1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ

133 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Các doanh nghiệp sảnxuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanhnghiệp sả

Trang 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GỖ

1 Quy mô, năng lực sản xuất

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăngtối thiểu 8%/năm Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc(Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lênđến gần 200 tỉ đô la Mỹ năm 2002 Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ,

kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản

Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đãthay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác nhưInđonêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng

cả về số lượng và chất lượng

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong nhữngnăm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩuhàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á Hiện cả nước có khoảng2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối

gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công

ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất)

Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhànước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu

tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, ThụyĐiển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tạiViệt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD Đa số các công tysản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam(T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và TâyNguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công tysản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vựcđồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…

Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệpvừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí Các doanh nghiệp sảnxuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết

bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanhnghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứngđược yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao

2 Thị trường

Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ cảu các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranhgay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000

Trang 2

cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷUSD.

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽtrong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển nhưĐài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đếnnay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng Hiện tại, cácsản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà,hàng ngoài trời… đến các mặt hàng dăm gỗ Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tụctăng Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyềncông nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD và ước lên tới 1 tỷ USD năm2004

Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyềnthống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) đểthông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cậnnhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnhmột số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định

và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệthống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộnghòa Liên bang Nga

Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhànhập khẩu và các nhà phân phối Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứuthị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nênnếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhucầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp.Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trườngcủa các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệunhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí chocông tác tiếp thị

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD Năm

93.39445.8250.97126.18724.542119.260

137.91345.55350.98625.23824.361145.886

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nước/

Khu vực

Trang 3

3 Các sản phẩm gỗ xuất khẩu

Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗxẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy,trang trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị giatăng về công nghệ và lao động Có thể chia các sản phẩm gỗ xuât khẩu của ViệtNam thành 4 nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế,vườn, ghế băng, df che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợpvới các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa…

Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế,giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợpvới các vật liệu khác như da, vải…

Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế,tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm

Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗkeo, gỗ bạch đàn…

Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghếngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu

Trang 4

Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ mỹ nghệ

Đơn vị tính: Triệu USD

0 5 10 15 20 25 30 35 40

1999 2000 2001 2002 2003

East West North

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thị trường xuất khẩu của hàng gỗ mỹ nghệ Việt Nam

Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan Hồng Kông Singapore Pháp

Mỹ

5 Nguyên liệu gỗ

Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tựnhiên là chính đã chuyển sang dẹa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng.Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tựnhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ Để

Trang 5

bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạnkhai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000m3 mốinăm trong giai đoạn 2000 đến 2010, củ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng,sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu(50.000 m3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khaichương trình trồng mới 5 triệu rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm

2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất

Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm ViêtNam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận vàtăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu.Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia,Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia nàyluôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như NewZealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lạicách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năngcạnh tranh của sản phẩm Việt Nam

Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũngđang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai tròquan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Laicông suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sảnphẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máyVán dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An)15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi

đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càngcao ở hầu hết các thị trường lớn Để phát huy hết tiềm nưang của ngành chế biến

gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sứcchú ý đến xu hướng “môi trường hóa” thương mại đồ gỗ Với 3 xu hướngnguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêuchuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại

đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khaithác Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổchức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấychứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chíquản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt đượcmột số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam

6 Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước

Với xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chínhphủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từrừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi choviệc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng,

Trang 6

gỗ nhập khẩu Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuếsuất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tựnhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng Gỗ rừng tự nhiên

có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%

Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu,nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theonhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mứcthuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%)

Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợphát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu cácmặt hàng gỗ của Việt Nam

Chương 2 CHỨNG CHỈ RỪNG

I Sự cần thiết của chứng chỉ rừng

Do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bấthợp pháp), chuyển đổi đất lâm sàng trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóav.v… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể Theo ước tínhcủa FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu

ha song đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tíchđất không có rừng khoảng 8 triệu ha Môi trường sống của nhiều loài động vật,thực vật rừng cũng không biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng

Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cườngluật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tựnhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở cácnước đang phát triển Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cảcộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với cácgiải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững vàchứng chỉ rừng

Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical TimberOrganisation): “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cốđịnh nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách

rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng màkhông làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng

và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xãhội” Trong khi đó theo Tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản

lý và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinhhọc, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng củarừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội củachúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đốivới các hệ sinh thái khác”

Trang 7

Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sựbền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội.

Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấychứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuấttrên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinhthái của rừng và môi trườn xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinhhọc

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng củacác mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tạiAnh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồngốc xuất xứ Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu

Âu và Mỹ đã vượt quá cung Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới cómang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới) từcửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet Ngày nay, mạnglưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất vàbuôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khácnhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên Theo kết quả thống kê nhu cầu

sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh Ở

Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu

và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có GSC.Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc táccho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứngchỉ

Ví dụ về các công ty cam kết ưu tiên lâm sản đã chứng chỉ như HomeDepot (thu nhập 30 tỉ USD, công ty nâng cấp nhà cửa lớn nhất thế giới); Lowe’sCompanies, Inc (nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn thứ 2 trên thế giới); B&Q(một trong những nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn ở Anh) Có thể nêu ở đâymục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, làđảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khurừng đã được xác định là quản lý tốt Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêunày là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểusau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định vềhoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khurừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu rừng đó đã được chứng chỉtheo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự Bước thứ 2

để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấplâm sản khác Để kiểm tra các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các bướctrên, IKEA sẽ thiết lập một hệ cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩmtạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể

Trang 8

II Các thông tin liên quan đến việc cấp chứng chỉ rừng

1 Cơ quan cấp chứng chỉ rừng

Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và cótrình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hộicông nhận, được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm

Hiện nay, các tổ chức cấp chứng chỉ rừng chính trên phạm vi toàn cầu là:

- Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên Châu Âu (Pan-European ForestCertification-PEFC): hoạt động chủ yếu trên địa bàn châu Âu

- Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC)

- Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaisia và Kerhout: hoạt độngchủ yếu trong khu vực nhiệt đới

- Hệ thống quản lý môi trường ISO 140001

- Sáng kiến bền vững rừng Mỹ (American Sustainable ForestryIntiative)

Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC),hiện nay đã ủy quyền cho 10 cơ quan được cấp chứng chỉ rừng là:

- Anh quốc: SGS – Chương trình QUALIOR

- Anh quốc: Hiệp hội đất – Chương trình Woodmark

- Anh quốc: BM TRADA Certification

- Mỹ: Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng

- Mỹ: Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood

- Hà Lan: SKAL

- Canada: Silva Forest Foundation

- Đức: GFA Terra System

- Nam phi: South African Bureau for Standards (SABS)

- Thụy Sĩ: Institute for Martokologic (LMO)

Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliance(http:// www.smartwood.com) và SGS Forestry (http:// www.sgsqualifor ) đãthực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC) Đây cũng chính

là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam

Trang 9

Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng cácđóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người vàcuộc sống thông qua các hoạt động.

- Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất…

- Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhát của rừng

- Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống củachúng

b Lợi ích về xã hội:

Đảm bảo quyền con người được tôn trọng Nhiệm vụ chính là yêu cầu có

sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốcgia hay khu vực Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động laâ nghiệp phảiđược sự đồng thuận cảu các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương

Ví dụ: các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi,vật liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống củahọ

c Lợi ích về kinh tế:

Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biếntại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đếnmôi trường nơi khai thác và chế biến FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêuchuẩn cho quản lý rừng bền vững Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này phù hợpvới tất cả các loại rừng: ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng trồng

Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vàotiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêuchuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình.Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sửdụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó

3 Phạm vi áp dụng và lợi ích khi được cấp chứng chỉ rừng

Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với cácquy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân Đây là một quá trìnhhoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng Tuy nhiên, đánh giá cấp chứng chỉ rừngchỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt độngquản lý kinh doanh

Các lợi ích khi một đon vị lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng bao gồm:

- Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loạikhông được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoảng 30%)

- Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới

- Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra cácđiểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 10

4 Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng

Theo chương trình Smartwood, quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừnggồm 10 bước cơ bản như sau:

- Đơn vị quản lý rừng làm đơn yêu cầu cho cơ quan đánh giá;

- Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với kháchhàng (đơn vị quản lý rừng);

- Khách hàng ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá Cơ quan đánh giá sẽyêu cầu khách hàng ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tácđánh giá Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu;

- Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá Chuyên gianày sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận;

- Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường;

- Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với khách hàng;

- Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá;

- Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho kháchhàng để tham gia ý kiến (thời gian tối đa là 2 tuần), đồng thời cũng gửi cho cácchuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến;

- Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiếncủa khách hàng và chuyên gia độc lập;

- Trình bày báo cáo cho Giám đốc cơ quan chứng chỉ ra quyết định cấpchứng chỉ

Thời gian từ lúc bắt đầu đánh giá đến lúc kết thúc được cấp chứng chỉthường mất khoảng 90 ngày Chứng chỉ có giá trị trong 5 năm Tuy nhiên, hàngnăm cơ quan đánh giá thường tổ chức một đợt kiểm tra xem đơn vị quản lý rừng

có tuân thủ liên tục các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững haykhông Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định,chứng chỉ có thể bị thu hồi

Chi phí trực tiếp của việc đánh giá rừng bao gồm phí đánh giá lần đầu vàphí đánh giá hàng năm Chi phí đánh giá gián tiếp có thể bao gồm chi phí giatăng cho nhân viên, chi phí gia tăng cho việc kiểm soát rừng, việc lập kế hoạchquản lý phụ thêm, chi phí kiểm kê gia tăng và những thay đổi trong các phươngpháp khai thác

5 Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain ò Custody – CoC)

Từ một cây gỗ, để có thể trở thành một thành phẩm gỗ, cần phải trải quanhiều bước, bao gồm từ khai thác, chế biến và sản xuất sơ cấp và thứ cấp, phânphối và tiêu thu Quá trình này được gọi là chuỗi-hành-trình-sản-phẩm Bằngcách kiểm định từng bước trong quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sảnphẩm (CoC) đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà

Trang 11

họ mua thực sự có nguồn gốc từ một khu rừng đã được chứng chỉ Sản phẩm củacác công ty đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm có thể được mangnhãn FSC.

Bước đầu tiên cho một công ty muốn thực hiện chững chỉ chuỗi hànhtrình sản phẩm là phải xác định tất cả điểm kiểm soát gỗ tập kết (CCP’s) Điểmkiểm soát gỗ tập kết là điểm mà gỗ nguyên liệu đã được chứng chỉ và chưa đượcchứng chỉ có khả năng bị trộn lẫn với nhau Ở mỗi điểm đã xác định sẽ cần sựkiểm soát để đảm bảo rằng gỗ sẽ không bị trộn lẫn Trong hầu hết các trườnghợp, CCP’s sẽ bao gồm:

- Việc thu mua nguyên liệu gỗ

- Đầu vào tốt

- Kiểm tra trong sản xuất

- Hàng hóa thành phẩm và lưu kho

- Việc bán hàng

Cách thức mà CCp’s có thể ngăn cản được việc trộn lẫn gỗ đã được chứngchỉ và chưa được chứng chỉ là thông qua việc kết hợp xác nhận và xác minh gỗ,phân loại gỗ và chứng từ phù hợp, cùng với việc đào tạo chuyên môn đầy đủ.Hướng dẫn chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm thay đổi tùy theo các cơ quancấp chứng chỉ khác nhau và các chi tiết cần dẫn chiếu đến các cơ quan cấpchứng chỉ có liên quan Do đó, mục tiêu của việc chứng chỉ chuỗi hành trình sảnphẩm là cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm được chứng chỉ có nguồn gốc từcác khu rừng đã được cấp chứng chỉ và quản lý tốt và xác minh rằng các sảnphẩm đó không lẫn lộn với các sản phẩm từ các khu rừng chưa được chứng chỉ ởbất kỳ điểm nào của chuỗi cung cấp, trừ phi dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của

cơ chế nhãn sinh thái tỷ lệ (%) mà sản phẩm đang được áp dụng Nhãn sinh tháidựa trên tỷ lệ là một cơ chế mà lâm sản chỉ chừa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu gỗđược chứng chỉ vẫn có thể được dán nhãn nêu lên rằng chúng có nguồn gốc từcác khu rừng được quản lý tốt Cơ quan chứng chỉ được ủy nhiệm đang tiếnhành hoặc quản lý chương trình chứng chỉ này sẽ đưa ra hướng dẫn và giới hạn

về các tuyên bố này trên nhãn sinh thái

Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm(CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm Chi phí gián tiếp có thểbao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng và đàotạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm

III Tình hình thực hiện chứng chỉ rừng Tại Việt Nam

Hiện nay, khoảng 27 triệu ha rừng (gồm trên 200 khu rừng thuộc 32 quốcgia) trên thế giới đã được cấp chứng chỉ của FSC và trên 600 chứng chỉ nhãnsinh thái đã được cấp cho các nhà sản xuất lâm sản

Tại Việt Nam, từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WorldWide Fund for Nature – WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn, cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ

Trang 12

quan trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lýrừng bền vững Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu

về tài chính và kỹ thuật cho Tổ công tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng

bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc vàtiêu chuẩn của FSC

Đến nay, Tổ công tác quốc gia đã hoàn thành dự thảo (lần thứ 6) bộ tiêuchuẩn quốc gia, bao gồm 10 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí và 113 chỉ số cụ thể Tuynhiên, FSC cũng chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn quốc gia kể cả khi đã đượcFSC công nhận và áp dụng vẫn cần được xem xét sửa đổi bổ sung thường xuyêncho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và trạng thái rừng.Bản dự thảo này nhằm giúp cho các đơn vị và cá nhân quan tâm đến quản lýrừng có được các nhận thức cơ bản thế nào là một đơn vị quản lý rừng đạt đếnmức quản lý bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế

Bên cạnh đó, WWF cũng tích cực phối hợp với Tổ công tác quốc gia ViệtNam và các nhà tài trợ khác tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm về quản lýrừng bền vững tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho một số địa phương như:

- Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hànhtiền khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường, Chuyên gia FSC đã đưa ra một sốkhuyến nghị đối với tỉnh, lâm trường nhằm thực hiện à đáp ứng được các tiêuchuẩn về quản lý rừng bền vững

- Tỉnh Kon Tum: WWF và TFT/Scancom thực hiện dự án về bảo tồn đadạng sinh học và quản lý rừng bền vững tại huyện Kon Plong

- Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xâydựng mô hình về quản lý rừng bền vững tại một số Lâm trường; tiến hành đánhgiá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 lâm trường Sơ Pai và hà nừng Sắptới, WWF sẽ mời chuyên gia của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá lại cáclâm trường nói trên

- Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyếnkhảo sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường

- Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam đã xây dựng và tìm kiếm nguồn tàitrợ kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp,xây dựng các mô hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọngđiểm

Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình FSC tại Việt Nam, xin liên hệ đếncác địa chỉ sau:

WWF Chương trình Đông Dương

53 Trần Phú, IPO Box 151, Hanoi, Vietnam

Tel: + 844 7338387

Fax: + 844 7338388

Email: public@wwfvn.org.vn

Trang 13

Website: wwfindochina.org.vn

Quỹ rừng nhiệt đới

Rue Mauverney 28, 1196 Gland, Swizerland

Jeff Hayward, Regional Manager

JI Astrajingga No 7, Bogor, 16153 – Indonesia

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Giám đốc: Nguyễn Ngọc Khoa

Email: khoa_nguyen@sgs.com

Website: www.sgsqualifor.com

Chương 3 THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ VÀ NỘI THẤT EU

Trang 14

I Quy mô thị trường

Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rất hấp dẫn Đây là một thịtrường thống nhất, cho phép hàng hóa, vốn, dịch vụ và con người có thể dichuyển một cách tự do giữa các nước thàh viên EU còn là một thị trường rộnglớn của 25 quốc gia thành viên với dân số khoảng 456,4 triệu người

Với sự gia nhập của 10 quốc gia mới từ 1 tháng 5 năm 2004, đến nay cácnước thuộc EU bao gồm: Đức, Italia, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, hà Lan, Bỉ, Lux-xăm-bua, Áo, Thụy Điển, Hi Lạp, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ai-len,

Ba Lan, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Slovakia, Slovania, Estonia, Latvia, Lithuania,Malta và đảo Sip

Từ 1 tháng 1 năm 1999, đồng EUR đã trở thành đồng tiền hợp pháp của

12 quốc gia thuộc Châu Âu, chỉ có 3 nước là Anh, Đan Mạch và Thụy Điệnkhông tham gia vào đồng tiền chung EUR mà sử dụng đồng tiền riêng của quốcgia mình

Năm 2003, EU tiêu thụ đồ nội thất (HS 94) lớn nhất thế giới, đồng thờitiêu thụ gỗ và các mặt hàng gỗ (HS 44) đứng thứ 2 (sau Mỹ) Nhu cầu nhậpkhẩu của EU ngày càng có xu hướng tăng lên, không chỉ phục vụ cho nhu cầutiêu dùng trong nội bộ mà còn được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu

1 Quy mô thị trường đồ nội thất (HS 94)

EU là nhà nhập khẩu đồ nội thất hàng đầu trên thế giới, năm 2002 tổngkim ngạch nhập khẩu của 25 quốc gia thành viên EU là 24,731 tỷ EUR, chiếmtrên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới Đức là nước nhậpkhẩu lớn nhất trong khối EU (6,149 tỷ EUR), tiếp đến là Anh (4,163 tỷ), Pháp(3,49 tỷ EUR)…

Nhập khẩu đồ nội thất của các nước thuộc EU, 2000-2002

Đ ơn vị tính: 1 triệu EUR/1.000tấn

Tên nước

Giá trị lượng Sản Giá trị lượng Sản Giá trị

Sản lượn g

214110821108481521343276339

649434013387176616881526860877

206815001122482547339273345

614941633490168216371399970893

198613851133474537327373

Trang 15

Tây Ban Nha

3402277757596120

896616305233243218127

2652387858676118

809659282266253249116

2472507969767716

Nguồn: Eurostat (2004)

Nhóm các sản phẩm nội thất nhập khẩu chủ yếu gồm đồ nội thất phòng ăn và phòng khách đã nhồi đệm hoặc không nhồi đệm, chiếm 37% tổng trị giá nhập khẩu, nhập khẩu phụ tùng đạt 7,198 tỷ chiếm 31%

Nhập khẩu đồ nội thất của EU theo nhóm sản phẩm (chỉ tính 15

quốc gia trước đây) từ 2000-2002

Đ ơn vị tính: 1 triệu EUR/1.000tấn

Nhóm sản phầm

Giá trị

Sản lượng

Giá trị

Sản lượng

Giá trị

Sản lượng

2002184787451637716560

6331328

67185130913915721633

33413138

2003181289349638727085

6671254

66084232113419501685

34703107

2002182691847440277198

7141261

65289231913916591721

Giữa các nước EU 12456 3664 12579 3932 21284 3438

Trang 16

Ngoài EU

Các nước đang phát triển

Vietnam

94093653209

3476122880

100643682212

3584124380

108414052240

3922148797Nguồn: Eurostat (2004)

Nhập khẩu đồ nội thất từ Việt Nam theo nhóm sản phẩm

8994

3335221048659226622617

29888

72364755034169591753586

11035

27244308711515233901873

37113

77619887529857758563560

14207

2983635911054833372

so với tiềm năng nhập khẩu của thị trường Châu Âu

Các quốc gia mới gia nhập EU cũng đóng một vai trò đáng kể trong kimngạch nhập khẩu các mặt hàng nội thất, với tổng giá trị nh là 1.526 triệu EURnăm 2002, trong đó khoẳng 50% là phụ tùng nội thất Kim ngạch đồ nội thấtchưa nhồi đệm trị giá 95 triệu EUR, trong đó Ba Lan là quốc gia nhập khẩu lớnnhất (25 triệu EUR), tiếp theo là Tiệp Khắc (17 triệu EUR), Hungari (16 triệuEUR)… Nguồn cung cấp chủ yếu của nội thất chưa nồi đệm cho các quốc gianày là Italia, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu củanội thất phòng ăn và phòng khách cùng các loại đồ nội thất khác cũng lên đến

313 triệu EUR năm 2002, trong đó các nước nhập khẩu lớn là Tiệp Khắc (65triệu EUR), Hungari (64 triệu EUR), Ba Lan (62 triệu EUR)… Nguồn cung cấpchính là Italia, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Áo

Trang 17

Nhập khẩu đồ nội thất của 10 quốc gia mới gia nhập EU năm 2002

Đơn vị tính: Triệu EUR

Các nước Đông Âu Vùng Baltic

Si p

Ma -lta

Ba La n

Tiệp Khắ c

Hun - gary

Slov - akia

Slov - enia

Latvi a

Est - oni a

uani a

486206

363

2041591765

345184

288

189991664

384137

162

51111626

21295

139

10138923

14172

44

2024524

1115

41

2912510

8111

36

191739

70.510

56

4313825

813

15

14115

50.52

Nguồn: Eurostat (2004)

Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của 10 quốc gia mới gia nhập EU

từ các nước đang phát triển là 46 triệu EUR, chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch nhậpkhẩu Nguồn cung cấp từ các nước đang phát triển chủ yếu là Trung Quốc,Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Brazil và Ấn Độ

2 Quy mô thị trường gỗ và đồ gỗ (HS44)

Trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2003, kim ngạch nhập khẩu và cácsản phẩm gỗ của các nước EU (chỉ tính 15 quốc gia trước đây) có sự giảm nhẹ(2,2%) đạt giá trị 22,2 tỷ EUR năm 2003, tương đương 79,9 triệu tấn sản phẩm.Anh là quốc gia nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn nhất của EU (chiếm16,7%), tiếp đến là Italia (14,2%), Đức (14,2%), Pháp (9,3%), Tây Ban Nha(8%) và Hà Lan (3,8%)

Trang 18

Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các nước EU từ 2001-2003

Đơn vị tính: Triệu EUR/1.000 tấn

80932

46385784271191055585784728619634415514832424359402113976431361785455

22594

10786391938803275335220041770161213971259104990269746945838682

79735

45796721877281051176864532555634024669807024599741120257361187802631

22230

10757378937223161315220701784151914281313107890473553437136793

79931

456977015803499567375494053353259507883142688915912330871770975846

Đức, Thụy Điển và Phần Lan là các quốc gia cung cấp gỗ và các sảnphẩm gỗ hàng đầu Sản lượng cung cấp của cả 3 quốc gia này chiếm 25% tổnglượng gỗ nhập khẩu của các nước EU năm 2003, trong đó kim ngạch cảu Đức là2.298 triệu EUR, Thụy Điển là 1,677 triệu EUR (50%), các nước đang phát triểnchiếm thị phần khoảng 17% tại thị trường gỗ và đồ gỗ cảu Châu Âu

Các quốc gia mới gia nhập EU có lượng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗkhông nhiều, tập trung vào một số quốc gia chính như Ba Lan (408.000 EUR),Hungary (406.000 EUR) và Tiệp Khắc (344.000 EUR)

Trang 19

Đứng trên góc độ nhóm sản phẩm, gỗ xẻ chiếm vị trí hàng đầu với 38,3%trong tổng lượng nhập khẩu gỗ của EU, tiếp đến là đồ gỗ cho các công trình xâydựng (03,8%), gỗ thô (13,1%), ván sợi (7,9%), ván dăm (6%) và gỗ dán bề mặt(5,1%).

Nế xét nguồn hàng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của EU từ các nướcđang phát triển (trong đó có Việt Nam) thì kim ngạch nhập khẩu chiếm 17%năm 2003, với các quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Hà Lan (26%), Italia (24%),Pháp (23%)… Các quốc gia đang phát triển xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cho thịtrường EU được khái quát ở bảng 6

Nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ từ các quốc gia đang phát triển cho thị trường EU, 2003

Nhóm

sản phẩm

Nguồn cung cấp gỗ từ các nước đang phát triển Tỷ lệ so với

toàn bộ nhóm sản phẩm HS44

Gỗ xẻ Malaysia (18,7%), Cameroon (18,6%), Brazil

(16,8%), Bờ biển ngà (9,2%), Ghana (4,4%), Indonesia (3,6%)

37%

Gỗ dán Brazil (42,8%), Indonesia (29,9%), Trung Quốc

(8,2%), Malaysia 96,6%), Chile (3%), Gabon (2,2%)

Gỗ thô Gabon (27,9%), Cameroon (14,5%), Công-gô

(13,3%), Uruguay (8,7%), Liberia (8,2%), Croatia (5,1%)

7,5%

Trang 20

Cửa Indonesia (30,4%), Nam Phi (24,4%), Brazil (15,7%),

Malaysia (11,6%), Trung Quốc (10,1%)

5,2%

Sàn gỗ Trung Quốc (21,7%), Indonesia (24,9%), Malaysia

(19,4%), Thái Lan (12,2%), Croatia 96%)

2,4%

Ván sợi Trung Quốc (22,3%), Indonesia (12,9%), Malaysia

(11,9%0, Nam Phi (9,4%), Brazil (5,6%), Chi Lê (4,5%), Việt Nam (3,6%), Ấn Độ (1,4%)

0,9%

Cửa sổ Indonesia (22,6%), Trung Quốc (20,9%), Croatia

(17,5%), Malaysia (7,9%), Brazil (5,6%), Thổ Nhĩ Kỳ(5,2%), Philipin (4,7%), Tunisia (3,9%)

0,2%

Ván ép Brazil (58,7%), Indonesia (12%), Chi Lê (7,4%),

Croatia (5,8%), Sri Lanka (5,7%), Trung Quốc (2,1%)

0,2%

Ván dăm Thổ Nhĩ Kỳ (28,4%), Croatia (18,5%), Brazil

(16,2%), Trung Quốc (14,3%), Malaysia (5,2%), Cuba (3,8%)

17%

Nguồn: ITC Trademap (2004)

II Những định chế và đòi hỏi của thị trường

1 Các quy định thâm nhập thị trường Liên minh Châu Âu với các mặt hàng nội thât (HS94)

1.1 Quy định thuế quan và hạn ngạch

Trang 21

Thuế nhập khẩu cho các hàng nội thất từ 0-5,6% Việc buôn bán hàng nộithất trên toàn cầu nói chung tự do nên hầu hết các mặt hàng đều miễn thuế Thuếnhập khẩu chỉ được áp dụng trong trường hợp phụ kiện, ghế/đồ nội thất làm từsong mây, liễu gai, tre và các đồ nội thất dùng trong nhà bếp nếu như không cóthỏa thuận thương mại đặc biết giữa các quốc gia thì phải áp dụng biểu thuếchung Đối với các nước đang phát triển, một số thỏa thuận thương mại ưu đãiđược thiết lập GSP (hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập) Tuyb nhiên, GSPkhông áp dụng cho các nước sản xuất đồ nội thất với số lượng lớn như TrungQuốc và Indonesia Hiện tại, khi trình diện giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A(form A) có thể được giảm thuế nhập khẩu.

EU không áp dụng hạn ngạch về nhập khẩu đồ nội thất Hiện tại các thôngtin cập nhật về thuế nhập khẩu có thể truy cập vào trang web: http://www.douane.nl Ngoài ra, có thể tham khảo các nguồn thông tin khác từ ủy banChâu Âu, Hiệp hội Thương mại và trực tiếp từ các nhà nhập khẩu

1.2 Quy định đối với hàng rào phi thuế quan

Có rất nhiều yêu cầu đối với hàng rào phi thuế quan và được phân thành

ba loại chính: các tiêu chuẩn về chất lượng; các vấn đề về xã hội, môi trường,sức khỏe và an toàn; quy cách đóng gói nhãn mác

Các tiêu chuẩn về chất lượng

- Tiêu chuẩn Châu Âu: Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu Âu, chínhthức cho hàng nội thất Tuy nhiên Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu ÂuCEN/TC2007 đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998 và nhữngtiêu chuẩn này có thể sớm trở thành tiêu chuẩn Châu Âu

- Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hànghóa đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC

- Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vàocác tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chấtlượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tùy theo mỗi nước

- Nhã mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng caothường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc gia.Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng và dịch

vụ tin cậy

- Tiêu chuẩn an toàn: Tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm nói chungđược quy định bởi tiêu chuẩn Châu Âu (Directive 92/59/EC) Đối với các sảnphẩm nội thất, an toàn là yêu cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối với thị trườngLiên minh Châu Âu và thị trường từng quốc gia nói riêng để đảm bảo không cóbắt cứ sản phẩm không an toàn nào được bán cho khách hàng

- Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội thất: Mặc dù chưa có tiêuchuẩn Châu Âu chính thức nhưng đã có tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt hàng

Ví dụ như đối với hàng nội thất kiểu hiện đại và kiểu thuộc địa, người mua yêu

Trang 22

cầu chất lượng gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu mọt, không nứt vỡ, đượcsản xuất từ một súc gỗ nguyên và xuấtg xứ từ rừng được quản lý bền vững.

- Kích cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội thất ở mỗi nước Châu Âu đềukhác nhau Nói chung, kích cỡ hàng nội thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ vìnhà cửa ở Châu Âu dường như nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ Người Bắc Âu thường tolớn hơn người dân phía Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ lớn hơn Hãy luônkiểm tra các yêu cầu thị trường chính xác từ phía nhà nhập khẩu

Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn:

Các vấn đề liên quan đến môi trường: Nhận biết các vấn đề môi trường ngày

càng tăng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề quan trọng trongviệc buôn bán hàng nội thất quốc tế

- Một số nhãn mác sinh thái cho đồ nội thất và nhãn mác quốc tế vềnguyên liệu ngày càng phát triển, ví dụ như sự bền vững của nguyên liệu gỗ,nguyên liệu tái chế và chứa các chất độc hại Ben cạnh đó, nhà thiết kế và nhàsản xuất đang cố gắng phát triển hàng nội thất giảm thiểu ảnh hưởng đến môitrường nhất, được coi là kiểu dáng sinh thái Mặc du một số quy định về môitrường chưa bắt buộc nhưng đây là cơ hội cho các nhà sản xuất đáp ứng các yêucầu này tối đa trong khả năng của họ mà chắc chắn điều này sẽ đưa lại cho họlợi thế cạnh tranh rất tốt

- Công cụ cho sự bền vững: Ngoài các yêu cầu bắt buộc còn có một sốchính sách về môi trường mà có thể hỗ trợ cho nhà xuất khẩu ở các nước đangphát triển, ví dụ: nhãn mác FSC và nhãn mác sinh thái môi trường quốc gia; hệthống GSP trong đó thuế nhập khẩu của Châu Âu có thể giảm cho các sản phẩmnội thất “tốt với môi trường” hay chính sách quản lý chất thải

Nhãn mác FSC: Hiện tại một vấn đề hết sức quan trọng đói với buốn bán

đồ nội thất và gỗ quốc tế là nguồn gốc gỗ Những sản phẩm có nguồn gốc khôngbền vững ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trường Châu Âu Việc nhậpkhẩu các mặt hàng này không bị pháp luật cấm nhưng lại gặp sự phản đối củakhách hàng nên có ảnh hưởng tương tự như là tẩy chay Hội đồng quản lý rừngFSC đã ban hành chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và càng ngày càng đượcngười tiêu dùng nhận biết và lựa chọn ở hầu hết thị trường Châu Âu Biểu tượngFSC không chỉ đảm bảo rằng gỗ từ rừng được quản lý tốt mà con bảo đảm rằngtrong toàn bộ các khâu chế biến từ rừng đến sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bịtrộn lẫn với các sản phẩm “không bền vững khác” Bằng cách tránh khai thác gỗmột cách lãng phí có thể hạn chế đwocj việc khai thác rừng quá mức

Nhãn mác sinh thái quốc gia: Mỗi nước Châu Âu đều có một số nhãn mác

sinh thái cho các mặt hàng nội thất khác nhau được bán trên thị trường

Các vấn đề xã hội: Sử dụng lao động trẻ em để sản xuất đồ nội thất và các

mặt hàng khác là một trong những mối quan tâm lớn đối với nhiều nước Châu

Âu Những nhà xuất khẩu có thể chứng minh và đảm bảo rằng sản phẩm của họkhông sử dụng lao động trẻ em không chỉ có lợi thế cạnh tranh mà còn có cơ hộihợp tác lâu dài tốt hơn

Trang 23

Các vấn đề sức khỏe và an toàn: Sản xuất đồ nội thất phải tuân thủ một số

quy định về sức khỏe và an toàn ví dụ như an toàn lao động, an toàn hóa chất,

độ ồn và độ rung giữ ở mức thấp, điều kiện nhà xưởng…

Đóng gói và nhãn mác

Vận chuyển từ các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu

Âu thường mất một quãng đường dài trước khi đến được đích, do vậy nên đónggói đảm bảo chắc chắn và an toàn khi vận chuyển bằng đường biển Hàng nộithất rất dễ bị hỏng hóc nên cần phải được đóng gói cẩn thận và chắc chắn

Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu: Châu Âu đã ban hành chỉ thị 94/62/EC

quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về đóng gói và chất thải đóng gói và đượcthực hiện hầu hết các nước Châu Âu từ năm 1996 Mỗi nước đều có quyền thêmcác tiêu chuẩn của riêng của họ vào tiêu chuẩn chung này Các nhà xuất khẩunên lưu ý những vấn đề sau:

- Chú ý đến việc đóng gói (đóng gói vận chuyển) vừa hạn chế vừa bảođảm và nếu có thể, nguyên liệu nên dụng loại có thể tái chế được

- Cố gắng kết hợp các sản phẩm để gửi hàng thành một chuyến lớn sẽtốt hơn là vận chuyển liên tục những lô hàng nhỏ

- Cố gắng phát triển các giấy gói đa chức năng, ví dụ một giấy gói cóthể sử dụng lại cho việc đóng gói để bán trong nước

- Cố gắng giảm thiểu các chất độc hại

- Ngành công nghiệp này cần tránh đóng gói quá nhiều và cố gắng thaythế các nguyên liệu không thể tái sử dụng bằng những nguyên liệu có thể tái sửdụng Cách đóng gói xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm khỏi hỏng hóc trong quátrình lưu kho vận chuyển và phân phối Một số lời khuyên sau dành cho các nhàxuất khẩu nội thất

- Lựa chọn cách vận chuyển và phân phối mà ít phải chuyển tải và bịbốc dỡ nhiều lần

- Sử dụng hãng vận chuyển quốc tế để có thể dỡ hàng tại địa điểm cuốicùng để giảm các lần bốc dỡ

- Các kiện hàng cần được phù hợp với kích cỡ của container và sử dụngcác tấm nâng hàng kích cỡ tiêu chuẩn, đặc biệt là những đồ nội thất làm từ gỗkhối nặng cần đóng gói sao cho việc bốc dỡ được dễ dàng

- Có các thiết bị nâng đỡ thích hợp và đào tạo nhân sự

Ký hiệu và nhãn mác:

Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng về tên, địa chỉ của người xuất khẩu vànhập khẩu, nước xuất xứ, cảng quá cảnh và thông tin về nội dung hàng để ngườinhập khẩu có thể biết chính xác những lô nào của sản phẩm đã đến Người nhậpkhẩu cũng thường được yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có thể phân phối

mà không cần phải mở thùng Việc sử dụng mã vạch ngày càng phổ biến ở cáckênh phân phối bán buôn và bán lẻ ở Châu Âu

Trang 24

2 Các yêu cầu để thâm nhập thị trường Châu Âu đối với gỗ và các mặt hàng

gỗ (HS44)

2.1 Các quy định thuế quan và hạn ngạch

Nói chung, toàn bộ hàng đồ gỗ bao gồm gỗ nguyên liệu và sản phẩm từ

gỗ đều phải chịu thuế nhập khẩu vào thị trường Châu Âu tùy thuộc vào sảnphẩm và nước xuất xứ Nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển,Liên minh Châu Âu vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho cácnước đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển Ngoài ra, thuêsgiá trị gia tăng (VAT) cho hàng gỗ khá cao, phổ biến khoảng từ 15-25% tùytheo từng nước

2.2 Các quy định áp dụng cho hàng rào phi thuế quan

Các tiêu chuẩn về chất lượng: Việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị

trường Liên minh Châu Âu đều phải chịu một số quy định cấm các chất nguyhiểm độc hại ví dụ như các chất Creosote và Asecmic dùng để xử lý gỗ bị cấm ởtoàn Châu Âu, đồng thời đưa Borax vào danh mục chất gây nguy hiểm chongười sử dụng (Thụy Điển), riêng Đức và Hà Lan cấm cả chất formaldehyde

Quy định cho các sản phẩm xây dựng vào Châu Âu: Các sản phẩm gỗ

phục vụ xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về

- Độ bền sản phẩm

- Khả năng chịu lửa

- Bảo vệ môi trường, sức khỏe và vệ sinh

Âu bắt buộc phải được dán nhãn CE

Ban chỉ đạo sản phẩm xây dựng đã buộc các sản phẩm ván sàn phải đápứng các tiêu chuẩn Châu Âu, bao gồm độ bền, an toàn, chịu lửa và chống ồn Đểđạt được các tiêu chuẩn này các nhà sản xuất buộc phải chứng minh quy cáchsản phẩm của họ đạt đụơc tiêu chuẩn này Sau khi được một bên thứ ba kiểm tra

và xác nhận thì nhà sản xuất mới được dùng nhãn CE

Ngoài ra, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cũng phát triển tiêu chuẩnISO 9000, ISO 9001 và ISO 9004 áp dụng cho việc quản lý chất lượng trong qúa

Trang 25

trình sản xuất Các nhà nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu chuẩn chất lượngnày.

- Hiệp định về buôn bán giao dịch quốc tế các loại gỗ có nguy cơ tuyệtchủng Đối với các nhà xuất khẩu ở nước đang phát triển cần biết về luật lệ này

vì nó quy định rõ các biện pháp cứng rắn để bảo vệ một số hệ thức vật và độngvật có nguy cơ tuyệt chủng Các thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm từwebsite: http://cites org

Các vấn đề về an toàn sức khỏe, xã hội và môi trường: Bên cạnh các quy

định pháp lý, các nàh sản xuất gỗ phải đối đầu với các quy định khác Ngườimua ở Châu Âu muốn thêm thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất, ví dụ như vềcác điều kiện về môi trường và xã hội tại khu vực này không phải là quy địnhpháp lý nhưng các nhà xuất khẩu nên cân nhắc những vấn đề này để tạo lợi thếcạnh tranh Về môi trường, một hệ thống chứng nhận quản lý môi trường nổitiếng là ISO 14000, ISO 14001 Các nhà xuất khẩu có thể dùng các chứng nhậnnày như là một công cụ xúc tiến thị trường rất tốt tại Châu Âu

Đối với các vấn đề về an toàn và sức khỏe, các nhà hóa chất có thể gâyung thư như dầu creosote bị cấm, riêng ở Đức và Hà Lan còn cấm thêm cả chấtformaldehide trong bảo quản gỗ

Nhãn mác và đóng gói: ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải

là sản phẩm thân thiện với môi trường Nói chung, người mua sẽ đòi hỏi yêu cầuđóng gói cho các sản phẩm bán hoàn thiện Cách đóng gói không chỉ để nhậndiện trong quá trình vận chuyển mà còn phải xác dịnh rõ số lượng, cân nặng,loại gỗ và loại hàng Ngoài ra, người xuất khẩu cần biết rằng người nhập khẩu sẽphải chịu chi phí rất lớn để xử lý rác thải đóng gói, điều này làm giảm khả năngcạnh tranh cho người xuất khẩu Nhà xuất khẩu nên đóng gói bằng các chất liệu

có thể tái chế hoặc tốt nhất là người nhập khẩu có thể dùng lại để bao gói hàngtại thị trường của nước họ Vì các quy định về moi trường ở Châu Âu có thểthay đổi nên người xuất khẩu nên tham khảo ý kiện người nhập khẩu về các yêucầu và các quy định mới nhất liên quan đến việc đóng gói

III Xu hướng tiêu dùng hàng gỗ

1 Xu hướng và kiểu mẫu tiêu dùng đồ nội thất (HS94)

Như chúng ta đã biết, dân số Châu Âu gồm nhiều ngưòi cao tuổi Ướctính đến cuối năm 2001, dân số sẽ giảm nhưng nhóm người trên 45 tuổi sẽ tănglên Nhóm người cao tuổi là một mảng thị trường được các nhà xuất khẩu rấtquan tâm Sau khi con cái của họ chuyển ra ở riêng, họ thường thích trang trí lạinội thất trong nhà Họ là những người có nhiều thời gian và tiền bạc để chi tieêhơn là những nhóm tuổi khác

Một xu hướng nữa là sự gia tăng các hộ độc thân vì ly hôn nhiều hơn, cácnữ/nam công chức độc thân và các người già độc thân nhiều hơn Điều nàykhiên diện tích nhà cửa, căn hộ và các phòng có xu hướng thu nhỏ lại và xuhướng gia tang đồ nội thất đa chức năng với kích cỡ nhỏ hơn Ở Anh, Đức,Pháp, Hà Lan, các hộ gia đình độc thân và hộ gia đình chỉ có hai người chiếm

Trang 26

khoảng 2/3 tổng số hộ gia đình và có xu hướng gia tăng Nói chung, nhữngngười trẻ thường thích trang trí hơn là những người già.

Ở Anh và Hà Lan, mọi người thường sống trong các căn nhà xây thànhtừng dãy nhưng ở Đức, Italia, Tây Ban Nha, mọi người thường sống trong cáccăn hộ Điều này cũng ảnh hưởng đến kích cỡ và kiểu dáng hàng nội thất vàotừng nước của Châu Âu

Theo một cuộc khảo sát mới nhất của Liên đoàn sản xuất đồ nội thất Châu

Âu (UEA), khoảng 70% đồ nội thất tại 6 nước (Anh, Hà Lan, Đức, Italia, TâyBan Nha và Na Uy) được cho là cần phải thay đổi vì sự thay đổi thị hiếu củangười tiêu dùng cũng như thu nhập sẵn có của họ Tại 6 nước này, 30% đồ nộithất được mua trong dịp sinh nở, nhà mới, chuyển nhà hoặc đồ nội thất hiện tại

hư hỏng Ở các nước khác trong khối EU thì tỷ lệ này có thể thay đổi từ 80%

45%-Ở hầu hết các nước trong khối EU, người tiêu dùng có yêu cầu cao vềchất lượng Chất lượng tốt cũng như sự tiện dụng là những yếu tố vô cùng quantrọng Mặc dù chất lượng được quan tâm nhưng giá cả cũng là yếu tố thiết yếu.hầu hết các nước EU đều có sự cạnh tranh về giá cả giữa các nhà bán lẻ, riêng ở

Na Uy thì sự cạnh tranh này ít hơn Người tiêu dùng thông tin trước với nhaubằng Internet và thấu hiểu các thông tin mới nhất về mẫu mã, nãn mác, giá cả vàdịch vụ

Ngoài ra, người tiêu dùng rất quan tâm đến nhãn mác FSC (chứng chỉrừng) đảm bảo rằng đồ nội thất được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững,nguyên liệu có lợi cho môi trường Ở Đức, đây là một yếu tố chính ảnh hưởngđến quyết định mua hàng

Một số xu hướng nổi trội nhất trong trang trí nội thất

- Sự kết hợp giữa các nguyên liệu như gỗ, hợp kim, thủy tinh và đá mầusắc là ự pha tạp giữa tối, sáng, trong, hoặc các màu tự nhiên Biên giới giữa cáckiểu dáng rất mơ hồ, một phong cách trang trí đặc biệt ấn tượng nhờ vào các đồnội thất nhỏ, màu nhấn và các phụ kiện kết hợp Xu hướng mau đồ nội thất riêng

lẻ tăng vì người tiêu dùng thường tìm các mặt hàng mới mà có thể phối hợp vớicác đồ nội thất sẵn có của họ

- Phong cách trang trí tự nhiên lãng mạn, kiểu dáng cổ điển, kiểu thuộcđịa cũng như kiểu dáng hiện đại kết hợp với các phụ kiện độc đáo đang rất đượcquan tâm Mọi phong cách đều được trợ giúp bởi các mặt hàng nội thất nhỏphong cách dân tộc, cách trang trí phương đông, cách trang trí dân gian bao gồmcác đường cong, các đường mắt cáo, và kết hợp với sắt uốn Ngoài ra, trang trí tựnhiên kết hợp với đồ dùng trong nhà và ngoài trời do cách xây dựng nhà có hiên

và vườn rất phổ biến ở Châu Âu

- Phong cách quốc tế hóa mang lại nhiều kiểu dáng đa dạng như kiểulãng mạn từ những năm 1950-1960 sử dụng nhiều hoa văn trang trí lớn; kiểudáng cổ điển nghệ thuật như thời Louis từ thế kỷ 17-18 mà người na Uy gọi đó làphong cách hoài cổ; kiểu dáng Đông Tây kết hợp giữa phong cách trang trí

Trang 27

phương Đông với truyền thống phương Tây tạo nên sự thoải mái, lịch sự vàtrường tồn với thời gian (phong cách trong phim Titanic hoặc phong cách trangtrí Nhật Bản); một kiểu tiên phong mới sử dụng nhiều màu sắc kiểu Brasil vàtrang trí bởi các cây nhiệt đới; ngoài ra là kiểu dáng mộc mạc tự nhiên, kiểu dánghiện đại với nhiều sự kết hợp khác nhau.

Từ giữa những năm 1990 trở đi với sự phát triển của mạng lưới IKEA,người tiêu dùng bắt đầu thích kiểu đồ nội thất hệin đại xu hướng này bắt đầuphát triển tại Na Uy và dường như sắp bắt đầu ở các nước Châu Âu khác Một

xu hướng nổi trội trong mọi phong cách đồ nội thất như sau:

- Đồ nội thất đa chức năng, linh hoạt và tiện dụng: ví dụ như các mặthàng có thể dùng dùng với nhiều chức năng như ghế ngồi, ghế ngả để nằm; hệthống phòng khách và hệ thống tường…

- Phong cách lịch sự và tối giản lược: Chất lượng tốt (gỗ cứng) kết hợpvới các màu sắc, crôm, thủy tinh, hoa văn kiểu Barốc, hoặc sử dụng họa tiết in

ấn Ở Na Uy, người ta gọi đó là phong cách “đơn giản mà lịch sự” Các loại đồtrang trí nội thất cổ điển được thiết kế lại sao cho phù hợp với giới trẻ Các loại

đồ trang trí nội thất hiện đại thường dùng trang trí đơn giản, hình khối nhưng có

xu hướng mềm mại hơn, có mọt số đường uốn thích hợp với trang trí lịch sự.Một xu hướng mới đó là ghế, trường kỷ, ghế tựa, tủ và bàn nhỏ có chân nhỏ làmbằng gỗ hoặc kim loại

Xu hướng về nguyên liệu, màu sắc và hình dáng:

- Mây tre, liễu gai, cây gai, lá chuối, cói vẫn luôn là những nguyên liệuquan trọng, được dùng nhiều trong các kiểu trang trí nội thất tự nhiên và đươngthời

- Kim loại: Các đồ nội thất có kiểu dáng công nghiệp được làm từ kimloại như thép không gỉ, crôm, sắt trang trí, nhôm và đồng cũng rất phổ biến vì nó

là yếu tố rất bắt mắt Kim loại thường có kiểu dáng đơn giản và được kết hợpvới gỗ hoặc thủy tinh

- Thủy tinh: Thủy tinh màu, mờ, khói thuốc phổ biến hơn là thủy tinhtrong Thủy tinh cũng được sử dụng rất nhiều để kết hợp với các nguyên liệukhác làm bàn, tủ…

- Nguyên liệu mới: Đã có một số mặt hàng làm từ nguyên liệu mới xuấthiện trên thị trường: poly-cacbonnat trng, bóng hoặc nhiều màu và polyester táichế được sử dụng nhiều trong các mặt hàng hiện đại

Trang 28

- Vải: loại vải làm nền thường có một màu sáng tự nhiên, ngoài ra cũng

có thể có mtọ số hoa văn nhỏ, hoa văn hình học hoặc các hoa văn lớn đa sắc

Tất cả các nguyên liệu trên đều có xu hướng được hoàn thiện một cáchbóng bẩy, người Châu Âu thích nước bóng mỏng, bóng sa tanh hoặc sơn mờ

Về màu sắc:

Một số gam màu được ưa chuộng, gồm:

- Nâu nẹ, sơn trắng và màu tự nhiên

- Khung màu bạc, tiếp đến là các màu như nâu tối, đen hoặc than chì

- Đỏ tươi, xanh cỏ, vàng, hồng, xanh da trời

- Cam/đỏ và các màu ô liu, xanh rêu và màu mai rùa

2 Xu hướng và kiểu mẫu tiêu dùng gỗ và các sản phẩm gỗ

Xu hướng toàn cầu

Sức tiêu thụ gỗ phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp xây dựng nên liênquan đến sự tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế toàn cầu được phục hồi vào nửacuói năm 2003 Đối với các nước Tây Âu , GDP dự đoán sẽ tăng khoảng 2%trong năm 2004, gấp khoảng hai lần tỷ lệ tăng trưởng của năm trước Năm 2003,ngành xây dựng ở các nước Châu Âu nói chung không phát triển mạnh, trừ thịtrường Anh

Các nước có nguồn nguyên liệu gỗ thường có xu hướng xuất khẩu sảnphẩm hoàn chỉnh, rất ít công ty Châu Âu muốn mua hàng bán thành phẩm Cuốicùng, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Châu Âu đang có xu hướng chuyển dầnsang các nước có thu nhập ít hơn

Trang 29

chúng ở các nước Châu Âu ngày càng yêu cầu các sản phẩm được các tổ chứctrên chứng nhận.

Cuối năm 2003, khoảng 45 triệu hécta rừng ỏ 66 nước được cấp giấychứng nhận FSC và trên 20.000 sản phẩm mang nhãn hiệu FSC, 70% gỗ tiêu thụtrên toàn thế giới được chứng nhận bởi FSC

Gỗ ôn đói chiếm lĩnh thị trường

Hiện tại có xu hướng gỗ của các nước ôn đới (Thụy Sỹ, Hà Lan) chiếmlĩnh thị trường, gỗ nhiệt đới chiếm tỷ lệ nhỏ và có chiều hướng giảm bởi vì gỗnhiệt đới thường phải đối mặt với chỉ trích gay gắt về môi trường ở một số thịtrường lớn, ngoài ra phí vận chuyển thường cao hơn rất nhiều so với gỗ ôn đới.Hơn nữa, một số nước xuất khẩu gỗ lớn như Malaysia, Indonesia và Brazil tiếptục cắt giảm xuất khẩu gỗ nguyên liệu vì sự gia tăng nhu cầu trong nước

Gỗ rừng trồng

Việc sản xuất các khối gỗ lớn từ rừng tự nhiên đang có xu hướng giảm,đặc biệt ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương Ngành công nghiệp chế biến gỗ đãbắt đầu thích nghi với công nghệ sản xuất và mẫu mã đa dạng Các khối gỗ nhỏ

và gỗ rừng thứ cấp được sử dụng nhiều hơn

Gỗ rừng trồng có một thị trường tiềm năng ở nhiều thị trường, đặc biệt là

ở Châu Âu cho các sản phẩm như nội thất, ván sàn, sàn tàu, dụng cụ nhà bếp…

Gõ ghép cũng rất được ưa chuộng Chứng nhận gỗ hợp pháp ngày càng là yếu tốquan trọng đặc biệt trong những năm tới

Gỗ ghép

Ngày nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm dùng ít gỗ súc mà chát lượnglại tương đương hoặc tốt hơn gỗ súc ngày càng nhiều Người ta sử dụng cácmảnh gỗ nhỏ, vụn gỗ và dăm gổ để làm các sản phẩm như ván sàn, xà, các chitiết nối… đang ngày càng thịnh hành trong những năm gần đây

Thương mại điện tử

Ngày càng nhiều các sản phẩm gỗ được buôn bán qua mạng điện tử mặc

dù số lượng giao dịch còn hạn chế ở Châu Âu nhưng hình thức này sẽ phổ biếntrong những năm tới Thư điện tử (e-mail) là một bước quan trọng để mọi thôngtin về sản phẩm trực tiếp đến tận màn hình của khách hàng tiềm năng Năm

1997, website:http://timberweb.com/ là sàn giao dịch đầu tiên về gỗ ở Anh, đếnnăm 2000 sàn giao dịch này mở rộng cho toàn thế giới

Trang 30

Một số website hữu ích trong việc buôn bán giao dịch trên mạng:

http:// www.timber-exchange.com

http:// www.holzboerse.de

http:// www.globalwood org

http:// asiatimber.net

Sự mở rộng của Châu Âu

Tháng 5 năm 2004 vừa qua, 10 nước Châu Âu được gia nhập Liên minhChâu Âu Việc mở rộng này ảnh hưởng đến việc mua bán gỗ với một số tháchthức và cơ hội như sau:

- Thách thức từ sự mở rộng Lieê minh Châu âu: ngành công nghiệprừng của các nước mới gia nhập thường là ngành công nghiệp chủ đạo đem lạidoanh thu xuất khẩu Ví dụ, ngành công nghiệp rừng là mọt trong ba ngành quantrọng nhất ở Estonia, Latvia, lithuania Slovenia và Ba Lan Nhiều công ty ở cácnước này có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty ở các nước dang phát triển vìnhân công ở đây cũng rẻ, có trình độ kỹ thuật cao hơn và họ lại gần với thịtrường Châu Âu hơn

Sau khi EU mở rộng, việc nhập khẩu từ các nước đang phát triển có thể bịthay thế một phần bằng việc nhập khẩu từ các nước thành viên mới Tuy nhiênđiều này chỉ đúng với những nhóm sản phẩm (chủ yếu là gỗ mềm) có nguồn gốc

từ các nước Châu Âu

- Cơ hội từ sự mở rộng EU: Việc mở rộng khiến EU tăng thêm khoảng

100 triệu người tiêu dùng, điều này dĩ nhiên là tăng sức mua của toàn khối thunhập bình quân của những người tiêu dùng ở 10 quốc gia mới gia nhập được coi

là thấp hơn khối 15 nước hiện tại nhưng đang có xu hướng tăng

Ngoài ra, hệ thống điều chỉnh của EU cũng đóng góp vào sự đồng nhất của toànkhối

IV Hệ thống phân phối

1 Kênh phân phối cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển đối với

đồ nội thất (HS94):

Đối với nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, kênh phân phối đồ nộithất là một vấn đề lớn Vậy nên, tốt nhất là họ có một “nhà kho” ở một trong cácnước thành viên EU Các kênh phân phối sau có thể thuận loại và hiệu quả nhất

- Phân phối qua nhà nhập khẩu: Họ quen thuộc với thị trường bản địa và

có thể cung cấp các thông tin và hướng dẫn cụ thể cho nhà sản xuất về mẫu mã,

xu hướng, nguyên liệu và các yêu cầu về chất lượng

- Phân phối qua nhà sản xuất bản địa: Các nhà sản xuất bản địa kiêmnhập khẩu phát triển ngày càng nhiều Họ tìm các nguồn hàng rẻ, phụ kiện hoặcbán thành phẩm Điểm thuận lợi của kênh phân phối này là hàng hóa được làmtheo mẫu mã, chất lượng và quy cách của nhà sản xuất bản địa

Trang 31

- Phân phối qua đại lý maub hàng: Đây là những công ty độc lập hoạtđộng trung gian giữa người bán và người mua và hưởng hoa hồng chênh lệch.Thường thì các đại lý mua hàng có văn phòng ở nước cung cấp.

- Phương pháp bán qua đạilý bán hàng: Đây cũng là những công ty độclập và hưởng hoa hồng chênh lệch nhưng họ làm việc theo hợp đồng cho mộthoặc nhiều nhà sản xuất Nếu họ có kho hàng riêng thì thực chất họ hoạt độngnhư nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn

- Phương pháp bán hàng qua hệ thống cửa hàng, siêu thị: Các hệ thốngcửa hàng, siêu thị cũng mua hàng nội thất trực tiếp từ người cung cấp, điều nàygiúp giảm chi phí vì cắt được nhiều khâu trung gian giữa người cung cấp đếnngười tiêu dùng Tuy nhiên, cách này thường gây nên những loạt hàng hóa giá

rẻ, kém chất lượng, sau một thời gian sôi nổi là nguy cơ chìm lắng xuống rấtnhanh hệ thống phương pháp của hãng IKEA đặc biệt vì họ có nhân viên muahàng riêng trên toàn thế giới để khống chế giá cả và chất lượng

- Phương pháp mua hàng qua tổ chức người mua hàng: Đây là các tổchức trung gian muốn giảm chi phí bằng cách mua hàng trực tiếp từ nhà cungcấp bất cứ khi nào có thể với giá rẻ nhất Họ giống như các đại lý mua hàng chocác nhà bán lẻ nhưng kiêm thêm hỗ trợ tài chính cho cả nhà sản xuất và bán lẻ.Kênh phân phối này thường phải có quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp nổitiếng và có nhu cầu lớn

- Nhà sản xuất thâm nhập trực tiếp: Nhà sản xuất bán trực tiếp hàng đếnngười tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng của riêng họ Một số nhà sản xuấtbán các hàng lỗi mốt với giá siêu rẻ đến tận người tiêu dùng

2 Kênh phân phối cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển đối với

- Mở ra kênh liên lạc vớikhách hàng ngoài khối EU

- Cung cấp cho bạn nhữngthông tin liên tục về thịtrường

- Có thể yêu cầu đại lý độcquyền hoặc không độc quyền

Đại lý là kênh phân phốirất tốt cho các nhà sảnxuất nhỏ muốn thâm nhậpvào thị trường EU

Trang 32

- nhận được một phần hoahồng từ việc bán hàng

- Đại lý có thể giúp tiết kiệmchi phí đi lại

- Nhiều cơ hội để phát triểnquan hệ cá nhân

- Yêu cầu độc quyền

- Chỉ cung cấp thông tin thịtrường nếu điều đó mang lạilợi ích cho họ

Là một kênh phân phốitốt cho các nhà xuất khẩu

có tầm cỡ muốn thâmnhập vào thị trường EU

- Phát triển sản phẩm

- Chấp nhận chất lượng linhhoạt

- Không có thông tin hoặcthông tin hạn chế về chínhsách phát triển giá cả

kênh phân phối này thíchhợp với các nhà xuấtkhẩu sản phẩm gỗ lại khánhiểu rủi ro

Đây là kênh phân phối

mà có thể mang lại lợinhuận cao nhất cho nhàxuất khẩu vào thị trường

EU Tuy nhiên cũng phảiđói mặt với nhiều thửthách vì các kênh phânphối có nhu cầu về thờigian giao hàng và sốlượng cực kỳ chính xác

Ngoài ra, nhà xuất khẩu có thể trực tiếp phân phối qua hệ thống thương mại điện

tử Đây là một cách rất hữu ích vì việc giao dịch mua bán gỗ trên mạng rất phổbiến Chúng tôi xin đưa thêm một số website hữu ích cho việc buôn bán trênmạng như sau:

Trang 33

Cuối cùng một hình thức phân phối rất cổ điển nhưng cũng rất quan trọng

là tham dự hội chợ để các nhà xuất khẩu trực tiếp gặp gỡ với các nhà nhập khẩu

EU Hội chợ là cơ hội phát triển các mối liên hệ cá nhân rất tốt làm tiền đề cho

sự hợp tác kinh tế lâu dài

Chương 4.THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ VÀ NỘI THẤT MỸ

I Quy mô thị trường

Mỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới.Hàng năm Mỹ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất Năm

2002 Mỹ nhập khẩu khoảng gần 16 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) và 27

tỷ đồ nội thất và đồ gỗ (HTS94) Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Côngnghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute, ww.csilmilano.com),sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức80,04 tỷ USD năm 2010

Chỉ tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trênnước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu Hiện tại bangCalifornia là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ, Texas vàFlorida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thấttrên toàn thế giới Bang Washington ở phía đông bắc không chỉ có vị trí thuậnlợi mà còn có tốc độ siêu tăng trưởng, tuy nhiên các bang được dự đoán có tiềmnăng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona vàColorado

Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầuthế giới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động Tổng số các công

ty chế biến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đo có khoảng 19.000 công tysản xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất.Oregon là bang sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Mỹ, trong khi bang North Caronia làgang sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ rất chủđộng trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6

tỷ USD Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngànhcông nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Mỹ bị đội giá

Trang 34

do giá lao động cao và tỉ giá đô la Mỹ ngày càng cao so với nhiều đồng tiềnkhác (trừ Euro sau chiến tranh Iraq đã tăng giá so với đồng đô la Mý).

Phân tích nhập khẩu của Mỹ cho tháy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhấtlà: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ kiện ghếdùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn ghế văn phòng(7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu của nhóm HTS44)

Nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ (năm 2002)

Đồ gỗ dùng nhà bếpBàn ghế văn phòng kim loạiĐèn chùm trang trí nơi công cộngGhế gỗ nhồi đệm bằng vật liệu khácGhế kim loại không nhồi đệm

Phụ tùng ghế thực vậtĐèn trang trí không kim loại

Đồ văn phòng bằng vật liệu khácGhế nhồi đệm bằng gỗ

Ghế gỗ nhồi đệmPhụ tùng bàn ghế khácPhụ tùng ghế xe cộ, khôn kim loạiĐèn trang trí khác bằng kim loạiGhế kim loại nhồi đệm

Đèn cây bằng kim loạiĐèn không dùng điện

Đồ nội thất văn phòngĐèn cây làm bằng vật liệu khác kim loạiPhủ giường bằng vật liệu khác

Phụ tùng đèn không dùng điệnĐèn Noel

Ghế bằng vật liệu thực vật khácPhủ giường bằng bông

3.8973.5452.0591.9901.176965897639639603585546546487483472423410360338302284238227200

14,6%13,3%7,7%7,4%4,4%3,6%3,4%2,4%2,4%2,3%2,2%2,0%2,0%2,0&1,8%1,8%1,6%1,5%1,3%1,1%1,1%0,9%0,8%0,7%0,6%

Trang 35

0,6%0,6%0,6%0,6%0,6%0,4%

Nhập khẩu gỗ vằ gỗ chế biến của Mỹ (năm 2002)

6.1568065585184633993383002872862302131891841641431361139172

39%5%4%3%3%3%2%2%2%2%1%1%1%1%1%1%1%1%1%0%

Nguồn: USITC

Trang 36

Phần lớn nhóm hàng gỗ và ché biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầutiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu.

Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăngthường xuyên và rất đa dạng sản phẩm Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiềuquốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớnnên khó đáp ứng được yêu cầu

Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước cólao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhậpkhẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%) Nhờ cóhiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ từ cuối năm 2001, Việt Nam

đã thâm nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuấtkhẩu lớn nhất vào Mỹ

Xuất khẩu đồ gỗ (HTS94) của các nước/khu vực sang Mỹ

(thị phần nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ)

Nước/khu vực (tỷ USD) 2002 9 tháng/2003 (tỷ USD) (2002, %) Tỷ trọng

8,63,83,81,10,70,40,40,30,20,20,20,150,14

37,5%18,4%16,9%

3,6%2,1%1,9%1,5%1,0%0,9%1,1%0,7%0,6%

Nguồn: USITC

Theo USITC, mặt hàng đồ gỗ Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập vào thịtrường Mỹ, đứng thứ 12 và chiếm tỉ trọng 0,7% nhập khẩu hàng năm của Mỹ.Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ năm đạt triệu

Trang 37

USD, tăng %, mức tăng cao nhất trong số nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu sangMỹ.

Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam sang Mỹ

62.33217.8231.302285213

76,2321,801,590,350,030

44.91113.269969250203

114.26033.5781.4201.018055

Nguồn: Bộ Thương Mại

- Chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn

- Mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng.thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp.Cần có đầu tư nghiên cứu cho khâu này

- Do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chính sáchthương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh đượcvới Trung Quốc Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc

vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn Trung Quốc đãchiếm 37,5% thị phần đồ gỗ và nội thất của Mỹ và 20% của EU

- Các công ty Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưađáp ứng yêu cầu của họ Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn cókhoảng cách so với quan hệ Mỹ-Trung Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốcđầu tư và xuất khẩu về Mỹ Ngay các nước ASEAN cũng bị Trung Quốc thu hútđầu tư từ Mỹ mạnh hơn

Trang 38

II Những định chế và đòi hỏi của thị trường

1 Những vấn đề chung về hải quan

Hải quan Mỹ hoạt động ở 50 bang cùng với quận Colombia và PiertoRico, có trụ sở chính tại thành phố Washinton D.C và được chia thành 7 vùngđịa lý Ở mỗi vùng hải quan lại được chia nhỏ về các quận phụ trách các cửakhảu biển và sân bay

Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung được phân thành 3 loại chủ yếu:hàng hóa để sử dụng ngay, hàng hóa được lưu giữ trong kho hàng và hàng quácảnh Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này như nhau, nhưng thời gian đểhoàn tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại khác nhau

Để nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu (thường là người mua hàng haynhà môi giới hải quan) ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trìnhnhững giấy tờ khác, gồm: Vận đơn, hóa đơn thương mại của nhà xuất khẩu, bản

kê khai hàng hóa chở trên tàu (mẫu hải quan số 7533) hoặc đơn xin và giấy phépđặc biệt cho giao hàng ngay (mẫu hải quan số 3461), phiếu đóng gói

Theo quy định của Hải quan Mỹ, sau khi xuất trình các chứng từ trên,hàng hóa sẽ được thông quan nếu không có vi phạm gì về pháp luật hoặc hànhchính Hồ sơ nhập khẩu sẽ được lưu và thuế nhập khẩu ước tính phải được thanhtoán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ lúc giải phóng hàng hóa ở trạm hải quanđược chỉ định

Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HST44), các thủ tục rời bến đượccho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu Hải quan Mỹ đã thay đổi phânloại gỗ dán (HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8% Còn với hàng

gỗ nội thất (HS 94), thủ tục hải quan không quá khó khăn Việc nhập khẩu hàng

gỗ và gỗ nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung nhưđược xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhậpkhẩu – 19 CRF 141; điều tra Hải quan – 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR –159)

Tất cả hàng hóa được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ Hải quan

Mỹ có một yêu cầu chung cho việc ghi nước xuất xứ vào tất cả các mặt hàngngoại nhập vào Mỹ Các mặt hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếngAnh của nước xuất xứ trừ phi pháp luật có quy định khác Trong các sản phẩm

gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ Nhãn mác xuất

xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa vàlâu bền cùng sản phẩm Tuy nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dãn nhãnđều được chấp nhận kể cả mác dính Chỉ có một điều kiện duy nhất đó là mácdính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động cóchủ ý

Các hàng hóa được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ màkhông có nhãn mác xuất xứ sẽ phảỉ nộp thuế phụ thu hoặc bị phá hủy theo yêucầu điều tra của hải quan trước khi đưa vào Mỹ Các nhà xuất khẩu nên dánnhãn xuất xứ vào sản phẩm một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ

Trang 39

sung tại Hải quan Thông thường, trong các trường hợp này mức phạt vàokhoảng 10% (áp dụng 19CFR 134).

2 Thuế và thuế nhập khẩu

Mức thuế ở Mỹ nói chung là thấp Đối với đồ gỗ thuộc mã HS 44, thuếquan thay đổi từ 0 đến 10,7% Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất (8 và10,7%) Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ nội thất (mã HS94) đa số là 0% và

có một số mặt hàng đệm giường bằng lông vịt có mức thuế 9 và 13% (HST

- Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB

- Loại khác: phí thanh quản và tiền đặt cọc (bond) nộp cho Hải quan.Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ được đăng trên mạng của Ủy ban Thương mạiQuốc tế của Mỹ là: www usitc.gov

3 Chứng chỉ/tiêu chuẩn Mỹ

Ở rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận

vệ sinh dịch tễ Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp Giấychứng nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của

gỗ Quy định này do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tạicác điều khoản của 7 CFR 300 và 7 CFR 319 Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũngđược yêu cầu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ

Hiệp hội ngành gỗ CEI Bois đã chuyển đến ban tư vấn những phàn nànliên quan đến các khó khăn mà các thành viên gặp phải trong việc tuân thủ một

số tiêu chuẩn của Mỹ:

- Gỗ thông xẻ khung: Chất lượng của các bộ phận của gỗ xẻ phải được

Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ thử nghiệm và công nhận trên cơ sở vị trí địa lý củakhu vực trồng

- Gỗ thông đã được cưa (HS 4407): hệ thống ALS yêu cầu kiểm tra kỹthuật thiết yếu và giám sát chất lượng hàng tháng tại xưởng cưa đối với cấp độxây dựng

- Gỗ ván sàn: Chi phí vận tải cao hơn do việc hạn chế khối lượng vận tải(21 tấn/xe chở) Theo các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ, quy định vận tảicủa Mỹ không cho phép các xe có trọng lượng vượt quá 21 tấn

Ngoài ra còn những vấn đề khác như: các quy tắc vệ sinh dịch tễ và cácyêu cầu về chứng chỉ vệ sinh dịch tễ đối với đồ nội thất được nhồi đệm quáphiền phức hay các quy định kiểm tra gỗ thông của Mỹ khác với quy định củaEU

Trang 40

Các công ty nhập khẩu chủ yếu phàn nàn về các quy tắc phân loại gỗ.Chương trình phân cấp gỗ này do Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ (ALSC) thực hiện.

Ủy ban này bao gồm các nhà sản xuất, phân phối, sử dụng và người tiêu dùng,hoạt động như một ủy ban thường trực về tiêu chuẩn gỗ thông của Mỹ (tiêuchuẩn sản phẩm tự nguyện PS 20) Ủy ban này cũng phụ trách quản lý cácchương trình ủy nhiệm phân loại cấp bậc gỗ được sản xuất theo PS 20 Hệ thốngtiêu chuẩn gỗ củă Mỹ (ALS) là một bộ phận thống nhất của nền kinh tế côngnghiệp gỗ, là cơ sở cho giao dịch thương mại của tất cả các loại gỗ thông tại khuvực Bắc Mỹ Hệ thống này cũng đưa ra các tiêu chuẩn chấp thuận gỗ và giá trịkiểu dáng gỗ thông qua việc xây dựng một bộ luật chung cho toàn liên bang

Như đã được ghi nhận ở trên, chức năng của hệ thống ALS là để đảm bảocác tiêu chuẩn gỗ thông của Mỹ Ủy ban ALSC theo thủ tục phát triển các tiêuchuẩn của hàng hóa một cách tự nguyện của Bộ Thương mại Mỹ, thông qua quátrình đồng thuận sẽ thiết lập các tiêu chuẩn kích cỡ, các khoản điều tra, cácchính sách, các yêu cầu dán nhãn phân loại và các chế tài cho cho chương trìnhchứng nhận Các hoạt động trên được Ủy ban ALSC thực hiện hoặc thông quakhuôn khổ do ALSC, PS 20 và ủy ban quy tắc phân loại quốc gia (NGRC) thànhlập Ủy ban NGRC là một cơ quan có thẩm quyền hoạt động theo quyết định củaALSC trong một số lĩnh vực cụ thể liên quan đến viêc đảm bảo các quy tắc phânloại quốc gia cho hàng gỗ kích thước lớn

Thậm chí nếu các tiêu chuẩn của ALDS có vẻ như không bắt buộc thì cácnhãk hàng vào Mỹ cũng nên xem xét việc tôn trọng các tiêu chuẩn của Mỹ đểtiêu thụ hàng hóa của mình tại Mỹ Việc tôn trọng các tiêu chuẩn này sẽ gây racác chi phí bổ sung cho các công ty xuất khẩu, bởi vì họ sẽ phải tiến hành nhữngcuộc thử nghiệm mới và phải lắp đặt máy móc mới

Theo chính sách đối với gỗ ngoại nhập của ALSC, các văn phòng công tynước ngoài có thể được chứng nhận, phân loại hàng gỗ Đối với gỗ có nguồngốc nước ngoài được phân loại theo hệ thống ALSC Việc phân loại này phảiđược thực hiện trên cơ sở các thủ tục đã được ALSC quy định và các quy địnhphân cấp quốc gia cho gỗ có kích thước lớn hoặc quy tắc phân loại do Vănphòng hoạch định quy tắc Mỹ ban hành

Cùng với chương trình chứng nhận gỗ chưa được xử lý, Ủy ban ALSCcũng quản lý chương trình chứng nhận dán nhãn chất lượng cho gỗ đã qua xử lýđược sản xuất theo tiêu chuẩn do Hiệp hội bảo tồn gỗ Mỹ ban hành và giám sát,chương trình dán nhãn gỗ nguyên liệu đóng gói không có nguồn gồc côngnghiệp do Hiệp ước bảo vệ gỗ quốc tế quy định Từ tháng 7/2001, chương trìnhđóng gói gỗ không có nguồn gốc công nghiệp đã được áp dụng

Theo một số công ty, cần phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩnphân loại của Mỹ Để có thể xuất khẩu gỗ chưa được xử lý sang Mỹ, các tiêuchuẩn của Mỹ yêu cầu tiệt trùng cụ thể và các thiết bị để tiệt trùng lại rất đắt.Hơn thế, máy móc thiết bị sản xuất phải được văn phòng do Mỹ ủy quyền kiểmtra Các công ty thường miễn cưỡng xuất trình kỹ thuật này bởi họ không biếtliệu công việc kinh doanh của mình với Mỹ có thành công hay không Canada

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dáng bên ngoài                             Rộng x sâu x cao - Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ
Hình d áng bên ngoài Rộng x sâu x cao (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w