1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc của tập đoàn mai linh

12 2,4K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Chủ đề: Nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc của tập đoàn Mai Linh Bố cục: I. Giới thiệu về Mai Linh II. Thực trạng Mai Linh hiện nay III. Nguyên nhân khiến Mai Linh liên tục tụt dốc 1.Nguyên nhân khách quan 2.Nguyên nhân chủ quan IV. Cách giải quyết hiện tại của Ban quản trị tập đoàn Mai Linh V. Nhận xét Bài làm I.Giới thiệu: Tập đoàn Mai Linh Hoạt động chính là vận tải (taxi, lữ hành), lữ hành du lịch, thương mại, dịch vụ bảo vệ Trong đó, trọng tâm là hoạt động taxi. Một trong những thành công của Mai Linh là đã gây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu với màu xanh đặc trưng. Thành lập ngày 12.7.1993 năm Hình thức công ty Tài sản Đầu tư 1993 Công ty TNHH 300 triệu đồng, 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên Du lịch,xe cho thuê, bán vé máy bay 2002 Công ty cổ phần vốn điều lệ là 68 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản 200 tỷ đồng, trong đó gồm 2 nghìn xe các loại. 2006 Công ty cổ phần vốn điều lệ đã là 380 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là 1 nghìn tỷ đồng, trong đó gồm 4 nghìn xe taxi các loại, 250 xe tốc hành 16 chỗ ngồi, 250 xe cho thuê. 2007 Mai Linh group (công ty cổ phần Mai Linh là tiền thân của công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh) vốn điều lệ của MLG đã tăng lên 980 tỷ đồng, phát hành được 32.716.427 cổ phần, nâng tổng vốn lên 707.164.270.000 (tương đương 70.716.427 cổ phần); Doanh thu đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 100,08% so với năm 2006 MLG đã đầu tư vào các công ty 100% vốn của Công ty tại Mỹ, Campuchia, Lào. 2008 Mai Linh group MLG đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch doanh thu 3.680 tỷ đồng của toàn hệ thống; riêng Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh đạt 1.118 tỷ đồng doanh thu và 176 tỷ đồng lợi nhuận. Phấn đấu đến cuối năm 2008, MLG sẽ nâng tổng số đầu xe trong hệ thống lên con số 8.300. mở rộng hoạt động kinh doanh tại 52 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề, Mai Linh đã thu hút được trên 15 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 6 khu vực trong cả nước và nước ngoài. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG (08) · Vận tải · Du lịch · Đào tạo · Tài chính · Xây dựng · Thương Mại · Tư vấn & quản lý · CNTT & truyền thông KHU VỰC HOẠT ĐỘNG (07) · Nước ngoài · Đông Bắc bộ · Bắc Trung bộ · Nam Trung bộ & Tây nguyên · Đông Nam bộ · Tây Nam bộ · TP. Hồ Chí Minh Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Mai Linh Nếu nói đến một đoàn tàu thì phần không thể thiếu đó chính là một đầu tàu. Vậy để có một Mai Linh group từng lớn mạnh như vậy chắc chắn đằng sau nó là một nhà quan trị có năng lực. Chủ tịch tập đoàn Mai linh là ông Hồ Huy Họ tên Hồ Huy Ngày sinh 22/04/1955 (57 tuổi) Quê quán Thanh Hóa Trình độ văn hóa 10/10 Trình độ chuyên môn Cử nhân luật Chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Mai Linh Chủ tịch một số công ty con trong Tập đoàn Mai Linh Gia đình: Vợ: Trần Thị Hồng Hạnh: Phó Chủ tịch kiêm Phó TGĐ Em: Hồ Thị Phượng Tài sản 39% cổ phần Tập đoàn Mai Linh Cổ phần tại một số công ty thành viên của Mai Linh Quá trình công tác : * 1976-1980: Lưu học sinh tại Liên bang Nga * 1980-1981: công tác tại Bộ Xây dựng * 1981-1985: quản lý lao động tại Tiệp Khắc * 1985-1993: công tác tại Saigon Tourist * Năm 1993: Sáng lập Mai Linh, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc * Từ 2002-2007: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Mai Linh * Từ 01/11/2007 đến nay : Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc cty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Năm 1993, ông Hồ Huy bắt đầu khởi nghiệp với việc thành lập công ty Nhưng trong quá trình kinh doanh thì mọi doanh nghiệp đều phải có đối thủ cạnh tranh. Và đối thủ của Mai Linh chính là Vinasun ở thị trường miền bắc và taxi group ở thị trường miền Nam. Nhưng chuyện Mai Linh và đối thủ ta có thể nói sau. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng của tập đoàn tưởng chừng sẽ rất lớn mạnh đó hiên nay như thế nào? II/Thực trạng của Mai Linh group: _ĐHCĐ năm 2010 đã đặt vấn đề tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy quản lý, loại bỏ doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhưng thực tế hai năm liên tiếp vừa qua, tình trạng kinh doanh của MLG ngày càng tồi tệ với số lỗ luỹ kế tới hết quý 2/2012 lên tới 468 tỷ đồng. Rõ ràng những giải pháp ông Huy nêu lên trong hai năm trước chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả. _Năm 2011: Tổng doanh thu năm 2011 đạt 3.083 tỷ đồng tăng 10% so với năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt 708 tỷ đồng. Tỷ lệ lãi gộp đã giảm 4% từ mức 27% năm 2010 xuống 23% trong năm nay. Mai Linh lỗ thuần 202,29 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng mạnh trong năm 2011 lên 563 tỷ đồng khiến chi phí tài chính trên 585 tỷ đồng. Dư nợ ngắn hạn và dài hạn của tập đoàn tại thời điểm kết thúc năm 2011 là 4.073 tỷ đồng, bằng 83,36% tổng tài sản công ty trong đó vay nợ vay ngắn hạn là 1.246 tỷ đồng. Chi phí lãi phải trả trong năm là 563,3 tỷ đồng. LNST năm 2011 đạt -196 tỷ đồng trong đó phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ là 203,7 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2010 Mai Linh lãi ròng 65,84 tỷ đồng. Hết năm 2011, lỗ lũy kế của tập đoàn này là 439 tỷ đồng, bằng 50% vốn điều lệ. _Năm 2012 ( Theo báo cáo của Mai Linh Group (MLG) đến 30/6/2012): Tồng nợ: 4690 tỷ đồng vốn chủ sở hữu: 887 tỷ đồng =>chênh nhau 5,28 lần Trong đó: vay ngắn hạn: 1.178 tỷ đồng vay dài hạn: Cơ cấu nợ: Nợ ngân hàng: 40% lãi suất:1,4%/tháng Nợ từ công nhân viên chức: 500 lãi suất: 1,8-1,84%/tháng =>Theo báo cáo tài chính thì lãi vay là 272 tỷ đồng =>Con số này bằng 18,24% doanh thu của công ty _Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán của MLG, khoản phải thu khác tính đến 30/6/2012 lên tới 1.180 tỷ đồng, bằng 80% doanh thu. Đặc biệt, khoản phải thu ngày một tăng đều trong những năm gần đây. Đây là một hiện tượng lạ vì phần lớn doanh thu của công ty đều từ dịch vụ Taxi nên đáng lẽ khoản phải thu sẽ rất nhỏ. _Vậy thì để xem tại sao một tập đoàn đang trên đà lớn mạnh, bỗng dưng lại tụt dốc nhanh và bất ngờ như vậy, thì phải xem xét nguyên nhân cụ thể của nó III/ Nguyên nhân: 1.Nguyên nhân khách quan: _Về khách quan cũng nhìn nhận, việc lãi suất ngân hàng những năm qua luôn ở mức cao cũng là một gánh nặng của doanh nghiệp. Theo thông tin PV được biết, trong năm 2011, chỉ tính riêng phần lãi suất mà hệ thống Mai Linh phải trả cho ngân hàng và cá nhân lên đến 500 tỉ đồng. Trong khi đó, hoạt động vận tải để thu hồi vốn phải mất thời gian dài ít nhất 5 năm. _Thực tế những năm qua, hoạt động của ngành vận tải gần như điêu đứng, lợi nhuận thấp, bởi những yếu tố giá xăng dầu liên tục biến động và mỗi lần như vậy kéo theo việc điều chỉnh giá cước, làm tăng chi phí cài đặt, lập trình đồng hồ tính cước khoảng 4 tỉ đồng/lần cho hơn 10.000 xe Nguồn vốn đầu tư dài hạn không thể thu hồi ngay, bộ máy cồng kềnh, quản lý kém hiệu quả, lợi nhuận thu được lại thấp, trong khi các hợp đồng huy động vốn cá nhân đến thời kỳ thanh toán nên đã đẩy Mai Linh vào thế điêu đứng. _Nhưng nếu nói như vậy thì vẫn chưa thuyết phục. Lãi suất ngân hàng tăng hay giá xăng tăng nêu ảnh hưởng thì sẽ là một tác động chung đến tất cả các công ty cũng trong lĩnh vực kinh doanh này. Song nhìn lại các đối thủ cạnh tranh của Mai Linh thì… Đối thủ chính của Mai Linh tại thị trường Miền Bắc là Taxi Group còn tại phía Nam là Vinasun (VNS). Trong khi Mai Linh loay hoay với việc tìm lại lợi nhuận thì Vinasun liên tục đạt lợi nhuận cao trong những năm vừa qua. Doanh thu thuần hợp nhất (tỷ đồng) của Mai Linh và Vinasun giai đoạn 2007-2011 Lợi nhuận ròng hợp nhất của Mai Linh và Vinasun giai đoạn 2007-2011. Lợi nhuận năm 2010 của Vinasun tăng đột biến do chuyển nhượng bất động sản. Có phải vì điều này mà có thông tin về việc Mai Linh có đầu tư vào thị trường bất động sản không, và nay khi thị trường bất động sản đóng băng nên Mai Linh lâm cảnh bất động? Đầu tư đa ngành, cụ thể là vào bất động sản, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ nần của Mai Linh. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 của Mai Linh, tài sản dài hạn là bất động sản đầu tư chỉ có 194 tỷ đồng. Đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là vào các công ty liên kết, cũng chỉ 201 tỷ đồng Đối với một doanh nghiệp có tổng tài sản trên 5.000 tỷ đồng thì đầu tư ngoài ngành chưa đến 500 tỷ là một con số không lớn. Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh, cũng cho biết 95% tài sản của Mai Linh là dành cho ngành vận tải. Vậy bản chất của vấn đề nằm ở đâu? Nhưng từ những con số và những vấn đề trên. Bây giờ ta không còn nói Mai Linh tụt dốc là do bất động sản và chứng khoán được nữa. Bởi ta biết Mai Linh đầu tư rất Không phải bởi bất động sản, không phải chứng khoán và cũng không nằm trong ngành nghề chịu ảnh hưởng bởi quá nhiều bởi sự khó khăn của nền kinh tế nhưng Mai Linh vẫn gục ngã Ông Hồ Huy, chủ tịch tập đoàn Mai Linh cho biết: “Ba tháng nay, do khó khăn chúng tôi chưa trả lãi được cho người dân”. Điều này cho thấy Mai Linh đang rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng. Nhìn sâu hơn vào báo cáo tài chính thì “căn bệnh” của Mai Linh càng trở nên rõ nét Đối với một doanh nghiệp có tổng tài sản trên 5.000 tỷ đồng thì đầu tư ngoài ngành chưa đến 500 tỷ là một con số không lớn. Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh, cũng cho biết 95% tài sản của Mai Linh là dành cho ngành vận tải. Vậy bản chất của vấn đề nằm ở đâu?Thật ra để Mai Linh rơi vào hoàn cảnh như bây nguyên nhân chính là ở yếu tố chủ quan. Đó là vấn đề về quản trị. 2/Nguyên nhân chủ quan: 1.Chiến lược thị trường sai lầm _Sai lầm nằm ở chiến lược kinh doanh và cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp này. _Là người dẫn đầu thị trường, Mai Linh chọn chiến lược bao phủ toàn quốc, mở rộng ra các tỉnh thành nhằm đón đầu xu hướng gia tăng nhu cầu đi lại bằng taxi. Đây là chiến lược đúng đắn nhưng theo ông Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty tư vấn chiến lược Win Win, Mai Linh đã bỏ qua 2 yếu tố quan trọng. Đó là chọn đúng thời gian và khu vực để triển khai. _Thực tế nhu cầu đi lại bằng taxi chỉ bùng nổ ở các đô thị lớn và chỉ những khu vực này taxi mới đạt hiệu suất cao. Trong khi đó, tại những tỉnh thành có nhu cầu đi lại thấp Mai Linh vẫn tập trung đầu tư số đầu xe quá mức cần thiết, khiến hiệu suất khai thác taxi thấp dẫn đến thua lỗ. _Chiến lược của Mai Linh còn sai lầm hơn khi tự tay dâng miếng bánh thị phần ở 2 thị trường lớn nhất cho 2 đối thủ, ở TP HCM là Vinasun và ở Hà Nội là TaXiGroup. Phân tích Vinasun cho thấy, là kẻ đi sau Vinasun đã có chiến lược cạnh tranh rất hợp lý. Đó là phát triển theo kiểu tập trung hóa, khai thác tối đa thị trường tại các đô thị lớn phía Nam có nhu cầu đi lại bằng taxi cao. _“Nếu Mai Linh chỉ tập trung vào taxi thì bây giờ chắc sẽ thắng lớn, Vinasun khó có thể theo kịp”, ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinasun, thừa nhận. 2.Sai lầm trong cơ cấu tổ chức: Song song với chiến lược dàn trải, Mai Linh còn mắc sai lầm trong cấu trúc hoạt động doanh nghiệp. Mai Linh tổ chức doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ-con theo từng khu vực và các công ty cháu tại từng tỉnh, thành. Thậm chí tại một tỉnh thành còn có nhiều công ty con. Nổi bật là tại TP HCM, họ có tới 20 công ty con. Cách tổ chức này đã tạo ra bộ máy hành chính cồng kềnh, khó kiểm soát, do bộ phận lao động gián tiếp phình to so với bộ phận lao động trực tiếp là các tài xế. Kết quả là chi phí quản lý hành chính tăng cao, vì công ty thành viên nào cũng cần một phòng nhân sự, một phòng kế toán và nhiều vị trí hành chính khác không trực tiếp tạo ra doanh thu cho tổ chức. 3. Sai lầm sâu xa là từ tầm nhìn hạn hẹp của nhà quản trị: Những sai lầm trên có thể nhìn thấy từ lâu nhưng Mai Linh không tránh được. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ tham vọng trong bối cảnh tầm nhìn chiến lược dài hạn của ban lãnh đạo còn hạn hẹp. Cụ thể, có thể thấy Mai Linh phạm một số sai lầm sau: _Thứ nhất, lãnh đạo MLG quá tham vọng trong việc thành một "đế chế" hoành tráng dẫn đến sai lầm về chiến lược. Họ không tiếc tiền của làm thương hiệu và đầu tư dàn trải khắp 54 tỉnh, thành trong cả nước trong khi nguồn lực còn rất hạn chế và vốn đầu tư chủ yếu là nợ vay với lãi suất rất cao. Mai Linh có mặt cả ở những khu vực mà việc kinh doanh chắc chắn sẽ không có lời do nhu cầu ít, hiệu suất khai thác thấp. Trong khi đó, tại các thị trường đầy tiềm năng như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Mai Linh lạid để các đối thủ cạnh tranh như Taxi group và Vinasun vượt mặt. _Thứ hai, quản trị tài chính kém. Các chỉ số tài chính của công ty đều cho thấy trước đó tình hình tài chính rất rủi ro nhưng vẫn không hề có giải pháp khắc phục. Năm 2011, lãi vay của MLG lên tới 563 tỷ đồng, bằng 18,2% doanh thu và bằng 80% lợi nhuận gộp. Như vậy, gần như chắc chắn lợi nhuận sẽ không bù được chi phí lãi vay. Đáng lẽ Mai Linh phải nhìn thấy những rủi ro này để tái cấu trúc từ nhiều năm trước. _Thứ ba, bộ máy cồng kềnh dẫn đến chi phí quản lý quá cao. Với số vốn chưa đến 900 tỷ đồng, tài sản 5.578 tỷ đồng mà công ty có tới 28.000 nhân viên. Trong đó, khối lao động gián tiếp chiếm tới một phần ba làm cho chi phí quản lý của công ty ở mức cao. Chẳng hạn chi phí quản lý trong các năm vừa qua bằng khoảng 10% doanh thu và bằng 40% lợi nhuận gộp. 4.Đặc biệt vấn đề sai lầm do quản trị cũng đã được chính chủ tịch tập đoàn Mai Linh thừa nhận: “thua lỗ do chúng tôi sai lầm” _ Chúng tôi vay tiền của 800 người, tổng số vốn vay khoảng 500 tỉ đồng. Đây là nguồn vốn của những nhà hợp tác đầu tư, vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, cựu chiến binh để làm nguồn vốn lưu động và đầu tư cho hoạt động kinh doanh vận tải là chính. Khi kinh tế tốt thì đây là nguồn vốn cực kỳ tốt, nhưng nền kinh tế khó khăn như lúc này đem đến khó khăn cực kỳ lớn cho doanh nghiệp. Lý do: đây là nguồn vốn ngắn hạn nhưng chúng tôi lại đem đi đầu tư dài hạn từ 5-10 năm nên không thể nào xử lý được. Đầu tư một chiếc taxi phải sau năm năm mới thu hồi vốn, lúc này chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả. _Chúng tôi vay vốn từ người dân với lãi suất 18-25%, nhưng công ty mẹ Mai Linh rót vốn vào gần 60 công ty con khắp cả nước với tổng số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Những năm qua hằng năm các công ty con này chỉ trả cổ tức cho công ty ở mức 3-5%/năm. Phần chênh lệch lãi suất này khiến chúng tôi lỗ nặng. Ngoài ra, là doanh nghiệp có số xe taxi nhiều nhất cả nước, phát triển hệ thống khắp Bắc, Trung, Nam, doanh thu cũng vào hàng lớn nhất nhưng tại thị trường lớn nhất nước là TP.HCM chúng tôi lại để tuột xuống vị trí thứ hai. Đây là sai lầm của chúng tôi. Chưa kể việc định hướng phát triển thành tập đoàn với mô hình công ty mẹ - con cũng là bước đi sai lầm vì làm phát sinh chi phí, khiến bộ máy cồng kềnh. 5. Sai lầm làm công ty đi xuống rõ rệt: Một chỉ số đáng lưu ý khác là chi phí quản lý doanh nghiệp của Mai Linh quá cao so với doanh thu. Theo BCTC hợp nhất năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 301 tỷ đồng, chiếm 10% doanh thu. Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp là 136 tỷ đồng, cũng chiếm 10%. Trong khi đó, ở một doanh nghiệp cùng ngành là Vinasun, tỷ lệ này chỉ khoảng 2,5%. Doanh thu của Mai Linh tăng trưởng đều qua các tăng nhưng thường xuyên bị lỗ. [...]... việc tái cấu trúc của Mai Linh không phải là điều không thể Nhưng với tình trạng bây giờ việc Mai Linh đang cố gắng để vựt dậy thật khó để đoán biết được kết quả V/ Nhận xét: _Từ Mai Linh, có thể xem đây là một bài học lớn cho tất cả những nhà quản trị Sai lầm lớn nhất của Mai Linh không phải từ những yếu tó, tác nhân bên ngoài, mà thực chất nó xuất phát từ vấn đề quản trị Đó là sự yêu kém từ những.. .Nguyên nhân lỗ chủ yếu là do chi phí lãi vay lớn, chi phí quản lý cũng rất cao do bộ máy công ty con lớn Kết luận: Có thể nói những sai lầm của Mai Linh là những sai lầm toàn diện, nhưng những sai lầm đó xuất phát từ vấn đề quản trị Tam nhìn sai lầm của những người ra quyết định dần đến những bước đi chệch hướng, khiến cho một Mai Linh đang ngày càng lớn mạnh bỗng dưng tụt dốc nhanh chóng... lỗ sẽ cắt, còn những chuyến có lãi chúng tôi sẽ chuyển cho nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên nhằm thoái vốn để đầu tư cho hoạt động taxi _Và gần đây ta nhận thấy thực trạng Mai Linh ngày càng tồi tệ: Mai Linh đang lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp của nhà nước và vẫn cố gắng vay mượn từ công nhân viên trong công ty _Mai Linh là một thương hiệu lớn, lĩnh vực kinh doanh vận tải còn đầy tiềm năng và có thể... bờ phá sản Vậy thì trước tình hình này, để sửa sai, lãnh đạo của Mai Linh sẽ làm gì để thay đổi cục diện? IV/ Cách giải quyết hiện tại của Ban quản trị tập đoàn Mai Linh: _ĐHCĐ năm 2010 đã đặt vấn đề tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy quản lý, loại bỏ doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhưng thực tế hai năm liên tiếp vừa qua, tình trạng kinh doanh của MLG ngày càng tồi tệ với số lỗ luỹ kế tới hết quý 2/2012... quyết tâm cao thì việc tái cấu trúc của Mai Linh không phải là điều không thể _Tập đoàn Mai Linh cũng đã đề ra phương án để trả nợ cho những người gửi tiền vào công ty, cụ thể qua phát biểu của ông Huy: - Chúng tôi sẽ đàm phán với những người gửi tiền tại Mai Linh đồng ý với phương án giãn nợ thêm ít nhất 1-2 năm để tập đoàn thu xếp vốn, đồng thời giảm bớt lãi vay Hiện nay chúng tôi đang trả người... cho hang ngàn người thất nghiệp Và Mai Linh là vì dụ điển hình Bởi chỉ một tầm nhìn hạn hẹo sẽ dẫn đến quyết định sai lầm và quyết định đó là vấn đề cơ bản để đưa công ty đi lên hoặc là tụt dốc _Nhà quản trị sai lầm thì công ty sẽ sai lầm nối tiếp sai làm, rồi phá sản _Vậy kết luận cuối cùng nhà quản trị là đầu tàu của cả một công ty, hướng đi của họ là cả hành trình của một con tàu_một doanh nghiệp... và chỉ tập trung vào thị trường có hiệu quả Để làm được điều này cần phải có một sự tái cấu trúc toàn diện từ cách thức tổ chức đến con người và cả tư duy lãnh đạo Mai Linh là một thương hiệu lớn, lĩnh vực kinh doanh vận tải còn đầy tiềm năng và có thể phát triển bền vững dù kinh tế còn khó khăn Do vậy, nếu có những bước đi bài bản, đúng hướng với quyết tâm cao thì việc tái cấu trúc của Mai Linh không... nhưng không mang lại hiệu quả Mới đây, ông Huy cũng kêu gọi cán bộ nhân viên “tiếp máu” cho Mai Linh bằng cách gia hạn nợ hoặc chuyển nợ thành cổ phần ưu đãi Ngoài ra, ông cũng cho biết sẽ bán bớt tài sản cố định để trả nợ Tuy nhiên, những giải pháp cũng khó hiệu quả vì nó không phải giải pháp căn cơ đối với Mai Linh Để vực dậy công ty, Mai Linh cần phải khắc phục ba “tử huyệt” là (1) giảm nợ vay đặc biệt... tích các vấn đề mà đáng lẻ có thể nhìn thấy từ lâu nhưng họ lại đi trên vết xe đổ của nhiều doanh nghiệp khác đã phá sản Hơn hết họ không nhận diện kịp thời để đưa ra các giải pháp đúng đắn Nếu họ là những nhà quản trị tài ba liệu Mai Linh có như ngày hôm nay? _Nhà quản trị là người dẫn dắt cả một công ty hay một tập đoàn lớn, đàng sau họ kéo theo cả trăm cả ngàn con người Nhưng chỉ cần một sai lầm... yêu kém từ những nhà quản trị, những người đưa ra quyết định _Ban quản trị Mai Linh thiếu kỳ năng kỹ thuật, điều đó được nhìn thấy từ cách tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp cồng kềnh, họ còn thiếu kỹ năng nhận sự, bởi những nhà quản trị hiện tại họ là những người đã đưa ra quyết định sai lầm như hôm nay Nhưng hơn hết Kỹ năng nhận thức của những nhà quản trị đó liệu có quá kém khi không thể phát hiện, phân . Chủ đề: Nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc của tập đoàn Mai Linh Bố cục: I. Giới thiệu về Mai Linh II. Thực trạng Mai Linh hiện nay III. Nguyên nhân khiến Mai Linh liên tục tụt dốc 1 .Nguyên nhân khách. dốc 1 .Nguyên nhân khách quan 2 .Nguyên nhân chủ quan IV. Cách giải quyết hiện tại của Ban quản trị tập đoàn Mai Linh V. Nhận xét Bài làm I.Giới thiệu: Tập đoàn Mai Linh Hoạt động chính là vận tải. thì để xem tại sao một tập đoàn đang trên đà lớn mạnh, bỗng dưng lại tụt dốc nhanh và bất ngờ như vậy, thì phải xem xét nguyên nhân cụ thể của nó III/ Nguyên nhân: 1 .Nguyên nhân khách quan: _Về

Ngày đăng: 15/04/2014, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w