Chức năng của kinh tế đối ngoại

20 5.3K 6
Chức năng của kinh tế đối ngoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu chú trong tìm hiều chức năng của kinh tế đối ngoại

LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hội nhập kinh tế không những có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế mà nó còn vừa là kết quả, vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển lên một trình độ mới. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực kinh tế trọng yếu của nền kinh tế, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong những năm qua, các lĩnh vực hoạt động của kinh tế đối ngoại đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện chính sách kinhh tế đối ngoại rộng mở, phát huy các lợi thế của đất nước, chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Trong chuyên đề này, nhóm chúng em xin tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu chủ đề là “ Chức năng của kinh tế đối ngoại ”. Với các nguồn tư liệu hữu ích từ thư viện của Học Viện Hành Chính và các phương tiện thông tin đại chúng cùng với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn – thầy Đặng Đình Thanh, chúng em đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận này. Nhưng do nhận thức còn hạn chế nên có thể bài tiểu luận của nhóm vẫn còn những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 1 I. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI. 1. Khái niệm kinh tế đối ngoại. Ngày nay, khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng thì các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực của một quốc gia không chỉ dừng lại trọng phạm vi quốc gia đó mà vươn ra phạm vi thế giới. Các mối quan hệ này về mặt kinh tế gọi là các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế nhìn nhận từ giác độ một nền kinh tế của một nước được gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại. Vậy kinh tế đối ngoại là gì? Kinh tế đối ngoại là tổng thể các hoạt động, các quan hệ kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật và công nghệ của một nước với bên ngoài; qua đó một nước tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại được hình thành trên cơ sở sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ kinh tế quốc tế thể hiện nội dung bên trong và quyết định hình thức tồn tại cụ thể của các hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng đan kết với nhau hình thành lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định dựa trên những cơ sở ưu thế của quốc giia đó về điều kiên tự nhiên, khoa học – công nghệ, lao động… để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế. Như vậy, kinh tế đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của nền knh tế quốc dân, nó bao gồm nhiều ngành kinh tế. Khi quốc gia thực hiện chính sách “ mở cửakinh tế thì hầu như toàn bộ các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại. Kinh tế đối ngoại bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ quốc tế, 2 các dịch vụ có thu ngoại tệ như du lịch quốc tế, vận tai quốc tế, tài chính, bảo hiểm…Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, xu thế hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới và khu vực thì quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước ngày càng được mở rộng và đa dạng. 2.Cơ sở của kinh tế đối ngoại . Hoạt động kinh tế đối ngoại xuất hiện và phát triển dựa trên các cơ sở sau: Một là, Sự hình thành và phát triển của thị trường quốc tế. Hoạt động kinh tế là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Trong qúa trình phát triển của mình, nhu cầu của con người ngày càng nảy sinh. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, lao động sản xuất của con người cũng ngày càng phát triển và sản phẩm lao động làm ra cũng ngày càng dồi dào hơn và dư thừa hơn. Con người bắt đầu trao đổi sản phẩm cho nhau, kinh tế hàng hóa ra đời và ngày càng phát triển, thị trường cũng xuất hiện và ngày càng mở rộng. Sự ra đời các quốc gia độc lập dẫn đến hình thành các thị trường độc lập thống nhất. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, sự phát triển của sản xuất ở các quốc gia khác nhau nên nhu cầu của thị trường một quốc gia không được thỏa mãn bởi sản xuất trong nước đó. Điều này dẫn đến các quốc gia phải có mối quan hệ với nhau mới có thể có đủ các điều kiện thỏa mãn nhu cầu của quốc gia mình. Các quan hệ kinh tế quốc tế bắt đầu hình thành. Ban đầu các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia chủ yếu dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên. Các quốc gia cung cấp cho nhau các nguyên liệu, những sản phẩm riêng biệt, đặc thù mà họ có được do các điều kiện khoáng sản, khí hậu, đất đai mang lại. Về sau, do tác động của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và sự phân công lao động đã làm nảy sinh những sự khác biệt về trình độ công nghệ, kỹ thuật, quản lý dẫn đến có sự chênh lệch về năng suất lao động và giá thành sản phẩm làm suất hiện những lợi thế mới cho mỗi quốc gia và các quốc gia đã tận dụng 3 lợi thế của mình để đẩy mạnh việc sản xuất và mua bán, trao đổi sản phẩm và dịch vụ trên thị trường quốc tế. Các quan hệ kinh tế cũng diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Hai là, phân công lao động quốc tế là cơ sở của sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Phân công lao động quốc tế là qúa trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định dựa trên những ưu thế của quốc gia đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học, công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế. Việc phân công lao động quốc tế dẫn đến việc chuyên môn hóa và hợp tác hóa quốc tế trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Việc chuyên môn hóa diễn ra theo các hướng chuyên môn hóa khác nhau: giữa các ngành, theo tứng sản phẩm và theo dây chuyền công nghệ. Trong lịch sử phân công lao động xã hội có các giai đoạn phát triển sau: Đại phân công lao động làn thứ nhất diễn ra khi chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Đây cũng là mầm mống cho sự xuất hiện của trao đổi hàng hóa và kinh tế hàng hóa. Đại phân công lao động làn thứ hai diễn ra khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiêp trở thành một ngành độc lập. Thủ công nghiệp là mầm mống của công nghiệp sau này. Với sự phân công này, trình độ chuyên môn hóa sản xuất đã trở nên sâu sắc hơn cùng với sự xuất hiện của tiền tệ đã làm thúc đẩy trao đổi hàng hóa và nền kinh tế hàng hóa phát triển hơn nữa. Đại phân công lao động lần thứ ba đánh dấu bởi sự xuất hiện của thương nghiệp. Với sự hoạt động của thương nhân đã làm cho việc trao đổi hàng hóa phát triển mạnh và vượt biên giới quốc gia. Mậu dịch quốc tế ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. 4 Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin và internet làm cho các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu. Điều này làm cho quan hệ kinh tế giữa các quốc gia ngày càng gắn kết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau hơn như một chỉnh thể thống nhất. Đây là giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và phân công lao động quốc tế hiện nay làm cho các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại cũng phát triển rất phong phú và đa dạng. Tốc độ phát triển của thương mại quốc tế ngày nay trên thế giới tăng nhanh hơn tốc độ của tổng sản phẩm quốc dân. Rõ ràng lĩnh vực kinh tế đối ngoại phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của phân công lao động quốc tế. II.CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI MỌI QUỐC GIA. Kinh tế đối ngoại đối với hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia có chức năng, nhiệm vụ đặc thù riêng. Nhưng nhìn chung, kinh tế đối ngoại của mọi quốc gia đều có các chức năng sau đây: 1. Kinh tế đối ngoại hỗ trợ khai thác hiệu quả lợi thế của các quốc gia, góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế và đạt được quy mô sản xuất tối ưu. * Lợi thế của các quốc gia thể hiện trên các mặt như: - Vị trí địa lý: Các quốc gia nằm ở trung tâm các khu vực, đầu mối các trục giao thông quốc tế có lợi thế trong phát triển kinh tế. Vị trí địa lý là yếu tố trọng yếu của một quốc gia các khía cạnh chính là vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý giao thông, vị trí địa lý quốc phòng. Vị trí địa lý, đặc biệt là vị trí giao thông và vị trí quốc phòng có ý nghĩa xác định tầm quan trọng của một quốc gia trong quan hệ với các nước khác và giữa các nước khác với nhau, đặc biệt là giữa các cường quốc. 5 - Khí hậu: Yếu tố này rất có ý nghĩa đối với các ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu, quy mô và hiệu quả ngành chăn nuôi và trồng trọt được quyết định rất nhiều do nhiệt độ, độ ẩm, chế độ thủy văn… - Diện tích: Các quốc gia có diện tích đất đai rộng lớn thường có ưu thế trong phát triển kinh tế. Diện tích lãnh thổ là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, diện tích càng lớn thì nhìn chung càng có điều kiện để phát triển kinh tế. - Nguồn tài nguyên: Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, là cơ sở để xây dựng và phát triển nhiều ngành nghề của quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng trọng yếu và lâu dài đối với một quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên đã và đang là trung tâm của những cuộc tranh giành, thậm chí xung đột giữa các quốc gia đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; khoáng sản kim loại; nước và những nguyên tố hiếm phục vụ kỹ thuật, quốc phòng. Do tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên vốn đang bị cạn kiệt mà nhiều lãnh thổ trước đây vốn ít được quan tâm như Bắc Cực, Nam Cực gần đây đã trở thành trung tâm chú ý của các quốc gia. - Nguồn nhân lực: Trong nền kinh tế tri thức, trí tuệ của con người là yếu tố quan trọng nhất. Quốc gia nào có lợi thế về mặt này sẽ là nước phát triển. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn. 6 Số lượng dân số là nhân tố sản xuất cũng như cấu thành tầm quan trọng của một quốc gia, các quốc gia đông dân đều gây được sự chú ý trong quan hệ quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân số phải đạt đến một mức nhất định mới có thể đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững của quốc gia. Chất lượng và cấu trúc dân số: chất lượng dân số là nhân tố đảm bảo cho số lượng nhân khẩu phát huy tác dụng. Chất lượng dân số là tố chất công dân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, nền tảng đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, quân sự và tinh thần dân tộc. Cấu trúc dân số là các khía cạnh về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, tôn giáo. Cấu trúc dân số hợp lý, thuần nhất sẽ tạo thuận lợi cho quốc gia phát huy sức mạnh tổng hợp. Khi quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào phân công lao động, mỗi nước có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình để đạt hiệu quả cao nhất trong mỗi ngành sản xuất, đồng thời cũng xây dựng được những ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước cũng như trên thế giới. Quá trình này cũng giúp các quốc gia có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, ứng dụng nhanh các thành tựu, tiến bộ khoa học - công nghệ, thực hiện các phương án tối ưu về tổ chức sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, các nước thực hiện công nghiêp hóa đều sử dụng kinh tế đối ngoại như một công cụ hữu hiệu, lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ… 2. Kinh tế đối ngoại giúp các quốc gia giải quyết khó khăn và thiếu hụt về các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ. Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại, các nước thu được vốn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao 7 đời sống nhân dân. Thông qua hợp tác, chuyên môn hóa, các quốc gia tránh được những thiếu hụt trong qúa trình hoạt động kinh tế. Kinh tế đối ngoại đã tạo ra những biến đổi về chất, mang lại cho nền kinh tế thế giới những chuyển động tích cực không ngừng, có thể thấy rõ điều này qua những điểm mốc dưới đây: - Trước thế kỷ XIX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất cho ra đời máy hơi nước và ứng dụng nó vào vận tải đường biển, đường bộ… Đồng thời sự hình thành các công ty ủy thác tài chính, các công ty cổ phần với quy mô nhỏ đã kích thích mậu dịch gia tăng mạnh mẽ. - Cuối chiến tranh thế giới làn thứ hai, đồng Dollar Mỹ được sử dụng nhiều trên thế giới; quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập vào cuối năm 1945, lấy USD làm đơn vị tiền tệ cơ bản đã thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng một cách nhanh chóng. Các công ty xuyên quốc gia được thành lập nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. - Toàn cầu hóa kinh tế lần thứ ba xuất hiện vào nửa cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước đang phát triển điều chỉnh chính sách kinh tế, mở cửa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và áp dụng nhiều biện pháp thực hiện quá trình công nghiệp hóa. Các nước công nghiệp phát triển cũng có những chiến lược nhất định, chạy đua giành vị trí tối ưu vì biến động kinh tế thế giới buộc các nước phải khẩn trương điều chỉnh chiến lược quốc gia cho phù hợp với biến động ấy. Ngày nay quan hệ kinh tế quốc tế vẫn phát triển theo hướng đa dạng hóa. Khoảng cách giữa các nươc giàu – nghèo còn quá xa và ngày càng tăng lên, vì vậy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là để san lấp khoảng cách này trong thời gian ngắn nhất. Một số nước nhỏ, nghèo nhưng có những biến đổi nhanh chóng do lợi dụng các nguồn vốn, kỹ thuật cao của nước ngoài và trở thành các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hồng 8 Kông, Hàn Quốc…Hiện nay, các nước trên thế giới đang tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác để học tập, rút kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau. 3. Kinh tế đối ngoạichức năng cầu nối giữa kinh tế trong nước và thế giới, giúp các nước có điều kiện tiếp xúc với văn minh nhân loại, tăng cường hiểu biết và củng cố hòa bình. Nhờ có kinh tế đối ngoại mà các quốc gia liên kết, gắn bó và ràng buộc với nhau. Thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, hợp tác khoa học, xuất nhập khẩu lao động…nhân dân các nước có điều kiện hiểu biết về truyền thống văn hóa của nhau. Tích cực và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế sẽ làm nền kinh tế mỗi quốc gia trở thành một hệ thống mở, trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới. Ngày nay kinh tế thế giới phát triển theo bốn trào lưu mà không có nước nào nằm ngoài những trào lưu này cả: - Quốc tế hóa mọi mặt nền kinh tế: thể hiện ở các mặt sau: + Quốc tế hóa sản xuất: phân công lao động quốc tế ngày nay dựa trên lợi thế so sánh mỗi nước, nên hiện tượng các công ty ở mỗi nước xâm nhập lẫn vào nhau để tạo thành những công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia ngày càng trở nên phổ biến do những ưu việt của nó hơn hẳn những công ty nhỏ hoạt động riêng lẻ, đơn độc trước đây. Chẳng hạn hãng máy bay Boing có 650 công ty cùng hợp tác sản xuất ở trên 30 nước khác nhau; hoặc công ty Samsung của Hàn Quốc đặt chi nhánh ở trên 60 nước để sản xuất nhiều loại sản phẩm. + Quốc tế hóa tiêu dùng: sản phẩm tiêu dùng có mặt trên thị trường ở mỗi quốc gia hiện có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới. + Quốc tế hóa mậu dịch: Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ buôn bán trên thế giới khoảng 6.000 đến 6.500 tỉ USD/năm và gia tăng bình quân 4 đến 6%/năm. 9 - Tập đoàn hóa: Trong những năm 80 – 90 của thế kỷ XX nhiều tập đoàn kinh tế lớn được hình thành với mong ước về một ngôi nhà chung thế giới; các tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều thành viên cùng ngành nghề (tập đoàn kinh tế đơn ngành) hoặc những ngành nghề gần nhau hợp nhất lại (tập đoàn kinh tế đa ngành) tạo thành một thể thống nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường. - Kỹ thuật hóa: Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ thông tin và ngành sinh học phát triển từ giữa những năm 70 đã có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới, khiến cho lực lượng sản xuất ngày nay trở thành lực lượng sản xuất quốc tế có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thế giới. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã đẩy nhanh quá trình luôn chuyển vốn (bình quân khoảng 1.500 đến 1.600 tỉ USD/ngày), số lượng mặt hàng cũng gia tăng theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật càng đòi hỏi quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế ở các nước phải tiến hành nhanh, mạnh và có chất lượng. - Thị trường hóa: Theo những phân tích của Ngân hàng thế giới, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới thực hành kinh tế thị trường, dùng vốn và tài chính quốc tế để sản xuất tại nước sở tại theo phân công lao động quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay có nhiều vấn đề tác động đến tổng thể nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhưng trong phạm vi một quốc gia không đủ khả năng giải quyết mà phải có sự hợp sức của nhiều nước, của cộng đồng thế giới mới giải quyết được. III. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI VIỆT NAM. Kinh tế đối ngoại đối với Việt Nam có những chức năng, nhiệm vụ đặc biệt như sau: 1. Tạo vốn và giải quyết việc làm. 10 [...]... KINH TẾ ĐỐI NGOẠI – NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM, Hà Thị Ngọc Oanh – 2007 3 KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM, PGS.TS Nguyễn Văn Trình – 2006 4 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ - GS.TS.Võ Thanh Thu 18 BỐ CỤC LỜI NÓI ĐẦU I KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1 Khái niệm kinh tế đối ngoại 2.Cơ sở của kinh tế đối ngoại II.CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI MỌI QUỐC GIA 1 Kinh tế đối ngoại hỗ trợ... minh Những chức năng của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thách thức của toàn cầu hoá và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, phát huy các lợi thế của đất nước, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới... ngành kinh tế quốc dân, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam ngày càng sôi động, phong phú, đa dạng và mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo Trình QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH 2 KINH TẾ ĐỐI... triển kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, tăng năng lực thực hiện nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cũng như thực hiện chính sách dân tộc, giảm nghèo bền vững và công bằng xã hội Thực hành tốt các hình thức kinh tế đối ngoại không những làm tăng thêm lượng ngoại. .. QUỐC GIA 1 Kinh tế đối ngoại hỗ trợ khai thác hiệu quả lợi thế của các quốc gia, góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế và đạt được quy mô sản xuất tối ưu 2 Kinh tế đối ngoại giúp các quốc gia giải quyết khó khăn và thiếu hụt về các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ 3 Kinh tế đối ngoạichức năng cầu nối giữa kinh tế trong nước và thế giới, giúp các nước có điều kiện tiếp xúc... động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, là tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế xã hội, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu Trong thực tế, khu vực có vốn FDI đã ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế nước ta Sự thành bại của khu vực này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Cụ thể FDI là nguồn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển trong nước; nâng cao trình độ công nghệ của. .. tế hiện nay Có thể khái quát chức năng của kinh tế đối ngoại qua các mặt sau đây: Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị trường trong nước và thị trường thế giới và khu vực Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút khoa học, kỹ... tác quốc tế của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới” Vinasat-1 đặt trên quỹ đạo 1320 Đông “ đã thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ” IV KẾT LUẬN 16 Kinh tế đối ngoại ngày càng trở thành một bộ phận trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện... cấu kinh tế vì nó tạo ra những ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, dệt may, da giày…Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên hơn khi ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất Không thể không nêu vai trò nổi bật của kinh tế đối ngoại, đặc biệt là vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc tăng nhanh năng lực sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. .. này trở thành các vùng động lực Kinh tế đối ngoại đã liên kết liên doanh sản xuất kinh doanh giữa nông thôn và thành thị, phá bỏ tính tự cấp tự túc, khép kín trong nền kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và sản xuất hàng hóa phát triển Có thể nói rằng toàn bộ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực cho công nghiệp hóa của đất nước đều bn đi liền với . hệ này về mặt kinh tế gọi là các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế nhìn nhận từ giác độ một nền kinh tế của một nước được gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại. Vậy kinh tế đối. động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại được hình thành trên cơ sở sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ kinh tế quốc tế thể hiện. phát triển lên một trình độ mới. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực kinh tế trọng yếu của nền kinh tế, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong những năm

Ngày đăng: 12/04/2014, 18:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan