo được tính khách quan, chính xác, đúng pháp luật của... thuẫn đó, yêu cầu các đương sự phải khai rõ dựa vào cơ sở nào lại khai như vậy - Trong quá trình hỏi nếu đương sự có những đề xuất mới trong việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán phải làm rõ đề xuất đó rồi mới tiếp tục hỏi về nội dung; không nên lảng tránh đề xuất của các đương sự Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nên tìm ra cách giải quyết tình huống đó một cách hợp lý; bởi vì việc giải quyết những tình huống... quan, công bằng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật tôn trọng, bảo vệ thì vai trò giáo dục công dân của tòa án qua hoạt động xét xử sẽ không được phát huy 7 4 Tranh luận tại phiên toà: Để đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp Hội đồng xét xử chủ trì để các. .. đánh giá chứng cứ, về áp dụng pháp luật và đường lối xét xử vụ án Ngoài ra họ phải thực hiện hoạt động tư duy tích cực, có hiệu quả để nghe và nắm bắt diễn biến tư tưởng của các bên tham gia tranh luận trên cơ sở đó khẳng định lại tính chất vụ án, từ đó ra quyết định đúng về vụ án trong giai đoạn nghị án và tuyên án Trong phiên tòa hành chính, việc tranh luận diễn ra giữa các bên đương sự, đại diện Viện... dân chủ, khách quan, thông qua đó lồng những nội dung pháp luật vào giải thích, hướng dẫn nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân - Tác động giáo dục có ý nghĩa quan trọng của hội đồng xét xử là ở tính nghiêm minh, đúng đắn, toàn diện của các phán quyết mà họ đưa ra phải dựa trên những tình tiết, chứng cứ, lời khai đã được xác minh, kiểm tra một cách công khai, dân chủ tại phiên tòa Hội . phải đảm b o xét hỏi sao cho dân chủ, khách quan, thông qua đó lồng những nội dung pháp luật v o giải thích, hướng dẫn nhằm tuyên truyền, gi o dục pháp luật trong nhân dân. - Tác động gi o dục có. trọng, b o vệ thì vai trò gi o dục công dân của tòa án qua hoạt động xét xử sẽ không được phát huy 7 . 4. Tranh luận tại phiên toà: Để đảm b o tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất. trách nhiệm cao trong các quyết định được đưa ra. - Trong giai o n nghị án, Thẩm phán cùng các thành viên trong hội đồng xét xử không chỉ ra các quyết định hay bản án mà còn đảm b o cho việc thực