1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Sơ đồ tư duy sinh học 12 bài 5 dễ hiểu nhất

5 627 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 281,61 KB

Nội dung

Export HTML To Doc Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 5 dễ hiểu nhất Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến NST chi tiết nhất Tổng hợp kiến thức Sinh học 12 Bài 5 bằng Sơ đồ t[.]

Trang 1

Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 5 dễ hiểu nhất

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến NST chi tiết nhất

Tổng hợp kiến thức Sinh học 12 Bài 5 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh học 12

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến NST

>>> Tham khảo: Soạn Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Mục lục nội dung

Sơ đồ tư duy Sinh học Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến NST

Lý thuyết Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến NST Sơ đồ tư duy Sinh học Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến NST

Trang 2

Lý thuyết Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến NST

I NHIỄM SẮC THỂ (NST)

Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền cấp độ tế bào:

- NST ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, dạng vòng, không liên kết với prôtêin Ở một số virut NST là ADN trần hoặc ARN

- Ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc chủ yếu là ADN và prôtêin histon

- Ở TB xôma NST tồn tại thành từng cặp tương đồng có 1 cặp NST giới tính

- Bộ NST của mỗi loài SV đặc trưng về số lượng, hình thái cấu trúc

Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào

Cấu trúc siêu hiển vi

Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 ¾ vòng ADN tương ứng với 146 cặp nucleotit

Trang 3

Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn ADN tạo thành chuỗi nucleoxom (sợi cơ bản)

Sợi cơ bản (11nm) -> Sợi nhiễm sắc (30nm) -> Cromatit (700nm) -> NST (1400nm)

II ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

1 Khái niệm về đột biến cấu trúc NST

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST

2 Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST

+ Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học) + Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy

+ Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit

3 Đặc điểm của các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trang 4

* Ý nghĩa:

- Với tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành loài mới

- Với di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST → Lập bản đồ gen

- Với chọn giống: Ứng dụng tổ hợp các gen trên NST → tạo giống mới

* Cơ chế chung của ĐBCTNST: Các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST→ dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh học 12

-

Trang 5

- Với chọn giống: Ứng dụng tổ hợp các gen trên NST → tạo giống mới

* Cơ chế chung của ĐBCTNST: Các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST→ dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh học 12

-

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và

đột biến NST trong SGK Sinh học 12 Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi

đọc bài viết này Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé Chúc các bạn học tốt!

Ngày đăng: 20/03/2023, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w