1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đại cương về an toàn điện

21 688 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 7,1 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa và các công ty, xí nghiệp; trong thời gian 2 tuần vừa qua, em và tập thể lớp 06D3 đã có những buổi thực tập nhận thức rất bổ ích, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. Em xin gởi lời cảm ơn tới các thầy cô cũng như tới các cán bộ, kĩ sư, công nhân ở các công ty, xí nghiệp, trạm điện đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em và các bạn trong thời gian thực tập. Bài báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý thêm từ các thầy cô để bài báo cáo được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn các thầy,cô giáo, các công ty xí nghiệp đã tận tình chỉ bảo em trong đợt thực tập qua. Qua đó em có thể tự định hướng nghề trong tương lai. Đà Nẵng,ngày …. tháng … năm …… Sinh viên thực hiện Nguyễn Thông Thái ĐẠI CƯƠNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN 1/ Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động: a. Mục đích: - Để đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động trong suốt quá trình làm việc. - Đảm bảo cho người lao động không mắt bệnh nghề nghiệp. b.Ý nghĩa và lợi ích của công tác bảo vệ lao động: -Thể hiện thể chế con người nói chung và nguời lao động là vốn quý . -Làm tốt công tác bảo hộ lao động để giảm bớt rủi ro cho bản thân, phiền phức cho cơ quan, người lao động. -Lợi ích: An toàn lao động đảm bảo thì không có thiệt hại, không có tổn hao kinh tế. 2/ Nội dung và tính chất của công tác bảo hộ lao đông: a. Nội dung: * Kĩ thuật an toàn: -Phải xác định vùng nguy hiểm của công việc. -Đưa ra được biện pháp để quản lý người lao động để đảm bảo an toàn. -Phải học cách biết sử dụng thiết bị thích ứng với việc bảo đảm bảo an toàn trong lao động. * Vệ sinh trong lao động: -Xác đinh khoảng cách an toàn về vệ sinh. -Xác định các yếu tố tác động có hại tốn sức khỏe nguời lao động và người xung quanh. -Có biện pháp về kĩ thuật vệ sinh môi trường. b. Tính chất: -Tính chất pháp luật bắt buộc người lao động phải tuân theo khuôn mẩu về: +thông số tiêu chuẩn về vi phạm. +chấp hành những chính sách, chế dộ đối với nguời lao động. -Tính khoa học công nghệ: Trang bị những thiết bị an toàn công nghệ cao cho người lao động. -Tính quần chúng: Phải tuyên truyền, giáo dục tập thể để người lao động nắm bắt được tính chất của công tác bảo vệ, an toàn lao động. 3/ Quyền và nghĩa vụ của người lao động: a. Quyền: -Được yêu cầu người sử dụng lao động trang bị về kiến thức cũng như dụng cụ đảm bảo điều kiện làm việc an toàn. -Có quền từ chối làm viêc khi thấy nguy cơ xảy ra tai nạn và phải báo cáo cho người phụ trách trực tiếp. -Khiếu nại và tố cáo khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước. b. Nghĩa vụ: - Chấp hành những nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động. - Phải sử dụng và bảo vệ những trang bị bảo vệ cá nhân được cung cấp nếu làm mất phải chịu bồi thường . -Phải báo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động. -Phải tham gia sơ cứu, cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. 4/ Các biện pháp kĩ thuật an toàn ngăn ngừa tai nạn lao động: -Trang bị thiết bị phòng ngừa. -Trang bị thiết bị che chắn. -Trang bị thiết bị báo hiệu. -Tạo khoảng cách an toàn. Cơ cấu thiết bị hảm và điều khiển từ xa. Trang bị phương tiện cá nhân để bảo vệ: mặt, đường hô hấp, thính giác, đầu, mình, tứ chi. Trang bị thiết bị phòng cháy ,chữa cháy và cần cách li 3 nguồn gây cháy nổ: chất cháy, õi, nguồn nhiệt. 5/ Dây an toàn cá nhân: -Tay 6 tháng/ 1lần, kiểm tra hằng ngày, hàng tháng. -Găng cách điện :mỗi loại găng đều có một cấp điện áp. -Ủng cách điện. -Sào tho tác. -Bút thử điện cao áp. -Ghế cách điện. -Thảm cách điện. 6/ Các biển báo thông dụng của nguồn điện: -“Cấm vào, điện áp cao nguy hiểm chết người”. -“Dừng lại, có điện áp nguy hiểm chết người ”. -“Cấm đóng điện có người đang làm việc”. -“Đã nối đất”. -“Làm việc tại đây”. 7/ Cấp cứu người bị điện giật: a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện: -Khi cách điện cần chuẩn bị ánh sáng để biết được vị trí của nạn nhân. -Không cắt điện bằng tay được ta dùng vật liệu cách điện để cắt. -Đối với hạ áp: ta dùng vải khô, sào khô. -Đối với cao áp: phải dùng găng tay bảo vệ. -Đối với nạn nhân trên cao thì thì phải lót đệm phòng trường hợp nạn nhân ngã từ trên cao xuống. b. Phân loại nạn nhân ra 3 trường hợp: -Trường hợp 1: nạn nhân còn tri giác(còn cử động được, làm chủ được lời nói, cử chỉ) thì đưa ra chổ thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái. -Trường hợp 2: nạn nhân mất tri giác(nói năng lộn xộn,thì đưa ra chổ thoáng mát, mở rộng quần áo, thắt lưng, cho ngửi mùi amoniac, móc những vật lạ trong miệng nạn nhân ra. -Trường hợp 3: nạn nhân hôn mê bất tỉnh, tim ngừng đập, phổi không hoạt động và tế bào não chưa chết người . + Tạo thở phụ: hô hấp, thổi hơi 14-16 lần trong một phút . + Nhồi cơ tim: 60-70 lần trong 1 phút. TRẠM BIẾN ÁP 110 KV CẦU ĐỎ ĐÀ NẴNG (E12) A.Kết cấu và nhiệm vụ của trạm: I. Kết cấu : 1/ Mạch động lực: - Máy biến áp chính T1 - Máy cắt dập hồ quang bằng khí SF6. - Dao cách ly dao tiếp đất - Cầu chì tự rơi. - Chống sét van. - Máy biến áp đo lường. - Máy biến áp tự dùng. - Đường dây 110 kV truyền tải từ trạm 500kV - Đà Nẵng. 2/ Phòng điều khiển: - Tủ điều khiển CP1. - Tủ rơle tự ngắt RP1. - Hai tủ Aptomat của máy biến áp tự dùng LV1,LV2. - Hai tủ atomat và bộ chỉnh lưu để sạc acquy LV3-4. - 100 bình acquy (220V) để nuôi các Rơle. - Máy cắt dập hồ quang chân không và dao tiếp đất của các xuất tuyến 22kV. II. Nhiệm vụ của trạm: - Trạm 110kV thuộc quyền quản lý của công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng. - Từ máy cắt 22kV trở lên, trạm hoạt động dưới sự quản lý của trung tâm điều độ hệ thống điện miền trung A3. - Từ máy cắt của các xuất tuyến 22kvV trở xuống trạm hoạt động dưới sự điều khiển của phòng điều độ điện lực Đà Nẵng B35. B.Ý nghĩa của các thiết bị trên sơ đồ nhất thứ của trạm: 1/ Máy biến áp 110kV T1: - Là máy biến áp 3 dây quấn Y 0 /Y 0 /∆-12/12/11. 110/22/6 kV với dung lượng 25000kVA. - Máy có điều áp dưới tải để giữ điện áp thứ cấp mức 22kV ở định mức. - Dây trung tính của hai dây quấn hình sao và dây quấn tam giác được nối đất để bảo vệ máy biến áp khỏi quá điện áp. 2/ Máy cắt : a) Máy cắt dập hồ quang bằng khí SF6(131): - Khi vận hành máy cắt 131 được đóng vào, khi có sự cố thì máy cắt này tự động cắt làm hở mạch điện đến máy biến áp T1, bảo vệ máy biến áp. - Máy cắt đặt ngoài trời, được điều khiển tự động. b) Máy dập hồ quang bằng chân không: - Trong sơ đồ nhất thứ, có các máy cắt dập hồ quang bằng chân không là 431,412,471 đến 478 các máy cắt này được lắp trên các suất tuyến của đường dây 22kV. - Khi vận hành máy cắt được đóng lại bằng tay khi có sự cố thì máy cắt tự động cắt. c) Ý nghĩa của các chữ số kí hiệu: - Chữ số thứ nhất chỉ cấp điện áp của thiết bị được nối vào: 1 chỉ 110kV, 4 chỉ 22kV. - Chỉ số thứ hai chỉ loại thiết bị được nối vào: số 3 chỉ máy biến áp , số 7 chỉ đường dây, số 4 chỉ máy biến áp tự dùng. - Chỉ số thứ 3 chỉ thứ tự của máy cắt. - Riêng máy cắt 412,các chữ số 12 chỉ máy cắt giữa 2 phân đoạn 1 và 2. 3/ Dao cách ly - Dao cách ly được đóng cắt bằng cơ khí ( không tự động đóng cắt ), dùng để đóng hoặc cách ly lưới điện nguồn đến trạm. - Ý nghĩa của các số kí hiệu : 171-7,172-7,441-1,131-1 + Ba chữ số đầu có ý nghĩa như ký hiệu ở máy cắt. +Chữ số thứ tư chỉ thiết bị được nối vào: số 1 chỉ thanh cái, số 7 chỉ đường dây, 3 chỉ máy biến áp. 4/ Dao tiếp địa : - Dao tiếp địa cũng được đóng cắt bằng cơ khí. Dao có nhiệm vụ nối đất thiết bị trước khi có người lên sửa chữa khi đang vận hành, dao mở. - Ý nghĩa của các chữ số kí hiệu: kí hiệu bởi 5 chữ số: 171-74,172- 74,171-76,172-76,131-15,441-18,431-38,471-76 đến 478-76 + Bốn chữ số đầu có ý nghĩa như ký hiệu dao cách ly. + Chữ số thứ năm chỉ thiết bị được được tiếp địa. Số 4 chỉ tiếp địa về thanh cái, số 5 chỉ tiếp địa về máy cắt, số 6 chỉ tiếp địa về đường dây, số 8 chỉ tiếp địa về máy biến áp. 5/ Thanh cái: - Thanh cái là đoạn dây dẫn có nhiệm vụ làm nút mạch. - Kí hiệu: C11, C41, C42,… +C chỉ thanh cái. + Chữ số thứ nhất chỉ cấp điện áp nối vào. + Chữ số thứ hai chỉ thứ tự thanh cái. 6/ Máy biến áp đo lường: -Máy biến áp đo lường gồm máy biến áp và máy biến dòng điện, dùng để đo điện áp và dòng điện của các thiết bị cao áp. - Kí hiệu : TU171, TU172, TU4T1, TUC41. +Các chữ cái TU chỉ máy biến áp đo lường biến điện áp, TI chỉ máy biến dòng điện. + Chữ cái thứ 3 chỉ thiết bị nối vào: C41 chỉ thanh cái phân đoạn 1,T1 chỉ máy biến áp T1. +Chữ số thứ nhất chỉ cấp diện áp nối vào. +Chữ số thứ2 chỉ thiết bị nối vào. +Chữ số thứ 3 chỉ thứ tự. 7/ Chống sét van: -Là thiết bị chống quá điện áp do sét gây ra,bảo vệ cho các thiết bị -Khi vận hành, các tiếp điểm của van mở. Khi có quá điện áp do sét gây ra ,các tiếp điểm của van đóng lại làm cho thiết bị cần bảo vệ được nối đất. Các tiếp điểm được đặc trong buồng dập hồ quang. -Kí hiệu: CS-1T1, CS-4T1 +Hai chữ cái CS chỉ chống sét van. +Chữ cái thứ nhất chỉ cấp điện áp nối vào. +Chữ cái và chỉ số tiếp teo chỉ thiết bị nối vào. 8/ Cầu chì tự rơi: -Là thiết bị bảo vệ cho các thiết bị điện khác ,có công suất vừa và nhỏ -Khi có sự cố quá dòng điện, cầu chì ngắt, bảo vệ cho thiết bị sau khi sửa chữa thiết bị xong, ta nối lại hoạc thay thế cầu chì. -Kí hiệu: FCO441-1, FCOC41-1, FCO4T1-3. +FCO chỉ cầu chì tự rơi. +Chữ số kế tiếp chỉ cấp điện áp nối vào. +Chữ cái hoặc số tiếp theo chỉ thiết bị nối vào. +Chữ số thứ 3 ở FCO441-1 hay chữ số thứ hai ở FCOC41-1 và FCO4T1-3 là chỉ thứ tự thiết bị nối vào. +Chữ số cuối cùng chỉ thiết bị nối vào đầu còn lại cầu chì. 9/ Máy biến áp tự dùng: -Máy biến áp tự dùng là máy biến áp biến điện áp về mức điện áp tiêu dùng(220V hay 0,4KV) để cung cấp điện tiêu thụ trong trạm gọi là máy biến áp tự dùng. -Kí hiệu: TD1 + TD:máy biến áp tự dùng : +Chữ số 1 chỉ thứ tự máy -Trong trạm E11 có một máy biến áp tự dùng biến điện áp từ 22KV về 0,4KV với dung lượng 100KVA. C.Phòng điều khiển SCADA: Ngày nay sự phát triển của kĩ thuật số cho phép chúng ta điều khiển hoạt động của các trạm biến áp hoàn toàn tự động. Trạm E11 hiện nay cũng đã lắp đặt hệ thống điều khiển tự động này và sắp được đưa vào sử dụng, vận hành CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN MIỀN TRUNG A. Tổ chức sản xuất : Công ty cổ phần cơ điện miền trung trước đây là một xí nghiệp cơ điện thuộc tổng công ty điện lực 3 . Từ ngày 1/1/2006 xí nghiệp cơ điện được đổi tên thành công ty cổ phần cơ điện Miền trung * Tổ chức công ty : + Hội đồng quản trị gồm chín người , có ban kiểm sát, một chủ tịch + Ban giám đốc : Gồm giám đốc , phó giám đốc và các chức vụ khác + Các phòng ban : • phòng hành chính • phòng kế hoạch • phòng kĩ thuật • phòng kế toán tài vụ • phòng vật tư + các phân xưỡng • Phân xưỡng cơ khí • Phân xưỡng cơ khí thuỷ công • Phân xưỡng thành phẩn • Phân xưỡng điện • Phân xưỡng composis • Phân xưỡng dây và cáp điện * Nhiệm vụ các phân xưỡng : - Phân xưỡng cơ khí gồm : + cơ khí kết cấu : gia công cột và xà + cơ khí chính xác - Phân xưỡng cơ khí thuỷ công : gia công các đường ống áp lực nhằm phục vụ cho thuỷ điện - Phân xưỡng thành phẩm gồm : + sơn tỉnh điện + Nhúng kẻm - Phân xưỡng điện : Sửa chửa máy biến áp , động cơ máy cắt có thông số kĩ thuật 35kV,8000kVA trở xuống - Phân xưởng composis ( là các vật liệu chông cháy , chịu được nhiệt độ cao ) - Phân xưỡng cáp điện : Sản xuất các loại dây, cáp điện : Dây nhôm , dây đồng ( bao gồm cả dây trần và bọc ) phân xưỡng nay chỉ thi công đường dây 35kV trở xuống B) Phân xưỡng điện : Nhiệm vụ cải tạo máy biến áp trung gian phụ tải với công suất 300 kVA Quy đổi tất cả các máy biến áp có cấp điện 6Kv,10kV,15kV về 22kV bằng 2 cách + cải tạo một cấp lên 22kV + cải tạo hai cấp 15 kV lên 22kV và hai cấp 10kV lên 22kV * thiết bị chính sử dụng trong sửa chửa : - máy lọc dầu : dùng để lọc dầu từ máy biến áp cũ . dầu máy biến áp cũ đêm thử phóng điệnđiện áp15 đến 20kV thì cho cải tạo lại nếu dưới điện áp định mức đó thì ngừng sử dụng - cần cẩu dùng để rút ruột máy biền áp - máy quấn dây bao gồm máy quấn cuộn cao áp và hạ áp có máy đếm số vòng dây quấn - máy nối dây hạ áp - máy sấy : dùng để sấy khô máy biến áp nhằm tránh phóng điện do máy biến áp bị ẩm, nhiệt độ sấy khoảng 90 đến 100 o C, sấy trong thời gian 7 đến 10 ngày - Phòng thí nghiệm : kiểm tra các thông số ngắn mạch , không tải của máy biến áp xem có đạt yêu cầu hay không phòng thí nghiệm này chỉ thí nghiệm xuất xưỡng chứ không thí nghiệm sử dụng phòng thí nghiệm bao gồm : + máy thử cao thế 110kV + máy đo công suất , đo dòng đo áp không tải + bát thử dầu có hai điện cực cách nhau khoang 2.5 mm dầu củ sau khi được lọc đêm vào bát tăng điện áp dần lên đên 40kV thấy phóng điện giữa 2 điện cực thì đạt yêu cầu + ngoài ra trong phân xưỡng con có các đường ray để di chuyển MBA * Quy trình sửa chửa MBA : tóm tắt bởi sơ đồ sau : _ sau khi kiểm tra phần nào hỏng thi sửa chửa thường thì cuộn cao áp bi cháy nên được tháo ra quấn lại - các mạch từ được kiểm tra lại nếu phần nào còn dùng được thi sử dụng còn không thì thay thế - dây quấn hạ áp được quấn ở bên trong , giửa các lớp dây quấn có các rảnh thông dầu , thực chất là các giấy cách điện Dây quấn cao áp được đưa ra sáu đầu dây để chuyển mạch điều chỉnh cấp điện áp Rút ruột MBA Đo cách điện Đưa ra phưong án cải tạo Sửa chữa(quấn dây, sấy…) kiểm tra ( thí nghiệm…) [...]... trên máy gồm TU + cấp điện áp + thanh cái VD : TU35 kV – C1 6.Attomat : để cắt dòng điện qua đôi khi tăng quá lớn hoặc có sự cố Kí hiệu : các con số trên máy TM + dòng điện VD : TM600A 7.Chống sét van : Dùng để bảo vệ máy biến áp , hoạt động theo nguyên lý điên trở phi tuyến ở điện áp bình thường thì ngăn cảng không cho dòng điện qua Nhưng khi dòng tăng đột ngột hoặc do set thì điện trở bị đánh thủng... HOÀN THÀNH NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN CẦU ĐỎ Sơ đồ nhất thứ nhà máy điện cầu đỏ : 1.Máy cắt đồng bộ ; có kích thước nhỏ ,bên trong có dao cách ly kí hiệu máy : các con số trên máy : vi dụ : 832 chỉ : 8 cấp điện áp 3 vị trí đặt máy cắt 2 thứ tự của máy cắt 2.Máy cắt bình thường : có buồng dập hồ quang bằng dầu hoặc khí SF6 để khi xuất hiện hồ quang trong máy cắt dầu hoặc khí sẽ bao phủ hồ quang đó không cho phóng... đóng mở không có điện Kí hiệu : các con số trên dao cách ly 832-1 chỉ: 1 là thứ tự dao cách ly 832 là máy cắt đi kèm theo 4.Máy biến áp - có thể được đấu Y/∆ hoặc Y/Y - các máy biến áp nối vào một thanh sao cho cùng pha , cùng điện áp và cùng tần số kí hiệu : T + số thứ tự (ví dụ : T9 ) Cấp địên áp (ví dụ : 33/6 kV ) Công suất máy ( Ví dụ : 5.6 MVA) 5.Máy biến điện áp : dùng để biến đổi điện áp kí hiệu... không cho dòng điện qua Nhưng khi dòng tăng đột ngột hoặc do set thì điện trở bị đánh thủng ( do U hoặc bị đứt dây do I) cho qua và đi xuống đất Điện trở là các tấm vilic làm bằng silic và cacbon NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN CẦU ĐỎ ĐỘNG CƠ CHẠY MÁY PHÁT ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU DÙNG ĐỂ KÍCH TỪ STATO VÀ ROTO HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU TỦ ĐIỀU KHIỂN . …… Sinh viên thực hiện Nguyễn Thông Thái ĐẠI CƯƠNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN 1/ Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động: a. Mục đích: - Để đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động trong suốt. Các biện pháp kĩ thuật an toàn ngăn ngừa tai nạn lao động: -Trang bị thiết bị phòng ngừa. -Trang bị thiết bị che chắn. -Trang bị thiết bị báo hiệu. -Tạo khoảng cách an toàn. Cơ cấu thiết. động để đảm bảo an toàn. -Phải học cách biết sử dụng thiết bị thích ứng với việc bảo đảm bảo an toàn trong lao động. * Vệ sinh trong lao động: -Xác đinh khoảng cách an toàn về vệ sinh.

Ngày đăng: 09/04/2014, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w