1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát Triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương

78 7,7K 75

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 398,88 KB

Nội dung

"Phát triển du lịch sinh thái Cúc Phương"

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

Đề Tài: “ Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương”

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Tâm

Lớp: DL5B

Hà Nội ngày tháng năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận cuối khóa này, ngoài sự có gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của trường, của quý thầy cô, người thân và bạn bè

Tôi xin phép gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã tận tình giúp

đỡ, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận cuối khóa này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và

du lịch Ninh Bình, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương, đặc biệt là Ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tại phòng Nghiệp vụ Du lịch đã cung cấp những tư liệu cũng như góp ý để bài tiểu luận cuối khóa này của tôi được hoàn thiện hơn.Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người thân, bạn bè

đã luôn bên cạnh lo lắng và động viên tôi trong suốt những năm học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên : Đinh Thị Tâm

Lớp: DL5B

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

1.1.2. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác nhau

1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của DLST

1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản của DLST

1.2. Việc phát triển DLST tại các VQG ở Việt Nam

1.2.1. Khái quát về VQG

1.2.2. Vai trò của VQG

1.2.3. Việc phát triển DLST tại một số VQG ở Việt Nam

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

2.1 Giới thiệu chung

2.2 Tài nguyên du lịch tại vườn quốc gia Cúc Phương

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.3 Khả năng phát triển DLST

2.2.4 Các loại hình tổ chức du lịch ở VQG Cúc Phương

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Trang 4

3.1 Thực trạng hoạt động

3.1.1 Các đơn vị tổ chức du lịch

3.1.2 Nguồn nhân lực

3.1.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

3.1.4 Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương

3.2 Một số giải pháp phát triển DLST tại VQG Cúc Phương

3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

3.2.2 Giaỉ pháp về nguồn nhân lực

3.2.3 Xây dựng chiến lược về đào tạo tuyên truyền DLST

3.2.4 Giaỉ pháp bảo vệ môi trường sinh thái

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới với tỷ lệ hàng năm tăng cường cao và ổn định Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp

xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa học

Trang 5

Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là loại du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế Việc đào tạo nghiệp vụ cho đôi ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên còn chưa được đặt ra Vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng du lịch sinh thái trong thực tiễn là rất cần thiết.

Ninh Bình là mảnh đất giàu tài nguyên du lịch,nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông hồng và miền bắc,nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với vũng đất kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử Trong quy hoạch phát triển vũng kinh tế duyên hải Bắc Bộ , Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch.Ninh bìnhhội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ : có rừng, núi , sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia vì vậy mà Ninh Bình thuận lợi cho việc xây dựng các khu , điểm du lịch cũng như tổ chức các chương trình du lịch đặc thù như du lịch sinh thái , nghỉ dưỡng, tham quan , giải trí, thể thao, văn hóa, hội nghị , hội thảo Trong đó vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, cùng với sự đa dạng về hệ sinh thái với các giá trị văn hóa lịch sử lâu Cúc Phương đã trở thành địa danh du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn

Trong những năm gần đây , số lượng khách đến thăm các vườn quốc gia nói chung và vườn quốc gia Cúc Phương (VQGCP) nói riêng tăng lên nhanh chóng Mức độ tập trung ngày càng cao đã làm nãy sinh trong mối quan hệ giữa hoạt động du lịch, công tác bảo tồn và người dân địa phương

Một câu hỏi đặt ra là “ làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn đó?” DLST là một trong những công cụ hữa hiệu được nhiều nước trên thế giới áp dụng, giải quyết những vấn đề này Vì vậy, đề tài “phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương” đã được lựa chọn Với mong muốn góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của địa phương, phát triển kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của du khách

và tạo nên việc làm cho người dân

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trang 6

Đánh giá khả năng, hiện trạng phát triển du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương

để định hướng phát triển du lịch sinh thái, nhằm quản lý, bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị truyền thống và hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

• Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa DLST với các vườn quốc gia

• Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQGCP

• Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch ở Cúc Phương, đánh giá hiện trạng du lịch dưới góc độ du lịch sinh thái

• Các giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng DLST của VQG Cúc Phương

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi lãnh thổ: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ của vườn quốc gia Cúc Phương

• Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng theo các nguyên tắc cơ bản của DLST

5. Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thu thập xử lý thông tin

Trang 7

“ Du lịch sinh thái” (DLST) (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới

và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng, được hiểu từ những góc độ khác nhau Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST

là du lịch tự nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm

1800 (Ashton, 1933) Với khái niệm này thì mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi…đều được hiểu là DLST Trên thế giới, người ta đã đưa ra 15 thuật ngữ được dùng trong nghiên cứu DLST như: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch thám hiểm, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch nhà tranh, du lịch bền vững

Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm đưa du

khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương Nói một cách khác, DLST là một loại

du lịch với những hoạt động có nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội Thuật ngữ “ Responsible Travel” luôn gắn liền với DLST và

nó có những đặc điểm nổi bật sau:

• Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa

• Quản lý bền vững về môi trường sinh thái

• Có giáo dục và diễn giải về môi trường

• Có đóng góp cho những nỗ lục bảo tồn và phát triển cộng đồng

• Có sự tham gia của người dân địa phương

Mặc dù có chung quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về DLST Một số định nghĩa có thể xem xét đến là:

Trang 8

Định nghĩa của Hictor ceballos-Lascurain(1987): “DLST là du lịch đến những

khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”

Định nghĩa của Nêpal: “DLST là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân

dân về việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.”

Định nghĩa của Malaixia: “DLST là hoạt động du lich và thăm viếng một cách có

trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và tôn trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc thù văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn có ảnh hưởng du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”

Định nghĩa của Ôtrâylia: “DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến

giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”

Định nghĩa của hiệp hội DLST quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới

các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”

Định nghĩa của Tổng Cục Du lịch Việt Nam thông qua Hội thảo quốc gia về “

Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999, đã đưa

ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lục bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Đây được coi là sự mở đầu Nam

Trang 9

Theo luật Du lịch (01/02/2006) : “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên

gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra vào năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi: Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, theo đó DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính

giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem

lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Mặc dù, khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa DLST cũng được Tổ Chức Du lịch thế giới (UNWTO) tóm tắt lại như sau:

• DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cững như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó

• DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường

• Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy mô

ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước ngoài

có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các Tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế

• DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội

• DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:

+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản

lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó

Trang 10

+ Tạo ra các cơ hội về công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

+ Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa

1.1.2. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác nhau

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái trước hết là thiên nhiên, không có thiên nhiên không có du lịch sinh thái Du lịch sinh thái không tách rời giáo dục môi trường sinh thái Các hoạt động của du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức của con người, giúp thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cự để rồi người dân sống thân thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững

Một đặc trưng của du lịch sinh thái là các hoạt động có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Vai trò của họ cùng với văn hoá bản địa làm nên sản phẩm

du lịch sinh thái khác nhau, các loại hình du lịch khác nhau Để du lịch sinh thái thành công cụ của bảo tồn nhất thiết phải phối hợp tốt giữa các bên tham gia vào

du lịch Đây là vấn đề mấu chốt trong quan hệ giữa bảo tồn và du lịch sinh thái Vì vậy, cần xây dựng niềm tin và nhận thức chung trong hoạt động du lịch sinh thái Không cho rằng bảo tồn là đóng kín và ngược lại không nên hiểu rằng làm du lịch sinh thái chỉ là khai thác tự nhiên đơn thuần Trước hết phải hiểu được những khu vực, những việc được làm và không được làm trong khu bảo tồn để phát triển du lịch sinh thái Ví dụ: Một số quy định bắt buộc phải thực hiện trong khu bảo tồn du lịch sinh thái: Không được xây dựng các công trình phục vụ du lịch trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; có dự án du lịch sinh thái riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoạt động du lịch phải tuân theo các quy định về bảo tồn, phải trả phí

• Du lịch dựa vào thiên nhiên

Du lịch dựa vào thiên nhiên là loại hình du lịch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, với động cơ chínhcủa khách du lịch là quan sát và cảm thụ thiên nhiên Như

Trang 11

vậy, du lịch dựa vào thiên nhiên mang một ý nghĩa rộng bao chùm cả du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác.

Du lịch dựa vào thiên nhiên không mang tính trách nhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng dân cư địa phương

Du lịch dựa vào thiên nhiên có các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm

Du lịch mạo hiểm (theo tổ chức du lịch mạo hiểm tỉnh Quebec Canada): là hoạt dộng thể chất ngoài trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực thiên nhiên nhất định mà nó yêu cầu những phương tiện vận tải khác với truyền thống, có thể là động cơ hay không phải động cơ Những hoạt động này mang tính mạo hiểm mức độ rủi ro thì tùy thuộc vào điều kiện môi trường, bản chất của hoạt động và các phương tiện vận tải được sử dụng

Du lịch mạo hiểm không chú ý đến việc tìm hiểu về thiên nhiên, hệ sinh thái

mà khai thác tài nguyên tự nhiên nhằm mục đích mạo hiểm, chứng tỏ khả năng chinh phục thiên nhiên của con người Còn du lịch sinh thái đi tìm sự thỏa thuận cũng chung sống hài hòa với thiên nhiên

• Du lịch dựa vào văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch rất phổ biến, tập trung mối quan tâm tới một quốc gia hay một vùng đất chủ yếu dưới góc độ văn hóa Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến những nơi có bề dày lịch sử hoặc những nơi có các công trình văn hóa như các viện bảo tàng, nhà hát, Ngoài ra cũng có hình thức đưa khách đến các vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm các nơi ở của những doanh nhân văn hóa,những công trình kiến trúc hay những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương hội họa

Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái đều có mục đích chiêm ngưỡng tìm hiểu, nghiên cứu các nền văn hóa bản địa độc đáo từ đó làm khơi dạy tình yêu và trách nhiệm để bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa do con người sáng tạo ra

• Du lịch công vụ

Du lịch công vụ là loại hình du lịch kết hợp hai mục đích là công việc và đi

du lịch Mục đích của khách du lịch trong du lịch công vụ chỉ là chiêm ngưỡng,

Trang 12

tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, không mang tính trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa bản địa như du lịch sinh thái.

• Quan hệ giữa du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương

Trước hết, ngoài những hấp dẫn về tự nhiên đối với khách du lịch, thì vai trò của cộng đồng địa phương cũng không thể xem nhẹ trong việc thu hút khách với những yếu tố chĩnh về văn hóa xã hội, bao gồm:

Truyền thống địa phương

Lịch sử địa phương và những di sản văn hóa bản địa

Trang phục, phong tục, truyền thống

Trong những yếu tố này, 5 yếu tố đầu có xu hướng được khách du lịch coi là quan hơn Mặc dù khách du lịch sinh thái quan tâm nhiều đến môi trường tự nhiên, song không thể loại trừ mong muốn tham quan, hiểu biết các vấn đề văn hóa – xã hội của cộng đồng địa phương Thêm vào đó, địa phương lại là nơi đáp ứng các nhu cầu của khách như: nơi ăn nghỉ, tiện nghi, các phương tiện giải trí, các dịch vụ cần thiết, và ngay cả nguồn nhân lực phục vụ khách trong đó có cả lòng hiếu kháchv.v

Như vậy, khách du lịch đến địa phương thăm quan, dù là môi trường tự nhiên, thì vẫn có những quan hệ và tác động đến cộng đồng địa phương Đó là những tác động về văn hóa – xã hội – những ảnh hưởng mang đến cho cộng đồng địa phương do kết quả của mối quan hệ qua lại với khách

1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của DLST

Mọi hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện trên

cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và du lịch Kết quả của quá trình khai thác đó

Trang 13

là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.

DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:

Tính đa ngành: tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du

lịch Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch

Tính đa thành phần: biểu hiên ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch,

những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch

Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở những mục đích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,

cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội

Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm

du lịch trong khu vục, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

Tính mùa vụ: biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung ở các cường

độ cao trong năm

Tính chi phí: biểu hiện ở mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch

chứ không phải với mục đích kiếm tiền

Tính xã hội hóa: biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành viên trong xã hội tham

gia ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch

Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:

Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận hơn nữa với

các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với

Trang 14

môi trường, và DLST được coi là chìa khóa nhằm cân bằng giữa các mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường

Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác động giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên và bảo vệ môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính là

những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình Phát triển DLST hướng con người đến những vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng 1.1.4.Những nguyên tắc cơ bản của DLST

DLST hàm chứa những nguyên tắc cơ bản với những nội dung chủ yếu sau đây:

Nguyên tắc 1: Giáo dục nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên,

qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch và các nỗ lực bảo tồn

Nguyên tắc 2: Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh

thái tự nhiện, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, quốc gia

Nguyên tắc 3: Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đông địa phương

Nguyên tắc 4: Du khách được hòa nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn

nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hòa nhập

Nguyên tắc 5: Lượng du khách luôn được điều hòa mức vừa phải để đảm bảo cho

không gian, môi trường không bị quá tải

Trang 15

Nguyên tăc 6: Phát triển DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về

môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường

tự nhiện, không được làm tổn hại đến tài nguyên môi trường

Nguyên tắc 7: Tập chung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và

thúc đẩy sự công nhận giá trị này

Nguyên tắc 8: Khi tổ chức DLST, phải luôn đặt nguyên tắc về môi trường sinh thái

lên hàng đầu Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách DLST chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhân sự hạn chế của

nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân

Nguyên tắc 9: Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hòa cho tất cả các bên liên quan

( lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân

cư, cơ quan bảo tồn, các đơn vị kinh doanh du lịch)

Nguyên tắc 10: DLST phải đem lại cho du khách những kinh nghiệm được hòa

đồng vào tự nhiên làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh xu hướng khai thác quá mức thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăng cường thể trạng của cơ thể

Nguyên tắc 11: Người hướng dẫn và các thành viên tham gia DLST phải có sự

chuẩn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết, nhận thức cao về môi trường sinh thái

Nguyên tắc 12: Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đơn vị

tham gia vào DLST ( chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hang lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi)

1.2. Việc phát triển du lịch tại các vườn quốc gia ở Việt Nam

1.2.1. Khái quát về vườn quốc gia

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vườn quốc gia của các nhà nghiên cứu và quản lý Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đưa ra định nghĩa về VQG như sau:

Một VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:

- ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con người Các loài thực – đông vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí

Trang 16

- ở đó có ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nhanh chóng

sự khai thác hoặc chiếm lĩnh các đặc trưng về sinh thái và cảnh quan

- ở đó cho phếp khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ

- Việc thiết lập vườn quốc gia và các khu bảo tồn nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tạo môi trường du lịch Như vậy VQG là những địa bàn phù hợp cho DLST

+ Khả năng hấp dẫn DLST của VQG

VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâmtrong sử dụng đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp Chúng được coi là nền tảng cho sự phát triển DLST và mang lại lợi ích kinh tế xã hội

Một trong những yếu tố thúc đẩy việc thành lập VQG chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên Do đó, nhiều quốc gia đã thành lập VQG và khu bảo tồn

Yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du lịch bao gồm:

- Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn

- Khả năng đến khu vực tham quan thuận lợi

- Đặc điểm sinh thái tự nhiên: đa dạng, các loài quý hiếm, điển hình, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng ( thường xuyên hay mang tính mùa vụ), sự an toàn khi quan sát

- Các yếu tố hấp dẫn khác như: Bãi biển, sông,hồ nước với các thiết bị giải trí, thác nước hoặc bể bơi, và các loại giải trí khác

- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách

- Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác

- Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác

- Mức độ gần / xa các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của điểm này với du khách, khả năng kết hợp tham quan

Trong xu hướng du lịch hiện nay, khách du lịch sinh thái thường tìm đến những vùng có đặc điểmtự nhiên và văn hóa khác biệt, những khu tự nhiên chưa bị khám phá hoặc mới ở giai đoạn đầu của sự khai thác cho du lịch Vì vậy, một khu

Trang 17

du lịch tự nhiên hay một VQG và cộng đồng địa phương Việc phối hợp không chặt chẽ giữa các bên liên quan sẽ dẫn đến tình trạng phát triển du lịch thiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thể nảy sinh những tác động tiêu cực đến môi trường của khu tự nhiên và dẫn đến việc phá hủy chính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào.

1.2.2. Vai trò của VQG

- Duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớnvà đó

là hệ sinh thái đang hoạt động

-Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ các quần

xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại năng,thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạtđộng của con nggười, giúp phần phục hồi các tài nguyên tái sinh

- Duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công táctuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác

- Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu,mực nước, bảo vệ các tàinguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn,lũ lụt, hạn hán Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu

- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệđược các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc

- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo

- Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dântrong vùng

1.2.3. Việc phát triển du lịch sinh thái tại một số vườn quốc gia tại Việt Nam

Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định Thông thường, vườn quốc gia nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quản lí còn vườn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lý Năm 1966, Việt Nam có vườn quốc gia

đầu tiên là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa,

Hòa Bình Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn

Trang 18

quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền.

Đến tháng 8/2010, cả nước có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long,

Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến

En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi

Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò

Gò-Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo

- Phát triển DLST tại một số Vườn Quốc gia:

* Vườn Quốc gia Cát Tiên

Nói đến du lịch sinh thái thì vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới - là một địa điểm đang được du khách chú

ý Cát Tiên có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, hệ thực vật, động vật, mang đặc trưng miền Đông Nam Bộ Điều mới lạ của Cát Tiên mà không vườn quốc gia nào trong nước có được là du khách có thể trực tiếp ngắm nhìn đời sống hoang dã của các loài thú trong sự tĩnh lặng của đêm rừng huyền ảo Với 12 tuyến

du lịch, thời gian qua Cát Tiên đã đón tiếp mỗi năm trên dưới chục ngàn du khách đến tham quan Du khách có thể dạo bộ trong rừng, hoặc đi xe đạp, ngồi trên ô tô hay du thuyền trên sông Đồng Nai để thưởng lãm cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng với nhiều cảnh rừng hấp dẫn, ngoạn mục Du khách có thể bất ngờ bắt gặp những con thú đang ăn cỏ hoặc các loài chim quý hiếm trên đường đi tìm thức

ăn hoặc tắm nắng trong buổi sớm bình yên Du khách có thể tham dự lễ hội của dân tộc Stiêng, Châu Ma anh em; tham quan di chỉ văn hoá óc eo một thời hưng thịnh

từ thế kỉ II đến thế kỉ III sau công nguyên Đặc biệt, đối với những ai thích cảm giác mạnh, có thể du lịch mạo hiểm nhiều ngày đêm trong rừng Giám đốc Trần Văn Mùi cho biết, ba năm trở lại đây, khách du lịch đến Cát Tiên tăng nhanh Trong hơn 10.000 khách mỗi năm có khoảng 15% khách người nước ngoài

*Vườn Quốc Gia Bến En

Trang 19

Vườn quốc gia Bến EN ( Thanh Hóa) có địa hình, di tích lịch sử văn hóa khá lý tưởng, song hàng năm doanh thu từ du lịch cũng chỉ vài trăm triệu đồng Bến En

có diện tích hơn 16.000 ha, được công nhận là Vườn quốc gia từ năm 1992 Ngoài

1004 loài động vật, 1357 loài thực vật sinh sống trong rừng lim nguyên sinh hàng ngàn năm tuổi, Bến En còn có hồ Sông Mực nằm bên cạnh những vùng đồi núi trập trùng, thơ mộng; có khu Lò Cáo là di tích lịch sử thời chống Pháp; khu hang Ngọc với những quần thể thạch nhũ được hình thành cách đây hàng triệu năm; khu vườn dược liệu quý hiếm (trên 300 loài) ; khu hang dơi và ngôi chùa cổ kính là Phủ Xung và Khe Rồng Theo ông Lê Đức Giang, Giám đốc vườn quốc gia Bến En, thắng cảnh ở đây có phần hài hoà hơn với những vườn quốc gia khác Trước khi vào khu đặc dụng nguyên sinh, du khách có thể tham quan chùa cổ, nằm kề dòng suối trong lành, nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn Sau đó di chuyển lên Hồ Sông Mực ngắm trời mây; rồi đến những hang động, thăm khu di tích lịch sử, văn hoá Hàng năm, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát triển du lịch, nhà nước

đã đầu tư cho vườn hàng tỷ đồng Thế nhưng, số lượt du khách đến Bến En tăng chưa nhiều.Hàng năm, có trên dưới 10.000 lượt du khách (khoảng 20% khách nước ngoài) đến khu bảo tồn này còn qúa ít so với tiềm Tiềm năng phong phú mà thiên nhiên ưu đãi

*Vườn quốc gia Tràm Chim

Nhắc đến du lịch sinh thái ở Việt Nam thời gian qua, không thể không nhắc đến Tràm Chim, một khu rừng đặc hữu đại diện vùng sông nước Nam bộ Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp), được công nhận là vườn quốc gia năm 1999 Với diện tích rộng 5.788 ha, Tràm Chim có nhiều kênh rạch chằng chịt, xen kẽ những cánh đồng lúa trời, cù nèo, cà na, bằng lăng nước, đặc biệt là những khu rừng tràm bát ngát đã tạo cảnh quan sông nước hữu tình, thơ mộng Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 200 loài chim sinh sống, trong đó có những loài quý hiếm như: sếu đầu đỏ, ven sen, cò mỏ quắm, giá đẫy, diệc xám, diệc móc, chim trích ba màu Có những loài cò đã phát triển rất đông đúc như: cò trắng, cò bơ, cò ma, cò ráng Khách du lịch đến Tràm Chim chủ yếu đi xem và theo dõi đời sống của các loài

Trang 20

chim, hoặc đi xuồng ba lá trong những vườn tràm để câu cá, thưởng ngoạn không khí trong lành, yên bình trong dòng kênh rạch hiền hoà Giám đốc vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lũ nhận định, thời gian qua, một phần do lũ lụt làm ảnh hưởng, một phần do hạ tầng cơ sở, đường đi còn khó khăn nên công tác tổ chức du lịch ở Tràm Chim mới chỉ là hình thức thử nghiệm Tuy nhiên, ông Lũ khẳng định, trong tương lai Tràm Chim sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực này

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

2.1 Giới thiệu chung

Được thành lập ngày 7/7/1962, Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên

và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn

Đây là một khu rừng với hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới điển hình, cây cối bốn mùa xanh tốt trong đó có nhiều đại thụ đã sống vài trăm đến hàng ngàn năm tuổi, với chiều cao 45 – 70m Một số cây có bạnh vè hàng chục vòng tay người

ôm không xuể như: cây Đăng cổ thụ cao 45m, đường kính 5m; cây Chò Chỉ cao 70m, đường kính 1,5m; cây Sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 1,5m

Rừng nhiệt đới còn là xứ sở của nhiều loài phong lan quý hiếm với hoa lạ rất thanh tao

Chẳng thua kém thế giới thực vật, hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng

và phong phú Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2.000 dạng côn trùng

Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như: báo gấm, báo lửa, gấu ngựa và nhiều loài được cho là đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ Ở Cúc Phương, có một loài thú linh trưởng rất đẹp,

Trang 21

ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng - một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Cúc Phương là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh giọng hót Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như: gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt, bụng vằn Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm nghiên cứu về chim lý tưởng của các nhà khoa học và những người có

sở thích trong nước và thế giới

Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ Mùa bướm

nở, rừng già như trẻ lại, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ màu phơi bày trên dọc đường đi hoăc bên các dòng sông suối cạn

Thuộc địa hình cat-xtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp như động Sơn Cung, động Vui Xuân, động Phò Mã đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những di chỉ khảo cổ có giá trị, các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những chìa khoá để tìm hiểu lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á, những di cốt này còn lưu giữ ở động Người Xưa, hang Con Mong

Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường

Năm 2000, Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch động vật có xương sống Hoá thạch lộ ra trong đá vôi phân lớp dày, hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa Theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam, đây là hoá thạch của một loài Placodontia (bò sát răng phiến) sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm

và là hoá thạch đầu tiên tìm thấy ở Đông Nam Á

Trang 22

Vườn Quốc gia Cúc Phương ngoài hệ động thực vật phong phú và đa dạng, còn có các công trình nghiên cứu, các thành quả của những dự án bảo tồn Đây thực sự là nguồn tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có giá trị cao về giáo dục ý thức bảo tồn thiên nhiên, môi trường, như Trung tâm du khách, Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng, Vườn thực vật

Vườn quốc gia Cúc Phương là 1 trong 4 đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng

cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa

Lư) Hiện tại tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO

công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới Trong hồ sơ đề cử hang Con Moong thuộc rừng Cúc Phương là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tượng đề cử khác trong bối cảnh tổng thể vườn Cúc Phương

2.2 Tài nguyên du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trên hai dãy núi đá vôi chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Giữa hai dãy núi là vùng đồi thấp tạo nên một thung lũng trải dài trên 20km dọc trung tâm của Vườn

Độ cao trung bình 300 – 400m so với mực nước biển, và giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đỉnh cao nhất là Mây Bạc 650m Từ nơi đây có thể nhìn thấy toàn cảnh rừng Cúc Phương, các cánh đồng lúa của hai huyện Hoang Long và Gia Viễn, và cả thắng cảnh “ Vịnh Hạ Long trên cạn”

Dưới lòng đất của Cúc Phương là địa hình Cactơ (Karst) chứa nhiều hang động

mà trên mặt đất có nhiều lỗ hút lớn nhỏ thu gom nước trong rừng sau những trận mưa Vì vậy trong Vươn Quốc gia Cúc Phương có nhiều con suối cạn Dòng suối chỉ có nước tạm thời vài giờ sau cơn mưa hoặc một đến hai ngày nếu mưa to và kéo dài Nguồn nước ấy luồn lách qua các hang động ngầm sâu dưới đất rồi lại tuôn ra ngoài qua các vó nước Một vài nơi nước tuôn ra có nhiệt độ tới 37ºC như vó nước

Trang 23

Đồng Chạo Phía Đông Nam của Vườn có đập giữ nước tạo nên hồ Yên Quang góp phần cải thiện môi trường và phục vụ nông nghiệp, cũng là nơi hấp dẫn khách tham quan.

Khí hậu Cúc Phương phân thành hai mùa rõ rệt:

Mùa khô: bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 Nhiệt độ trung bình 15ºC. Lượng mưa 224mm chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm

Muà mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Nhiệt độ trung bình 23ºC. Lượng mưa 1923mm, chiếm tới 89% lượng mưa cả năm

Dòng song Bưởi chảy ngang qua phần Tây Bắc của Vườn, mem theo đường ranh giới Tây Nam chừng 4 - 5km rồi theo hướng Nam đổ vào địa phận Thanh Hóa

A.Thảm thực vật và Hệ thực vật

Vườn Quốc gia Cúc Phương có tới 20.473 ha rừng che phủ trong tổng diện tích 22.200 ha, chiếm 92,2% Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh chia thành ba loại

1.Rừng ở thung lũng và chân núi, chia thành 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ quyết

1a Tâng vượt tán gồm những cây to cao đến 40 – 50m phân bố cách quãng

không đều: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Gội nếp (Aglaia gigantea) , Chò đãi

(Annamocarya chinensis ), Vù hương (Cinnamomun balansae ) là những cây

thường xanh Chò xanh (Terminalia myriocarpa) , Đăng (Tetrameles nudiflora) là

những loài cây rụng lá

1b Tầng ưu thế sinh thái Cây phân bố tương đối đồng đều tạo nên tán chính

của rừng Tầng này phần lớn là cây gỗ cao 20 – 35m: Sâng (Pometia pinnata) , Cà

lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis) , Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Re

(Cinnamomum sp) các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae).

Trang 24

1c Tầng dưới tán cũng gồm các loài cây gỗ cao 10 – 20m, hầu hết là cây

thường xanh và phân bố không đều: Ngát (Gironniera subaequalis) , Thích ( Acer

decandrun) , Vàng anh ( Saraca dives) , Bời lời (Litsea amara) , Sang máu (Horflieldia prainii) , Vạng trứng ( Endospernum chinense).

1d Tầng cây bụi gồm các loài cây thuộc các họ: Na (Annonaceae) , Chè

(Theaceae), Gai (Urticaceae) và Thầu dầu ( Euphor biaceae) cao khoảng 8m.

1e Tầng cỏ quyết có thành phần loài rất phức tạp gồm đủ đại diện từ ngành

Rêu (Bryophyta) đến các ngành thực vật có hạt ( Pinophyta và Magnoliophyta ) bao

phủ

2.Rừng trên sườn núi chỉ gồm ba tầng

2a Tầng vượt tán gồm các cây gỗ lớn cao 15 – 30m chủ yếu như: Vôi cui

lớn ( Heritiera macrophylla) , Lòng mang ( Pterospermun sp) , Lát hoa (Chukrasia

tabularis ), Trường mật (Paviesia annamensis ) , Mun ( Diospyros mun )

2b Tầng tán gồm các cây cao 10 – 15m tỏa tán đều liên tục như các loài: Mạy

tèo (Dimerocarpus brenieri ) , Teo nông ( Teonongia tonkinensis ) Các loài thuộc

họ Na (Annonaceae) , họ Thị ( Ebenaceae ) Một số loài thuộc lớp một lá mầm như: Búng bang ( Arenga pinnata ), Cọ Bắc Sơn ( Caryota bacsonensis ).

2c Tầng dưới tán gồm các cây bụi nhỏ hoặc cây thảo thuộc các họ Ô rô

(Acanthaceae ) , Gai (Urticaceae ) , Cà phê ( Rubiaceae ) và vài loài lá han (Laportea sp ).

3.Rừng trên đỉnh núi thường có cây nhỏ và thấp chia thành hai tầng:

3a Tầng trên gồm những cây gỗ nhỏ và cây bụi: Hồi núi ( Illicium griffithii ) , Sồi ( Quercus sp ), Chân chim ( Scheffela pes - avis ), Huyết giác ( Dracaena

cambodiana) , ( Pleomele cochinchinensis ).

3b Tầng dưới có các loài thuộc các họ và họ phụ: Tre ( Bambusodeaen ), Lan

( Orchidaceae ) và Gai ( Urticaceae)

Trang 25

Những hiện tượng sinh thái tiêu biểu của rừng mưa nhiệt đới đều gặp ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, như dây leo thân gỗ có tới trên 20 loài thuộc 10 họ Đặc biệt

là loài Bàm bàm có đường kính trên 20cm dài tới 70 – 80m vắt vẻo qua các ngọn cây gỗ, đôi chỗ chùng thong xuống như chiếc võng tự nhiên Hiện tượng phụ sinh

khá phổ biến gồm các loài thuộc họ Lan(Orchidaceae) , và các loài dương sỉ Đặc biệt là hiện tượng phụ sinh thắt nghẹt, đó là các loài thuộc chi Đa( Ficus) , Chân chim ( Schefflera )…Hiện tượng ký sinh cũng rất phong phú như họ Tầm gửi

(Loranthaceae ) trên nhiều tán cây, các loài thuộc chi Dó đất ( Balanophora ) ký

sinh trên rễ Mạy tèo ( Dimerocarpus duperreanum ) , Huyết dụ ( ordyline

terminnalin) … Hiện tượng bạnh vè như cây Sấu cổ thụ (Dracontomelum duperreanum ) cao hơn 8m trải xa tới 10 – 15m, bạnh vè cây Đăng cũng cao 5m.

Hệ thực vật Cúc Phương là nơi hội tụ của ba luồng di cư:

Luồng thực vật nhiệt đới nóng ẩm mang các yếu tố Mã La – Inđônêxia Luồng này có chung tâm phát sinh từ Sarawark, Borneo ( Thái Văn Trừng, 1972) di cư vào

Việt Nam từ kỷ Đệ Tam gồm các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae): Chò chỉ

( Parashorea chinensis) , Táu nước (Vatica subglabra) chiếm 0,16% toàn bộ

Luồng thực vật Tây Bắc mang yếu tố ôn đới từ Vân Nam, Quý Châu và vành đai ôn đới chân núi Hymalaya Đó là các loài cây rụng lá mùa đông thuộc các họ

Dẻ ( Fagaceae ), Thích (Aceraceae), Nhài ( Oleaceae ), Du ( Ulmaceae), Kẹn

(Hippocastsnaceae) và loài Bảy lá một hoa ( Paris polyphylla) ( Dương Hữu Thời,

1961); một loài thuộc chi Carex họ Cyperaceae (J.Kornas); Hòa hương núi

( Platycarya strobilacea ) ( Thạch Bích)

Luồng thực vật Tây – Tây Nam mang các yếu tố Ấn Độ - Mã Lai từ các vùng

khô hạn ở Ấn Độ và Mianma Đó là các loài trong họ Bàng ( Combretaceae ) : Chò xanh ( Terminalia myriocarpa ) , Chò nhai ( Anogeissus tonkinensis ) và một

số loài thuộc họ chi Combretum , họ Bàng lăng (Luthraceae) : Bàng lăng

(Lagerstroemia corniculata ) ; họ Gạo ( Bombacaeae) : Gạo (Gossampinus

Trang 26

bombax ); họ Bồ hòn ( Sapindaceae ): Bồ hòn ( Sapinndus mukorosii ) Những

cây này thường rụng lá vào mùa khô

Thành phần loài thực vật Cúc Phương rất phong phú Tổng số loài đã biết ở đây lên tới 1944 loài thuộc 908 chi của 229 họ thuộc các ngành: Rêu, Quyết lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

Hệ thực vật Cúc Phương có số loài chiếm 24,6%, số chi 43,6%, số họ 68,9% tổng số loài, chi, họ của Việt Nam

Ngành thực vật Hạt kín có số lượng loài và số lượng cá thể đáng kế Các loài của các lớp phụ trên thế giới đều thấy có mặt ở rừng Cúc Phương Cúc Phương có

63 bộ trongg 89 bộ, chiếm 70,78%; 164 họ trong 433 họ chiếm 37,9% của hệ thực vật thế giới

Quyết thân gỗ ( Cyathea podophylla và Cyathea contaminans ) có ý nghĩa trong tiến hóa luận Kim giao ( Podocarous fleuryi ) thuộc ngành thực vật Hạt trần

là loài còn sót lại từ kỷ Đệ Tam Các loài cây này đều thấy ở rừng Cúc Phương

Có năm loài và thứ mới được phát hiện ở Cúc Phương là:

1. Lê ( Brassaiopsis cucphuongensis ) thuộc họ Ngũ gia bì ( Araliaceae ), là loài

mới trên thế giớ đồng thời là một loài trong một chi mới của Đông Dương

2. Chân chim leo ( Scheffera globulifera) cũng thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae ),

là loài phụ sinh thái thắt nghẹt

3. Dẻ đấu đều ( Castanopsis symetricupulata ) là loài cây gỗ, vỏ chứa nhiều tanin

4. Mang cát hay Mang sạn ( Heritiera cucphuongensis ) thuộc họ Trôm

(Sterculiaceae )

5. Đậu bẹ ( Alysicarpus vaginalis ) thuộc họ Đậu ( Fabaceae)

Rừng Cúc Phương còn có một hệ thực vật bản địa Á nhiệt đới Đệ tam Bắc Việt

Nam – Nam Trung Hoa, phong phú gồm các loài trong họ Dẻ ( Fagaceae ) , Đậu

( Fabaceae ) , Thị (Ebenaceae ) , Na ( Annonaceae ) , Trôm ( Sterculiaceae ) ,

Trang 27

Xoan ( Meliaceae ) , Bồ hòn (Sapindaceae ), Xoài ( Anacardiaceae )… và những

dives ) , Gội ( Amoora gigantea ) …

Sự phong phú của những loài này chứng tỏ khí hậu ở đây mang cả tính

Á nhiệt đới và hệ thực vật Cúc Phương còn mang nhiều tính cổ sơ, nguyên thủy Nhiều loài, họ, bộ có mặt từ gốc đến ngọn trong “ Cây chủng loại phát sinh” của thực vật hạt kín

Trong Vườn Quốc gia Cúc Phương có nhiều cây cổ thụ khổng lồ:

1. Chò chỉ ( Parashorea chinensis ) có đường kính 2,4m cao trên 70m

2. Chò ngàn năm ( Terminalia myriocarpa) chu vi gốc 25m, cao trên 45m

3. Đăng ( Tetraneles nudiflora ) đường kính 2,5m , cao trên 45m

4. Vù hương ( Cinnamonum balansae ) đường kính 2,5m , cao trên 45m

5. Cây Sấu ( Dracontomelum duperreanum ) đường kính trên 1,5m, cao trên 40m

B. Hệ động vật

Khu hệ động vật hoang dã Cúc Phương rất phong phú với 71 loài thú, hơn

319 loài chim, 33 loài bò sát với 16 loài lưỡng cư

Có trên 50 loài thú có kích thước lớn và trung bình Nhiều loài thú quý hiếm

có ở đây như Báo gấm ( Neofelis nebulosa ) , Beo (Felis temminck) nhưng khó gặp

Trang 28

vì chúng sống trong rừng sâu rậm rạp Gấu ngựa ( Selenarctos thibetanus) , Vượn đen ( Hylobates concolor ) , Voọc quần đùi trắng (Trachipythecus francoisi

delacouri) là dạng đặc hữu và là biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương,

Voọc xám (Trachipythecus phrayrei), Cu li lùn (Nycticebus pygmaeus) , Tê tê

(Manis pentadactyla ) là những loài có tròn Sách Đỏ Việt Nam có thể gặp ở Vườn

Quốc gia Cúc Phương Nhưng để quan sát được chúng phải có thời gian và đi sâu vào rừng nhiều ngày Các loài Cầy, Chồn, Sóc, Dơi thì sẽ gặp hơn Đặc biệt Cúc

Phương có hai loài Sóc bay: Sóc bay lớn (Petaurista petaurista) và Sóc bay lông tai ( Belomys pearsoni ) chúng sinh hoạt về đêm gần khu trung tâm Bống Một loài Sóc bụng đỏ đặc hữu của Cúc Phương là (Callosiurus erythraeus

cucphuongensis ) Hai loài Dơi: Dơi lá rút ( Rhinolophus rouxi ) và Dơi đốm hoa (Scotomanes ornatus ) lần đầu tiên gặp ở Việt Nam là ở Cúc Phương.

Cúc Phương là nơi sống lý tưởng của các loài chim do địa hình đa dạng, thức

ăn như Sẻ (Passer montanus) , Di (Lonchura striata và Lonchura punctulata) đến các loài chim màu sắc sặc sỡ như Phường chèo (Pericrocotus flammeus) , các loài chim bói cá: Bồng chanh (Alcedo atthis) , Sả đầu nâu (Halcyon smynensi ) , các loài Cu rốc, Gõ kiến… Nhiều loài chim có giọng hót hay: Họa mi (Garrulax

canorus) , Khướu (Garrulax chinensis) , Bách thanh ( Lanius schach) … Đặc biệt

Bộ Gà có bốn loài thì ba loài là chim quý hiếm được bảo vệ: Công (Pavo

muticus) ,Gà tiền ( Polyplectron bicalcaratum ) , Gà lôi trắng (Lophura nycthemera ) Các loài chim quý khác như: Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cao

cát (Anthracoceros malabaricus).

Có tới 17 loài rắn sống trong rừng Cúc Phương trong đó nhiều loài rắn độc:

Hổ chúa ( Naja hannah) , Hổ mang ( Naja naja ), Cạp nong ( Bungarus fasciatus) , Cạp nia (Bungarus candidus ) , Rắn lục ( Trimeresurus mucroaquamatus )… 13 loài Thằn lằn và 3 loài Rùa Đặc biệt là loài Thằn lằn bay ( Draco sp ) Có thể dễ

thấy nếu chú ý quan sát cây hai bên đường gần cổng Vườn

Trang 29

Về cá tuy chưa được nghiên cứu kỹ khu hệ cá song Bưởi và hồ Yên Quang, nhưng ở đây cũng đã ghi nhận một loài đặc hữu Cúc Phương là cá Niết hang

(Silurus cucphuongensis ) thuộc họ cá Nheo ( Siluridae )

Thế giới côn trùng Cúc Phương lại càng phong phú hơn Đã biết tới 1800 loài thuộc 200 họ, 30 bộ Có nhiều loài lạ như Bọ que với cơ thể và chân như những chiếc que Chúng có màu xanh lá cây hay màu nâu đất như thân hoặc cành cây Chỉ có thể nhận ra khi chúng cử động Về mùa hè có thể thấy nhiều đàn bướm màu sắc sặc sỡ trên dọc đường đi hay bên các dòng suối cạn

C. Hang động

Rừng Cúc Phương rậm rạp mọc trên địa hình Cactơ ( Karst) với nhiều hang động: hang Đắng,hang Con Moong, hang Lai, động Trăng khuyết, động Phò mã, động Vui xuân, động Thủy tiên, động Chùa… Mỗi hang động đều có dáng vẻ riêng

và là những cảnh quan kỳ thú được tạo nên bởi bàn tay của tạo hóa

Hang Đắng ( theo tiếng địa phương là hang Dơi) trên núi đá vôi, nằm sát đường đi từ trụ sở chính của Vườn vào khu trung tâm Bống Hang này còn được gọi là động Người Xưa Cửa hang cao 3m rộng 4m hướng về phía Tây Nam trên

độ cao 45m Ở đây đã phát hiện được 3 ngôi mộ cổ, nhiều xương người cổ, các hiện vật bằng đá, đồ gốm, xương thú, vỏ sò,ốc, trùng trục… Theo kết quả khảo sát thì có lẽ người tiền sử đã sống ở đây khoảng 7500 năm trước – thuộc nền văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn Qua một ngách hẹp có thể đi sâu vào phần hang bên trong, trên trần có nhiều nhũ thạch rủ xuống Khi dùng tay vỗ vào, các nhũ thạch rỗng ruột phát ra những âm thanh trầm đục vang vọng Trên nền hang có nhiều măng

đá Phần ngoài của hang rộng 8,5m sâu vào bên trong 6,5m

Hang Con moong ( theo tiếng địa phương là hang con thú ) có tên này

vì trên đỉnh hang có mỏm đá nhô ra như hình con thú Hang hình bán nguyệt,

Trang 30

có hai của thông nhau mở hướng Đông Nam và hướng Tây Nam Cửa Tây Nam cao 6m rộng 5m rất thoáng Gần hang là một dòng suối lớn có nước quanh năm Ở đây đã tìm thấy 4 ngôi mộ với nhiều công cụ đẽo gọt bằng đá Trong đó 3 ngôi và các công cụ được xếp vào nền văn hóa Sơn vi cách đây 12.500 – 10.500 năm Ngôi mộ còn lại và các công cụ kèm theo được xếp vào dấu tích văn hóa Hòa Bình sớm hay Hòa Bình điển hình vào khoảng 10.500 – 8.500 năm.

2.2.2 Tài nguyên nhân văn

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trên phạm vi 15 xã thuộc các huyện : Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Thạch Thành , tỉnh Thanh Hóa, Yên Thủy và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Dân cư sống lâu đời ở đây là dân tộc Mường trong các bản làng với những ngôi nhà sàn thấp thoáng bên sườn đồi Khi gặp khách lạ, họ có vẻ bỡ ngỡ, nhưng chỉ sau vài câu trao đổi là có thể bắt chuyện vui vẻ Khách được mời lên nhà sàn.Chủ và khách ngồi xếp chân bằng tròn trên sàn bên ấm nước chè xanh nóng và ống điếu cày thuốc lào bên cạnh bếp lửa được quay vuông bằng bốn cây gỗ, đặt ở giữa nhà Bếp lửa được giữ quanh năm Phía trên bếp có một khung vuông đan bằng tre thưa, trên đó đặt đủ thứ: măng tre, nấm hương, mộc nhĩ, các đồ đan lát bằng tre nứa được hun khói lâu ngày để tăng độ bền chắc Ngồi đây có thể nhìn thấy dòng nước trong vắt theo máng bương, luồng đổ vào một vại sành lớn đặt trên sàn Máng nước kéo dài xa tít và hơi dốc lên tận trong rừng

Tìm hiểu về văn hóa và sinh hoạt của đồng bào Mường sống ở đây là điều rất mới lạ và lý thú đối với khách tham quan Nếu bạn đến đúng dịp lễ hội thì sẽ được thưởng thức những bản âm hưởng cồng chiêng du dương lên bổng, xuống trầm ngân nga gội nhớ về cội nguồn xa xưa, được nghe những làn điệu giao duyên ân

ái, mượt mà sâu lắng đi vào lòng người Vào dịp này những cô gái Mường với nét mặt e thẹn, trên đầu quấn khăn thêu màu sắc sặc sỡ với chiếc áo vạt cao bó chẽn

Trang 31

sát người, một chiếc khăn thắt ngang hông và chiếc váy dài gấu thêu Những chàng trai cũng trong bộ quần áo dân tộc mầu chàm – màu của núi rừng Khách và chủ đều vui và thân mật cùng thưởng thức hương vị từ chóe rượu cần – một sản phẩm độc đáo tự sản xuất đã được chuẩn bị từ trước lễ hội hàng tháng.

Dòng sông Bưởi thấp thoáng những bè mảng bằng luồng, nứa là phương tiện giao thông đi lại của đồng bào địa phương Trên dòng sông này người ta đặt nhiều cọn nước Đó là những bánh xe tròn có đường kính 7 – 8m được chế tạo từ những nguyên liệu sẵn có trong rừng như gỗ, luồng, tre, nứa, song, mây và những sợi dây rừng bền chắc Bánh xe nước quay đều đặn suốt ngày đêm nhờ dòng chảy, đưa các ống nước lên cao rồi đổ vào máng đưa đi tưới cho đồng ruộng hay đổ vào các chày giã gạo hoặc đua về các thôn bản lấy nước sinh hoạt

Những gì đã gặp, đã thấy nơi đây chắc chắn sẽ để lại cho nhiều du khách những kỷ niệm khó quên

2.2.3 Khả năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương có diện tích 22.200 ha nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình Cách quốc lộ 1A khoảng 45km, và cách thành phố Ninh Bình khoảng 20km xuôi theo đường quốc lộ 1A, khách du lịch hoàn toàn có thể thực hiện tour du lịch thăm quan khá thuận lợi vào tất cả các ngày trong năm Vườn còn nằm khá gần các khu du lịch nổi tiếng trong tỉnh như Tràng

An, Bái Đính… Các điểm du lịch này có lợi thế là nằm gần trục quốc lộ 1A nên có thể kết nối với nhau tạo thành một tour du lịch sinh thái văn hóa độc đáo, hấp dẫn Rừng với hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới điển hình, cây cối bốn mùa xanh tốt trong đó có nhiều đại thụ đã sống vài trăm đến hàng ngàn năm tuổi, với chiều cao

45 – 70m Thành phần loài thực vật Cúc Phương rất phong phú Tổng số loài đã biết ở đây lên tới 1944 loài thuộc 908 chi của 229 họ thuộc các ngành: Rêu, Quyết

lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín Hệ thực vật Cúc

Trang 32

Phương có số loài chiếm 24,6%, số chi 43,6%, số họ 68,9% tổng số loài, chi, họ của Việt Nam Ngành thực vật Hạt kín có số lượng loài và số lượng cá thể đáng kế Các loài của các lớp phụ trên thế giới đều thấy có mặt ở rừng Cúc Phương Cúc Phương có 63 bộ trongg 89 bộ, chiếm 70,78%; 164 họ trong 433 họ chiếm 37,9% của hệ thực vật thế giới Khu hệ động vật hoang dã Cúc Phương rất phong phú với

71 loài thú, hơn 319 loài chim, 33 loài bò sát với 16 loài lưỡng cư Rừng Cúc Phương rậm rạp mọc trên địa hình Cactơ ( Karst) với nhiều hang động: hang Đắng,hang Con Moong, hang Lai, động Trăng khuyết, động Phò mã, động Vui xuân, động Thủy tiên, động Chùa… Mỗi hang động đều có dáng vẻ riêng và là những cảnh quan kỳ thú được tạo nên bởi bàn tay của tạo hóa Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những di chỉ khảo cổ có giá trị, các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những chìa khoá để tìm hiểu lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á, những di cốt này còn lưu giữ ở động Người Xưa, hang Con Mong

Ngoài sự giàu có về tài nguyên du lịch tự nhiên, Vườn còn rất còn rất cuốn hút với tài nguyên du lịch nhân văn Đó là những nét đẹp trong tập quán sinh sống của người Mường

Hệ thống giao thông đường bộ đến Vườn quốc gia Cúc Phương tuy còn nhiều điểm yếu nhưng nhìn chung tương đối thuận lợi Hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện Nho Quan nói chung, vùng đệm Vườn quốc gia nói riêng khá hoàn chỉnh Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia

Trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố hấp dẫn và điều kiện phát triển như trên đã và

đang tạo nên những lợi thế trong phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương Trongtương lai, việc khai thác các yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội

để phục vụ phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại lợi

Trang 33

ích rất lớn cho Cúc Phương không những về mặt bảo tồn môi trường tài nguyên

mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cư dân vùng đệm

2.2.4 Các loại hình tổ chức du lịch ở Vườn quốc gia Cúc Phương

• Du lịch tham quan

Đến với VQG Cúc Phương du khách đến tham quan 1 số tuyến điểm:

Du khách tham quan các trung tâm bảo tồn

Vườn thực vật Cúc Phương: nơi đây là khu vực được xây dựng nhằm sưu tập gây trồng các loài cây quý hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và thế giới Đây là

1 trong ba vườn thực vật tầm cỡ của thế giới theo danh sách được công bố 1997 Tuyến đường thăm vườn dễ dàng, với quãng đường đi bộ là 3km

Trung tâm du khách Cúc Phương: được xây dựng do tổ chức AusAid và FFI tài trợ và đây cũng là trung tâm giáo dục du khách đầu tiên được thành lập ở Đông Dương Đây là điểm tham quan và cũng là nơi làm thủ tục cần thiết khi vào thăm rừng

Tham quan các hang động tiền sử: Động người xưa, Hang Con Moong, động Trăng Khuyết, Động Sơn Cung, Động Phò Mã, Động Thủy tiên

Du khách tham quan các cây cổ thụ đặc trưng : cây đăng cổ thụ, cây chò ngàn năm, cây xấu cổ thụ

Khu cổng Vườn: Cho thuê các trang thiết bị phục vụ đi rừng, xe đạp địa hình, phòng họp từ 40 chỗ ngồi đến 200 chỗ ngồi, thuê phương tiện vận chuyển, giặt là.Các phòng nghỉ hiện đại, tiện nghi: Vệ sinh khép kín, điều hoà, ti vi/quạt

Nhà sàn: Công trình phụ chung, nước nóng, quạt

Căn hộ riêng biệt: Vệ sinh khép kín, điều hoà, ti vi, nước nóng

Khu hồ Mạc: Lửa trại, biểu diễn văn nghệ dân tộc, bida, câu cá, trò chơi dân gian, phòng họp với sức chứa 200 – 300 chỗ ngồi Cách cổng Vườn 1,5km

Trang 34

Căn hộ riêng biệt: Phòng nghỉ sang trọng, hiện đại, ti vi, nước nóng, điều hoà, cảnh quan đẹp

Nhà sàn tập thể: Nhà sàn truyền thống, dành cho các đoàn học sinh, sinh viên, đoàn đông người

Khu Trung tâm

Căn hộ riêng biệt: phòng tiện nghi, nước nóng, điều hoà

Nhà sàn: Phòng nghỉ đơn giản, công trình phụ chung

Nhà hai tầng: Phòng nghỉ đơn giản, 04 giường đơn

Nhà sàn tập thể: Dành cho những đoàn đông người

• Du lịch cộng đồng

Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân Với một hoặc hai đêm nghỉ tại bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ công tác bảo tồn.Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mến khách sẽ mang lại cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa bản địa

Du khách còn thưởng thức các điệu múa, những bài hát truyền thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao, những chàng trai, cô gái Mường trong trang phục truyền thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du khách một đêm rừng đầy thú vị Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc vùng núi nói chung và văn hóa dân tộc Mường nói riêng

• Du lịch khám phá

Đạp xe trong rừng: Một trong những khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe trong rừng Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương.( du khách có thể thuê xe đạp địa hình tại phòng lễ tân )

Leo núi ngắm nhìn toàn cảnh Cúc Phương:

Đi bộ trong rừng nguyên sinh: Cúc Phương đã xây dựng nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho

Trang 35

mình những tuyến phù hợp, một số tuyến đi bộ du khách có thể tự khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên, chắc chắn chuyến đi của

du khách sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm

• Du lịch nghiên cứu khoa học

Hiện tại Cúc Phương đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả

từ sự hợp tác nghiên cứu giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế (ICBG), thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

3.1 Thực trạng hoạt động

3.1.1 Các đơn vị tổ chức du lịch

Vườn quốc gia Cúc phương có 3 nhiệm vụ chính là: bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, và du lịch sinh thái Để đảm bảo tốt cho ba nhiệm vụ trên thì cần sự góp sức không chỉ của ban quản lý rừng , các tổ chức quốc tế mà còn phải

có cả chính quyền địa phương, người dân và các công ty kinh doanh du lịch

*Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương nơi có tài nguyên về DLST ngoài những nhiệm vụ về quản lý hành chính đất đai ở địa phương đó thì còn phải có trách nhiệm quản lý tài nguyên thuộc địa phận này Địa phương đưa ra những chính sách về quy hoạc và phát triển cho du lịch địa phương mà không ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sinh học của rừng Cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động du lịch trên là sở du lịch Chính quyền địa phương có vai trò rất lớn trong việc phát triển, định hướng cho DLST tại bất kì khu vực nói chung và rừng cúc phương nói riêng Đồng thời có sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế và ban quản lý

Trang 36

rừng, chính quyền địa phương ở đây là tỉnh Ninh Bình và trực tiếp hơn nữa là các

xã ( Cúc Phương, Yên Nghiệp, Thạch Lâm ) là những cơ quan trực tiếp quản lí và ban hành các chính sách, cấp vốn và các quy định của nhà nước trong việc bảo tồn

và phát triển DLST tại rừng Cúc Phương

Tuy nhiên vai trò chủ yếu của chính quyền địa phương tại đây là bảo tồn động thực vật quý hiếm do vậy dù mục đích phát triển DLST là rất tốt nhưng nó cũng nằm trong mức kiểm soát nhất định Chính vì vậy chính quyền địa phương tại tỉnh Ninh Bình có quyền quyết định các phương thức phát triển DLST tại rừng Cúc Phương phù hợp với việc bảo tồn và phát triển kinh tế cho tỉnh và địa phương Chính vai trò quan trọng như vậy nên trách nhiệm của tỉnh Ninh Bình trong việc kiểm soát các hoạt động DLST là rất to lớn và cần thiết đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương 3 xã Cúc Phương, Yên Nghiệp, Thạch Lâm với tỉnh Ninh Bình cũng như với các tổ chức quốc tế về bảo tồn và phát triển DLST tại đây ( vì ba xã đều nằm trong khu vực vườn quốc gia nên việc kiểm soát

và bảo vệ rất là thuận tiện )

Ban quản lý rừng là một tổ chức bộ máy có 3 đơn vị trực thuộc và 3 phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc; giám đốc có một giám đốc và 2 giám đốc Đội ngũ cán bộ nhân viên đã được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ( công đoàn, phụ nữ, thanh niên ) cùng phối hợp hoạt động Lực lượng kiểm lâm được trang bị tốt về cả vật chất kỹ thuật lẫn đời sống sinh hoạt Thời gian qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với chi cục kiểm lâm triển khai có hiệu quả chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc ( chương trình 327), chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ( chương trình 661) trên địa bàn, nâng độ che phủ từ 16% năm 80 lên 23% hiện nay Ngoài ra còn phổ biến chế độ chính sách pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao ý thức người dân về rừng và bảo vệ rừng, chấm dứt được tình trạng phá rừng tự nhiên trên núi đá kéo dài nhiều năm, đặc biệt

là vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương Không để sảy ra các vụ khai thác rừng phá rừng , cháy rừng lớn tạo ra điểm nóng, phối hợp với lực lượng kiểm lâm kiểm

Trang 37

tra, kiểm soát việc vận chuyển lâm sản qua địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao Giai đoạn 1999-2000, bình quân mỗi năm tịch thu 10 tấn động vật hoang dã , hàng nghìn m3 gỗ, trong đó có nhiều loại quý hiếm thu nộp ngân sáchmỗi năm 3 tỉ đồng( năm 2006 chi cục đã nộp cho ngân sách 2 tỉ đồng) bảo vệ rừng đạt kết quả cao đó chính là kết quả của sự phối hợp, liên kết giữa chính quyền địa phương với ban quản lý rừng.

* Các tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế cũng góp phần rất quan trọng trong việc giúp tỉnh bảo tồn các loài động vật quý hiếm cũng như tạo nền tảng ơphát triển DLST tại địa phương Họ là các tổ chức xuyên quốc gia với mục đích là bảo tồn hệ động thực vật quý hiếm, các di sản văn hóa thế giới; rừng Cúc Phương cũng là nơi tập trung khá nhiều các tổ chức phi chính phủ Các tổ chức quốc tế có những điều kiện về khoa học, kỹ thuật, vốn nên họ có khả năng tài trợ cho vườn trong việc bảo tồn động thực vật cũng như những di sản văn hóa nhằm giúp phát triển DLST

Họ là những tổ chức phi chính phủ do vậy hoạt động của họ không mang tính lợi ích cá nhân nên họ rất được thế giới coi trọng và tin tưởng Tuy nhiên họ cũng chỉ có những quyền hạn nhất định đối với nơi họ tài trợ Hoạt đọng của các tổ chức này tuy độc lập nhưng họ cũng phải tuân thủ luật pháp của địa phương đó Nói tóm lại họ chỉ được giúp đỡ về vốn, nhận thức, khoa học kỹ thuật để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển DLST của địa phương

Vườn quốc gia Cúc Phương có đa dạng sinh học cao và phong phú đã thu hút không chỉ một lượng lớn khách du lịch mà còn có các nhà nghiên cứu khoa học đến từ nhiều nước và từ nhiều tổ chức quốc tế Hiện đã có 5 dự án hợp tác quốc tế

đã được triển khai và thực hiện tốt:

- Dự án tăng cường vườn quốc gia của tổ chức IUCN với số tiền tài trợ là là 131.000 USD là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự hợp tác quốc tế ở vườn

- Dự án chương trình bảo tồn vườn quốc gia hợp tác với hội bảo vệ động thực vật Frank Furt với nguồn ngân quỹ quyên góp 400.000 USD đã bổ sung đáng kể

Trang 38

phương tiện hoạt động cho lực lượng kiểm lâm và thiết bị nghiên cứu khoa học Đặc biệt dự án này đã xây dựng được một trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm với lực lượng lài nuôi nhốt lớn nhất trên thế giới gây xôn xao trong giới khoa học trong và ngoài nước.

- Dự án bảo tồn Cúc Phương hợp tác với tổ chức động thực vật thế giới ( FFI) với số tiền là 412.120 USD đã giúp vườn cơ bản điều tra về văn hóa, dân sinh, kinh tế vùng đệm Đặc biệt là đã qua xây dựng được một chương trình giáo dục bảo tồn rộng khắp ở các trường học quanh vườn Dự án này còn phối hợp với vườn điều tra nghiên cứu bước đầu về một số loài động vật lưỡng cư, bò sát,

- Dự án bảo tồn đa dạng sinh học với nguồn tài trợ kinh phí của quyã bảo vệ động vật thế giới Dự án đã xây dựng được một trung tâm đào tạo da dạng sinh học khang trang Đây là một đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, nó đã làm thay đổi gần hẳn cách nghĩ cách làm ở

cơ sở theo chiều hướng tiến bộ hòa nhập với thế giới

- Vườn còn hợp tác với trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia – trường đại học Illinois ở Chicago nghiên cứu về tiềm năng cây dược liệu quý vườn quốc gia Cúc Phương, phương hướng sử dụng và bảo tồn nó Dự án này có ý nghĩa quan trọng đối với nền y học và sức khỏe con người

Thông qua các dự án trên đã giải quyết được nhiều vấn đề mang tính chất chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển rừng độ ngũ cán bộ của vườn theo đó cúng lớn mạnh cả về soó lượng và chất lượng Đồng thời kinh phí tài trợ của dự án này lên đến trên một triệu đô la Đây là một lượng tiền không nhỏ đối với một vườn quốc gia trong việc bổ sung cơ sở hạ tầng và trang thiết bị công tác

Có thể nói trong mười năm đổi mới vừa qua sự nghiệp nghiên cứu khoa học nước nhà nói chung Đồng thời các dự án trên có tính giáo dục cộng đồng rất cao, các

dự án này đã đến được với người dân, giúp cho họ có những nhận thức đúng đắn

về việc bảo vệ rừng Có được thành quả đó chính là sự hoạt động rất có hiệu quả

Trang 39

của các dự án nghiên cứu khoa học của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Cúc Phương.

* Các công ty du lịch ( hệ thống nhà hàng, khách sạn)

Các nhà kinh doanh du lịch là một trong những mắt xích không thể thiếu trong

hệ thống kinh doanh các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Một địa phương muốn phát triển du lịch sinh thái ngoài những ưu thế về đa dạng sinh học thì cần phải có những dịch vụ du lịch đi kèm với chất lượng tốt Quan hệ giữa các mắt xích trong hệ thống luôn là quan hệ đôi bên cùng có lợi

Các công ty du lịch đã đóng góp một phần quan trọng trong việc quảng bá du lịch địa phương, tiếp thị hành ảnh du lịch đồng nghĩa với việc quảng bá cho thương hiệu công ty Họ cung cấp cho khách du khách những thông tin đầy đủ nhất về địa điểm tham quan bằng tờ rơi, hội thảo và những kiến thức cơ bản khi

đi du lịch sinh thái giúp cho khách du lịch không bị lúng túng trong chuyến đi Đồng thời cũng giúp cho họ nâng cao kiến thức sinh thái, có thái độ tôn trọng môi trường

Họ tổ chức và quản lý các tour du lịch Đây là một phần quan trọng trong DLST bởi ngoài những mục đích kiếm lợi nhuận ra thì các tour này luôn mang tính giáo dục cao, làm cho du khách nhận biết được những giá trị của thiên nhiên, khuyến khích người dân giữ gìn được bản sắc dân tộc mình Vì vậy các công ty du lịch cần một lực lượng hướng dẫn viên có chất lượng, có kiến thức sâu rộng về du lịch sinh thái Họ là người thay mặt công ty du lịch trực tiếp quản lý tour Hình anhỷ của các công ty phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng này

Kết thúc tour, các công ty du lịch luôn mong muốn khách du lịch đóng góp ý kiến cho chuyến đi Đó thực sự là những thông tin đáng giá để họ có thể thay đổi phù hợp với mong muốn của khách du lịch

Nhắc đến các công ty du lịch chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của các hướng dẫn viên du lịch vì chính họ là những người trực tiếp cung cấp thông tin

và hướng dẫn chúng ta thực hiện các hoạt động DLST Hay nói cách khác họ chính

Ngày đăng: 18/04/2014, 15:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w