cán cân thanh toán của thái lan
Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LỚP : T10 MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hồng Vinh Đề tài CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA THÁI LAN Danh sách nhóm 5 : 1. Nguyễn Thế Diễn 030125090141 2. Hồ Thị Lan 030125090378 3. Nguyễn Ngọc Thanh Ngân 030125090538 4. Đào Thị Ngọc Lan 030125090382 5. Lâm Tiến Phát 030125090642 6. Nguyễn Trúc Ly 030125090443 7. Nguyễn Bảo Long 030125090433 8. Nguyễn Thị Hương Trà 030125090951 Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 2 A. Lời mở đầu Nền kinh tế Thái Lan là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á. Trong thập niên 1960, nền kinh tế của chủ yếu là nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào sản xuất phong phú các loại cây trồng như lúa, sắn, ngô, cao su, mía đường, cùng với sản xuất thủy sản, chủ yếu là tôm. Vị trí chiến lược của nó và tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo một lợi thế tốt cho Thái Lan, nó cho phép các quốc gia tăng cường tối đa hóa các mặt hàng trong thương mại quốc tế. Nhưng phải đến những năm 1980 đến giữa thập niên 1990 mới đánh dấu sự bùng nổ của nền kinh tế và sự xuất hiện của nó như là một nền kinh tế đa dạng, hiện đại, và công nghiệp hóa để biết được tình hình phát triển của nền kinh tế Thái Lan trong những năm gần đây như thế nào? Sau đây nhóm 5 xin đưa ra một số phân tích của mình về nền kinh tế Thái Lan trong năm 2008 qua phân tích bảng cán cân thanh toán của Thái Lan từ năm 2007 và dự báo cho đến năm 2015 Trong bản báo cáo này có nhiều chỗ số liệu chưa khớp với nhau hay chỉ mang tính chất tượng trưng, so sánh và nếu có chỗ nào chưa đúng, hay còn thiếu sót mong quý thầy cô cùng các bạn bổ sung và góp ý thêm để bản báo cáo được đầy đủ và hoàn thiện hơn Năm 2008 đánh dấu một thời kỳ khá rối ren trong đời sống kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu lẫn điều hành vĩ mô của Chính phủ Niềm tin của người tiêu dùng giảm sút cộng với sự bất ổn chính trị kể từ sau cuộc đảo chính năm 2006 đã dẫn đến tăng trưởng GDP của Thái Lan giảm xuống 4,5% năm 2007. Tuy nhiên, Bộ trưởng Surapong nhận định, nền kinh tế Thái Lan đang hồi phục trở lại trong hơn hai tháng qua, sau cuộc bầu cử hồi tháng 12/07 lập ra một chính phủ mới, chấm dứt hơn một năm cầm quyền của giới quân sự. Ông cũng nêu rõ, dựa trên nền tảng một cơ cấu kinh tế căn bản là khỏe mạnh cùng với chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đang liên tục gia tăng, mọi người đều cho rằng rằng GDP 2008 của Thái Lan sẽ không thấp hơn 5% và chính phủ vẫn hy vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt 6%. Theo Bộ trưởng Surapong, mặc dù mức tăng trưởng nói trên của Thái Lan là một trong những mức thấp nhất trong khu vực (theo các số liệu của Liên hợp quốc, Việt Nam và Campuchia được dự đoán sẽ tăng trưởng lần lượt là 8,4 và 8,5%), song như dự đoán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thì Thái Lan có thể là nước duy nhất ở châu Á có mức tăng trưởng GDP năm 2008 cao hơn năm 2007. Ông cũng cho biết chương trình kích thích kinh tế trị giá 40 tỷ bạt (1,3 tỷ USD) của chính phủ Thái Lan, b ao gồm cắt giảm thuế cả gói và các biện pháp khác, có thể sẽ bắt đầu phát huy hiệu quả từ tháng 5 tới. Bảng cán cân thanh toán của Thái Lan Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 3 I. Nhận định chung. Cán cân vãng lai thặng dư (CA=1.2) cùng với sự thặng dư của cán cân vốn( KA= 14.6), đầu tư nước ngoài nhiều cho thấy môi trường tốt, khuyến khích được các nhà đầu tư, mức độ tín nhiệm tương đối cao là chủ nợ của một số quốc gia khác, cán cân tổng thể thặng dư cho thấy một luồng vốn ngoại tệ chảy vào điều này khiến cho NHTW phải tăng dự trữ ngoại hối(∆R < 0), (Với giả định các yếu tố khác không đổi) nhằm kiềm chế lãi suất tăng hay sự tăng giá của đồng nội tệ cơ chế ổn định tỷ giá đang được nhà nước ưu tiên. II. Cán cân vãng lai. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 4 Trong năm 2008 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của cán cân vãng lai. Thặng dư chỉ 1.2 triệu USD trong khi năm 2007 là 15.7 triệu USD và năm 2009 lên đến 20.3 triệu USD trong sự giảm sút đó cán cân thương mại( Trade balance) bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn tới thâm hụt lên đến 0.4, xuất khẩu(Exports) cũng có tăng lên so với 2 năm 2007 và 2009 hơn 10 triệu USD tuy nhiên sự tăng lên này cũng không bù đắp được nhiều do nhập khẩu(Imports) tăng đột biến dẫn đến tình trạng nhập siêu. ( X – M < 0) Mà với Thái Lan một nước nông nghiệp truyền thống với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và với gần 50% dân số tham gia vào nông nghiệp, Thái Lan đã nổi lên là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp khác, cả hai đều từ nông nghiệp và thủy sản, bao gồm cả chế biến sản phẩm nông nghiệp, rất quan trọng với xuất khẩu của Thái Lan. Nước này có diện tích ngư trường lớn thứ 3 trong khu vực Châu á, sau Nhật Bản, Trung Quốc. Sản lượng đánh bắt cá hàng năm đạt xấp xỉ 3 triệu tấn/năm. Thái Lan đứng ở mức cao trong các ngành xuất khẩu ô tô của thế giới và các nhà sản xuất hàng điện tử. Mặc dù theo truyền thống của Thái Lan,thị trường chính là các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Do vậy dù xuất khẩu hàng hóa Thái lan sang Mỹ giảm sút, song bù lại sang các thị trường khác lại tăng lên , như thị trường Châu Âu, châu phi, Trung Đông và khu vực Asean. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 5 Sự phục hồi kinh tế các đối tác thương mại khu vực của Thái Lan cũng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan. Thái Lan cũng đã tăng xuất khẩu của mình tại một số thị trường xuất khẩu phi truyền thống của nó, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông. Dù vậy nhập siêu vẫn xảy ra. Tất cả những điều này được giải thích là do Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng thế giới năm 2008 và tình hình chính trị bất ổn trong nước đã làm kinh tế Thái Lan chững lại và suy thoái. Cục phát triển kinh tế-xã hội Thái Lan cho biết tình hình chính trị bất ổn trong nước và tác động của kinh tế thế giới đã làm kinh tế Thái Lan trong hai năm 2008 và 2009 tổn thất tới 800 tỉ bạt (23,8 tỉ USD); khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP bị mất tới từ 1,5- 2%. Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế hậu quả do cuộc khủng hoảng mang lại trong đó có việc tăng xuất khẩu các loại hàng hóa, và hậu quả của nó để lại cho năm 2009 điều này giải thích vì sao xuất khẩu lại tăng vọt so với năm 2007 và lớn hơn năm 2009, tuy nhiên “liều thuốc” vẫn chưa đủ mạnh để thoát khỏi cuộc khủng hoảng….nhập khẩu tăng lên do lạm phát khiến nhập siêu xảy ra. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 6 Cùng với tình trạnh đó, Thái lan lại còn chịu thêm thách thức đó là giá dầu tăng khiến cho nền kinh tế lại tổn thất nặng nề hơn. Giá dầu phi nước đại ở mức 147 USD và tháng 7 khiến lạm phát gia tăng. Đồ thị giá dầu thế giới 2007-2008 Các chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 2.2% năm 2007 lên 5.5% năm 2008 và đạt đỉnh điểm 9.2% vào tháng 7 điều này giải thích vì sao trong BP năm 2008 dầu và các sản phẩm từ dầu(oil and oil products) tăng lên cao hơn so với năm 2007 và 2009 tới hơn 10 triệu USD. Cán cân dịch vụ vẫn thặng dư nhưng giảm đi không nhiều so với năm 2007 và 2009 điều này được giải thích do nhưng bất ổn chính trị đang xảy ra ở Thái Lan vào cùng thời điểm. Trong năm 2008, cuộc xung độtchính trị diễn ra trong suốt 11 tháng đầu năm với nhiều sự kiện chính trị xảy ra. Cuộc xung đột đạt đỉnh điểm khi vào tháng 11 Đảng cẩm quyền của Thái Lan(gọi tắt là PPP) bị bắt giữ tại sân bay quốc tế, không lâu sau đó đã bị giải tán bởi tòa án hiến pháp. Do bị nghi ngờ gian lận trong bầu cử. Điều này có thể là nguyên nhân chính. Thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều: vẫn tiếp đà thâm hụt như 2007 ít biến động do ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng đang xảy ra vào thời gian này. III. Thay đổi dự trữ ngoại hối. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 7 ∆R < 0: nhà nước tăng dự trữ ngoại hối. Khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa ( giả định các yếu tố khác không đổi) Thặng dư cán cân vãng lai, đồng thời luồng vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt vào trong nước làm cho cung ngoại tệ tăng lên đồng baht tăng giá nhà nước buộc phải tăng mức dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá không cho đồng baht tăng giá nữa. Nhà nước buộc phải can thiệp vào tỷ giá không để“thả nổi“ tỷ giá vì sẽ làm ảnh hưởng tới cán cân thương mại, cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến tỷ giá của đất nước mình. L Lạm phát là một nguyên suy sụp của người tiêu dùng Thái Lan trong năm 2008, đua giá tăng lên so với giá dầu trên thị trường quốc tế, cần tăng cường lòng tin của người tiêudùng và thúc đẩy tiêu dùng. Điều này cũng sẽ làm giảm áp lực vào nhập khẩu, có thể giúp giữ cho cán cân thương mại trong lãnh thổ tích cực. Tỷ giá giảm kéo theo sẽ hạn chế được lạm phát tăng. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 8 IV. Cán cân vốn.( Capital and financial account balance). Đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong năm 2008. Luồng vốn chảy vào Thái Lan tăng mạnh chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và qua khu vực ngân hàng làm cho cán cân vốn thặng dư một khoản không nhỏ, đặc biệt là qua khu vực khác(Other investment) mà đặc biệt là khu vực ngân hàng lên tới 14.6 triệu USD. Trong khi 2 năm 2007 và 2009 luôn thâm hụt FDI tuy không bằng năm 2007 nhưng thay vào đó một luồng vốn khác chảy vào rất lớn khiên thặng dự cán cân vốn xảy ra. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 9 V. Xu hướng tỷ giá. Cán cân vãng lai và lãi suất là hai chỉ số quan trọng phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia, trong đó, cán cân vãng lai phản ánh tình hình của khu vực kinh tế đối ngoại và lãi suất phản ánh thực tế của khu vực tài chính - tiền tệ. Sự liên thông giữa hai khu vực kinh tế này hình thành mối quan hệ giữa cán cân vãng lai và lãi suất trong nước. Việc phân tích xu hướng tỷ giá sẽ dựa trên số dư của cán cân vãng lai. Biểu đồ cán cân vãng lai Thái Lan. Dựa theo số liệu bảng trên, ta có thể nhận định xu hướng tỷ giá như sau: Giai đoạn 2007-2008: giá trị tài khoản vãng lai giảm từ 15,7 tỷ đôla xuống còn 1,2 tỷ, mặc dù có thặng dư nhưng nguồn cung đôla trên thị trường bị sụt giảm khá mạnh làm tỷ giá tăng mạnh. Giai đoạn 2008-2009: giá trị tài khoản vãng lai tăng từ 1,2 tỷ đôla lên tới 20,3 tỷ, nguồn cung đôla trên thị trường dồi dào hơn sẽ làm tỷ giá giảm. Giai đoạn 2009-2010: giá trị tài khoản vãng lai giảm từ 20,3 tỷ đôla xuống còn 8,3 tỷ, trong giai đoạn này nguồn cung đôla trên thị trường bị sụt giảm sẽ khiến tỷ giá tăng lên. Còn trong một tương lai xa hơn tỷ giá của Thái Lan diễn biến ra sao rất khó biết trước được vì phải phân tích nhiều yếu tố chi phối khác như ổn định chính trị, kỳ vọng về nền kinh tế thế giới, đầu tư… chỉ biết rằng họ sẽ không để cho nền kinh tế đi vào suy thoái hay khủng hoảng nghiêm trọng, dù cho tỷ giá tăng hay giảm. VI. Liên hệ Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 10 nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh thị trường tài chính trên thế giới ngày càng có mối liên kết chặt chẽ với qui mô và biến động của các luồng vốn tăng rất mạnh. Đây là cơ hội để tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức do nguy cơ đảo chiều của các luồng vốn, nhất là trong bối cảnh kinh tế Mỹ chưa phục hồi và lạm phát toàn cầu gia tăng. Ý thức được xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và hội nhập, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã tích cực đàm phán với các đối tác quốc tế và xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết WTO nhằm giành thế chủ động trong quá trình hội nhập. Trong đó, một trong những quan tâm hàng đầu là kiểm soát luồng vốn vào và từng bước tự do hóa tài khoản tài chính; dự trữ quốc gia đã được cải thiện dần từ 6,3 tỉ USD năm 2004 lên 8,5 tỉ USD năm 2005 và đạt gần 12 tỉ USD năm 2006. Đáng chú ý, năm 2007 đạt trên 21 tỉ USD, tương đương 3,3 tháng nhập khẩu. Việc trả nợ các khoản vay nước ngoài cũng được thực hiện nghiêm chỉnh mặc dù thu ngân sách ngày càng khó khăn hơn, nhất là trong xu thế giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết. Tuy nhiên, dự trữ cao chưa khẳng định được khả năng đối phó với luồng vốn ra, khái niệm truyền thống về mức dự trữ phù hợp (bằng 3 tháng nhập khẩu) đang được các nhà hoạch định chính sách và phân tích kinh tế xem xét lại. Trên thực tế, Mêhicô là một quốc gia có mức dự trữ quốc tế tương đối lớn đã phải đối mặt với khủng hoảng lòng tin và luồng vốn ra bất thường đi kèm vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995. Hơn nữa, cán cân thanh toán của Việt Nam chưa bền vững, cán cân vãng lai giảm từ 957 triệu USD năm 2004 xuống 217 USD năm 2005 và bắt đầu thâm hụt 164 triệu USD năm 2006 và 6,6 tỉ USD năm 2007. Khả năng tạo được thặng dư tài khoản vãng lai là yếu tố hỗ trợ khả năng thanh toán, nhưng khái niệm ổn định tài khoản vãng lai rất phức tạp vì nó phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các quyết định tiết kiệm và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. [...].. .Cán cân thanh toán của Thái Lan Trong các chỉ số kinh tế, cán cân vãng lai liên quan đến nhiều lĩnh vực, cả xuất nhập khẩu, tiết kiệm, đầu tư, GDP, đầu tư nước ngoài và tổng phương tiện thanh toán Tài khoản cán cân vãng lai phản ánh tiết kiệm và đầu tư của chính phủ và khu vực phi chính phủ Cụ thể, cán cân vãng lai thể hiện sự tương đồng giữa tiết kiệm của tư nhân, chính phủ... hành động chỉnh sửa thích hợp, kể cả trong trường hợp cán cân vãng lai thâm hụt bắt nguồn từ khu vực tư nhân do sự chấm dứt đột ngột của luồng vốn vào, gây ảnh hưởng lây lan đến những khoản nợ khác Trong nền kinh tế hội nhập, cần có dự trữ lớn để xử lý những tình huống không biết trước trước Nhóm 5 Lớp T10 Trang 11 Cán cân thanh toán của Thái Lan Mức dự trữ được đánh giá trong mối quan hệ với tổng... ngoại tệ vượt mức sẽ làm tăng khả năng suy yếu về tài chính của đất nước Mức độ mở cửa của nền kinh tế, phản ánh qua tỉ lệ nợ nước ngoài trên GDP, và của tài khoản vốn đối ngoại Nhóm 5 Lớp T10 Trang 12 Cán cân thanh toán của Thái Lan đều rất quan trọng Nó giúp xác định mức rủi ro mà đất nước phải chịu do sự biến động của các luồng vốn, điều này sau đó sẽ tác động đến sự cần thiết phải có mức dự trữ lớn... sự xấu đi rõ rệt của tình hình ngân sách bất chấp việc có hay không sự cải thiện tiết kiệm ở khu vực tư nhân Như vậy, cán cân vãng lai dù là chỉ số quan trọng, nhưng tự bản thân nó không chỉ ra được yêu cầu phải có hành động chính sách hay chính sách đối phó thích hợp vì một khoản thâm hụt có thể chỉ là sự mất cân đối tạm thời do sự sụt giá hàng nhập khẩu, nhưng thâm hụt cán cân thanh toán đòi hỏi phải... truyền thống (cán cân vãng lai và ngân sách) và cả các biến số thời điểm (tiền cung ứng trong nước tính bằng ngoại tệ trên giá trị bằng ngoại tệ của dự trữ quốc tế) nhằm hỗ trợ đồng bản tệ trong trường hợp khủng hoảng lòng tin Dự trữ cần xem xét trong cơ cấu phân theo thời hạn của các tài sản nợ của khu vực công Tài sản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ vượt mức sẽ làm tăng khả năng suy yếu về tài chính của đất... ngoài hay tiêu tan dự trữ ngoại hối Tuy nhiên, cán cân vãng lai thâm hụt là dấu hiệu báo trước cho các nhà hoạch định chính sách về khả năng đang có chính sách không lành mạnh Trong mọi trường hợp, nhu cầu đưa ra chính sách đối phó và sự lựa chọn chính sách thích hợp phụ thuộc vào kết quả xác định những nguyên nhân gây ra sự mất cân đối Nếu thâm hụt cán cân vãng lai quá lớn, Chính phủ phải có hành động... trì các chính sách hỗ trợ là cao, một nước với cơ chế tỉ giá cố định có thể không cần có mức dự trữ lớn để bảo vệ đồng tiền của mình Nếu các chính sách kinh tế của chính phủ tạo được độ tin cậy cao trong các thị trường tài chính thì chỉ cần mức dự trữ khiêm tốn (trường hợp Ba Lan, Argentina, Estonia và một số nước khác) Ngay cả trong cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý, việc thiếu những chính sách kinh... sử dụng bất kỳ chỉ số nào về mức dự trữ phù hợp, bản chất của cơ chế tỉ giá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức dự trữ Thông thường, một quốc gia với cơ chế tỉ giá cố định cần mức dự trữ lớn hơn nước có cơ chế tỉ giá thả nổi, vì dự trữ là cách duy nhất để chống đỡ các cú sốc Tuy nhiên, trên thực tế, nếu lòng tin vào khả năng của chính phủ trong việc duy trì các chính sách hỗ trợ là... kinh tế đáng tin cậy có thể nhanh chóng dẫn đến hiện tượng chảy vốn ra ngước ngoài và tiêu tan dự trữ, thậm chí khi các nhà chức trách cho phép phá giá bản tệ Do đó, về cơ bản, độ tin cậy của chính sách và lòng tin của những người tham gia thị trường đặt vào các chính sách này là yếu tố cơ bản để xác định mức dự trữ phù hợp, chính sách đáng tin cậy cho phép các nhà chức trách tăng dự trữ bằng cách đi . USD) của chính phủ Thái Lan, b ao gồm cắt giảm thuế cả gói và các biện pháp khác, có thể sẽ bắt đầu phát huy hiệu quả từ tháng 5 tới. Bảng cán cân thanh toán của Thái Lan Cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 8 IV. Cán cân vốn.( Capital and financial account balance). Đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong năm 2008. Luồng vốn chảy vào Thái. khác chảy vào rất lớn khiên thặng dự cán cân vốn xảy ra. Cán cân thanh toán của Thái Lan Nhóm 5 Lớp T10 Trang 9 V. Xu hướng tỷ giá. Cán cân vãng lai và lãi suất là hai chỉ số