1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam

109 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn TS. Hoàng Văn Hùng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm không những xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

-o0o -

HOÀNG THỊ THANH TÂM

TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

-o0o -

HOÀNG THỊ THANH TÂM

TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số :8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Văn Hùng

Hà Nội – 2022

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Thị Thanh Tâm

Trang 4

ii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰVIỆT NAM 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội che giấu tội phạm 8

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tội không tố giác tội phạm 12

1.2 Khái quát lịch sử quy định tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 16

1.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 16

1.2.2 Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám cho đến trước khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ra đời 21

1.2.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 26

1.2.4 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 28

1.3 Phân biệt tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam 30

1.3.1 Phân biệt tội che giấu tội phạm với tội không tố giác tội phạm 30

1.3.2 Phân biệt tội che giấu tội phạm với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 33

Trang 5

iii

1.3.3 Phân biệt tội không tố giác tội phạm với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có 34

1.4 Quy định của một số nước trên thế giới đối với tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm 35

1.4.1 Đối với tội che giấu tội phạm 35

1.4.2 Đối với tội không tố giác tội phạm 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2015 VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 45

2.1 Quy định về tội che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 45 2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội che giấu tội phạm 45

2.1.2 Trách nhiệm hình sự đối với tội che giấu tội phạm 54

2.2 Quy định về tội không tố giác tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 55

2.2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội không tố giác tội phạm 55

2.2.2 Trách nhiệm hình sự đối với không tố giác tội phạm 63

2.3 Thực tiễn xét xử tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây 64

2.3.1 Thực tiễn xét xử tội che giấu tội phạm 65

2.3.2 Thực tiễn xét xử tội không tố giác tội phạm 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2015 VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM, TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM 77

3.1 Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 đối với tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm 77

3.2 Những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm 82

Trang 6

iv

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89 KẾT LUẬN CHUNG 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số vụ án và số bị cáo phạm tội che giấu tội phạm trên địa bàn cả nước trong 05 năm (từ năm 2017-2021) 65 Bảng 2.2: Biện pháp xử lí hình sự và hình phạt đối với bị cáo phạm tội che giấu tội phạm trong 05 năm (từ năm 2017-2021) 67 Bảng 2.3: Số vụ án, số bị cáo xét xử phạm tội che giấu tội phạm so với số vụ án, số

bị cáo xét xử phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên cả nước trong thời gian 5 năm (từ năm 2017-2021) 68 Bảng 2.4: Số vụ án và số bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm trên địa bàn cả nước trong 05 năm (từ năm 2017-2021) 70 Bảng 2.5: Biện pháp xử lí hình sự và hình phạt đối với bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm trong 05 năm (từ năm 2017-2021) 72 Bảng 2.6: Số vụ án, số bị cáo xét xử phạm tội không tố giác tội phạm so với số vụ

án, số bị cáo xét xử phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên cả nước trong thời gian 5 năm (từ năm 2017-2021) 73

Trang 9

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số vụ án và số bị cáo phạm tội che giấu tội phạm TANDTC đã thụ lý trên địa bàn cả nước trong 05 năm (từ năm 2017-2021) 66 Biểu đồ 2.2: Số vụ án và số bị cáo phạm tội che giấu tội phạm TANDTC đã thụ lý trên địa bàn cả nước trong 05 năm (từ năm 2017-2021) 66 Biểu đồ 2.3: Số vụ án và số bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm TANDTC 71 Biểu đồ 2.4: Số vụ án và số bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm TANDTC xét

xử (giai đoạn từ năm 2017-2021) 71

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội hiện nay ngày một phát triển và hiện đại, bên cạnh những mặt tích cực như kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị và an toàn xã hội được giữ vững, song bên cạnh

đó xã hội vẫn còn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực, một trong số đó là tình hình tội phạm ngày một tăng với chiều hướng phức tạp Bên cạnh một bộ phận người dân thực hiện tốt nghĩa vụ tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, còn có một bộ phận không nhỏ do không am hiểu pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng vì tình cảm nên đã cố tình che giấu hoặc không

tố giác tội phạm, dẫn đến hậu quả khó lường

Vấn đề này càng trở nên nhức nhối khi những năm qua liên tục xảy ra những vụ trọng án gây chấn động dư luận có liên quan đến hai tội danh này, điển hình là: vụ án

Lê Văn Luyện giết người cướp tài sản tiệm vàng tại Bắc Giang, vụ án Dương Chí Dũng tham nhũng tại Vinalines, hay vài vụ giết lái xe Kiều Hồng Thành tại Hà Nội, … Vài năm gần đây các vụ án tham nhũng đang được Đảng, Nhà nước và người dân đặc biệt quan tâm cũng có liên quan đến hai tội danh này Đáng buồn thay, trong số đó có

cả những cá nhân giữ các chức vụ, trọng trách cao trong bộ máy nhà nước, am hiểu pháp luật nhưng vẫn vi phạm Gần đây là những vụ án về tham nhũng lớn trong đó có những người vì lợi ích cá nhân, vụ lợi mà có hành vi che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, của các cơ quan và tổ chức Những người nào có hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích của công dân, của tổ chức đều bị xử lý theo quy định của pháp luật Bộ luật hình sự (BLHS) có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội đồng thời giáo dục mọi người

ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

Trang 11

2

Tuy nhiên, hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm đã và đang diễn

ra, gây cản trở không nhỏ đến hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng đã trở thành mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm không những xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nhằm xử lý người phạm tội và tội phạm, dẫn tới sai lệch, không đáp ứng được đúng các thời hạn tố tụng theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc giữ chuẩn mực cán bộ công lý, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước ta, mà còn có ảnh hưởng xấu, xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội

Thực tiễn xét xử, điều tra, truy tố trong những năm gần đây cho thấy, một số không ít những cá nhân trong xã hội không những không làm tròn nghĩa vụ của công dân, thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm, trái lại có hành vi che giấu, chứa chấp, nuôi dưỡng, cung cấp các điều kiện vật chất cho người phạm tội để họ trốn tránh khỏi sự phát hiện của các cơ quan chức năng, không tố giác tội phạm Thậm chí, một số người là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, dùng quyền hành khống chế người phát hiện tội phạm, không chịu cung cấp tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự, có hành vi che giấu tội phạm gây khó khăn cho hoạt động xử lý người phạm tội

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm cũng đặt ra một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm, nguyên nhân và các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm

Về mặt lý luận, xung quanh vấn đề quy định tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm, còn nhiều quan điểm khác nhau cần phải được nghiên cứu

để phục vụ các yêu cầu của thực tiễn Ngoài ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét

xử tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm cũng đã có nhiều hạn chế và vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm,

Trang 12

3

những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm, thực tiễn áp dụng, … để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội

phạm theo luật hình sự Việt Nam” mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà

còn đòi hỏi cả về thực tiễn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số công trình, luận văn, bài viết của một số tác giả đã đề cập đến nội dung quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm dưới góc độ pháp lý hình sự Các công trình, luận văn, bài viết này đề cập đến những mức độ, khía cạnh, phương diện khác nhau Cụ thể là các công trình, bài viết sau đây:

- Nguyễn Xuân Hà (2006), Che giấu tội phạm – một số khía cạnh pháp lý

hình sự và tội phạm học, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Phùng Quang Huy (2006), Tội không tố giác tội phạm – một số khía cạnh

pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Phan Thị Mai Anh (2015), Tội che giấu tội phạm trong Luật hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Dương Tiến Mạnh (2015), Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Hồ Mạnh Hà (2016), Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm

trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Hồ Thị Thùy Dung (2017), Chế định che giấu tội phạm trong Luật hình sự

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Nguyễn Quang Hoà (2017), Thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin tố giác, tin báo

về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Trên cơ sở thực tiễn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Ngô Long Khánh (2017), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp

Trang 13

4

nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố - Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Nguyễn Mai Trang (05/2017), Ban Nội chính Trung ương, Pháp luật về bảo

vệ người tố cáo của một số nước trên thế giới, Thư viện Quốc hội, Chuyên đề

“Pháp luật về bảo vệ người tố cáo một số nước trên thế giới”, Hà Nội;

- Cao Thị Hằng Hà (2018), Tội không tố giác tội phạm trong Luật hình sự

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Duy Linh, Về hành vi “không tố giác tội phạm” và đề xuất phát triển án lệ;

- Đỗ Minh Tuấn (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm và chống oan, sai, VKSND Thành phố Hà Nội, Hà Nội;

- Nguyễn Khánh Toàn (2019), Tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm trong Luật

tố tụng hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế - Trên cơ sở

số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

- Trần Thu Hạnh (2019), Những quy định mới về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol 35, No 4 Các công trình, bài viết trên chỉ đề cập đến một số khía cạnh pháp lý của từng tội nhưng mỗi công trình, bài viết vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc do sự bất cập của BLHS cũ nên chưa có sự cập nhật những cái mới nhất về quy định trong BLHS mới đối với hai tội này trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam, từ đó, so sánh với một số nước trên thế giới để chắt lọc kinh nghiệm áp dụng đối với pháp luật hình sự Việt Nam Vì vậy, các quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm vẫn là nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện, làm sáng tỏ về cả mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay bằng một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những nội dung cơ bản quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong pháp luật hình sự Việt

Trang 14

5

Nam (về lý luận, lịch sử, về so sánh và về xã hội học) Từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tiễn các quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm và học hỏi kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về quy định hai tội này trong Luật hình sự Việt Nam Ngoài ra, luận văn cũng hướng tới việc xây dựng một tài liệu tham khảo có giá trị về lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam Qua đó giúp Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

áp dụng giải quyết các vướng mắc phát sinh về vấn đề này trong quá trình công tác

và hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về mặt lý luận những vấn đề liên quan đến tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm mà pháp luật hình sự Việt Nam quy định Xuất phát từ mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Làm sáng tỏ những vấn đề chung quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam: Khái niệm, cơ sở quy định, ý nghĩa, lịch sử phát triển, phân biệt tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam;

- Tham khảo quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới và từ đó hoàn thiện pháp luật hình

sự Việt Nam;

- Phân tích cấu thành tội phạm quy định về tội che giấu tội phạm và tội không

tố giác tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 và thực tiễn xét xử, áp dụng hình phạt đối với tội phạm;

- Phân tích những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong áp dụng quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội phạm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề chung và cụ thể về tội không

tố giác tội phạm và tội che giấu tội phạm, các quy định trong Bộ luật hình sự Việt

Trang 15

6

Nam năm 2015, đồng thời, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quy định của Bộ luật hình sự và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp sửa đổi, bổ sung và nâng cao hiệu quả thi hành các quy định trên cơ sở thực tiễn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu quy định về tội không

tố giác tội phạm và tội che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm

2015, đồng thời, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quy định của Bộ luật hình sự

và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp sửa đổi, bổ sung và nâng cao hiệu quả thi hành các quy định trên cơ sở thực tiễn

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Leenin và

tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh, phòng chống tội phạm, cũng như các luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý hình sự Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học luật hình sự như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp

6 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận: đề tài là công trình khoa học nghiên cứu về chế định tội không tố giác tội phạm và tội che giấu tội phạm, dựa trên cơ sở những tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và thu thập tài liệu thực tế Đề tài đã làm sáng tỏ một

số vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật hình sự về chế định này, từ đó đưa ra một

số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện chế định này trong Bộ luật hình sự 2015

Về mặt thực tiễn: đề tài đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật liên quan đến chế định tội không tố giác tội phạm và tội che giấu tội phạm Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tế

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm ba chương sau:

Trang 16

7

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2015 VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ THỰC TIÊN ÁP DỤNG

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM 2015 VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM, TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trang 17

8

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

VÀ TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM

1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội che giấu tội phạm

Trong khoa học pháp lý hình sự của Việt Nam hiện nay, chưa có một khái niệm chung, thống nhất, cụ thể về tội che giấu tội phạm Tuy nhiên, qua nghiên cứu

về tội phạm có thể thấy rằng, tội che giấu tội phạm đã được quy định từ rất sớm trong các văn bản pháp luật trước đây của Việt Nam, với tính chất như một chế định không thể thiếu của pháp luật hình sự [25, tr.8]

Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, “che giấu” là một động từ thể hiện hành động không để lộ một vật gì hay một điều gì đó ra ngoài cho người khác biết, điều này nói lên vật hoặc điều gì đó được che giấu không phải là điều tốt và nó khiến cho công

lý không được thực thi một cách hiệu quả, gây khó khăn cho hoạt động đấu tranh chống tội phạm Người thực hiện việc che giấu có thể không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi có lỗi mà có thể là hành vi của một người, cản trở hoặc ngăn chặn hành động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi điều tra và trừng phạt hành vi phạm tội của người trực tiếp gây ra lỗi đó Hành vi che giấu này làm cho hoạt động thi hành pháp luật, công lý không được phát huy hiệu quả nhất

Theo Điều 8 BLHS 2015 định nghĩa: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã

hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình

sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” [51, tr.11, 12]

Trang 18

Hành vi che giấu tội phạm được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan đến một tội phạm khác bởi người có hành vi che giấu không trực tiếp gây ra tội phạm đó nhưng người này đã cố ý che đậy, giấu diếm để hành vi phạm tội và người gây ra tội phạm này không bị người khác phát hiện và bị xử lý trước pháp luật Hành vi che giấu này là gây nguy hiểm cho xã hội bởi lẽ nó cản trở tới việc phát hiện kịp thời và xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây cản trở rất nhiều cho việc điều tra khám phá vụ án của các cơ quan có thẩm quyền [25, tr 8]

Người che giấu tội phạm có thể dùng nhiều thủ đoạn và hình thức khác nhau Tuy không hứa hẹn trước là sẽ che giấu người phạm tội, nhưng khi biết được hành

vi phạm tội đã được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thời điểm biết là sau khi tội phạm được thực hiện [25, tr 8, 9]

Từ những phân tích trên đây ta có thể đưa ra cách hiểu khái quát nhất về khái niệm “tội che giấu tội phạm” như sau:

Tội che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách cố ý, không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội [25, tr 10]

Từ khái niệm trên đây có thể rút ra đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm như sau:

Trang 19

10

Thứ nhất, tội che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan

đến tội phạm khác Hành vi che giấu này phải được thực hiện sau khi tội phạm đã được thực hiện xong Đây là một đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa hành vi che giấu tội phạm và đồng phạm Tức là người phạm tội đã thực hiện xong các hành vi dẫn đến hậu quả của tội phạm Lúc này mới xuất hiện hành vi của một người khi thực hiện các hành vi che giấu người phạm tội, xoá dấu vết, tang vật và các hành vi cản trở hoạt động điều tra Nếu hành vi phạm tội đang xảy ra, chưa kết thúc mà người có hành vi che giấu biết được tội phạm đang được thực hiện có thể

đã thống nhất ý chí với người đó để hứa hẹn che giấu tội phạm cho người đó thì sẽ trở thành người đồng phạm đối với người phạm tội Điều này phân biệt được che giấu tội phạm với người thực hiện hành vi giúp sức trong đồng phạm [25 tr 10]

Thứ hai, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm phải thực hiện các hành vi

trên thực tế là che giấu người phạm tội như: chở đi trốn, đào hầm cho trốn, cất giấu người phạm tội, cho người phạm tội ẩn náu trong nhà mình; hành vi xoá dấu vết, tang vật vụ án như: giặt quần áo, xoá vết máu, lau rửa xe, cất giấu xe máy, dao là công cụ, phương tiện phạm tội; hoặc có hành vi cản trở phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội như thể hiện ở các hành vi như cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật, xoá bỏ dấu vết của tội phạm, tiêu huỷ các công cụ, phương tiện phạm tội … thì mới phạm tội này Còn nếu biết được tội phạm đã được thực hiện, nhưng không thực hiện hành vi tố giác với cơ quan có thẩm quyền làm cho quá trình phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm được nhanh chóng, thuận lợi thì chỉ phạm tội không tố giác tội phạm Hay nói cách khác, che giấu tội phạm phải là hành động phạm tội, mang tính chủ động của người phạm tội Điều này góp phần phân biệt và làm rõ giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm [25, tr 10, 11]

Thứ ba, hành vi che giấu tội phạm phải được thực hiện một cách cố ý nhằm

che giấu người phạm tội, xoá dấu vết, tang vật gây cản trở hoạt động điều tra, hoặc phát hiện xử lý tội phạm Như vậy, một người có các hành vi che giấu đối với những vi phạm pháp luật chưa đến mức độ quy định trong BLHS là tội phạm như:

vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật, vi phạm dân sự thì không thuộc nội dung của

Trang 20

11

tội che giấu tội phạm Điều này cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn của hành vi che giấu tội phạm Bởi lẽ, chế định che giấu tội phạm được quy định với mục đích bảo vệ sự đúng đắn trong hoạt động tư pháp (thể hiện ở việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm) Đồng thời một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đó là việc phải tích cực hỗ trợ, hợp tác với cơ quan nhà nước trong việc xử lý tội phạm Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người dân, bởi vì nếu tích cực hợp tác với Nhà nước trong phát hiện xử lý tội phạm thì công dân mới sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh mà mọi hành vi phạm tội đều bị xử

lý nghiêm minh Còn ở những mức độ khác nhau như hành vi che giấu các vi phạm pháp luật hành chính, kỷ luật thì mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nhỏ, hành vi che giấu này chưa đến mức nghiêm trọng và chưa đủ để xử lý hình sự đối với người che giấu [25, tr.11]

Thứ tư, không phải hành vi che giấu tội phạm nào cũng đều coi là tội phạm

Hành vi che giấu tội phạm chỉ bị xử lý trách nhiệm hình sự nếu che giấu một số loại tội phạm quy định trong các trường hợp cụ thể của pháp luật hình sự mà không áp dụng đối với tất cả các trường hợp có hành vi che giấu tội phạm Điều này cho thấy, tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng của loại tội phạm được che giấu mà người có hành vi che giấu mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đây là cơ sở để xác định một người có bị coi là tội phạm – khi thực hiện hành vi che giấu tội phạm hay không Cơ sở về kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, việc che giấu tội phạm chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số loại tội phạm có tính chất, mức

độ nguy hiểm nhất định Điều này vừa tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng đồng thời thể hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự một cách tràn lan

mà phải cần phân hoá các trường hợp khác nhau [25, tr 11, 12]

Hành vi che giấu tội phạm thể hiện sự xem thường pháp luật, chủ thể của hành vi không đấu tranh chống tội phạm mà lại góp phần che giấu, khuyến khích tội phạm thực hiện trên thực tế Do vậy phải chịu trách nhiệm hình sự tương thích

và một phần răn đe những ai có ý định bao che tội phạm

Trang 21

12

Hơn nữa, theo khoa học luật hình sự, tội phạm này là tội phạm phái sinh Tội phạm phái sinh là tội phạm xuất phát từ tội phạm khác Hành vi khách quan của tội phạm khác là tiền đề cho hành vi khách quan của tội phạm này Ví dụ như: Tội rửa tiền, tội che giấu tội phạm

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tội không tố giác tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình

sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới các khách thể do luật hình sự bảo vệ [24, tr 7]

Theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền” [52, tr 123]

Trong quy định của pháp luật hiện hành, mặc dù không có quy định cụ thể về việc giải thích khái niệm “không tố giác tội phạm” theo dạng định nghĩa (ví dụ:

“không tố giác tội phạm là …), tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015, và quy định về khái niệm của “tố giác về tội phạm” được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì có thể hiểu:

Thứ nhất, không tố giác tội phạm là hành vi của một người, tuy không hứa

hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng biết rõ tội phạm

do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không thông báo về tội phạm và người phạm tội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Uỷ ban nhân dân các cấp

để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội [9, tr.9]

Thứ hai, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột,

vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 19 BLHS 2015, trừ trường hợp không tố giác các tội phạm được quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng [52]

Thứ ba, người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm

hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 19 BLHS 2015 hoặc tội khác là tội phạm

Trang 22

13

đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa Không tố giác tội phạm là việc biết mà không báo, phát hiện hành vi phạm tội

mà coi như không biết, im lặng, không trình báo cho cơ quan chức năng được biết

để xử lý Việc phát hiện tội phạm có thể diễn ra khi người phạm tội đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội hoặc khi hành vi phạm tội đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong

Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 quy định: “Tố giác về tội phạm là thông tin về hành vi

có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết” [3, Điều 3, Khoản 1]

Không tố giác nghĩa là không báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những tin tức về tội phạm mà mình biết rõ

“Tố giác tội phạm” được xem xét như một nghĩa vụ bắt buộc của công dân phát sinh ngay sau khi một người biết, phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác Nó thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm

Khi một người tình cờ hoặc bằng cách nào đó biết hoặc chứng kiến hành vi phạm tội của người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện xong, mặc dù họ có đủ điều kiện để thực hiện việc tố giác tội phạm nhưng đã cố tình không tố giác tội phạm, hay trình báo sự việc lên cơ quan có thẩm quyền thì trường hợp này, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “không

tố giác tội phạm” trừ một số trường hợp nhất định theo quy định của khoản 2, 3 Điều 19, Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015

Không tố giác tội phạm là hành vi không báo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết biết về tội phạm đang được chuẩn bị, thực hiện, hoặc đã được thực hiện

mà mình biết rõ, đồng thời họ có khả năng tố giác, không gặp bất kỳ một trở ngại khách quan nào [24]

Trang 23

Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm cơ bản về không tố giác

tội phạm như sau: không tố giác tội phạm là hành vi của một người, tuy không hứa

hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng biết rõ tội phạm

do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không thông báo về tội phạm và người phạm tội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Uỷ ban nhân dân các cấp

để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội [47]

Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm tội không tố giác tội phạm Trước hết, cần khẳng định, tội không tố giác tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, mà theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của GS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi

Trong khoa học pháp lý hình sự, các nhà hình sự học chưa đưa ra khái niệm tội không tố giác tội phạm, nhưng đã đưa ra khái niệm các tội xâm phạm hoạt động

tư pháp

Các tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam cho rằng: “Các tội xâm

phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các

Cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi thành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” [68]

Trên cơ sở phân tích các khái niệm trên, khái niệm tội không tố giác tội phạm

được định nghĩa như sau: tội không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã

Trang 24

15

hội, trái pháp luật hình sự của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng biết rõ tội phạm do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện, nhưng cố ý không tố giác tội phạm và người phạm tội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Ủy ban nhân dân các cấp để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân [47]

Từ khái niệm trên có thể thấy không tố giác tội phạm có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, không tố giác tội phạm là hành vi của một người, tuy không hứa

hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng biết rõ tội phạm

do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng lại thờ ơ, giữ im lặng, không thông báo về tội phạm và người phạm tội cho

cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật biết Tức là hành vi không tố giác có thể xảy

ra trong giai đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang được thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã kết thúc [9, tr.9]

Thứ hai, hành vi không tố giác tội phạm luôn luôn được thực hiện dưới hình

thức không hành động Mặc dù biết rõ hành vi phạm tội của người khác nhưng người không tố giác lại không thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, nhanh chóng xử lý kịp thời tội phạm Động cơ dẫn đến hành vi không tố giác

ở một người cóc thể do quan hệ về tình cảm (quan hệ cha mẹ với con cái, vợ với chồng, anh chị với em …) hoặc do chuộc lợi … [9, tr.9]

Thứ ba, lỗi của người không tố giác là lỗi cố ý trực tiếp Người này mặc dù biết

hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, nhưng lại cố ý không hành động, không tố giác tội phạm hành vi này gây khó khăn cho việc ngăn chặn kịp thời những thiệt hại xảy ra cũng như gây ra khó khăn cho quá trình điều tra, phát hiện ra, xử lý người phạm tội, nhằm đảm bảo sự công minh, khách quan và công bằng của xã hội Hành vi không tố giác tội phạm là một hành vi xâm phạm hoạt động

Trang 25

16

đúng đắn của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân [9, tr.9, 10]

Thứ tư, không phải hành vi không tố giác nào cũng đều coi là tội phạm Hành

vi không tố giác tội phạm chỉ bị xử lý trách nhiệm hình sự nếu không tố giác một số loại tội phạm được quy định tỏng các trường hợp cụ thể của BLHS mà không áp dụng đối với tất cả các trường hợp có hành vi không tố giác tội phạm Điều này cho thấy, tuỳ vào mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng của loại tội phạm không bị tố giác mà người có hành vi không

tố giác tội phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đây là cơ sở để xác định một người có bị coi là tội phạm hay không khi thực hiện hành vi không tố giác tội phạm [9, tr.10]

Thứ năm, theo khoa học luật hình sự, tội phạm này là tội phạm phái sinh Tội

phạm phái sinh là tội phạm xuất phát từ tội phạm khác Hành vi khách quan của tội phạm khác là tiền đề cho hành vi khách quan của tội phạm này Ví dụ như: Tội rửa tiền, tội che giấu tội phạm

1.2 Khái quát lịch sử quy định tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015

1.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trong khả năng nghiên cứu về lịch sử pháp luật hạn hẹp, tác giả chỉ chú trọng nghiên cứu hai bộ luật là “Quốc triều hình luật” – Bộ luật Hồng Đức [73, tr.27-28] dưới thời nhà Lê và Hoàng Việt luật lệ dưới thời nhà Nguyễn, hai bộ luật này thể hiện rõ nhất những thành tựu và kinh nghiệm đáng chú ý trong lập pháp hình sự của dân tộc qua các bước thăng trầm của lịch sử

1.2.1.1 Đối với tội che giấu tội phạm

Trong bộ “Quốc triều hình luật”, có thể thấy pháp luật thời kỳ này đã cho rằng hành vi che giấu tội phạm là một hành vi nguy hiểm và cần phải có những thiết chế nghiêm khắc để trừng trị Tuy nhiên, pháp luật nhà Lê vẫn chưa quy định che giấu tội phạm thành một chế định riêng áp dụng cho tất cả hành vi che giấu tội phạm mà

Trang 26

17

ở một số chương cụ thể có quy định về hành vi che giấu tội phạm thành một điều riêng rẽ áp dụng riêng cho hành vi che giấu các hành vi phạm tội được quy định tại chương đó mà thôi [73, tr.117-118]

Bộ luật này đã đồng nhất khái niệm và hành vi của tội che giấu tội phạm và hành vi không tố giác tội phạm mà chưa có sự phân biệt và bóc tách hai tội danh này như quy định của pháp luật hình sự hiện hành [73, tr.137] Nhưng đáng chú ý,

ở một số chương, điều khác đã phân biệt tính chất, mức độ nặng, nhẹ giữa không tố giác tội phạm với che giấu tội phạm, theo đó người che giấu tội phạm bị xử lý nặng hơn gấp hai lần người không tố giác tội phạm [73, tr.159]

Mặc dù Bộ luật Hồng Đức vẫn còn đồng nhất hai tội danh che giấu tội phạm

và không tố giác tội phạm, chưa đưa ra được luận cứ cho việc phải xử nặng hành vi che giấu tội phạm so với hành vi không tố giác tội phạm Tuy nhiên, pháp luật thời

kỳ này đã cho thấy sự tiến bộ của luật pháp trong việc quy định cụ thể từng hành vi

và hình phạt của tội che giấu tội phạm, bên cạnh đó còn thể hiện được tính nhân đạo sâu sắc qua các quy định về nguyên tắc thân thuộc trong che giấu tội phạm Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê cho phép người trong gia đình được che chở lẫn nhau, nghiêm cấm sự tố cáo ông bà, cha mẹ - quy định này thể hiện quan điểm

về đạo đức và đạo hiếu truyền thống của người Việt từ ngàn đời nay được thể chế hoá vào trong luật, giáo dục con cháu ứng xử theo nguyên tắc hiếu - kính, con cái

trong gia đình phải kính trọng, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, biết “kính trên

nhường dưới”, người Việt quan niệm rằng “hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quí” [73, tr.12]

Tiếp thu những tinh hoa của bộ “Quốc triều Hình Luật”, Vua Gia Long sau khi lên ngôi để có cơ sở về luật pháp, cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ [74, tr.8-11] Bộ Hoàng Việt Luật lệ vẫn quy định về che giấu tội phạm trong những trường hợp được quy định trong các chương, điều riêng rẽ mà chưa có quy định chung về chế định này áp dụng chung cho tất cả các trường hợp

Bộ luật này quy định, đối với những hành vi biết sự việc mà cố ý che giấu, dung túng, nghe lời mà giấu để đưa đi trốn vì là trung gian nhận tiền, bị coi là chính

Trang 27

18

phạm, cũng nguy hiểm như các tội thập ác, giết người, … phải xử lý nghiêm minh, không được ân xá Tuy nhiên, trong Hoàng Việt luật lệ thì không phải mọi trường hợp che giấu tội phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự bởi Hoàng Việt luật lệ không trừng trị việc che giấu tội phạm (trừ tội mưu phản đại nghịch và tội mưu phản) cho nhau của một số đối tượng có quan hệ ruột thịt như ông bà, cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh, chị, em hoặc đầy tớ che giấu tội cho chủ nhà Nguyên tắc này được quy định trong một số điều luật như điều 31,37, 306 và thể hiện chủ yếu ở Điều 31 trong Hoàng Việt luật lệ [74, tr.192-194]

Trường hợp những người thân thuộc trong gia đình chung sống trong một nhà thuộc hàng đại công trở lên, như: ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu, rể vợ chồng của cháu, anh em của cháu, vợ của anh em có ân nghĩa với nhau mà phạm tội thì được phép che giấu tội cho nhau mà không bị cấm Nô tì, người làm công cho gia trưởng mà che giấu tội phạm của gia trưởng vì nghĩa nặng tình thâm thì cũng không

bị xử lý

Bên cạnh đó, Bộ luật cũng đã thể hiện sự phân hóa rõ ràng tùy theo tính chất, mức

độ nguy hiểm của tội phạm xảy ra mà xem xét xử lý hành vi che giấu tội phạm đó Tóm lại, có thể thấy rằng tội che giấu tội phạm đã được quy định từ rất sớm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam Từ thời nhà Lê, tội che giấu tội phạm đã được đề cập, quy định trong Bộ luật Hồng Đức và dưới thời nhà Nguyễn, nó tiếp tục được ghi nhận và quy định trong Hoàng Việt luật lệ Mặc dù các quy định này còn nhiều điểm hạn chế như: chưa tập trung, thống nhất ở một điều luật, chưa đưa

ra được những khái niệm pháp lý rõ ràng về hành vi che giấu cũng như tội che giấu tội phạm và có chỗ còn đồng nhất với đồng phạm, với không tố giác tội phạm, cũng như cách diễn đạt từ ngữ thể hiện về tội che giấu tội phạm chưa được chuẩn hóa, không nhất quán Tuy nhiên, các quy định này đã thể hiện rõ thái độ, nhận thức nghiêm khắc của chế độ cầm quyền phong kiến đương thời đối với những hành vi che giấu tội phạm, nghiêm trị bằng pháp luật hình sự đối với những người có các hình vi này Bên cạnh đó, pháp luật hình sự thời kỳ này cũng chú trọng về tính nhân đạo trong các quy định của pháp luật, đặc biệt nguyên tắc thân thuộc của tội che giấu tội phạm là một trong những điểm sang nổi bật của cả hai bộ luật trên đây

Trang 28

19

1.2.1.2 Đối với tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm là một trong những tội phạm được quy định rất sớm trong luật hình sự Việt Nam

Quốc triều hình luật là bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê đã đề cập đến tội không tố giác tội phạm tại Điều 500:

“Những người biết có kẻ mưu phản loạn, mưu đại nghịch, thì phải đến mật

báo ngay với các quan ty gần đó, nếu không tố cáo, thì xử tội lưu đi châu xa Biết

có kẻ chỉ trích nhà Vua hay là đặt ra những lời quái gở mà không đi báo, thì xử nhẹ hơn tội kể trên một bậc Quan ty thấy báo mà không tâu lên hay đi bắt ngay (quan

ở kinh thành thì phải tâu ngay, quan ở ngoài thì phải bắt ngay), để quá nửa ngày, thì cũng phải tội như kẻ không đi báo Nếu là việc truy bắt còn phải sắp đặt nên quá thời hạn trên thì không phải tội” [73, tr.181-182]

Đáng chú ý hơn nữa, Bộ luật Hồng Đức đã phân biệt trách nhiệm phát hiện, tố giác tội phạm giữa quan và dân thường như quy định tại Điều 158:

“Các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội mà không phát

giác, xử biếm hai tư, đàn cư quan biết mà không phát giác, tội cũng như thế Những người biết hàng xóm của mình phạm tội mà không phát giác, tội giảm một bậc…” [73, tr.79]

Điều 355 Bộ luật Hồng Đức còn quy định việc khen thưởng cho người tố giác tội phạm:

“Dân đinh mà tự thiến mình, thì xử tội lưu; ai thiến hộ hoặc chứa chấp kẻ ấy,

thì giảm tội một bậc; các nhà lân cận không tố cáo, thì xử tội nhẹ hơn 2 bậc; xã quan không phát giác, thì xử tội đồ; người tố cáo đúng sự thật thì được thưởng một tước tư” [73, tr.119]

Điều 373 Bộ luật còn đồng nhất việc không tố giác tội phạm với che giấu tội phạm trong trường hợp quan biết mà không tố giác:

“Những người cày ruộng đất công mà khai dối là cày cấy cho quan ty, để

mong tránh đóng thuế, thì xử tội theo luật chiếm ruộng đất công Quan ty dung túng thì cũng đồng tội; không biết thì không xử tội Xã quan biết mà không tố giác

Trang 29

“Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì, đều xử tội lưu

đi châu xa; vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông

bà, cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố cáo người vào bậc cơ thân của chủ, dẫu việc có thật, cũng phải tội biếm hay tội đồ; nếu

là tội mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ thì cho phép tố cáo” [73, tr.183]

Đây là quy định mang tính nhân văn, thể hiện truyền thống tôn kính đối với ông bà, cha mẹ, đồng thời kết hợp được chữ “hiếu” đối với sự tồn vong của đất nước

Mặc dù Bộ luật Hồng Đức vẫn còn đồng nhất hai tội danh không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này đã cho thấy được trình độ lập pháp tương đối cao của cha ông ta trong việc quy định cụ thể từng hành

vi và hình phạt của tội không tố giác tội phạm, bên cạnh đó còn thể hiện được tính nhân đạo sâu sắc về truyền thống đạo hiếu của người dân Việt

Trong Hoàng Việt luật lệ, việc tố cáo những người thân thuộc, bất hiếu, bất cố gia truyền được quy định tại Điều 341:

“Phàm cáo giác ông bà cha mẹ, tức là bất hiếu sẽ bị câu cầm từ 06 năm đến

10 năm Trừ trường hợp sau này thời người cáo giác không có tội; hoặc cha mẹ, ông bà phạm một tội đại hình có can đến sự trị an của Bổn quốc (hay nước bảo hộ), hoặc là mẹ giết cha, cha giết mẹ hoặc cha mẹ mình làm con nuôi cho người ta

mà giết cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ nuôi giết cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ giết ông bà nội, ông bà ngoại hoặc là cha mẹ ông bà ngược đãi con bé chưa đến 16 tuổi và đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng” [74, tr.23]

Trang 30

21

Quy định này cho thấy, ngoài việc tiếp tục kế thừa tinh hoa của Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ còn thể hiện rõ sự phụ thuộc vào nước Pháp bảo hộ cho chính quyền thực dân phong kiến lúc bấy giờ

Tóm lại, có thể thấy rằng tội không tố giác tội phạm đã được quy định từ rất sớm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam Từ thời nhà Lê, tội không tố giác tội phạm đã được đề cập, quy định trong Bộ luật Hồng Đức và dưới thời nhà Nguyễn,

nó tiếp tục được ghi nhận và quy định trong Hoàng Việt luật lệ Mặc dù các quy định này còn nhiều điểm hạn chế như: chưa tập trung, thống nhất ở một điều luật, chưa đưa ra được những khái niệm pháp lý rõ ràng về tội không tố giác tội phạm và

có chỗ còn đồng nhất với tội che giấu tội phạm, cũng như cách diễn đạt từ ngữ thể hiện về tội không tố giác tội phạm chưa được chuẩn hóa, không nhất quán Tuy nhiên, các quy định này đã thể hiện rõ thái độ, nhận thức nghiêm khắc của chế độ cầm quyền phong kiến đương thời đối với những hành vi không tố giác tội phạm, nghiêm trị bằng pháp luật hình sự đối với những người có các hình vi này Bên cạnh đó, pháp luật hình sự thời kỳ này cũng chú trọng về tính nhân đạo trong các quy định của pháp luật, đặc biệt là việc tôn trọng truyền thống đạo hiếu là điểm nổi bật của cả hai bộ luật này

1.2.2 Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám cho đến trước khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ra đời

1.2.2.1 Đối với tội che giấu tội phạm

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước dân chủ cộng hoà – Nhà nước công nông non trẻ đầu tiên ở Đông Nam Á đã tích cực tiến hành hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp hình sự nói riêng Tuy nhiên,

do tình hình hết sức khẩn trương, không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy pháp pháp luật hình sự nói riêng, nên ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47- SL cho tạm thời giữ các luật

lệ cũ, trong đó có bộ “Luật hình An Nam”, bộ “Hoàng Việt hình luật” và bộ “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” [47]

Trang 31

22

Sau cách mạng tháng Tám thành công cho tới năm 1954 là thời điểm Hiệp Định Giơnevơ, Quốc hội nước ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ ta là Chính phủ kháng chiến, pháp luật nước ta cũng là pháp luật kháng chiến Trong hoàn cảnh khó khăn đó, do phải tập trung quy định các tội phạm liên quan đến sự an nguy của chính quyền nhân dân như các tội phản bội Tổ quốc, tội gián điệp, tội hối lộ, tham

ô, … cho nên, trong giai đoạn này tội che giấu tội phạm chưa được chú trọng quy định [47] Tuy nhiên, một số hành vi che giấu tội phản quốc, xâm phạm đến an toàn nhà nước, cụ thể:

Tại Điều 14 - Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/1/1953 trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại đã quy định về tội che giấu phần

tử phản quốc: “kẻ nào chứa chấp, tìm cách giấu diếm, giúp đỡ các phần tử phản

quốc sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình” [23, tr.77]

Mặc dù Sắc lệnh chưa đề cập tội che giấu tội phạm nói chung mà chỉ quy định

về tội che giấu phần tử phản quốc nhưng điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoài thời kỳ đó

Tiếp đó, Sắc lệnh số 133 được ban hành, thể hiện những bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự thời kỳ này, lần đầu tiên trong pháp luật hình sự Việt Nam chính thức ghi nhận về mặt pháp lý tội che giấu phần tử phản quốc

Pháp lệnh không số ban hành ngày 30/10/1967 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về “Trừng trị các tội phản cách mạng” trong đó quy định tội che giấu

phần tử phản cách mạng tại Điều 17: “Kẻ nào biết rõ phần tử phản cách mạng mà

chứa chấp, che giấu, tiếp tế, giúp đỡ cho chúng lẩn trốn hoặc cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng chứ tội phạm của chúng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm” [71,

tr.197] So với Sắc lệnh số 133 thì pháp lệnh này đã có những điểm mới như: đã ghi nhận điều kiện về ý thức chủ quan của người phạm tội che giấu phần tử phản cách

mạng là “biết rõ phần tử phản cách mạng” và bổ sung thêm một số hình thức che giấu là “cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng cứ” Bên cạnh đó do tình hình chính trị xã

Trang 32

Hình thức của che giấu tội phạm và bao che đã được Nhà nước ta chính thức ghi nhận ở trong Pháp lệnh này và chủ thể của hành vi bao che phải là chủ thể đặc biệt: người có chức vụ, quyền hạn; tình tết tăng nặng định khung hình phạt là: có hành động đàn áp, trả thù người đấu tranh phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội Đây

là một bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta đối với tội che giấu tội phạm thời kỳ này [43]

Giai đoạn, từ năm 1978 đến những năm 1981, Pháp lệnh trừng trị các tội đầu

cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/6/1982 nhằm giải quyết thực trạng tình hình kinh tế xã hội của nước

ta gặp nhiều khó khăn, phải đối phó với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, bọn gian thương đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, hoạt động gây rối loạn thị trường góp phần vào việc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trên thị trường là một yêu cầu cấp bách nhằm thiết lập một trật tự xã hội chủ nghĩa mới trên mặt trận lưu thông phân phối, góp phần thúc đẩy sản xuất,

ổn định giá cả, bảo đảm đời sống cho người lao động Nếu vì mục đích thu lợi bất chính mà bao che người phạm tội, thì tùy hành vi cụ thể, bị coi là cùng phạm tội và

bị xử phạt theo các Điều 2 đến 6 Pháp lệnh hoặc bị xử phạt theo Pháp lệnh ngày 20/5/1981 về trừng trị tội hối lộ [26, tr.98]

Qua các quy định về trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu quy định tội bao che người phạm tội trên đã thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta trong việc xử lý nghiêm những hành vi, hoạt động gây rối thị trường, đồng thời xử lý cả những hành

vi bao che, cản trở cuộc đấu tranh chống các tội đầu cơ, buôn lậu

Trong những năm tiếp theo của thời kỳ này, trong các sách báo pháp lý khái niệm che giấu tội phạm đã bắt đầu xuất hiện Đặc biệt phải kể đến giáo trình hình

Trang 33

24

luật xã hội chủ nghĩa của Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội trong đó có đề cập tội

che giấu tội phạm và đưa ra khái niệm che giấu tội phạm, cụ thể là: “che giấu tội

phạm là hành vi của một người, tuy không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với kẻ phạm tội, nhưng đã che đậy cho y bằng cách cho y trốn tránh hoặc giấu diếm những công cụ, phương tiện phạm tội hay những vậy đã có được bằng con đường phạm pháp” [65, tr.188]

Tóm lại, ở thời kì này chế định che giấu tội phạm chưa thực sự được chú trọng tới Các quy định về tội che giấu tội phạm còn được quy định lẻ tẻ trong các Sắc lệnh, Pháp lệnh của từng giai đoạn nhằm giải quyết những nhu cầu đấu tranh chống các hành vi tội phạm cấp bách trong thời kỳ này Điểm đáng chú ý trong thời

kì này là, việc đã bắt đầu có sự ghi nhận đầu tiên về mặt pháp lý và khoa học pháp

lý về luật hình sự đã ra khái niệm cơ bản đầu tiên về tội che giấu tội phạm

1.2.2.2 Đối với tội không tố giác tội phạm

Do tình hình đất nước thời kỳ này vẫn còn trong giai đoạn khó khăn và phức tạp, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài của cả nước, không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói riêng, nên ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có bộ “Luật hình An Nam”, bộ

“Hoàng Việt hình luật “ và bộ “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà” [10, tr 190]

Ngày 15/6/1956, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 267-SL về trừng trị những âm mưu và hành động phá sản của Nhà nước, của Hợp tác xã, của nhân dân

và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước Sắc lệnh này đã đề cập đến vấn đề tố giác tội phạm tại Điều 14:

“Đối với kẻ phạm pháp, nhân dân có nhiệm vụ tố cáo hoặc mật báo với cơ quan có trách nhiệm và hết sức giúp đỡ việc điều tra xét xử, nhưng không được vì thù riêng, lợi riêng mà vu cáo Người nào có công trong việc tố cáo, khám phá các

vụ phạm pháp, tìm bắt kẻ có tội, sẽ được khen thưởng”

Trang 34

tệ nạn hối lộ diễn biến phức tạp

Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa IV đã đề ra chủ trương: “Kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt

tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, nhất là tệ nạn ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng” Để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng và trên cơ sở Hiến pháp

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, ngày 20/5/1981, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ Mặc dù Pháp lệnh chưa đề cập tội không tố giác tội phạm, nhưng Điều 12 Pháp lệnh quy 18 định việc khen thưởng cả về tinh thần và vật chất đối với những người có công phát hiện tội hối lộ:

“Những người không nhận hối lộ và tố giác với cơ quan có trách nhiệm nguời đưa hối lộ hoặc người môi giới hối lộ thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước Những người tố giác và giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm trừng trị tội hối lộ thì được khen và được thưởng tiền bằng 10% giá trị của hối lộ đã bị tịch thu”

Giai đoạn từ năm 1978 đến những năm 1981, Pháp lệnh trừng trị các tội đầu

cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/6/1982 nhằm giải quyết thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của nước

ta gặp nhiều khó khăn, phải đối phó với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, bọn gian thương đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, hoạt động gây rối loạn thị trường góp phần vào việc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trên thị trường là một yêu cầu cấp bách nhằm thiết lập một trật tự xã hội chủ nghĩa mới góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định giá cả, bảo đảm đời sống cho nhân dân

Để động viên, khuyến khích việc tố giác đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; Điều 12 Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả,

Trang 35

26

kinh doanh trái phép đã quy định: “Người có công trong việc chống đầu cơ, buôn

lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, được xét khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước

Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của vụ án và công lao đóng góp của mỗi người, còn được thưởng một khoản tiền từ 5% đến 10% trị giá hàng hoá tịch thu hoặc tiền phạt” [26, tr.98]

Cùng với sự phát triển của khoa học luật hình sự, khái niệm tội không tố giác tội phạm đã bắt đầu xuất hiện trong các sách báo pháp lý, và đưa ra khái niệm

không tố giác tội phạm: “Không tố giác tội phạm nghĩa là không báo cáo cho cơ

quan có thẩm quyền về một tội phạm mà mình biết đang được chuẩn bị thực hiện hoặc đã được thực hiện hoặc biết rõ một kẻ sắp phạm tội hay đã phạm tội rồi nhưng không báo cáo Tội không tố giác tội phạm khác với tội che giấu ở chỗ, hành

vi của kẻ không tố giác là một hành vi tiêu cực (biết chắc chắn mà không báo cáo)”

[26, tr.189]

Nói tóm lại, ở thời kì này tội không tố giác tội phạm chưa thực sự được quan tâm, chú trọng tới Các quy định về tội không tố giác tội phạm còn được quy định riêng lẻ trong các Sắc lệnh, Pháp lệnh của từng giai đoạn nhằm giải quyết những nhu cầu đấu tranh chống các hành vi tội phạm cấp bách trong thời kỳ này Điểm đáng chú ý trong thời kì này là việc đã bắt đầu có sự ghi nhận đầu tiên về mặt pháp

lý và khoa học pháp lý về luật hình sự đã ra khái niệm cơ bản đầu tiên về tội không

tố giác tội phạm

1.2.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

1.2.3.1 Đối với tội che giấu tội phạm

Trước năm 1985, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng và giành được độc lập thống nhất đất nước, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã giành được một số thành tựu quan trọng, nhất là trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật,

kỷ cương chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và có nhiều khuyết điểm Trong lĩnh

Trang 36

27

vực lập pháp hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành đã không thể tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm Vì vậy, việc ban hành Bộ luật hình sự là vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [43]

Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên được ban hành Khi BLHS này có hiệu lực thi hành cũng là lúc sự nghiệp đổi mới bắt đầu Sự thay đổi các mặt của đời sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế giữ vai trò quan trọng không chỉ là cơ sở mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với sự thay đổi của pháp luật nói chung cũng như của luật hình sự nói riêng Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, BLHS năm 1985 chính thức ghi nhận về mặt pháp lý định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm đánh dấu bước tiến bộ mới về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta trong những giai đoạn trước đây Theo đó tại Điều 18 quy định như sau:

“Người nào tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành

vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định” [48]

Bên cạnh đó, tội che giấu tội phạm được quy định tại Điều 246 trong Chương

X - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật

Như vậy, trong giai đoạn này với sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 đã đánh dấu bước tiến mới quan trọng trong kỹ thuật lập pháp trong đó có các quy định về chế định che giấu tội phạm Từ đó khái niệm và các quy định về chế tài áp dụng cho hành vi che giấu tội phạm chính thức được ghi nhận trong pháp luật hình

sự Việt Nam

1.2.3.2 Đối với tội không tố giác tội phạm

Trước tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi, BLHS 1985 đầu tiên ra đời chính thức ghi nhận về mặt pháp lý hình sự tội không tố giác tội phạm Theo đó tại Điều 19 quy định như sau:

Trang 37

28

“Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc

đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không

tố giác tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”

Bên cạnh đó, tội không tố giác tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 247 trong Chương X - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật này

Nói chung, sự ra đời của BLHS 1985 đã đánh dấu một bước tiến mới về mặt

kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta, trong đó có các quy định về không tố giác tội phạm Mặc dù bộ luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể về tội này nhưng cũng đã đánh dấu sự ghi nhận chính thức của các quy định về chế tài áp dụng cho hành vi không

tố giác tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.2.4 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015

1.2.4.1 Đối với tội che giấu tội phạm

BLHS năm 1985 ra đời với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp

và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó Tuy nhiên, Nhà nước thời kỳ này còn non trẻ và tình hình đất nước lúc bấy giờ còn phức tạp nên BLHS năm 1985 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: kết cấu một số chương, điều chưa hợp lý; một số tội danh được quy định quá khái quát; khung hình phạt trong nhiều điều luật quá rộng, dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, … và nhược điểm lớn nhất của BLHS năm 1985 là qua bốn lần sửa đổi, bổ sung, tính chỉnh thể của Bộ luật đã bị phá vỡ Qua bốn lần sửa đổi, BLHS 1985 vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới

Vì những lẽ đó, ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, thay thế cho BLHS năm 1985 BLHS 1999 đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm tại Điều 21 và tội che giấu tội phạm được quy định tại Điều 313 So với quy định về che giấu tội phạm năm 1985,

về cơ bản nội dung của tội che giấu tội phạm quy định tại BLHS 1999 được giữ nguyên Cả hai bộ luật này đều quy định tội che giấu tội phạm nằm trong chương

Trang 38

29

quy định các tội về xâm phạm hoạt động tư pháp Tuy nhiên có một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội và sự phát triển của tội phạm giai đoạn này, như sau:

- Thứ nhất, BLHS 1999 bổ sung một số tội phạm mới có cùng tính chất (mới được bổ sung hoặc do tách tội) và một số tội phạm tuy không cùng tính chất nhưng

có mức nguy hiểm cao cho xã hội mà nếu che giấu các tội phạm này thì phải bị xử

lý hình sự

- Thứ hai, điều chỉnh mức hình phạt đối với tội này, cụ thể là: Tăng mức phạt cải tạo không giam giữ (khoản 1 Điều luật) đến 3 năm (trước 2 năm); Giảm mức hình phạt tù (khoản 2 Điều luật) từ 2 năm đến 7 năm (trước 5 năm đến 10 năm) vì xác định đây là tội phạm nghiêm trọng (theo cách phân loại mới) và cân đối với các mức hình phạt của các tội khác cùng trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp [49, tr.330]

1.2.4.2 Đối với tội không tố giác tội phạm

So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình sự Việt Nam Trong BLHS năm 1999, tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 22 (phần chung) và Điều 314 (phần các tội phạm)

Như vậy, so với các quy định tương ứng tại Điều 19 và Điều 247 BLHS năm

1985, tội không tố giác tội phạm trong BLHS 1999 đã có những nội dung sửa đổi,

bổ sung như sau:

Thứ nhất, bổ sung khoản mới là khoản 2 nhằm thu hẹp phạm vi trách nhiệm

hình sự của ông, bà, cha, mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người

có hành vi không tố giác khi biết người thân của mình phạm tội Quy định này được bổ sung trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống nhân văn trong pháp luật của ông cha ta Đây là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình sâu nặng vốn

là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa Á Đông [9, tr.23] Theo quy định mới được bổ sung thì người không tố giác là ông, bà, cha, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm

Trang 39

30

hình sự về tội không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia (quy định tại các điều từ 78 đến điều 91 Bộ luật) hoặc các tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê tại khoản 1 Điều 313 [9, tr.23]

Thứ hai, không liệt kê các điều, khoản của Bộ luật hình sự về các tội mà nếu

không tố giác thì phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ viện dẫn Điều 313 Bộ luật Hình sự cho điều luật được ngắn gọn [9, tr.23, 24]

Thứ ba, tăng mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm (trong BLHS

năm 1985, quy định đến một năm), và giữ nguyên mức phạt tù đối với tội này

So với BLHS năm 1985, BLHS 1999 đã có sự thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp về tội không tố giác tội phạm, tuy nhiên vẫn còn một số điểm còn hạn chế như:

Một là, tại Điều 22 nhà làm luật chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái

niệm không tố giác tội phạm [9, tr.24]

Hai là, việc khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 314 đều có quy định về trường

hợp người không tố giác ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội là sự trùng lặp không cần thiết về kỹ thuật lập pháp hình sự [9,

tr.24]

1.3 Phân biệt tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam

1.3.1 Phân biệt tội che giấu tội phạm với tội không tố giác tội phạm

Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm có những điểm giống và khác nhau như sau:

*Điểm giống nhau:

- Về khách thể của tội phạm: hai tội này đều xâm phạm hoạt động tư pháp, cụ thể là hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động tố tụng hình

sự [61, tr 294]

- Về mặt khách quan: hành vi vi phạm của hai tội này đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở các mức độ khác nhau và được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, xâm phạm đến các quan hệ xã hội nhất định được pháp luật hình sự bảo vệ

Trang 40

31

- Về mặt pháp lý: chúng đều là những hành vi trái pháp luật – bị PLHS cấm

và người vi phạm cần phải bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế cả nhà nước trong từng quy phạm pháp luật tương ứng Hai tội danh này đều là hành vi của một người mà không làm theo điều pháp luật yêu cầu phải làm hoặc là làm một điều pháp luật cấm, vì thế làm cho hành vi phạm tội của người khác không bị cơ quan điều tra phát hiện và xử lý kịp thời gây cản trở cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện thẩm quyền của mình, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của hoạt động tư pháp, xâm phạm trật tự an toàn xã hội

- Chủ thể của hai tội đều không phải là chủ thể đặc biệt, tất cả ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội này Đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự của hai loại tội này là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác

là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 389 và Điều 390 BLHS năm

2015 Đây chính là điểm mới của BLHS 2015 so với bộ luật cũ

- Về mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội trong hai trường hợp đều nhận thức rõ được hành vi vi phạm của mình gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng

Đặc biệt, hai tội này đều là tội phạm phái sinh Tội phạm phái sinh tức là hành

vi phạm tội của hai tội này xuất phát từ hành vi phạm tội của một tội phạm khác Phải có hành vi phạm tội của một tội phạm khác mới có tiền đề để hành vi che giấu tội phạm và hành vi không tố giác tội phạm xuất hiện

Biết rõ hành vi tội phạm sẽ,

đã và đang diễn ra nhưng vẫn “giữ im lặng”

Ngày đăng: 24/03/2023, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ luật hình sự Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 6. Bộ luật Tố tụng hình sự Hungary (nguồn:https://www.legislationline.org/download/action/download/id/6398/file/Hungary_CPC_1998_am2011_en.pdf ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://www.legislationline.org/download/action/download/id/6398/file/"Hungary_CPC_1998_am2011_en.pdf
11. Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Bình (2018), Điểm mới về tội “che giấu tội phạm” tại Điều 18 BLHS năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: che giấu tội phạm
Tác giả: Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Bình
Năm: 2018
14. Đạo luật hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của tội phạm và các nhân chứng Srilanka năm 2015(nguồn: https://srilankalaw.lk/YearWisePdf/2015/assistance_to_and_protection_of_victims_of_crime_and_witnesses_act,_no._4_of_2015.pdf) Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://srilankalaw.lk/YearWisePdf/2015/assistance_to_and_pro tection_of_victims_of_crime_and_witnesses_act,_no._4_of_2015.pdf
15. Đinh Bích Hà (dịch) (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Đinh Bích Hà (dịch)
Nhà XB: Nxb Tƣ pháp
Năm: 2007
16. Đinh Bích Hà (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Nhật Bản
Tác giả: Đinh Bích Hà (dịch)
Nhà XB: Nxb Tƣ pháp
Năm: 2011
18. Đỗ Minh Tuấn (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và chống oan, sai, VKSND Thành phố Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và chống oan, sai
Tác giả: Đỗ Minh Tuấn
Năm: 2018
19. Đỗ Thị Thuỳ, Bùi Duy Phong, Đinh Minh Uy, “Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự đối với tội danh che giấu tội phạm”, Khoa Luật – Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn:Congbobanan.toaan.gov.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự đối với tội danh che giấu tội phạm”
2. Bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự một số nước trên thế giới (nguồn: https://indainam.com/wiki/bao-ve-nhan-chung-trong-to-tung-hinh-su-mot-so-nuoc-tren-the-gioi/) Link
4. Bình luận về Che giấu tội phạm theo Bộ luật hình sự 2015 (nguồn: https://hocluat.vn/binh-luan-toi-che-giau-toi-pham-theo-bo-luat-hinh-su-2015/) Link
3. BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC, Thông tƣ liên tịch số 06/2013/TTLT ngày 02 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Khác
7. Bộ Tƣ pháp, Bộ Tổng luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Thƣ viện nghiệp vụ Việ nghiên cứu chiến lƣợc Bộ Công an VL594) Khác
8. Bộ Tư pháp, Hội đồng Nhà nước về phòng ngừa tội phạm Thuỵ Điển, Bộ luật hình sự Vương Quốc Thuỵ Điển (Thư viện nghiệp vụ Viện nghiên cứu chiến lƣợc Bộ Công an VL606) Khác
9. Cao Thị Hằng Hà (2018), Tội không tố giác tội phạm trong Luật hình sự Việt Khác
10. Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10/1945 về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc Khác
12. Đặng Thế Thanh (2020), Chỉ định người bào chữa – Bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử - TANDTC, Hà Nội Khác
17. Đinh Văn Quế (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015: Phần các tội phạm – Chương 24 (Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp), NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội Khác
20. Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2019), Phương pháp định tội danh với 538 tội phạm (Quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, đƣợc sửa đổi, bổ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phạt - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Hình ph ạt (Trang 41)
Bảng 2.1: Số vụ án và số bị cáo phạm tội che giấu tội phạm trên địa bàn cả nước - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Bảng 2.1 Số vụ án và số bị cáo phạm tội che giấu tội phạm trên địa bàn cả nước (Trang 74)
Bảng 2.2: Biện pháp xử lí hình sự và hình phạt đối với bị cáo phạm tội che giấu - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Bảng 2.2 Biện pháp xử lí hình sự và hình phạt đối với bị cáo phạm tội che giấu (Trang 76)
Bảng 2.3: Số vụ án, số bị cáo xét xử phạm tội che giấu tội phạm so với số vụ án, - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Bảng 2.3 Số vụ án, số bị cáo xét xử phạm tội che giấu tội phạm so với số vụ án, (Trang 77)
Bảng 2.4: Số vụ án và số bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm trên địa bàn cả - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Bảng 2.4 Số vụ án và số bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm trên địa bàn cả (Trang 79)
Bảng 2.5: Biện pháp xử lí hình sự và hình phạt đối với bị cáo phạm tội không tố - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Bảng 2.5 Biện pháp xử lí hình sự và hình phạt đối với bị cáo phạm tội không tố (Trang 81)
Bảng 2.6: Số vụ án, số bị cáo xét xử phạm tội không tố giác tội phạm so với số vụ - Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam
Bảng 2.6 Số vụ án, số bị cáo xét xử phạm tội không tố giác tội phạm so với số vụ (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w