1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài tập tình huống ôn thi Tốt nghiệp ngành Luật có đáp án

142 5,9K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

+ Khách quan của tội phạm: Thành có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty lén lút, tránh sự phát hiện của công ty bằng cách Thành lẻn vào bộ phận mài 3 của công ty lấy 1 số sảnphẩm là m

Trang 1

Anh Đón được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã chết sau khi phẫu thuật 4 ngày Theokết luận giám định pháp y thì nguyên nhân nạn nhân chết là do vỡ hộp sọ, tụ máu lan tỏa dướimàng cứng, dập vỡ não lớn.

Anh, chị hãy định tội danh trong vụ án này

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:

+ Đối với Văn Đình Phong:

Không có giấy phép lái xe

Khoảng 20 giờ ngày 13/10/2005 thấy xe anh Tấn để ngoài sân mà chìa khóa vẫn còncắm trong xe

Phong dẫn xe anh Tấn chạy theo QL 1A với ý định tìm nơi tiêu thụ

Phong điều khiển xe với tốc độ cao và xử lý lúng túng nên đã đâm vào xe anh Đón,anh Đón văng ra khỏi xe đập đầu xuống nền đường bất tỉnh

Lợi dụng mọi người đang cứu anh Đón, Phong cỡi xe biến mất

Đem xe gởi nhà anh rể là Nguyễn Văn Kiệm rồi đi xe ôm về nhà mình Sáng hôm sau,Phong đến nhà Kiệm lấy xe đi tiêu thụ thì bị bắt giữ

b Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra

+ Đối với Văn Đình Phong

Hành vi của Phong là trộm cắp tài sản và vi phạm quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ, điều cần kiểm tra là Điều 138 và 202 BLHS

c Kiểm tra cấu thành TP đã lựa chọn trong mối liên hệ với hành vi của bị can

Đối với hành vi thứ nhất của Văn Đình Phong Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài sản

+ Khách thể của tội phạm: Phong xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả anh Tấn,tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ

+ Khách quan của tội phạm: Phong có hành vi chiếm đoạt tài sản của anh Tấn thể hiệnhành vi trộm chiếc xe của anh Tấn đi bán, khi Phong thấy xe anh Tấn để ngoài sân mà để chìakhóa sẵn trên xe

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Phong bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Phong có đủ năng lực trách nhiệm hình

sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản,

đủ cơ sở kết luận Phong phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )

Đối với hành vi thứ hai của Văn Đình Phong Điều 202 BLHS có quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Trang 2

+ Khách thể của tội phạm : xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Phong lái

xe gắn máy gây tại nạn

+ Khách quan của tội phạm: Phong vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ, căn cứ Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao (17/4/2003) hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999, do Phong

đã chạy xe với tốc độ cao, đụng vào xe anh Đón, rồi bỏ chạy không cứu anh Đón…dẫn đếnanh Đón tử vong thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 202 BLHS

+ Chủ quan của tội phạm: Phong vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ với lỗi vô ý

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Phong bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Phong có đủ năng lực trách nhiệm hình

sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đủ cơ sở kết luận Phong phạm tội viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ( Điều 202 BLHS )

d Kết luận

Văn Đình Phong phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản ở Điều 138BLHS và tội vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ Điều 202BLHS

Vụ án 2

Đoàn Văn Thành là công nhân làm việc tại công ty IK Vina thuộc khu chế xuất Tân An(doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) Do biết được sự sơ hở trong việc quản lý sản phẩm củacông ty, Thành bàn với anh Nguyễn Văn Vinh, Tạ Minh Giang lấy sản phẩm của công ty đem

ra ngoài để Vinh, Giang mang đi tiêu thụ lấy tiền tiêu xài và được cả bọn đồng ý

Khoảng 11h ngày 21/8/2004, lợi dụng lúc công nhân của công ty đi ăn cơm, Thành lẻnvào bộ phận mài 3 của công ty lấy 1 số sản phẩm là muỗng inox rồi bỏ lên xe đẩy đến 1 khohàng bỏ trống của công ty, Thành đã lấy sẵn 2 chiếc bao tải nhỏ rồi đổ hết số muỗng đó vàotrong hai bao tải này, sau đó quăng qua cửa kính đưa ra ngoài chỗ Vinh và Giang đang chờsẵn Giang, Vinh mỗi người vác 1 bao Khi Giang và Vinh đi đến cổng sau khu chế xuất thì bịhai anh bảo vệ là Xuân và Yên phát hiện đuổi bắt Do bị áp sát, Giang và Vinh quay lại chốngtrả Giang bỏ bao tải xuống đất quay lại đánh tới tấp vào anh Yên khiến anh Yên mất đà ngãxuống đất, sau đó Giang vác bao tải bỏ chạy, thấy không thể chống đỡ được anh Xuân, Vinh

bỏ lại bao tải chạy ra ngoài đường Nghe tiếng hô của 2 bảo vệ, các công nhân đã tập trung lạitóm được 2 tên

Anh, chị hãy định tội cho các bị can trong vụ án

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:

* Đối với Đoàn Văn Thành:

Bàn với anh Nguyễn Văn Vinh, Tạ Minh Giang lấy sản phẩm của công ty đem ra ngoài đểmang đi tiêu thụ

Khoảng 11h ngày 21/8/2004, Thành lẻn vào bộ phận mài 3 của công ty lấy 1 số sản phẩm

là muỗng inox rồi bỏ lên xe đẩy đến 1 kho hang bỏ trống của công ty

Thành đã lấy sẵn 2 chiếc bao tải nhỏ rồi đổ hết số muỗng đó vào trong hai bao tải này, sau

đó quăng qua cửa kính đưa ra ngoài chỗ Vinh và Giang đang chờ sẵn

* Đối với Tạ Minh Giang:

Đồng ý giúp Thành lấy sản phẩm của công ty đi tiêu thụ để cùng nhau lấy tiền xài

Chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính và vác 1bao tải nhỏ

Trang 3

Giang bỏ bao tải xuống đất đánh tới tấp vào anh Yên khiến anh Yên mất đà ngã xuống đất,sau đó Giang vác bao tải bỏ chạy

* Đối với Nguyễn Văn Vinh:

Đồng ý giúp Thành lấy sản phẩm của công ty đi tiêu thụ để cùng nhau lấy tiền xài

Chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính và vác 1bao tải nhỏ

Vinh bỏ lại bao tải chạy ra ngoài đường

b Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.

Đối với Đoàn Văn Thành:

Bàn với anh Nguyễn Văn Vinh, Tạ Minh Giang lấy sản phẩm của công ty đem ra ngoài đểmang đi tiêu thụ, và có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của công ty, điều luật cần kiểm tra làđiều 20, điều 138 BLHS

Đối với Tạ Minh Giang:

Chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính, vác 1bao tải nhỏ, và đánh tới tấp vào anh Yên khiến anh Yên mất đà ngã xuống đất, sau đó Giangvác bao tải bỏ chạy, có hành vi thái quá, điều luật cần kiểm tra là điều 20, điều 133 BLHS

Đối với Nguyễn Văn Vinh:

Chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính và vác 1bao tải nhỏ, điều luật cần kiểm tra là điều 20, điều 138 BLHS

c Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của các bị can.

Đối với hành vi của Đoàn Văn Thành Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài sản

+ Khách thể của tội phạm: Thành xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả công ty, tácđộng xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ

+ Khách quan của tội phạm: Thành có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty lén lút, tránh

sự phát hiện của công ty bằng cách Thành lẻn vào bộ phận mài 3 của công ty lấy 1 số sảnphẩm là muỗng inox rồi bỏ lên xe đẩy đến 1 kho hàng bỏ trống của công ty, Thành đã lấy sẵn

2 chiếc bao tải nhỏ rồi đổ hết số muỗng đó vào trong hai bao tải này, sau đó quăng qua cửakính đưa ra ngoài chỗ Vinh và Giang đang chờ sẵn

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Thành bị giới hạn về nănglực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Thành có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ

cơ sở kết luận Thành phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )

Đối với hành vi của Nguyễn Văn Vinh Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài sản

+ Khách thể của tội phạm: Vinh xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả công ty, tácđộng xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ

+ Khách quan của TP: Vinh có hành vi chiếm đoạt tài sản của ông công ty lén lút chờ sẵnbên ngoài công ty để nhận sản phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính

+ Chủ quan của TP: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của TP: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Vinh bị giới hạn về năng lực TN

HS vì vậy đương nhiên hiểu Vinh có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ

cơ sở kết luận Vinh phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )

Đối với HV của Tạ Minh Giang Điều 133 BLHS có quy định tội cướp tài sản

+ Khách thể của tội phạm: Vinh xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả công ty, và quan

hệ nhân thân của người quản lý tài sản đó là anh Yên- bảo vệ công ty, điều 133 BLHS bảo vệ

Trang 4

+ Khách quan của tội phạm: Giang có hành vi chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản

phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính, vác 1 bao tải nhỏ, và đánh tới tấp vào anh Yênkhiến anh Yên mất đà ngã xuống đất, sau đó Giang vác bao tải bỏ chạy, Vinh có hành vi tháiquá, tình tiết tăng nặng, dùng vũ lực để chống trả anh Yên, cố giữ tài sản cho bằng được.+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Giang bị giới hạn về nănglực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Giang có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cướp tài sản, đủ cơ

sở kết luận Vinh phạm tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS )

Đối với Thành, Giang, Vinh Điều 20 có quy định về đồng phạm.

Thành, Giang, Vinh có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Từ những phân tích trên chúng ta

đủ cơ sở kết luận Thành, Giang, Vinh có đồng phạm

Thành với vai trò vừa là người tổ chức, vừa là người thực hành, vì Thành bàn với Vinh,Giang lấy sản phẩm của công ty đem ra ngoài để mang đi tiêu thụ và Thành lẻn vào bộ phậnmài 3 của công ty lấy 1 số sản phẩm là muỗng inox rồi bỏ lên xe đẩy đến 1 kho hàng bỏ trốngcủa công ty Thành đã lấy sẵn 2 chiếc bao tải nhỏ rồi đổ hết số muỗng đó vào trong hai bao tảinày, sau đó quăng qua cửa kính đưa ra ngoài chỗ Vinh và Giang đang chờ sẵn

Vinh và Giang với vai trò là người thực hành vì đồng ý giúp Thành lấy sản phẩm của công

ty đi tiêu thụ để cùng nhau lấy tiền xài cùng chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản phẩm màanh Thành quăng qua cửa kính và vác 1 bao tải nhỏ

Điều này cho thấy giữa HV của Thành, Giang, Vinh có mối QH với nhau

d Kết luận

Căn cứ vào điều 20 BLHS cho thấy Thành, Giang, Vinh đồng phạm với nhau về tội trộmcắp tài sản theo điều 138 BLHS Trong đó Thành giữ vai trò vừa là người tổ chức, vừa làngười thực hành, Vinh, Giang với vai trò là người thực hành Tuy nhiên hành vi của Giang do

có việc chống trả lại anh Yên, nên làm cho hành vi của Vinh chuyển hóa từ tội trộm cắp tàisản ( Điều 138 BLHS ) sang tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS )

Vụ án 3

Khoảng 19h ngày 29/12/2004, Lê Văn Hải vào nhà bà Nguyễn Thị Lan để uống bia Khi

bà Lan đang rót bia, Hải cầm 1 chiếc đục cán gỗ hình lục lăng chọt vào tủ kính bán hàng của

bà Lan làm vỡ kính

Nhận được tin báo, anh Nguyễn Văn Mão là phó công an xã đến nhà bà Lan thì thấy Hảiđang đập phá Anh Mão hỏi Hải lý do đập phá, Hải trả lời: “Tao thích thì tao đập, đập vỡ taođền, ông thích thì cứ lập biên bản !” Khi lập biên bản thì Hải bỏ đi ra ngoài khoảng 2-3 phút.Lúc trở lại, Hải hùng hổ nói: “ Mày muốn chết sao mà lập biên bản ông? ”, rồi rút chiếc đụccán gỗ ra đâm thẳng vào người anh Mão Anh Mão tóm được tay cầm đục của Hải và giằng

co Sau đó, anh Nõn và anh Luận lao vào đã lấy được chiếc đục trên tay Hải Hải liền quay ralấy liền 1 vỏ chai Coca Cola bên cạnh tiếp tục đập anh Mão, nhưng bị mọi người xông vàotóm lấy Tổng trị giá thiệt hại do Hải đập phá là 200.000đ

Hỏi Hải có PT không? Tội gì? (nếu có)

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:

Đối với Lê Văn Hải:

Khoảng 19 giờ ngày 29/12/2004 Lê Văn Hải cầm 1 chiếc đục cán gỗ hình lục lăng chọtvào chiếc tủ kính bán hàng của bà Lan làm vỡ kính

Hải trả lời anh Mão “ Tao thích thì tao đập, đập vỡ tao đền, ông thích thì cứ lập biên bản”Hải bỏ ra ngoài sau khi quay lại Hải hùng hổ nói “ Mày muốn chết sao mà lập biên bảnông?” rồi rút chiếc đục cán gỗ ra đâm thẳng vào người anh Mão

Trang 5

Hải quay ra lấy một vỏ chai Coca Cola bên cạnh tiếp tục đập anh Mão Nhưng bị mọingười xông vào tóm lại

Tổng trị giá thiệt hại do Hải đập phá là 200.000đ

b Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.

Đối với Lê Văn Hải :

Hành vi của Lê Văn Hải là hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, dùng vũlực, đe dọa anh Mão trong khi anh Mão đang thi hành công vụ, điều luật cần kiểm tra là điều

vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” trong trường hợp này

tổng giá trị tài sản chỉ 200.000đ, không gây hậu quả nghiêm trọng và tình huống không đề cậptới vấn đề Lê Văn Hải trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án vềtội này, nên đương nhiên hiểu đây là vi phạm lần đầu

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội hủy hoại hoặc cố ýlàm hư hỏng tài sản không đủ cơ sở kết luận Lê Văn Hải phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hưhỏng tài sản ( Điều 143 BLHS ) mà chỉ xử phạt và lập biên bản Lê Văn Hải vi phạm hànhchính

Đối với hành vi của Lê Văn Hải Điều 257 BLHS có quy định tội chống người thi hành công vụ

+ Khách thể của TP: Lê Văn Hải xâm phạm trật tự công cộng, gây trở ngại cho hoạt độngbình thường của người đang thi hành công vụ là anh Nguyễn Văn Mão, được điều 257 BLHSbảo vệ

+ Khách quan của TP: Lê Văn Hải có hành vi dùng vũ lực tấn công anh Mão là rút chiếcđục cán gỗ ra đâm thẳng vào người anh Mão và lấy một vỏ chai Coca Cola đập anh Mão, và

có hành vi đe dọa dùng vũ lực với anh Mão là “ Tao thích thì tao đập, đập vỡ tao đền, ôngthích thì cứ lập biên bản” và “ Mày muốn chết sao mà lập biên bản ông?”

+ Chủ quan của TP: là lỗi cố ý trực tiếp

+ Chủ thể của TP: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Lê Văn Hải bị giới hạn về năng lựctrách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Lê Văn Hải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chống người thihành công vụ, đủ cơ sở kết luận Lê Văn Hải phạm tội chống người thi hành công vụ ( Điều

Nguyễn Văn Trường là người làm công của nhà chị Nguyễn Thị Bình Do Trường không

có nhà ở nên chị Bình cho Trường ở nhà của mình để trông nom nhà cửa khi chị đi vắng.Thấy nhà chị Bình có tiền, nhân 1 lần chị Bình để quên chìa khóa két sắt ở nhà, Trường đãtranh thủ đánh thêm 1 chìa để dùng Thỉnh thoảng, khi hết tiền, Trường dùng chìa khóa mởkét sắt lấy vài ba trăm xài đỡ Nhiều lần như vậy nhưng chị Bình không hề biết

Cuối năm 2003, Trường có gặp chị Hoàng Thị Tình, làm nghề uốn tóc cùng quê với Trường.Hai người yêu nhau và dự định đầu năm 2004 Trường sẽ về quê để cưới Tình Tuy nhiên, đầu

Trang 6

năm 2004, mẹ Tình bệnh phải đưa vào viện, Trường biết tin nên mở két sắt lấy 5 triệu đồng

để đưa cho Tình Tình hỏi tiền ở đâu ra, Trường thành thật nói cho Tình nghe, nhưng Tìnhkhông nói gì lấy tiền đi đóng viện phí cho mẹ

Đầu tháng 3 năm 2004, Tình nói Tình cần ít tiền chuẩn bị đám cưới Trường đã mở kétsắt lấy 10 triệu đồng đưa cho Tình Mấy hôm sau,Tình dẫn Trường đi xem 1 căn nhà ở ngõ H

và bảo người ta cần bán gấp với giá 290 triệu đồng và nói Tình đã dùng 10 triệu đồng màTrường đưa để đặt cọc mua nhà rồi Trường đã về nhà mở két sắt lấy 30 tờ trái phiếu (10 triệuđồng/1 tờ) và 50 triệu đồng để đưa cho Tình trả nốt tiền căn nhà và sắm sửa đồ đạc

Ngày 14/3/2004, chị Bình đã đến trụ sở công an để trình báo sự việc và được công anđiều tra làm rõ

Anh (chị) tính sao vụ này?

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:

Đối với Nguyễn Văn Trường:

Trường đã tranh thủ đánh thêm 1 chìa khóa két sắt ở nhà chị Bình

Nhiều lần Trường dùng chìa khóa đó mở két sắt lấy vài ba trăm xài khi hết tiền

Cuối năm 2003 Trường biết tin mẹ của Tình ( người yêu Trường ) bệnh, nên mở két sắtlấy 5 triệu đồng đưa cho Tình

Đầu tháng 3 năm 2004 Trường mở két sắt lấy 10 triệu đồng đưa cho Tình để chuẩn bị đámcưới

Trường về nhà mở két sắt lấy 30 tờ trái phiếu ( 10 triệu đồng/tờ) và 50 triệu đồng đưaTình trả nốt tiền căn nhà và mua sắm đồ đạc

Đối với Hoàng Thị Tình:

Nhận 5 triệu đồng của Trường đưa và biết đây là tiền Trường lấy từ két sắt nhà chịNguyễn Thị Bình, nhưng Tình không nói gì và lấy tiền đi đóng viện phí cho mẹ bị bệnh.Đầu tháng 3 năm 2004 Tình nói với Trường cần tiền để chuẩn bị đám cưới, Tình nhận 10triệu đồng của Trường đưa để chuẩn bị tổ chức đám cưới

Tình dẫn Trường đi xem một căn nhà ở ngõ và bảo người ta cần bán gấp 290 triệu đồng,

và đã dùng 10 triệu đồng tiền chuẩn bị tổ chức đám cưới để đặt cọc nhà

Nhận 30 tờ trái phiếu ( 10 triệu đồng/tờ) và 50 triệu đồng để trả nốt tiền căn nhà và muasắm đồ đạc

b Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.

Giai đoạn thứ nhất: Trường và Tình không có đồng phạm

Đối với Trường:

Nguyễn Văn Trường có HV lén lút chiếm đoạt tài sản của chị Nguyễn Thị Bình một cáchtrái PL với số tiền là 5 triệu đồng, điều luật cần kiểm tra là điều 138 BLHS

Đối với Tình:

Hành vi của Tình với vai trò là người sử dụng tiền của Nguyễn Văn Trường với số tiền là

5 triệu đồng do PT mà có, nhưng Tình chỉ biết sau khi Nguyễn Văn Trường đã lấy, hoàn toànkhông có đồng phạm, điều luật cần kiểm tra là điều 250 BLHS

Giai đoạn thứ hai: Trường và Tình có đồng phạm

Đối với Trường:

Hành vi của Nguyễn Văn Trường có HV lén lút chiếm đoạt tài sản của chị Nguyễn ThịBình nhiều lần một cách trái PL với tổng số tiền là 360 triệu đồng, với vai trò là người thựchành, điều luật cần kiểm tra là điều 138 BLHS

Đối với Tình:

Hành vi của Tình với vai trò là người xúi giục Nguyễn Văn Trường trộm cắp tài sản với

số tiền là 360 triệu đồng một cách trái pháp luật, điều luật cần kiểm tra là điều 20, điều 138BLHS

Trang 7

c Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của các bị can.

Đối với hành vi của Nguyễn Văn Trường Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài sản

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản của chị Nguyễn Thị Bình,tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ

+ Khách quan của tội phạm: Hành vi của Nguyễn Văn Trường có hành vi lén lút chiếmđoạt tài sản của chị Nguyễn Thị Bình một cách trái pháp luật nhiều lần, và tài sản mà Trườngchiếm đoạt trên 365 triệu đồng đủ cấu thành tội phạm

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích vụ lợi

+ Chủ thể của TP: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Văn Trường bị giới hạn vềnăng lực TNHS vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Văn Trường có đủ năng lực TNHS

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ

cơ sở kết luận Nguyễn Văn Trường PT trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )

Đối với HV của Nguyễn Thị Tình

Hành vi thứ nhất Điều 250 BLHS có quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự pháp luật, gây ảnh hưởngxấu đến công tác phòng chống tội phạm, Tình có hành vi tiêu thụ tài sản do Trường phạm tội

mà có với số tiền là 5 triệu đồng

+ Khách quan của tội phạm: Tình có hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản đã lấy được quangười phạm tội là Trường với số tiền là 5 triệu đồng, hành vi này không có sự hứa hẹn thỏathuận trước đối với Trường

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích tiêu thụ tài sản

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị Tình bị giới hạn

về năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị Tình có đủ năng lựctrách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêuthụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Tình phạm tội chứachấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( Điều 250 BLHS )

Hành vi thứ hai của Nguyễn Thị Tình Điều 138 và khoản 2 điều 20 BLHS

Nguyễn Thị Tình có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, dù Tình không trực tiếp thực hiệnhành vi trộm cắp tài sản nhưng đã có hành vi xúi giục, thúc đẩy Trường thực hiện tội phạm.Tình chính là người chủ động về tinh thần gây ra tội phạm Ở giai đoạn thứ hai Trường ngay

từ đầu không có ý định phạm tội, tuy nhiên với lời nói của mình Tình đã khiến Trường nảysinh ý định và thực hiện hành vi phạm tội Điều này cho thấy giữa hành vi của Trường vàTình có mối quan hệ với nhau Trường và Tình cố ý cùng thực hiện hành vi trộm cắp tài sảncủa chị Bình, khi đó Tình nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật, nhận thức được hành

vi của Trường cũng là trái pháp luật, nhận thức được hậu quả xảy ra và mong muốn xảy rahậu quả là trộm tài sản của chị Bình

Từ những phân tích trên chúng ta đủ cơ sở kết luận Tình có đồng phạm với Trường thựchiện hành vi trộm cắp tài sản ( Điều 138 và khoản 2 điều 20 BLHS )

d Kết luận

Nguyễn Văn Trường phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo điều 138BLHS

Trang 8

Nguyễn Thị Tình phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản dongười khác phạm tội mà có điều 250 BLHS và phải cùng Nguyễn Văn Trường chịu tráchnhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm xúi giục theo khoản 2 điều 20BLHS

T khai, chỉ trong vòng 3 tháng (tính đến ngày bị bắt) đã tổ chức cho gái bán dâm khoảng

270 lần tại nhà nghỉ của mình Khách hầu hết đều là những thanh niên ở các xã ven biển tronghuyện sau 1 mùa trăng ra khơi và đến đây “xả xui” Mỗi lần khách phải trả 150.000đ, gáihưởng 70.000đ còn lại vào túi T

Vụ này anh (chị) tính sao?

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:

Đối với Nguyễn Thị T:

T đến huyện Y, tỉnh H tìm gái về phục vụ bán dâm tại nhà nghỉ của mình, không đúng quyđịnh như giấy phép kinh doanh mà UBND huyện X cấp cho Nguyễn Thị T

Đêm 19/12/2008 tại nhà nghỉ của T, Công an huyện X bắt quả tang 3 cặp nam nữ mua bándâm và 1 gái khác đang chờ

T đã tổ chức bán dâm trong vòng 3 tháng tại nhà nghỉ của mình là khoảng 270 lần

b Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.

Đối với Nguyễn Thị T:

Hành vi của Nguyễn Thị T kinh doanh trái phép, không đúng với quy định trong nội dunggiấy phép đăng ký kinh doanh được Ủy ban nhân dân huyện Y cấp cho Nguyễn Thị T, và cóhành vi chứa gái mại dâm và môi giới mại dâm, các điều luật cần kiểm tra là điều 159, điều

đã đăng ký và tìm gái mại dâm về phục vụ trong nhà nghỉ là trái pháp luật

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị T bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị T có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội kinh doanh tráiphép, đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị T phạm tội kinh doanh trái phép ( Điều 159 BLHS )

Đối với hành vi thứ hai của Nguyễn Thị T Điều 254 BLHS có quy định tội chứa mại

dâm

Trang 9

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đời sống văn hóa,trật tự an toàn xã hội điều 254 BLHS bảo vệ.

+ Khách quan của tội phạm: Nguyễn Thị T tìm gái bán dâm về phục vụ tại nhà nghỉ củamình, nhà nghỉ của T chính là nơi thực hiện hành vi mua bán dâm

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị T bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị T có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chứa mại dâm, đủ

cơ sở kết luận Nguyễn Thị T phạm tội chứa mại dâm ( Điều 254 BLHS )

Đối với hành vi thứ ba của Nguyễn Thị T Điều 255 BLHS có quy định tội môi giới

+ Chủ quan của TP: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của TP: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị T bị giới hạn về nănglực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị T có đủ năng lực trách nhiệmhình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội môi giới mại dâm,

đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị T phạm tội môi giới mại dâm ( Điều 255 BLHS )

Lâm trường P do Lê Khương Hưu làm giám đốc, Trần Trọng Hỷ là phó giám đốc Ngàyhôm đó thuộc ca trực “chòi canh” của Đỗ Quốc Đạt Tuy nhiên, Đạt được Lưu Trọng Đài,Trịnh Hồng Ấm rủ đi nhậu vì vừa đốt được tổ ong

Hãy xem có ai PT trong vụ án cháy rừng này không?

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:

Đối với Nguyễn Thị Tư:

11 giờ trưa 23/6/2004 Nguyễn Thị Tư ra đốt ruộng vừa gặt lúa xong

4 giờ nhận được tin báo, chị Tư cùng bà con ra xem thì thấy lâm trường P, rừng tràm đã bịcháy 50 hecta Tư tức tốc báo với Ban quản lý lâm trường

Đối với Đỗ Quốc Đạt:

Ngày 23/6/2004 là ngày anh Đạt trực, tuy nhiên anh Đạt đi nhậu

b Xác định khách thể loại và QPPL HS cần kiểm tra.

Đối với Nguyễn Thị Tư:

Hành vi của chị Nguyễn Thị Tư đốt ruộng vừa gặt lúa xong nhưng cháy lan qua rừng tràmgây thiệt hại 50 hecta, điều luật cần kiểm tra là điều 145 BLHS

Trang 10

Đối với Đỗ Quốc Đạt:

Hành vi của anh Đỗ Quốc Đạt thiếu trách nhiệm dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng làmthiệt hại 50 hecta rừng, điều luật cần kiểm tra là điều 144 BLHS

c Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của các bị can.

Đối với hành vi của Nguyễn Thị Tư Điều 145 BLHS có quy định tội vô ý gây thiệt hại

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi vô ý

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị Tư bị giới hạn

về năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị Tư có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vô ý gây thiệt hạinghiêm trọng đến tài sản, đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Tư phạm tội vô ý gây thiệt hạinghiêm trọng đến tài sản ( Điều 145 BLHS )

Đối với hành vi của Đỗ Quốc Đạt Điều 144 BLHS có quy định tội thiếu trách nhiệm

gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước.

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ sỡ hữu nhà nước về tài sản là 50 hectarừng, bị thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm của anh Đỗ Quốc Đạt, bỏ ca trực và đi nhậu

+ Khách quan của tội phạm: Đỗ Quốc Đạt có hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hạinghiêm trọng đến tài sản nhà nước, vi phạm nguyên tắc về việc tự ý bỏ ca trực đi nhậu

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi vô ý

+ Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt- người có trách nhiệm trực tiếp trong công tácquản lý tài sản nhà nước, căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Đỗ Quốc Đạt bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Đỗ Quốc Đạt có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệmgây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước đủ cơ sở kết luận Đỗ Quốc Đạt phạm tội tộithiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước ( Điều 144 BLHS )

mà ông N đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe Trong khi ông N vào nhà nghe điện thoại thì B

đã nhanh tay tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy thùng phụ tùng nói trên ( cú điệnthoại đó là do B đã sắp đặt để S (14 tuổi) là cháu họ của B gọi cho ông N từ trạm điện thoạidùng thẻ từ) Khi ông N quay ra, B viện lý do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền và 1 giờsau quay lại nhận hàng Sau gần 3 giờ, không thấy B quay lại, ông N sinh nghi nên mở thùng

ra xem mới biết bên trong chiếc thùng đó chỉ toàn là muối và rác thải từ chợ rau quả

Hãy định tội danh cho B?

Trang 11

Bài làm

a Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:

Đối với B:

Trưa 15/2/2006 B đến tiệm ông N hỏi mua 1 số phụ tùng xe honda trị giá 4,8 triệu đồng

B yêu cầu ông N cho tất cả phụ tùng vào 1 thùng giấy và yêu cầu dán kín B nói với ông N

ra chợ và sau đó quay trở lại với 1 chiếc thùng giống chiếc thùng ông N sử dụng đựng phụtùng xe cho B

Lợi dụng lúc ông N nghe điện thoại B nhanh tay tráo chiếc thùng của mình mang theo vớichiếc thùng ông N sử dụng đựng phụ tùng xe cho B

B viện lý do không đủ tiền để trả ông N, nên hẹn về nhà lấy tiền và đi mất

b Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.

Đối với B:

Hành vi của B là lợi dụng lúc ông N nghe điện thoại B nhanh tay tráo chiếc thùng củamình mang theo với chiếc thùng ông N sử dụng đựng phụ tùng xe cho B và đi mất, điều luậtcần kiểm tra là điều 138 BLHS

c Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của

bị can.

Đối với hành vi của B Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài sản.

+ Khách thể của tội phạm: B xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả ông N, tác động xấuđến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ

+ Khách quan của tội phạm: B có hành vi chiếm đoạt tài sản của ông N lén lút, tránh sựphát hiện của ông bằng cách lợi dụng lúc ông N nghe điện thoại B nhanh tay tráo chiếc thùngcủa mình mang theo với chiếc thùng ông N sử dụng đựng phụ tùng xe cho B và đi mất, và tàisản này có giá trị là 4,8 triệu đồng nên đủ yếu cấu thành tội phạm

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói B bị giới hạn về năng lựctrách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu B có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ

cơ sở kết luận B phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của các bị can nói trên?

Trang 12

A đứng sát hàng rào phía ngoài, A nhận tài sản lấy được của ông C từ B, rồi chạy nhanh rakhỏi vườn.

A sai H ( 18 tuổi ) đến hốc cây để lấy số tiền đã giật được

A cho H 100.000đ

A và B chia tiền lấy được của ông C và nhận được số tiền là 1.1500.000đ

Đối với B

B 22 tuổi, lẻn vào vườn đến sau lưng ông C giật chiếc khăn ném cho A

B nhận tiền từ A chia cho, với số tiền là 1.1500.000đ

Đối với H

H 18 tuổi, đến hốc cây để lấy số tiền mà A và B dấu

H thấy có 2 cọc tiền, một cọc là 2.000.000 đ , 1 cọc là 2.400.000 đ

H lấy cọc tiền 2.000.000 đ giấu đi để xài riêng

H đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc tiền còn lại là 2.400.000 đ

Đối với B

Hành vi của B là lẻn vào vườn đến sau lưng ông C giật chiếc khăn ném cho A, xâm hại

quan hệ sỡ hữu tài sản của ông C, điều luật cần kiểm tra là điều 20 và khoản 1 điều 136 BLHS

Đối với H

Hành vi của H là không đồng phạm với A và B, tuy nhiên có hành vi tiêu thụ tài sản do A

và B phạm tội mà có, điều luật cần kiểm tra là khoản 1 điều 250 BLHS

c Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của các bị can.

Đối với hành vi của A Khoản 1 điều 136 có quy định tội cướp giật tài sản

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ sỡ hữu tài sản của ông C, gián tiếp tác độngxấu đến trật tự an toàn xã hội

+ Khách quan của tội phạm: A biết ông C thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu, dotừng làm thuê nhà ông C vì A nói cho B biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C, A đứngsát hàng rào phía ngoài, A nhận tài sản lấy được của ông C từ B, rồi chạy nhanh ra khỏi vườn.+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: A 25 tuổi căn cứ vào tình tiết vụ án không nói A bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu A có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cướp giật tài sản, đủ

cơ sở kết luận A phạm tội cướp giật tài sản ( khoản 1 điều 136 BLHS )

Đối với hành vi của B Khoản 1 điều 136 có quy định tội cướp giật tài sản

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ sỡ hữu tài sản của ông C, gián tiếp tác độngxấu đến trật tự an toàn xã hội

+ Khách quan của tội phạm: B có hành vi lợi dụng sơ hở, đoạt lấy tài sản của ông C rồinhanh chóng ném cho A

+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích vụ lợi

+ Chủ thể của tội phạm: B 22 tuổi căn cứ vào tình tiết vụ án không nói B bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu B có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp 36 BLHS )

Đối với A và B Điều 20 BLHS có quy định đồng phạm

A và B có đủ năng lực trách nhiệm hình sự A từng là người làm thuê cho ông C nên biếtchiếc khăn đội đầu của ông C có cất tiền trong đó nên đã bàn với B để cướp giật tài sản của

Trang 13

ông C, với hành vi này A với vai trò là người tổ chức, còn B là người trực tiếp giật lấy tài sảncủa ông C, B với vai trò là người thực hành Điều này cho thấy giữa hành vi của A và B cómối quan hệ với nhau A và B cố ý cùng thực hiện hành vi cướp giật tài sản của ông C, khi đó

A nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật, nhận thức được hành vi của B cũng là tráipháp luật, nhận thức được hậu quả xảy ra và mong muốn xảy ra hậu quả là cướp giật tài sảncủa ông C

Từ những phân tích trên chúng ta đủ cơ sở kết luận A và B có đồng phạm cùng thực hiệnhành vi trộm cướp giật tài sản (điều 20 BLHS )

Đối với hành vi của H Khoản 1 điều 250 BLHS có quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự pháp luật, gây ảnh hưởngxấu đến công tác phòng chống tội phạm, H có hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản do A và Bphạm tội mà có

+ Khách quan của tội phạm: H có hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản đã lấy được quangười phạm tội là A và B, hành vi này không có sự hứa hẹn thỏa thuận trước đối với A và B + Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích tiêu thụ tài sản

+ Chủ thể của tội phạm: H 18 tuổi, căn cứ vào tình tiết vụ án không nói về ngày thángnăm sinh của H, cũng không đề cập đến ngày phạm tội, và cũng không nói H bị giới hạn vềnăng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu H có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêuthụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đủ cơ sở kết luận H phạm tội chứa chấp hoặc tiêuthụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( khoản 1 điều 250 BLHS )

d Kết luận

Căn cứ vào điều 20 BLHS cho thấy A và B đồng phạm với nhau về tội cướp giật tài sảntheo khoản 1 điều 136 BLHS Trong đó A giữ vai trò là người tổ chức, B giữ vai trò là ngườithực hành

Căn cứ theo khoản 1 điều 250 BLHS, H phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngườikhác phạm tội mà có./

Trang 16

I Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?

1 Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của

xã hội.

Câu này sai Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước NN và PL là 2 phạm trùluôn luôn tồn tại song hành Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tớihình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL,

PL trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền

2 Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

Câu này giải thích tương tự câu 1 ạ

3 Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận Nhà nước cóthể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trongluật thành văn Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: "Khi hợp đồng có điều khoảnhoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kếthợp đồng"

4 Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

Sai Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiếntrúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng Cho nên khi ban hành PL cần thiếtphải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ

về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xãhội Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL Tức là vật chất quyết định ýthức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy

5 Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

6 Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.

Câu này cháu nghĩ là đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên

thành luật PL duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể

hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vìdân)

7 Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế.

Câu này tương tự câu 4 ạ PL phải ban hành phù hợp với các điều kiện kinh tế, xãhội (có ăn mới làm luật được), PL phải phản ánh thực trạng xã hội Ví dụ cụ thể như

là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991: Gocbachop chỉ chú trọng tới việc củng cố quyềnlực chính trị, chủ trương đa nguyên đa đảng mà không xem xét các điều kiện kinh tế,

PL không phù hợp với thực tiễn Hoặc là gần đây nhất là nước ta có những văn bảnQPPL không đi vào thực tiễn: xe chính chủ, xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ ngày lẻ, xửphạt mũ bảo hiểm dỏm

8 Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trang 17

Điều này là sai Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hìnhphát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội Ngược lại sẽ kìm hãm sự pháttriển xã hội.

9 Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.

Cái này sai Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn

10 Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Cái câu này trong phần lí thuyết về đặc điểm, phân loại QPPL có nói tới mà

11 Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật,

12 Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

cái này sai Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họchủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: nhữngnước trong hệ thống luật Anh- Mĩ

13 Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

14 Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

15 Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

16 Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.

Tính giai cấp tức là NN bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp nào?

17 Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị

và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.

Câu này là đúng Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng Ai sở hữu tư liệu sản xuất

sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm Hơn nữa kinh tế làphạm trù thuộc về vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không cócái ăn thì chẳng thể làm nổi chính trị Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong

xã hội chẳng phải cũng xuất phát từ kinh tế đó sao?

18 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

Câu này sai Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và

hỗ trợ nhau Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tínhgiai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN vớicông cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, dodân, vì dân (đôi khi chỉ là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham giatích cực vào việc quản lí NN cho lắm )

19 Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.

Câu này cháu nghĩ là đúng Nhưng chỉ là vai trò quan trọng thôi chứ không phải làquyết định (quyết định vẫn là quyền lực kinh tế) Chẳng hạn trong các NN phươngĐông cổ đại chủ yếu là NN quân chủ chuyên chế, vua được xem như là Thiên tử, tưtưởng, tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn Quyền lực của Vua được duy trì một phầncũng bởi tâm lí "sợ" các thế lực siêu nhiên của người dân Điều này cũng thể hiện rõnét trong Nghệ thuật kiến trúc của văn minh phương Đông cổ đại: chủ yếu là các vị

Trang 18

thần không có thật, mang sức mạnh siêu nhiên Ví dụ điển hình như truyện SơnTinh- Thủy Tinh của VN vậy.

20 Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế

và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị.

giải thích tương tự câu 17

21 Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng.

Xem lại xã hội thời kì công xã nguyên thủy

22 Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu này sai bởi tính giai cấp và tính xã hội luôn cùng thể hiện trong PL của các Nhànước Chỉ là phụ thuộc vào từng thời kì thì bản chất nào được thể hiện rõ nét, nổi trộihơn thôi Chẳng hạn trong thời kì chiếm hữu nô lệ thì tính giai cấp thể hiện rất mạnh

mẽ, PL công khai bảo vệ quyền lợi cho giai cấp trên, tính xã hội cũng được thể hiệnnhưng rất mờ nhạt, nó phản ánh thực trạng xã hội, dù ở mức độ rất ít nhưng cũng cómột số quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp dưới, người phụ nữ và một số giá trịđạo đức trong xã hội: ví dụ như trong quan hệ hôn nhân gia đình có quy định người

vợ được quyền li hôn khi chồng ngoại tình (Bộ luật Hamurabi của Lưỡng Hà)

23 Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân thủ pháp luật.

Rõ ràng sai nhé Nhà nước là phạm trù thuộc về ý thức, NN chỉ là dạng thức,phương tiện thể hiện sự tồn tại của quyền lực (tương tự như cái chai nước: vỏ chai

là NN, nước trong chai là quyền lực) NN của dân, dân thực hiện quyền lực thôngqua các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức được NN trao quyền Các cơquan, tổ chức, cá nhân này vẫn phải tuân thủ PL

24 Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.

Cái này đúng Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tưtưởng của quần chúng nhân dân Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việcthực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợthực hiện PL

25 Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.

Câu này sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bảnchủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc3-2-1930 có đề cập Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễnsụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ quagiai đoạn Tư bản chủ nghĩa

Trang 19

pháp, những nguyên tắc và cách thức ban hành hình thức pháp luật này là vô cùng cần thiết vàđây cũng chính là nội dung được đề cập trong bài viết này

Khái niệm và các nguyên tắc về tiền lệ pháp

Theo Black’s Law Dictionary thì khái niệm tiền lệ pháp (precedent) được ghi nhận như sau: “1) Tiền lệ pháp là việc làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắcmới trong quá trình xét xử;

2) Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiếthoặc vấn đề tương tự sau này

Phần I: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CHUYÊN ĐỀ 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN CÂU 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NN và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp của đời sống con người, được sinh rakhi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định trên những tiền đề của nó Muốn hiểuđược bản chất của NN, pháp luật và các quy luật phát triển của chúng nói chung cần phảilàm sáng tỏ nguyên nhân và quá trình phát sinh của NN, pháp luật

- Một số quan điểm trước Mác

NN là một hiện tượng xã hội phức tạp, để giải thích cho sự hình thành NN, đã có nhiềuquan niệm khác nhau:

+ Thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, NN là do thượng đế

sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy NN là lực lượng siêu nhiên và với quyền lựcvĩnh cưủ và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu

+ Thuyết gia trưởng cho rằng: NN là kết quả sự phát triển tự nhiên của gia đình, là hình

thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người, vì vậy NN có trong mọi xã hội và quyền lực

NN về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình

+ Thuyết khế ước xã hội cho rằng: Các học giả tư sản cho rằng sự ra đời của NN là sản

phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết là giữa những con người sốngtrong trạng thái tự nhiên không có NN Vì vậy, NN phản ảnh lợi ích của các thành viêntrong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu NN phục vụ, bảo vệ lợi ích của họ

+ Thuyết bạo lực cho rằng: NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc của

thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơquan đăc biệt để nô dịch kẻ chiến bại

+ Thuyết tâm lý cho rằng: NN xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy

luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ…Vì vậy NN là tổ chức của những siêu nhân

có sứ mạng lãnh đạo xã hội

+ Thuyết “NN siêu trái đất”cho rằng: Sự xuất hiện xã hội loài người và NN là sự du nhập

và thử nghiệm những thành tựu của một nền văn minh ngoài trái đất

+ Hạn chế:

* Do nhận thức còn hạn chế hoặc do lợi ích giai cấp chi phối nên cố tình giải thích sainhững nguyên nhân đích thực làm phát sinh NN

* Đa số các học giả đều xem xét sự ra đời của NN tách rời những điều kiện vật chất của

xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế Theo họ NN không thuộc giai cấp nào, NN là của tất cả mọi người và trong xã hội văn minh mãi mãi cần có NN.

- Nguồn gốc của NN theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin:

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ăng-ghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lê-nin, theo quan điểm của

chủ nghĩa Mác-Lê-nin, thì:

Trang 20

+ Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, như không phải là hiện tượng xã hội vĩnhcữu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện kháchquan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi XH loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, vớicác tiền đề kinh tế (tư hữu tư nhân), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các tầng lớp,các giai cấp khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể điều hòa được)

=> Theo Lênin: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ nơi đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước xuất hiện

- Căn cứ khoa học cho các luận điểm này được hình thành trên cơ sở nghiên cứu và phân

tích toàn bộ hiện thực lịch sử của xã hội loài người

Xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất và ứng với mỗi phương thức nhấtđịnh là một chế độ xã hội:

- Cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là tổ chức thị tộc

+ Thị tộc tổ chức theo huyết thống Ơ giai đoạn đầu, các thị tộc tổ chức theo chế độ mẫu

hệ Dần dần sự phát triển của xã hội đã tác động làm vai trò của người đàn ông thay đổi vàngày càng nắm vai trò quan trọng trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ chuyển thành chế

độ phụ hệ

+ Trong thị tộc mọi người đều tự do và bình đẳng Không một ai có đặc quyền, đặc lợitrong đối với người khác Trong thi tộc có sự phân công lao động, nhưng đó chỉ là sự phâncông lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ, chưa mang tính

xã hội

2 Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:

b Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:

- Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính chất là quyền lực xã hội Do xã

hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng Không mang tính chất giai cấp và hệthống quản lý rất đơn giản

Để quản lý thị tộc, xuất hiện hội đồng thị tộc, thành viên là những người lớn tuổi trong thịtộc Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, quyết định các vấn đề quantrọng của thị tộc Các quyết định thể thiện ý chí chung của các thành viên hội đồng trên cơ

sở sự tín nhiệm của thị tộc

Các thành viên hội đồng thị tộc không có đặc quyền, đặc lợi mà cùng chung sống, cùng laođộng và cùng hưởng thụ như các thành viên khác Họ có thể bị bãi miễn nếu không được tínnhiệm Từ chế độ thị tộc, phát triển thành bào tộc (liên minh các thị tộc) và bộ lạc (gồmnhiều bào tộc)

- Thị tộc liên minh với nhau tạo thành bào tộc và bộ lạc Bào tộc bầu ra Hội đồng bào tộc Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự (đã không phải là các thành viên của bào tộc) Tổ chức quyền lực trong bào tộc và bộ lạc cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc tương tự của tổ chức quyền lực trong thị tộc, nhưng đã thể hiện mức độ tập trung quyền lực cao hơn Tuy nhiên quyền lực vẫn mang tính xã hội

Trang 21

- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có pháp luật, không có các quy phạm do cơ

quan tổ chức nào đặt ra để buộc các cá nhân khác phải tuân theo mà là các quy phạm xã hội.

- Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí chung của các thành viênnhư các quy phạm mang tính chất tập quán, các tín điều tôn giáo đề điều chỉnh các quan hệ

xã hội trong chế độ CSNT, thể hiện ý chí của cả cộng đồng.

+ Nhu cầu khách quan của xã hội cần phải có một trật tự, trong đó mọi người phải tuân thủtheo những chuẩn mực thống nhất phù hợp với điều kiện của xã hội và lợi ích của tập thể và

từ đó Tập quán xuất hiện một cách tự phát, dần dần được xã hội chấp nhận và trở thành quytắc xử sự chung

+ Do trình độ thấp kém của con người lúc bấy giờ, nhiều tín điều tôn giáo cũng được mọingười chấp nhận và nhiều khi còn được coi là những chuẩn mực tuyệt đối, thiêng liêng cho

xử sự của con người

3 Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện NN.

Xã hội thị tộc - bộ lạc không có NN, nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đềvật chất cho sự ra đời của NN

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo tiền đề làm thay đổi phương thức sản xuất cộngsản nguyên thủy và đòi hỏi phải thay thế sự phân công lao động tự nhiên bằng phân cônglao động xã hội

Chế độ cộng sản nguyên thủy có 3 lần phân công lao động xã hội lớn.

- Lần 1: Ngành chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.

Sau lần thứ nhất, của cải xã hội ngày càng nhiều, xuất hiện của cải dư thừa, xuất hiện chế

độ tư hữu Chế độ tư hữu làm thay đổi chế độ hôn nhân và gia đình, chế độ hôn nhân một vợmột chồng xuất hiện thay cho chế độ quần hôn Xã hội xuất hiện người giàu, người nghèo;xuất hiện giai cấp và ngành thủ công nghiệp phát triển

- Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.

Nô lệ xuất hiện trở thành một lực lượng xã hội có số lượng ngày càng tăng, mâu thuẫn giai

cấp năng, xuất hiện nền sản xuất hàng hoá và thương nghiệp phát triển dẫn đến lần phân

công lao động thứ ba

- Lần 3: Thương mại phát triển, xuất hiện giai cấp không tham gia sản xuất nhưng có

quyền lãnh đạo sản xuất và bắt người sản xuất phải phụ thuộc (thương nhân) Đồng tiềnxuất hiện, sự tích tụ của cải vào người giàu làm mâu thuẫn xã hội càng cao

- Hầu hết những người nghèo khổ trong thị tộc, những tù binh trong chiến tranh trở thành

nô lệ và hợp thành giai cấp bị bóc lột

- Quyền lợi của hai giai cấp này đối lập nhau và mâu chuẩn giai cấp ngày càng quyết liệt,các quy phạm xã hội và quyền lực xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã của chế độthị tộc

- Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới để điều hành và quản lý xã hội mới, tổ chức đó

do toàn bộ những điều kiện tồn tại của nó, là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế vềkinh tế và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thống trị của gia cấp để dập tắt các xung đột côngkhai giữa các giai cấp hoặc là hướng sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp Tổ chức

đó chính là NN

Tóm lại: Sau 3 lần phân công lao động xã hội lớn trong chế độ CSNT, của cải xã hội ngày

càng nhiều hơn xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp giữangười giàu và người nghèo ngày càng quyết liệt, các quy phạm xã hội và quyền lực xã hộithể hiện ý chí chung của toàn xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã của chế độ thị tộc

Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức có khả năng dập tắt các xung đột công khai giữa các giaicấp hoặc là hướng sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp Tổ chức đó chính là NN

Ăng - ghen khẳng định: “NN không phải là một thế lực gán ghép vào xã hội… nó là sản phẩm của xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định, nó là sự thừa nhận rằng xã hội đó

Trang 22

bị kìm hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nĩ mà khơng sao giải quyết được, rằng xã hội đã bị phân chia thành những cực đối lập khơng thể điều hồ mà xã hội đĩ khơng đủ sức

để giải thốt ra được…”( Các Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật năm 1962 trang 520, 521)

Như vậy: NN xuất hiện một cách khách quan, nĩ là sản phẩm của một xã hội đã phát triển

đến một giai đoạn nhất định NN “khơng phải là quyền lực từ bên ngồi áp đặc vào xã hội”, một lực lượng “tựa hồ như đứng trên xã hội”, cĩ nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đĩ nằm trong vịng “trật tự” (Mác – Anghen, tuyển tập, Tập 6, Nxb Sự

thật, H 1984, tr 260)

NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, cĩ một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ

cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội cĩ giai cấp đối kháng.

* NN khác với các tổ chức khác trong xã hội cĩ giai cấp

NN khác các tổ chức xã hội trong xã hội cĩ giai cấp ở những nội dung cơ bản sau:

+ NN thiết lập một quyền lực cơng cộng đặc biệt khơng cịn hồ nhập vào dân cư nữa.

Chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị

+ NN phân chia dân cư thành lãnh thổ, thành các đơn vị hành chính khơng phụ thuộc vào

dân tộc, nghề nghiệp, huyết thống

+ NN cĩ chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia cĩ nội đung chính trị, pháp lý thể hiện

quyền độc lập, tự quyết về đối nội, đối ngoại

+ NN ban hành pháp luật và thể hiện sự quản lí bắt buộc đối với mọi cơng dân.

+ NN quy định và thực hiện việc thu thuế với các loại thuế, dưới các hình thức bắt buộc

với số lượng và thời hạn nhất định

* Sự xuất hiện NN đầu tiên trong lịch sử:

-A Ten: NN A ten ra đời trực tiếp từ những mâu thuẩn giai cấp đối kháng phát sinh tronglịng xã hội thị tộc, khơng cĩ bất kỳ một sự tác động nào bên ngồi

-Rơ Ma: NN La Mã cổ đại xuất hiện được thúc đẩy bởi sự đấu tranh của những ngườithường dân (Plebêi) chống lại giới quý tơc của thị tộc La mã (Pátrisép) Plebêi những người

tự do, là những người tự do sống ngồi thị tộc La Mã Khi chiếm hữu ruộng đất họ cũngphải nộp thuế, cũng phải đi lính nhưng khơng hề giữ được chức vụ gì, họ khơng thể sử dụngđất đai La Mã Cuộc đấu tranh của những người Plebêi là lực lượng cách mạng chủ yếuchống lại mọi đặc quyền quý tộc Chiến thắng của họ trong cuộc chiến đã phá vở chế độ thịtộc thúc đẩy quá trình hình thành thể chế NN vốn dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khácbiệt về tài sản

- Giéc Manh: NN Giéc Manh được thành lập sa khi người Giéc Manh xâm chiếm vùnglãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại NN Giéc manh ra đời dưới sự ảnh hưởng củanền văn minh La mã và do nhu cầu thiết lập quyền thống trị trên đất đại La Mã chứ khơngphải do nhu cầu đấu tranh giai cấp trong lịng xã hội Giéc manh Khi NN được thiết lập,trong xã hội Giécmanh vẫn cịn chế độ thị tộc, bắt đầu cĩ sự phân hố giai cấp nhưng chưa

rõ nét NN Giéc manh xuất hiện là sự chuyển hố cơ quan thị tộc thành NN Như Thủ lĩnhquân sự chuyển thành nhà quân chủ, tài sản của dân cư biến thành tài sản của nhà vua, các

cơ quan thị tộc nhanh chĩng chuyển thành các cơ quan NN Cùng với quá trình củng cố vàhồn thiện bộ máy NN, xã hội Giéc manh mới chuyển sang xã hội cĩ giai cấp

CÂU 2: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

a.Đặt vấn đề:

Vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước luôn luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư

tưởng gay gắt nhất Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất đã "trở

Trang 23

thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị" Cĩ rất nhiều quan

điểm khấc nhau về vấn đề nầy:

- Các quan điểm trước Mác:

+ Điển hình như các nhà tư tưởng cổ đại cho rằng: giàu nghèo, sang hèn và các đẳng cấptrong xã hội đều do thượng đế tạo ra, đĩ là quy luật tự nhiên của muơn đời và vì vậy cần cĩmột con người (vua) do thượng đế cử xuống, thay mặt trời bảo vệ trật tự chung

Các nhà theo tư tưởng gia trưởng lại cho rằng: NN tồn tại vĩnh viễn như gia đình, nhưquyền lực của người gia trưởng đứng đầu gia đình

Bên cạnh đĩ, thuyết bạo lực xác định: NN ra đời đơ thị tộc chiến thắng nghĩ ra

Hay thuyết tâm lý lại cho rằng: NN ra đời do nhu cầu tâm lý của con người muốn sốngphụ thuộc vào các thủ lĩnh

+ Khác với họ, các nhà tư sản coi sự ra đời của NN là một khế ước được ký kết trước hết

là giữa những con người sống trong hiện trạng tư nhiên khơng cĩ NN Với tư tưởng nhưvậy, các nhà tư sản muốn đạt được 2 mục đích: khi coi NN được hình thành từ khế ước giữacon người với nhau thì con người cĩ quyền yêu cầu NN phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ(tức là chống sự chuyên chế của NN phong kiến); đồng thời nhằm chống lại tư tưởng tơngiáo phong kiến cho rằng NN do thượng đế tạo ra

Các học thuyết phi Mác xít nĩi trên đều mang tính chủ quan, đều vơ tình hoc85 cố ý lãngtránh bản chất giai cấp của Nhà nước

- Quan điếm chủ nghĩa Mác- Lê

Với phương pháp luận khoa học, trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu củanhiều bộ môn khoa học, học thuyết Mác-lênin về nhà nước và pháp luật đã giải thíchđược một cách đúng đắn vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước nói chung cũng nhưcủa nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ăng-ghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lê-nin, theo quan điểm của

chủ nghĩa Mác-Lê-nin, thì:

+ Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, như khơng phải là hiện tượng xã hội vĩnhcữu và bất biến Nhà nước luơn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện kháchquan cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa

+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi XH lồi người phát triển đến một giai đoạn nhất định, vớicác tiền đề kinh tế (tư hữu tư nhân), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các tầng lớp,các giai cấp khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích khơng thể điều hịa được)

=> Theo Lênin: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẩn giai cấp khơng thể điều hịa được Bất cứ nơi đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được thì Nhà nước xuất hiện

b Bản chất của NN:

** Tính giai cấp của nhà nước:

Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ

nghĩa Mác-lênin đi đến kết luận "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được" Nghĩa là, nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong

xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc

Bản chất giai cấp đó thể hiện trước hết ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặcbiệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sựthống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội

Trang 24

NN là bộ máy do giai cấp thống trị lập ra, cĩ nhiệm vụ bảo vệ cho lợi ích của giai cấpthống trị Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện dưới ba hình thức:quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng.

+ Quyền lực kinh tế: giữ vai trị quyết định, là cơ sở bảo đảm sự thống trị giai cấp Quyền

lực kinh tế thuộc về giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất trong xã hội, với tư liệu sản xuất

trong tay, chủ sở hữu cĩ thể bắt người bị bĩc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế Tuy nhiên,

quyền lực kinh tế khơng duy trì được quan hệ bĩc lột nên giai cấp thống trị cần phải cĩ NN

để củng cố quyền lực kinh tế với giai cấp bị bĩc lột Nhờ cĩ NN, giai cấp nắm trong tay tưliệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị về kinh tế

Chẳng hạn như đối với chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nắm trong tay hầu hết các

tư liệu sản xuất của xã hội, do đĩ chi phối tồn bộ hoạt động sản xuất của xã hội, buộc cácgiai cấp khác đều phải phụ thuộc vào họ và giai cấp tư sản đương nhiên trở thành giai cấpthống trị xã hội về mặt kinh tế, hay nĩi cách khác là họ nắm trong tay quyền lực kinh tế Tại điều 17 Hiến Pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN có quy định: “Đất đai, rừngnúi, sơng hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lịng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa vàvùng trời… là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu tồn dân” Đó là tiềm lực kinh tế lớn của

NN VN

+ Quyền lực chính trị: là bạo lực cĩ tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.

NN là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.Với ý ngĩa đĩ, NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị Giai cấp thống trị sửdụng NN là cơng cụ để thực hiện quyền lực chính trị Ý chí của giai cấp thống trị thơng qua

NN trở thành ý chí của NN, ý chí của NN cĩ sức mạnh buộc các giai cấp khác phải tuântheo một “trật tự” do giai cấp thống trị đặc ra, phải phục vụ lợi ích của gia cấp thống trị.Làm như vậy, g/c thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của mình đối với g/c khác Cơng

cụ để thực hiện sự chuyên chính chính là NN

Cụ thể: lịch sử đã chỉ ra rằng:

Trong các xã hội bóc lột, nền chuyên chính của các giai cấp bóc lột đều có đặc điểm

chung là duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế và tư tưởng của thiểu số người bóc lộtđối với đông đảo nhân dân lao động Các nhà nước bóc lột đều có chung bản chất là bộmáy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột: Nhà nước chủ nô là công cụchuyên chính của giai cấp chủ nô, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính củagiai cấp địa chủ phong kiến, nhà nước tư sản là công cụ chuyên chính của giai cấp tưsản

Nghiên cứu về NN tư bản chủ nghĩa, nhận thấy tồn tại mâu thuẫn đối kháng giữa hai giaicấp: giai cấp tư sản và giai cấp cơng nhân, bên cạnh đĩ cịn cĩ nhiều giai cấp khác trong xãhội NN tư bản chủ nghĩa là NN của giai cấp tư sản, do giai cấp tư sản lập ra, tổ chức một

bộ máy bao gồm các cơ quan NN và ban hành hệ thống các quy phạm PL quy định mọihành vi của mọi cơng dân trong xã hội Hệ thống quy phạm PL này được hình thành là dựavào ý chí của giai cấp tư sản, phục vụ cho giai cấp tư sản, bảo vệ quuyền lợi và các lợi íchcủa họ Các cơ quan NN (bao gồm Cơng an, Tồ án, nhà tù…) cĩ chức năng, thẩm quyền vàsức mạnh trấn áp, bắt buộc mọi người dân trong xã hội phải chấp hành hệ thống các quyphạm PL một cách triệt để

Khác với điều đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất chuyên chính vô sản, là bộmáy để củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân vànhân dân lao động chiếm đa số trong xã hội, để trấn áp những lực lượngthống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối cách mạng

Vd Đ2 “NN CHXHCN VN là NN PQXHCN của ndân do ndân, vì ndân, tất cả qlực NN thuộc về ndân”, Đ4 “ĐCSVN,đội tiền phong của g/ccn VN là ll lđạo NN và XH”

+ Quyền lực về tư tưởng:

Trang 25

Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp không thể chỉ đơn thuần dựa vào bạo lực vàcưỡng chế mà còn cần đến sự tác động về tư tưởng nữa Giai cấp thống trị đã thông quanhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xãhội, bắt các giai cấp khác phải lệ thuộc mình về mặt tư tưởng.

Chẳng hạn, giai cấp thống trị thường nắm bộ máy thơng tin, các phương tiện thơng tin đạichúng Trấn áp các tư tưởng đối lập Thực hiện sự kiểm duyệt ngặt nghèo Nuơi dưỡng độingũ lý luận lớn phục vụ cơng tác tư tưởng

Ví dụ: Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam,

Đối với NN ta, tư tưởng thống trị XH là “Chủ nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng HCM”D4

HP “NN và XH bảo tồn, phát triển nền văn hĩa VN tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của các nền văn hiến các dtộc VN, tư tưởng, đạo đức phong cách HCM ”

NN VN bảo vệ quyền lực về chính trị và kinh tế của mình trên cơ sở ban hành các quyphạm PL và xác định lấy chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM là tư tưởng thống trịtrong xã hội

Ngày nay, các thế lực thù địch, chống chủ nghĩa xã hội ra sức phê phán, đả kích, cơng khaibài bác, xuyên tạc chủ nghĩa Mac – Lenin, thậm chí cịn kết tội luơn HCM là người du nhập

chủ nghĩa Mac – Lenin vào Việt Nam là một sai lầm, là nguyên nhân “đưa đất nước vào vịng tối tăm, trì trệ, đổ vỡ, nhục nhã, đau đớn.” Từ đĩ họ lớn tiếng địi Đảng ta “phải từ bỏ học thuyết Mac – Lenin trước khi cịn chưa muộn” Chính vì vậy, phải luơn luơn kiên định

chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM là vấn đề cĩ tính nguyên tắc đối với Đảng ta, lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tồn bộ cơng tác tư tưởng – lý luận của chúng ta

Như vậy, NN là một bộ máy đặc biệt để đảm bảo sự thống trị kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng Thế nên khơng cĩ

một NN nào là NN của tồn dân NN tồn dân hay NN phi giai cấp là những quan điểm phikhoa học

** Tính xã hội của NN:

Ngồi việc thực hiện các chức năng trên, NN cịn phải giải quyết tất cả các vấn đề khác

nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội Điều đĩ nĩi lên rằng

NN là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nĩ vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bảnchất xã hội

NN là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thể hiện ở việc NN phảichăm lo, tính đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng, ý chí của các giai tầng khác,của mọi người dân khơng kể giống nịi, tơn giáo, dân tộc… Tất cả các NN khơng chỉ “khưkhư” bảo vệ lợi ích của mình, khơng chỉ phục vụ cho bản thân mình, mà cịn phải chú trọngđến an sinh xã hội (làm đường, xây trường học…), quan tâm đến những vấn đề chung tácđộng đến xã hội NN nào coi nhẹ vấn đề này NN đĩ khơng sớm thì muộn hiệu lực quản lý sẽsuy giảm và dẫn đến suy vong

Đấy là câu trả lời cho NN Việt Nam rất quan tâm đến những đối tượng chính sách trong

xã hội, cĩ sự ưu tiên cho những đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên và miền tây Nam Bộ, cĩchính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển, ưu đãi với các nhà đầu tư nướcngồi…

Ví dụ: trong đối nội: NN giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống XH như: đĩi nghèo,

bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về mơi trường, phịng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc,

tơn giáo và các chính sách XH khác.v.v…Trong đối ngoại: NN bảo vệ chủ quyền, lợi ích

quốc gia, bảo về cơng dân nước mình đang sinh hoạt cơng tác ở nước khác

Tĩm lại, mặc dù mỗi kiểu NN cĩ bản chất riêng nhưng các NN đều cĩ một số đặc điểm chung đĩ là: NN là bộ máy để thực hiện sự thống trị giai cấp Lênin định nghĩa:

Trang 26

“+NN là một bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác NN XHCN cũng có một số đặc điểm chung như các kiểu NN khác, nhưng với bản chất là chuyên

chính vô sản nó không còn là NN theo đúng nghĩa nữa mà chỉ là "nửa NN"

+.NN là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là sản phẩm của một chế độ kinh tế nhất định.

Sự phát triển của NN là do cơ sở hạ tầng quyết định

+NN là một bộ máy đặc biệt để trấn áp các giai cấp khác và thực hiện sự quản lý về kinh tế-xã hội

+Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của NN Tuy nhiên, bên cạnh đó NN còn thể hiện rõ nét tính xã hội Dù trong xã hội nào, NN cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp ( lực lượng) cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn

xã hội.

Từ những kết luận trên có thể đi đến khái niệm sau: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đổi kháng.

c.Liên hệ với bản chất NN XHCN:

Chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định, bản chất giai cấp là đặc trưng cơ bản của NN NN làmột bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, tức là công cụ đểthực hiện nền chuyên chính của giai cấp, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Do đó,khi xem xét bản chất giai cấp của một NN phải xem xét NN đó do giai cấp nào lãnh đạo vàtheo đường lối chính trị của giai cấp nào

NN XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao độngtiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản NN XHCN cũng mang bản chất giai cấp, đó

là bản chất của giai cấp công nhân do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.Tuy nhiên sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân có bản chất và mục đích kháchẳn với sự thống trị về chính trị của giai cấp bóc lột Sự thống trị của thiểu số đối với tất cảcác giai cấp bị áp bức, bóc lột nhằm bảo vệ lợi ích riêng giai cấp bóc lột Trái lại, sự thốngtrị của giai cấp công nhân nhằm mục đích xoá bỏ áp bức, bóc lột, bảo vệ lợi ích của tất cảnhân dân lao động bị áp bức, tổ chức xây dựng XH mới

Về lý thuyết, NN XHCN là NN kiểu mới có bản chất khác với bản chất của các kiểu NN bóc lột Bản chất đó do cơ sở ktế XHCN và đặc điểm của quyền lực chính trị trongCN XH quy định.

+Trong CNXH, QHSXXHCN được thiết lập và củng cố dựa trên cơ sở của chế độ cônghữu về tư liệu sản xuất - đó là kiểu QHSXthể hiện sự hợp tác, tương trợ không có áp bứcbóc lột

+Giai cấp vô sản là người giữ địa vị thống trị về chính trị Nhưng sự thống trị về chính trịcủa giai cấp vô sản đã thể hiện bản chất và mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trịcủa các giai cấp bóc lột Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối vớitất cả các giai cấp bị áp bức, bóc lột, để bảo vệ lợi ích của chúng Còn sự thống trị về chínhtrị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với giai cấp bóc lột, chỉ là thiểu số trongdân cư, nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả người lao động Mặt cơ bản nhấttrong sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối vớitoàn XH trong thời kỳ quá độ từCN TB lênCN XH vàCN cộng sản

Đối với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một kiểu NHà nước, Nhà nước ta cũngthể hiện bản chất giai cấp sâu sắc đó là bản chất nhân dân (Thể hiện trong Điều 2 Hiến pháp

năm 1992 (sửa đổi năm 2001): “Nhà nước CHXHCNVN là NN pháp quyền XHCN của ND,

do ND, vì ND Tất cả quyền lực NN thuộc về ND mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Caâu 3 : Vị trí, Đặc Trưng của NN trong xã hội có giai cấp

Trang 27

NN ra đời là một quá trình phát triển của XH loài người đến một giai đoạn nhất định.Cụ thể là: sau khi trải qua 3 lần phân công lao động trong xã hội (trồng trọt tách khỏichăn nuôi, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và thương nghiệp, đồng tiền ra đời).Trong Cộng xã nguyên thủy chua có Nhà nước là vì các quan hệ xã hội được đượcquảnlý bằng các quy phạm xã hội của thị tộc, bộ tộc, bộ tộc… Nhưng sau khi thươngnghiệp ra đời, do di chuyển trao đổi hàng hóa từ nhiều vùng miền (từ đông sang tây,ngược lại…) vì vậy đã nãy ra nhu cầu cần có một tổ chức đứng ra quản lý thống nhất Đĩ

Vị Trí của NN

* NN so v ới Xã hội:

Để xác địnhvị trí của nhà nước trong xã hội có giai cấp trước hết cần tìm hiểu mốiquan hệ giữa nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung Nhà nước và xã hội có giai cấplà hai hiện tượng có quan hệ qua lại với nhau; giữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừacó sự khác biệt

- Sự thống nhất thể hiện ở chỗ xã hội có giai cấp không thể tồn tại thiếu nhà nướcđồng thời nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp

- Mặt khác, nhà nước và xã hội không đồng nhất với nhau

+ Khái niệm xã hội rộng hơn khái niệm nhà nước

+ Về mặt cơ cấu, xã hội được hình thành từ các giai cấp và đẳng cấp khác nhau, cònnhà nước được cấu thành từ những chế định pháp lý và thiết chế nhà nước

- Trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, xã hội giữ vai trò quyết định, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước Những biến đổi trong sự vận động và phát triển của

xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước Ngược lại

nhà nước cũng có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội

Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề về nhà nước phải gắn chúng với những điều kiệncụ thể của xã hội, đồng thời cũng phải chú ý đến những quy luật phát triển riêng củanhà nước, chú ý đến vai trò của nó trong sự tác động trở lại đối với xã hội

Nhà nước là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, nó là sản phẩm của mộtchế độ kinh tế - xã hội nhất định Sự phát triển của hạ tầng cơ sở quyết định sự pháttriển của nhà nước Tuy nhiên, những sự biến đổi của nhà nước không phải chỉ phụthuộc vào những biến đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội Các điều kiện và yếu tố nhưđối sánh giai cấp mức độ gay gắt của những mâu thuẫn xã hội, các đảng phái chính trị,các trào lưu chính trị pháp lý đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước Đồngthời, nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quátrình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác

** NN so v ới các tổ chức chính trị xã hội khác:

Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của mình, ngoài nhànước ra, giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức chính trị xã hội khác nữa trong đóđáng chú ý nhất là các đảng phái chính trị

Trang 28

So với các tổ chức chính trị xã hội đó, nhà nước có một vai trò đặc biệt, nó nằm ở vị trí trung tâm giữa các tổ chức chính trị xã hội, bởi vì chỉ nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù

cho nên nó có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội Sự tácđộng của nhà nước đến quá trình phát triển của xã hội được thực hiện thông qua việc đề

ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của giai cấpcầm quyền Các chủ trương chính sách của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cáchtrực tiếp lợi ích kinh tế, chính trị của các giai cấp

Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp

cho nên sự tham gia của nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội,xác định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động của nhà nước là yếu tố quantrọng trong chính sách của nhà nước

Đặc trưng của NN:

Trong xã hội cĩ giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của giai cấp mình, ngồi

NN ra, giai cấp thống trị cịn thiết lập nhiều tổ chức chính trị xã hội khác, trong đĩ cĩ các

đảng phái chính trị Trong các tổ chức chính trị xã hội này, NN nằm ở vị trí trung tâm, vì:

NN cĩ các cơ cơ quan đặc biệt và các phương tiện vật chất khác kèm theo mà các tổ chứcchính trị xã hội khác khơng cĩ được

- So với các tổ chức khác trong XH cĩ giai cấp, NN cĩ một số đặc trưng sau đây:

+ NN thiết lập một quyền lực cơng cộng đặc biệt khơng cịn hồ nhập vào dân cư nữa Chủ

thể của quyền lực này là giai cấp thống trị NN là một tổ chức đặc biệt cĩ nhiệm vụ quản lý

xã hội

Để thực hiện quyền lực NN và để quản lý xã hội, NN tạo ra một hệ thống các cơ quan NN,

là cơng cụ đặc biệt khơng cịn hịa nhập với dân cư như: tịa án, nhà tù , cảnh sát … trong

đĩ cĩ một lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý để duy trì địa vị của giai cấp thống trị,bắt các giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị Những con người đĩ

là cơng chức, viên chức được bổ nhiệm hoặc do dân bầu và được hưởng lương từ ngân sách

NN Điều này khác biệt so với thành viên của các tổ chức khác trong xã hội như: MT,HLHPN, ĐTNCS… là những người tự nguyện tham gia và được sự tín nhiệm bầu cử vàkhơng được hưởng lương từ ngân sách NN

- NN phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, khơng phụ thuộc vào

chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính… Việc phân chia này quyết định phạm

vi tác động của NN trên quy mơ rộng lớn nhất và dẫn đến việc hình thành nên các cơ quan

NN từ trung ương đến địa phương

So với NN, các tổ chức khác trong xã hội (MT, HLH, dân tộc, tơn giáo…) là những tổchức bao gồm những thành viên cĩ chung một đặc điểm nhất định nào đĩ về giới tính(HLHPN), về độ tuổi (ĐTN) hay về sự tín ngưỡng (Phật giáo, Tiên chúa giáo) và nguồn gốcxuất thân (Dao, Kinh, tày, Nùng…)… Đối với NN thì khơng, NN là một tổ chức đặc biệtcủa mọi người dân, của mọi thành viên trong xã hội dù người đĩ thuộc dân tộc, tơn giáo,tham gia tổ chức nào…

Trang 29

Ví dụ : Ở NN CHXHCN Việt Nam là NN bao gồm 54 dân tộc anh em cũng sinh sống, tồntại các giới tính nam nữ, cơng nhận nhiều tơn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành,Hồ hảo, Cao đài… có thể khác nhau về giới tính, có thể khác nhau về chính trịnhưng vẫn là công dân của NN

Để thuận lợi cho việc quản lý xã hội, NN bao giờ cũng phân chia dân cư trên lãnh thổ theođơn vị hành chính… tuỳ thuộc vào điều kiện, thể chế chính trị của mỗi quốc gia NN ViệtNam phân chia lãnh tổ của mình thành 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và thành phố trựcthuộc trung ương (58 tỉnh và 5 thành phố)

- NN cĩ chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia cĩ nội dung chính trị, pháp lý thể hiện

quyền độc lập tự quyết về những chính sách đối nội và đối ngoại khơng phụ thuộc vào cácyếu tố bên ngồi Chủ quyền quốc gia là thuộc tính khơng thể chia cắt của NN

Nếu thiếu đặc trưng này thì khơng được gọi là NN

Ví dụ: Trên thế giới cĩ một số vùng lãnh thổ dân cư rất đơng đúc và cĩ tiềm lực kinh tế rấtmạnh, điển hình là Đài Loan hiện nay hay Hồng Kơng, Macao trước kia, khơng được gọi là

NN Để được xác định là một quốc gia hay một NN thì NN đĩ phải đảm bảo 3 yếu tố: lãnhthổ - dân cư – chủ quyền Trước năm 1945, trên bản đồ thế giới khơng cĩ nước Việt Nam

mà chỉ là xứ An Nam vì cịn đang nằm dưới ách đơ hộ của thực dân Pháp Pháp chia xứ AnNam thành 3 kỳ: bắc kỳ, Trung kỳ và nam kỳ Mọi vấn đề đối nội, đối ngoại do người Phápquyết định

- NN ban hành PL và thể hiện sự quản lý bắt buộc của mình đối với mọi cơng dân.

Với tư cách là người đại diện chính thức của tồn bộ xã hội, NN là chủ thể duy nhất cĩquyền ban hành PL và quản lý xã hội trênc ơ sở hệ thống PL do mình ban hành PL do NNban hành cĩ tính bắt buộc chung, mọi cơng dân đều phải tơn trọng và thực hiện theo PL.Các tổ chức khác trong xã hội chỉ được quyền ban hành các thể lệ, điều lệ, quy chế,… vànhững thể lệ đĩ chỉ cĩ hiệu lực điều chỉnh trong nội bộ tổ chức đĩ

Ví dụ: Điều lệ Đảng CSVN chỉ cĩ hiệu lực điều chỉnh đối với trên 3 triệu đảng viên, cịnnhững người khác trong xã hội thì khơng điều chỉnh được Thế nhưng, khi một quy phạm xã

hội ban hành (chẳng hạn như: “người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đĩ hoặc đối với người thân thích của người đĩ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ”) thì bất kỳ ai, cĩ xuất xứ

như thế nào, thuộc dân tộc nào,… cũng phải tuân theo Điều 12 - HP 1992 đã quy định:

“Nhà nước quản lý xã hội bằng PL, khơng ngừng tăng cường pháp chế XHCN Các cơ quan

NN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cơng dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến Pháp, PL, đấu tranh phịng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và PL Mọi hành động xâm phạm lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của cơng dân đều bị xử lý theo PL”.

NN nào thì cĩ PL của NN ấy Tất cả những người vi phạm phải chịu những chế tài tươngứng theo quy định của PL PL của NN CHXHCN Việt Nam tuân thủ nguyên tắc chung củaquốc tế nhưng vẫn độc lập trong việc ban hành các quy phạm PL của mình Chúng ta thấy ởtrường hợp Lê Cơng Định, khi NN ta xem xét và kết tội chống phá chính quyền thì dư luậnthế giới đã cho rằng VN mất dân chủ, vi phạm nhân quyền Thật ra đây là luận điệu xuyêntác của các thế lực thù địch, chống phá Nhìn lại sự kiện 11/9/2001 ở Hoa Kỳ, từ đĩ, Chínhphủ Hoa kỳ đã liên tiếp phát động nhiều cuộc chiến tranh vơ lý với lý do là chống khủng bố,bảo vệ quốc gia mình Thế thì tại sao VN khơng cĩ quyền xử lý những kẻ chống phá chínhquyền để bảo vệ đất nước Nếu NN ta không có đặc trung này thì nước ta dễ bịxiêu lòng

- NN quy định và thực hiện viêc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số

lượng và thời hạn bắt buộc trước

NN là chủ thể quy nất được đặt ra các loại thuế và tiến hành thu thuế để phục vụ cho nhucầu về phương diện kinh tế Bất kỳ một tổ chức nào khác trong xã hội đều khơng cĩ quyền

Trang 30

này Chúng ta nhận thấy, NN xây dựng một hệ thống các cơ quan NN thực hiện việc quản lý

xã hội, do đĩ chính NN phải nuơi sống bộ máy giúo việc đĩ của mình Hơn nữa NN cịnphải chăm lo đến những cơng việc chung của tồn xã hội Vì vậy, NN huy động các nguồnvốn trong xã hội thơng qua việc đặt ra các loại thuế và tiến hành thu thuế Tồn bộ số tiềnthu được nhập về ngân sách NN và được tính tốn chi tiêu , trang trải cho tồn bộ các hoạtđộng trong xã hội

Ở Việt Nam, chỉ cĩ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hoặc UBTVQH mới cĩ quyềnban hành các đạo luật thuế và pháp lệnh về thuế Sau đĩ, giao nhiệm vụ cho cơ quan thuế vàcác cơ quan cĩ liên quan tiến hành thực hiện việc thu thuế và quản lý việc thực hiện nghĩa

vụ thuế của mọi cơng dân

Những đặc điểm trên nói lên sự khác nhau giữa NN với các tổ chức

CT-XH khác, đồng thời cũng phản ánh vai trò và vị trí của NN trong CT-XH có g/c

Câu 5: Bản chất và những đặc tính cơ bản của NN CHXHCN VN

1 Đặt vấn đề:

Ở Việt Nam, tháng Tám năm 1945, nắm vững thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng đồngminh, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã phát động nhân dân ta vùng dậy làmcách mạng tháng Tám thành cơng, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa - NN cơng nơngđầu tiên ở Đơng Nam châu á

Ngay từ khi mới ra đời, NN cộng hịa non trẻ đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chín nămchống thực dân Pháp, năm 1954 miền Bắc được giải phĩng, miền Nam vẫn tiếp tục cuộckháng chiến chống xâm lược và đấu tranh giải phĩng miền Nam, thống nhất đất nước.Trong điều kiện đĩ chính quyền dân chủ nhân dân ở nước ta đã làm nhiệm vụ lịch sử củachuyên chính vơ sản

Tháng 4/1975 đất nước hồn tồn giải phĩng, Việt Nam bước sang một giai đoạn pháttriển mới - giai đoạn cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Ngày nay, trước những thửthách lớn lao của thời đại, với đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra và được thểchế hĩa trong Hiến pháp năm 1992, NN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đangtừng bước đổi mới, vượt qua khủng hoảng, vững chắc đi lên theo định hướng xã hội chủnghĩa vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội cơng bằng văn minh

2 Bản chất của NN.CHXHCNVN

NN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mơ hình đã được tìm tịi,sáng tạo dựa trên cơ sở của lý luận khoa học nĩi trên Nhưng đồng thời, bên cạnh những

“cái chung”, bản chất NN Việt Nam cịn thể hiện những nét riêng

Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi theo nghị quyết 51/QH quy định về bản chất của NN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam: “NN CHXH CNVN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp cơng nhân với cấp nơng dân và đội ngũ trí thức” Bản chất của NN ta là:

2 về những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới đã nêu nhiệm vụ thứ 7: « xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân » Tiếp theo các Đại hội VIII, IX, Đảng

đã khẳng định tinh thần quan điểm này Văn kiện đại hội X khẳng định “ Nhà nước ta là cơng cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của

Trang 31

dân, do dân, vì dân quyền lực nhà nước là thống nhất, cĩ sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

NN pháp quyền là NN tuyên bố và thừa nhận trên thực tế NN nĩi chung và tất cả các cơquan, cũng như những người cĩ chức vụ bị ràng buộc bởi pháp luật tức là hoạt động trên cơ

sở các đạo luật và để chấp hành pháp luật

NN pháp quyền là NN mà trong đĩ các đạo luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan

trọng nhất, đồng thời bảo đảm được tính tối cao của Luật đối với các văn bản quy phạm

khác

Như vậy Nhà nước pháp quyền là mục tiêu mà nhân dân ta đang xây dựng Điều 2 Hiếnpháp ghi nhận, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước phápquyền khơng phải là một kiểu nhà nước riêng biệt, cao hơn nhà nước XHCN, mà nĩ là thuộctính cần cĩ của bất cứ nhà nước nào muốn tồn tại một cách bền vững Với ý nghĩa đĩ, nĩcũng là thuộc tính cần cĩ của nhà nước CHXHCN Việt Nam CNXH khơng cản trở, khơngmâu thuẫn việc xây dựng nhà nước pháp quyền mà ngược lại nĩ cần nhà nước pháp quyền,

vì đĩ là điều kiện để thể hiện mình là một xã hội văn minh, do nhân dân làm chủ

Nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng thể hiện ở các đặc trưng sau:

+ Đĩ là nhà nước của dân do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, cĩ sự phân cơng rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan NN trong việc thực hiện hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Khác với NNPQ Tư sản, trong NNPQ Việt Nam không có sự phân lập quyền lực NNvà đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực Quyền lực trong nhà nước pháp quyềnXHCN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Nguyên tắc tập trung dân chủ được quántriệt trong việc quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước.Quốc hội nước Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của dân và cũng là cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất của nước cộng hoà XHCN Việt Nam)

Các cơ quan Xét xử của nhà nức pháp quyền Việt Nam được tổ chức theo nguyêntắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Đảng và nhà nước ta luôn đổimới hệ thống tư pháp, đào tạo cán bộ tư pháp nhất là chuyển Thẩm phán từ chế độ bầusang chế độ bổ nhiệm Bộ luật tố tụng hình sự quy định trong nguyên tắc tố tụng làtrong hoạt động xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử thẩm phán và hộithẩm nhân dân ngang quyền nhau …

+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật, đảm bảo cho Hiếnpháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội

+ Nhà nước tơn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân; nâng cao trách nhiệmpháp lý giữa Nhà nước và cơng dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷluật

+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản VN lãnh đạo đồngthời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 32

+ Nhà nước của nhân dân là Nhà nước mà ở đó tất cả hoạt động của các cơ quan nhà

nước, tổ chức xã hội cũng như của các công dân đều do nhân dân quyết định (nhân dân làngười làm chủ đất nước) Thể hiện qua những phương diện cụ thể sau:

Nhà nước là NN của đại đa số dân cư trong XH bao gồm giai cấp công nhân và nhân dândân lao động Sứ mạng của NN là chuyên chính vô sản NN thực sự dân chủ với đại đa sốnhân dân lao động và trấn áp đối với g/cấp bóc lột và là tàn dư trước đây NN không chỉ là

bộ máy cưỡng chế mà nó còn là một t/chức thay mặt nhân dân quản lý nền kinh tế XH NN luôn giữ vai trò tích cực, sáng tạo, là công cụ để xây dựng 1 XH nhân đạo, công bằng

và bình đẳng

Đảng ta đã chỉ rõ “…xây dựng CNXH ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một XH nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của ĐCSVN, một lần nữa khẳng

định: “Thực hiện dân chủ XHCN, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân là nghĩa

vụ quan trọng hàng đầu và cũng là bản chất tốt đẹp của NN ta”.

+ Nhà nước do nhân dân tức là các cơ quan nhà nước đều do nhân dân thành lập ra một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thông qua

lá phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp - là người đại diện cho ý chí và nguyệnvọng của mọi tầng lớp nhân dân lao động Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thôngqua các hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan NN Kiến nghị, khiếu nạinhững việc làm sai trái của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền của NN làm ảnh hưởng đếnquyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân (Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra; Chính phủ donhân dân gián tiếp bầu ra…)

+Nhà nước vì nhân dân: Tức là một nhà nước mà hoạt động của các cơ quan nhà nước đều

hướng tới một mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân Hay nói cách khác là Nhà nước màmục tiêu tối thượng trong hoạt động của NN là bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân laođộng Điều này được thể hiện ở nhà nước ta ở chỗ mặc dù quyền lực nhà nước là thuộc vềtoàn thể nhân dân, nhưng giai cấp lãnh đạo vẫn là giai cấp công nhân, mà nền tảng là liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

NN CHXHCNVN là NN của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng là người sánglập ra NN, mọi hoạt động của NN đều nhằm phục vụ cho nhân dân Chính vì vậy Nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Điều nàythể hiện: quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, bộ máy NN do nhân dân thành lập nên vàmọi hoạt động của NN đều nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn XH

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định :

“ NN ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là NN pháp quyềncủa dân, do dân, vì dân Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các

cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp NN quản lý xãhội bằng pháp luật”

Như vậy, tính nhân dân và quyền lực nhân dân là cái cơ bản, xuyên suất, thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài ra, bản chất NN ta còn được biểu hiện cụ thể ở những đặc trưng cơ bản sau đây:

3 Đặc tính cơ bản của NN CHXHCN Việt Nam:

- NN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một NN dân chủ thực sự, có tính xã hội rộng rãi:

Dân chủ: thường dùng trong chế độ chính trị, tức là quyền lực tối cao thuộc về nhân dân,

do nhân dân thực thi (nhân dân là chủ thể của quyền lực )

Trang 33

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo, đảm bảo cơng bằng xãhội, NN Việt Nam đã quan tâm một cách đặc biệt và tồn diện tới việc giải quyết các vấn đềcủa tồn xã hội Ví dụ: Xây dựng cơng trình phúc lợi, giải quyết vấn đề bức xúc nhất của xãhội… và khơng ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Điều 3 Hiến pháp nước ta đã chỉ rõ ‘NN bảo đảm và khơng ngừng phát huy quyền làm chủ

về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh, mọi người cĩ cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, cĩ điều kiện phát triển tồn diện; nghiêm từ mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân".

Trở lại lịch sử hình thành và phát triển của nước CHXHCN VN cĩ thể nhận thấy: Nhữngthiết chế nhà nước đầu tiên ra đời đã dựa trên cơ sở của dân chủ: Các hình thức Quốc dânđại hội để bầu ra chính phủ lâm thời; tổng tuyển cử để bầu Chủ tịch nước và đại biểu Quốchội những năm đầu tiên sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng; sự ghi nhận chính thứctrong Hiến pháp 1946, 1959, 1980, và 1992 về xác định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân

đã khẳng đính rõ mục tiêu và những bước phát triển của chế độ dân chủ của nước ta

Cĩ thế nĩi dân chủ là một chế độ chính trị, vừa là quyên tham gia quản lý nhà nước và xã

hội của nhân dân, là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội, trong đĩ cĩ quyền của mỗi

cá nhân; coi trọng cả dân chủ về chính trị, dân chủ về kinh tế và dân chủ trên các lĩnh vực

tư tưởng, văn hĩa xã hội

NN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một NN dân chủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là một kiểu NN xã hội chủ nghĩa nên cũng là NN dân chủ Tuy nhiên, bên cạnhcái chung đĩ, NN Việt Nam cĩ những cái riêng khác Bản chất dân chủ của NN ta thể hiệnmột cách tồn diện, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hĩa và xã hội

+Trong lĩnh vực kinh tế:

NN thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, tạo ra những điều kiện làm chonền kinh tế đất nước cĩ tính năng động, xây dựng quna hệ sản xuất phù hợp với tính chất vàtrình độ phát triển của LLSX

NN chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu vàhình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế đều cĩ thể hoạt độngtheo cơ chế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh hợp tác và cạnh tranh với nhau và đều bìnhđẳng trước pháp luật

=> Để thực hiện chủ trương dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước ta đã chútrọng giải quyết vấn đề căn bản mang tính nguyên tắc là bảo đảm lợi ích kinh tế củangười lao động, coi đó là động lực, đồng thời là mục tiêu của dân chủ hóa Tuy nhiên lợiích vật chất (kinh tế) luôn phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các lợi ích chínhtrị, tư tưởng, văn hóa, xã hội Đồng thời, lợi ích cá nhân phải hài hòa với lợi ích của tậpthể và xã hội

Đ15 HP92 “NN thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền ktế thị trườg định hướng XHCN Cơ cấu ktế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu tồn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đĩ sở hữu tồn dân,

sở hữu tập thể là nền tảng”

+ Trong lĩnh vực chính trị:

NN tạo cơ sở pháp lý vững chắc, trong đĩ quy định tất cả các quyền tự do, dân chủtrong sinh hoạt chính trị, bảo đảm cho người dân được làm chủ về mặt chính trị Ví dụ: Hiếnpháp quy định các quyền tự do, dân chủ cơ bản của cơng dân; Luật bầu cử…

NN xác lập và thực hiện cơ chế dân chủ đại diện thơng qua chế độ bầu cử và bãi miễn

đại biểu nhân dân vào các cơ quan dân cử Đ6 HP “Nhân dân sdụng qlực NN thơng qua Quốc hội và HĐ ND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm truớc nhân dân”.

Trang 34

Bên cạnh đĩ, nhà nước chú trọng thiết lập và bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ dân chủtrực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực sự vào cơng việc quản lý NN, quản lý xãhội; tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị, thảo luận một cách dân chủ, bìnhđẳng vào các vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách, các dự thảo văn

bản pháp luật quan trọng làm cho nhân dân thực sự là chủ thể của những chủ trương,

chính sách, pháp luật đó chứ không phải chỉ là những người phục tùng một chiều

Hiến pháp của Việt Nam ghi nhận tồn bộ các quyền chính trị, xã hội và quyền tự do cánhân, tự do ngơn luận, báo chí, hội họp, mít tinh, lao động, học hành, nghỉ ngơi, tự do tín

ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở, tự do đi lại và bảo đảm cho tất cả cơng

dân được hưởng các quyền đĩ Điều đĩ phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩaViệt Nam, coi mục đích và động lực chính của sự phát triển dân chủ là vì con người, do con

người Ví dụ: Đ69 “CD cĩ q tự do ngơn luận, tự do báo chí, cĩ q được thơng tin; cĩ quyền hội họp, lập hội Đ70 “ CD cĩ q tự do tín ngưỡng tơn giáo, theo họăc ko theo 1 tơn giáo nào Kơ ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tơn giáo hoặc lợi dụng tín ng tơn giáo để làm trái PL và CS của NN”

Nhà nước Việt Nam là nhà nước gần dân và thân dân Nhà nước luơn coi trọng việclắng nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tốcáo của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia gĩp ý kiến xây dựng đất nước

Nhà nước kiên quyết ngăn chặn và xử lý mọi biểu hiện dân chủ cực đoan, gây rối làmmất ổn định tình hình chính trị, xâm hại đến lợi ích quốc gia và các quyền chính trị của nhândân

Ví dụ: Một số tội danh được quy định trong BLHS năm 1999 như Lạm dụng chức vụquyền hạnh CĐTS, nhận hối lộ…

=> Để bảo đảm thực hiện quá trình dân chủ hóa và phát huy quyền làm chủ của nhândân, nhà nước luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ phải tôn trọng sự kiểm tra, giám sát củanhân dân, đẩy mạnh và không ngừng đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, thamnhũng trong bộ máy nhà nước, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật và không có ngoại lệđối với bất cứ ai có hành vi vi phạm

+ Trong lĩnh vực tư tưởng văn hĩa và xã hội

NN chủ trương tự do tư tưởng và giải phĩng tinh thần nhằm phát huy mọi khả năng củacon người Ví dụ, Điều Đ31 HP “NN tạo đk để cd phát triển tồn diện, giáo dục ý thức cơngdân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pl”

NN quy định các quyền tự do trong lĩnh vực văn hố tư tưởng và bảo đảm cho mọingười thực hiện các quyền đĩ như tự do ngơn luận, tính ngưỡng, nghỉ ngơi, lao động…Đ69

“CD cĩ q tự do ngơn luận, tự do báo chí, cĩ q được thơng tin; cĩ quyền hội họp, lập hội ” NN chủ trương tự do tư tưởng, tuy nhiên cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng tự do, dân chủ để làm tổn hại lợi ích quốc gia, lợi ích dân dộc: Đ33 HP “ Nghiêm cấm những họat động văn hĩa thơng tinlàm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách đạo đức và lối sống tốt đẹp của người VN” CD cĩ q tự do tín ngưỡng tơn giáo nhưng ko dc lợi dụng tơn giáo để làm trái qd của pl Đ70 “ CD cĩ q tự do tín ngưỡng tơn giáo, theo họăc ko theo 1 tơn giáo nào Kơ ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tơn giáo hoặc lợi dụng tín ng tơn giáo để làm trái PL và CS của NN”.

Hệ tư tưởng quán xuyến trong tồn bộ quá trình này là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và hệ quan điểm đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra Nguyên tắc cơbản để thực hiện dân chủ, phát huy quyền lực NN và quyền làm chủ của nhân dân là bảođảm sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và tồn bộ hệ thống chính trị

- NN thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam

NN Cộng hịa XHCN Việt Nam trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình đều coi "đại đồn kết dân tộc" là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ, phát huy quyền lực

Trang 35

nhân dân, bảo đảm cơng bằng XH, đồng thời là cơ sở để tạo ra sức mạnh của một NN thốngnhất Nhà nước ta là nhà nước thống nhất của 54 dân tộc anh em.

Chính sách đại đồn kết dân tộc thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản của Nhà nước ViệtNam:

+ Một là, xây dựng một cơ sở pháp lý vững vàng cho việc thiết lập và củng cố khối đại

đồn kết dân tộc, tạo điều kiện cho mỗi dân tộc đều cĩ thể tham gia một cách tích cực nhấtvào việc thiết lập, củng cố và phát huy sức mạnh và quyền lực nhà nước

Điều này được thể hiện rõ trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và các văn bản

pháp luật quan trọng khác, như Đ5 “NN CH XHCN VN là NN thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN NN thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”

+ Hai là, NN tổ chức thực hiện trong các hoạt động cụ thể của mình và của tồn bộ hệ thống chính trị để đảm bảo nguyên tắc đồn kết dân tộc.Tất cả các tổ chức Đảng, NN, Mặt trận tổ quốc, Cơng đồn, Đồn thanh niên đều coi việc thực hiện chính sách đồn kết dân

tộc, xây dựng NN Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổchức mình

Ví dụ: Tất cả các tổ chức của hệ thống chính trị đều coi viêc thực hiện chính sách đồn kếtdân tộc, xây dựng NN thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chứcmình

+ Ba là, trong khi tổ chức thực hiện, nhà nước luơn chú trọng việc ưu tiên đối với các dân tộc ít người, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các dân tộc tương trợ giúp đỡ

lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hịa hợp, đồn kết, vì mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội cơng bằng văn minh Đ5 “NN thực hiện CS phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống VC và TT của đồng bào dân tộc thiểu số”

+ Bốn là, chú ý tới điều kiện, hồn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, tơn trọng

các giá trị văn hĩa tinh thần, truyền thống của mỗi dân tộc, xây dựng bản sắc riêng của dântộc Việt Nam với đầy đủ tính phong phú mà vẫn bảo đảm sự nhất quán và thống nhất

Ví dụ: Các chính sách xây dựng miền núi, ưu tiên đầu tư, ưu tiên chính sách đi học

- NN VN thể hiện tính xã hội rộng rãi:

Khác với các nhà nuớc khác, nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện rõ tính giaicấp của mình (là NN mà nền tảng là liên minh g/cCN với nông dân và độingũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng) nhưng mặt khác, nó lại thể hiện tínhchất XH rất rộng rãi

Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh nên NN Việt Nam đã thực hiện các chính sách XH vì lợiích của tất cả các tầng lớp trong XH: như chính sách phúc lợi XH, đầu tư cho phịng chốngthiên tai, vấn đề chế độ y tế, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, giúp đỡ người bà cơđơn trẻ em mồ cơi, chống tệ nạn XH…

Nhà nước không những chỉ đặt ra cơ sở pháp lý mà còn thực hiện việc đầu tư thỏađáng cho việc giải quyết các vấn đề xã hội Đồng thời coi việc giải quyết các vấn đềnày là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và của Nhà nước nói chung

- NN thực hiện đường lối đối ngoại hịa bình, hợp tác và hữu nghị.

Bản chất của NN CHXHCN VN khơng chỉ thể hiện trong các chính sách đối nội mà cịnthể hiện cả trong chính sách đối ngoại:

Phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" thể hiện một

đường lối ngoại giao mở của NN ta

Điều 14 Hiến pháp 1992 đã khẳng định:

"Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thê' giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chí quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

Trang 36

nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi , tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiên bộ xã hội".

Tĩm lại của câu:

Những đặc điểm có tính bản chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong các điều kiện hiện tại đã được thể hiện cụ thể trong các nhiệm vụ, chứcnăng của nhà nước và được pháp luật quy đính một cách chặt chẽ, đồng thời được phảnánh trong tổ chức và hoạt động thực tiễn của Nhà nước ta Đương nhiên, để có thể đáp

ứng đầy đủ các nhu cầu, đòi hỏi để bảo đảm giữ vững và phát huy bản chất của "nhà nước của dân, do dân và vì dân", Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn

cần phải tiếp tục đổi mới nhiều mặt, cải tổ sâu sắc từ cơ cấu tổ chức đến hình thức vàphương pháp hoạt động phù hợp với các quy định của luật pháp để từng bước xây dựngvà phát triển thành nhà nước pháp quyền Vìệt Nam

(cần thì lấy)

NN cộng hồ XHCN việt Nam là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp cơngnhân với cấp nơng dân và tầng lớp trí thức

Trong giai đoạn hiện nay để phát huy quyền làm chủ của nhân dân thể hiện được bản chấtnhân dân sâu sắc, Nhà nước “cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyêntắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân quyền lực nhà nước là thống nhất, cĩ

sự phân cơng phối hợp giữa các cơ quan trong quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Hồnthiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong các văn bản quyphạm pháp luật Xây dựng và hồn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp

pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan cơng quyền” (Văn kiện Đại hội X)

*Ý nghĩa của quy định trên trong việc đảm bảo nền dân chủ XHCN:

Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của cơng cuộc đổi mới, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bĩ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiệnđường lối chính trị của Đảng Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân Nhân dân khơng chỉ cĩ quyền màcịn cĩ trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước

Chúng ta chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đĩ cán bộ, đảng viên và cơng

chức phải thật sự là cơng bộc của nhân dân, đặt mình dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

-Đây là cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền lực của mình

-Thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước ta

-Đề cao, tơn vinh vị trí của nhân dân, người chủ thực sự của đất nước

CHUYÊN ĐỀ 2: CHỨC NĂNG CỦA NN XHCN

CÂU 6: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

Nhiệm vụ của NN là mục tiêu mà NN cần đạt tới, là những vấn đề cần đặt ra mà NN phảigiải quyết Để đạt được nhiệm vụ của NN, NN cần chia ra những nhiệm vụ cụ thể và đểthực hiện được các nhiệm vụ cụ thể này NN xác định các hoạt động cơ bản cũng như nhữngphương hướng thực hiện nhiệm vu Những mặt hoạt động của NN để đạt được mục đích của

NN gọi là chức năng

1 - Chức năng của NN : Là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của NN nhằm thực

hiện những nhiệm vụ đặt ra trước NN.

Trang 37

Chức năng của NN được xác định xuất phát từ bản chất của NN, do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp của xã hội quyết định.

+ Chức năng của NN được quy định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế và xã hội (kếtcấu giai cấp):

V

í dụ : Các nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản

xuất và bóc lột nhân dân lao động cho nên chúng có những chức năng cơ bản như bảovệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đàn áp sự phản kháng và phong trào cách mạngcủa nhân dân lao động, tổ chức, tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng ảnh hưởng

và nô ḍch các dân tộc khác Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu

xã hội chủ nghĩa, là công cụ để bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng lao động, vìvậy chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của nhà nước bóc lộtcả về nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện

+ Chức năng của NN do các cơ quan NN–bộ phận hợp thành của BMNN thực hiện

+ Các chức năng NN cĩ quan hệ mật thiết với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất

- Phân loại chức năng :

Trong khoa học pháp lý, việc phân loại cac chức năng cụ thể của NN được thực hiện theonhiều cách khác nhau, với những căn cứ khác nhau Như:

Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền lực NN, ta cĩ: chức năng lập pháp, chức nănghành pháp, chức năng tư pháp

Căn cứ vào vị trí vai trị từng hoạt động của NN ta phân chia chức năng NN thành hailoại: chức năng cơ bản và chức năng khơng cơ bản

Căn cứ vào thời gian hoạt động cĩ chức năng lâu dài và chức năng tạm thời (trước mắt).Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của NN, ta cĩ: chức năng kinh tế, chức năng XH…

Cĩ thể phân loại chức năng NN thành nhiều loại nhưng thơng thường căn cứ vào đối tượngtác động của chức năng là trong nội bộ của quốc gia (Đối nội) hay đối với các quốc gia hay

tổ chức nước ngồi (đối ngoại) mà chức năng chia thành hai loại: Đối nội và đối ngoại + Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của NN trong nội bộ đất nước Ví

dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp phần tử chống đối …

+ Chức năng đối ngoại: Thể hiện vai trị của NN trong quan hệ với các NN và dân tộc

khác Vdụ: chống ngoại xâm bên ngồi; hợp tác quốc tế…

Chức năng đối nội và đối ngoại cĩ quan hệ mật thiết, hỗ trợ, tác động lẫn nhau Trong đĩ

chức năng đối nội giữ vai trị chủ đạo, cĩ tính chất quyết định đối với chức năng đối ngoại.Việc xác định và thực hiện chức năng đối ngoại luơn phải xuất phát từ tình hình thực hiệnchức năng đối nội Thực hiện chức năng đối nội hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thực hiệntốt chức năng đối ngoại Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại tốt sẽ gĩp phầntích cực đến việc thực hiện đối nội

- Hình th ứ c và ph ươ ng pháp thực hiện chức năng NN:

Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, các NN khác nhau sử dụng những hình thức

và phương pháp khác nhau

Nhìn chung cĩ 3 hình thức cơ bản đĩ là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật,

bảo vệ pháp luật Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động nàycũng có những đặc điểm khác nhau Ngồi ra, cịn cĩ các hình thức khơng hoặc ítmang tính pháp lý như: tổ chức trực tiếp, tác nghiệp vật chất-kỹ thuật…

Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện

các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́n chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng

rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước Ngượclại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng

Trang 38

chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục Các chức năngvà nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước (xem thêm trang109-110, Đề cương bài giảng NN của ĐH Luật TPHCM).

- Phân biệ t ch ứ c n ă ng c ủ a b ộ máy NN và ch ứ c n ă ng c ủ a m ỗ i c ơ quan NN c ụ th ể

BMNN là hệ thớng các cơ quan từ trung ương đến địa phương, bao gờm nhiều loại cơquan như cơ qaun lập pháp, hành pháp, tư pháp… Tồn bộ hoạt đợng của bợ máy nhằmthực hiện các chúa năng của NN phục vụ cho lợ i ích của giai cấp thớng trị Bộ máy NNgờm nhiều cơ quan, mỡi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng, phù hợp vớiphạm vi, quyền hạn được giao Vì vẫy cần phân biệt chức năng của bộ máy NN và chứcnăng của mỗi cơ quan NN cụ thể:

+ Chức năng NN là phương diện hoạt động chủ yếu của tồn thể BMNN, trong đĩ mỗi cơquan khác nhau của NN đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau

+ Chức năng của mỗi cơ quan cụ thể chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơquan đĩ nhằm gĩp phần thực hiện nhiệm vụ chung của NN

Ví dụ: Phân tích chức năng của Bộ cơng an để chứng minh

Tĩm lại, Chức năng NN là những phương diện hoạt động chủ yếu của NN nhằm để thựchiện những nhiệm vụ đặt ra trước NN Mỗi kiểu NN có bản chất riêng nên chức năng củacác cơ quan NN thuợc mỡi kiểu NN cũng khác nhau; việc tở chức bợ máy để thực hiện cácchức năng đó cũng có những đặc điểm riêng Vì vậy khi nghiên cứu các chức năng của NNvà BMNN phải xuất phát từ bản chất NN trong mỗi kiểu NN cụ thể

CÂU 7: CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NN XHCN

1/ Khái niệm:

Chức năng của NN xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động cơ bản của NN thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ của NN trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ chủ yếu để thiết lập và tổ chức thực hiện dânchủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Bản chất, nội dung của chủ nghĩaxã hội quyết định các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong mỗi giaiđoạn cách mạng cụ thể Nội dung, nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa rất rộngvà phức tạp, do đó những chức năng của nhà nước cũng rất phong phú và đa dạng Chứcnăng nhà nước là một khái nhiệm quản lý, trong đó nội dung, mục đích của quản lý nhànước được biểu hiện một cách cụ thể Vì vậy có thể nói, các chức năng của nhà nước là

những "con kênh" thông qua đó hoạt động quản lý của nhà nước được thực hiện.

Về nguyên tắc, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có những chức năng giống nhau.

Nhưng do mỗi nước có những đặc điểm và hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau chonên trong mỗi nước các chức năng của nhà nước cũng có những đặc điểm khác nhau vềmức độ, phạm vi, tầm quan trọng và phương pháp tổ chức thực hiện

Trong quá trình phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc vào tình hình thựctiễn của cách mạng mỗi nước, các chức năng của nhà nước sẽ có những thay đổi nhấtđịnh và có thể xuất hiện những chức năng mới

2/ Các chức năng đối nội:

a Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế:

Tổ chức và quản lý NN về kinh tế là sự quản lý đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực NN, thơng qua pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, cơ chế, lực lượng vật

chất trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế

Trang 39

- Tai sao cĩ chức năng tổ chức và quản lý kinh tế:

Xuất phát từ bản chất của NN xã hội chủ nghĩa là một NN khơng chỉ nắm quyền lực chínhtrị mà cịn nắm quyền lực kinh tế (chủ sở hữu các tư liệu kinh tế) Đồng thời xuất phát từnhiệm vụ của NN xã hội chủ nghĩa là tổ chức xây dựng xã hội mới nên NN xã hội chủ nghĩa

cĩ chức năng tổ chức và quản lý kinh tế

Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt, nhưngrất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn các vấnđề có tính quy luật của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ

- Nội dung của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế?

+ Địi hỏi NN phải xây dựng hệ thống pháp luật – mơi trường pháp lý phục vụ cho tổ chức

và quản lý kinh tế cĩ hiệu quả Hệ thống đĩ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy nhữngnguồn lực của XH cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranhlành mạnh, cơng khai, minh bạch, cĩ trật tự, kỹ cương

+ Cĩ những chính sách, phương pháp và biện pháp tác động phù hợp để thúc đẩy sự phát

triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Phương pháp tác động của NN đối với kinh tế khơng

cịn là các biện pháp hành chính mệnh lệnh, mà là bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách + Cơng tác kế hoạch hĩa, xây dựng và hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và cơ

chế quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa Định hướng sự phát triển kinh tế trên cơ sở tơn trọngcác nguyên tắc của thị trường Đổi mới căn bảnquy hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đamọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia pháttriển kinh tế - XH

+ Hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - XH quan trọng, hệ thống

an sinh XH

- Tổ chức và quản lý kinh tế và chức năng cơ bản của bất kỳ NN xã hội chủ nghĩa nào.Tuy nhiên vì đặc điểm và hồn cảnh cụ thể của mỗi nước khơng giống nhau, nên việc thựchiện chức năng này của mỗi nước cĩ thể khơng giống nhau

- Một số nội dung chức năng tổ chức quản lý kinh tế của CHXHCN Việt Nam:

+ Sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, bảođảm cho nền kinh tế phát triển ổn định

+ Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thànhphần kinh tế Viêc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất,chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa làm cho nĩ thật sự mang bản chất xãhội chủ nghĩa, phù hợp với mỗi bước của lực lượng sản xuất

+ Pháp huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế

xã hội của đất nước

+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

b Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trấn áp sự phản kháng của giai cấp bĩc lột đã bị lật đổ và âm mưu phản cách mạng khác.

- Đây là chức năng hết sức quan trọng, nhất là giai đoạn đầu sau khi cách mạng thành cơng.

+ Mặc dù sau cách mạng, các giai cấp bĩc lột đã bị lật đổ chính quyền đã về tay nhân dân,nhưng do bản chất phản động và trên thực tế giai cấp bĩc lột vẫn cịn giữ được trong một

thời gian nhất định một số ưu thế nhất định (điều kiện sinh hoạt giàu cĩ, học vấn, kinh

nghiệm quản lý và nghệ thuật quân sự…) nên chúng luơn tìm mọi cách để phản kháng lạimột cách lâu dài, dai dẳng và liều mạng…

+ Thế lực đế quốc và phản động quốc tế luơn tìm mọi cách để tấn cơng và làm suy yếu

CNXH, nuơi dưỡng và khuyến khích bọn phản cách mạng tiến hành các âm mưu phá hoại

và bạo loạn gây rối an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội Vì vậy, nhà nước xã hội

chủ nghĩa phải thực hiện tốt chức năng trấn áp mọi sự phản kháng của các

Trang 40

giai cấp bóc lột và mọi âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng để giữvững chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội Việc thực hiện chức năng này phải được tiến hành một cách kiên quyết, không khoan nhượng, mơ hồ.

+ Để thực hiện chức năng này nhà nước xã hội chủ nghĩa phải không ngừng tăng cường sức mạnh về mọi mặt, phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị XHCN Nước ta, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử từ khi

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay, đã là một thực tiễn sinhđộng để chứng minh nguyên lý nói trên

- Thực hiện chức năng này địi hỏi:

+ NN phải ban hành hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ

c Chức năng tổ chức và quản lý văn hố, giáo dục, khoa học và cơng nghệ:

** Vì sao cĩ chức năng này:

+ Xuất phát từ bản chất của nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân

và vì dân, chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ làmột trong những chức năng quan trọng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của nhà nướctrên ba lĩnh vực nhằm:

Nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới,lối sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa

Bồi dưỡng nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xâydựng đất nước

Khuyến khích sự phát triển của khoa học, công nghệ, quản lý và sử dụng có hiệuquả những thành tựu khoa học, kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thỏamãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, phần lớn các

cơ sở văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật đều là sở hữu toàn dân Vì vậy, nhà nước xãhội chủ nghĩa không những đề ra và cần phải tổ chức thực hiện chức năng tổ chức vàquản lý văn hóa, giáo dục và khoa học, mà còn có đủ điều kiện để thực hiện tốt chứcnăng đó

** Nội dung của chức năng này

Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ có nội dung rất rộng với những nhiệm vụ hết sức phong phú và phức tạp, thể hiện trên các mặt với

những vấn đề cơ bản là:

- Về văn hĩa:

+ Văn hĩa là nền tản tinh thần trên đĩ các mối quan hệ giữa các thành viên trong XH được xâydựng và phát triển; văn hĩa gắn liền với sự phát triển, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế,

ổn định chính trị và xã hội

Ngày đăng: 18/04/2014, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w