1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia

153 945 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Tổng hợp từ các tài liệu trong và ngoài nước cho thấy, dù được diễn giải theo nhiều cách khác nhau song thực chất quan trắc đa dạng sinh học biodiversity monitoring là việc đo đạc lặp đ

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MỘT SỐ THÔNG SỐ, QUY TRÌNH PHỤC VỤ

QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA

Ngày … … tháng … … năm 20… Ngày … … tháng … … năm 20…

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

ThS Hoàng Thị Thanh Nhàn TS Phạm Anh Cường

Trang 2

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Ths Lê Thanh Bình Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

2 Ths Hoàng Thị Thanh Nhàn Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

3 Ths Nguyễn Xuân Dũng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

4 GS.TS Trương Quang Học Giám đốc chương trình SEMLA, Bộ TN&MT

5 GS TS Mai Đình Yên Hội sinh thái học Việt Nam

6 TS Hồ Thanh Hải Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật

7 TS Lê Xuân Cảnh Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật

8 Ths Trần Trọng Anh Tuấn Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

9 Ths Phạm Việt Hùng Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

10 Ths Tạ Thị Kiều Anh Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBD Convention on Biological Diversity – Công ước Đa dạng sinh học CSD Commission on Sustainable Development – Ủy ban về Phát triển

bền vững ĐDSH Đa dạng sinh học

ĐNN Đất ngập nước

DPSIR Driver-Pressure-State-Impact-Response: Động lực – Áp lực – Hiện

trạng – Tác động – Đáp ứng HST Hệ sinh thái

KBT Khu Bảo tồn

PSR Presure – State – Response Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng

RNM Rừng ngập mặn

UBND Ủy ban nhân dân

VQG Vườn quốc gia

WCMC World Conservation Monitoring Centre - Trung tâm Quan trắc Bảo

tồn Quốc tế

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2 

PHẦN 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 3 

I MỤC TIÊU 3  

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI 3  

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3  

III SẢN PHẨM 3  

IV KINH PHÍ 4  

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 6 

PHẦN 3.1 TỔNG QUAN VỀ QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC 7 

I CÁC KHÁI NIỆM 7  

II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC 8  

1 Công ước Đa dạng sinh học 8 

1.1. Cách tiếp cận trong xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học của CBD   9 

1.2. Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị và thực hiện quan trắc ĐDSH cấp quốc gia của CBD   10 

2 Công ước Ramsar 13 

2.1. Tiếp cận của công ước Ramsar về quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước và việc xây dựng chỉ  thị   13 

2.2. Hướng dẫn xây dựng và áp dụng chỉ thị của Công ước Ramsar   14 

3 Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế khác: WCMC, CSD 16 

3.1. Hướng dẫn xây dựng chỉ thị quan trắc của Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Quốc tế (World  Conservation Monitoring Centre ‐ WCMC)   17 

3.2. Hướng dẫn xây dựng chỉ thị và bài học kinh nghiệm của dự án BINU   17 

Trang 5

Development – CSD)   20 

4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 21 

4.1. Kinh nghiệm của khu vực châu Âu   21 

4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển   23 

4.4. Kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN   28 

5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chỉ thị và thực hiện quan trắc đa dạng sinh học 31 

6 Đề xuất khuyến nghị cho xây dựng chỉ thị và mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học ở Việt Nam 34 

III QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 35  

PHẦN 3.2 XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM 39 

I TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM 39  

1 Khái niệm về đất ngập nước 39 

2 Phân loại và kiểm kê đất ngập nước ở Việt Nam 40 

2.1. Phân loại đất ngập nước   40 

2.2. Kiểm kê đất ngập nước   41 

3 Tổng quan những nghiên cứu về đa dạng sinh học ở các vùng đất ngập nước của Việt Nam 47 

3.1. Những nghiên cứu về thuỷ sinh vật và đa dạng sinh học sông   48 

3.2. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái cửa sông   51 

3.3. Hệ sinh thái hang động ngầm   52 

3.4. Những hoạt động điều tra nghiên cứu về hệ sinh thái và đa dạng sinh học  hồ   53 

3.5. Những hoạt động nghiên cứu vùng triều ven biển   54 

3.6. Những hoạt động điều tra về hệ sinh thái rừng ngập mặn   57 

3.7. Những nghiên cứu về thảm cỏ biển   59 

Trang 6

3.9. Hệ sinh thái đầm phá ven biển   61 

II XÂY DỰNG CÁC CHỈ THỊ QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT NGẬP NƯỚC 62  

1 Căn cứ pháp lý 62 

2 Mục tiêu: 63 

3 Nguyên tắc: 63 

III KẾT QUẢ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM BỘ CHỈ THỊ QUAN TRẮC 68 

1 Kết quả áp dụng thí điểm bộ chỉ thị tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy 68 

2 Kết quả áp dụng thí điểm bộ chỉ thị tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long 76 

3 Nhận xét về áp dụng bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước 86 

PHẦN 3.3 QUY TRÌNH QUAN TRẮC CÁC CHỈ THỊ TRONG BỘ CHỈ THỊ 88 

1 Xác định mục tiêu quan trắc 88 

1.1. Căn cứ xác định mục tiêu quan trắc   88 

1.2. Mục tiêu cơ bản quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước   88 

2 Thiết kế chương trình quan trắc 88 

2.1. Xác định hệ thống điểm quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước   88 

2.2. Xác định chỉ thị quan trắc   91 

2.3. Thời gian và tần suất quan trắc   94 

2.4. Lập kế hoạch quan trắc   95 

3 Thực hiện chương trình quan trắc 95 

3.1. Công tác chuẩn bị   95 

3.2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường:   97 

3.3. Bảo quản và vận chuyển mẫu:   97 

Trang 7

3.5. Xử lý số liệu và báo cáo   102 

PHẦN 3.4 DỰ THẢO ĐỀ ÁN TỔNG THỂ QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT NGẬP NƯỚC VIỆT NAM 104 

1 Sự cần thiết của đề án quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước 104 

2 Mục tiêu của đề án 104 

3 Phạm vi quan trắc 105 

3.1. Cơ sở xác định phạm vi quan trắc   105 

3.2. Phạm vi quan trắc   105 

4 Đối tượng quan trắc 105 

4.1. Luận cứ về xác định đối tượng quan trắc   105 

4.2. Các đối tượng quan trắc   106 

5 Các giải pháp thực hiện đề án quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước 110 

5.1. Giải pháp về tổ chức   110 

5.2. Phân công trách nhiệm   112 

5.3. Giải pháp về nguồn nhân lực   114 

5.4. Giải pháp về vốn đầu tư   115 

5.5. Giải pháp về cơ chế thực hiện   116 

5.6. Dự kiến hiệu quả của đề án   119 

KẾT LUẬN 120  

KIẾN NGHỊ 120  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122  

PHỤ LỤC I DANH SÁCH ĐỀ XUẤT CÁC KHU VỰC CÓ ĐIỂM QUAN TRẮC ĐDSH ĐẤT NGẬP NƯỚC CỦA VIỆT NAM 125  

Trang 8

PHỤ LỤC II DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG CÒ THÌA QUA CÁC NĂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN

THỦY 132  

PHỤ LỤC II DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 134  

PHỤ LỤC IV: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 141  

PHỤ LỤC V: SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KHU BTTN VÂN LONG 143  

PHỤ LỤC VI: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÂN LONG 144  

PHỤ LỤC VII: BÁO CÁO CHI TIẾT VỀ KINH PHÍ THỰC HIỆN 145  

Trang 9

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Bảng 1 Bộ chỉ thị về tính hiệu quả theo định hướng kết quả sinh thái do 15 

Bảng 2 Các chỉ thị do CSD đề xuất 20 

Bảng 3 Tóm tắt một số chỉ thị đa dạng sinh học do châu Âu đề xuất 22 

Bảng 4 Bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ 24 

Bảng 5 Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Vương quốc Anh (2007) 26 

Bảng 6 Bộ chỉ thị đa dạng sinh học đề xuất cho khu vực ASEAN 28 

Bảng 7 Một số hồ tự nhiên đã biết ở Việt Nam 42 

Bảng 8 Thống kê một số hồ chứa nước có quy mô vừa và lớn 43 

Bảng 9 Bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH ĐNN ở Việt Nam 64 

Bảng 10 Phân các nhóm chị thị áp dụng được ngay và tiềm năng 67 

Bảng 11 Kết quả áp dụng Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước cho Vườn quốc gia Xuân Thủy 69 

Bảng 12 Kết quả áp dụng Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long 77 

Bảng 13 Phương pháp lấy mẫu 97 

Bảng 14 Phương pháp phân tích vật mẫu, thu thập các dẫn liệu chỉ thị 98 

Bảng 15 Diễn biến quần thể Cò thìa P minor tại VQG Xuân Thủy

và toàn cầu từ 1994-2009 132 

Trang 10

Trang 2

MỞ ĐẦU

Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học phong phú vào bậc nhất của thế giới, với sự đa dạng về các hệ sinh thái, sự đa dạng về loài và nguồn gen Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiện nay đa dạng sinh học của nước ta đang đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng Các hệ sinh thái rừng, biển và đất ngập nước đang tiếp tục bị xâm hại, suy thoái nhanh chóng Nạn lâm tặc, buôn bán, sử dụng trái phép động, thực vật hoang dã vẫn diễn ra thường xuyên Số lượng các loài nguy cấp ngày một gia tăng, trong đó nhiều loài đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

Nhằm nhận biết hiện trạng, xu hướng biến đổi của ĐDSH, các ảnh hưởng bất lợi đối với tài nguyên ĐDSH để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen, hoạt động quan trắc ĐDSH cần tiến hành hiệu quả và đồng bộ Tuy nhiên, việc quan trắc và đánh giá đa dạng sinh học tổng thể là một việc hết sức tốn kém và không khả thi nên thông thường người ta quan trắc đa dạng sinh học dựa trên các thông số, chỉ thị đa dạng sinh học

Trong thời gian qua, công tác quan trắc đa dạng sinh học chưa thực sự được thực hiện đồng

bộ Các hoạt động quan trắc đa dạng ở nước ta được thực hiện lẻ tẻ trong phạm vi của một số chương trình, dự án Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có hướng dẫn về việc lựa chọn thông số/ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học cũng như các quy trình hướng dẫn quan trắc đa dạng sinh học trên cả nước

Nhằm phục vụ cho công tác quản lý đa dạng sinh học và yêu cầu của Luật Đa dạng sinh học, cần phải từng bước thiết lập hệ thống quan trắc đa dạng sinh học quốc gia Trong đó, việc xác định các thông số, quy trình quan trắc là cần thiết Vì vậy, trong năm 2009-2010, Cục Bảo tồn

đa dạng sinh học được giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia” Trong khuôn khổ thời gian và kinh phí

cho phép, đề tài tập trung xây dựng thông số, quy trình quan trắc đa dạng sinh học cho hệ sinh thái đất ngập nước, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo này trình bày những hoạt động đã thực hiện, các kết quả đã đạt được theo đề cương

đề tài đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

Trang 11

- Từng bước cụ thể hóa việc thực hiện Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 (trong đó có hệ thống các khu bảo tồn, vườn quốc gia về ĐNN)

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

- Đối tượng nghiên cứu: tập trung xây dựng bộ chỉ thị và quy trình quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước

- Phạm vi nghiên cứu: trên cả nước trong đó áp dụng thí điểm cho Vườn quốc gia Xuân Thủy và Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, đề xuất chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước

- Nghiên cứu xây dựng quy trình quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước của Việt Nam

- Tiến hành lựa chọn và áp dụng thí điểm bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập

- Đề xuất dự thảo đề án tổng thể quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước Việt Nam

III SẢN PHẨM

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài;

- Báo cáo kết quả nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước nhằm quan trắc biến động đất ngập nước phục vụ cho các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước;

- Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước của Việt Nam với các bước tiến hành cụ thể nhằm thống nhất, đồng bộ tiến tới xây dựng quy chuẩn hoàn thiện trên phạm vi cả nước;

- Báo cáo kết quả áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy và Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long

Trang 12

- Năm thứ nhất: 97.315.000đ (Chín mươi bảy triệu ba trăm mười lăm ngàn đồng chẵn)

- Năm thứ hai: 541.155.000đ (Năm trăm bốn mươi mốt triệu một trăm năm mươi lăm ngàn đồng chẵn)

Trang 13

Trang 5

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Sử dụng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ, các thông tin

về quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước được thu thập từ các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu cũng như các đề tài nghiên cứu Quá trình phân tích phải nêu được các chỉ thị, quy trình liên quan đến quan trắc đa dạng sinh học nói chung và đất ngập nước nói riêng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới

2 Phương pháp kế thừa

Các tư liệu, thông tin trong nước và quốc tế cũng như phương pháp luận từ các nguồn

về nghiên cứu quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước, đặc biệt là một số nghiên cứu về thông số, quy trình quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước của một số nhà khoa học của Việt Nam trong những năm gần đây, sẽ được thu thập, nghiên cứu và kế thừa

3 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án, thông qua các hình thức: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, báo cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp Các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng hợp Các nội dung về việc xin ý kiến chuyên gia như: phương pháp tiếp cận, đối tượng quan trắc, quy trình và phương pháp quan trắc

Phương pháp này được thực hiện ngay từ khi xây dựng đề cương nhiệm vụ; trong quá trình thực hiện và hoàn thiện các nội dung của nhiệm vụ Trong quá trình thực hiện các nhóm chuyên gia theo từng nội dung sẽ được mời và góp ý, có ý kiến thường xuyên với nhóm trưởng, người thực hiện chính nhiệm vụ này đồng thời cũng sẽ là các chuyên gia thực hiện các chuyên đề liên quan

4 Phương pháp điều tra, khảo sát:

Được tiến hành tại vườn quốc gia Xuân Thuỷ, KBTTN ĐNN Vân Long Mục đích của việc khảo sát nhằm bổ sung các thông tin liên quan và xem xét, điều chỉnh các thông số và quy trình quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước

Trang 14

Trang 6

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trang 15

Ví dụ như thuật ngữ “biodiversity monitoring” trong tiếng Việt được gọi phổ biến là quan trắc hay giám sát đa dạng sinh học Thuật ngữ “indicator” thường được gọi là chỉ thị hoặc chỉ

số, thuật ngữ “index” là chỉ số, “parameter” là thông số hoặc tham số Điều quan trọng ở đây

là chúng ta cần hiểu các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong quan trắc đa dạng sinh học?

Tổng hợp từ các tài liệu trong và ngoài nước cho thấy, dù được diễn giải theo nhiều cách

khác nhau song thực chất quan trắc đa dạng sinh học (biodiversity monitoring) là việc đo

đạc lặp đi lặp lại trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các chỉ thị phản ánh hiện trạng, xu hướng biến đổi của ĐDSH, các ảnh hưởng bất lợi đối với tài nguyên ĐDSH để từ

đó giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên, cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen

Do tính phức tạp của đa dạng sinh học, sự hiểu biết chưa hoàn chỉnh về phân loại học cũng như do chi phí cao của các chương trình đánh giá ĐDSH nên quan trắc ĐDSH chủ yếu dựa

vào một số chỉ thị đa dạng sinh học (biodiversity indicators) Các chỉ thị này là những số

liệu/dữ liệu ở dạng mô tả, định tính hay định lượng về các vấn đề môi trường, có tính chất đại diện cho hiện trạng và xu hướng biến đổi của đa dạng sinh học

Thuật ngữ “index” cũng được đề cập nhiều trong các tài liệu liên quan đến đánh giá, giám

sát, quan trắc đa dạng sinh học Ví dụ như Canadian Biodiversity Index, Natural Capital Index hay National Biodiversity Index Theo diễn giải của các tài liệu thì Index (chỉ số) được hiểu là một tập hợp của các Indicator (chỉ thị) Ví dụ Chỉ số đa dạng sinh học quốc gia (National Biodiversity Index) do WCMC đề xuất là tập hợp của chỉ thị về mức độ giàu có của loài và chỉ thị về số lượng loài đặc hữu của quốc gia đó

Hướng dẫn của CBD và một số tổ chức khác (như WCMC) còn sử dụng tiêu chuẩn

(criterion) và bộ tiêu chuẩn (criteria)

Thông số/biến số (Parameter/variable) là các số đo đạc thực tế hoặc/và tính toán ra từ hiện

trạng hoặc/và dự báo xu thế diễn biến về tài nguyên và môi trường, mà từ chúng sẽ tính toán

Trang 16

Trang 8

ra các chỉ thị, rồi từ các chỉ thị (indicator) sẽ tiếp tục tính toán ra các chỉ số (index) theo thuật toán tích hợp trung bình cộng - trừ đa cấp có hay không có trọng số của các thông số/biến số

và chỉ thị

Chỉ thị (indicator): là thước đo trong đó tổng hợp các thông tin phù hợp liên quan đến một

hiện tượng nhất định, hay một yếu tố thay thế hợp lý cho thước đo đó Các chỉ thị đất ngập nước cung cấp những thông tin về các hiện tượng được coi là điển hình và đóng vai trò trọng yếu đối với đất ngập nước Chỉ thị có thể bao gồm 1 hoặc nhiều thông số Là giá trị đánh giá

sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán từ các thông số (parameters) hay biến

số (variables)

Chỉ số (index): Chỉ số đa dạng sinh học, đất ngập nước là hàm số của một tập hợp các chỉ thị

về đa dạng sinh học, đất ngập nước khác Là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán từ một số các chỉ thị

Quan trắc đất ngập nước: là một quá trình đánh giá sự biến đổi ở bất kỳ một vùng ĐNN

nào trong một giai đoạn thời gian Quan trắc ĐNN cần phải xác định một cách cụ thể các vấn

đề như: quan trắc cái gì ? quan trắc thông số nào, bằng cách nào ? tần suất quan trắc ra sao Mục đích của việc quan trắc ĐNN là nhằm đánh giá sự thay đổi về đặc trưng sinh thái, môi trường hoặc biến động về diện tích có thể xuất hiện trong vùng ĐNN

Quy trình quan trắc đất ngập nươc: là các bước cụ thể từ giai đoạn khởi đầu đến lúc kết

thúc nhằm giải đáp các câu hỏi về quan trắc ĐNN bao gồm: mục đích quan trắc, cách thức quan trắc (ai quan trắc, thời gian quan trắc, thông số sử dụng để quan trắc, tần suất quan trắc,

nội dung quan trắc, đối tượng quan trắc, phương pháp quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc)

Qua tổng hợp tài liệu về khái niệm và cách dùng các thuật ngữ, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam nên thống nhất dùng thuật ngữ “chỉ thị” tương ứng với thuật ngữ “indicator” và thuật ngữ “quan trắc” tương ứng với thuật ngữ “monitoring” trong các văn bản tiếng Anh Và các thuật ngữ này cũng sẽ được áp dụng trong báo cáo chuyên đề này

II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC

1 Công ước Đa dạng sinh học

Công ước Đa dạng sinh học (CBD) lần đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trắc ĐDSH và chỉ thị ĐDSH là vào năm 1995 tại cuộc họp lần thứ 2 các quốc gia thành viên (gọi tắt là COP II) Từ

đó, CBD liên tục rà soát về cách tiếp cận và kêu gọi các tổ chức quốc tế, các quốc gia cung cấp kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học cũng như các bài học rút ra

từ thực tiễn áp dụng chỉ thị trong quan trắc Đặc biệt, từ năm 2003, sau khi Mục tiêu 2010 được thông qua, CBD đã tích cực phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề này, và năm 2005 lần đầu tiên bộ các chỉ

Trang 17

Trang 9

thị nhằm đánh giá đa dạng sinh học cấp toàn cầu đã được CBD đưa ra Bộ chỉ thị này gồm 8 chỉ thị sẽ được áp dụng ngay và 5 chỉ thị khác sẽ được nghiên cứu thêm và có thể áp dụng thử nghiệm tại một số quốc gia

Việc đánh giá hiệu quả của các bộ chỉ thị nói trên cũng như tiếp tục phát triển các chỉ thị còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh vẫn đang được Ban thư ký Công ước điều hành thực hiện ở phạm

vi toàn cầu cũng như khu vực và các quốc gia

1.1 Cách tiếp cận trong xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học của CBD

Như phản ánh ở trên, việc xây dựng chỉ thị ĐDSH là một quá trình lâu dài, thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc nhiều vào trình độ khoa học và thể chế, chính sách của các quốc gia nên cách tiếp cận trong xây dựng bộ chỉ thị cũng sẽ có những thay đổi hay điều chỉnh trong quá trình này Tổng hợp các tài liệu của CBD có thể thấy nổi bật nhất là các cách tiếp cận như sau:

Cách tiếp cận đồng thời (two-track approach) tức là xây dựng các chỉ thị dễ đo đạc để sử dụng ngay, đồng thời nghiên cứu và nâng cao năng lực trong xây dựng và áp dụng những chỉ thị có tính phức tạp hơn cho những chương trình quan trắc trong tương lai xa;

Xây dựng một bộ chỉ thị căn bản (core set) phục vụ cho báo cáo quốc gia định kỳ trình Ban thư ký Công ước, đồng thời xây dựng bộ chỉ thị cho từng lĩnh vực cụ thể gồm hệ sinh thái biển và ven biển, hệ sinh thái rừng, thủy vực nước ngọt và đa đạng sinh học trong nông nghiệp phục vụ công tác bảo tồn chuyên ngành tại quốc gia

Cách tiếp cận hệ sinh thái được khuyến khích áp dụng Như vậy, các chỉ thị về mặt chính sách cũng phải thể hiện tính chất của các quá trình sinh thái hay có ý nghĩa về mặt quản lý hệ sinh thái

Cách tiếp cận sử dụng khung DPSIR (driver-pressure-state-impact-response) tuy được CBD

đề cập đến song một vài năm gần đây không đặc biệt khuyến khích áp dụng vì mặc dù khung này khá hữu ích trong việc khái quát hóa các phần khác nhau trong chuỗi nguyên nhân, tác động/hậu quả và các phản ứng/đáp ứng, nhưng nó cũng dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt khi áp dụng vào các thành phần sinh học Ví dụ đa dạng sinh học vừa có thể là một khía cạnh về tình trạng (state) của hệ sinh thái, vừa có thể là tác động (impact) mà các chính sách dự định giải quyết

Thay vào đó, CBD đề nghị áp dụng khung PSR (pressure – state – response) vì nó rất thích hợp với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của Công ước PRS do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD xây dựng năm 1993 (Phụ lục 1 sẽ trình bày chi tiết về khung PSR) Theo khung PRS này, các hoạt động của con người (như chặt rừng để làm nông nghiệp) sẽ

Trang 18

Trang 10

gây áp lực lên môi trường, từ đó gây ra những biến đổi của hiện trạng môi trường (như độ che phủ rừng) Con người đã đáp ứng lại những thay đổi trên bằng việc ban hành các chính sách hay thực hiện những chương trình nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu các áp lực, từ đó giảm bớt các tổn thất về môi trường Các chỉ thị sẽ là công cụ thể hiện được mối quan hệ PRS nói trên Dựa vào khung này, CBD phân biệt ra ba nhóm loại chỉ thị là:

- Chỉ thị về áp lực (pressure) bao gồm những áp lực trực tiếp hay gián tiến do con người gây ra mà có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Những áp lực gián tiếp có liên quan đến dân số, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa và governance Chỉ thị trực tiếp bao gồm việc sử dụng đất, loài ngoại lai, biến đổi khí hậu, phát thải ô nhiễm, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên Ví dụ cho các chỉ thị loại này là: tỷ lệ các dòng chảy bị ô nhiễm, diện tích rừng ưu thế bởi cây nhập nội, số lượng các loài động thực vật ngoại lai, tốc độ đô thị hóa,

- Chỉ thị về hiện trạng (state) là tình trạng của đất, không khí, nước cũng như tình trạng của tính đa dạng sinh học tại cấp độ sinh cảnh/hệ sinh thái, loài và gen di truyền Chúng có thể là hiện trạng về các sản phẩm hay các dịch vụ mà hệ sinh thái đem lại, các lợi ích trực tiếp của đa dạng sinh học và các tác động đến xã hội của sự suy thoái

đa dạng sinh học Ví dụ cho chỉ thị loại này là diện tích rừng tự nhiên, số lượng các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu

- Chỉ thị về sự đáp ứng (response) là những biện pháp được thực hiện nhằm làm thay đổi hiện trạng, việc sử dụng tài nguyên hay làm giảm các áp lực Chúng có thể là các biện pháp bảo tồn nguyên vị và chuyển vị Chúng có thể là các biện pháp thúc đẩy việc chia sẻ công bằng những lợi ích (bằng tiền hay phi tiền tệ) thu được nhờ khai thác nguồn tài nguyên di truyền Sự đáp ứng còn là toàn bộ những hoạt động nhằm hiểu được chuỗi nguyên nhân – hệ quả và nhằm tạo ra các số liệu/dữ liệu, kiến thức, công nghệ, mô hình, các chương trình quan trắc, nguồn nhân lực, thể chế chính sách

và nguồn tài chính cần thiết để đạt được các mục tiêu của Công ước ĐDSH Một số chỉ thị tiêu biểu cho loại này là diện tích các khu bảo tồn, có các chương trình/chiến lược bảo tồn, diện tích rừng được phục hồi sinh thái, mức đầu tư hàng năm cho công tác bảo tồn v.v…

Cho đến nay, bản thân công ước ĐDSH và các quốc gia thành viên đều đã và đang áp dụng các cách tiếp cận nêu trên trong quá trình xây dựng bộ chỉ thị quan trắc của mình

1.2 Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị và thực hiện quan trắc ĐDSH cấp quốc gia của CBD

Trang 19

(2) Phù hợp về tính đa dạng sinh học

Các chỉ thị cần phản ánh những thuộc tính cơ bản của đa dạng sinh học hoặc các vấn đề có liên quan đến đa dạng sinh học như tình trạng, các áp lực, các đáp ứng, việc sử dụng hay năng lực

Trang 20

Trang 12

Sự ảnh hưởng của chỉ thị phụ thuộc vào việc nó có được chấp nhận rộng rãi hay không Sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, của các tổ chức và các chuyên gia vào quá trình xây dựng các chỉ thị đóng vai trò rất quan trọng

(5) Có khả năng quan trắc được

Chỉ thị cần đo lường được bằng một phương pháp chính xác và trong chi phí cho phép Chỉ thị phải là một phần của hệ thống quan trắc bền vững, sử dụng các nghiên cứu cơ sở và các mục tiêu đã xác định nhằm đánh giá được đa dạng sinh học đang suy thoái hay đang được cải thiện

(6) Có thể làm mẫu

Cần có được và định lượng được những thông tin về mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả để qua đó kết nối được các chỉ thị về áp lực, tình trạng và sự đáp ứng Những mô hình quan hệ này cho phép phân tích các kịch bản và là cơ sở cho cách tiếp cận hệ sinh thái

(7) Có độ nhạy cao

Các chỉ thị cần có độ nhạy cao để có thể chỉ ra được các xu hướng, và thậm chí còn có thể cho thấy được sự khác biệt giữa những sự thay đổi do thiên nhiên với những thay đổi do tác động của con người Như vậy chỉ thị phải có khả năng phát hiện ra những thay đổi trong một khuôn khổ thời gian nhất định và trong phạm vi tương ứng với những quyết định Tuy nhiên chỉ thị cũng phải đủ mạnh để các sai số do đo đạc không ảnh hưởng đến việc diễn giải số đo Điều đực biệt quan trọng là phải phát hiện ra được những thay đổi trước khi quá muộn để có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang quan tâm

Trang 21

Trang 13

Bộ chỉ thị nên được thiết kế sao cho có thể hợp nhất ở nhiều phạm vi và cho nhiều mục đích khác nhau Sự hợp nhất của các chỉ thị ở cấp độ kiểu hệ sinh thái hay ở cấp độ quốc gia và quốc tế đòi hỏi phải …có bộ chỉ thị có tính liên kết chặt chẽ và phải sử dụng những dữ liệu điều tra cơ sở nhất quán

2 Công ước Ramsar

Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) là công ước quốc tế duy nhất chỉ tập trung vào đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN) Trong khuôn khổ hoạt động của mình, Công ước đã dành sự chú ý đặc biệt tới tầm quan trọng của việc kiểm kê, đánh giá và quan trắc ĐDSH ĐNN như là công cụ để bảo tồn và

sử dụng khôn khéo ĐNN, cũng như sử dụng việc kiểm kê, đánh giá và quan trắc trong quá trình lập kế hoạch quản lý nhằm duy trì và cải thiện các đặc trưng sinh thái của các khu Ramsar và các vùng ĐNN khác Điều này đã dẫn tới việc thông qua một bộ tài liệu định hướng và các chỉ dẫn kỹ thuật về các vấn đề trên nhằm trợ giúp các quốc gia thành viên và các tổ chức có liên quan thực hiện những yêu cầu của Công ước Một trong số những hướng dẫn được thông qua là tài liệu hướng dẫn thực hiện kiểm kê, đánh giá và quan trắc ĐDSH ĐNN (xây dựng năm 2005 và đã được bổ sung, chỉnh sửa năm 2007)

Đối với các chỉ thị quan trắc, Công ước Ramsar đã phối hợp chặt chẽ với CBD trong quá trình xây dựng chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học nói chung và nhằm đánh giá tiến bộ đạt được Mục tiêu 2010 nói riêng Vì vậy, các chỉ thị được CBD đề xuất có liên quan đến các hệ sinh thái ven biển và thủy vực nội địa cũng như các chỉ thị liên quan đến phát triển, sử dụng bền vững tài nguyên phần lớn đều phù hợp và áp dụng được trong khuôn khổ Ramsar

2.1 Tiếp cận của công ước Ramsar về quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước và việc xây dựng chỉ thị

Theo hướng dẫn của Công ước Ramsar thì vấn đề then chốt về quan trắc là việc lựa chọn được qui mô (tỷ lệ) để triển khai công việc và lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng mức Thực tế cho thấy việc đánh giá hay quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước gặp khó khăn chính là do qui mô và sự sẵn có của thông tin Thông thường, khả năng phân tích liên tục dựa trên các số liệu thu được từ tỷ lệ lớn hơn (Ví dụ: kết nối số liệu thu được ở tỷ lệ 1:10.000 để tạo hình ảnh đại diện ở tỷ lệ 1:50.000) sẽ cao hơn nhiều so với phân tích số liệu ở tỷ lệ nhỏ,

do các vấn đề như tính chính xác và độ chuẩn có thể cản trở việc phân tích một cách hiệu quả

Vì vậy, Công ước Ramsar đã đưa ra cách tiếp cận đa mức hay đa cấp (multi-scalar approach) trong quan trắc (cũng như kiểm kê, đánh giá) đất ngập nước Theo cách tiếp cận

này thì sẽ có 4 qui mô hay cấp độ không gian để quan trắc:

- Qui mô toàn cầu (global scale) nhằm xác định sự hiện hữu hay không tồn tại của ĐNN trên các lục địa và đảo;

Trang 22

Trang 14

- Qui mô lục địa nhằm xác định sự phân bố của các khu vực có ĐNN chiếm ưu thế trong phạm vi lục địa hay các đảo;

- Qui mô khu vực (regional scale) nhằm xác định các loại hình ĐNN cụ thể;

- Qui mô địa phương (local scale) nhằm xác định đặc điểm các vùng ĐNN riêng lẻ;

- Qui mô điểm (site scale) nhằm xác định sự biến động tại từng khu ĐNN

Đối với việc xây dựng chỉ thị, công ước Ramsar cũng xác định rõ các chỉ thị là cơ sở để đánh giá hiện trạng, xu hướng của các hệ sinh thái, nơi cư trú và các loài; xác định các áp lực và mối đe dọa mà đa dạng sinh học phải đối mặt; và những đáp ứng nhằm giải quyết các áp lực

đó Như vậy cách tiếp cận theo khung SPR để xây dựng chỉ thị cũng được áp dụng trong khuôn khổ công ước Ramsar (giống như CBD)

Ngoài ra, theo Nghị quyết VIII.26 của COP8 năm 2005 Ban tư vấn kỹ thuật của Công ước

Ramsar đã thống nhất một bộ gồm 8 chỉ thị theo cách tiếp cận “định hướng kết quả sinh thái” (ecological outcome oriented) để đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước Ramsar Đặc

thù của các chỉ thị này là không chỉ dừng ở đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng của các vùng đất ngập nước mà chúng còn cung cấp cái nhìn sâu hơn vào hiệu quả của Công ước

2.2 Hướng dẫn xây dựng và áp dụng chỉ thị của Công ước Ramsar

Năm 2003, Nghị quyết số VIII.26 tại COP8 đã yêu cầu Ban tư vấn về kỹ thuật của Công ước soạn thảo bộ chỉ thị cơ bản để các quốc gia thành viên áp dụng trong việc đánh giá hiệu quả thực thi Công ước Thực hiện yêu cầu này, một Nhóm công tác đã được thành lập và tiến hành tham khảo, lựa chọn ra 19 chỉ thị từ hơn 1000 chỉ thị có liên quan đến đất ngập nước hoặc đã sẵn có, hoặc đang trong quá trình xây dựng

Tiêu chí để lựa chọn ra các chỉ thị là:

- Đơn giản và thiết thực

- Tốt nhất là phản ánh được các biến số hỗn hợp

- Có liên quan đến những thông tin đã sẵn có hoặc có thể thu thập được

- Có thể được sử dụng bởi nhiều thành phần/đối tượng khác nhau

Năm 2004, các chỉ thị này được phân theo các nhóm chỉ thị “hiện trạng”, “áp lực” và “đáp ứng” và được đề xuất để các bên có liên quan xem xét, góp ý Đến năm 2005, tại COP9, bộ chỉ thị định hướng kết quả sinh thái nhằm đánh giá hiệu quả của Công ước đã được thông qua, trong đó có 8 chỉ thị ưu tiên ứng dụng ngay và 4 chỉ thị sẽ tiếp tục xây dựng trong thời

Trang 23

Trang 15

gian tiếp theo Mỗi chỉ thị lại có một số chỉ thị phụ (sub-indicators) tập trung vào các khía cạnh cụ thể của từng chỉ thị 2

Bảng 1 Bộ chỉ thị về tính hiệu quả theo định hướng kết quả sinh thái do

Công ước Ramsar đề xuất

I Bộ chỉ thị ưu tiên áp dụng ngay cho giai đoạn 2006 – 2008

Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước Hiện trạng chung về bảo tồn đất ngập nước

Hiện trạng các khu Ramsar Hiện trạng về đặc điểm sinh thái của các khu

Ramsar Hiện trạng tài nguyên nước Các chỉ thị có liên quan đến nước như (i) Xu

hướng nồng độ nitrate (hoặc ni-tơ) hòa tan; (ii)

Xu hướng về nhu cầu ô xy sinh học (BOD) Những mối đe dọa đối với các khu

Ramsar

Tần suất các mối đe dọa đối với các khu Ramsar

Quản lý đất ngập nước Các khu vực ĐNN đã thực hiện thành công kế

hoạch quản lý về bảo tồn và sử dụng khôn khéo Hiện trạng các loài/quần thể Xu hướng chung của các nhóm sinh vật ĐNN Các loài bị đe dọa Sự thay đổi về tình trạng bị đe dọa của các nhóm

sinh vật ĐNN Quá trình đề xuất khu Ramsar Số lượng/tỷ lệ các khu Ramsar đã được đề xuất

và công nhận

II Các chỉ thị có thể tiếp tục nghiên cứu xây dựng

Quá trình đề xuất khu Ramsar Diện tích các khu Ramsar có tầm quan trọng đối

với các quần thể chim Các dịch vụ của đất ngập nước Chi phí/tổn thất về kinh tế của hạn hán và ngập

lụt Những đáp ứng về chính sách và luật

pháp

Những điều chỉnh về luật pháp nhằm đáp ứng các điều khoản của Công ước Ramsar

Chính sách sử dụng khôn khéo Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các hướng dẫn của Ramsar

* Những thuận lợi:

2 chi tiết về các chỉ thị phụ này cũng như mục đích sử dụng chúng để làm gì xin tham khảo Phụ lục D, Nghị quyết IX.1 của Ramsar COP9

Trang 24

Trang 16

Bộ chỉ thị do Ramsar đề xuất áp dụng trong giai đoạn 2006 -2008 đã thể hiện rõ các vấn đề

ưu tiên của Công ước Bộ chỉ thị này phản ánh những khía cạnh chung, tổng thể nên khá dễ

áp dụng Các số liệu cho các chỉ thị đề xuất hoặc đã sẵn có, hoặc có thể dễ dàng đo đạc và thu thập Không có chỉ thị nào có tính chuyên sâu cao, đòi hỏi kỹ thuật hay thiết bị quá chuyên dụng và phức tạp

* Những khó khăn, hạn chế:

Cách tiếp cận về sử dụng chỉ thị theo định hướng kết quả sinh thái có thể sẽ gây ra những diễn giải sai lệch về hiệu quả thực thi công ước Ví dụ chỉ thị về xu hướng chung của các nhóm sinh vật ĐNN có thể cho thấy sự suy giảm ĐDSH vẫn xảy ra với một tốc độ nhất định Điều đó không có nghĩa rằng các chính sách hay hoạt động bảo tồn đã không được thực thi hay thực thi không đúng Vấn đề là chỉ thị quan trắc phải trả lời được câu hỏi “tình hình sẽ tồi

tệ hơn đến mức nào nếu không thực thi các chính sách và các hoạt động đó ?” Để trả lời được câu hỏi này cần phải có các số liệu nền hay số liệu đối chứng thích hợp, mà các số liệu này phần lớn đều không sẵn có hoặc độ tin cậy chưa cao Hiện nay hầu hết các quốc gia áp dụng chỉ thị để so sánh các kết quả khi ‘có hành động” với “không có hành động” hoặc so sánh kết quả “trước khi hành động” và kết quả ‘sau khi hành động” Đây là một trong những hạn chế cơ bản của bộ chỉ thị theo định hướng kết quả do Ramsar đề xuất

Còn thiếu vắng các chỉ thị liên quan đến khía cạnh thể chế, quản lý (chỉ thị về các đáp ứng – response indicators) Ví dụ như số lượng các vùng ĐNN đã có hệ thống quan trắc, số loài quan trọng đã có kế hoạch bảo tồn, mức đầu tư dành cho công tác quản lý bảo tồn ĐNN… Tương tự, các chỉ thị liên quan đến sử dụng khôn khéo ĐNN và các dịch vụ sinh thái do

ĐNN đem lại vẫn chưa được đề xuất

Phương pháp lấy mẫu chưa chuẩn, thiếu nhất quán và thiếu chính xác cũng dẫn đến hạn chế trong việc đưa ra các kết luận chính xác từ các chỉ thị có tính định lượng Tuy nhiên, trong việc xây dựng chỉ thị cần phải có sự cân nhắc, “đánh đổi” giữa tính chính xác và tính khả thi (hoặc dễ áp dụng) Đôi khi tính khả thi lại cần được ưu tiên cao hơn

Hiện tại, Công ước Ramsar vẫn chưa đưa ra được cơ chế áp dụng hay hướng dẫn sử dụng bộ chỉ thị do Công ước đề xuất Vì vậy, các quốc gia đều tự thử nghiệm áp dụng và đánh giá các chỉ thị trong khả năng của mình

Hạn chế cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là Công ước Ramsar không đưa ra được các chỉ tiêu/mục tiêu cụ thể để dựa vào đó các chỉ thị có thể đánh giá sự tiến bộ trong việc thực thi Công ước

3 Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế khác: WCMC, CSD

Trang 25

Trang 17

3.1 Hướng dẫn xây dựng chỉ thị quan trắc của Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Quốc

tế (World Conservation Monitoring Centre - WCMC)

WCMC là một tổ chức thuộc Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc UNEP WCMC có nhiệm vụ giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được giá trị của đa dạng sinh học đối với loài người, từ đó áp dụng kiến thức này vào quá trình hoạt động của họ Thách thức lớn đối với tổ chức này là làm sao chuyển khối thông tin dữ liệu đồ sộ và phức tạp về đa dạng sinh học thành những thông tin phù hợp cho quá trình xây dựng chính sách, cũng như làm sao thiết kế được các công cụ và hệ thống phân tích và tổng hợp số liệu, hỗ trợ các quốc gia trong sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học

UNEP-WCMC đã cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng khoa học cao như đánh giá các

hệ sinh thái, hỗ trợ thực thi các thỏa ước quốc tế về môi trường, nghiên cứu về các mối đe dọa và các tác động đến môi trường, cung cấp thông tin về đa dạng sinh học của toàn cầu và các khu vực WCMC cũng đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề chỉ thị đa dạng sinh học, trong đó nổi bật nhất là dự án BINU (Biodiversity Indicators for National use) nhằm xây dựng các chỉ thị đa dạng sinh học để hỗ trợ các quốc gia lập kế hoạch và ra chính sách, và Đối tác về Chỉ thị Đa dạng sinh học 2010 (The 2010 Biodiversity Indicators Partnership) nhằm xây dựng các chỉ thị ĐDSH cấp toàn cầu để đánh giá tiến bộ đạt được trong thực hiện Mục tiêu 2010 của CBD

Dự án BINU đã xây dựng một bộ chỉ thị sẽ áp dụng ở cấp quốc gia và đã được thử nghiệm tại

4 quốc gia, mỗi quốc gia áp dụng cho một kiểu hệ sinh thái: tại Ecuador tập trung vào hệ sinh thái rừng trên cạn, tại Kenya tập trung vào hệ sinh thái đất ngập nước, tại Philipin tập trung vào hệ sinh thái biển và ven biển, tại Ukraina tập trung vào đa dạng sinh học nông nghiệp

Sau 3 năm thực hiện (2002 – 2005), dự án đã cho ra đời tài liệu trong đó nêu rõ những hướng dẫn xây dựng chỉ thị cho các quốc gia áp dụng, đồng thời cũng chỉ ra bài học kinh nghiệm từ các thử nghiệm tại 4 quốc gia nói trên Phần dưới đây sẽ tóm tắt những nội dung chính của cuốn tài liệu này

3.2 Hướng dẫn xây dựng chỉ thị và bài học kinh nghiệm của dự án BINU

Hình 1 cho thấy các bước trong quá trình xây dựng chỉ thị ĐDSH cấp quốc gia theo đề xuất của WCMC/BINU Tóm tắt một số bước chính như sau:

Thu thập số liệu

Trang 26

Trang 18

Sự tham gia của các bên liên quan: Rất nhiều các tổ chức, các đơn vị có liên quan hay quan tâm đến đa dạng sinh học như các cơ quan bảo tồn của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và cơ quan nghiên cứu v.v… Nhiều đơn vị còn có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đa dạng sinh học mặc dù về chức năng nhiệm vụ không liên quan đến

đa dạng sinh học, như những đơn vị làm đường sá, thủy điện, thậm chí quân đội Trong quá trình xây dựng chỉ thị, cần lôi cuốn sự tham gia của càng nhiều đối tượng, nhiều ngành càng tốt Cần ưu tiên sự tham gia không chỉ của các cơ quan có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, các tổ chức phi chính phủ và các đơn vị nghiên cứu khoa học mà cả những đơn vị sử dụng nhiều hoặc có tác động đáng kể đến tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học Khó khăn lớn nhất khi lôi cuốn sự tham gia của nhiều thành phần vào quá trình đó là thiếu sự hiểu biết chung và đúng đắn về đa dạng sinh học cũng như tầm quan trọng của chúng Do đó việc đạt được sự hiểu biết hay đồng thuận về những khái niệm cơ bản liên quan đến ĐDSH là việc làm cần thiết trước tiên Khung lý thuyết về áp lực – hiện trạng – đáp ứng (PSR) sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình thảo luận với các bên liên quan

Xác định các câu hỏi/các vấn đề then chốt: Công đoạn này nhằm tìm ra những câu hỏi hay những vấn đề mà chỉ thị có thể trả lời được Để tránh quá trình xác định câu hỏi bị dàn trải, mất thời gian và dẫn đến một số lượng câu hỏi quá lớn, nên dùng khung PSR để tổ chức, tập

Hình 1 Quá trình xây dựng chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học quốc gia

Trang 27

Trang 19

hợp các câu hỏi thành nhóm câu hỏi, từ đó đưa ra được những câu hỏi tổng hợp, điển hình nhất Ví dụ, câu hỏi chung mà các quốc gia đều có, đó là hiện trạng đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái điển hình ra sao và những yếu tố chính gây áp lực lên đa dạng sinh học là gì Một số câu hỏi cụ thể nếu được đa số mọi người quan tâm thì cũng cần được xem xét để lựa chọn chỉ thị tương ứng Ví dụ nếu nhiều tổ chức hay nhà khoa học quan tâm đến xu hướng biến động của một loài chim nước quan trọng nào đó thì sự biến động của loài này có thể là một chỉ thị

có ý nghĩa và trả lời được cho một câu hỏi tổng hợp có liên quan

Thu thập số liệu: Một thực tế rõ ràng là các số liệu đã có nhằm trả lời những câu hỏi then chốt

là đều không hoàn thiện hay không chính xác Vì vậy cần phải vận dụng mọi cách có thể để thu thập được tối đa những thông tin, số liệu hữu ích Thông tin, dữ liệu phù hợp có thể ở dạng bản đồ, số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu điều tra Có thể sử dụng phương pháp chuyên gia (tức là dựa vào một số dữ liệu hiện có, cộng với kinh nghiệm chuyên môn của chuyên gia) để tạo ra thông tin cho việc xây dựng chỉ thị Điều này đặc biệt quan trọng đối với những số liệu khó thu thập nhưng nhiều cán bộ nghiên cứu lại có kinh nghiệm về loài hay

hệ sinh thái đang được quan tâm Cách tiếp cận “mềm” này tuy có thể có những độ kém tin cậy nhất định, song rất quan trọng vì nhiều khi các kinh nghiệm về đa dạng sinh học khi không được lưu giữ hay ghi chép lại sẽ bị mất đi khi các nhà khoa học không còn nữa

Xây dựng bộ chỉ thị: Sử dụng các số liệu đã có để xây dựng nên các chỉ thị nhằm trả lời những câu hỏi then chốt là một công việc đòi hỏi cả sự suy nghĩ sáng tạo và tính chính xác khoa học Cần suy nghĩ sáng tạo vì các chỉ thị thường được tập hợp từ nhiều loại số liệu dữ liệu khác nhau, và lại phải được trình bày sao cho dễ hiểu nhất đối với các nhà quản lý hay quảng đại dân chúng (không phải là các nhà khoa học) Các biểu đồ phức tạp, nhiều biến số hay những bảng biểu với nhiều hàng, cột với những số liệu lên đến hàng 6-7 chữ số sẽ là những chỉ thị không có giá trị vì không mấy ai hiểu được Vì vậy, cần phải đơn giản hóa để truyền đạt được thông tin hữu ích đến mọi người Vấn đề là làm sao đơn giản hóa mà không làm mất đi tính xác thực khoa học Muốn vậy cần có sự hiểu biết thấu đáo và chắc chắn về các khái niệm đang xem xét và có khả năng xử lý chuẩn các số liệu Nguyên tắc quan trọng là

dù áp dụng qui trình nào, phương pháp nào và dù chỉ thị nào được đưa ra thì chúng cũng phải bảo vệ được bằng các luận cứ khoa học

Hầu hết các chỉ thị được xây dựng cho đến nay đều thuộc hai dạng chính là chỉ thị về không gian hay dựa vào bản đồ và chỉ thị dạng chỉ số hay biểu đồ Các chỉ thị dạng bản đồ trông khá hấp dẫn và dễ hiểu, tuy nhiên các số liệu đề số hóa bản đồ phần lớn không đủ theo diễn biến thời gian mà chỉ là số liệu tại một thời điểm nhất định Vì vậy chỉ thị dạng bản đồ không cho thấy được sự biến động theo thời gian của đặc tính đang xem xét Trong khi đó, các đồ thị lại đặc biệt hữu ích khi biểu diễn sự biến động theo thời gian và đồ thị lại dễ hiểu, dễ diễn giải Khi số liệu không thể đưa vào bản đồ hay đồ thị, có thể áp dụng các cách tiếp cận khác như làm bảng chấm điểm, xếp hạng hoặc đếm số lượng trên một đơn vị phù hợp

Trang 28

Trang 20

Về các chỉ thị do BINU đề xuất và áp dụng thử tại 4 quốc gia tham gia dự án, đây cũng chính

là các chỉ thị thuộc bộ chỉ thị do CBD đề xuất tại COP7 năm 2004 nhằm đánh giá tiến bộ đạt được của Mục tiêu 2010

3.3 Hướng dẫn xây dựng chỉ thị của Ủy ban về Phát triển Bền vững (Commission on Sustainable Development – CSD)

CSD là một ủy ban trực thuộc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc được thành lập năm 1992 với nhiệm vụ xem xét thành tựu đạt được trong quá trình triển khai Chương trình Nghị sự 21 và Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển tại cấp quốc gia và trên toàn cầu CSD cũng cung cấp các hỗ trợ và hướng dẫn cho các địa phương và các quốc gia trong việc thực thi Kế hoạch hành động Johannesburg

Trong khuôn khổ hoạt động của mình, CSD đã đưa ra các phương pháp luận và hướng dẫn các quốc gia xây dựng bộ chỉ thị về phát triển bền vững Về cách tiếp cận, CSD cũng dùng khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng (PSR) để làm cơ sở cho các thảo luận và lựa chọn bộ chỉ thị Theo tài liệu của CSD (2001), phát triển bền vững gồm 4 hợp phần: bền vững về xã hội, bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về thể chế Để đánh giá hiệu quả thực thi Chương trình Nghị sự 21 và Tuyên bố Rio, CSD đã xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững gồm 58 chỉ thị theo 4 hợp phần nói trên và trong hợp phần về môi trường đã có 3 chỉ thị liên quan đến đa dạng sinh học Cụ thể là:

Bảng 2 Các chỉ thị do CSD đề xuất

Hệ sinh thái Diện tích các hệ sinh thái quan trọng

Tỷ lệ phần trăm diện tích các khu bảo tồn so với tổng diện tích tự nhiên

Các loài Sự phong phú của các loài quan trọng

Ngoài 3 chỉ thị trên được xếp vào chủ đề “đa dạng sinh học”, thuộc bộ chỉ thị phát triển bền vững còn có chỉ thị cho các chủ đề hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái biển và ven biển, quản

lý rừng bền vững và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (Tham khảo Phụ lục 2 về Bộ chỉ thị của CSD)

Nhận xét về 3 chỉ thị đa dạng sinh học nói trên của CSD thấy:

Những ưu điểm: các chỉ thị này phù hợp với nhiều công ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học Xu hướng biến động của các chỉ thị này có mối liên quan chặt chẽ với nhiều chỉ thị khác không chỉ về mặt môi trường mà cả các chỉ thị về kinh tế, xã hội

Trang 29

Trang 21

Các chỉ thị thể hiện những khía cạnh cơ bản quan trọng nhất của đa dạng sinh học – đó là loài

và hệ sinh thái Các chỉ thị này khá dễ đo đạc và tính toán, dễ hiểu đối với các nhà hoạch định chính sách và cho phép các quốc gia linh hoạt trong xác định hệ sinh thái nào và loài nào là quan trọng đối với quốc gia

Những hạn chế: hạn chế lớn nhất là thiếu dữ liệu chuẩn về diện tích theo thời gian Nhiều vùng hay hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao vẫn chưa được đo đạc, lập bản đồ theo tỷ

lệ tương ứng

Chỉ thị về diện tích các hệ sinh thái quan trọng mới chỉ cho biết sự biến động về diện tích mà chưa cho biết được xu hướng có thể xảy ra trong tương lai của hệ sinh thái đang xem xét Hệ thống phân loại hệ sinh thái cũng cần chuẩn và thống nhất hơn nữa

Chỉ thị về tỷ lệ phần trăm diện tích khu bảo tồn trên tổng diện tích không cho thấy chât lượng quản lý hoặc không cho biết thực sự khu vực này có được quản lý, bảo vệ hay không

Thực tiễn hiện nay là hầu hết các quốc gia mới chỉ quan tâm nhiều và sẵn có số liệu về các khu bảo tồn trên cạn trong khi rất ít các khu bảo tồn biển Hệ sinh thái thủy vực nội địa thường trùng với các số liệu về sử dụng đất nói chung

Đối với chỉ thị về độ phong phú của các loài quan trọng, việc đo đạc về loài cho đến nay chủ yếu theo từng điểm và vụ việc Chỉ một số loài đặc biệt quan trọng có được chương trình giám sát, quan trắc nhờ sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức bảo tồn quốc tế

Mặc dù hướng dẫn của CSD không chuyên về xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học song hướng dẫn này lại rất đáng học tập vì được trình bày có hệ thống và dễ hiểu Mỗi chỉ thị đều được trình bày rõ về phương pháp đo đạc hay thu thập số liệu, những hạn chế của chỉ thị, cơ quan nào tham gia vào xây dựng và áp dụng chỉ thị và các tài liệu tham khảo liên quan (xin xem tài liệu Commission on Sustainable Development, 2001 Indicators of Sustainable: Guideline and Methodologies)

4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

4.1 Kinh nghiệm của khu vực châu Âu

So sánh với nhiều khu vực khác trên thế giới, nhất là khu vực nhiệt đới, thì sự phong phú về

đa dạng sinh học ở châu Âu là tương đối thấp Tuy nhiên tại lục địa này cũng đã tìm thấy nhiều kiểu hệ sinh thái và nhiều loài khác nhau, đôi khi chúng được tìm thấy ở những khu vực khá nhỏ bé Các hệ sinh thái cùng với hệ động thực vật của chúng đã cung cấp rất nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích cho con người ở đây Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học ở châu Âu cũng đã được quan tâm đặc biệt

Trang 30

Trang 22

Để đánh giá hiệu quả thực thi các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, đã có sự thống nhất rộng rãi rằng quan trắc đa dạng sinh học thông qua các chỉ số phù hợp sẽ đóng vai trò quan trọng Trong khuôn khổ châu Âu đã có những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng bộ chỉ thị

đa dạng sinh học sau khi Mục tiêu 2010 của CBD được thông qua Khu vực liên châu Âu (Pan-Europe) đã kêu gọi hơn 40 quốc gia thuộc khu vực tham gia xây dựng bộ chỉ thị nòng cốt nhằm đánh giá sự tiến bộ đạt được đối với mục tiêu 2010 của khu vực châu Âu Một bộ chỉ thị cho khu vực, dựa trên bộ chỉ thị của CBD, đã được đề xuất để Hội đồng ĐDSH khu vực xem xét thông qua năm 2005 Bộ chỉ thị này cũng gồm những chỉ thị có thể áp dụng ngay

và những chỉ thị cần nghiên cứu phát triển thêm, tuy nhiên chỉ tập trung vào các chỉ thị về hiện trạng và xu hướng của đa dạng sinh học Liên minh Châu Âu – EU – cũng đã thông qua một bộ chỉ thị đa dạng sinh học vào năm 2004

Các chỉ thị của châu Âu cho thấy một số chỉ thị có thể áp dụng được ngay, đó là chỉ thị về xu hướng của quần thể (như chỉ thị về chim hoang dã), chỉ thị về qui mô các sinh cảnh, chỉ thị về

sự biến động của các loài nguy cấp, chỉ thị về tác động của hoạt động đánh bắt cá đến nguồn lợi hải sản và chỉ thị liên quan đến chính sách đáp ứng (diện tích các khu bảo tồn)

Bảng 3 Tóm tắt một số chỉ thị đa dạng sinh học do châu Âu đề xuất

Chỉ thị của CBD Chỉ thị của vùng Liên châu

Âu (Pan-Europe)

Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU)

Xu hướng về qui mô của

một số hệ sinh thái và nơi

cư trú

Hiện trạng và xu hướng biến đổi của các kiểu nơi cư trú chính ở châu Âu

Xu hướng về qui mô của một số hệ sinh thái và nơi

cư trú Hiện trạng và xu hướng biến

đổi của các kiểu nơi cư trú đặc biệt

Hiện trạng và biến động diện tích bề mặt của một số

hệ sinh thái và nơi cư trú

Xu hướng về độ phong phú

và phân bố của một số loài

Xu hướng quần thể một số loài đại diện cho những hệ sinh thái khác nhau

Xu hướng về độ phong phú

và phân bố của một số loài

Độ che phủ của các khu

bảo tồn

Tỷ lệ phần trăm các khu bảo tồn so với tổng diện tích quốc gia phân theo kiểu hệ sinh thái và kiểu phân hạng khu bảo tồn

Độ che phủ của các khu bảo tồn

Sự biến động về tình trạng Sự biến động về tình trạng Sự biến động về tình trạng

Trang 31

Trang 23

của các loài bị đe dọa của các loài bị đe dọa có

trong Sách Đỏ của châu Âu

của các loài bị đe dọa và/hoặc các loài được bảo

vệ

Xu hướng đa dạng sinh học

di truyền của vật nuôi, cây

trồng, của các loài cá và

các loài có giá trị kinh tế

Tính đa dạng nguồn gen của các giống loài cây trồng và vật nuôi

Xu hướng đa dạng sinh học

di truyền của vật nuôi, cây trồng, của các loài cá và các loài có giá trị kinh tế

Tống số lượng các giống loài vật nuôi/cây trồng đã được đăng ký và cấp phép trên thị trường, kể cả giống bản địa và nhập nội

Diện tích rừng, hệ sinh thái

nông nghiệp và hệ nuôi

trồng thủy sản chịu sự quản

lý bền vững

Diện tích rừng, hệ sinh thái

nông nghiệp và hệ nuôi trồng thủy sản chịu sự quản

lý bền vững

Số lượng và tổn hại do sinh

vật ngoại lai xâm lấn

Số lượng và tổn hại do sinh vật ngoại lai xâm lấn

của quần chúng

4.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển

Bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ

Thuỵ Sỹ đã đặt mục tiêu cho quan trắc ĐDSH là cung cấp dữ liệu ĐDSH cần thiết cho việc định hướng các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học Người ta đã sử dụng 33 chỉ thị cho quan trắc ĐDSH quốc gia Chúng được chia thành 3 nhóm: các chỉ thị về áp lực, các chỉ số về hiện trạng, và các chỉ số về sự đáp ứng hay sự phục hồi ĐDSH (cách tiếp cận áp dụng khung PSR)

Các chỉ thị về áp lực nhằm giám sát các yếu tố đã biết hoặc được cho là có ảnh hưởng tới ĐDSH Chúng được sử dụng để xác định nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH

Các chỉ thị đáp ứng hay chỉ thị phản ánh sự phục hồi ĐDSH được lựa chọn dựa trên khả năng phản ánh các nỗ lực bảo tồn ĐDSH dưới ảnh hưởng của các chính sách kinh tế- xã hội

Các chỉ thị hiện trạng là những chỉ thị chính yếu nhất, cung cấp các thông tin về hiện trạng ĐDSH quốc gia

Trang 32

Trang 24

Các chỉ thị về áp lực và đáp ứng được thu thập và xây dựng chủ yếu dựa vào các cơ sở dữ liệu hoặc các chương trình sẵn có Trong khi đó, phần lớn các nguồn tài chính đều tập trung cho việc thu thập các chỉ thị về hiện trạng ĐDSH

Kế hoạch quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ chủ yếu tập trung vào giám sát ĐDSH loài và sau đó vào sự đa dạng sinh cảnh Đa dạng di truyền trên thực tế rất khó định lượng trong một quy

mô rộng lớn bao gồm nhiều cấp phân loại khác nhau Đa dạng loài cũng có thể được xem là một dạng thể hiện về đa dạng gen ở mức độ rộng hơn

Về mặt tổ chức, chương trình quan trắc ĐDSH Thuỵ Sỹ được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào quản lý chương trình và phân tích dữ liệu Các số liệu thích hợp thu thập được từ các chương trình khác cũng sẽ được khai thác sử dụng (nhất là chỉ thị áp lực và chỉ thị đáp ứng/phục hồi) Các chỉ thị về hiện trạng đòi hỏi phải có số liệu mới cho nên ban quản lý chương trình quan trắc sẽ ký hợp đồng với các cơ quan tư vấn để thực hiện chương trình Vì vậy, tổ chức của ban quản lý chương trình quan trắc quốc gia là khá gọn nhẹ

Trong Kế hoạch quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ, các chỉ thị ĐDSH được chia thành 3 nhóm Mỗi một chỉ thị được mã hoá bằng một mã phù hợp Mã đó được ghi kèm theo tên của chỉ thị cùng với thông tin về độ chính xác Người ta cũng đưa ra các thông tin về lý do tại sao mà chỉ thị đó được lựa chọn, ý nghĩa của nó đối với ĐDSH, nguồn gốc dữ liệu, cách tính toán và vấn

đề sử dụng và sự phân tích chỉ thị đó Ký hiệu và tên các chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ

Sỹ được ghi trong Bảng 4

Bảng 4 Bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ

Mã chỉ thị Tên chỉ thị

Các chỉ thị hiện trạng

Z1 Số lượng các giống cây trồng vật nuôi

Z2 Tỷ lệ các giống cây trồng vật nuôi

Z3 Đa dạng loài ở cấp độ quốc gia và khu vực

Z4 Số lượng các loài bị đe doạ tuyệt chủng ở mức toàn cầu

Z5 Sự biến đổi về tình trạng bị đe doạ của các loài

Z6 Kích thước quần thể của các loài bị đe doạ

Z7 Đa dạng loài trong cảnh quan

Z8 Kích thước quần thể của các loài phổ biến

Z9 Đa dạng loài trong sinh cảnh

Z10 Kích thước của các sinh cảnh có giá trị

Z11 Chất lượng của các sinh cảnh có giá trị

Chỉ thị áp lực hay chỉ thị thuộc nhóm tác động

Trang 33

E8 Diện tích rừng ưu thế bởi các cây nhập nội

E9 Diện tích phục hồi rừng nhân tạo

E 10 Số lượng cây chết trong khu vực và toàn quốc

E11 Mức suy giảm của các nguồn nước

E12 Tỷ lệ các nguồn nước bị tác động bất lợi

E13 Chất lựơng nước hồ chứa và dòng chảy

E14 Tỷ lệ các dòng chảy bị ô nhiễm

E15 Mật độ đường xá

Các chỉ thị đáp ứng

M1 Diện tích của khu bảo tồn

M2 Dịên tích khu bảo vệ nghiêm ngặt

M3 Số lựơng loài bị đe doạ trong khu bảo tồn

M4 Diện tích phục hồi sinh thái

M5 Diện tích thâm canh nông nghiệp

M6 Thực hiện các chính sách môi truờng

M7 Nguôn ngân sách cho bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan

Phân tích bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ cho thấy chúng có một số ưu điểm chủ yếu sau:

- Cung cấp thông tin biến đổi ĐDSH ở cấp quốc gia

- Chỉ ra được tầm quan trọng của ĐDSH

- Có tác dụng tốt cho hoạch định chính sách

- Phát hiện và giám sát được những tác động xấu đến ĐDSH

- Thực hiện được nghĩa vụ quốc tế quan trắc ĐDSH

Các chỉ thị thuộc nhóm hiện trạng (Z) đã cung cấp thông tin đa dạng sinh học trên quy mô cả nước ở cả 3 cấp: loài, sinh cảnh và cảnh quan Các chỉ thị thuộc nhóm áp lực hay nhóm tác động (E) cung cấp thông tin về gía trị và ý nghĩa của ĐDSH và các nhân tố môi trường tác động vào ĐDSH Các chỉ thị thuộc nhóm đáp ứng hay phục hồi (M) đã cung cấp thông tin giám sát tính ĐDSH và những tác động vào ĐDSH bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực

Trang 34

Trang 26

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 8 chỉ thị chưa được áp dụng ( E11, E12, E13, E14, E15, M2, M3, M6) Điều này cũng thể hiện tính mở của bộ chỉ thị, có những chỉ thị hiện tại chưa áp dụng được song chúng có thể được áp dụng trong tương lai

Quan trắc ĐDSH tại Vương quốc Anh

Vương quốc Anh đã thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường nhằm:

- Thu thập bộ số liệu dài hạn đảm bảo so sánh được đối với những thông số môi trường nền, điều đó cho phép phân biệt sự thay đổi do con người hay do môi trường tự nhiên,

- Phát hiện và định lượng được biến đổi môi trường liên quan đến hoạt động của con người,

- Cảnh báo những tác động không mong muốn đến môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng

Mạng lưới giám sát môi trường của Anh gồm 50 điểm trên cả nước,được liên kết với các chương trình điều tra tổng hợp, trong đó đã kết hợp viễn thám với chương trình quan trắc sinh thái mặt đất Mạng lưới quan trắc môi trường được một tập đoàn gồm 15 tổ chức tài trợ với

sự điều phối của Uỷ ban môi trường quốc gia

Để quan trắc đa dạng sinh học cũng như báo cáo về tình hình đa dạng sinh học của quốc gia, Vương quốc Anh đã xây dựng bộ chỉ thị quốc gia gồm 18 chỉ thị nhằm đánh giá tiến bộ đạt được của quốc gia này đối với Mục tiêu 2010 của CBD (Bảng 5) Lưu ý rằng để đánh giá việc thực hiện Mục tiêu 2010, còn có 2 bộ chỉ thị khác được áp dụng chính thống tại Anh, đó là bộ chỉ thị của CBD và bộ chỉ thị của EU để đánh giá trong tương quan với cấp độ toàn cầu và khu vực Bộ 18 chỉ thị của Anh được xây dựng chủ yếu từ các chỉ thị cấp độ quốc gia nên chúng có thể có tên phù hợp với điều kiện của quốc gia này, song đều thuộc các lĩnh vực trọng tâm của CBD để thuận tiện cho quá trình báo cáo cho Ban thư ký CBD

Bảng 5 Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Vương quốc Anh (2007)

Lĩnh vực trọng tâm của

Loại chỉ thị P=áp lực; S=hiện trạng R=đáp ứng

Hiện trạng và xu hướng của

4 Những sinh cảnh được ưu tiên trong

Kế hoạch Hành động ĐDSH của Anh

S

5 Đa dạng di truyền S

Trang 35

Trang 27

6 Hệ thống các khu bảo tồn R Các đe dọa đối với đa dạng

sinh học

7 Tác động của ô nhiễm không khí P

8 Các loài ngoại lai xâm lấn P

9 Chỉ số mùa xuân (xác định thời điểm bắt đầu mùa xuân)

P

Tính toàn vẹn hệ sinh thái;

các dịch vụ và sản phẩm hệ

sinh thái

10 Chỉ số dinh dưỡng biển S

11 Tính liên kết/toàn vẹn sinh cảnh P

Quan trắc đa dạng sinh học tại Hoa Kỳ

Hàng năm Hoa Kỳ chi khoảng 650 triệu đôla Mỹ cho chương trình quan trắc môi trường và ĐDSH Cả nước hiện đang trong quá trình hợp nhất các chương trình quan trắc khác nhau vào một chương trình quan trắc tổng hợp duy nhất Mục tiêu của chương trình này nhằm xác định xu hướng biến đổi của môi trường và các hệ sinh thái, liên kết các xu hướng này với những nguyên nhân và hậu quả

Lý luận cơ bản của chương trình mới này là không có một giám sát đơn lẻ nào có thể cung cấp một cách đầy đủ toàn bộ thông tin cho phép đánh giá điều kiện môi trường và giúp định hướng cho việc hoạch định chính sách Do đó, chương trình quan trắc tổng hợp sẽ có 3 mức quan hệ: quan trắc từ xa (viễn thám), mạng lưới quan trắc vùng và quan trắc theo điểm Mức

1 và mức 2 áp dụng cho việc xác định quy mô, phân bố, tình trạng, và tốc độ biến đổi của những thông số môi trường đặc biệt trên toàn diện tích Mức 3 dùng để xác định nguyên nhân của những biến động đã được xác định ở mức một và hai và kiểm tra mô hình dự báo những biến động đó Việc sử dụng bộ chỉ thị chuẩn để thu thập số liệu, nghiên cứu và dự báo là yếu

tố quan trọng nhất của chương trình

Trang 36

Trang 28

Quan trắc đa dạng sinh học tại Canada

Canada đã thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường gồm 78 điểm, và xây dựng bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH cấp quốc gia Bộ chỉ thị này phản ảnh tình trạng quản lý rừng bền vững, bao gồm mức độ khai thác gỗ, xu hướng làm biến đổi thiên nhiên, và sự phục hồi sau khai thác Các chỉ thị ĐDSH nhằm trả lời câu hỏi: những biến đổi nào đang diễn ra trong các hệ sinh thái của Canada và vì sao Để trả lời câu hỏi này, những thông tin đa lĩnh vực dài hạn đã được thu thập trên hệ thống 78 điểm quan trắc trên cả nước Việc quan trắc cũng là một nhiệm vụ thường xuyên của các vườn quốc gia

Đối với việc xây dựng Chỉ số Đa dạng sinh học của Canada (Canadian Biodiversity Index) và

bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH, Canada cũng đã áp dụng các nguyên tắc mà CBD và nhiều nước

áp dụng Đó là chỉ thị phải đơn giản, dễ hiểu đối với các đối tượng sử dụng không phải là các nhà khoa học, đảm bảo tính khoa học, dựa vào kết quả đầu ra, phải thể hiện được xu hướng, khả thi và không tốn kém khi đo đạc

Canada đã chia đa dạng sinh học thành các chủ đề như loài và gen; sinh cảnh của động thực vật; các vấn đề về cảnh quan và cấp độ toàn cầu; và những tác động của con người Mỗi chủ

đề trên sẽ xây dựng một số chỉ thị rồi từ đó lựa chọn ra những chỉ thị nào đáp ứng nhất các yêu cầu để áp dụng Điều quan trọng là chỉ thị nào được chọn cũng phải đảm bảo có số liệu tương quan với thời gian bởi vì nhiệm vụ của quan trắc là phải chỉ ra được sự biến đổi và xu hướng theo thời gian Canada hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và đánh giá bộ chỉ thị

đề xuất

4.4 Kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN

Kinh nghiệm xây dựng chỉ thị của khu vực

Trong khuôn khổ hợp tác chung của khu vực ASEAN, vào cuối năm 2008 đã có tập huấn về vấn đề liên quan đến chỉ thị đa dạng sinh học, bao gồm cách tiếp cận trong xây dựng chỉ thị, việc thu thập số liệu, trình bày số liệu và diễn giải chỉ thị Kết quả của hội thảo này là một bản đề xuất bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho khu vực ASEAN, gọi tắt là chỉ thị Siêm Riệp ( Siem Reap Indicator) và từ chỉ thị này phát triển thành nhiều chỉ thị phụ nữa (Bảng 6)

Bảng 6 Bộ chỉ thị đa dạng sinh học đề xuất cho khu vực ASEAN

Ít nhất 10% các vùng sinh thái của thế

giới được bảo vệ

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn biển và khu bảo tồn trên đất liền

so với tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích rừng được bảo vệ

Trang 37

Trang 29

Số lượng các khu bảo tồn được quản lý có hiệu quả

Tổng số cán bộ kiểm lâm Các khu vực có tầm quan trọng về đa

dạng sinh học được bảo vệ

Số lượng các khu được công nhận và đề xuất thành các Khu Ramsar, các Khu dự trữ sinh quyển, Khu di sản thiên nhiên thế giới, Khu di sản ASEAN, khu có tầm quan trọng về chim v.v…

Phục hồi, duy trì hoặc làm giảm tốc độ

suy thoái quần thể của một số nhóm loài

Danh lục các loài chim có trong Sách Đỏ của IUCN

Đa dạng di truyền của các loài vật nuôi,

cây trồng, các loài thủy hải sản cũng như

các loài có giá trị khác được bảo tồn; tri

thức truyền thống và tri thức bản địa liên

quan đến vấn đề trên được gìn giữ

Số lượng các giống loài vật nuôi, cây trồng

Số lượng/tình hình các ngân hàng dữ liệu gen các văn bản liên quan đến tiếp cận và chia sẻ lợi ích; vấn đề cấp giấy phép về giống cây trồng

Các sản phẩm có nguồn gốc từ đa dạng

sinh học được quản lý bền vững Các

vùng sản xuất được quản lý phù hợp với

kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Số liệu về các lâm sản ngoài gỗ: tổng sản lượng, lượng xuất khẩu…

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững

Việc tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm

ĐDSH hoặc việc tiêu dùng kém bền vững

gây tác động tiêu cực đến ĐDSH được

giảm đáng kể

Xu hướng khai thác gỗ bất hợp pháp

Sự thay đổi trong tập quán đốt nương làm rẫy Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp Đánh bắt cá bất hợp pháp

Số lượng du khách; tình hình du lịch sinh thái

Số lượng các loài động thực vật hoang dã

bị ảnh hưởng bởi giao thương quốc tế

Số lượng các loài được buôn bán Tình hình thực thi CITES

Hợp tác liên quốc gia về vấn đề này

Tỷ lệ mất mát hoặc suy thoái các hệ sinh

thái được giảm bớt

Độ che phủ rừng, diện tích rừng ngập mặn, diện tích các rạn san hô, v.v…

Biến động diện tích đất canh tác nông nghiệp

Trang 38

Trang 30

các biện pháp đền bù (đất đai)

Sự đô thị hóa Phân tích bộ chỉ thị trên ta thấy:

- Đã cố gắng có cả những chỉ thị về áp lực và sự đáp ứng chứ không phải chỉ thuần túy các chỉ thị về hiện trạng đa dạng sinh học

- Tuy nhiên, nhiều chỉ thị còn gây tranh cãi và đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi đưa ra áp dụng thử nghiệm

- Khó khăn lớn nhất được đưa ra đối với các chỉ thị về hiện trạng là sự sẵn có hay tính xác thực của số liệu Số liệu về diện tích hệ sinh thái hay số liệu về các loài quan trọng thường không đảm bảo yếu tố chuỗi số liệu theo thời gian

- Các chỉ thị liên quan đến tài nguyên gen di truyền là rất khó xác định hay đo đạc Tương tự như vậy với chỉ thị về tiếp cận và chia sẻ lợi ích thu được từ đa dạng sinh học

Kinh nghiệm xây dựng chỉ thị và quan trắc ĐDSH của Philippin

Nói chung, kinh nghiệm về xây dựng chỉ thị cũng như quan trắc đa dạng sinh học ở các nước đang phát triển nói chung và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á nói riêng là còn khá khiêm tốn Theo các tài liệu hiện có, mới có Philippin là quốc gia đã có những kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực này do Phillipin là một trong bốn quốc gia tham gia dự án BINU của UNEP-WCMC trong đó Philipin đã áp dụng thử nghiệm các chỉ thị liên quan đến đa dạng sinh học biển và ven biển (kinh nghiệm của dự án BINU đã được trình bày ở phần trên)

Ngoài ra, có một số nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thiết kế hệ thống quan trắc đa dạng sinh học đã được tiến hành ở Philipin (Danielsen, 2000, 2005) Kinh nghiệm rút ra từ các nghiên cứu này cho thấy:

Đối với các nước đang phát triển (như Philipin) nơi nguồn nhân lực và vật lực dành cho quan trắc còn khó khăn thì vẫn có thể thiết kế một hệ thống quan trắc đa dạng sinh học không tốn kém nhờ lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quan trắc tác động của các hoạt động quản lý và bảo tồn đến đa dạng sinh học tại một khu bảo tồn nhất định

Có 4 phương pháp thực địa được thiết kế cho chương trình quan trắc là (1) ghi nhật ký thực địa tức là ghi chép lại theo cách thức đã được chuẩn hóa các số liệu đo theo thủ tục, (2) chụp ảnh tại những điểm cố định đã được thống nhất, (3) điều tra theo tuyến và (4) thảo luận nhóm Phương pháp ghi nhật ký thực địa dễ thực hiện song lại cung cấp được số liệu về tình hình của hệ sinh thái và các loài quan tâm Phương pháp chụp ảnh cung cấp các bằng chứng thuyết phục về tình trạng của đa dạng sinh học, từ đó nâng cao nhận thức cho mọi người

Trang 39

Trang 31

Phương pháp thảo luận nhóm đặc biệt quan trọng đối với những nơi mà mục tiêu bảo tồn có

cả việc sử dụng bền vững tài nguyên bởi người dân địa phương

Hệ thống quan trắc áp dụng 4 phương pháp trên tỏ ra đặc biệt hiệu quả tại các khu bảo tồn, nơi có sự phối hợp quản lý giữa ban quản lý khu bảo tồn với cộng đồng địa phương, nơi đời sống của người dân còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên của khu vực

Những hạn chế của hệ thống quan trắc trên là (1) độ chính xác của các số liệu ghi chép được qua nhật ký thực địa, (2) qui mô áp dụng nhỏ (có tính chất điểm và tùy thuộc điều kiện tại địa phương và khu bảo tồn) nên khó thể hiện tác động của hoạt động bảo tồn ở cấp độ quốc gia hoặc khó kết nối các kết quả tại điểm/khu bảo tồn vào hệ thống quốc gia, và (3) kết quả tùy thuộc vào mối quan hệ giữa ban quản lý với người dân địa phương

Những ưu điểm của hệ thống quan trắc tại Phillipin là: (1) không quá tốn kém (theo tính toán thì chi phí cho hệ thống quan trắc này chiếm 2% tổng kinh phí hàng năm Philipin dành cho

hệ thống các khu bảo tồn), (2) dễ thực hiện, (3) tạo được tâm lý có “quyền làm chủ” trong cộng đồng địa phương đối với các hoạt động bảo tồn, (4) nâng cao nhận thức và năng lực cho các nhóm tham gia

Hiện nay, hệ thống quan trắc trên của Philipin đang được áp dụng tại tất cả các khu bảo tồn của quốc gia này và cách tiếp cận này cũng đang được thử nghiệm tại Indonesia, Lào, Tanzania, Nepal và Chi lê

5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chỉ thị và thực hiện quan trắc đa dạng sinh học

Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy xây dựng chỉ thị và quan trắc là một nhiệm vụ không dễ dàng Trước khi bắt tay vào quá trình này, một số kinh nghiệm như tóm tắt dưới đây sẽ phần nào giúp cho công việc dễ dàng hơn

Về việc đưa ra các câu hỏi nhằm xác định các vấn đề cần quan trắc và chỉ thị tương ứng

Hãy bắt đầu bằng việc trả lời được câu hỏi “Mục tiêu của các nhà hoạch đinh chính sách là gì

?”

Một chỉ thị phù hợp phải dựa vào một câu hỏi thích hợp Nếu câu hỏi không được đặt ra một cách thích hợp thì chỉ thị tương ứng sẽ không đưa ra được câu trả lời mong muốn Do việc xây dựng chỉ thị và quan trắc là công việc tốn kém nên cần đặc biệt nghiêm túc khi đặt câu hỏi để xác định các vấn đề cần quan trắc

Không phải mọi câu hỏi đều có thể được trả lời bằng các chỉ thị quan trắc Thực tế là có nhiều câu hỏi có thể được trả lời bằng những số liệu độc lập (số liệu thống kê) mà không cần

Trang 40

- Không có sự phân biệt chỉ thị tốt và chỉ thị không tốt Tính thích hợp của một chỉ thị tùy thuộc vào mục đích sử dụng chúng

- Lựa chọn chỉ thị là một nghệ thuật làm sao để phải đo đạc ít nhất mà đem lại ý nghĩa chính sách cao nhất với độ tin cậy khoa học đảm bảo

- Lựa chọn chỉ thị đòi hỏi sự kết hợp/phối hợp chặt chẽ giữa các nhà hoạch đinh chính sách và các nhà khoa học Làm tốt điều này sẽ đảm bảo các chỉ thị đưa ra là phù hợp chính sách, đủ nguồn lực để thực hiện, dễ quan trắc, phù hợp với hệ sinh thái, có thể kết nối với các kịch bản kinh tế xã hội (thể hiện được mối quan hệ áp lực, ảnh hưởng, đáp ứng) và có độ tin cậy

- Lựa chọn chỉ thị thông qua quá trình tham vấn rộng rãi với các bên liên quan sẽ làm tăng hiệu quả của các chỉ thị như là một công cụ quản lý

- Đa dạng sinh học là một phạm trù phức tạp nên không thể đo đạc được chỉ bằng một biến số hay thông qua một tập hợp “cứng” các chỉ thị Nên áp dụng cách tiếp cận ‘đa chỉ thị” trong quan trắc bao gồm một bộ chỉ thị cơ bản và một số chỉ thị bổ sung (có thể còn đang trong quá trình nghiên cứu) để chỉ ra được các khía cạnh khác nhau của

đa dạng sinh học

- Số lượng các chỉ thị là có hạn Vì vậy cần ưu tiên chọn những chỉ thị có tính đại diện,

đo đạc nhanh được trong một diện tích đo nhất định

- Lựa chọn chỉ thị không chỉ cần đảm bảo tính khoa học mà còn cần có kinh nghiệm và phải cân nhắc với các yếu tố khác nhau Số lượng của chỉ thị phải cân đối giữa chi phí

và hiệu quả thông tin Ngoài ra, còn các yếu tố khác ngoài yếu tố chi phí lợi ích cũng

có thể đóng vai trò quan trọng, ví dụ như hệ thống quan trắc hiện có hay yếu tố về tổ chức/thể chế

- Cần thực tế: vừa học vừa làm; không nên bị rối trí và không làm được gì bởi còn vướng các khái niệm phức tạp hay còn mơ hồ như giá trị của chỉ thị hay hệ thống phân loại các hệ sinh thái… ;

Ngày đăng: 20/04/2014, 13:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Bộ chỉ thị về tính hiệu quả theo định hướng kết quả sinh thái do - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 1. Bộ chỉ thị về tính hiệu quả theo định hướng kết quả sinh thái do (Trang 23)
Hình 1 cho thấy các bước trong quá trình xây dựng chỉ thị ĐDSH cấp quốc gia theo đề xuất  của WCMC/BINU - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Hình 1 cho thấy các bước trong quá trình xây dựng chỉ thị ĐDSH cấp quốc gia theo đề xuất của WCMC/BINU (Trang 25)
Bảng 2. Các chỉ thị do CSD đề xuất - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 2. Các chỉ thị do CSD đề xuất (Trang 28)
Bảng 3. Tóm tắt một số chỉ thị đa dạng sinh học do châu Âu đề xuất - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 3. Tóm tắt một số chỉ thị đa dạng sinh học do châu Âu đề xuất (Trang 30)
Bảng 4. Bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 4. Bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của Thuỵ Sỹ (Trang 32)
Bảng 5. Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Vương quốc Anh (2007) - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 5. Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Vương quốc Anh (2007) (Trang 34)
Bảng 7. Một số hồ tự nhiên đã biết ở Việt Nam - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 7. Một số hồ tự nhiên đã biết ở Việt Nam (Trang 50)
Bảng 8. Thống kê một số hồ chứa nước có quy mô vừa và lớn - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 8. Thống kê một số hồ chứa nước có quy mô vừa và lớn (Trang 51)
Bảng 10. Phân các nhóm chị thị áp dụng được ngay và tiềm năng - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 10. Phân các nhóm chị thị áp dụng được ngay và tiềm năng (Trang 75)
Bảng 11. Kết quả áp dụng Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước cho Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 11. Kết quả áp dụng Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước cho Vườn quốc gia Xuân Thủy (Trang 77)
Bảng 12. Kết quả áp dụng Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 12. Kết quả áp dụng Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long (Trang 85)
Bảng 13. Phương pháp lấy mẫu - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 13. Phương pháp lấy mẫu (Trang 105)
Bảng 14. Phương pháp phân tích vật mẫu, thu thập các dẫn liệu chỉ thị - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 14. Phương pháp phân tích vật mẫu, thu thập các dẫn liệu chỉ thị (Trang 106)
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUAN TRẮC - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUAN TRẮC (Trang 117)
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUAN TRẮC - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUAN TRẮC (Trang 120)
Bảng 15. Diễn biến quần thể Cò thìa P. minor  tại VQG Xuân Thủy - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Bảng 15. Diễn biến quần thể Cò thìa P. minor tại VQG Xuân Thủy (Trang 140)
Hình 2. Biểu đồ diễn biến số lượng Cò thìa toàn cầu qua các năm 1994-2009 - Nghiên cứu xây dựng một số thông số, quy trình phục vụ quan trắc đa dạng sinh học quốc gia
Hình 2. Biểu đồ diễn biến số lượng Cò thìa toàn cầu qua các năm 1994-2009 (Trang 141)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w