ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Nguyễn Thị Hiền Lương CẢM HỨNG NHẬN THỨC LẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (TRƯỜNG HỢP ĐẤT MỒ CÔI CỦA CỔ VIÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ V[.]
Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu về Cổ Viên - Tạ Duy Anh Đến nay, Cổ Viên - Tạ Duy Anh đã xuất bản gần 20 tập truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết, trong đó có nhiều tác phẩm được đánh giá cao như: Bước qua lời nguyền (tập truyện ngắn, 1989), Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992), Đi tìm nhân vật (tiểu thuyết, 2004), Thiên thần sám hối (tiểu thuyết, 2004) Do đó, trong hơn 30 năm qua, hồ sơ nghiên cứu về tác phẩm Tạ Duy Anh khá dày dặn với hàng chục bài báo, chuyên luận, luận án, luận văn Về bài báo, có thể kể đến: "Vài suy nghĩ về đổi mới tiểu thuyết nhân đọc Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh" (Hữu Đạt, 2009); "Vấn đề thể loại và ranh giới thể loại trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI" (Hoàng Cẩm Giang, 2009); "Thử nhận diện thể loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây" (Ngô Văn Giá, 2004); "Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác" (Việt Hoài, 2004); "Tạ Duy Anh và giã biệt bóng tối" (Trần Thiện Khanh, 2010); "Tạ Duy Anh - sự bế tắc của lối viết" (Phùng Gia Thế, 2009).
Nghiên cứu về Tạ Duy Anh ở cấp độ luận văn cao học tương đối phong phú Được một số luận văn có chất lượng như: "Yếu tố nghịch dị trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh" (Vũ Thị Thanh Hải, Luận văn thạc sĩ, 2009); Biểu tượng trong cấu trúc tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh (Đào Thị Bích Thủy, 2008) Ba luận văn cao học bảo vệ tại ĐHSP Hà Nội của Cao Tố Nga, Đoàn Thanh Liêm, Phạm Thị Bình đã được biên tập, tập hợp thành sách với tên gọi: "Phi lý, hậu hiện đại và trò chơi, nghiên cứu văn học, trường hợp
Tạ Duy Anh" (Nhà xuất bản Hội nhà văn 2012) Tác phẩm này nghiên cứu Tạ Duy Anh dưới góc nhìn lí thuyết văn học hậu hiện đại.
2.2 Nghiên cứu về Đất mồ côi
Do tác phẩm Đất mồ côi ra đời chưa lâu, nên những nghiên cứu về nó mới chỉ dừng lại ở những bài mang tính giới thiệu như: Về Đất mồ côi của Tạ Duy Anh" (Sương Nguyệt Minh), Đất mồ côi và góc nhìn khác" (Hoàn Nguyễn), Đất mồ côi - bản điều trần về bạo lực" (Văn Giá) Đất mồ côi là tiểu thuyết có nhiều nỗ lực cách tân trong lối viết và tư tưởng nhất của Tạ Duy Anh cho đến nay, do đó, tiểu thuyết này vẫn đang chờ đợi những nghiên cứu chuyên sâu hơn từ học giới.
Nhìn chung, những nghiên cứu tiêu biểu về Cổ Viên - Tạ Duy Anh tập trung vào các chủ đề: 1, sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh
(trần thuật, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật); 2, Tư tưởng thiện, ác, nhân tính trong trong tác phẩm của ông đặt trong bối cảnh thời hiện đại.
Về chủ đề "Tính phản tư" trong sáng tác Tạ Duy Anh, tôi nhận thấy vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức Theo hiểu biết của tôi, hiện mới chỉ có một nghiên cứu của Vương Thị Phương Linh có tên "Ý thức tự vấn trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh" (2009) nghiên cứu theo hướng này Luận văn của tôi nghiên cứu tính phản tư trong tiểu thuyết mới nhất của nhà văn là “Đất mồ côi”, hi vọng góp phần làm phong phú thêm cho lịch sử nghiên cứu về Cổ Viên - Tạ Duy Anh và một số nhà văn đương đại Việt Nam nói chung, hướng tiếp cận về tính phản tư trong sáng tác của ông.
Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng của tinh thần phản tư và bút pháp phản tư trong tiểu thuyết “Đất mồ côi”. Đánh giá về mức độ thành công cũng như một số hạn chế, khẳng định sự đóng góp của Cổ Viên trong khuynh hướng văn học phản tư ở Việt Nam hiện nay
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: phương pháp hệ thống xem xét những biểu hiện của tinh thần phản tư trong Đất mồ côi như một phần trong khuynh hướng phản tư của văn học Việt Nam hiện đương đại.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: phương pháp này dùng phân tích những đặc điểm nghệ thuật thể hiện cảm hứng nhận thức lại của tác giả.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: luận văn tiến hành so sánh cảm hứng phản tư trong ‘‘Đất mồ côi’’ với các tác phẩm trước đó của Cổ Viên và tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam hiện đại.
Đóng góp của luận văn
Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn chỉ ra đặc sắc của Đất mồ côi (một tác phẩm xuất hiện không lâu trên văn đàn và còn chưa được học giới tập trung nghiên cứu) về tư tưởng và nghệ thuật phản tư.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cho thấy một số đóng góp cũng như hạn chế của Cổ Viên trong khuynh hướng văn học phản tư ở Việt Nam hiện nay.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được tổ chức thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cổ viên - Tạ Duy Anh trong cảm hứng “nhận thức lại” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 2: Những bình diện cảm hứng“nhận thức lại” trong Đất mồ côiChương 3: Cảm hứng “nhận thức lại” trong Đất mồ côi nhìn từ phương diện nghệ thuật
CỔ VIÊN - TẠ DUY ANH TRONG KHUYNH HƯỚNG NHẬN THỨC LẠI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Đối thoại như một nguyên tắc trong tư duy của tiểu thuyết hiện đại
Sự xuất hiện của Tạ Duy Anh
1.3.1 Sáng tác của Tạ Duy Anh trước Đất mồ côi
Tạ Duy Anh sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như: truyện thiếu nhi, tản văn, kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết Tên tuổi Tạ Duy Anh được người đọc cả nước biết đến với các truyện ngắn: Bước qua lời nguyền, Bức tranh của em gái tôi Với truyện ngắn “Bước qua lời nguyền”, Tạ Duy Anh đã gây được tiếng vang trên văn đàn Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến coi họ Tạ như là người mở đầu cho “dòng văn học bước qua lời nguyền” Ngoài ra, truyện ngắn “Bức tranh của em gái” tôi đã đoạt giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong Các truyện vừa như: Hiệp sĩ áo cỏ, Những truyện không phải trong mơ cùng với tản văn "Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối" cũng thể hiện được chất riêng trong sáng tác của Tạ Duy Anh.
Ngoài truyện ngắn và tản văn, tiểu thuyết cũng là thành công khác của nhà văn Sau tiểu thuyết Khúc dạo đầu (1991) ít được biết đến, một số tiểu thuyết như: Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối
(2004), Giã biệt bóng tối (2008) gây được tiếng vang lớn và khẳng định tên tuổi Tạ Duy Anh trong nền văn học Việt Nam hiện đương đại Theo nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương, đặc sắc tiểu thuyết Tạ Duy Anh ở chỗ: "Tạ
Duy Anh đã đi từ lãng mạn, qua hiện thực đến phi lí, từ lối viết mang màu sắc cổ điển đến lối viết hiện đại [ ] Nhìn từ lối viết, những trăn trở với thời cuộc luôn là vấn đề xuyên suốt hành trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh Có thể khẳng định ý thức trực diện với đời sống là một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của nhà văn Ngay cả khi tiếp cận đời sống từ cái nhìn phi lí, ở chiều sâu bản thể,
Tạ Duy Anh vẫn ít nhiều "cấy ghép" vào thế giới nghệ thuật của mình những vấn đề bức thiết mà cuộc sống đương đại đặt ra".
Nhìn từ lối viết, so với "Khúc dạo đầu", tiểu thuyết Lão Khổ đã đi từ lãng mạn đến hiện thực Tiểu thuyết này đã mở rộng bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt nó vào sóng gió thời cải cách ruộng đất và những di chứng sau đó để làm bật lên thân phận con người Trong không khí ngột ngạt của tác phẩm, sự miêu tả tính dục của các nhân vật cho thấy cái nhìn đầy đủ hơn về con người Gần mười năm sau, tiểu thuyết "Đi tìm nhân vật" ra mắt bạn đọc. Đây là một tác phẩm khá độc đáo: không có cốt truyện cụ thể, không nhân vật chân xác, thế giới lẫn lộn thực ảo, con người trở thành nạn nhân lạc lối giữa mê cung do chính mình tạo ra, Tiểu thuyết này chịu ảnh hưởng sâu đậm từ văn học phi lí phương Tây Cùng với sự cách tân lối viết, sự miêu tả tính dục xuất hiện ở nhiều nhân vật (10 nhân vật) góp phần thể hiện con người cá nhân, sự thức tỉnh về cá nhân và cuộc sống thêm phần sâu sắc "Thiên thần sám hối" ra đời sau đó hai năm cũng được tiếp tục sáng tác theo khuynh hướng văn học phi lí Tác phẩm là những câu chuyện kể của một bào thai còn
"bảy mươi hai giờ nữa" mới chào đời kể lại khi nó được nghe lúc bà mẹ con ở bệnh viện phụ sản Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm đều được khắc họa khía cạnh tính dục Từ góc nhìn này, người đọc có dịp nhìn lại chân dung con người hiện đại - khi nhịp sống hối hả, con người có cảm giác mình đã là người văn minh, tiến bộ hơn Với "Thiên thần sám hối", "thế giới nghệ thuật phi lí trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng tiệm tiến đến điểm tới hạn" mà
"những người đưa văn học phi lí đến đỉnh cao cũng là những người đặt dấu chấm hết cho một lối viết", vì thế thay đổi lối viết là yêu cầu tất yếu của nhà văn "Giã biệt bóng tối" xuất hiện theo quy luật này Đó là nhà văn đã "xây dựng một thế giới nghệ thuật mà mọi yếu tố, mọi cấp độ đều sử dụng triệt để giọng điệu giễu nhại" [ ] Lối viết của Tạ Duy Anh trong các tác phẩm này phản ánh ý thức về hiện thực của tác giả, đúng như Tạ Duy Anh đã nhận định:
"Trên cùng một khả thể, sự chọn lựa và đối thoại như thế được thể hiện trong tác phẩm văn học, một mặt làm nên thái độ của nhà văn, mặt khác, hàm chứa tâm lí thời đại Khảo sát lối viết của một tác giả, vì vậy, không chỉ thấy được thái độ của nhà văn đối với khí hậu xã hội đương thời mà còn thấy được sự quy chiếu của lịch sử xã hội ấy lên văn học, xác định giới hạn diện mạo và khả năng phát triển của văn học Vì vậy, nhìn từ lối viết, những trăn trở với thời cuộc luôn là vấn đề xuyên suốt hành trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh".
Trong hành trình của lối viết, phong cách phi lí với hai tác phẩm "Đi tìm nhân vật", "Thiên thần sám hối" được tác giả khai thác rất triệt để Trong đó, chúng ta cũng thấy sự hiện diện thường xuyên của yếu tố tính dục Cùng với sự thay đổi của lối viết, nhà văn khắc họa yếu tố tính dục trong tác phẩm với những tần suất, cách thức khác nhau như là một phương tiện chuyển tải những thông điệp nghệ thuật Trong các tác phẩm "Lão khổ" (1992), "Đi tìm nhân vật" (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008), yếu tố tính dục là thủ pháp thể hiện suy ngẫm của nhà văn về những vấn đề nhức nhối của xã hội.
Trước khi tiểu thuyết Đất mồ côi ra đời, những tác phẩm vốn đã gây làn sóng dư luận trái chiều như Bước qua lời nguyền (năm 1989), Thiên thần sám hối (năm 2012) đã khai thác những chủ đề gai góc, những góc khuất của lịch sử và nhân tính với những sự suy tư, trăn trở sâu sắc Chúng tôi cho rằng, những tác phẩm đó đã chứa đựng tính phản tư ở những phạm vi và mức độ nào đó, nói cách khác, đó là những tác phẩm khởi đầu cho dòng văn học phản tư của Tạ Duy Anh.
1.3.2 Đất mồ côi - dấu ấn mới trong văn học phản tư của
Cổ Viên - Tạ Duy Anh
Tên gọi tác phẩm (Đất mồ côi) mang đến nhiều lớp nghĩa Đất mồ côi viết về cuộc sống trong một ngôi làng trong thời kì chiến tranh chống Mỹ. Đồng thời tác giả đề cập đến lịch sử của nó qua các chặng đường Trong đó chủ đề nổi bật là: con người mồ côi ngay trên mảnh đất của mình khi cái ác lên ngôi Nguyên mẫu của Ngôi làng này là gì ? Chúng ta hãy trở lại với cách đặt tên Bút danh của tác giả Tạ Duy Anh lấy tên đất, tên làng để đặt bút danh với lời giải thích “nó được ghép lại từ tên làng bên nội Cổ Hiền và làng bên ngoại Đào Viên của tôi” Nhưng như một sự ngẫu nhiên mà tất nhiên có yếu tố tâm linh nào đó, nó có liên tưởng đến cái tên tác phẩm này của ông Đồng thời, tác giả muốn ẩn ý về cuộc truy tìm cội nguồn cho vùng Đất mồ côi này - một vùng đất của đất nước Việt Nam trải qua thời gian chiến tranh và bạo lực. Đất mồ côi ra đời năm 2020, là tiểu thuyết mới nhất cho đến nay của
Cổ Viên - Tạ Duy Anh Ngay khi ra đời, Đất mồ côi đã gây được sự chú ý cùng các dư luận trái chiều của giới phê bình Có một số nhà phê bình, nhà văn đánh giá rất cao tác phẩm này chẳng hạn như Sương Nguyệt Minh, Văn Giá Nhà văn Sương Nguyệt Minh so sánh “Đất mồ côi” với tác phẩm gây tranh cãi của chính họ Tạ là “Mối chúa” để nhấn mạnh sự vượt trội của tác mới mới ra đời: “Nếu ví tiểu thuyết “Mối chúa” là dãy Tam Điệp quê tôi thì
“Đất mồ côi” là dãy Trường Sơn “Mối chúa” là núi Ngọc Linh, thì Đất mồ côi là đỉnh Phan Xi Phăng “Mối chúa” là đại bác thì “Đất mồ côi” là bom nguyên tử.” Ông còn mạnh dạn đánh giá, sự xuất hiện của tác phẩm đánh dấu một thời kì xuất bản mới trong chuyến sáng tác ở Việt Nam: “Tiểu thuyết
“Đất mồ côi” được viết ra, được duyệt in và phát hành chứng tỏ một thời đại mới của Văn học Việt Nam đã bắt đầu Một thời đại mới của xuất bản cũng đã mở toang ra rồi.” Nhà phê bình Văn Giá đánh giá cao tiểu thuyết Đất mồ côi bởi nó đã bù vào chỗ thiếu sót trong căn tính người Việt đó là sự yếu kém trong “khả năng tự phản tỉnh” Đặc biệt hơn, trong bối cảnh “có sự can thiệp của ý hệ, người Việt rơi vào khuynh hướng “tự si”, tức là thích tự ngợi ca mình, tự vuốt ve, phỉnh nịnh chính mình” [9].
Ngay từ khi mới xuất hiện, “Đất mồ côi” đã được đánh giá cao Các nhà nghiên cứu, phê bình đều thống nhất nhau ở chỗ: thứ nhất, Đất mồ côi mang đến tiếng nói phản tư thẳng thắn, mạnh mẽ, có ích đối với xã hội Việt Nam Thứ hai, “Đất mồ côi” vừa kế thừa một số điểm về tính phản tư trong những tác phẩm đã xuất bản của Cổ Viên lại vừa mang đến những đặc điểm mới mẻ Sự kế thừa thể hiện ở chỗ: Cổ Viên tiếp tục đặt ra vấn đề cá nhân và tập thể, số phận người dân trong không gian cộng cư làng xã, bi kịch của con người trong đời sống xã hội Điểm mới của tác phẩm này ở chỗ, Đất mồ côi dựng nên hình ảnh số phận con người gắn chặt với số phận lịch sử cộng đồng Việt Mặt khác, điểm mới mẻ độc đáo khác nằm cách thể hiện chủ đề Cổ Viên có cách thể hiện chủ đề rất táo bạo Những chủ đề “nhận thức lại” đều được tác giả trình bày với thái độ truy vấn gắt gao Ông huy động toàn bộ các phương diện của tác phẩm vào việc đẩy sự mô tả lên cao trào Trong đó, lịch sử được hình dung như một cơn cuồng phong, con người thì giãy giụa dữ dội trong cơn cuồng phong ấy.
Cảm hứng nhận thức lại lịch sử
NHỮNG BÌNH DIỆN CỦA TINH THẦN NHẬN THỨC LẠI TRONG
Trong lĩnh vực sáng tác văn học, dòng văn học phản tư xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thập niên 80 của thế kỉ XX Đây là sự tiếp nối của dòng văn học vết thương Sự chuyển đổi Từ văn học vết thương đến văn học phản tư thực chất là sự phát triển nâng cao của phản ánh hiện thực trong tác phẩm Văn học vết thương chú trọng miêu tả những bi kịch, qua đó phê phán hiện thực Văn học phản tư tiến thêm một bước, truy tìm căn nguyên của những bi kịch trong xã hội.
Theo Nguyễn Thị Diệu Linh, “mặc dù trong nền văn học đương đại Việt Nam không có một trào lưu văn học nào chính thức mang tên "văn học phản tư" như trong nền văn học đương đại Trung Quốc, song khuynh hướng "phản tư" xuất hiện ở nhiều tác phẩm thuộc các dòng văn học khác nhau” Tôi đồng ý với quan điểm trên, nhưng nhấn mạnh rằng: dù dòng văn học phản tư chưa phát triển ở Việt Nam nhưng các tác phẩm có khuynh hướng phản tư đã xuất hiện và gây được chú ý mà Đất mồ côi là trường hợp điển hình.
2.1 Nhận thức lại lịch sử
2.1.1 Sự hình dung về lịch sử cộng đồng dưới góc độ mới Đất mồ côi kết hợp tự sự về lịch sử gia đình với lịch sử vùng đất, thông qua đó ẩn dụ về lịch sử dân tộc Song, lịch sử gia đình - dân tộc trong Đất mồ côi không phải là thứ sử biên niên hay sử truyện được biên tạo theo phong cách các sử gia, mà là sử được nhìn trong con mắt bên trong của con người cá nhân đồng thời cũng là nạn nhân để nhận ra rằng: lịch sử đôi khi rất tàn khốc, đầy máu và nước măt Trước tiên, tiểu thuyết này là một bản tự sự về lịch sử đầy đau thương của gia đình "tôi" Người kể chuyện xưng "tôi" là một thành viên trong gia đình Câu chuyện bắt đầu từ một tình huống gia đình của "tôi", rồi trở ngược về 3 thế hệ trước từ ông cố đến ông nội rồi thế hệ cha mẹ "tôi".
Câu chuyện về lịch sử gia đình gắn liền với lịch sử của vùng đất, chính là cái làng nơi các thế hệ trước của gia đình sinh sống Ông cố nội "tôi" là người khai canh của làng, truyền đời đến ông bà nội, rồi cha mẹ tôi vẫn sinh sống và đi cùng với những sự kiện đa phần là bi thảm của làng
Cách kể về lịch sử gia đình, làng mạc của Cổ Viên cho thấy ông có ám dụ về lịch sử bi thương của dân tộc Trước hết, gia đình "tôi" và ngôi làng nhiều đời trải qua chiến tranh là hình ảnh về một dân tộc nhiều lần trải qua thảm họa chiến tranh Thứ hai, thảm cảnh tàn sát giữa những người có quan hệ thân thiết trong làng là ẩn dụ về sự tương tàn trong lòng dân tộc Nỗi đau tương tàn khiến các nhân vật tham dự cuộc tương tàn trước khi chết bao giờ cũng cất tiếng gọi cội nguồn bi thương: "bố ơi!".
2.1.2 Phi trung tâm nhân vật – một khía cạnh nhận thức lại lịch sử trong Đất mồ côi Ở phương diện xây dựng hình tượng nhân vật, văn học trước 1986 đã đạt được những thành tựu đặc sắc Trước tiên, một số nhân vật vẫn được xây dựng theo quan điểm nhị nguyên, đối lập: chính – tà, thiện – ác, yêu nước – bán nước, nhưng không hề cứng nhắc mà có đời sống nội tâm phong phú, tính cách đa dạng, phức tạp Các nhân vật nam giới chính diện thường là những người đàn ông dũng cảm, dám xả thân thực hiện nghĩa vụ cộng đồng, còn nhân vật nữ lại là nhũng người chân thành, giàu đức hi sinh, nhân ái Thế giới nội tâm của họ nhìn chung đa diện, có chiều sâu Chẳng hạn như các nhân vật
Lực trong “Cỏ lau”, tướng Thuấn trong “Tướng về hưu”, các nhân vật Khuê, Kinh trong “Dấu chân người lính”, Hiếu và Phong trong “Nhiệt đới gió mùa”. Thứ nữa, trong văn học thời kì này, nhà văn cũng bắt đầu “giải thiêng” nhân vật Điều này thể hiện rõ nhất qua nhóm các nhân vật thời hậu chiến Nhân vật hiện lên với tốt - xấu, thấp hèn – cao cả, vị tha – ích kỉ đan xen Chẳng hạn như các nhân vật Toàn (“Mùa trái cóc ở miền Nam”), Trí (“Hai người trở lại trung đoàn”), “cha tôi” (“Sống chậm”).
Nhân vật trong Đất mồ côi được xây dựng theo nguyên tắc phi trung tâm hóa Đặc điểm đầu tiên của tính phi trung tâm ở đây là, tác phẩm không phân biệt rõ nhân vật chính – nhân vật phụ Câu chuyện được tạo dựng nên bởi các tiểu truyện khác nhau về các nhân vật Có tổng số 7 nhân vật tương đương với 7 tiểu truyện được kể trong tác phẩm Mỗi tiểu truyện cung cấp những sự kiện khác nhau về cuộc đời các cá nhân, các cá nhân này tựu chung lại tạo nên bức tranh về lịch sử trong cái nhìn của người kể chuyện Do đó, các tiểu truyện về nhân vật có vai trò quan trọng ngang nhau. Điểm thứ hai, trong các tác phẩm trước 1986, nhân vật là sự thể hiện của các diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn thời đại, tức là, nhân vật dù ít hay nhiều cũng đều là minh chứng cho các diễn ngôn lịch sử chính thống Do đó, nhìn vào nhân vật chúng ta có thể thấy hình dáng của diễn ngôn lịch sử đương đại. Nhân vật trong Đất mồ côi không được xây dựng trên nguyên tắc ấy Cổ Viên đã tạo ra các nhân vật phi trung tâm hóa diễn ngôn lịch sử Nhìn vào nhân vật không thể nhận định chính xác về các diễn ngôn lịch sử chính thống được vốn đã được phổ rộng trước đó Trong Đất mồ côi không có anh hùng xả thân vì nghĩa, những liệt nữ tiết phụ sáng ngời, cũng không có những nỗi đau được người trong cuộc chấp nhận một cách vô tư Người phụ nữ ở “hậu phương” như “mẹ tôi” một mặt là nạn nhân của sự tấn công tình dục, nhưng mặt khác cũng lại là kẻ thủ phạm thông đồng Người đàn ông ơ “hậu phương” có nhiệm vụ chăm lo sản xuất như Chú Tỉnh, lão Đỗ lại là những người xâm phạm phụ nữ có chồng ra trận Chú Tỉnh là người nhà, là người bảo vệ “mẹ tôi”, nhưng cũng lại là người xâm phạm “mẹ”, Nhân vật hiện ra trong diễn ngôn về thân phận của chính mình, những diễn ngôn không có tính lịch sử.
Chưa hết, nhân vật của Cổ Viên vừa có thiện tính, vừa có thú tính Vì thế, không thể dùng công thức chính diện – phản diện, tốt – xấu để đánh giá nhân vật Đặc điểm này có điểm giống với các nhân vật trong một số tác phẩm trước 1986 đã được nêu ở trên, do đó có thể nói, Cổ Viên đã tiếp nối xu hướng xây dựng nhân vật đa diện, đa phiến đã xuất hiện trước đó Khác ở chỗ, tính cách nhân vật của Cổ Viên được xây dựng cực đoan hơn, các đặc điểm tính cách được đẩy lên cao độ Dựa trên quan điệm này, nhân vật là con người không toàn thiện toàn mĩ, nói cách khác, họ đều là những con người như nó vốn có Cách xây dựng nhân vật Cổ Viên cho thấy, ông đã thoát ra khỏi trói buộc của những diễn ngôn quyền lực thường thấy Nhà văn miêu tả con người theo định hướng xóa bỏ con người tấm gương, đưa con người trở về bản lai diện mục Nhân vật bộc lộ bi kịch có thật của chính nó, đồng thời là minh chứng cho chính cuộc sống của mình Các nhân vật thuộc các “phong trào cách mạng” thì phạm nhiều lỗi lầm, các nhân vật ở “hậu phương” phục vụ “kháng chiến” thì sa ngã, sân si Con người không còn khớp với “mặt nạ nhân cách” – tư cách xã hội mà nó mang nữa.
Con người trong Đất mồ côi không còn là trung tâm, mà hơn thế, con người bị sự trớ trêu của lịch sử đè bẹp, khiến nó luôn ở trong trạng thái giãy giụa Trong tác phẩm, số phận các nhân vật đều như nhau, đều bị trộn vào một mớ hỗn độn của lịch sử Sức tàn phá khủng khiếp của bi kịch lịch sử và sự nhỏ bé đáng thương của mỗi nhân vật là điều không thể hòa giải Nhà văn đã thâm nhập thế giới tâm hồn nhân vật để biểu hiện ra sự khốn quẫn về tinh thần của họ Nhân vật chứa đầy dục vọng, không còn nguyên dáng hình của con người thông thường Con người luôn ở trong trạng thái gần như đánh mất mình, đây chính là sự thể hiện rõ nét nhất dụng ý phi trung tâm hóa nhân vật của nhà văn.
2.1.3 Các vấn đề lịch sử được nhận thức lại trong Đất mồ côi
2.1.3.1 Nhân vật tham gia chống Pháp
Trong tác phẩm của Tạ Duy Anh - Cổ Viên đã đề cập tới một nhân vật khá đặc biệt Đó là nhân vật cụ Cố nội - một người có thân phận khá phức tạp.
Cố nội "tôi" vốn là một nhà tư sản giàu có nhưng yêu nước, có tinh thần chống Pháp Ông hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh nhưng bên ngoài lại trong vai trò của một nhà tư sản, thân pháp Vì nhiệm vụ ông không thể tiết lộ thân phận thật của mình Trong một đợt tấn công của lực lượng Việt Minh ông đã bị bắt tại nhà của mình, rồi bị đem ra giữa cánh đồng Lác hành quyết Lực lượng đến bắt cụ được mô tả là những kẻ giấu mặt, trẻ tuổi và ra tay vô cùng lạnh lùng, tàn nhẫn: "miệng cụ thì họ đã nhét chặt một nắm cỏ gà, lại dùng dây bằng cỏ bồ nùng buộc ngang khiến chỉ ú ớ mà không thể thành lời" [38, tr.333], "những kẻ bịt mặt vẫn trói cụ như trói một con chó Họ hết kéo lê, đến khiêng, rồi lại kéo lê, rồi lại khiêng để cuối cùng đưa được cụ ra giữa cánh đồng Lác" [38, tr.263] Cuộc hành quyết cụ cũng diễn ra nhanh chóng, quyết đoán, tàn ác: "Hôm sau người làng mới biết cụ bị bắn hai phát, trong đó có một phát vào đầu, đạn xuyên từ trán sang gáy, chứng tỏ người bắn phải dí súng sát mặt cụ" [38, tr.263]. Điều đáng lưu ý là, tâm thái của nạn nhân trước và trong khi bị bắt rất lạc quan, tin tưởng vào "nghĩa quân" Trước khi bị bắt, cụ còn thản nhiên trú dưới hầm với suy nghĩ về sự thất bại của quân Pháp trong đợt tập kích của
"nghĩa quân": "Tại đó [dưới hầm] cụ cố vẫn có thể ung dung nằm ngả ra hút bàn đèn, uống trảm mã trà, trong sự chăm sóc của kẻ hầu người hạ Từ dưới đất sâu, cụ bắt đầu nghe thấy tiếng nổ ùng oàng, tiếng đạn bắn và tiếng người hò hét loạn xạ [ ] Chuyến này thì các cậu cả đen lẫn trắng, đều thành chuột hết - cụ nghĩ đến cánh lính Lê Dương" [38, tr.329] Đến khi bị đưa ra cánh đồng, chân tay bị trói, miệng bị bịt, cố nội tôi vẫn lạc quan vào khả năng mình được thả, thâm chí "hà hà - Cụ cố bỗng cười thầm trong bụng Cụ cười thầm vì tin rằng mình chưa thể hết số Họ còn cần mình lắm Họ rất cần những người như mình" [38, tr.327] Thậm chí, ông còn ảo tưởng rằng, với sự hi sinh vô số tiền bạc để mua vũ khí, chiêu tập binh lính, xây dựng cơ sở phục vụ "nghĩa quân", khi nhận biết được sự thực đó, "viên chỉ huy sẽ sợ cuống lên Lại chẳng quỳ mọp xuống xin cụ bỏ qua! Lại chẳng dái thọt lên cổ cho mà xem" [38, tr.328] Thực tế hoàn toàn trái ngược, những kẻ bắt ông hoàn toàn không cho ông cơ hội nào để giải thích về thân phận thật của mình: "Mặc cho cụ cố tìm mọi cách dùng tay, dùng chân, dùng đầu, dùng tiếng thở phì phò ra hiệu hãy bỏ bịt miệng cho cụ để cụ được trình bày về những việc làm bí mật của cụ, rồi sau đó tùy vào đó hãy đưa ra quyết định, vẫn không ngăn được gã đàn ông bịt mặt lạnh lùng rút súng bắn thẳng vào tim cụ" [38, tr.325]. Đó là một hiện tượng có thật, có nhiều người tham gia chống Pháp nhưng phải bí mật Nên họ thường đứng giữa hai nàn đạn: Từ phía bên ta (Việt Minh) hoặc từ phía bên địch (Pháp) Bi kịch đau đớn là ở chỗ: Họ bị chính những “người đồng chí” của mình “xử lý” tàn nhẫn khi họ là những người đứng trong hàng ngũ theo Pháp, phụng sự Pháp Sự thực tàn khốc này đã để lại những nỗi đau đớn, oan ức, khôn ngôi cho bao nhiêu người có “thân phận” đặc biệt như “Cụ cố nội” Qua hình ảnh nhân vật “Cụ cố nội” và cái chết đầy “bi kịch” tác giả muốn nhấn mạnh có rất nhiều người bị chết oan uổng vì họ đứng giữa ranh giới của “Ta” và “Địch” Bởi họ sẽ thuận lợi giúp hoạt động bí mật.
2.1.3.2 Vấn đề cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất là sự kiện trung tâm của truyện Nó được mô tả trong đời ông bà "tôi" với đầy rẫy sự kiện, nhân vật liên quan, trong một hệ thống chi tiết dày đặc
Bắt đầu tư đời ông bà "tôi", sự kiện cải cách ruộng đất, bao gồm đấu tố địa chủ, tư sản được miêu tả đầy khốc liệt, bi thương Nổi bật trong những dòng sự kiện cải cách ruộng đất là việc đấu tố nhầm người có công, người vô tội, đồng thời là sự áp bức về tinh thần, áp bức tính dục Tác giả cũng cho thấy nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đó là sự lạm dụng quyền lực, trả thù cá nhân của một số kẻ trong lực lượng thi hành.
CẢM HỨNG NHẬN THỨC LẠI TRONG ĐẤT MỒ CÔI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
Kết cấu "Giả sử truyện"
3.1.1 Khái quát về kết cấu "Giả sử truyện"
"Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó" [31, tr.269] Trần Đình Sử phân kết cấu thành "kết cấu bề mặt" và "kết cấu bề sâu", trong đó: "kết cấu bề mặt bao gồm nhiều tầng bậc: cách tổ chức văn bản ngôn từ, hệ thống trần thuật, hệ thống sự kiện, hệ thống hình tượng" [31, tr.160], "cấu trúc bề sâu là phần chìm, cung cấp quy tắc, trật tự, chức năng cho tổ chức bề mặt" [32, tr.161]
Theo quan niệm trên của GS Trần Đình Sử, kết cấu là toàn bộ các tổ chức của tác phẩm Ở đây tôi chọn lựa phân tích những phương diện nổi bật của tác phẩm như tổ chức cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật.
Từ những phương diện này tôi nhận thấy, kết cấu của Đất mồ côi " là sự mô phỏng của kết cấu sử truyện thời cổ trung đại ở phương Đông, hay nói cách khác, đó là loại kết cấu giả sử truyện.
Trước tiên nói về Sử truyện và kết cấu sử truyện Sử truyện là một loại hình tự sự trong các bộ chính sử ở phương Đông thời cổ Cũng như các truyện kí không thuộc các bộ sử, Sử truyện cũng dùng tản văn Sự khác nhau giữa sử truyện và truyện kí không thuộc sử ở chỗ, sử truyện ghi chép nhân vật và sự kiện một cách có hệ thống, thể hiện ở hai điểm: nhân vật có đầy đủ thông tin cá nhân và hành trạng, không những thế, nhân vật còn nằm trong một hệ thống các nhân vật và sự kiện khác cùng thuộc bộ sử, để từ đó gợi lên một ý nghĩa có tính chính trị, đạo đức nào đó, phục vụ cho mục đích chính giáo Các sự kiện trong sử truyện có tính hoàn chỉnh: có mở, kết, và đặc biệt kết cục đó gợi ra một ý nghĩa Sử truyện hiểu với ý nghĩa là truyện kể xen vào sự kiện lịch sử thì xuất hiện ngay từ bộ sử đầu tiên ở phương Đông là Tả Truyện, nhưng sử truyện hiểu với ý nghĩa là một bộ phận kết cấu trong chính sử thì xuất hiện lần đầu trong bộ sử vĩ đại của Tư Mã Thiên đời Hán là Sử ký Từ
Tư Mã Thiên, lối kết cấu sử truyện ảnh hưởng đến các nhà viết sử đời sau ở cả phương Đông Các bộ sử tiêu biểu chịu ảnh hưởng của Tư Mã Thiên có Hán Thư, Hậu Hán Thư, Nhật Bản thư kỷ (Nhật Bản), Tam quốc sử ký (Triều Tiên), Đại Việt sử ký toàn thư (Việt Nam). Đặc điểm căn bản của Loại kết cấu sử truyện là lấy nhân vật làm trung tâm, từ đó các sự kiện lịch sử sẽ xuất hiện trong quá trình tái hiện nhân vật.Toàn bộ hoặc một phần cách kết cấu này có thể thấy trong các bộ sử truyện nổi tiếng ở phương Đông như Sử ký của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố(Trung Quốc), Nhật Bản thư kỷ (Nhật Bản), Tam quốc sử ký (Triều Tiên),Đại Việt sử ký toàn thư (Việt Nam), Đại Nam liệt truyện (Việt Nam) Biểu hiện cụ thể về mặt kết cấu của sử truyện là: nếu tác phẩm chia thành các "Kỉ" thì các Kỉ sẽ tổ chức theo tầm quan trọng, tính chính thống hay phi chính thống Trong các Kỉ đó thường xen vào kể chuyện nhân vật Chẳng hạn, ĐạiViệt sử ký toàn thư phân thành Ngoại kỉ và Bản kỉ Ngoại kỉ kể các truyện phi chính thức; Bản kỉ kể sự kiện các triều đại Trong các Kỉ, truyện các nhân vật được kể xen Chẳng hạn, Kỉ nhà Lê, phần Lê Thánh Tông kể sự ra đời, hành trạng vua, chuyện vua có tài văn chương, chuyện lạ lúc vua băng hà: kiếm mất, ấn cũng mất, Những sự kiện được kể tất nhiên được chọn lọc có mục đích chính trị, thường thấy sẽ là: xiển dương sự phi thường của vua, công đức của vua, và ngụ ý nào đó về ý nghĩa đạo đức Như chuyện vua Lê ThánhTông chẳng hạn, sự kiện mất ấn, kiếm ngầm ý về việc người đứng đầu quốc gia băng hà, vì ấn kiếm là biểu trưng của quyền lực Lại có ý nói: liệu có ai có thế nối dài mạch Nho thống của vua hay không! Một dạng khác thể hiện tập trung hơn là các bộ sử theo lối "Liệt truyện" Các bộ Liệt truyện này sẽ lần lượt kể truyện về các nhân vật quan trọng liên quan đến quốc gia đại sự Sự sắp xếp thứ tự các "truyện" trong sách tùy thuộc vào địa vị của nhân vật, thường trật tự sẽ là: truyện kể các vua; truyện kể các hoàng thân; truyện kể các đại thần; truyện kể các danh nhân, những tấm gương tiết liệt Những truyện kể này, như đã nói dù giống với truyện kí ngoài sử thư là dùng tản văn, văn từ chất phác, nhưng mục đích khác hẳn: một bên có tính chính trị, một bên thuần túy góp nhặt vô mục đích Do đó, các truyện kể trong sử truyện luôn đòi hỏi người đọc một sự suy nghiệm, lí giải với các thông tin và các ẩn ý có thể có trong đó.
Kết cấu tiểu thuyết Đất mồ côi là sự mô phỏng kết cấu liệt truyện trong sử truyện thời cổ trung đại. Đầu tiên có thể thấy, cách Cổ Viên chia bố cục tác phẩm thành hai phần: ngoại truyện, chính truyện hoàn toàn là sự mô phỏng bố cục của ĐạiViệt sử ký toàn thư; ngoài ra, việc tác giả lấy nhân vật làm trung tâm để kể giống với phần Liệt truyện của các bộ sử còn lại Phần Ngoại truyện của tác phẩm kể sự tích có liên quan nội dung câu chuyện nhưng không thể xác thực.Tên của phần này được đặt là "Gã dị nhân và viên đá có dòng chữ cổ" Phần này kể về một câu chuyện lưu truyền liên quan đến nguồn gốc ngôi làng và người khai canh ra nó: "cụ cố nội tôi" Nội dung cho biết, đây vốn là dùng xình lầy, nơi giao tranh giữa quân nổi dậy và triều đình, không biết bao nhiêu xương máu đã đổ xuống đấy: "Có lẽ vì thế mà khi đặt chân đến, vùng đất đó hoàn toàn là vùng đất chết, ngùn ngụt âm khí" [38, tr.8] "Cụ cố nội tôi" là người đến khai canh, trồng trọt, rồi vô tình khám phá ra di chỉ của kí ức vùng đất thông qua viên đá, trên bề mặt ghi dòng chữ cổ khắc lại nội dung một câu trong Kinh Thánh nói đến lời khuyên về tình thương yêu đối với kẻ thù Cụ lại phát hiện ra một ngôi miếu cổ với những truyền thuyết liên quan và một người đàn ông hành khất kì lạ Từ đó cụ biết về những thành phần dân cư đầu tiên của vùng đất: "Phần lớn trong số đó là những kẻ mắc bệnh hủi lang thang đến xin ăn do ở đâu thì họ cũng bị xua đuổi Một số khác là tù bỏ trốn Số nhỏ hơn là những gã giang hồ Loại khố rách như gã đàn ông trước mặt cụ đây không nhiều" [38, tr.15] Qua người đàn ông kì lạ đó, người khai canh hiểu thêm một đặc tính của quá khứ: "Đất này thấm quá nhiều máu của những người vốn là an hem với các vị Nhiều người chết mà không biết vì sao họ phải chết" [38, tr.16].
Như vậy, Phần Ngoại kỉ của cuốn tiểu thuyết này đưa ta đến với những truyện hoang đường, khó tin nhưng có căn cốt sự thực Đó là huyền thoại về người khai mở vùng đất, trong đó có kí ức lịch sử, có những cư dân khởi đầu. Tất cả những sự kiện được kể trong phần này có liên đới mật thiết với "Chính truyện" Nó giúp người đọc hình dung về một câu chuyện lịch sử cội nguồn có đầu có cuối, có truyền thừa.
Phần Chính truyện kể những sự kiện nhân vật kể chuyện xưng "tôi" có cơ sở rõ ràng bởi đối tượng được kể đều là những người thân cận của anh ta.
"Chính truyện" có 15 chương, tổ chức theo lối sử truyện, lấy việc tự sự về từng nhân vật làm nòng cốt Việc sắp xếp thứ tự các nhân vật được kể hoàn toàn theo ý đồ của tác giả chứ không theo trật tự thế thứ trong gia tộc và trật tự thời gian diễn ra sự kiện Truyện bắt đầu được kể bởi "tôi" – một nhân vật trong hiện tại, sau đó mạch truyện mới trở ngược lại quá khứ
Lấy nhân vật làm trung tâm của việc kể
15 chương trong "Chính truyện" lần lượt kể về các nhân vật trong quá khứ là Cụ cố, ông nội, Mẹ tôi, chú Tỉnh, Lão Hận, Lão Mã, lão Đỗ Từ đó tái hiện các sự kiện lịch sử, rồi trình hiện bản chất của lịch sử ngôi làng.
Trình tự kể về các nhân vật không tuân theo thứ tự thời gian mà tuân theo tầm quan trọng của các nhân vật đối với câu chuyện Cụ thể, truyện bắt đầu từ việc kể người khai canh của làng tức "cụ cố tôi", sau đó lần lượt đến nhân vật kể chuyện xưng "tôi" - hậu thế sau cùng được nhắc đến trong truyện của dòng họ người khai canh, rồi đến "mẹ", "bố tôi, "chú Tỉnh", kế đến là những người họ bên kia: lão Đỗ, lão Hận Trường hợp kể về Đỗ, Hận cũng không tuân theo thời gian, vì Hận là cha của Đỗ nhưng lại kể sau Điều này rõ ràng là sự tiếp thu từ sử truyện Nếu Biên niên sử chéo sự kiện và nhân vật theo trình tự thời gian, thì Sử truyện lại chép sử theo tầm quan trọng của các nhân vật Trật tự thông thường trong sử truyện là: Chép truyện các hoàng đế, thứ đến là Truyện hoàng thân, Truyện Đại thần, cuối cùng là Truyện các tấm gương trung thần, nghĩa sĩ Đây là trình tự của chính trị quan Đặt nhân vật vào vị trí nào là phụ thuộc vào địa vị của nó trong hệ thống quyền lực nhà nước Hệ thống này quyết định vai trò của nhân vật đối với triều đại và xã hội. Tóm lại, đó là cái nhìn quan phương trong tự sự của sử truyện Các nhân vật của Cổ Viên hẳn nhiên không phải là các nhân vật có địa vị chính trị rõ ràng như các nhân vật sử truyện, do đó, sự sắp xếp trình tự nhân vật để tự sự không hoàn toàn theo địa vị chính trị Tuy nhiên, sự sắp xếp của Cổ Viên vẫn cho thấy, vị trí của nhân vật trong tác phẩm phản ánh vị trí của nhân vật trong sự kiến tạo nên lịch sử vùng đất.
Một đặc điểm khác cho thấy Cổ Viên đã tiếp thu sử truyện cổ trung đại đó là: sự kiện liên quan đến một nhân vật cụ thể không được trình bày trọn vẹn trong một Chương (tương đương mỗi "Truyện" trong sử truyện) về nhân vật ấy mà trình bày trong một số "Truyện" nhất định hoặc trình bày xen kẽ vào "Truyện" về các nhân vật khác Đây là đặc điểm thường thấy của các bộ sử truyện như Sử ký, Toàn thư, Tục biên Ngoài ra, phần Chính truyện kể về các nhân vật nhưng trên tổng thể đã chia làm hai phần: 7 chương đầu kể lượt đầu về các nhân vật, 9 chương cuối kể thêm (lượt hai) về các nhân vật đó. Đây là một cách tạo ra sự khắc sâu ấn tượng về nhân vật và cũng là cách liên kết các chương, phần trong tác phẩm.
Truyện về cụ cố được trình bày trong Ngoại truyện và chương 12 củaChính truyện Truyện về "ông nội tôi" được trình bày trong Chương 8 và chương 13 Truyện về lão Mã được trình bày trong Chương 6 và Chương 12.
Truyện về lão Hận được trình bày trong Chương 6 và Chương 5 Truyện về Đỗ được trình bày trong Chương 5 và Chương 9 Truyện về "mẹ tôi" được trình bày trong Chương 3, Chương 7, Chương 11 Truyện về Tỉnh được trình bày trong Chương 4, Chương 10
3.1.2 Ý nghĩa của kết cấu "Gỉa sử truyện" trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng
Việc dụng công nghĩ ra một kết cấu tương đối mới như vậy cho tiểu thuyết chứng tỏ ông có ý đồ tự sự về lịch sử gia tộc, lịch sử vùng đất, qua đó phản ánh một phần lịch sử dân tộc Các sự kiện lịch sử gia tộc của "tôi" gắn liền với những sự kiện lớn của lịch sử vùng đất và lịch sử đất nước Ông cố
Người kể chuyện trong kết cấu giả sử truyện của Đất mồ côi
Khái niệm người kể chuyện có những dị biệt trong cách hiểu của những nhà lí luận khác nhau Trong đó, quan điểm của Pospelov và Todorov rất đáng lưu ý Pospelov cho rằng, người kể chuyện là "người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra" [33, tr.196] Todorov cho rằng người kể chuyện còn có chức năng "xét đoán và đánh giá": "người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá" [33, tr.197].
Trong Đất mồ côi ", người kể chuyện quán xuyến toàn bộ cuốn tiểu thuyết là người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng "tôi" Nhân vật kể chuyện trong tác phẩm có đặc điểm sau: người kể chuyện xưng "tôi" là thế hệ sau cùng được nhắc đến của gia tộc Vì thế, toàn bộ nội dung truyện là do "tôi" kể lại.
Tuy nhiên, "tôi" lại không phải là người cùng thời với hầu hết các nhân vật trong truyện nên "tôi" không phải người chứng kiến câu chuyện Vì "tôi" - người kể chuyện là thế hệ sau cùng của gia tộc mà câu chuyện đề cập nên cuốn tiểu thuyết có màu sắc một cuốn gia phả hay tộc phả, trong đó hậu thế là người kể về tiền nhân Điều này dẫn đến hai vấn đề: truyện về tiền nhân được
"tôi" kể đồng thời chứa đựng cả sự đáng tin lẫn không ngờ Đáng tin ở những chuyện diễn ra trong thời đại của "tôi", "tôi" trực tiếp chứng kiến như câu chuyện kể về việc người mẹ bị bà nội "tôi" đuổi ra khỏi nhà, phải ở trong ngôi lều ven làng Trái lại, những sự kiện khác trong gia tộc, trong làng mà "tôi" chỉ đóng vai trò người ghi chép lại từ lời kể của những người khác thì vừa đáng tin vừa đáng ngờ Quan hệ máu mủ của "tôi" với những nhân vật trong gia tộc cho phép người đọc tin vào sự uy tín của người kể chuyện, song người đọc cũng có quyền đặt câu hỏi: nguồn thông tin để "tôi" kể liệu có đáng tin hay không? Khi kể về những kẻ thù của gia tộc, liệu "tôi" có giữ được tinh thần khách quan hay không?
Những sự kiện khả tín khả nghi được "tôi" kẻ có tác dụng nghệ thuật rất lớn Những sự kiện hoàn toàn đáng tin về "mẹ tôi" và "cha tôi" phản ánh một phần về những bi kịch của con người trong thời đại bấy giờ Những sự kiện về tiền nhân xa lại kích thích những tò mò, thắc mắc, những câu hỏi và truy tìm sự thực từ người đọc Cổ Viên có dụng tâm rõ ràng từ việc kiến tạo những câu chuyện kiểu này Lịch sử được dựng lên từ các câu chuyện không thật sự rõ ràng chứa đựng dụng ý rằng: lịch sử một vùng đất hay một con người có điểm đáng tin và đáng ngờ, có khoảng sáng rõ và khoảng u tối Cái được gọi là lịch sử xưa nay thực chất là mảng thông tin đi giữa làn ranh sáng
- tối ấy Hậu thế có thể có được nhận thức gì về "lịch sử" đó? Những tự sự xoáy sâu vào từng nhân vật "liệt truyện" cho biết: lịch sử là một cái gì phức tạp với đầy rẫy lòng hận thù, khát thèm dục vọng, nỗi đau đớn nhục nhã, của các thân phận con người gộp lại chứ không phải các sự kiện chung chung mà về bản chất chẳng phản ánh được điều gì có giá trị Tác phẩm của CổViên, do đó, dù có kết cấu theo lối sử truyện, vẫn có hàm lượng văn chương sâu dày "Lịch sử" được miêu tả là lịch sử chứa đựng những âm vang đau đớn của thân phận từng con người cụ thể.
Ngôn ngữ trần thuật
Theo ô Từ điển thuật ngữ văn họcằ: ô trần thuật ằ (narrate) là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả… Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hỡnh thức trần thuật ằ (Lờ Bỏ Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên).
Ngôn ngữ trần thuật (narrative language) là yếu tố thuộc về tư duy sáng tác của người viết Ngôn ngữ trần thuật là sự thể hiện ra thành văn ý thức,quan điểm của tỏc giả, người kể chuyện về đối tượng được ôthuậtằ và về cuộc sống trong tác phẩm nói chung Do đó, trần thuật là yếu tố hàng đầu trong thi pháp thể loại tiểu thuyết Với tầm quan trọng như vậy, trần thuật trở thành phương diện đổi mới đầu tiên của các nhà văn khi họ mong muốn cách tân cách phản ánh đời sống.
Trung tâm chú ý của tiểu thuyết hiện đại nằm ở thời đương đại, vì thế, ngôn ngữ của nó là ngôn ngữ của người đang sống, năng động và đa dạng Đó là những lời nằm trong phạm vi tiếp xúc xuống xã, thân mật Phong cách ngôn ngữ của nhà văn hiển nhiên là hệ quả từ những quan niệm nghệ thuật của họ Cố gắng tái hiện một hiện thực mảnh đoạn, những con người thiếu nhân tính trầm trọng, vì thế nét đặc trưng dễ thấy nhất trong ngôn ngữ Cổ Viên là tính chất trần trụi, suồng sã cao độ Dường như nhà văn không quan tâm đến ranh giới có tính quy phạm giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời sống Sự lãng quên đó hoàn toàn có dụng ý
Thu hẹp khoảng cách giữa "truyện" và "chuyện", ngôn ngữ tiểu thuyết
Cổ Viên gần với đời sống Chúng có tính chất của khẩu ngữ, lời nói vỉa hè, không gọt giũa, những tiếng lóng, câu chửi thề, câu nói tục xuất hiện thường xuyên Nhằm phê phán một xã hội, lịch sử u minh và bừa bộn, những chuẩn mực xã hội bị đảo lộn.
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cổ Viên, ngôn ngữ là phương diện đặc sắc nhất Ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật bao gồm ngôn ngữ miêu tả nhân vật và ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ miêu tả nhân vật thực chất chính là ngôn ngữ của tác giả. Loại ngôn ngữ này hướng đến lột tả đặc điểm ngoại hình và tính cách nhân vật với tính chủ động hoàn toàn thuộc về tác giả Mặt khác, ngôn ngữ này còn cho thấy quan điểm của nhà văn trong việc định giá đặc điểm và phẩm chất của nhân vật: nhân vật được đặt vào loại hình tính cách nào, thuộc tuyến nào.
Do đó, tiếp cận ngôn ngữ miêu tả nhân vật là con đường hiệu quả để tái hiện và khái quát về đặc điểm hình tượng nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật chính là toàn bộ lời nói của nhân vật trong tác phẩm, bao gồm: lời độc thoại và đối thoại So với ngôn ngữ miêu tả nhân vật,ngôn ngữ nhân vật có tính chất khác hơn Đây thực chất là loại ngôn ngữ tự bộc lộ mình của nhân vật Do đó, tiếp cận nhân vật từ ngôn ngữ nhân vật thực chất là con đường đi trực tiếp vào thế giới tinh thần để tìm kiếm những bằng chứng khách quan về nhân vật.
3.3.1 Ngôn ngữ miêu tả nhân vật Đặc điểm dễ thấy trong ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Cổ Viên thô nháp, trần trụi, hướng vào lột tả mặt bên kia của nhân vật: những phương diện thô tục và ác tính Trong nhiều trường hợp, sự mô tả của Cổ Viên khiến nhân vật hiện lên như những con thú mất hết nhân tính Tác giả có khi trực tiếp gọi tên nhân vật của mình là một loài thú cụ thể, có khi bản thân sự so sánh toát lên ẩn ý nhân vật như một con thú dữ Lão Mã được trực tiếp so sánh với
"lợn": "lão Mã bị trói như người ta trói lợn Gia nhân của cụ cố khiêng lão về bằng đòn cán, vứt oạch trước mặt cụ đang chắp tay sau đít, đi đi lại lại" [38, tr.258] "Cụ muốn gào lên ngăn cản những kẻ gia nhân đầy tớ nhưng hoàn toàn bất lực Giống như bầy thú hoang sổng chuồng, giờ đây chẳng ai có thể kìm hãm được họ, sau khi họ cảm nhận từ việc ai đó ném đá như một hiệu lệnh giết người và cái hiệu lệnh ấy coi như đã được ban ra" [38, tr.29].
Thông qua mô tả hành động của nhân vật, tác giả làm nổi bạt thú tính ở họ Chẳng hạn, hành động ăn mừng của Lão Hận, hành vi xâm hại của lão Đỗ đều toát lên hàm ý: đó là một bọn không còn tính người: Lão Hận: "Sau khi xử tử ông nội "tôi", lão Hận cùng thằng mõ ăn "bữa cỗ thịnh soạn ăn mừng thắng lợi vừa đi vừa hát trên đường về nhà" [38, tr.245], "Lão Hận bèn vuốt ve bà trẻ từ trên xuống dưới rồi dừng lại, hai bàn tay thít chặt vào nhau ngay trước bụng bà" [38, tr.247] Lão Đỗ: "Lão nhồm nhoàm nhai nuốt, hà hít như một con chồn gặp mồi Tay lão đè chặt mẹ xuống giường, móng vuốt lão hằn lên ngực, lên đùi mẹ" [38, tr.98] Nhân vật chú Tỉnh lại được miêu tả là kẻ mất nhân tính từ suy nghĩ, toan tính cho đến hành động Thậm chí, hắn còn có suy nghĩ tàn độc với anh trai ruột: "lúc ấy tôi chỉ muốn xông vào đâm chết anh tôi" [38, tr.104], hắn toan tính để chiếm đoạt chị dâu: "chú chỉ chiếm được mẹ một khi để mẹ phạm tội" [38, tr.224] Hắn thực hiện hành vi cưỡng bức như một con thú: "nhưng chú vẫn còn kịp gục đầu vào mông mẹ, hà hít, gầm ghè, cắn và nhai tóp tép" [31, tr.108] Trong màn giết lão Đỗ, chú Tỉnh cũng được miêu tả như một con thú khát máu: "chú ngùn ngụt một thèm khát được uống máu người" [38, tr.292] Những nhân vật vô danh đôi khi cũng được miêu tả theo quan điểm này, chẳng hạn, "một người trong đội thi hành án" ông nội "tôi": "Anh ta nhe răng thị uy, đồng thời trở báng súng, bổ thẳng lên đầu ông tôi" [38, tr.281]
Khi những kẻ ác tương tàn, chúng cũng tự lột trần sự thú tính của mình qua hành vi giết chóc Đây là cảnh Tỉnh tấn công Đỗ trước khi giết anh ta: "Bị úp sọt bất ngờ, với một bên tay có cố tật, lão Đỗ không làm gì được để kháng cự, ngoài việc lăn lộn cố thoát thân, nhưng cuối cùng chỉ có cái khăn trùm đầu lao là rách ra một lỗ bằng hạt đỗ [ ] Chú Tỉnh không thèm đáp, đá tiếp cho lão Đỗ mấy phát [ ] Chú Tỉnh đá liên tiếp mấy phát vào đầu lão Đỗ [ ]. Chú Tỉnh vẫn không thèm đáp mà lại đá tiếp, khiến lão Đỗ chỉ biết lăn lộn trên đất" [38, tr.282-285]. Đối với những nhân vật chính diện, khi miêu tả họ như những con thú, tác giả lại nhằm mục đích tái hiện thảm trạng nhân sinh của họ: họ bị đối xử như những con vật Khi bị đưa đi hành quyết, cụ cố được miêu tả như sau:
"những kẻ bịt mặt vẫn trói cụ như trói một con chó Họ hết kéo lê, đến khiêng,rồi lại kéo lê, rồi lại khiêng" [38, tr.263] "Ông nội tôi" cũng chịu sự đối xử tương tự: "Nhận thấy tình hình có nguy cơ vỡ trận, một người trong đội thi hành án lao vụt lên, chỉ trong một chớp mắt, anh ta đã ở ngay trước mặt ông nội Anh tan he răng thị uy, đồng thời trở báng súng, bổ thẳng vào đầu ông tôi Nhát bổ mạnh đến mức trán ông tôi vỡ làm đôi Làm xong nhiệm vụ to lớn ấy, viên thi hành án thở hồng hộc khệnh khạng quay về chỗ cả đội đang tập kết, trong tiếng hoan hô rầm trời của những người xem" [38, tr.281]
Những chuyện thầm kín như hai bên tư tình cũng được miêu tả theo cách thức thô tục nhất có thể Đó là chuyện Bà cốt cán và ông lính áp giải già:
"Có lúc cả mười ngón tay của hai người cùng thực hiện một vũ điệu đuổi bắt, mở ra, khép vào, nhịp nhàng và đầy bi hài ngay trên nền một bãi cỏ gà rối tung rối mù, thở phập phồng như loài ếch đang cố vượt qua mùa hạn hán" [38, tr.188]
Ngay trong chuyện vợ chồng, nhà văn cũng miêu tả các nhân vật phải thực hiện một cách bất thường Đối với "ông nội" và bà trẻ, sư miêu tả cho người đọc hình dung về một cuộc vụng trộm li kì: "Bà trẻ liền phủi qua loa mặt chiếu rồi tốc váy, nằm giạng chân ra chờ ông hành sự Trong đêm tối, ông chắp tay quỳ xuống vái sống và xin phép bà già là mình không còn cơ hội để khách khí Trong thời gian ông hì hục yêu bà trẻ thì bà ý tứ ngồi nép vào cái hốc lò gạch cách đó một sải tay, cố quay lưng lại, đầu gục xuống gối, không hề làm phát ra một tiếng động nhỏ có thể làm ông mất hứng" [38, tr.202-203]. Đối với trường hợp vợ chồng lão Mã, nhà văn lại tái hiện hắn như một con thú hoang, hoàn toàn không đúng lẽ thông thường của một mối quan hệ vợ chồng: "lão Mã nổi cơn hung đồ trói vợ vào cột nhà, nhét giẻ vào miệng, hai tay thị bị kéo quặt ra phía sau, y như cách lão chuẩn bị hành hình thị Sau đó lão lột truồng vợ, kéo ban hai chân thị ra bằng hai sợi dây, neo lại thật chặt để thị không thể cựa quậy được Rồi cứ thế lão hùng hục cưỡng hiếp thị" [38, tr.262].
Điểm nhìn trần thuật
3.4.1 Khái niệm điểm nhìn trần thuật
Trong tiểu luận “Nghệ thuật văn xuôi” (1884), Henry James định nghĩa: “điểm nhìn là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả bằng các sự kiện đựơc miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” Nhà tự sự học G Genette gọi điểm nhìn nghệ thuật là tiêu điểm (focalization) Tiêu điểm theo quan niệm của G. Genette chớnh là ô vị trớ của chủ thể trần thuật trong mối quan hệ với cõu chuyện mà anh ta kể lại ằ Thụng thường, cỏc nhà lớ luận chia điểm nhỡn thành ba loại chính: Điểm nhìn zero, Điểm nhìn bên trong, Điểm nhìn bên ngoài Điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua ngôi kể, lời văn, giọng điệu, cách gọi tên sự vật,… Giữa những loại điểm trần thuật thường có sự dịch chuyển qua lại Tất cả những biểu hiện của điểm nhìn trần thuật đều phản ánh dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
3.4.2 Các loại điểm nhìn trần thuật trong Đất mồ côi Điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" Truyện có một nhân vật kể chuyện xưng "tôi" xuyên suốt từ đầu đến cuối Nhân vật này chính là thế hệ sau của gia đình có các nhân vật trung tâm truyện kể Như vậy, người kể chuyện kể về chính gia đình mình với các mối liên hệ trong làng xã thuộc những thời đại khác nhau.
Trong truyện, người kể chuyện xưng "tôi" có hai điểm nhìn: điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.
Thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn này được sử dụng khi người kể chuyện kể về những người khác tham gia trong cốt truyện.
Thứ hai, người kể chuyện ngôi thứ nhất điểm nhìn bên trong Điểm nhìn này được sử dụng khi người kể chuyện kể về chính câu chuyện của mình ở đầu và cuối tác phẩm.
Ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong của nhân vật Loại điểm nhìn này được thể hiện khi các nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình Tác giả đã dùng điểm nhìn bên trong của các nhân vật chủ yếu sau: cụ cố "tôi"; ông nội "tôi"; mẹ "tôi"; chú Tỉnh; lão Hận; lão Đỗ. Điểm nhìn trần thuật và việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm
Thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi" với điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong dựng lên một cách chân thực về hiện thực đau thương của gia đình và quê hương Dù kể với điểm nhìn nào, người kể chuyện ngôi thứ nhất cũng có được sự đáng tin cậy về câu chuyện được kể bởi anh ta là thành viên của gia đình - đối tượng được kể Mặt khác, do là thế hệ sau nên người kể chuyện xưng "tôi" có khả năng bao quát toàn bộ lịch sử gia đình và quê hương Toàn cảnh câu chuyện gia đình, quê hương, do đó, được bao quát từ đầu chí cuối.
Thứ hai, ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong của nhân vật tái hiện được những suy nghĩ, cảm xúc trực tiếp của nhân vật trong mỗi sự kiện cụ thể, chẳng hạn, nhân vật cố nội "tôi" bộc lộ được niềm tin tuyệt đối đối với lực lượng cách mạng trong sự kiện ông bị bắt, sắp bị đưa đi xử tử; cảm xúc cay đắng, nhục nhã của mẹ "tôi" trong đêm bị lão Đỗ và chú Tỉnh cưỡng bức; hay như, những suy nghĩ ngùn ngụt lửa hận của chú Tỉnh đối với lão Đỗ sau sự kiện lão Đỗ cưỡng bức mẹ "tôi", Với điểm nhìn bên trong của nhân vật, câu chuyện gia đình, quê hương như một bộ phim được chiếu cận cảnh từng chi tiết với những cảm xúc mạnh mẽ, chân thực.
Giọng điệu
3.5.1 Giọng điệu trong tác phẩm văn học
Theo "Từ điển Thuật ngữ văn học" của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), "Giọng điệu (tone) trong tác phẩm văn học là “lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [31, tr.13] Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện thái độ, lập trường, tư tưởng, đạo đức, tình cảm của nhà văn đối với sự vật và hiện tượng được miêu tả Những loại giọng điệu thường gặp trong tác phẩm văn học là: sôi nổi, trầm lắng, xót thương, trào tiếu, trầm tĩnh, triết lí,… Nhìn chung, loại hình tác phẩm và phong cách tác giả là hai yếu tố quyết định đến sự hình thành giọng điệu trong tác phẩm văn học.
Giọng điệu thể hiện thái độ, tình cảm, lập trương tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được mô tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm, Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm Nếu như trong đời sống, ta chỉ thường nghe giọng mới nhận ra con người, thì trong tác phẩm văn học, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả Người đọc có thể nhận ra chiều sâu tư tưởng, phong cách, tài năng cũng như sở trường sử dụng ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo người nhà văn thông qua giọng điệu
Giọng điệu trong văn học đương đại Việt Nam hết sức phong phú.Chúng ta có giọng ồn ào, chao chát của Đỗ Hoàng Diệu, giọng lạnh lùng, sâu cay của Phan Thị Vàng Anh, giọng đôn hậu, ấm áp, chân tình của NguyễnNgọc Tư, giọng giễu nhại của Hồ Anh Thái, Trong tác phẩm Tạ Duy Anh, độc giả thường bắt gặp giọng cay nghiệt, hằn học, giễu nhại Trong giọng giễu nhại của họ Tạ có chất châm biếm, hài hước Trong Đất mồ côi , hầu như Tạ Duy Anh đã tiếp tục phong cách giọng điệu đã được định hình từ các tác phẩm trước đó của ông.
3.5.2 Các loại giọng điệu trong tiểu thuyết Đất mồ côi
3.5.2.1 Giọng giễu cợt, châm biếm
M Bakhtin trong "Lí luận và thi pháp tiểu thuyết" nói: Giọng điệu giễu cợt, châm biếm được sử dụng khi nhà văn tập trung lên án, phê phán những thói tật của người đời và của xã hội bằng những tiếng cười mang ý nghĩa tích cực Hơn thế nữa, giọng hài hước, châm biếm còn có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên tiếng cười – cái tiếng cười mà Phạm Vĩnh Cư khi giới thiệu về Bakhtin đã cho rằng “là môi sinh của tiểu thuyết; ở nền văn học vào vắng tiếng cười thì ở đó tiểu thuyết hoặc không thể trưởng thành, hoặc thui chột”
Giọng giễu cợt, châm biếm thường xuất hiện khi nhà văn nói về những khẩu hiệu, luận điệu sáo rỗng và giả dối; đôi khi được dùng để nói về những tình thế trái ngoeo, ngược đời như những kẻ dốt nát, lòng đầy căm thù thực thi vai trò lãnh đạo tiên phong Đôi khi chúng ta cũng thấy sự mỉa mai xuất hiện trong những đoạn miêu tả về "nghệ thuật tố khổ" và "kế hoạch hành động" của các ban trong cuộc cải cách; hay cả những sự lố bịch giả dối của con người
"Cũng là tội ác ấy, nhưng nếu biết cách thêm mắm thêm muối, tức là nêm tí gia vị, biết kể lúc nhanh lúc chậm, biết thể hiện cảm xúc, lập tức tội của chúng trở nên sinh động, sừng sững, dễ hình dung, dễ gây căm thù cho đông đảo quần chúng Một khi hàng ngàn người cùng nghiến răng kèn kẹt, thì cuộc đấu tranh giai cấp mới có cơ hội toàn thắng" [38, tr.208].
"Để tăng thêm tính trực quan và kích thích lòng căm thù, ban tổ chức lớp học đã tạo ra hàng loạt hình bù nhìn bện bằng rơm, mỗi con tượng trưng cho một tên địa chủ cường hào gian ác Có con là đàn ông, có con là đàn bà.
Có con già, có con trẻ Con con mặt phương phi, có con mặt quắt tai rơi" [38, tr.209].
"Cảm ơn nhé Hẹn có ngày tao ngộ Này - anh ta lại liếc sang xung quanh theo thói quen của loài đánh mùi - hĩm của đồng chí đẹp lắm, chỉ tội, nói nhỏ nhé, hơi có mùi Nhưng không sao, cố mà bảo trọng Nói xong lòng bàn tay hơi khum lại để các ngón sít vào nhau, đặt chéo trên trán, ưỡn ngực, mắt nhìn thẳng, dập gót chân đánh cụp: vì nhân dân quên mình!" [38, tr.191].
"Bấy giờ bà cốt cán mới vội vàng khép bớt chân lại để đảm bảo mình luôn đoan chính và chẳng qua vì tình thế và kế sách thoát hiểm mà phải chấp nhận thất thân với kẻ vừa quen biết [ ] Bấy giờ bà mới hốt hoảng nhận ra mình vừa phản bội người chồng quá cố chưa kịp mãn tang" [38, tr.189].
Tác giả cũng mỉa mai các danh từ quen thuộc như "chiến thắng": Lúc thay quần áo cho cậu ấy, mọi thứ đều nhăn dúm, tím tái, chỉ riêng cái kia thì vẫn cứ mượt như đầu chim cu, ướt đẫm, tươi như màu lá cờ chiến thắng mà sau mỗi trận đánh bọn anh lại cắm lên đỉnh cao nhất" [38, tr.73-74].
Có thể thấy, sự mỉa mai của nhà văn hướng vào những hình tượng, cách nói khuôn sáo trong lịch sử Lí do là, phía sau những lời nói ấy, những hình tượng ấy là hiện thực tàn khốc về cuộc sống, số phận cá nhân Do đó, giọng điệu mỉa mai, châm biếm của tác giả nhằm chống lại sự vô tình, vô cảm của các khẩu hiệu, những thứ tưởng như đương nhiên trong xã hội.
Giọng điệu chua xót là hệ quả của sự cảm thán đối với tình trạng bi kịch của các nhân vật Các nhà văn thường sử dụng giọng ngậm ngùi, thương xót, thể hiện sự đồng cảm, trắc ẩn các tác giả dành cho nhân vật Cũng có trường hợp, giọng điệu chua xót là sự thể hiện thái độ của nhân vật về cuộc sống bản thân và xã hội.
Giọng điệu chua xót trong Đất mồ côi được thể hiện khi nhà văn miêu tả thảm cảnh bạo lực của con người Chẳng hạn, đoạn miờu tả cảnh ôụng nội tụiằ khi rơi vào tay những kẻ đấu tố :
"Ông nằm còng queo như con chó bị trói tứ chi"
Trong tiếng gào thét ai oán đó, một lần bà bỗng nhắc đến ông nội tôi:
"Trời cao đất dày ơi, thần phật ma quỷ ơi, sao các Ngài tai ác thế Các ngài sinh ra tôi làm gì? Sao không để tôi là chó là lợn, là ruồi nhặng, là rắn rết, là cào cào châu chấu, là bọ hung, chuột chù mà lại bắt tôi làm người" [38, tr.369].
Trong Đất mồ côi chúng ta cũng thấy giọng chua xót dành cho sự vô minh của đám đông dân chúng:
"Nhiều người khác sôi nổi hiến kế cách xử tử ông nội tôi Cứ đem thả trôi sông, cho đến khi chim rỉa hết thịt, bụng nứt toác ra, giòi bọ lúc nhúc đục cho không còn cái xương Người khác gạt đi: dở hơi, phí! Vì như thế chỉ mua vui cho thiên hạ hai bờ sông là chính, chả nhẽ mình chờ mỏi mắt lại chẳng được xem màn kết thúc của hắn Ước gì còn hình phạt như voi giày, ngựa xé. Loại ấy cứ phải tứ mã phanh thây, xé làm bón mảnh, máu tươi phụt ra" [38, tr.214].
Nghệ thuật khoa trương
3.6.1 Khái niệm nghệ thuật khoa trương
Trong tiếng Việt, ô khoa trương ằ được hiểu như sau: ô khi cần nhấn mạnh làm nổi bật đặc trưng, tính chất của đối tượng, người ta cố tình nói quá sự thật; việc nói quá ở đây có thể là phóng to hoặc thu nhỏ đối tượng cần miêu tả Lối nói này được gọi là khoa trương Khoa trương không phải là nói khoác hay nói dối để đánh lừa người nghe Nhà nghiên cứu Đào Thản cho rằng, nó không làm cho người ta tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều cần núi ằ [6, tr.1] Mục đớch của khoa trương là tụ đậm sự việc, hiện tượng để gây chú ý cho người nghe, người đọc
Trong tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa trương cũng thường được sử dụng Tính chất về cơ bản giống với nghệ thuật này trong ngôn ngữ thông. Tuy nhiên vì tác phẩm văn học là văn bản nghệ thuật nên nghệ thuật khoa trương tại đây được vận dụng một cách có hệ thống, đồng thời hướng đến truyền tải tư tưởng nghệ thuật và thái độ xã hội của tác giả.
3.6.2 Sự thể hiện nghệ thuật khoa trương trong Đất mồ côi
Nghệ thuật khoa trương trong Đất mồ côi thể hiện tập trung nhất ở cấp độ hình tượng nhân vật Những hình tượng khoa trương này không phải là không thể xảy ra trong hiện thực, sự hư cấu trong Đất mồ côi không phải hư cấu hoang đường, ngược lại, nhà văn hư cấu nên những chi tiết khoa trương hiện thực để đẩy tình tiết sự kiện đạt đến mức cao nhất có thể Điều này rõ nhất trong những cảnh miêu tả về cái chết của các nhân vật: "Nhát bổ mạnh đến mức trán ông tôi toác làm đôi" [38, tr.281], "còn chú Tỉnh thì mặt xám ngoét, từ trong miệng chưa khép hết, thè lè ra một miếng thịt đã chuyển sang màu đen bầm, màu của miếng tiết để lâu" [38, tr.289] Cái chết của lão Đỗ cũng rung rợn không kém: "Nó chưa chết! Óc phòi ra nhưng vẫn chưa chết "
[38, tr.296] Còn đây là trường hợp một nạn nhân khác tên là Bồ: "một viên đạn trúng mắt, làm bay con người ra ngoài" [38, tr.222]
Ngoài ra tác giả cũng thường dùng nghệ thuật khoa trương khi miêu tả tính hung ác của nhân vật Gia nhân của cụ cố được miêu tả như sau: "Giống như một bầy thú hoang sổng chuồng, giờ đây chẳng ai có thể kìm hãm được họ" [38, tr.29] Những người đấu tố cũng hung ác vô cùng: "đồng chí X vì nhiệm vụ trên giao, còn giết cả anh trai bằng dao găm [ ] Bố, mẹ, vợ con, anh chị em ruột mà theo giặc thì cũng phải bị cắt cổ Như cắt cổ chó ấy!" [38, tr.346] Khi cắt "bộ tam sự" của Đỗ, Tỉnh được miêu tả như sau: "Trông chú như một con thú đói đang ăn thịt đồng loại, phải nuốt nhanh kẻo bị kẻ khác cướp mất" [38, tr.296 - 297].
Nhìn chung, trong khi thể hiện nghệ thuật khoa trương, tác giả áp dụng cho miêu tả ngoại hình và hành vi của nhân vật Thông qua đó, nhà văn có dụng ý làm bộc lộ tính cách, cao hơn là khái quát bản chất và số phận con người Dù ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, nhưng hầu hết các nhân vật đều được miêu tả khoa trương Trong đó, sự tàn ác, bi thảm đều được miêu tả cùng cực Do đó, ở những phương diện khác nhau, nhân vật của Cổ Viên trong Đất mồ côi đều là những kiểu con người không sống trong trạng thái bình thường Ở họ luôn vang động lên âm vang của dục vọng và bi kịch.
3.6.3 Nghệ thuật khoa trương với sự thể hiện tinh thần nhận thức lại vấn đề nhân tính và lịch sử
3.6.3.1 Khoa trương nhằm truy vấn về bi kịch con người
Phân tích ở trên cho thấy, các tình tiết khoa trương nhấn mạnh vào khía cạnh man rợ trong tính cách nhân vật, qua đó làm nổi bật lên tính ác của con người Hệ thống các tình tiết như vậy tạo cho người đọc cảm giác về cái ác không có giới hạn của con người Khi xâm phạm đồng loại, con người hung dữ như thú hoang Họ xông lên nhe nanh, giơ vuốt như muốn ăn tươi nuốt sống đối phương Mặt khác, đứng trước những cái chết của đồng loại, họ mất hết sự tự vấn về lẽ phải - trái Thậm chí, họ cũng mất hết tình người Không có chi tiết nào trong tác phẩm miêu tả lòng trắc ẩn đối với những người chết, kể cả người đó vốn là ân nhân, người thân, người quen biết, bạn bè của họ Sự khoa trương cho ta thấy có một sự suy giảm nhân tính ở cấp độ rộng lớn đã diễn ra Gần như toàn bộ nhân vật trong tác phẩm (trừ "bố tôi" - người ra chiến trường) đều tham gia vào trò chơi thiện - ác của tác giả Truyện có các phe đối địch hoặc mâu thuẫn nhau, xin nêu cụ thể: phe thuộc gia đình "tôi" - phe thuộc gia đình phía lão Mã; phe những người bị đấu tố - phe đấu tố; mâu thuẫn cá nhân của Tỉnh và Đỗ; phe xâm hại tình dục gồm Tỉnh, Đỗ - người bị xâm hại là
"mẹ tôi" Theo mô tả của tác giả, nhìn trên bề mặt các sự kiện, trong các phe này có một bên là đại diện của cái ác, phi đạo đức, bên còn lại là cái thiện Tóm lại, đó là phe của lương tâm con người và phe của tội ác ác quỷ.
Mặt khác, trong tác phẩm không chỉ những nạn nhân của cái ác chết trong bi thảm cực độ, mà những kẻ gây ra cái ác cũng chết trong bi thảm cực độ Việc nhà văn nhấn mạnh vào cái chết bi thảm cực độ đã gợi lên bi kịch chung của con người Những kẻ gây ác cũng phải đối diện với kết cục bi thảm như những nạn nhân của chúng Cái chết đồng thời của Tỉnh và Đỗ - 2 kẻ thù của nhau mang tính đại diện cho cái chết của nạn nhân và thủ phạm: "Thế là có thêm một buổi sáng yên bình bị cắt vụn ra bởi những tiếng kêu vang tới tận trời, rồi sau đó là những lời gáo rú, hò hét…của dân làng [ ] Tỉnh đè lên Đỗ và cả hai vẫn còn oằn oại Lão Đỗ thì toàn thân máu đỏ, còn chú Tỉnh thì mặt xám ngoét, từ trong miệng chưa khép hết, thè lè ra một miếng thịt đã chuyển sang màu đen bầm, màu của miếng tiết để lâu" [38, tr.289].
Qua đây cũng nhận thấy rõ thái độ cực đoan của tác giả: chỉ hướng đến việc miêu tả về cái chết, cái ác Nên tác phẩm đọc nặng nề, u ám, màu sắc đen tối không có lối thoát, không có tương lai Hiện thực được miêu tả số phận con người đầy miêu tả có phần đen tối, đầy ẩn ức, thiếu màu sắc tích cực.
3.6.3.2 Khoa trương nhằm truy vấn lịch sử
Cổ Viên không đơn giản nhìn nhận con người với bản tính cố hữu và nhất thành bất biến Về cơ bản, ông quan niệm con người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử Ở trên tôi bàn về "tính tự nhiên" của bản chất con người, ở đây xin nói đến "tính lịch sử" Con người tồn tại bản tính cố hữu, nhưng bản chất ấy diễn hóa thế nào trong đời sống xã hội lại có nguyên do từ các biến động của lịch sử Thông qua sự diễn hóa đó, chúng ta có thể biết được lịch sử đã hoàn toàn đúng đắn hay cần phải bị phản tư.
Tác giả đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa hiện thực lịch sử để xây dựng nhân vật Các hành vi ác của nhân vật được miêu tả khoa trương trong một bối cảnh lịch sử nhất định Bút pháp khoa trương của tác giả tỏ ra thuyết phục hơn khi miêu tả những nhân vật trực tiếp gây tội ác như Mã, Hận, Đỗ, Tỉnh Đối với Mã, cơ hội lịch sử cho cái ác trỗi dậy là cuộc nổi dậy của
"nghĩa binh" - những người vốn có cùng thân phận với hắn Mã nói với "cụ cố tôi" - người bị hắn trả thù: "Ta căm ghét những người như ông [ ] Vì ta nghèo, còn ông thì giàu có Vì trời ăn ở bất công Vì ta muốn ông cũng khốn khổ như ta" [38, tr.261] Đối với Hận, môi trường lịch sử chuyển thành cuộc cải cách ruộng đất, nơi hẳn có cơ hội thể hiện sự căm thù đối với những người bị coi là trí thức: "Nói thật nhé, tao căm ghét những thằng như mày đến xương tủy không chỉ do mày là con nhà giàu, mà còn do mày là trí thức Kẻ thù chính của tao là bọn trí thức như mày" [38, tr.264] Hận nói: "Nhưng cuối cùng, những thằng như mày đều do những thằng như tao nắm mạng sống trong tay" [38, tr.364] Đối với Đỗ và Tỉnh, hoàn cảnh của cái ác là chiến tranh, khi "bố tôi" phải đi chiến trường, mười phần chết chỉ có một phần sống,
"mẹ tôi" ở nhà cô đơn chờ đợi trong vô vọng Trong lời nói, các nhân vật gây tội ác cũng không ngại để lộ ra nhân tố thời cơ lịch sử, nhờ đó họ mới có thể thực hiện hành động Thời cơ đó chính là lời Tỉnh rót vào tai "mẹ tôi" rằng
"bố tôi" đã "làm ma Trường Sơn lâu rồi" [38, tr.96].
Tuy nhiên, bút pháp khoa trương của Cổ Viên theo chúng tôi cũng có những hạn chế nhất định Ý tưởng của tác giả đã không đạt được hiệu quả như ý khi viết về những số phận bất hạnh như khi miêu tả về cái chết của cụ cố, ông nội, hay nhu cầu tính dục đậm màu sắc bản năng của "mẹ tôi" và những người đàn bà góa chồng trong làng… Trong những trường hợp này, Cổ Viên đã để cho tính luận đề lấn át logic hiện thực, khiến cho hình tượng nhân sinh tương đối méo mó, thiếu chân thật Tuy nhiên, trên tổng thể - bút pháp khoa trương trong tác phẩm góp phần không nhỏ vào mục đích phản tư hiện thực của tác giả: tác giả muốn nhìn nhận, lý giải hiện thực cùng các sự kiện lịch sử cụ thể bằng thái độ ‘‘phản tư’’, ‘‘ý thức phản tư’’ mang tính cá nhân của mình(có thể là rất chủ quan).