1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học

57 4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Tài liệu trình bày chi tiết về các vấn đề khi xử dụng các phương tiện trong giảng dạy nói chung và đại học nói riêng. Hướng dẫn thực hiện một bài giảng bằng PowerPoint một cách hoàn chỉnh, đúng quy cách và khoa học. Tài liệu trình bày chi tiết về mô hình dạy học e-learning được xử dụng phổ biến.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ HUY HOÀNG

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

(Tài liệu Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dạy đại học, cao đẳng)

Hà Nội, tháng 12 năm 2008

Trang 2

MỤC LỤC

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 2

1.1 Một số khái niệm cơ bản 2

1.2 Phân loại 3

1.3 Vai trò của phương tiện trong quá trình dạy học 4

1.4 Yêu cầu đối với phương tiện dạy học 5

1.5 Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa người học 5

2 SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHE NHÌN TRONG DẠY HỌC 9

2.1 Máy chiếu bản trong (Transparent Projector) 9

2.2 Máy chiếu phản xạ 11

2.3 Máy chiếu slide 12

2.4 Máy chiếu đa phương tiện 14

3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 17

3.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 17

3.2 Thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft PowerPoint 19

3.3 Sử dụng các phần mềm ứng dụng để thiết kế tài nguyên bài dạy 29

3.4 Khai thác và tìm kiếm thông tin trên Internet 30

3.5 Mô hình đào tạo e-learning 33

PHẦN THỰC HÀNH 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC A: Giới thiệu chung về phần mềm PowerPoint 53

PHỤ LỤC B: Xây dựng bài dạy trên mạng 59

PHỤ LỤC C: Giới thiệu về phần mềm Lectora 66

Trang 3

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Phương tiện dạy học

Theo Từ điển tiếng Việt thì ”Phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mụcđích nào đó” và ”Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho

một hoạt động nào đó” (Từ điển tiếng Việt)

Cho đến nay, trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã và đang sử dụng một sốthuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học như: cơ sở vậtchất, phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị trường học, dụng cụ học tập, giáo cụ trựcquan, đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu v.v Trong đó có thể hiểu:

- Cơ sở vật chất bao gồm phòng thí nghiệm, vườn trường, phòng học, bàn ghế, các thiết bị kĩthuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy tính, máy in, máy photocopy, máy ảnh

- Phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sử dụng phục

vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường Ví dụ: hệ thống tăng âm, loa, micro;

ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu quađầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; các loại tranh, ảnh, tranh giáo khoa, bản đồ, bảngbiểu; các loại mô hình, vật thật; các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạyhọc thực hành v.v Đôi khi, người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vậtchất của trường học

Có lẽ sử dụng khái niệm theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là thích hợp hơn cả: ” Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” (Từ điển Bách khoa Việt Nam).

Xét theo nghĩa hẹp, giữa ”thiết bị” và ”phương tiện” có điểm giống và khác nhau, trong đó

”thiết bị” có nội hàm hẹp hơn và thường để chỉ có một phương tiện kĩ thuật nào đó Tuy nhiên,trong thực tế người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này với cách hiểu như nhau

1.1.2 Đa phương tiện

Đa phương tiện là một hệ thống kĩ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sửdụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình (qua hệ thống computer);trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống

Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình công nghệ kép, baogồm công nghệ về tổ chức quá trình nhận thức và công nghệ về phương tiện kĩ thuật dạy học Haicông nghệ thành phần này phải được kết hợp với nhau theo quan điểm hệ thống, nghĩa là chúngphải tạo thành một hệ toàn vẹn trong sự tương tác lẫn nhau

1.2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí, dấu hiệu phân loại khác nhau.Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại phương tiện dạy học

1.2.1 Theo tính chất của phương tiện dạy học

Theo tính chất, phương tiện dạy học được chia ra hai nhóm: phương tiện mang tin vàphương tiện truyền tin

- Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chưa đựng mộtkhối lượng tin nhất định Đó là các loại như tài liệu in, băng đĩa âm thanh hoặc cả âm thanh vàhình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh, mô hình, vật thật v.v

Trang 4

- Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng để truyền tin tới học sinhnhư hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếuphim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính v.v

1.2.2 Theo cách sử dụng phương tiện dạy học

Theo cách sử dụng, có thể chia phương tiện dạy học ra các loại:

- Phương tiện được dùng trực tiếp để dạy học, gồm hai loại nhỏ:

+ Phương tiện dạy học truyền thống: là những phương tiện đã được dùng từ xưa tới naytrong dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…

+ Phương tiện dạy học hiện đại: là những phương tiện dạy học mới được đưa vào nhàtrường như camera số, máy chiếu đa phương tiện,…

- Phương tiện được dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, gồm các loại như:

+ Phương tiện hỗ trợ: giá đặt phương tiện, thiết bị ánh sáng,

+ Phương tiện ghi chép, in ấn,

1.2.3 Theo mức độ chế tạo phương tiện dạy học

Cách chia này căn cứ theo một số tiêu chí về cấu tạo, vật liệu, giá thành, tuổi thọ của thiết bị,chia ra hai loại:

- Chế tạo đơn giản: cấu tạo đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, giá thành thấp, thường có tuổithọ ngắn

- Chế tạo phức tạp: đòi hỏi sự thiết kế, chế tạo công phu, vật liệu đắt tiền, cấu tạo phức tạp,giá thành cao, sử dụng tiện lợi và tuổi thọ cao v.v

1.3 Vai trò của phương tiện trong quá trình dạy học

1.3.1 Vai trò chung

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng ngày càng trởthành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Đặcbiệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên thì có những nội dung sẽ không thể thựchiện được nếu thiếu phương tiện dạy học

Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú trọng tới 3thành phần là mục đích, nội dung và phương pháp dạy học Ngày nay, do sự phát triển về chất,quá trình dạy học được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích (hẹp hơn là mục tiêu), nội dung,phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá Các thành tốnày có quan hệ tương tác hai chiều lẫn nhau (Hình 1.1)

3

Phương tiện

DHNội dung DH

Kiểm tra - đánh

Mục đích DH

Phương pháp DH

Tổ chức DH

Trang 5

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học

Trong sơ đồ trên, nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái đểhọc sinh “trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhận thức được hiệu quả.Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò của các giácquan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:

- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ; 3,5% qua

ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn (Tô Xuân Giáp).

- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua những

gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói

được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được (Tô Xuân Giáp).

- Cũng theo Tô Xuân Giáp, ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn –tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu

Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quátrình nghe – nhìn và thực hành Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết bị, công cụ) để tác động và

hỗ trợ

1.3.2 Vai trò đối với giáo viên

- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho ngườihọc bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập mộtcách vững chắc

- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học

1.3.3 Vai trò đối với người học

- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hộikiến thức của người học

- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền

- Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trítuệ lẫn thao tác vật chất Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn

xã hội và môi trường sống

1.4 Yêu cầu đối với phương tiện dạy học

Để thực hiện tốt vai trò của mình, phương tiện phải đáp ứng được một số yêu cầu dưới đây:

- Phù hợp với nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học mới và khả năng lĩnh hộicủa người học; - Đảm bảo tính nhân trắc học; - Dễ sử dụng, đảm bảo độ tin cậy cao, chắc chắn, có

độ bền cao; - Kích thước, màu sắc phù hợp; - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sửdụng; - Đảm bảo tính kinh tế; - Có tài liệu hướng dẫn cụ thể

1.5 Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa người học

1.51 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

a) Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thiết bị dạy học Các thiết

bị dạy học được sử dụng phải an toàn với các giác quan của học sinh, đặc biệt khi sử dụng cácthiết bị nghe nhìn Do vậy, trong quá trình sử dụng, giáo viên cần chú ý một số vấn đề an toànnhư: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn cho thính giác …

b) Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc”

Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học là việc trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúchọc sinh cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kĩ năng trong trạng thái tâm, sinh lí

thuận lợi nhất (trước đó, GV đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị).

Trang 6

Việc sử dụng phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao nếu được giáo viên đưa đúng thời điểmnội dung và phương pháp dạy học cần đến Cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránhtrưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học cũng như biến lớp học thành một phòngtrưng bày.

- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng chỗ”

Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp họchợp lí nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiệnmột cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học

Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó vềchiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kĩ thuật đặc biệt khác

Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho giáoviên và học sinh trong và ngoài giờ dạy Đồng thời phải bố trí sao cho không làm ảnh hưởng tớiquá trình làm việc, học tập của các lớp khác

Phải bố trí chỗ để phương tiện dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tưtưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng

- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đủ cường độ”.

Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau Nếu kéo dài việc trình diễnhoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽgiảm sút Theo số liệu của các nhà sinh lí học, nếu như một dạng hoạt động được tiếp tục trên 15phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá

3 đến 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20 - 25 phút trong một tiết học

c) Đảm bảo tính hiệu quả

Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học (sử dụng kết hợp nhiềuloại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các phương tiện dạy họckhông mâu thuẫn, loại trừ nhau

Phù hợp với đối tượng học sinh; với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam

Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học

"Nói hay chưa phải là dạy, chỉ xem chưa phải là học”.

Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “cộng tác”, tác động qua lại giữa giáo viên, họcsinh với các thành tố của quá trình dạy học

Phương tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế đượcvai trò của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ Ngược lại, phương pháp dạyhọc của giáo viên cũng lại chịu sự qui định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể Vì vậy,giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau và với chủ thể học tập (người học) Mối quan hệ đó chính là sự “tương tác” chủ yếu giữa cácyếu tố của hệ thống dạy học Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trìnhdạy học

1.5.2 Cách sử dụng một số loại hình phương tiện dạy học

a) Tranh giáo khoa

Tranh giáo khoa là loại thiết bị đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng Nó được thiết kế theo những

ý tưởng sư phạm và được thẩm định chặt chẽ Hình vẽ được thiết kế cẩn thận, đẹp Mầu sắc hàihòa và thể hiện được những yếu tố cần nhấn mạnh Để sử dụng có hiệu quả tranh vẽ, cần chú ý tớimột số yếu tố sau đây:

Sử dụng theo hướng coi tranh giáo khoa là “nguồn” thông tin: theo cách này, thay vì dùngtranh giáo khoa để minh họa cho lời giảng của mình, giáo viên dùng nó như một nội dung học tập

và được thiết kế dưới dạng một hoạt động dạy học Khi đó, người học sẽ được quan sát, được

Trang 7

hướng dẫn quan sát và biết rõ cần trả lời câu hỏi gì sau khi quan sát Tùy thuộc vào đặc điểm củangười học mà giáo viên có thể yêu cầu người học ở các mức độ tìm tòi khác nhau như mô tả, liệt

kê, so sánh, phân tích, tìm tòi từng phần, sáng tạo với sự trợ giúp hợp lí từ phía giáo viên

Động hóa các tranh tĩnh: tranh giáo khoa thường là tranh tĩnh và chứa đầy đủ thông tin vềđối tượng học tập Trong quá trình mô tả (người dạy, người học) thường trình bày sự “động” trongcác đối tượng tĩnh Điều này dẫn tới nhiều nội dung người học khó hình dung về hoạt động củađối tượng được phản ánh Để cho sinh động và dễ hiểu hơn, có một giải pháp là tách những đốitượng “động” ra khỏi tranh vẽ tĩnh bằng cách cắt những miếng bìa thay thế cho các đối tượng

“động” và có thể thao tác được với nó trong quá trình mô tả hay trình bày đối tượng kỹ thuật Vídụ: tranh vẽ về hệ thống đánh lửa dùng ắc qui có 2 chi tiết chuyển động quay tròn khi hoạt động(cam ngắt điện, thanh quét trong bộ chia điện) và một chi tiết chuyển động đóng mở (tiếp điểm).Theo giải pháp này, 3 chi tiết đó không được vẽ vào tranh mà được thay thế bằng các miếng bìa

cứng và được gán vào phần tĩnh của tranh bởi các nam châm Khi GV hay người học mô tả “ cam ngắt điện quay dẫn tới tiếp điểm mở, vừa lúc đó thanh quét quay tới gần cực bên của bộ chia điện ”thì có thể tương tác trực tiếp với những đối tượng đó cho phù hợp với sự mô tả

Tăng cường đàm thoại: hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạo hoặc nguyên lí làm việc củathiết bị được vẽ trong tranh bằng các câu hỏi gợi mở Ví dụ khi dạy về cấu tạo chung của động cơ,giáo viên có thể hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạo động cơ trong giáo trình và đặt các câu hỏinhư: tại sao bánh răng trục cam lại lớn gấp đôi bánh răng trục khuỷu; tại sao động cơ điezenkhông có hệ thống đánh lửa v.v

Kết hợp với hình vẽ trên bảng: trong trường hợp cần thiết có thể vẽ các hình đơn giản trênbảng để minh họa hoặc giải thích hình vẽ (có cấu tạo phức tạp, nhỏ) trong tranh hoặc yêu cầungười học so sánh, phân tích…

b) Mô hình

Khắc phục được hạn chế của tranh giáo khoa, mô hình thể hiện được yếu tố động và khônggian ba chiều của đối tượng học tập Sử dụng mô hình sẽ rất hiệu quả khi giới thiệu về cấu tạo,cấu trúc, mối quan hệ giữa các bộ phận, chi tiết và đặc biệt là nguyên lý làm việc của đối tượngthực mà mô hình thay thế cho nó Tuy nhiên, nếu mô hình quá đơn giản hoặc kích thước không đủlớn thì việc sử dụng sẽ kém hiệu quả khi số người học trong lớp quá lớn (học tại hội trường, giảngđường lớn)

Khi sử dụng mô hình, ngoài việc cần coi mô hình là nguồn thông tin để người học tìm hiểu,giáo viên cần chú ý tới việc thao tác với mô hình, hệ thống các câu hỏi tương ứng với những thaotác đó, hướng dẫn người học quan sát, nêu rõ yêu cầu người học phải thực hiện sau khi quan sát

c) Vật thật

Đây là loại thiết bị khá sinh động và có tính thực tiễn cao Vật thật thường được sử dụngtrong các bài dạy về cấu tạo của đối tượng, thực hành trên đối tượng (thiết bị máy móc, vật nuôi,cây trồng, ) Tuy nhiên, vật thật thường có mầu sắc không nổi bật, khó hoặc không thể hiện đượcnhững nội dung bên trong, khó bảo quản và điều khiển theo ý muốn (nhất là đối với các sinh vật).Bên cạnh đó, vật thật thường bao gồm cả những yếu tố không được đề cập trong nội dung học tập

Do vậy, giáo viên cần định hướng người học quan sát, tìm hiểu về đối tượng một cách rõ ràng vàphù hợp với nội dung học tập hạn chế giải thích những yếu tố không thuộc nội dung học tập hiệntại

Trang 8

2 SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHE NHÌN TRONG DẠY HỌC

Các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại khá phong phú (máy chiếu bản trong, máy chiếuphản xạ, máy chiếu slide, camera, tivi và đầu video, máy chiếu đa phương tiện ) và chúngthường được sử dụng kết hợp với nhau Ở đây chỉ bàn đến việc sử dụng một số phương tiện kỹthuật dạy học thông dụng

2.1 Máy chiếu bản trong (Transparent Projector)

a) Công dụng

Còn được biết với tên gọi máy chiếu qua đầu (Overhead Projector) được dùng để phóng to

và chiếu văn bản, hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn hình phục vụ việc trình bày

b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc

+ Có thể dùng để biểu diễn các mô hình phẳng bằng các tấm nhựa trong (hoạt động của các

cơ cấu máy)

- Chế tạo bản trong:

+ Chuẩn bị vật liệu:

Giấy, phim trong: Là loại phim chuyên dụng (thường là khổ A4), trong suốt, chịu

được nhiệt (Printable) VD: 3M, buhl (Mỹ); Fuji (Nhật) Agfa (Đức)

Bút viết (mầu, đen trắng): viết, vẽ và bám được trên bản trong.

Thiết bị kỹ thuật: Máy tính, máy in, máy photocopy.

+ Chế tạo

Chuẩn bị thủ công: thể hiện nội dung trên bản trong bằng bút, các dụng cụ vẽ Có

thể sử dụng băng dính để đính các hình cắt đã chuẩn bị trước

Chuẩn bị bằng máy tính: sử dụng các phần mềm chế bản, xử lí ảnh để tạo nội

dung trình chiếu In nội dung trực tiếp vào bản trong hoặc ra giấy (sử dụng máy

43

15

2

6

18

Trang 9

photocopy ra bản trong).

Các phim sau khi được chế tạo cần được bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phim cần đặt một

tờ giấy mềm nhằm tránh ẩm, hư hỏng nội dung đồng thời dễ nhận biết nội dung của các bản

trong

- Một số chú ý khi sử dụng

+ Xác định vị trí đặt và kiểm tra các chức năng của máy chiếu

+ Đảm bảo có bóng đèn thay thế khi cần thiết

+ Điều chỉnh độ nét và khuôn hình tối ưu

+ Chỉ bật máy lên khi bản trong đã được đặt vào ở vị trí ngay ngắn

+ Muốn thay bản trong, trước hết phải tắt máy

+ Sau khi đã bật máy, GV nên rời ra vị trí khác đảm bảo học sinh quan sát tốt nhất

+ Không quay lưng lại về phía học sinh

+ Sử dụng bút hay que chỉ để tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung trình bày

+ Dành thời gian cho học sinh quan sát những nội dung trên màn chiếu

Hình ảnh một số máy chiếu qua đầu

2.2 Máy chiếu phản xạ (Opaque Projector)

vào tài liệu (nhờ gương cầu lõm), chùm tia phản xạ nhận được được phản xạ qua gương 6, qua

thấu kính 7 tới màn chiếu So với máy chiếu qua đầu, hiệu suất của máy chiếu phản xạ nhỏ hơn

4

3

12

6

57

Trang 10

Vì vậy, để có cường độ sáng như nhau trên màn chiếu, công suất bóng đèn của máy chiếu phản xạlớn hơn so với máy chiếu qua đầu.

c) Sử dụng máy chiếu phản xạ

- Phạm vi ứng dụng

+ Thay thế chức năng chiếu tài liệu của máy chiếu qua đầu (vật mang tin là các tài liệu inấn)

+ Có thể chiếu trực tiếp các mẫu vật có kích thước nhỏ

+ Phù hợp cho giờ dạy có sử dụng nhiều tranh ảnh, bảng biểu, đồ thị minh hoạ

- Một số chú ý khi sử dụng

+ Đặt tài liệu in ấn hay mẫu vật mỏng vào vị trí cân đối, đậy nắp lại rồi mới bật công tắc.+ Không nên chiếu tài liệu trong khoảng thời gian dài do cường độ ánh sáng chiếu lên bềmặt rất lớn, có thể làm hỏng tài liệu

+ Tắt máy mỗi khi có thể

2.3 Máy chiếu slide (Slide Projector)

Một số máy chiếu slide

c) Sử dụng máy chiếu slide

- Phạm vi sử dụng

Dùng cho các bài dạy cần minh hoạ bằng các hình ảnh thực tế:

+ Hình ảnh về phân xưởng, qui trình công nghệ, hướng dẫn sử dụng, máy móc, chi tiết

43

12

5

Trang 11

+ Các nội dung có tính chất hướng nghiệp.

+ Báo cáo về các chuyến đi thực tế, tham quan học tập

+ Hình ảnh các nhà khoa học, các sự kiện, tài liệu lịch sử kỹ thuật

- Chế tạo slide

+ Chuẩn bị vật liệu, thiết bị:

Máy ảnh: là loại máy ảnh chụp phim.

Phim dương bản dùng cho slide: Có hai loại kích thước thông dụng là 24x36mm

và 40x40mm

Khuôn phim (frame): thường làm bằng

nhựa cứng và được ghép lại bởi hai nửa

+ Chế tạo

Xây dựng kịch bản (dới dạng chuyện tranh).

Chụp ảnh: chụp bình thường theo kịch bản.

Biên tập: lựa chọn các cảnh đủ tiêu chuẩn về độ sáng và nét, cắt phim thành các

đoạn theo kịch bản Tiến hành chụp lại hình nếu thấy cần

Đóng khung: mở và đa phim vào khung ở vị trí cân đối.

+ Do cấu tạo của máy chiếu, nên che tối phòng học

+ Khi sử dụng băng tiếng đi kèm, chú ý sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh

+ Tuỳ từng mục đích dạy học, slide có thể được chuyển đổi tự động hay được điều khiểnbởi giáo viên

2.4 Máy chiếu đa phương tiện (Multimedia Projector)

a) Công dụng

RGB từ các thiết bị điện tử như máy radio

trình bày

b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc

- Cấu tạo chung

1 Khối lăng kính chia tách ánh sáng

2 Các kính lọc mầu (Red; Green; Blue)

2 Các màn tinh thể lỏng

4 Khối lăng kính kết hợp ánh sáng

5 Khối thấu kính quang học

Trang 12

- Nguyên lí làm việc

Tín hiệu điện đưa vào từ các thiết bị khác nhau được máy chiếu nhận dạng và xử lí, kết quả hìnhảnh được đưa tới và hiển thị tại các màn tinh thể lỏng Nguồn sáng sau khi tách và lọc thành 3 mầu cơ bảnRed; Green; Blue xuyên qua các màn tinh thể lỏng Sau đó, kết hợp lại bởi khối lăng kính và đưa tới hệthống các thấu kính tới màn chiếu thể hiện hình ảnh với mầu sắc và độ phân giải phù hợp với tín hiệu đưavào

Hình ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãng

c) Ngoại diện đặc trưng của máy chiếu đa phương tiện

Hầu hết các loại máy chiếu đa phương tiện đều có một số chức năng chính và được điềukhiển giống nhau Khi xem xét kỹ ngoại diện đặc trưng thì có thể điều khiển được các máy chiềukhác Dưới đây là một số điểm cơ bản

- Hệ thống đèn báo (LED)

+ TEM indicator: Báo hiệu khi nhiệt độ trong máy cao quá giới hạn cho phép.

+ LAM indicator: Báo hiệu tình trạng của bóng đèn.

+ POWER indicator: Báo hiệu trạng thái hoạt động của máy chiếu (power-on; standby và

chế độ shutdown)

- Bảng điều khiển (control panel)

+ STANBY/ ON button: chuyển đổi giữa hai chế độ power-on và standby

+ MENU button: hiện hay ẩn menu điều khiển trên màn hình

+ VOLUME button: thay đổi âm lượng của âm thanh

+ ZOOM/ FOCUS button: chuyển đổi giữa hai chế độ ZOOM hoặc FOCUS (những máyđời mới không sử dụng các nút chức năng này mà sử dụng các vòng xoay ở trước ống kínhcủa máy)

+ UP/ DOWN button: thay đổi giá trị của các tham số đã được lựa chọn

+ SELECT button (một số máy dùng Enter hay OK): lựa chọn yếu tố điều chỉnh trongmenu

+ MODE button (một số máy dùng Input hay Sourse): lựa chọn nguồn tín hiệu

- Bảng kết nối thiết bị vào - ra:

+ Power switch: Công tắc nguồn của máy chiếu

+ AC socket: kết nối với nguồn điện

+ COMPUTE IN 1 và 2 socket (một số máy kí hiệu là: RGB1; RGB2): nơi cắm đường tínhiệu hình vào máy chiếu từ máy tính

+ AV in socket: tín hiệu Audio và Video đưa vào

+ AV out socket: tín hiệu Audio và Video lấy ra

+ MONITOR OUT socket: đưa tín hiệu ra máy tính

Trang 13

+ RS- 232 socket: kết nối với cổng COM của máy tính.

+ DC OUT socket: cung cấp nguồn điện một chiều 12 V

- Điều khiển từ xa (remote control):

+ MOUSE button (right, left): nhấn chuột phải và trái

+ POINTER control: điều khiển vị trí của chuột trên màn chiếu

+ AUDIO mute: chế độ câm loa

+ PICT mute (một số máy dùng Shuter; Blank): tạm cắt tín hiệu chiếu

- Một số bộ phận khác:

+ Chân nâng hạ máy chiếu

+ Cửa quạt gió ra ngoài

+ Cửa cấp không khí vào bên trong

+ Nắp đậy ống kính

+ Tay xách

d) Các thông số cơ bản của máy chiếu đa phương tiện

- Cường độ sáng (càng lớn thì máy có khả năng chiếu càng xa, chất lượng hình càng tốt; cócác mức: 300, 600, 700, 1250, 1500, 1900 Lumens)

- Độ phân giải (là số điểm ảnh có thể biểu diễn trên hình; càng cao thì hình sẽ càng mịn vànét; có các mức: 640 x 480, 800 x 600, 1024 x 768, 1400 x 1280)

- Thay thế hoàn hảo cho các loại máy chiếu khác

- Dùng cho dạy, học các nội dung cần minh hoạ nhiều

- Kết hợp với máy tính, dùng để thể hiện những nội dung trong thực tế khó hoặc không thểbiểu diễn được

f) Một số chú ý khi sử dụng

- Kết nối toàn bộ các đường điện, tín hiệu trong trạng thái không có điện

- Tránh di chuyển máy khi đang ở chế độ power-on

- Bật máy: Kết nối các đường tín hiệu, bật công tắc nguồn chính (nếu có) -> nhấn nút

Power trên control panel hay trên điều khiển từ xa và chờ cho tới khi hình xuất hiện Nếu hìnhkhông xuất hiện, kiểm tra lại nguồn tín hiệu được đưa vào và có thể thay đổi bằng cách nhấn lầnlượt nút Input (mode; sourse) Với máy tính xách tay, cần điều khiển thêm bởi tổ hợp phím Fn+Fk(Fn là phím chức năng – Function; Fk là các phím từ F1 đến F12 tùy thuộc vào từng hãng máy

VD máy Compaq: Fn+F4; Dell:Fn+F10 )

- Tắt máy: Không được phép rút dây nguồn cấp điện, tắt công tắc nguồn cho máy chiếu.

Làm như vậy, quạt làm mát bên trong máy ngừng hoạt động trong khi nhiệt độ của bóng đèn cònrất cao có thể gây hỏng đèn và các bộ phận khác của máy Muốn tắt máy thực hiện theo qui trìnhnhư sau: Nhấn nút Power trên bảng điều khiển hay trên điều khiển từ xa -> đèn báo chuyển sangmột chế độ khác với ở chế độ standby hay power-on (tuỳ thuộc loại máy) -> chờ đến khi quạt làmmát dừng quay, đèn báo chuyển về chế độ standby lúc đó với cắt nguồn cho máy

- Trong quá trình dạy học, khi cần thiết có thể tạm cắt tín hiệu chiếu bằng nút pict mute(shuter; blank với một số máy khác) hoặc chuyển về chế độ standby

3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC

3.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Trang 14

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoahọc phát triển với tốc độ nhanh nhất Được như vậy vì đây là một ngành khoa học phục vụ vàmang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau trong xã hội Tuy vậy, tại ViệtNam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin có thể mang lại cho giáo dục chưa được khai thácmột cách thoả đáng Xét cho quá trình giáo dục, với sự đa dạng và phong phú của các phần mềmdạy học, công nghệ thông tin hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi những lý dodưới đây:

Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành

một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:

Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, đồ

thị, hình ảnh, âm thanh Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễnthông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu dạy học

Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao lưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là một quá trình điều khiển

hoạt động nhận thức của học sinh Với một chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiểnđược hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược,

xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quảcao

Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ một thông tin nào

đó, cung cấp và lặp lại nó cho học sinh đến mức đạt được mục đích sư phạm cần thiết Trên cơ sởnày, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong quá trình dạy học trở thành hiện thực Điều đó tạođiều kiện thuận lợi cho việc cá thể hoá trong quá trình dạy học

Khả năng mô hình hoá các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy tính Nó có

thể mô hình hoá các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, so sánh chúng từ đó tạo raphương án tối ưu Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng không thể truyền tải được bởi các môhình thông thường, ví như các quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ratrong xilanh của động cơ đốt trong, từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyểnđộng của điện tử xung quanh hạt nhân trong khi đó máy tính hoàn toàn có thể mô phỏng chúng

Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung lượng như hiện nay,

máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu Điều này cho phép thành lập các ngân hàng dữ liệu.Các máy tính còn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thôngtin toàn cầu Internet Đó chính là những tiền đề giúp giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khaithác thông tin cũng như xử lý chúng có hiệu quả

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức

dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance learning); phòngđào tạo trực tuyến (online training lab); học dựa trên công nghệ web (web based training); họcđiện tử (e-learning) đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của các thành phần khác nhautrong xã hội

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực

hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học Nhờ

đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máy thay thế một số công việc củangười giáo viên Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sựlàm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập

3.2 Thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft PowerPoint

a Một số khái niệm cơ bản

Trang 15

+ MS PowerPoint: Là phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm Office của Microsoft Dùng để

thiết kế và trình chiếu thông tin Đây là một phần mềm phổ biến được phát triển cho hệ điều hànhMicrosoft Windows và Mac Được sử dụng rộng rãi trong giới doanh nhân, các nhà giáo dục đàotạo và được coi là một dạng phổ biến nhất của công nghệ trình diễn Theo nhà sản xuất, cókhoảng 30 triệu trình diễn được tạo ra mỗi ngày

+ Presentation (trình diễn): Là sản phẩm được tạo ra từ MS PowerPoint Trong mỗi Presentation

cũng bao gồm các slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định theo ý đồ của người thiết

kế

+ Slide: Chứa đựng các thông tin trình diễn Mỗi slide có thể chứa nhiều loại thông tin khác nhau

như chữ (text), hình ảnh (image), tranh vẽ (picture), âm thanh (sound), hình hình (animation),phim (movie)

+ Trong quá trình trình diễn thông tin, các slide có thể được xuất hiện một các tự động hay tuântheo sự điều khiển của người dùng

+ Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một slide, với các hiệu ứng Animation kếthợp với khả năng tương tác với từng đối tượng trong slide , phần mềm này khá phù hợp trongviệc hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Có thể nói,đối với quá trình dạy học, về mặt khả năng trình diễn thông tin, MS PowerPoint là tất cả những gìchúng ta cần Đây là một sự thay thế tốt cho những gì chúng ta đã có trước đây

+ Tuy nhiên không phải có MS Powerpoint là có tất cả Như mọi phương tiện khác, MSPowerpoint cũng chỉ là công cụ Mọi nguồn thông tin (hình ảnh, âm thanh, chữ viết ) lấy ở đâu?cách sắp xếp chúng theo trình tự thế nào? kịch bản ra sao, lời thuyết minh cho thông tin ấy thế

nào, chiến lược sư phạm sử dụng trong bài dạy là gì thì hoàn toàn phụ thuộc vào con người Một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào đề có được một Presentation hỗ trợ tốt nhất cho quá trình

dạy học?

b Qui trình thiết kế bài dạy bằng Powerpoint

Để có được một bài giảng tốt, việc thiết kế và xây dựng trình diễn phải được lập kế hoạch

cụ thể và thực hiện theo từng bước nhất định Dưới đây là một gợi ý:

Bước 1: Hình thành ý tưởng bài dạy, lựa chọn nội dung thông tin cần thể hiện trong bài dạy

Bước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành các mô đun Mỗi mô đun thông tin sẽ được hiển thị

trong một slide

Bước 3: Lựa chọn tối đa các đối tượng Multimedia có thể có dùng để tổ chức hoạt động hay minh

hoạ cho nội dung học tập

Bước 4: Chuẩn bị tài nguyên (văn bản; hình ảnh tĩnh, động; mô hình mô phỏng; âm thanh; phim )

bằng các công cụ phần mềm khác nhau

Bước 5: Sử dụng MS PowerPoint để tích hợp nội dung trên vào các slide

Bước 6: Qui định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide

Bước 7: Qui định hình thức chuyển đổi giữa các slide

Bước 8: Viết các thông tin giải thích cho mỗi slide

Bước 9: In các nội dung liên quan tới bài giảng

Bước 10: Trình diễn thử và sửa đổi

c Nâng cao chất lượng, hiệu quả khi thiết kế và sử dụng bài dạy bằng PP

Yêu cầu chung

- Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lí luận dạy học, đặc biệt là lí luận dạy học hiệnđại Do vậy, PP chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho giáo viên thể hiện ý tưởng sư phạm củamình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn

- Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, lôgic Thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí và trình bày một

Trang 16

cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp

- Thể hiện đồng bộ và hợp lí các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức

- Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường trao đổi, hợp tácgiữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo

- Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, lôgic của kiến thức

- Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, ánh mắt củagiáo viên hợp lý

Một số định hướng cụ thể

A Cấu trúc thể hiện bài dạy

Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tố quan trọng ảnhhưởng tới chất lượng bài trình bày Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thể thực hiện theo một vàicách tiếp cận sau:

+ Sử dụng cấu trúc đã được thiết kế sẵn:

PP cho phép thiết kế một trình diễn mới theo một số thiết kế với những cấu trúc mẫu Mộtvài trong số đó là generic (kiểu chung); training (đào tạo); Bussiness plan (kế hoạch kinh doanh);Brainstorming (phương pháp công não)

+ Sử dụng lưu đồ:

Cách tiếp cận này thường được sử dụng nhiều bởi tính đơn giản và logic của nó Theo đó,bài trình bày được bắt đầu bằng cách công bố tóm tắt những nội dung (vấn đề) chính cần trìnhbày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết Sau mỗi vấn đề thường có nhữngtóm tắt và kết luận Cuối cùng là các nội dung để kết thúc phiên trình bày

- Trình bày một câu chuyện ngắn hay một ví dụ gây tranh cãi

- Sử dụng các câu hỏi khêu gợi, câu hỏi mở khiến học sinh hứng thú, tích cực tranh luận, đưa ra

Giới thiệu Vấn đề 1 Vấn đề 2 Kết luận Kết thúc

Kích thích

Tổng quan

Nội dungTóm tắt

Kết luận,hoạt động

Trang 17

các phương án trả lời

- Sử dụng một lời trích dẫn, nhận định liên quan tới nội dung bài học khiến học sinh rất quan tâmhay thấy bất ngờ

- Khai thác những con số thống kê đáng chú ý về chủ đề bài dạy

- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, phim

Phần 2: Trình bày tổng quan

Phần này nhằm cung cấp cho học sinh một cách ngắn gọn nội dung học tập, các yêu cầu các em phải đạt được thông qua bài dạy (mục tiêu) Để làm tốt điều này, giáo viên phải ý thức được rõ ràng bài dạy đề cập tới nội dung nào (nội dung), liên quan tới hệ thống kiến thức khác ra sao (tính kế thừa, sự tích hợp), nội dung được dạy cho ai (đối tượng), các em mong đợi gì ở bài dạy (mục tiêu)

Phần 3: Thể hiện nội dung

Dựa trên cơ sở những thông tin đã được thiết kế trong bài dạy, giáo viên và học sinh lần lượt khám phá tri thức theo cách đã được xác định rõ ràng trong kế hoạch bài dạy Chú ý sau mỗi phần, giáo viên thường đưa ra những nhận định có tính chất kết luận, tổng kết giúp học sinh nhận biết và khắc sâu từng phần trong tổng thể nội dung bài dạy Cũng nên dẫn dắt, kể các câu chuyên liên quan khi chuyển từ nội dung này sang nội dung khác

Phần 4: Tóm tắt

Giai đoạn này sẽ giúp học sinh xem xét lại toàn bộ nội dung kiến thức đã được học Trên

cơ sở đó, học sinh sẽ nhớ tốt hơn theo cách sắp xếp các kiến thức theo một cấu trúc chặt chẽ, logic

Phần 5: Kết luận và hoạt động

Những kết luận quan trọng của bài dạy, những hoạt động để vận dụng hay kiểm tra sự hiểu biết của học sinh trên cơ sở những kết luận đó là những nội dung chính cần được thể hiện trong phần này Cũng tại đây, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động bước đầu đánh giá mức độ đạt đượcmục tiêu của bài dạy

+ Sử dụng biểu đồ dạng xương cá:

Theo cách tiếp cận này, bài trình bày không trực tiếp đề cập tới thông điệp chính cầntruyền đi mà nó được bắt đầu với những thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó, dẫn dắt, liên hệ và đi tớikết luận vấn đề chính cần đề cập

+ Một số kỹ thuật đảm bảo thể hiện rõ vị trí nội dung trong cấu trúc

- Sử dụng các biểu tượng đồ hoạ

Kết quả

Thông tin hỗ trợ 1

Thông tin hỗ trợ 3

Thông điệp chínhThông tin hỗ trợ 2

Trang 18

Với cách này, người học dễ dàng nhận diện nội dung đang đề cập ở vị trí nào trong cấu trúctổng thể về nội dung Sẽ hiệu quả hơn khi các slide đó được kết nối với nhau thông qua hệ thốngcác liên kết được tạo ra bởi các biểu tượng đồ hoạ.

- Sử dụng các ghi chú khi một chủ đề thể hiện trên nhiều slide

Với cách này, người học dễ dàng theo dõi và nắm bắt được những chủ đề mà nội dung của

nó được trình bày trong nhiều slide Có thể biểu diễn bằng nhiều cách khác như đánh số thứ tự sautiêu đề 1,2,3 hay sử dụng thuật ngữ (tiếp) sau tiêu đề bắt đầu từ slide thứ 2 thể hiện chủ đề đó

B Nội dung thông tin

Không thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình bày với học sinh trên slide màchỉ đưa những thông tin ngắn gọn, những từ khóa quan trọng Trên cơ sở những thông tin ấy, giáoviên và học sinh trao đổi, đàm thoại, hoạt động để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề Do vậy, trên mộtslide không trình bày quá nhiều ý, sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đơn giản và dễ nhớ Để chonội dung trình diễn khoa học, có tính logic và trực quan, việc chuyển tải nội dung dưới dạng sơ đồcần được khai thác triệt để Dưới đây là một số gợi ý

- Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ hoạ, các sơ đồ khối thay thế chữ viết

- Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý

CĐ1 CĐ2

CĐ4 CĐ3

Yêu cầu bài dạy 1(2) Yêu cầu bài dạy 2(2)

Tập trung vào nội dung

Thể hiện rõ cấu trúc

Thông tin ngắn gọn

Tăng cường đàm thoạiKích thích hứng thúKhai thác tốt kênh hình

Trang 19

- Sử dụng các cụm từ khoá hơn là một câu văn hoàn chỉnh

- Chuyển đổi câu thành các ý

- Chỉ nên có 5 đến 6 dòng trên một slide

- Mỗi dòng chỉ nên có không quá 6 từ

- Sử dụng danh sách có thứ tự (danh sách có các kí hiệu như 1, 2, 3; a, b, c ) khi tầm quan trọngcủa các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất định

- Sử dụng danh sách không có thứ tự (danh sách có các kí hiệu đồ hoạ trước mỗi ý) khi không có

sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý

- Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu câu trong danh sách

C Thể hiện nội dung bài dạy

Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ không chân vì đây là kiểu chữ dễ đọc Nên lựachọn và sử dụng không quá hai kiểu chữ nhằm đảm bảo tính cân bằng và nhất quán trong bài trìnhbày Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất hình dạng của ký tự gây khó đọc cho ngườiquan sát Ví dụ

Nên dùng kiểu CHỮ KHÔNG CHÂN

Không nên dùng kiểu chữ có chân, hình dạng phức tạp

KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA

+ Đảm bảo độ tương phản:

Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc phối hợp giữa mầunền và mầu chữ Đó là, nếu màu nền là mầu sáng thì mầu chữ sẽ là mầu tối và ngược lại Có thể thamkhảo một số cặp mầu chữ - nền sau:

Trong thực tế, có hai phong cách trình bày

Một là, mầu nền tối, mầu chữ sáng Cách chọn này đảm bảo độ tương phản tốt, tuy nhiên,lớp học có thể bị tối, gây khó khăn cho học sinh ghi chép các nội dung, kiến thức chính

Hai là, mầu nền sáng, mầu chữ tối Cách chọn này cũng đảm bảo độ tương phản tốt, lớphọc sáng, học sinh có thể ghi chép tốt Tuy nhiên, mầu nền sáng trong một thời gian dài có thể gây

ức chế cho người học

+ Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng:

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sự tập trung chú

ý không giống nhau với các vùng khác nhau Theo sơ đồ này, mắt người sẽ tập trung chú ý nhiềunhất vào phía trên, bên trái của khung hình chữ nhật Đây chính là vùng người thiết kế nên đặtnhững đối tượng, thông tin quan trọng

Trang 20

+ Khai thác ý nghĩa các biểu tượng:

Lôgo, biểu tượng không những có thể cung cấp các thông tin về người trình bày, về tổchức, cá nhân mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình nhận thức cho người học Do vậy, trong bàitrình bày, trên các slide nên sử dụng các biểu tượng phù hợp với nội dung được đề cập Ví du, cóthể sử dụng một biểu tượng như dưới đây:

Trang 21

+ Mầu sắc và cấu trúc thông tin trong slide nhất quán:

Không nên sử dụng quá nhiều mầu sắc trong một trình diễn (không quá 3 mầu), điều này

có thể khiến người học mệt mỏi Cách bố trí các nội dung trong slide, mầu nền, mầu chữ nên trìnhbày đồng bộ

+ Hoạt hình các đối tượng trong slide:

Hoạt hình các đối tượng trong slide là cách thức làm cho từng thông tin hiển thị phù hợpvới tiến trình dạy học của người thầy PowerPoint cung cấp rất nhiều hoạt hình rất sinh động vàhấp dẫn Tuy nhiên, để định hướng người học tập trung vào nội dung trình bày, cần thiết sử dụngcác hoạt hình đơn giản, chân phương

+ Nhấn mạnh các thông tin trong slide

Nhấn mạnh nội dung thông tin nào đó là một sức mạnh của PP và cũng là yêu cầu quantrọng khi thể hiện thông tin trong giờ dạy Có nhiều cách thức để nhấn mạnh một nội dung nào đónhư sử dụng chức năng hoạt hình (animation) Với chức năng này, có thể tác động tới các đốitượng thông tin trong slide theo 4 cách khác nhau đó là: Entrance (xuất hiện); Emphasis (nhấnmạnh); Exit (biến mất) và Motionpath (chuyển động tới một vị trí mới) Ngoài ra có thể nhấnmạnh một nội dung nào đó theo một số kỹ thuật sau:

- Nhấn mạnh theo vị trí, hình (a)

- Nhấn mạnh theo mầu sắc, (b)

- Nhấn mạnh theo kích thước, (c)

- Nhấn mạnh bởi yếu tố đồ hoạ, (d)

CƠ CẤU TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI

CHUYỂN ĐỘNG

Khai thác ý nghĩa của Các biểu tượng trong Trình diễn

Nội dung trình bày

Trang 22

D Sử dụng bài trình bày bằng Powerpoint trong giờ học

+ Tư thế đứng và chỉ dẫn thông tin:

Cần phải di chuyển, sử dụng que chỉ, đèn rọi một cách hợp lí Với hình thức dạy học này,cần tránh đi lại quá nhiều trong lớp học khi trình bày

+ Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu:

Bài dạy sẽ phản tác dụng nếu người trình bày chỉ đọc nguyên văn nội dung thông tin trìnhchiếu Chú ý là những thông tin trình chiếu cho học sinh chỉ là những ý ngắn gọn, súc tính, có tínhgợi nhớ Trên cơ sở những thông tin đó, giáo viên sẽ trao đổi, đàm thoại, có cơ hội tích cực hoáhoạt động nhận thức của học sinh và giúp các em hiểu rõ hơn về thông tin, nhận định được trìnhchiếu

+ Giao tiếp bằng mắt:

Thường xuyên thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm của mình thông qua ánh mắt Điều nàykhông những thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh mà còn giúp giáo viên nhận biết đượcnhững thông tin phản hồi về giờ dạy, bài học

+ Sử dụng giọng nói, điệu bộ:

Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, phong cách riêng của giáo viên.Giọng nói cần phải to, rõ và nên thể hiện theo kiểu trò chuyện, có nhấn mạnh, tránh nói đều đềuhay theo kiểu diễn kịch, biến đổi ngữ điệu và tốc độ nói, ngắt quãng để nhấn mạnh Bên cạnh đócần thiết phải thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê trong khi trình bày

+ Sử dụng các biện pháp gây phấn chấn đúng lúc:

Trạng thái tinh thần của học sinh như hứng thú, tích cực nhận thức sẽ đóng vai trò quantrọng tới chất lượng giờ dạy Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của các em nhưcấu trúc bài giảng, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ của giáo viên Bên cạnh đó, có một vài biện phápgiáo viên có thể áp dụng để gây phấn chấn cho học sinh là kể các câu chuyện; nêu các con sốthống kê, tạo sự so sánh, đặt các câu hỏi, bắt chước, tạo sự chờ đợi hồi hộp và sử dụng các hiệuứng đặc biệt như âm thanh, hoạt hình

+ Khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực:

Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu trong giờ dạy khôngkhai thác được các phương pháp dạy học tích cực Cần quán triệt tư tưởng này ngay từ khi thiết kếbài dạy Cụ thể hơn, trong trường hợp này, CNTT chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ để thựchiện thuận lợi hơn các phương pháp dạy học tích cực

3.3 Sử dụng các phần mềm ứng dụng để thiết kế tài nguyên bài dạy

Để thiết kế bài trình bày hỗ trợ quá trình dạy học hiệu quả, bên cạnh một ý tưởng sư phạmphù hợp, cần thiết phải được thể hiện qua hệ thống các tài nguyên phong phú, sinh động Đó làtranh ảnh, hoạt hình, âm thanh, phim Tài nguyên cho bài giảng có thể được tìm kiếm trênInternet, chia sẻ giữa các đồng nghiệp hay tự xây dựng và xử lí bằng các công cụ tin học Dướiđây một số phần mềm đồ hoạ có thể sử dụng để tạo tài nguyên bài giảng

a Nhóm các phần mềm đồ hoạ

Quan sát đầu tiên

Quan sát tiếp theo

Quan sát tiếp theo

Quan sát đầu tiên

Quan sát đầu tiên

Quan sát tiếp theo

Quan sát tiếp theo

Quan sát đầu tiên

(d)(c)

Trang 23

Các phần mềm đồ hoạ là những phần mềm ứng dụng trong máy tính với mục đích trợ giúp

vẽ, thiết kế, chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu đồ hoạ (dưới dạng số) Có thể khai thác một số phần mềm

đồ hoạ dưới đây để xây dựng tài nguyên dạng ảnh cho bài dạy:

1

AutoCAD(phần mềm bản quyền)

Dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật, cho phép thểhiện mô hình 3 chiều của vật thể ưu điểm củaphần mềm này là vẽ nhanh và chính xác

2

Paint(kèm hệ điều hành)

Đây là phần mềm đi kèm với hệ điều hànhwindows Cho phép vẽ những hình đơn giản,

(phần mềm bản quyền)

Là phần mềm xử lí và hiệu chỉnh ảnh rất hiệuquả

Phần mềm của hãng microsoft cho phép thiết

kế hoạt hình dưới dạng ảnh gif động rấtnhanh và đơn giản

3

Flash(phần mềm bản quyền)

Sản phẩn của flash là một chuẩn đồ hoạ trênInternet Phần mềm cho phép thiêt kế nhữnghoạt hình phức tạp, đẹp mắt, cho phép tươngtác với người dùng với một dung lượng khánhỏ

4

SolidWorks(phần mềm bản quyền)

Có thể dùng để tạo các chi tiết cơ khí, lắp rápthành vật thể lắp và mô phỏng hoạt động của

hệ thống đó Phần mềm hỗ trợ kết xuất rađịnh dạng phim

3.4 Khai thác và tìm kiếm thông tin trên Internet

a Tổng quan về Internet

+ Mạng (Network):

Là hai hay nhiều máy tính kết nối với nhau cho phép chúng có thể truyền thông(communicate) và chia sẻ (share) dữ liệu, mạng càng lớn thì khả năng truyền thông, chia sẻ dữliệu càng lớn Theo qui mô, có nhiều loại mạng khác nhau như LAN (Local Area Network); MAN(Metropolitan Area Network); WAN (Wide Area Network)

+ Internet:

Trang 24

Là mạng máy tính lớn nhất thế giới có thể coi internet là mạng của mạng, phần lớn thôngtin trên đó được trao đổi một cách tự do Internet có thể được coi là siêu xa lộ thông tin (SuperHighway)

+ Khởi nguồn của Internet

- Năm 1969, Bộ quốc phòng mỹ (DOD) xây dựng một mạng có tên gọi là ARPANET Ýtưởng ban đầu của ARPANET là cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các trung tâm nghiên cứu củachính phủ ARPANET bắt đầu với 4 máy tính

- ARPANET nhanh chóng trở lên có nhiều tính năng ưu việt tới mức nhiều trường đại họcmuốn kết nối vào nó Đáp ứng nhu cầu đó, nó được tách ra làm 2 là MILNET (được dành riêngcho quân sự) và một mạng nhỏ hơn ARPANET được dùng cho mục đích phi quân sự

- Vào năm 1972 có tới 40 mạng nhỏ kết nối với ARPANET sau đó một vài năm, năm

1980, một mạng khác có tên gọi là CSNET (Computer Science Research Network) kết nối vớiARPANET Thời điểm đó chính là sự ra đời của Internet

+ Các dịch vụ cơ bản trên Internet

- Electronic mail (Email): Là một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên Internet Mọi người có

thể gửi, nhận thư điện tử trong vài giây cho dù là người đó ở đâu Liên quan tới dịch vụ gửi vànhận thư điện tử, có một số yếu tố sau:

Địa chỉ Email: Muốn sử dụng dịch vụ Email, phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ email(email service provider) - nơi có một máy tính đóng vai trò gửi và nhận thư điện tử (email server).Khi tạo một địa chỉ email, thực chất một tài khoản (Account) được tạo ra trên email server, trong

đó tên của account chính là địa chỉ email Cấu trúc chung của địa chỉ email có dạng:

UserName@DomainName!: ví dụ Anguyenvan@ hnue edu.vn (Anguyenvan: được gọi là username; hnue.edu.vn: được gọi là Domain Name

User name và Password: Được dùng để truy cập vào account Khi muốn nhận và gửi emailthông qua account đã tạo trước đó, người truy cập phải cung cấp đủ thông tin về User name vàPassword

Email Client: Tại máy tính của người dùng, có những chương trình dùng để soạn thảo,nhận, gửi thư điện tử, những chương trình như thế được gọi là Mail Client Một vài email client

có thể kể tới như Eudora, Pine và Outlook Express

- Telnet: Telnet là một chương trình cho phép người dùng truy nhập vào một máy tính khác trên

Internet như là đang dùng trực tiếp máy tính đó Với Telnet, người dùng có thể truy cập được vàocác máy phục vụ, khai thác các thông tin lưu trữ trong đó Tuy nhiên, chỉ khi được phép của quảntrị mạng (administrator) người dùng mới có thể truy nhập được máy phục vụ thông qua dịch vụTelnet

- FTP (File Transfer Protocol): Là một trong những phương pháp phổ biến dùng để truyền file

thông qua Internet Một máy tính lưu trữ thông tin có thể truy nhập được thông qua FTP được gọi

là FTP Server Muốn truy nhập được tài nguyên của FTP server, người dùng cũng cần phải cóuser name và password

- World Wide Web: WWW hay còn gọi là Web là một dịch vụ trên Internet cho phép truy nhập

hầu hết các loại tài liệu trên mạng Internet, trong đó bao gồm cả âm thanh, hình ảnh, phim Nóhiển thị thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng Trong dịch vụ WWW, thông tin hiển thị làtrang web (web page) Một trang web có thể chứa: Văn bản Text, Hình ảnh, Âm thanh, Videođiều này dẫn tới thông tin trên mạng Internet thêm hấp dẫn và dễ xử lí Để có thể sử dụng đượcdịch vụ WWW, hai thành phần sau là không thể thiếu được:

+ Web Server và địa chỉ: Trang web có thể được khai thác tại bất cứ đâu trên mạng Internet và nóđược đặt tại một máy tính đặc biệt được gọi là Web server Mỗi một web server có một địa chỉ

Trang 25

duy nhất trên Internet Định dạng chung của một địa chỉ web như sau:

www.nameofsite.typeofsite.countrycode ví dụ: www hnue edu.vn

+ Browser (Trình duyệt):

Là một phần mềm dùng để hiển thị các trang web Có hai loại trình duyệt đó là Text basedbrowser (là loại trình duyệt chỉ hiển thị thông tin dưới dạng văn bản chữ) và Graphic basedbrowser (là loại trình duyệt hỗ trợ hiển thị hình ảnh, âm thanh, phim ) Một vài trình duyệt nổitiếng trên thế giới có thể kể tới là Netscape Navigator, Internet Explorer, Firefox

b Tìm kiếm thông tin trên Internet

+ Bộ máy tìm kiếm:

Một phần mềm tìm kiếm dữ liệu với những điều kiện nhất định Mỗi trang web tìm kiếmđều có sử dụng một bộ máy tìm kiếm được phát triển bởi chính nhóm tác giả tạo ra trang web haymua lại bản quyền từ một đối tác khác Bộ máy tìm kiếm có thể rất khác nhau về cơ chế tìm kiếm

và chỉ mục các tài nguyên trên web và cách thức tìm kiếm từ yêu cầu của người dùng

Sử dụng các công cụ tìm kiếm, giáo viên có thể khai thác kho tàng khổng lồ về các thôngtin dưới nhiều định dạng khác nhau như chữ viết, hình ảnh, hoạt hình, phim, âm thanh

Ngoài ra có rất nhiều trang web tìm kiếm khác, có thể tham khảo thêm:

+ Một số thủ thuật tìm kiếm với google

- Tìm kiếm định nghĩa: Trên mạng, có rất nhiều định nghĩa thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đượcđưa ra bởi nhiều tác giả khác nhau Để tìm kiếm định nghĩa, thêm từ khóa “DEFINE:” trước từcần tìm Ví dụ: muốn tìm định nghĩa về UNICEF, nhập cụm từ sau vào ô tìm kiếm:

“define:UNICEF”

- Giới hạn vùng tìm kiếm theo quốc gia: mỗi trang web thường đều có các kí tự cuối trong tênmiền thể hiện mã của một Quốc gia ví dụ vn (Việt Nam); uk (Vương quốc Anh); fr (Cộng hòapháp) Để giới hạn vùng tìm kiếm, ta dùng từ khóa: “LOCATION” Ví dụ: “Computer inEducation LOCATION:uk”

Trang 26

- Giới hạn vùng tìm kiếm theo tên miền: Mỗi một tổ chức, ngành khác nhau thường có tên miềnphù hợp với tổ chức, ngành đó Ví dụ org (tổ chức); edu (giáo dục); com (thương mại); gov(chính phủ) Việc giới hạn này được thực hiện bởi từ khóa “SITE” Ví dụ: “e-learning SITE:edu”

- Tìm kiếm tệp tin trên internet: Trên mạng Internet có nhiều tệp tin đề cập tới mọi lĩnh vực, vàđược cung cấp bởi nhiều tác giả khác nhau trên thế giới Muốn tìm các tệp tin này, chỉ cần dùng từkhóa “FILETYPE:xxx” sau cụm từ tìm kiếm (xxx là phần mở rộng của tệp tin) Ví dụ, muốn tìmmột tệp tin powerpoint đề cập tới phương tiện dạy học (teaching aids), thực hiện như sau:

“teaching aids filetype:ppt”

3.5 Mô hình đào tạo e-learning

a Khái niệm về e-learning

Thuật ngữ e-learning đã trở nên quen thuộc trong một vài thập kỷ gần đây e-learning tênviết tắt của cụm từ tiếng Anh "electronic learning" Vậy e-learning là gì? Có nhiều quan điểm,định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này, xong ta có thể điểm qua một số cách giải thích khác nhau

Định nghĩa của Lance Dublin hướng tới E-learning trong doanh nghiệp

Việc triển khai các chương trình học tập, đào tạo hay giáo dục thông qua các phương tiện

có tính điện e-learning liên quan đến việc sử dụng máy tính hay thiết bị điện tử để cung cấp học liệu cho học tập, đào tạo hay giáo dục.

http://www.intelera.com/glossary.htm/

Bao trùm số lượng lớn các quá trình và ứng dụng như học tập dựa trên công nghệ web, học tập dựa trên máy tính, lớp học ảo, sự cộng tác số Việc phân phối nội dung được thực hiện thông qua internet, intranet, băng hình, tiếng, vệ tinh và CD-ROM.

- E-learning tạo điều kiện cho người học với người dạy hay giữa cộng đồng người họcvới nhau trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp vớikhả năng và sở thích từng các nhân

Trang 27

Vậy có thể hiểu “e-learning là quá trình đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó người học dễ dàng lựa chọn nội dung học tập phù hợp với khả năng, sở thích từng cá nhân và sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập được thực hiện một cách thuận lợi”.

b Mô hình khái niệm e-learning

E-learning thường bao gồm bốn thành phần chức năng, mỗi thành phần đều được táchriêng biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau, tuy nhiên tất cả các thành phần đó đều được tậptrung vào một hệ thống với mục đích cùng cung cấp dịch vụ đào tạo tốt nhất cho người sử dụng

Mô hình khái niệm e-learning

Mô hình tổng quát khái niệm e-learning gồm 4 thành phần, toàn bộ hoặc một phần củanhững thành phần này được chuyền tải tới người học thông qua phương tiện truyền thông điện tử

- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng phương tiện truyền

thông điện tử, đa phương tiện Ví dụ một file hướng dẫn sử dụng thiết bị điện tử được tạo lập bằngphần mềm Adobe PDF, bài giảng CBT viết bằng phần mềm công cụ Dreamweaver

- Phân phối: Phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện

điện tử Ví dụ tài liệu được gửi cho người học bằng E-mail, người học học trên wesite hoặc quađĩa CD-ROM multimedia

- Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện

truyền thông điện tử Ví dụ: đăng kí học qua mạng hay bằng tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độhọc tập, thi kiểm tra đánh giá thực hiện thông qua mạng internet

- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng qua phương tiện

truyền thông điện tử Ví dụ trao đổi thảo luận thông qua email, chatting, forum trên mạng

c Mô hình cấu trúc hệ thống e-learning

Một cách tổng thể một hệ thống e-learning bao gồm 3 thành phần chính: hạ tầng thông tin;

hạ tầng phần mềm; hạ tầng truyền thông và mạng như sơ đồ sau:

Trang 28

Mô hình cấu trúc hệ thống e-learning

Hạ tầng thông tin (hay còn gọi là nội dung đào tạo): Phần quan trọng của e-learning là nội dung

khóa học và các courseware

Nội dung đào tạo bao gồm các giáo trình, bài giảng môn học; các quy trình, cơ chế, chínhsách, công nghệ liên quan đến quá trình giảng dạy Thành phần bao quát nhất trong đào tạo e-learning là chương trình đào tạo Chương trình đào tạo bao gồm các khóa học có quan hệ logic vớinhau Các khóa học chính là các website, những quyển sách điện tử hoặc các sản phẩm e-learningkhác Các khóa học bao gồm nhiều bài học, đó là một chương trong một quyển sách điện tử hoặcmột số trang trong website Các trang hay chương đó chứa các thành phần hình ảnh, âm thanh,video giúp người học thấy dễ dàng, có hứng thú hơn trong học tập Ngoài ra, trong tầng này còn

có các courseware

Hạ tầng phần mềm: bao gồm hai thành phần chính là hệ thống quản lý học tập (LMS- Learning

Management System) và hệ thống xây dựng nội dung bài giảng (CAS- Content AuthoringSystem) Sản phẩm trung gian để kết nối hai hệ thống này chính là các khoá học (Courses) Cáckhoá học này có thể có hai hình thức xây dựng là phát triển theo yêu cầu hoặc mua các khoá học

từ nhà sản xuất (khoá học có sẵn và là sản phẩm thương mại)

Hệ thống quản lý học tập-LMS: là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân

phát nội dung khoá học tới người học LSM bao gồm nhiều module khác nhau giúp quá trình họctập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet

HẠ TẦNG THÔNG TIN (NỘI DUNG ĐÀO TẠO)

Nội dung đào tạo Courseware

HẠ TẦNG PHẦN MỀM

Hệ thống quản lí học tập

(LMS) Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng (CAS)

HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG

Chỉ dẫn Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo mật và xác thực Email

Mạng Internet Mạng LAN Mạng PSTN/ISDN Hệ thống máy chủ

Ngày đăng: 10/04/2014, 20:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãng - Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học
nh ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãng (Trang 12)
Hình thức đào tạo trong e-learning - Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học
Hình th ức đào tạo trong e-learning (Trang 36)
Hình PA.1: Giao diện làm việc của PP - Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học
nh PA.1: Giao diện làm việc của PP (Trang 41)
Bảng PA.2: Các phím điều khiển khi trình diễn - Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học
ng PA.2: Các phím điều khiển khi trình diễn (Trang 45)
Hình PD-01 Qui trình thiết kế bài giảng e-learning - Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học
nh PD-01 Qui trình thiết kế bài giảng e-learning (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w