1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay

119 2,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh là hai lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn liên quan đến nhiều đối tượng hữu quan trong kinh doanh như người lao động, nhà lãnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp : Anh 12

Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan

Hà Nội, 05 - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH 4

I KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ TRONG KINH DOANH 4

1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ 4

1.1 KHÁI NIỆM TÂM LÝ 4

1.2 KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC 4

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC 5

1.4 THUỘC TÍNH TÂM LÝ CÁ NHÂN 7

1.4.1 TÍNH KHÍ (KHÍ CHẤT) 7

1.4.2 TÍNH CÁCH 8

1.4.3 NĂNG LỰC 9

2 TÂM LÝ TRONG KINH DOANH 10

2.1 TÂM LÝ NHÀ LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 11

2.2 TÂM LÝ NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 13

II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 16

1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 16

1.1 ĐỊNH NGHĨA ĐẠO ĐỨC 16

1.2 ĐỊNH NGHĨA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 17

2 CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 17

2.1 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 18

2.1.1 ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 18

2.1.2 ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG 20

2.1.3 ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG VÀ CHÍNH PHỦ 20

2.1.4 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 22

2.2 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 23

Trang 3

2.2.1 ĐỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP, CẤP TRÊN VÀ ĐỐI VỚI CẢ DOANH

NGHIỆP 23

2.2.2 ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG 24

III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KD VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN 24

1 MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH 24

2 VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 26

3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 27 3.1 NHÂN TỐ CHỦ QUAN 27

3.2 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 28

3.2.1 VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 28

3.2.2 QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA 29

CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN HIỆN NAY 31

I TÂM LÝ TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN 31

1 TÂM LÝ NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 31

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ NHÀ DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN CỦA VIỆT NAM 31

1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 33

1.2.1 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ VIỆT NAM 33

1.2.2 NĂNG LỰC CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM 37

1.2.3 UY TÍN VÀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM 43

2 TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 44

Trang 4

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÂN DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT

NAM 44

2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 47

2.2.1 NHU CẦU, MONG MUỐN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 47

2.2.2 KĨ NĂNG, NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP 512.2.3 TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ, HÀNH VI, Ý CHÍ 54

II ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 57

1 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 57

1.1 ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 57

1.1.1 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 57

1.1.2 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 58

1.2 TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI 60

1.3 Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT 61

2 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 62

2.1 NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH 62

2.2 NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC THI CAM KẾT LAO ĐỘNG 63

2.3 NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC TỐ CÁO CẢNH GIÁC 66

2.4 NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC 67

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG TÂM LÝ VÀ ĐĐKD Ở CÁC DNVN 69

I XU HƯỚNG TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 69

1 CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 69

Trang 5

1.1 XU HƯỚNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 69

1.2 XU HƯỚNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 71

2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 72

II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 74

1 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 74

1.1 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ MINH BẠCH VÀ CÓ CÁC CHẾ TÀI CHẶT CHẼ ĐỂ QUẢN LÝ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HỢP PHÁP VÀ HIỆU QUẢ 74

1.2 CẢI TIẾN CƠ CẤU QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CƠ QUAN VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 761.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 78

1.4 CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VÀ ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO 80

1.5 XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 81

2 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 82

2.1 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG 82

2.2 ĐỐI VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP 88

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

Hình 1 : Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý 10

Hình 2: Các khía cạnh tâm lý người lãnh đạo 15

Hình 3 : Các khía cạnh tâm lý của người lao động 17

Hình 4 : Các đối tượng có liên quan đến tổ chức 21

Bảng 5 : Bảng chỉ số PDI của một số quốc gia 43

Bảng 6: Tổng kết nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Việt Nam 47

Hình 7 : Mức thang nhu cầu của nhà nghiên cứu tâm lý Abraham Maslow 51

Bảng 8 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ trong các doanh nghiệp Việt Nam 55

Hình 9 : Số lượng các cuộc đình công của người lao động Việt Nam 61

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSR CEO

Corporate society responsibility Chief excutive official

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

A Tính cấp thiết - Đối tượng- Mục đích nghiên cứu của đề tài

Con người vừa là nhân vừa là quả của các quá trình hoạt động, hoạt động xuất phát

từ lòng người, hợp lòng người thì thành công, ngược lại thì dễ thất bại Bởi vậy, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đối của một quốc gia nói chung và một doanh nghiệp nói riêng Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chính sách quản lý có cấu trúc 50% tâm lý và 50% kinh tế thì hiệu quả quản

lý và hiệu quả hoạt động đạt được sẽ cao hơn nhiều lần so với chính sách thiếu quan tâm tới tâm lý con người Chính vì thế, hơn bao giờ hết người ta càng thấy được mức

độ cần thiết của việc nghiên cứu thế giới nội tâm của con người (tâm lý) để có cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tâm lý vào quản lý và điều khiển hành vi, hoạt động của con người Khoa học về tâm lý ngày càng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nói tới kinh doanh và quản lý kinh doanh là nói tới hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, quản lý là quản lý con người nên yếu tố kinh doanh và tâm lý có mối quan hệ tác động qua lại hữu cơ với nhau Yếu tố tâm lý bao trùm đạo đức luôn là sức mạnh, lực lượng tác động đến tính tích cực hoạt động sáng tạo của con người, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành đạt của một doanh nghiệp

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường, đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn bộ đất nước Các nhà quản trị Việt Nam đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường, đã nhận thức được rằng nếu không có hiểu biết về con người nói chung và tâm lý con người nói riêng thì không thể điều khiển công việc trôi chảy và không thể đạt được hiệu quả cao và bền lâu

Trang 9

Vài năm trở lại đây, khoa học tâm lý ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang trở thành trào lưu khá nở rộ trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam xu hướng nghiên cứu tâm lý trong quản trị doanh nghiệp chưa thực sự khởi sắc Nhận thức được mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý - đạo đức trong kinh

doanh hiện nay, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài khóa luận của mình là: “Một số đặc

điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”

B Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh là hai lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn liên quan đến nhiều đối tượng hữu quan trong kinh doanh như người lao động, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp … Bên cạnh đó, dưới tác động của những biến đổi trong nền kinh tế, đặc biệt là làn sóng toàn cầu hóa, tâm lý và đạo đức trong kinh doanh có rất nhiều thay đổi, có những biến đổi rõ nét trên bình diện rộng, lại có những biến đổi mang tính manh nha, nhỏ lẻ Bởi vậy, trong phạm vi một bài khóa luận, người nghiên cứu xin được tập trung phân tích một số những nét nổi bật nhất, những nét đặc trưng nhất trong xu hướng tâm lý cũng như đạo đức kinh doanh của hai đối tượng chính, đó là người lao động và nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chứ không đi sâu vào mọi ngóc ngách của phạm trù tâm lý và đạo đức rộng lớn

C Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích như trên, khóa luận được viết trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin với các phương pháp cụ thể là: phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, đối chiếu-so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu Các phương pháp được kết hợp chặt chẽ với nhau để rút ra kết luận phục vụ cho đề tài Hiện nay các công trình nghiên cứu về tâm lý trong kinh doanh của Việt Nam thực sự còn hiếm hoi Tất cả các kiến thức được trình bày trong khóa luận tiếp đây sẽ là tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn thông tin thứ cấp

D Kết cấu khóa luận

Trang 10

Bố cục của khóa luận được chia làm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về tâm lý và đạo đức trong kinh doanh

Chương 2: Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy tính tích cực trong tâm

lý và đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam

Người viết xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên hỗ trợ tác giả về mặt vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia cũng như những nhà nghiên cứu với những công trình và bài viết có giá trị tham khảo lớn Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến cô giáo - Ths Đặng Thị Lan, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, trường đại

học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên để em có thể hoàn thiện và nâng cao chất lượng và nội dung bài khóa luận

Do còn những hạn chế nhất định về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy người nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè để có thể hoàn thiện hơn nhận thức về vấn đề này

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2009

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG

KINH DOANH

I KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ TRONG KINH DOANH

1 Các khái niệm cơ bản về tâm lý

1.1 Khái niệm tâm lý

Tâm lý là hiện tượng tinh thần, là đời sống nội tâm con người, vô cùng phong phú đa dạng và đầy tính tiềm tàng bởi tâm lý mỗi người mỗi khác và tâm lý lại biến đổi theo thời gian Tâm lý còn được gọi là thế giới nội tâm hay “lòng người” Tâm lý là sự phản ánh hiện thực của bản thân, của tự nhiên, của xã hội

Theo PGS.TS Phạm Cao Thường, “Tâm lý là sự phản ánh sự vật, hiện tượng

của thế giới khách quan, não con người làm chức năng phản ánh đó Sự phản ánh này

có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội – lịch sử”1

Hoạt động tâm lý khác với hoạt động vật lý Hoạt động vật lý trả lời câu hỏi:

làm gì ? Hoạt động tâm lý trả lời câu hỏi : làm thế nào ? Ví dụ : một cục nam châm có

sức hút vật lý, nó hút mọi kim loại ở gần nó, nhưng không có mục tiêu rõ ràng Trái lại, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục tiêu rõ rệt, nên con người nhìn nhận vấn đề hoặc tìm cách giải quyết vấn đề tùy theo mục tiêu đặt ra Điều này liên quan rất lớn đến tính cảm con người Tình cảm có quy luật của nó, nên muốn nhận thức được quy luật đó, tất yếu phải nghiên cứu tâm lý học

1.2 Khái niệm tâm lý học

Có khá nhiều định nghĩa về tâm lý học đã được các nhà tâm lý nghiên cứu và

tìm hiểu, theo GS Mai Hữu Khuê và PTS Đinh Văn Tiền: “Tâm lý học là khoa học

nghiên cứu về đời sống tâm lý và tâm hồn con người” 2 Trong lịch sử phát triển của

mình, tâm lý học luôn luôn là vũ đài của cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm duy tâm và duy vật Tâm lý học kinh nghiệm tiêu biểu cho quan điểm duy tâm Tâm lý học duy tâm là thứ tâm lý tách rời các quá trình của ý thức khỏi não, nó không có khả năng trở

Trang 12

thành môn tâm lý học có tính khoa học Tâm lý học theo nghĩa duy vật hiện đại là môn khoa học nghiên cứu về con người Xuất phát từ học thuyết Mác-Lênin, tâm lý được coi là thuộc tính phản ánh hiện thực khách quan của bộ óc con người Tâm lý học không phải dựa vào “những quy luật chủ quan” nào đó, mà dựa vào sự nhận thức các quy luật hoạt động của thần kinh cao cấp

Tâm lý học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý và những quá trình phát sinh và phát triển cũng như nguyên nhân hình thành của những hiện tượng đó, như vậy tâm lý học nghiên cứu những nét tâm lý cá nhân con người Cụ thể, tâm lý học bao gồm ba đối tượng nghiên cứu chính: Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý

1.3 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học

Phần này chúng ta sẽ đi nghiên cứu kĩ hơn về 3 đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, và thuộc tính tâm lý

Quá trình tâm lý là « sự phản ánh thực tại khách quan ở trong não con người,

giúp con người định hướng được thực tại, từ đó con người có thể thông qua các hành động của mình để thay đổi, cải tạo thực tại cho phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trước con người » [16, tr.13]

Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và kết thúc Ví dụ : Các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, các quá trình giao tiếp … Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần Nó xuất hiện như là yếu tố điều chỉnh ban đầu đối với hành

vi của con người Quá trình tâm lý thường diễn ra trong thời gian ngắn và nếu kéo dài thì sẽ chuyển sang một quá trình kế tiếp khác Sự phản ánh hiện thực khách quan rất phức tạp và nhiều vẻ nên quá trình tâm lý được chia thành:

 Quá trình nhận thức : là các quá trình tâm lý nhằm nhận thức thế giới khách quan Quá trình nhận thức bao gồm : Cảm giác, tri giác, biểu tượng, và tư duy

 Quá trình cảm xúc: là quá trình qua đó con người biểu thị thái độ của mình đối với thế giới khách quan

Trang 13

 Quá trình ý chí : Là các quá trình tâm lý biểu thị ý chí của con người trong hành động cải tạo thế giới khách quan

Trạng thái tâm lý : Con người bao giờ cũng ở vào một trạng thái tâm lý nhất

định, nói một cách khác, bao giờ đời sống tâm lý cũng diễn ra trong một trạng thái nào

đó như chú ý, tập trung hay phân tán, tích cực hay mệt mỏi, thắc mắc băn khoăn hay hồ hởi thoải mái, do dự hay quyết tâm vươn tới

Các trạng thái tâm lý là „những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương

đối dài và đóng vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất định‟[16, tr.14] Với các trạng thái tâm lý, chúng ta thường chỉ

biết đến khi nó đã bắt đầu xuất hiện ở bản thân, tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng Ví dụ : Trạng thái tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui buồn, phấn khởi, chán nản …

Thuộc tính tâm lý là „Những quá trình và trạng thái tâm lý thường xuyên lặp lại

trong những điều kiện sống và hoạt động nhất định của con người thì trở thành đặc

điểm tâm lý bền vững của nhân cách, gọi là thuộc tính tâm lý cá nhân’ [16, tr.17]

Thuộc tính tâm lý diễn ra trong thời gian dài và kéo dài rất lâu, có khi gắn bó với cả cuộc đời con người Ví dụ : tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan … Các thuộc tính tâm lý các nhân gồm : xu hướng, khí chất, tính cách và năng lực tạo thành hai mặt đạo đức và tài năng của mỗi con người cụ thể Những thuộc tính tâm lý cá nhân không trực tiếp phản ánh các tác động bên ngoài như kiểu các quá trình và các trạng thái tâm lý, mà là kết quả của sự thống nhất và khái quát các quá trình và trạng thái tâm lý Xuất hiện trên cơ sở các quá trình và trạng thái tâm

lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân đến lượt nó lại ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình và trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý cá nhân tuy cũng biến đổi nhưng bền vững hơn quá trình và trạng thái tâm lý Khi hoàn cảnh sống, điều kiện xã hội, môi trường rèn luyện của con người biến đổi, cả khi thể chất biến đổi từ trẻ đến già thì thuộc tính tâm lý cũng biến đổi theo Như vậy, ba đối tượng tâm lý học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thuộc tính tam lý là yếu tó quan trọng nhất ảnh hưởng đến tâm lý mỗi cá nhân

Trang 14

Có thể thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng tâm lý như sau (xem hình 1) :

Hình 1 : Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý

1.4 Thuộc tính tâm lý cá nhân

Thuộc tính tâm lý cá nhân bao gồm ba phạm trù cơ bản, đó là tính khí (hay còn gọi là khí chất), tính cách và năng lực

1.4.1 Tính khí (khí chất)

Tính khí là « toàn bộ những đặc tính tâm lý riêng thể hiện ở tốc độ xuất hiện,

cường độ của tình cảm và cử chỉ, động tác chung của con người » [4, tr.36]

Tính khí được hình thành dựa vào cơ sở của hai quá trình hoạt động khác nhau của hệ thần kinh trung ương : Quá trình hưng phấn và quá trình ức chế Hưng phấn là quá trình nâng cao tính tích cực của các tế bào thần kinh để đáp lại các kích thích, khiến cho khả năng làm việc của con người tăng lên ghê gớm Trái lại, quá trình ức chế đẩy mạnh tiêu cực, thụ động, mệt mỏi của con người để thu lại các năng lượng đã tiêu tốn trong quá trình hưng phấn

Có 4 loại tính khí cơ bản : Kiểu nóng, kiểu lạnh, kiểu hoạt, và kiểu ưu tư Tính khí biểu hiện một số đặc điểm bề ngoài của hành vi, không biểu thị chính kiến, quan điểm, năng lực hay sự tiến bộ của con người trong hoạt động này hay hoạt động khác

Vì thế, không có loại tính khí nào xấu hoặc tốt hoàn toàn Tính khí của một người thường pha trộn cả bốn loại Hoàn cảnh sống, giáo dục và rèn luyện có thể làm thay đổi tính khí Giao công việc phù hợp với tâm lý của con người, họ sẽ hoàn thành công việc hiệu quả hơn Vì vậy, cần cư xử với mỗi người theo đặc điểm tính khí của họ

Các hiện tượng tâm lý

Trang 15

Dưới đây là đặc trưng cơ bản của từng loại tính khí :

Tính nóng là trường hợp hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng hưng phấn

mạnh hơn ức chế Người tính nóng có độ nhanh nhậy (nhanh trí và nhạy cảm ) cao, phát hiện vấn đề, phát khởi ý kiến, hành động nhanh… Anh ta tích cực và phản ứng mạnh, tính phản ứng mạnh đột ngột thường lấn át tính kiên nhẫn Người tính nóng thì thường nhanh chóng say mê công việc và cũng nhanh chóng chán nản, có thể dùng nhiệt tình của mình để lôi cuốn người khác, nhưng nếu gặp khó khăn rắc rối thì dễ trở nên khó tính, cáu gắt

Tính hoạt là trường hợp hưng phấn và ức chế đều mạnh và cân bằng Người

tính hoạt là người không chỉ có có độ nhanh nhậy cao, có khả năng phát hiện, phát khởi nhanh mà còn có khả năn tự kiềm chế mạnh khi cần thiết Đây là kiểu người tập trung,

tu chí vào việc gì là việc đó thành công, nếu được đào tạo tốt hoàn toàn thích hợp với các công việc phức tạp bậc cao, công việc có quan hệ với nhiều người, có nhiều tình huống gay cấn

Tính ưu tư là trường hợp hưng phấn và ức chế tương đối cân bằng và ở mức

thấp Người có tính khí ưu tư thì hay nhút nhát, thường bị mất bình tĩnh trong hoàn cảnh mới, và trong khi gặp gỡ với người lạ thì không thích giao tiếp, thiên về những cảm xúc nội tâm kéo dài Đó là người lao động cực kỳ cần mẫn và cẩn thận Hiểu biết đặc điểm tính khí là cần thiết đối với người lãnh đạo khi bố trí và sử dụng cán bộ, phân công họ sao cho hợp với yêu cầu khách quan của sản xuất Tuy nhiên, tính khí không phải là dấu hiệu duy nhất và chủ yếu nhất để lựa chọn cán bộ

1.4.2 Tính cách

Trang 16

Tính cách là « tổng thể những đặc tính tâm lý tương đối ổn định và vững chắc

thuộc bản chất của con người được thể hiện thông qua thái độ của cá nhân với thực

tại » [4,tr 39]

Tính cách là sự kết hợp cá thuộc tính cơ bản và bền vững của con người, mà những thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện trong hành vi của con người Những thuộc tính tâm lý hình thành nên tính cách được gọi là những nét tính cách Khác với những tính chất bẩm sinh của khí chất, các nét tính cách được phát triển dưới ảnh hưởng kinh nghiệm sống và sự giáo dục trong quá trình hoạt động của con người Tính cách được hình thành và biểu hiện trong hoạt động

Tính cách gắn bó mật thiết với tính khí, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt giữa hai cái đó, đồng thời tính cách của con người cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến

sự biểu hiện tính khí Sự khác nhau giữa hai đặc tính tâm lý đó ở chỗ tính khí chủ yếu được quy định bởi những thuộc tính sinh học bẩm sinh của hệ thống thần kinh trong khi đó môi trường và sự giáo dục có vai trò quyết định trong sự hình thành tính cách

Tính cách tạo ra mặt đạo đức cho nhà doanh nghiệp, trong đó thể hiện những thái độ khác nhau của cá nhân đối với con người (tình đồng loại, lòng vị tha), tính thực thà, sự tự cao, tự đại, tính kiêu căng ) các đồ vật (tính cẩn thận, tính tham lam, lãng phí, xa hoa ) đối với lao động (tính cần cù , yêu lao động, tinh thần tập thể, trây lười, biếng nhác ) đối với bản thân mình (khiêm tốn, giản dị, tự á, dịu dàng ) Như vậy, tính cách và đạo đức có mối liên hệ mật thiết và gắn bó Tính cách tốt được tạo ra bởi những tính nết tốt Tính cách xấu được tạo ra bởi những thói hư tật xấu Những phẩm chất ý chí của nhân cách như tính cương quyết tự kiềm chế, tính kiên cường, độc lập, dũng cảm chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống những tính chất của tính cách Những nét tính cách này xác định lòng trung thành, kiên định, sự cương quyết trong khi vương tới những mục tiêu đã đề ra

1.4.3 Năng lực

Năng lực là « tính chất mà nhờ đó con người tiếp thu tương đối dễ dàng những

kiến thức, kĩ năng và kỹ xảo, cũng như khả năng đạt hiệu quả khi thực hiện một hoạt động nhất định Năng lực được hình thành, thể hiện và hoàn thiện trong hoạt động

thực tiễn, không phải có sẵn như một yếu tố bẩm sinh » [4, tr.49]

Trang 17

Ngay cả những năng lực rất yếu cũng có thể được phát triển, nâng cao bằng con đường kiên trì luyện tập một cách có hệ thống Khi xem xét bản chất năng lực, cần chú

ý ba dấu hiệu cơ bản sau : Thứ nhất, năng lực là sự khác biệt về tâm lý cá nhân, làm cho người này khác người kia Thứ hai, năng lực là sự khác biệt có liên quan đến hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định của người đó Thứ ba, năng lực làm cho việc tiếp thu các kĩ năng, kĩ xảo trở nên dễ dàng hơn

Người lãnh đạo cần biết năng lực của người dưới quyền để đánh giá đúng họ và giúp họ phát huy năng lực theo hướng cần thiết và giao nhiệm vụ tương xứng với năng lực của họ Việc phát hiện ra năng lực của người lao động thường căn cứ vào những dấu hiệu sau đây : Đó là, sự hứng thú với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu nghề nghiệp, và hiệu suất lao động trong lĩnh vực nào đó

2 Tâm lý trong kinh doanh

Tâm lý trong kinh doanh hay chính là tâm lý học quản trị doanh nghiệp có “ đối

tượng trực tiếp là đời sống tâm hồn của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp „[11,

tr.7] Đó là đời sống tâm hồn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên dưới quyền, bao gồm tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng, niềm tin được thể hiện thông qua các hoạt động tâm lý của họ như nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, ý chí và hành động

Tâm lý trong kinh doanh bao gồm tâm lý của các đối tượng sau :

- Tâm lý nhà lãnh đạo quản trị kinh doanh

- Tâm lý của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp

- Tâm lý khách hàng và người tiêu dùng

- Tâm lý của nhóm người : các nhà quản lý, nhóm khách hàng, nhóm người lao động

Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do hạn chế về mặt thời gian nên người nghiên cứu chỉ xin đi sâu nghiên cứu về hai mảng tâm lý trong kinh doanh, đó là tâm lý nhà lãnh đạo quản trị kinh doanh và tâm lý nhân viên làm việc trong doanh nghiệp

Trang 18

2.1 Tâm lý nhà lãnh đạo, nhà quản trị kinh doanh

Nhà kinh doanh với tư cách là chủ thể của hoạt động kinh doanh là nhân tố quyết định hàng đầu đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh Tâm lý của nhà lãnh đạo (nhà quản trị kinh doanh) là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Một số yếu tố tâm lý của nhà lãnh đạo (nhà quản trị kinh doanh) có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó là: Nhu cầu, động cơ của nhà kinh doanh; Quan điểm kinh doanh; niềm tin của nhà kinh doanh; tính cách, khí chất của nhà kinh doanh; uy tín, phong cách lãnh đạo, quản lý của nhà kinh doanh và quản trị kinh doanh Tuy nhiên , bốn nhân tố cơ bản của tâm lý nhà lãnh đạo mà người nghiên cứu muốn chú trọng ở đây chính là : Nhân cách, phong cách, uy tín, và năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp (xem hình 2)

3

TS Lê Văn Thái, Ths Đặng Thị Lan : Tâm lý và đạo đức kinh doanh Đại học ngoại thương Hà Nội 2004

Tâm lý nhà lãnh đạo, quản trị

Trang 19

Nhân cách là “toàn bộ những đặc điểm tâm lý đã ổn định của cá nhân tạo nên

giá trị xã hội và hành vi xã hội của cá nhân „[5, tr.39] Khi được sinh ra cá nhân chưa

phải là một nhân cách Nhân cách hình thành trong quá trình cá nhân sống và lớn lên trong xã hội Tùy theo điều kiện sống mà nhân cách mới phát triển theo chiều hướng nào Thông thường khi ý thức phát triển đến một trình độ nào đó thì nhân cách mới bắt đầu phát triển Sự hình thành và phát triển của nhân cách phụ thuộc vào các nhân tố sau: Đặc điểm bẩm sinh di truyền, giáo dục của gia đình và nhà trường (đóng vai trò chủ đạo), hoạt động cá nhân và qua hoạt động giao lưu Nhân cách (đạo đức và tài năng) của nhà kinh doanh (nhà quản tri kinh doanh) là yếu tố tâm lý cơ bản tham gia qui định chất lượng và hiệu qủa của hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị kinh doanh

Phong cách quản trị kinh doanh hay phong cách lãnh đạo là “cách thức làm việc

của nhà lãnh đạo, là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý „ [12, tr.39]

Phong cách quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh Phong cách quản lý kinh doanh được quy định bởi các yếu tố tâm lý chủ thể như : Quan điểm quản lý; động cơ, mục đích quản lý; kiến thức, kinh nghiệm quản lý; tính cách, khí chất của nhà quản lý; năng lực quản lý

Phong cách quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tuợng trong quá trình quản lý Theo K Lewin có ba phong cách quản lý cơ bản đó là : Phong cách độc tài, phong cách dân chủ và phong cách tự do Để quản lý và lãnh đạo trong kinh doanh có hiệu quả, chủ thể phải lựa chọn những phong cách quản lý thích hợp tùy theo đặc điểm của đối tượng và tình huống quản lý

Trang 20

Uy tín là “ khả năng tác động của nhà quản trị đến những người khác (cá nhân

hay tập thể lao động) nhằm làm cho họ tin tưởng, phục tùng, tuân theo mình một cách

tự giác „[11, tr.70] Uy tín của nhà kinh doanh bao gồm quyền uy và sự tín nhiệm

Quyền uy của nhà kinh doanh được thể hiện trong tổ chức, trong doanh nghiệp và trong quan hệ xã hội Sự tín nhiệm ở đây chính là sự tín nhiệm của người lao động, của bạn hàng và của khách hàng đối với nhà lãnh đạo kinh doanh Để có được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đòi hỏi nhà kinh doanh phải có tài có đức, có phong cách kinh doanh đúng đắn và hiệu quả Uy tín của nhà kinh doanh cũng như của doanh nghiệp có được chủ yếu còn nhờ ở chất lượng và giá cả sản phẩm, tinh thần thái độ phục vụ, sự quan tâm đúng đắn đến lợi ích của khách hàng và người lao động

Năng lực của người lãnh đạo bao gồm “ năng lực tổ chức quản lý - năng lực ra

quyết định, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn „[11, tr.83] Năng lực tổ chức

quản lý của người lãnh đạo được thể hiện qua năng lực nhận thức, quan sát và thu thập

các thông tin một cách nhanh chóng, đúng đắn Năng lực này rất cần thiết đối với nhà quản trị, vì cơ sở tâm lý của nó là sự phản ánh nhanh chóng đầy đủ chính xác các đặc tính tâm lý của mọi người, xác định đúng đắn những diễn biến tâm lý ở con người

trong những tình huống thực tế Năng lực chuyên môn của người lãnh đậo được thể

hiện ở sự hiểu biết một cách sâu sắc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, nhà quản trị còn phải biết tổ chức chỉ đạo để thực hiện các quyết định, kiểm soát các hoạt động để có thể điều chỉnh chúng sao cho có kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra

Năng lực sư phạm là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho nhà quản

trị có những ảnh hưởng tích cực trên phương diện giáo dục đối với nhân viên dưới quyền và cả những người khác trong doanh nghiệp

2.2 Tâm lý nhân viên làm việc trong doanh nghiệp

Người lao động trong doanh nghiêp là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh Đặc biệt là tâm lý người lao động Một số yếu tố

Trang 21

tâm lý của người lao động ảnh hưởng đến hiệu quả của họat động kinh doanh bao gồm: Nhu cầu, lợi ích của người lao động; những động cơ làm việc của người lao động; trình

độ nghề nghiệp của người lao động; phẩm chất, năng lực của người lao động; tính tích cực của người lao động (xem hình 3)

Có thể hiểu động cơ của con người nói chung và người lao động trong doanh

nghiệp nói riêng theo hai khía cạnh Thứ nhất, “động cơ là sự phản ánh thế giới khách

quan vào bộ óc của con người, nó thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu

nhất định, nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu và tình cảm của con người” [11, tr.35]

Thứ hai, động cơ được hiểu là “ một trạng thái căng thẳng, thúc đẩy con người làm

4

TS Lê Văn Thái, ThS Đặng Thị Lan : Tâm lý và đạo đức kinh doanh Đại học ngoại thương Hà Nội 2004

Tâm lý người lao động

Nhu cầu lợi ích (động cơ)

Kiến thức, kĩ năng, nghề nghiệp

Năng lực nghề nghiệp

Tình cảm, đạo đức, thái độ hành vi

Những đặc điểm ý chí

Trang 22

một cái gì đó để giảm bớt cảm giác thiếu thốn, tức là để thỏa mãn một nhu cầu” [11,

tr.36]

Mỗi con người, dù ở một lứa tuổi nào, nam hay nữ, thuộc dân tộc, quốc gia hay tôn giáo nào cũng đều có nhu cầu và tình cảm Nhu cầu là những gì cá nhân cần được thỏa mãn để sống để hoạt động Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện Có hai loại nhu cầu: Nhu cầu vật chất (nhu cầu tự nhiên) là nhu cầu chủ yếu

do bản thân sinh ra như ăn mặc ở, phương tiện sinh hoạt, duy trì nòi giống và nhu cầu tinh thần (nhu cầu xã hội) chủ yếu do tâm lý tạo nên nói lên bản chất xã hội của con người Bất cứ nhu cầu nào (vật chất hay tinh thần) đều có đối tượng để thỏa mãn hay tạo nên một động cơ thúc đẩy họ giành được đối tượng đó nhằm đáp ứng nhu cầu của

họ Quá trình thỏa mãn nhu cầu của con người thường trải qua ba giai đoạn tương ứng với ba trạng thái của xúc cảm (tình cảm) đó là: Trước hết là cảm giác khó chịu bứt rứt khi nhu cầu xuất hiện thúc đẩy động cơ làm việc để thỏa mãn nhu cầu, sau đó đến cảm giác sung sướng khoan khoái khi nhu cầu được thỏa mãn, và cuối cùng là cảm giác chán ngán đối tượng cũ khi nhu cầu được thỏa mãn đến mức bão hòa Nhìn chung, động cơ của con người rất khó nắm bắt bởi vì con người thường hay che đậy, bao che động cơ thực của mình bằng nhiều cách Mặt khác, động cơ luôn luôn biến đổi theo thời cuộc nên khó có thế nhận biết được rạch ròi và đầy đủ động cơ của mỗi người

Bên cạnh đó, kiến thức và năng lực nghề nghiệp cũng ảnh hưởng tới tâm lý của con người Khi làm trong một lĩnh vực này thì tâm lý của một người sẽ có những đặc điểm riêng khác biệt với những người làm trong các ngành khác Ví dụ như những nhân viên trong ngành công nghệ thông tin sẽ có khả năng nắm bắt nhanh chóng về thay đổi về môi trường công nghệ, ngược lại công nhân trong ngành sản xuất thủy hải sản lại tỷ mỷ khéo léo trong các công việc của họ hơn là thạo về công nghệ thông tin

Xét tới nhân tố tâm lý cuối cùng, ý chí được hiểu là “một phẩm chất tâm lý của

con người, giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại trong hành động Nó thường được thể hiện bằng sự nỗ lực hành động ý chí biểu hiện tính tích cực của con người

trong đời sống của họ” [11, tr.33] Vì vậy, ý chí có vai trò quan trọng trong đời sống

Trang 23

của mỗi nưgời, nó tạo nên sức mạnh của họ, làm cho họ đạt được mục tiêu của mình, nâng cao hiệu quả công việc Đó chính là sức mạnh tinh thần của con người

Mặt khác, ý chí là nhân tố quan trọng tạo nên bản lĩnh con người, bởi vì nó chứa đựng các phẩm chất như: tính mục đích, tính độc lập, sự quyết đoán, sự kiên trì, dũng cảm, tính tự chủ, tính kiềm chế hay sự chịu đựng… Tính độc lập thể hiện ở chỗ con người biết đặt ra cho mình mục đích và hành động theo ý mình Tính cương quyết thể hiện ở chỗ con người biết thông qua các quyết định đã được suy nghĩ đầy đủ một cách không chần chừ, do dự Tính kiên cường là phẩm chất đảm bảo tập trung không ngừng sức lực trong một thời gian dài nhằm thực hiện mục đích đã đề ra Tính tự kiềm chế thể hiện con người biết làm chủ mình trong mọi tình huống

Có thể nói, ý chí là phẩm chất không thể thiếu được để con người vươn lên trong cuộc sống, trong công tác cũng như trong sự nghiệp của mình Tuy nhiên, ý chí không tồn tại độc lập mà tồn tại trong các hành động Những hành động có ý chí tham gia vào gọi là hành động ý chí Đó là hành động có mục đích, có kế hoạch, có sự tham gia điều chỉnh của ý thức, chính những hành động có ý thức này tạo nên giá trị xã hội, tạo nên kết quả và hiệu quả cao trong hoạt động của con người

II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1 Các khái niệm cơ bản về đạo đức kinh doanh

1.1 Định nghĩa đạo đức

Cũng giống như tâm lý, đạo đức cũng là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người Nó gắn liền với cuộc sống, nó có mặt trong tất cả các hoạt động của con người, trong giao tiếp xã hội và trong kinh doanh Phạm trù của đạo đức là đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống Chính vì vậy, để định nghĩa được “đạo đức” là điều hết sức khó khăn và có lẽ là điều không thể làm được Người ta chỉ có thể đưa ra các khái niệm chung về đạo đức Theo từ điển điện tử American Heritage Dictionary thì:

“Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mối quan hệ con

Trang 24

người trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử” Từ

góc độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên

của cái đúng - cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai , quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp”

Theo đó, chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của

sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục

Tiếp tục đi theo cách hiểu này chúng ta sẽ làm rõ hơn vấn đề “đạo đức kinh doanh”

1.2 Định nghĩa đạo đức kinh doanh

Từ năm 2000 đến nay, ĐĐKD trở thành lĩnh vực nghiên cứu đang được phát triển Các vấn đề của đạo đức kinh doanh đang được tiếp cận, xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: từ luật pháp triết học và khoa học xã hội khác Nhưng cho đến nay vẫn còn khá nhiều mâu thuẫn xung quanh khái niệm ĐĐKD Tuy nhiên để thuận lợi cho những nghiên cứu tiếp theo, chúng ta thống nhất sử dụng định nghĩa ĐĐKD được đưa ra trong

giáo trình Văn hóa kinh doanh của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Đạo đức kinh

doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá,

hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh” [1, tr.10] Theo đó, các

nguyên tắc là chuẩn mực của ĐĐKD là: tính trung thực; tôn trọng con người; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

2 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh

Để xem xét đúng đắn các khía cạnh thể hiện của ĐĐKD trong doanh nghiệp, tác giả tiếp cận dưới góc độ chủ thể của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp Đó là đạo đức của nhà lãnh đạo, nhà quản lý hoạt động của doanh nghiệp và đạo đức của bản thân người lao động trong doanh nghiệp đó

Trang 25

2.1 Đạo đức của người lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp

Người lãnh đạo doanh nghiệp khi quản lý doanh nghiệp của mình luôn phải làm việc với rất nhiều các đối tượng hữu quan như: Người lao động, khách hàng, các nhóm hoạt động xã hội, đối thủ cạnh tranh, hiệp hội kinh doanh và ngành, Chính phủ, truyền thông, nhà cung cấp, cộng đồng xã hội, cổ đông và công đoàn (xem hình 4) Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ xem xét khía cạnh đạo đức trong kinh doanh của nhà lãnh đạo với bốn đối tượng chính, đó là: Người lao động, khách hàng, cổ đông và chính phủ, đối thủ cạnh tranh

2.1.1 Đối với người lao động

Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động

Một vấn đề đạo đức khá nan giải không chỉ tại các doanh nghiệp Việt Nam mà tại rất nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới đó là tình trạng phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự Theo đó, người lao động sẽ không được

5

Stephen P Robbins- Mary Coulter- Rolf Bergman- Ian Stagg: Management Australia and New Zealand

Pearson Education Australia 2002

Công đoàn

Doanh nghiệp

Chính phủ

Khách hàng Người lao động

Đối thủ cạnh tranh

Nhà cung cấp Cộng đồng

Cổ đông

Các nhóm hoạt động xã hội

Hiệp hội kinh doanh và ngành

Truyền thông

Trang 26

hưởng những lợi ích như nhau với các điều kiện ngang bằng nhau Một số biểu hiện của phân biệt đối xử như: phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác

Một vấn đề đạo đức khác mà các nhà quản lý cần lưu ý trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là phải tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của họ Các nhà quản lý cũng không thể xem nhẹ vấn đề sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực Lợi nhuận của một công ty luôn tương quan với sự đóng góp của người lao động Đây là hai vấn đề mang tính chất tương hỗ của một bài toán kinh tế, cần được xử lý một cách lành mạnh, phù hợp với lợi ích của đôi bên

Đạo đức trong đánh giá người lao động

Bất kỳ người quản lý nào đều muốn tiền của mình bỏ ra để thuê lao động phải được sử dụng có hiệu quả vì vậy biện pháp để giám sát và quản lý người lao động là không thể tránh khỏi Việc người quản lý sử dụng các biện pháp như: quan sát các cuộc điện thoại hoặc sử dụng máy ghi âm ghi lại những cuộc đàm thoại riêng tư, kiểm soát các thông tin sử dụng tại láy tính cá nhân ở công sở, đọc thư điện tử và tinh nhắn trên điện thoại… sẽ là chính đáng nếu nó được dùng để đánh giá đúng, khách quan, công bằng về hiệu suất và năng lực làm việc của người lao động Tuy nhiên nếu sự giám sát không được thực hiện cẩn trọng và tế nhị thì có thể gây áp lực tâm lý bất lợi như căng thẳng, thiếu tự tin và không tin tưởng ở người lao động

Đạo đức trong bảo vệ người lao động

Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động Mặc khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của công ty Tuy nhiên, việc cung cấp những trang thiết bị an toàn cho người lao động đôi khi tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số công ty không giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên án về mặt đạo đức

Trang 27

2.1.2 Đối với khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại của doanh nghiệp Nếu một công ty có cơ sở vật chất tốt đến đâu, đội ngũ nhân viên tài giỏi thế nào nhưng nếu không có được khách hàng thì công ty đó cũng không thể tồn tại được Do vậy, mọi hoạt động của công ty đều phải định hướng vào khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng

vì họ là người phán xét cuối cùng việc công ty sẽ thất bại hay thành công Nhưng luôn luôn xuất hiện sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng Một sản phẩm chuẩn bị được tiêu thụ trên thị trường thì người hiểu rõ về sản phẩm đó nhất chính là người sản xuất ra nó, bởi vậy, có thể nói họ có đủ kiến thức và thông tin mỗi khi đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm Người tiêu dùng là người “bị động”, chỉ có trong tay vốn kiến thức hạn hẹp về sản phẩm Bởi vậy, người tiêu dùng đôi khi chịu thiệt trong việc mua hàng và thường bị các công cụ marketing hiện đại đánh lạc hướng khi đưa ra quyết định có mua hàng hay không Chính vì những lí do trên mà việc marketing có đạo đức là hết sức cần thiết

Vấn đề đạo đức tiếp theo có thể xảy ra chính là việc nhà sản xuất không cân đối được nhu cầu trước mắt là mong muốn lâu dài của khách hàng Một ví dụ đơn giản ta

có thể thấy: người tiêu dùng luôn muốn tiêu dùng những nhiên liệu rẻ, và hiệu quả Nếu nhà sản xuất chỉ chạy theo điều này mà không tính đến mong muốn lâu dài của họ

là những nhiêu liệu đó không được gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước thì những sản phẩm của nhà sản xuất đó cũng không được chấp nhận trên thị trường

Với tốc độ phát triển khá nhanh của máy tính và Internet thì vấn đề đạo đức ngày càng nhức nhối liên quan đến khách hàng là việc bảo mật thông tin cá nhân Nhiều công ty muốn có được những thông tin đó để quảng bá sản phẩm được dễ dàng hơn nhưng nó lại vi phạm sự riêng tư của khách hàng

2.1.3 Đối với cổ đông và chính phủ

Hiện nay, với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì việc một công ty có nhiều người sở hữu là điều rất phổ biến Vì vậy, vấn đề đạo đức trong quan hệ của tổ chức với bộ phận những người sở hữu này cũng khá quan trọng Trong đó hoạt động kế

Trang 28

toán, tài chính là hoạt động thể hiện rõ nét nhất điều này Nó không chỉ liên quan tới cổ đông của chính doanh nghiệp mà còn liên quan đến cả chính phủ, cơ quan quản lý các

tổ chức trong xã hội Kế toán là một hoạt động không thể thiếu trong một doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn theo dõi tình hình tài chính, tình hình chi tiêu của mình đều phải thông qua các sổ sách kế toán Và đây cũng chính là căn cứ để nhà nước quản

lý các doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan hữu quan không thể và không có đủ nguồn lực để lúc nào cũng theo dõi sát sao hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy chỉ

có thể quản lý họ thông qua chính những sổ sách mà doanh nghiệp đó tự theo dõi Hơn thế nữa, số liệu kế toán cũng rất quan trọng đối với chính những cổ đông của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư Do đó chỉ một sai lệch nhỏ trong các sổ sách này cũng có thể làm ảnh hưởng tới nhiều bên tham gia Vì vậy, Nhà nước sẽ đặt ra các tiêu chuẩn, quy định chung mà các kế toán viên của từng doanh nghiệp dựa vào đó

để theo dõi tình hình công ty Ngoài những quy định đó còn có các chuẩn mực về đạo đức là một kế toán viên phải có được khi tiến hành hoạt động kế toán Cũng chính vì những quy định như vậy mà nhiều khi các số liệu kế toán đòi hỏi phải chính xác trong khi không phải lúc nào nhân viên kế toán cũng có thể dự trù hết được những chi phí vượt trội, các khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng Chỉ cần như vậy chúng

ta cũng đủ thấy tính cấp thiết của vấn đề đạo đức trong các hoạt động kế toán

Ngoài ra, vấn đề ĐĐ còn tồn tại trong chính những người nắm giữ phần lớn lượng tài sản của doanh nghiệp, họ được coi là chủ sở hữu doanh nghiệp Một vấn đề nổi cộm liên quan đến đạo đức đối với chủ sở hữu là vấn đề môi trường Chưa bao giờ trong lịch sử con người vấn đề ĐĐKD liên quan môi trường lại được quan tâm đến vậy Nhưng lại có rất nhiều chủ sở hữu đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích xã hội, mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận và phớt lờ đi những quy định, những chuẩn mực của xã hội về môi trường Và cái giá mà những người chủ này phải trả đó chính là

sự tẩy chay hàng hóa của những DN không tuân thủ những đạo luật về môi trường Những DN đó sẽ không thể tồn tại nếu không tuân thủ những vấn đề đạo đức mang tính xã hội

Trang 29

Không dừng lại ở đó, vấn đề đạo đức liên quan đến chủ sở hữu còn xuất hiện ngay trong chính bộ máy quản lý mà chủ sở hữu DN thuê Theo lẽ tự nhiên, người quản lý là người được chủ sở hữu thuê về làm việc cho mình, như vậy người quản lý sẽ phải điều hành DN vì lợi ích của người sở hữu Nếu như vậy sẽ không có sự mâu thuẫn

về lợi ích với chủ sở hữu và sẽ không xuất hiện những vấn đề ĐĐ liên quan đến chủ sở hữu Nhưng trong một số trường hợp như trong lĩnh vực tiếp quản tập đoàn, sát nhập

và việc mua cổ phần quản trị trong một công ty thì những vấn đề này rất dễ xảy ra vì khi đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các nhà quản lý Ta sẽ lấy một ví dụ minh họa cho trường hợp này như sau: khi công ty làm ăn thua lỗ, có nguy cơ sẽ bị một công ty hoặc một cá nhân, nhóm cá nhân nào đó mua lại, tiếp quản thì lúc đó sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn về lợi ích của người quản lý với chính những người sở hữu của công

ty Nếu nhà quản lý trung thành với chủ sở hữu, cố gắng ngăn chặn hành động tiếp quản công ty thì họ sẽ vấn tiếp tục có được công ăn việc làm nhưng lại làm giảm lợi nhuận của cổ đông Còn nếu họ không mua chuộc những cổ đông để họ không bán cổ phần thì công ty sẽ bị một nhóm người tiếp quản, tiếp theo đó là việc rất nhiều lao động, kể cả chính những nhà quản lý sẽ bị mất việc Bởi vậy, các nhà quản lý phải hết sức thận trọng, cân bằng được lợi ích của chủ sở hữu và cổ đông cũng như lợi ích của

DN và xã hội

2.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Có thể nói trong kinh doanh, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, nó được coi

là yếu tố thị trường tích cực Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên trên chính bản thân mình Nhưng như một quy luật của cuộc sống, luôn có hai mặt xấu và tốt thì cạnh tranh cũng có cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh Biểu hiện đầu tiên mà chúng ta phải kể đến là hành động thông đồng, cấu kết giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ Từ những đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp này đã trở thành đồng minh, làm những điều mà những người trung thực không làm Điều này sẽ khiến cả thị trường xấu đi và cần bị lên án Cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi đánh cắp bí mật thương mại của

Trang 30

công ty khác Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh còn sử dụng những biện pháp để hạ uy tín của công ty đối thủ như dèm pha hàng hóa của đối thủ, đe dọa người cung ứng, nhờ vào quan hệ chính trị, hối lộ

2.2 Đạo đức của người lao động

Không chỉ chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề đạo đức mà chính những người lao động cho doanh nghiệp cũng phải đối mặt với vấn

đề này Đôi khi có những hành động là phi đạo đức với một bộ phận cá nhân này nhưng lại là đạo đức đối với cả xã hội hay đối với bộ phận cá nhân khác và ngược lại

2.2.1 Đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối với cả doanh nghiệp

Vấn đề đầu tiên phải được kể đến là vấn đề tố cáo, cáo giác Người lao động khi

đã được một doanh nghiệp thuê thì họ phải có trách nhiệm trung thành và giữ bí mật trong các thông tin liên quan đến doanh nghiệp đó Nhưng đôi khi, họ phải hành động

vì lợi ích xã hội và điều này đi ngược lại với những lợi ích của doanh nghiệp Khi đưa

ra quyết định về việc tố cáo, cáo giác, người lao động sẽ phải cân nhắc rất nhiều vấn

đề Họ phải xem xét đến lợi ích của công ty, lợi ích của chính bản thân họ và lợi ích của xã hội Bởi có thể sau khi tố cáo, thì chính bản thân họ sẽ bị trù dập, bị ảnh hưởng

về thu nhập, bị mang tiếng xấu do làm ảnh hưởng đến danh tiếng, hình ảnh của doanh nghiệp

Vấn đều đạo đức thứ hai mà người lao động phải đối mặt là lạm dụng của công,

phá hoại ngầm Biểu hiện của vấn đề này chính là ở hành động sử dụng tài sản của

công ty vào những mục đích cá nhân, những mục đích không chính đáng Nếu ở mức

độ nhẹ nó làm hao tổn tài sản của công ty, nhưng ở mức độ nặng hơn, nó có thể làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty như việc tiết lộ bí mật thương mại, kế hoạch kinh doanh của công ty cho đối thủ cạnh tranh

Vấn đề đạo đức đối với đồng nghiệp và cấp trên ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa người lao động với nhau trong doanh nghiệp Đôi khi sự ghen tị giữa người này và người kia có thể ảnh hưởng không tốt đến lợi ích chung của cả doanh nghiệp Ví dụ như khi đồng nghiệp của mình được thăng chức hay được đề bạt hơn

Trang 31

mình, người kia có thể cảm thấy ghen tị mà dần dần xa lánh hoặc thậm chí có thể có một số hành động không tốt, như vậy sẽ có ảnh hưởng không tốt đến công việc chung khi làm việc nhóm, khó hợp tác và làm việc có hiệu quả hơn Bên cạnh đó, tình trạng thiên vị của cấp trên đối với một số người cấp dưới nào đó có thể gây tâm lý khó chịu

và không công bằng đối với những người khác Như vậy, nếu không giữ được mối quan hệ tốt giữa đồng nghiệp với nhau thì khó có thể làm việc hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp được

lộ thông tin khách hàng lại là vi phạm quyền riêng tư cá nhân của khách hàng Như vậy vấn đề đạo đức của người lao động đối với khách hàng là rất cần phải được quan tâm

và chú trọng

III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KD VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN

1 Mối quan hệ giữa tâm lý và đạo đức trong kinh doanh

Qua những phân tích về khái niệm cũng như thành phần và khía cạnh thể hiện của tâm lý và ĐĐKD, ta có thể nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý và đạo đức trong kinh doanh

Trang 32

Xét ở một góc độ nào đó ĐĐKD là một phần của tâm lý trong kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là sự thể hiện rõ ràng hơn của tâm lý trong kinh doanh thông qua biểu hiện bên ngoài là hành vi của cá nhân người lãnh đạo, người lao động hay của chính doanh nghiệp đó Bởi tâm lý trong kinh doanh là sự tổng hòa của các quan niệm giá trị, nhân cách, tiêu chuẩn đạo đức, động cơ, nhu cầu, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo Đạo đức là nhân tố hình thành từ tính cách và nhân cách của con người, mà hai nhân tố này lại là hai yếu tố không thể thiếu trong tâm lý của mỗi cá nhân Theo đó, chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục Bởi vậy, đạo đức nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai

và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai , quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp Như vậy, đạo đức nằm trong tâm lý nhưng lại vẫn có những đặc điểm của riêng mình để làm nên phạm trù nghiên cứu riêng ngoài tâm lý học

Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải xây dựng được môi trường tâm lý nội bộ doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp với mong muốn của nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp cũng như môi trường tâm lý bên ngoài phù hợp với nhu cầu thị trường Cụ thể hơn, đó chính

là xây dựng những quy định trong ĐĐKD thật đúng đắn, hợp với mong muốn tâm lý

và lợi ích của không chỉ khách hàng mà còn phải phù hợp với tâm lý của cá nhân người lao động và cả xã hội Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có được sự đồng thuận của chính các thành viên trong doanh nghiệp cũng như của xã hội

Ngày nay, khi nhìn vào một doanh nghiệp người ta không chỉ nhìn vào bề ngoài của doanh nghiệp đó mà tiêu chí được coi trọng hàng đầu chính là ĐĐKD của doanh nghiệp đó Họ xem xét doanh nghiệp đó có đạo đức ngay trong chính doanh nghiệp hay

Trang 33

không, có đạo đức đối với xã hội hay không Như vậy, ĐĐKD còn là biểu hiện của một môi trường tâm lý trong kinh doanh lành mạnh

2 Vai trò của tâm lý và đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp

Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh hay cụ thể hơn là quản lý kinh doanh và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp với động cơ và nhu cầu lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp cũng như của khách hàng của doanh nghiệp

Nói đến kinh doanh và quản lý kinh doanh là nói tới hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, quản lý là quản lý con người nên kinh doanh không thể tách rời khỏi tâm lý Nhân tố con người là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh Để quản lý được con người, phát huy được nhân tố con người, nhà quản lý phải am hiểu sâu sắc bản chất tiềm năng và các quy luật tâm lý của con người và biết cách tác động điều khiển con người trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp Vì vậy, tâm lý học nói chung và tâm lý và đạo đức kinh doanh nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai

Trước hết, việc nghiên cứu tâm lý học giúp nhà quản trị tìm hiểu con người, nắm vững họ về các mặt cá tính, đạo đức, năng lực sức khỏe để có kế hoạch sử dụng

họ một cách phù hợp, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với công việc Việc hiểu được tâm lý các nhân viên dưới quyền (kể cả nhân viên và nhà quản trị), tạo điều kiện để tuyển chọn và đề bạt cán bộ, khuyến khích động viên mọi người làm việc tích cực, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong tập thể lao động, tạo lập bầu không khí tâm lý trong sạch, lành mạnh và tin tưởng lẫn nhau

Tâm lý và đạo đức còn được vận dụng trong công tác quản trị sản xuất, hoàn thiện quy trình hoặc dây chuyền sản xuất Theo hướng này, người ta sử dụng kiến thức

về tâm lý và đạo đức để giải quyết các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình làm việc của các bộ phận, các nhóm lao động, các phòng ban, phân xưởng Đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa con người và tư liệu sản xuất (như công suất, tính năng của

Trang 34

máy móc thiết bị với cá tính, năng lực của người lao động Bên cạnh đó, tâm lý học được sử dụng để nghiên cứu và giải quyết các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể lao động như lan truyền tâm lý, dư luận xã hội Từ đó đưa nó vào phục vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu tâm lý và đạo đức để hoàn thiện nhân cách và năng lực quản lý của bộ máy quản lý nói chung và của các nhà quản trị nói riêng thông qua việc nghiên cứu và nắm bắt các vấn đề như uy tín, nhân cách, phong cách của người lãnh đạo Qua đó đề ra được các tiêu chuẩn tuyển chọn và sử dụng cán bộ, đồng thời đưa ra các phương hướng và biện pháp nhằm rèn luyện, nâng cao phẩm chất nhân cách và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp

Ngày nay, có thể khẳng định rằng, tâm lý và đạo đức kinh doanh đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của khoa học và nghệ thuật quản trị kinh doanh hiện đại Nó trở thành nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo các nhà quản trị kinh doanh hiện đại Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện đại diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, nên để chiến thắng trong cạnh tranh, thành công trên thương trường, thu phục được nhân tâm, nâng cao uy tín với khách hàng Một trong những nhiệm vụ của nhà kinh doanh và quản trị kinh doanh là phải có tài hiểu người và dùng người Như vậy một lần nữa có thể khẳng định việc ứng dụng tâm lý trong kinh doanh là thực sự cần thiết để tạo dựng cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững mạnh trên thị trường

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý và đạo đức kinh doanh

3.1 Nhân tố chủ quan

Như đã phân tích ở trên, tâm lý là khoa học của tâm hồn, còn đạo đức lại là một phần của tâm lý cá nhân con người Chính vì vậy trước hết tâm lý và đạo đức trong kinh doanh sẽ chịu sự chi phối của bản thân nhân cách cũng như tính cách cá nhân mỗi người Đó là các yếu tố như quan điểm, thái độ, động cơ và hành vi của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày

Quan điểm là hệ thống tư tưởng, quan niệm được hình thành nhờ quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗi con người Con người có thể mang quan điểm kinh doanh

Trang 35

đúng đắn tiến bộ, nhưng cũng có thể có quan điểm kinh doanh sai lầm, lạc hậu Cả hai loại quan điểm này đều có ảnh hưởng chi phối đến đạo đức kinh doanh của cá nhân đó Thái độ là yếu tố biểu hiện tính cách của nhà kinh doanh Nó bao gồm : Thái độ với khách hàng, thái độ với pháp luật, thái độ với người lao động, thái độ đối với đối thủ cạnh tranh và thái độ đối với bản thân nhà kinh doanh, thái độ đối với xã hội, môi trường Có thái độ tiêu cực là biểu hiện chi phối tâm lý tiêu cực, có thái độ tích cực thể thiện tâm lý tiêu cực Nhà kinh doanh có đạo đức là người có thái độ tích cực đối với bản thân mình cũng như đối với thế giới xung quanh

Động cơ là yếu tố tâm lý thể hiện đạo đức kinh doanh, là yếu tố kích thích, thúc đẩy nhà kinh doanh hoạt động Nhà kinh doanh có đạo đức được thể hiện ở động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn Nhu cầu thành đạt, say mê kinh doanh, niềm tin trong kinh doanh, khát vọng về một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc, thoát khỏi sự đói nghèo

và lạc hậu đó là những yếu tố của động cơ, mục đích kinh doanh chân chính

Hành vi cá nhân là biểu hiện bên ngoài của tâm lý và đạo đức của con người Sự khác nhau của con người có đạo đức và không có đạo đức được thể hiện rõ trong hành

vi của cá nhân đó Hành vi đạo đức là biểu hiện của đạo đức kinh doanh ở cấp độ cao nhất Đạo đức kinh doanh được biểu hiện ở hai cấp độ, bên trong và bên ngoài Nhận thức, quan điểm động cơ đạo đức là những biểu hiện tâm lý bên trong của đạo đức kinh doanh Thái độ, hành vi đạo đức là những biểu hiện bên ngoài của đạo đức kinh doanh Trong thực tiễn hiện nay, nhiều nhà kinh doanh vi phạm pháp luật chủ yếu là do chưa được giáo dục đầy đủ về tâm lý và ĐĐ trong KD Cụ thể là họ chưa được cung cấp đầy

đủ những kiến thức về pháp luật và về quan điểm hay động cơ kinh doanh đúng đắn

3.2 Nhân tố khách quan

3.2.1 Văn hóa dân tộc và văn hóa doanh nghiệp

Mỗi cá nhân từ khi sinh ra đã mang trong mình những nét tâm lý đặc trưng riêng của từng nền văn hóa khác nhau Trong quá trình giáo dục và rèn luyện tại ghế nhà trường cũng như ngoài xã hội, mỗi con người lại tự khẳng định lại một lần nữa những nét đạo đức mang đậm nét tâm lý của nền văn hóa của quốc gia họ Mỗi người lao

Trang 36

động trong một doanh nghiệp cũng thuộc một nền văn hóa dân tộc cụ thể với những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể, với một phần nhân cách và tâm lý tuân theo các giá trị tuân theo văn hóa dân tộc Khi được thành lập, một doanh nghiệp bao gồm các thành viên của một nền văn hóa dân tộc, sẽ mang theo những nét tâm lý và đạo đức đó Vì thế, tâm lý và ĐĐ trong kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng quan trọng của nền văn hóa dân tộc

Bên cạnh đó, nền văn hóa của từng quốc gia còn ảnh hưởng sâu sác tới văn hóa của từng doanh nghiệp bởi không có doanh nghiệp nào có thể tự kinh doanh độc lập nằm ngoài sự phù hợp về mặt tâm lý và đạo đức với người tiêu dùng của nền văn hóa

đó Văn hóa doanh nghiệp chính là sự thu nhỏ của văn hóa xã hội và vậy nói văn hóa doanh nghiệp được phản chiếu trong văn hóa dân tộc là không thể phủ nhận được Ngược lại, văn hóa doanh nghiệp lại có tác động không hề nhỏ tới tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của từng cá nhân trong doanh nghiệp Bởi tâm lý và đạo đức kinh doanh cũng là một phần của văn hóa doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn xây dựng một nền văn hóa vững mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng thì phải xây dựng những quy định về tâm lý và đạo đức kinh doanh phù hợp với tôn chỉ hoạt động của công ty, cũng như hài hòa với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội Mỗi cá nhân khi vào làm việc ở một doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường doanh nghiệp đó Họ

tự ý thức được rằng mình là nhân viên của doanh nghiệp này, từ đó mọi hành vi, động

cơ, nhu cầu làm việc đều hướng tới lợi ích của doanh nghiệp Chẳng hạn như, khi một người là nhân viên của doanh nghiệp FPT thì họ sẽ hoạt động và làm việc phù hợp với tôn chỉ về mặt văn hóa của riêng doanh nghiệp FPT, qua đó văn hóa của FPT sẽ in đậm dấu ấn lên tâm lý cũng như đạo đức của nhân viên đó Như vậy ta có thể khẳng định rằng, văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng có ảnh hưởng quan trọng tới tâm lý và đạo đức kinh doanh của mỗi người lao động cũng như cả DN

3.2.2 Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của không chỉ tất cả các quốc gia mà còn của mọi doanh nghiệp hiện nay Trong quá trình hội nhập, mỗi doanh nghiệp vừa phải giữ

Trang 37

nguyên và phát huy các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống, vừa phải học tập những nét mới phù hợp với xu hướng của thời đại và quan trọng hơn là phù hợp với nhu cầu của khách hàng Chúng ta có thể kể đến một số các giá trị thu được từ quá trình hội nhập toàn cầu hóa như : những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác, những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao thoa văn hóa với các nền văn hóa khác, giá trị do một hay nhiều thành viên mới mang lại, xu hướng và trào lưu mới xuất hiện Chính vì thế, nét tâm lý và đạo đức kinh doanh của các cá nhân trong doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo cho phù hợp để doanh nghiệp có thể chủ động hội nhập thành công Chẳng hạn như, trước đây ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp chỉ mang tâm lý sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu bó hẹp trong biên giới quốc gia, không giao tiếp quan hệ với các doanh nghiệp từ các nước tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, ngày nay tâm lý kinh doanh cũng thay đổi cùng với quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trong nước đều mở rộng cánh cửa để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa tới tâm lý kinh doanh cũng như đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 38

CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN HIỆN NAY

Để có kết luận chính xác hơn về thực trạng tâm lý và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra thực tế trên 20 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần và lĩnh vực kinh tế khác nhau trên địa bàn Hà Nội và Thái Bình Những phân tích sau đây là dựa vào những kết quả của nghiên cứu đó

I TÂM LÝ TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN

1 Tâm lý người lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, phần lớn người lãnh đạo trong các doanh nghiệp đều đồng thời là các doanh nhân, bởi thế người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam cũng mang đầy đủ những đặc điểm tâm lý của nhà doanh nhân

1.1 Khái quát chung về tâm lý nhà doanh nghiệp - doanh nhân của Việt Nam

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, một số đặc điểm tâm lý chung của nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là6: Có nhu cầu cao về sự thành đạt; tự tin; có chí;

có nhu cầu tìm kiếm sư thoát ly, độc lập tự chủ; linh hoạt, năng động trong kinh doanh, nhạy cảm trong kinh doanh; say mê và có đầu óc kinh doanh Các nhà doanh nghiệp trên 45 tuổi có mối quan hệ rộng rãi hơn Cũng có sự khác biệt nhất định giữa các nhà doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Nhà doanh nghiệp tư nhân dám mạo hiểm, tự tin

và linh hoạt, năng động hơn trong hoạt động kinh doanh Có chí là đặc điểm tâm lý nổi bật các nhà doanh nghiệp Việt Nam, khác với các nhà doanh nghiệp nước ngoài

Bên cạnh đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Anh cũng đưa ra mức độ cần thiết của một số đặc điểm tâm lý của nhà doanh nghiêp trong hoạt động kinh doanh được xếp theo thứ bậc như sau:

1/ Có đầu óc tính toán kinh doanh;

Trang 39

10/ Có khả năng sáng kiến, sáng tạo trong kinh doanh;

11/ Ham học, hiểu biết;

Về đặc điểm xã hội: Giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam hiện nay là một tầng lớp

xã hội nghề nghiệp phần nhiều ra đời kể từ khi có nền kinh tế thị trường Họ còn trẻ cả

về tuổi đời và tuổi nghề Nhìn chung họ không được kế nghiệp truyền thống kinh doanh lâu đời của cha ông Bản thân họ cũng xuất thân từ nhiều nghề khác nhau trong

xã hội Họ là những người có trình độ văn hóa khá cao, nhưng những hiểu biết về kinh

tế thị trường hiện đại, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh còn hạn chế, đặc biệt là giới doanh nghiệp trẻ tư doanh Đa phần các doanh nghiệp trẻ có quy mô vừa và nhỏ

Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng:

- Các khả năng:

Những khả năng cần thiết cho họat động kinh doanh được thể hiện ở giới doanh nghiệp trẻ hiện nay đó là: Những khả năng tổ chức, làm việc với con người, những khả năng sử dụng nghệ thuật kinh doanh; những khả năng về quản trị kinh doanh; những khả năng Marketing

7

Nguyễn Thị Kim Phương: Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý-xã hội của giới DN trẻ VN Luận án PTS khoa học sư phạm-tâm lý.HN 1996 Tr 107

Trang 40

- Các kĩ năng:

Các kĩ năng được thể hiện ở giới doanh nghiệp trẻ hiện nay đó là: coi trọng hiệu quả trong kinh doanh; năng động nhạy bén, linh hoạt, tháo vát trong kinh doanh; luôn luôn tìm hiểu trong thị trường; quyết tâm cạnh tranh lành mạnh; có lòng tin trong kinh doanh; có tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh; dũng cảm, mạo hiểm, chấp nhận rủi

ro

- Xu hướng, kiểu kinh doanh :

Xu hướng kiểu kinh doanh chân thật, lâu dài, giữ chữ tín đang đi dần vào giới doanh nghiệp trẻ: Đó là biết bảo vệ chữ tín trong kinh doanh, biết kinh doanh theo pháp luật và thông lệ quốc tế

Giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam hiện nay đang hình thành, đang định hình ngày càng rõ nét và có tiềm năng phát triển Với công cuộc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ

do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xu thế mở cửa và hội nhập rộng hơn và sâu sắc hơn, với việc hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật, với sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỉ XXI họ sẽ vươn lên quản lý được các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

1.2 Những đặc điểm tâm lý người quản lý lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam

Như đã phân tích ở chương I, chúng ta có thể thấy đặc điểm tâm lý của các nhà lãnh đạo - quản lý trong kinh doanh bị chi phối bởi bốn nhân tố chính Đó là phong cách lãnh đạo, năng lực, nhân cách và uy tín của người lãnh đạo Chính vì thế, khi nghiên cứu về đặc điểm tâm lý trong kinh doanh của người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam, người nghiên cứu cũng tiếp cận theo hướng này Trước hết, chúng ta sẽ tiếp cận các đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo - quản lý các doanh nghiệp Việt Nam dưới phong cách lãnh đạo đặc trưng của người Việt

1.2.1 Phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo - quản lý Việt Nam

Ngày đăng: 17/04/2014, 13:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. TS. Dương Thị Bích Liễu. GV ĐH KTQDHN. “ Văn hóa kinh doanh”. NXB Kinh tế quốc dân 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa kinh doanh
Nhà XB: NXB Kinh tế quốc dân 2008
[2]. PGS. TS Đỗ Văn Phúc, GV ĐH BKHN. “Tâm lý trong quản lý kinh doanh”. NXB Khoa học và kĩ thuật 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý trong quản lý kinh doanh
Nhà XB: NXB Khoa học và kĩ thuật 2004
[3]. TS. Lê Văn Thái và ThS. Đặng Thị Lan, GV ĐH Ngoại Thương HN. “ Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh”. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh
[4]. GS. Mai Hữu Khuê; PTS. Đinh Văn Tiền. “Tâm lý học ứng dụng trong quản lý kinh doanh”. NXB Chính trị Quốc Gia 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học ứng dụng trong quản lý kinh doanh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia 1997
[5]. Nguyễn Đình Xuân. “Tâm lý học quản trị kinh doanh”. NXB Chính trị Quốc Gia 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản trị kinh doanh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia 1996
[6]. PGS. PTS Nguyễn Cao Thường, Bộ môn tâm lý học - xã hội học ĐH KTQD. „Tâm lý học và xã hội học‟ Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và xã hội học
[7]. TS. Nguyễn Mạnh Quân. „Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.‟ NXB Lao động xã hội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Lao động xã hội 2004
[8]. Paul Albou . „Tâm lý học kinh tế‟. NXB Khoa học xã hội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học kinh tế
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội 1997
[9]. GS. Phạm Tất Dong, GV ĐH KHXHVNV. „Tâm lý học quản lý.‟ NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1997
[10]. Philip Kotler. „Quản trị Marketing.‟ NXB Thống kê 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: NXB Thống kê 2006
[11]. TS. Phạm Công Đoàn. „Tâm lý học quản trị doanh nghiệp .‟ NXB Thống kê 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê 1998
[12]. Thế Nghĩa „Tƣ duy mới trong kinh doanh ( Quản lý thế hệ thứ tƣ ) .‟ NXB Thống kê Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tƣ duy mới trong kinh doanh ( Quản lý thế hệ thứ tƣ )
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội 1998
[13]. Trần Quốc Dân . „Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam‟ . NXB Chính trị quốc gia 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia 2003
[14]. GS. TS. Trần Minh Đạo. „ Giáo trình Marketing căn bản‟. NXB Đại học kinh tế quốc dân 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân 2006
[15]. PTS. Vũ Đức Đán. „Tâm lý học quản lý .‟ NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1997
[16]. PGS. TS. Phạm Cao Thường “ Tâm lý học và xã hội học đại cương”. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và xã hội học đại cương
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 1997
[17]. Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại Thương. “Giáo trình Marketing lý thuyết”. NXB Giáo dục 2000.II. Danh mục các bài báo và trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing lý thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục 2000.II. Danh mục các bài báo và trang web
[18]. PGS. TS. Phạm Duy Đức “ Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay” 2008 http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Lanh-dao/Dao_duc_doanh_nhan_Viet_Nam_hien_nay/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay
[23]. Trang web Tâm lý học và bạn “ Đặc điểm tâm lý cơ bản của người lao động” – 2008http://www.tamlyhoc.net/forum/index.php?topic=213.0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tâm lý cơ bản của người lao động
[24]. TS. Nguyễn Công Phú – ThS. Trần Nam Trung “ Bí quyết lãnh đạo trong doanh nghiệp” – 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết lãnh đạo trong doanh nghiệp

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lý - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Hình 1 Mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lý (Trang 14)
Hình 2: Các khía cạnh tâm lý người lãnh đạo 3 - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Hình 2 Các khía cạnh tâm lý người lãnh đạo 3 (Trang 18)
Hình 3 : Các khía cạnh tâm lý của người lao động 4 - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Hình 3 Các khía cạnh tâm lý của người lao động 4 (Trang 21)
Hình 4 : Các đối tƣợng có liên quan đến tổ chức 5 - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Hình 4 Các đối tƣợng có liên quan đến tổ chức 5 (Trang 25)
Bảng 5 : Bảng chỉ số PDI của một số quốc gia - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Bảng 5 Bảng chỉ số PDI của một số quốc gia (Trang 48)
Bảng 6: Tổng kết nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Công - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Bảng 6 Tổng kết nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Công (Trang 52)
Hình 8 : Mức thang nhu cầu của nhà nghiên cứu tâm lý Abraham Maslow [17] - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Hình 8 Mức thang nhu cầu của nhà nghiên cứu tâm lý Abraham Maslow [17] (Trang 55)
Bảng 9 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ trong các doanh nghiệp Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Bảng 9 Cơ cấu lao động phân theo trình độ trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60)
Hình 10: Số lượng các cuộc đình công của người lao động Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
Hình 10 Số lượng các cuộc đình công của người lao động Việt Nam (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w