1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Báo cáo đánh giá về vietcombank

6 634 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Báo cáo đánh giá về ngân hàng Vietcombank I. Giới thiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 79 chi nhánh và hơn 330 phòng giao dịch trên toàn quốc,2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát Nguyễn Hữu Quỳnh -MSV 108400299 1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG triển một hệ thống Autobank với gần 2.000 máy ATM và trên 43.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.700 ngân hàng đại lý tại trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu sớm đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm vi hoạt động và tẩm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới. II. Đánh giá chung năm 2011 đến 2013 theo các tiêu chí Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ : Ngành nghề kinh doanh - Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombankbao gồm: - Dịch vụ tài khoản; - Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu); - Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn); - Dịch vụ bảo lãnh; - Dịch vụ chiết khấu chứng từ; - Dịch vụ thanh toán quốc tế; - Dịch vụ chuyển tiền; - Dịch vụ thẻ; - Dịch vụ nhờ thu; - Dịch vụ mua bán ngoại tệ; - Dịch vụ ngân hàng đại lý; - Dịch vụ bao thanh toán; - Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm của ngân hàng dành riêng cho các cá nhân và doanh nghiệp cho các ngày lễ trong năm cũng vô cùng đa dạng như : Ưu đãi Làm đẹp cho dịp 8/3, Quà tặng Eva - Mua sắm thả ga, Ưu đãi ẩm thực với thẻ Vietcombank, Giảm giá lên đến 50% tại Thời trang G2000 và NOIR, Đi chợ Tết 2014 với thẻ Vietcombank, Làm đẹp Nguyễn Hữu Quỳnh -MSV 108400299 2 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG với thẻ quốc tế Vietcombank, cùng với việc phát hành các loại thẻ tín dụng, ghi nợ như Vietcombank Smartcash Visa • Năng lực về vốn, tiềm lực tài chính - Tổng tài sản hợp nhất của VCB tính đến thời điểm 31/12/2012 đạt 414.475 tỷ đồng, tăng 47.753 tỷ đồng (~ +13,0%) so với cuối năm 2011. - Vốn điều lệ:Theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 138/GP-NHNN do NHNN cấp ngày 23 tháng 5 năm 2008 và Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02 tháng 6 năm 2008, vốn điều lệ của Ngân hàng là 12.100.860.260.000 đồng. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh với mã số doanh nghiệp 0100112437 cấp đổi lần 7 ngày 10 tháng 01 năm 2012, vốn điều lệ của Ngân hàng là 23.174.170.760.000 đồng. Mệnh giá của một cổ phần là 10.000 đồng - Việc tăng vốn điều lệ giúp Vietcombank tiếp tục nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, khẳng định vị thế của một ngân hàng trong nhóm 12 ngân hàng mạnh nhất hiện nay. - Tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ do Vietcombank cung cấp của khách hàng trên toàn quốc. • Tình trạng vững mạnh của ngân hàng theo hệ thống đánh giá CAMELS - Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng tháng 12 năm 2012, với chỉ số an toàn vốn (CAR) ở mức 12,51%. - Tổng tài sản giữ nhịp tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2011 (24%). - Tổng tài sản tính đến quý IV -2013 cán mốc 120.000 tỷ với lợi nhuận hợp nhất đạt mục tiêu 1.110 tỷ đồng và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROE ) đạt 12% - Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng bùng nổ năm 2012. Để kiểm soát nợ xấu trong phạm vi an toàn, Vietcombank rất nỗ lực ngăn chặn nợ xấu tiềm ẩn, đồng thời không hạ chuẩn cho vay để mở rộng tín dụng. Với sự nỗ lực lớn, tính đến thời điểm 31/12/2012, tỉ lệ nợ xấu của VCB được kiểm soát ở mức2,4%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch đã đề ra (2,8%). - Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank là < 3% Nguyễn Hữu Quỳnh -MSV 108400299 3 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Chính thức triển khai quyết liệt dự án chiến lược chuyển đổi với sự tư vấn của đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới, đặt mục tiêu tới năm 2017 trở thành một trong 3 Ngân hàng TMCP bán lẻ lớn nhất. Tính đến cuối năm 2012, các đơn vị trong Vietcombank đã hoàn thành bản đồ chiến lược chi tiết, sẵn sàng cho việc triển khai các hoạt động thực tế nhằm đạt được kế hoạch đề ra. •Bổ sung một số vị trí lãnh đạo chủ chốt, tái cấu trúc mô hình hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý, quản trị rủi ro và bán hàng, tạo tiền đề vững chắc trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. •Xây dựng các hệ thống nền tảng cốt lõi của Ngân hàng, tiến tới việc hoàn thiện các hạng mục quan trọng nhất ngay trong năm 2012 – 2013 bằng việc khởi động những dự án lớn với các đối tác tư vấn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực: Quản trị công ty, Công nghệ thông tin, Quản trị rủi ro, Quản trị nguồn nhân lực, và Phát triển mạng lưới hoạt động. •Thương hiệu của Vietcombank ngày càng vững mạnh, được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Năm 2012, Vietcombank được vinh danh là một trong các thương hiệu quốc gia tiêu biểu nhất. • Chiến lược phát triển : Với tầm nhìn chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017 Vietcombank tập trung khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng bán buôn và tín dụng tiêu dùng, với các nhóm sản phẩm chính, như tín dụng, huy động, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại, bảo lãnh Mặt khác, Vietcombank luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của Vietcombank với tốc độ nhanh chóng. - Đánh giá chung về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam : các vấn đề đã được xử lý và còn tồn tại : Nguyễn Hữu Quỳnh -MSV 108400299 4 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Với việc đảm bảo thanh khoản, hệ thống xem như mới đi qua giai đoạn "cấp cứu", Đặc biệt, thanh khoản VND của hệ thống các TCTD được giữ vững và tiếp tục cải thiện. Tính kỷ luật thị trường được tăng cường, đường cong lãi suất chuẩn đang dần được hình thành. Bên cạnh đó, điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất, góp phần nâng cao lòng tin vào đồng Việt Nam, giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. • Các vấn đề còn tồn tại : - Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/ tổng phương tiện thanh toán tiếp tục giảm , còn khoảng 12% (cuối năm 2011 là 15,8% , cuối năm 2012 là 12,36% ). Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2011. - Kém minh bạch về nợ xấu cũng là một trong những rủi ro với các ngân hàng lớn của Việt Nam - Việc thiếu nguồn lực tài chính đã khiến việc tái cơ cấu ở Việt Nam không thể thực hiện những giải pháp mà theo thông lệ quốc tế đã rất thành công. • Một số biện pháp được thủ tướng chỉnh phủ đề nghị thực hiện để tiến tới phát triển hệ thống ngân hàng vững mạnh hơn : - Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhà nước để điều hành chặt chẽ, hiệu quả các chính sách tài khóa- tiền tệ, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy và phục hồi tăng trưởng và đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. - Ngành Tài chính phải xác định rõ nhiệm vụ ngay từ đầu năm để có kế hoạch hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao với mục tiêu tăng thu, giảm chi để giảm bội chi - Quản lý chặt chẽ tiết kiệm chi. - Tái cơ cấu thị trường chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng để hệ thống tài chính- ngân hàng, huyết mạch của nền kinh tế hoạt động lành mạnh, hiệu quả. - Ngành Tài chính tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế, vừa tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục, vừa phải đảm bảo thu đúng, thu đủ. Nguyễn Hữu Quỳnh -MSV 108400299 5 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Nguyễn Hữu Quỳnh -MSV 108400299 6 . HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Báo cáo đánh giá về ngân hàng Vietcombank I. Giới thiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) , được thành. quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank. quốc tế trong thời gian tới. II. Đánh giá chung năm 2011 đến 2013 theo các tiêu chí Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ : Ngành nghề kinh doanh - Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombankbao gồm: - Dịch vụ

Ngày đăng: 09/04/2014, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w