1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiêp phân tích báo cáo tài chính

35 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 564 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CẢNH HƯNGI. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Cảnh Hưng.II. Chức năng - nhiệm vụ và quy mô hoạt động của công ty.1. Chức năng – nhiệm vụ của công ty.2. Quy mô sản xuất kinh doanh.III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên.2.1 Nhiệm vụ.2.2. Quyền hạn.IV. Những khó khăn, thuận lợi và tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính.1. Thận lợi.2. Khó khăn.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính3.1. Chỉ tiêu về nộp ngân sách.3.2. Về lao động.3.3. Về thu nhập.V. Tổ chức công tác kế toán.1. Bộ máy kế toán.1.1. Chức năng.1.2. Nhiệm vụ.2. Hình thức kế toán.CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁOTÀI CHÍNHI. Ý nghĩa, mục tiêu phân tích báo cáo tài chính 1. ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính 2. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chínhII. Phưong pháp phân tích báo cáo tài chính.1. Phương pháp so sánh.1.1. So sánh số tuyệt đối, số tương đối.1.2. So sánh theo quy mô chung 2. Phương pháp thay thế liên hoàn.III. Tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính.+ Bảng cân đối kế toán.+ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.+ Thuyết minh báo cáo tài chính.IV. Nội dung phân tích báo cáo tài chính.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính a. Phân tích bảng cân đối kế toánb. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chínha. pt các tỉ số về khả năng thanh toánb. pt các tỉ số về hiệu quả hoạt độngc. pt các tỉ số về khả năng sinh lờid. Phân tích sơ đồ Dupont .CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CẢNH HƯNG* Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty* Tài liệu phân tích.+ Bảng cân đối kế toán.+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.+ Thuyết minh báo cáo tài chính.+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kế hoạch tài chính, bảng tổng hợp tình hình công nợ ( các khoản phải thu, phải trả), báo cáo chi tiết doanh thu – thu nhập và kết quả sản xuất kinh doanh…I. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính1.Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán+ Đánh giá khái quát về tình hình tài chính và nguồn vốn + Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn+ Phân tích kết cấu tài sản và kết cấu nguồn vốn2.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh+ Phân tích chung tình hình lợi nhuận Công ty+ Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận của côngtyII. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chínha. Phân tích tỷ số về khả năng thanh toán+ Khả năng thanh toán hiện thời+ khả năng thanh toán nhanhb. Phân tích tỷ số về cơ cấu tài chính+ Hệ số nợ+ Hệ số thanh toán lãi vayc. Phân tích tỷ số về hiệu quả hoạt động+ Số vòng quay hàng tồn kho+ Kỳ thu tiền bình quân+ Số vòng quay khoản phải thu+ Số vòng quay tài sản ngắn hạn+ Số vòng quay toàn bộ tài sảnd. Phân tích các tỷ số sinh lợi+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu+ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữue.Phân tích chỉ số Dupont CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊI. NHẬN XÉT.+ Xét về hiệu quả đạt được trong kinh doanh.+ Những nguyên nhân tác động đến hiệu quả kinh doanh.-Nguyên nhân khách quan.-Nguyên nhân chủ quan.+ Xét về khả năng tài chính.-Tình hình cơ cấu vốn.-Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán.Đối với nợ phải trả.Đối với nợ phải thu.-Tình hình thực hiện các chỉ tiêu và hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu về khả năng sinh lợi.II. KIẾN NGHỊ. +Về cơ cấu vốn kinh doanh.+ Về cơ cấu nguồn vốn.+ Về công nợ.+ Về chí phí và điều hành sản xuất.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các nước trong khu vực vàtoàn thế giới, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang từngngày từng giờ khắc phục mọi khó khăn quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh tếđất nước, nhằm nhanh chóng phát triển nền kinh tế Việt Nam sớm hoà nhập cùngvới các quốc gia phát triển trong khu vực Thực tế qua nhiều năm thực hiện sựchuyển dịch từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhànước, bộ mặt nền kinh tế của Việt Nam có nhiều sự thay đổi to lớn đưa Việt Namtrở thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao.Thật vậy nền kinh tế nước tamỗi ngày đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bướcđuổi kịp với trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hàng hóa đa dạng nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường hiện nay bên cạnh nhiều đơn vị kinh tế kinh doanh có hiệuquả, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, song cũng không ít đơn vị bị thấtbại, lâm vào tình trạng phá sản Vậy chìa khóa nào có thể mở được cánh của sựthành công ấy, thực tế đã chứng minh rằng công tác phân tích tài chính và hoạchđịnh chính sách tài chính trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết địnhquan trọng đến sự thành công kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, để không lầm vào tình trạngthiếu hạn vốn, buộc các nhà doanh nghiệp phải biết xem xét và phân bổ vốn, nguồnvốn sản xuất cho hợp lý ở mỗi khâu, mức vốn tối thiểu cho mẫu khâu, phát hiệnnguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn ở nơi này, thừa vốn ở nơi khác Nhàdoanh nghhiệp phải phát hiện tình trạng bị chiếm dụng vốn, cũng như khả năngthanh toán các khoản nợ phải trả khách hàng Ngoài ra nhà doanh nghiệp phải cóbiện pháp quản lý cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả lợi nhuận trên đồng vốn đã đầu

tư, từ đó góp cho khả năng tài chính của doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thunhập của người lao động ngày càng cao, lợi nhuận kinh doanh sẽ đóng góp ngàycàng nhiều cho ngân sách Nhà nước

Qua những ngày thực tập tại công ty TNHH TM & XD Cảnh Hưng em nhậnthấy rằng: Để thực hiện tốt các yêu cầu trên đòi hỏi công tác tài chính của doanh

nghiệp phải được quan tâm đúng mức, mà cụ thể làm tốt công tác “Phân tích báo

cáo tài chính” của doanh nghiệp.

Tình hình tốt hay xấu sẽ làm tăng trưởng hoặc kìm hãm sự phát triển củadoanh nghiệp, làm tốt công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp khắcphục những hạn chế về tài chính (nguồn vốn, vốn, thiêu thụ, thanh toán ) phát huy

và tận dụng mọi nguồn lực vốn có thể phát triển sản xuất, nhằm mang lại lợi nhuận

ở mức tối đa nhất Vấn đề phân tích hoạt động tài chính cũng phải thực hiện trên

cơ sở tôn trọng pháp luật, tuân thủ các chế độ, nghĩa vụ đóng góp, và khả năngkhai thác tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Với tất cả những lý do nêu trên cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướngdẫn và sự giúp đỡ tạo điều kiện của công ty thực tập nên em quyết định chọn đề tài:

“ Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH TM&XD Cảnh Hưng” làm Báo

cáo tốt nghiệp của mình Qua việc phân tích em cũng xin đưa ra một số ý kiến nhậnxét kiến nghị với công tác kế toán của công ty cũng như công tác phân tích báo cáotài chính của đơn vị Em thực hiện đề tài nay với mong muốn thông qua kiến thứcđược trang bị vận dụng vào thực tế tại doanh nghiệp rút ra nhũng bài học kinhnghiệm phục vụ cho công tác sau này, đồng thời cũng nhằm kiểm nghiệm lại những

Trang 2

gì còn khiếm khuyết về kiến thức qua nhận xét của quý thầy cô giáo và lãnh đạocủa doanh nghiệp để bản thân tìm tòi học hỏi bổ sung thêm kiến thức của mìnhngày càng hoàn thiện hơn.

Báo cáo này gồm 4 phần chính:

Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích Báo cáo tài chính (BCTC)

Phần 2: Giới thiệu về công ty TNHH TM & XD Cảnh Hưng

Phần 3: Phân tích BCTC tại công ty TNHH TM & XD Cảnh Hưng

Phần 4: Nhận xét và kiến nghị

Trang 3

PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH

I Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích BCTC.

1 Ý nghĩa của phân tích BCTC

Hoạt động tài chính có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với hoạt động sảnxuất kinh doanh của Doanh nghiệp Vì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đếntình hình tài chính của doanh nghiệp Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩyhoặc kìm hãm đến sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh như: tình hình cung ứng vật

tư, nguyên vật liệu không thực hiện tốt sẽ làm sản xuất bị giám đoạn; công tác tổ chức laođộng không hợp lý sẽ dẫn đến năng suất thấp; việc tổ chức sử dụng, khấu hao tài sản cố địnhkhông phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh; việc tổ chức phân bổ nguồn vốn ởmỗi khâu không hợp lý cũng làm lãng phí vốn một cách vô ích trong khi đó còn phải trả lãitiền vay cho ngân hàng Ngoài ra công tác tài chính thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệpkhông bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng và làm lành mạnh hóa khả năng tài chính cũng thựchiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

Phân tích tài chính tại các doanh nghiệp là tập hợp các khái niệm, phương pháp (sosánh, đối chiếu, phân tích nhân tố, đồ thị, biểu đồ… )và công cụ cho phép thu thập, xử lý cácthông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hìnhtài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa racác quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp

Phân tích tài chính không chỉ là mối quan tâm đối với doanh nghiệp mà còn đem lại ý nghĩavới nhiều đối tượng cụ thể sau:

- Đối với nhà quản lý: phân tích tài chính giúp đánh giá hoạt động quản lý trong cácgiai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi

ro tài chính trong doanh nghiệp; là cở sở cho việc đề ra các quyết định về đầu tư, tài trợ, phânphối lợi nhuận; là cở sở dự báo và hoạch định tài chính

- Đối với các nhà đầu tư: phân tích tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp,ước đoán giá trị doanh nghiệp, phân tích khả năng sinh lời, rủi ro trong kinh doanh tạo cơ sở

để các nhà đầu tư đề ra các quyết định và phương hướng đầu tư đúng đắn

- Đối vơí người cho vay: phân tích tài chính giúp cho người cho vay xác định đượckhả năng thanh toán nợ tồn đọng của doanh nghiệp đối với họ, khả năng ứng phó của doanhnghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn, khả năng sinh lời đối với các khoản nợ ngắn hạn, lợinhuận vay và rủi ro

- Đối với các cơ quan nhà nước: Qua việc phân tích tài chính cho thấy thực trạng về tàichính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế màdoanh nghiệp phải nộp; các cơ quan chủ quan, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn

2 Mục tiêu của phân tích BCTC

Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp có mối tác động qua lại vàliên hệ mật thiết với nhau Bởi vậy, việc phân tích BCTC của doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy

đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng Trên cơ sở đó nêu lênmột cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu-biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh

tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có

sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinhdoanh Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính củamình như: các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp Mỗi đối tượng này quan tâm đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Song nhìn chung, họ đều quantâm đến khả năng tạo ra tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức độ lợi nhuậntối đa Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu sau:

- Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụngkhác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự Thông tin

Trang 4

phải dễ hiểu đối với những người có trình độ tương đối về kinh doanh, về các hoạt động kinh

tế khi muốn nghiên cứu các thông tin này

- Nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cácchủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian rủi ro của khoản thu bằngtiền từ cổ tức hoặc tiền lãi Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiềncủa doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá sốlượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sỡ hữu, các khoản nợ, kết quảcủa các quá trình, các tình huồng làm biến đổi các nguồn vốn và các khản nợ của doanhnghiệp Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này

và tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quátrình phát triển doanh nghiệp trong tương lai

II Phương pháp phân tích BCTC.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết,nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực

tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau

1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinhdoanh nhưng khi sử dụng phương pháp này phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”

- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảmbảo tính chất có thể so sánh được với nhau Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nộidung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán

Ta thường so sánh theo các chỉ tiêu sau:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước: để thấy rõ xu hướng thayđổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi nhưthế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch: để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanhnghiệp

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành: để thấy tình hình tàichính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanhnghiệp cùng ngành

- So sánh theo chiều dọc: để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo vàqua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh

- So sánh theo chiều ngang: để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tươngđối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

2 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chínhtrong các quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được cácngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở sosánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càngđược bổ sung và hoàn thiện hơn Vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở

để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp haymột nhóm doanh nghiệp

- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toánhàng loạt các tỷ lệ

Trang 5

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phântích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

3 Phương pháp Dupont

Bản chất của phân tích Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi củadoanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phântích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp

Phương pháp phân tích Dupont là phương pháp phân tích tổng hợp tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tàichính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng Thông qua việc sử dụng phương phápphân tích dupont để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạngchung của tài chính doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tàichính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủyếu, cùng các vấn đề cùng tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp làm ưuhóa cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cở sở cho việc nâng cao hiệu quả tàichính doanh nghiệp

Như vậy, phương pháp Dupont giúp nhà phân tích nhận biết được các yếu tố cơ bảntác động tới ROE của một doanh nghiệp là: khả năng tăng doanh thu; công tác quản lý chiphí; quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính

III Tài liệu phân tích BCTC

Hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) gồm những văn bản đặc biệt riêng trong hệ thống

kế toán, được tiêu chuẩn hóa tên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực Mỗi báo cáotài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau nhưng sẽ khôngthể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kếthợp giữa các BCTC Nội dung của các BCTC phản ảnh tình hình tổng quát về tài sản, sự hìnhthành tài sản, sự vận động và thay đổi của chúng qua mỗi kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống BCTC gồm có:

1 Bảng cân đối kế toán

Còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sửdụng khác nhau, bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán là BCTC tổnghợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó củadoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh Số liệu trên bảng cânđối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu nguồn hìnhthành các tài sản đó Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát vềtình hình tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn cũngnhư những triển vọng kinh tế tài chính doanh nghiệp

2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức, là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước vềthuế và các khoản phải nộp khác Thông qua báo cáo này có thể biết được tình hình và kết quảkinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ở doanh nghiệp, đồng thời quaphân tích đánh giá các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở các kỳ khác nhaucho thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp

3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhàquản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lượng tiền vào, tiền ra doanhnghiệp Kết quả phân tích báo cáo ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt mộtcách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt đông đầu tư và hoạt động tàichính Nói cách khác báo cáo ngân lưu chỉ ra các nguồn lực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vựcnào sử dụng tiền; khả năng thanh toán; lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạthiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn Báo cáo ngân lưu không chỉ giúp cá nhân

Trang 6

nhà phân tích giải thích được nguyên nhân thay đổi về tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năngthanh toán của doanh nghiệp mà còn là công cụ quan trọng để hoạch định ngân sách – kếhoạch tiền mặt trong tương lai.

Như vậy chúng ta có thể thấy rõ về hệ thống báo cáo tài chính và tầm quan trọng của

nó, qua đó nói lên sự cần thiết trong việc phân tích báo cáo tài chính

4 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Là một bộ phận hợp thành không thể tách rời Báo cáo Tài chính doanh nghiệp, đượclập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tàichính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các Báo cáo tài chính khác không thể trình bày

rõ ràng và chi tiết Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động củadoanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, tình hình và lý do biến động của một

số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cáckiến nghị của doanh nghiệp Ngoài ra có thể giải thích chi tiết về tình hình và kết quả hoạtđộng SXKD, phương hướng SXKD trong kỳ tới của doanh nghiệp

IV Nội dung phân tích báo cáo tài chính.

1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các BCTC

a Phân tích bảng cân đối kế toán

- Qua biến động thời gian

Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn là căn cứ vào các số liệu phản ánh trênbảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa đầu kỳ và cuối kỳ đểthấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ cácnguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm tổng số tàisản và tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình của doanh nghiệp được Vì vậy cần phảiphân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán

- Theo kết cấu tài sản _ nguồn vốn

Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không được biểuhiện qua việc phân bổ về sử dụng vốn hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ dễ dàng cho việc sử dụngcũng như mang lại hiệu quả cao, cũng chính vì thế nhận xét khái quát về quan hệ kết cấu vềbiến động kết cấu trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tàichính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động doanh nghiệp hay không

b Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, taphải nghiên cứu từng khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta nghiên cứucác khoản mục để theo dõi sự biến động của nó, các khoản mục gồm:

Doanh thu: là số tiền công ty thu được hoặc khi đã được chấp nhận thanh toán dothực hiện cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việcdịch vụ nhất định

- Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trong kinh doanh của doanhnghiệp đó Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiến tỷ trọng lớn nhất trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trìnhtái sản xuất và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn vốn quan trọng để bù đắp cáckhoản về vật tư, trả lương công nhân, bù đắp giá trị tài sản cố định hao mòn hữu hình hoặc

vô hình, nộp các khoản thuế theo quy định

- Thực hiện được doanh thu bán hàng là kết thức giai đoạn cuối cùng của quá trìnhchuyển vốn, tạo điều kiện chi quá trình sản xuất sau: Nếu vì một lý do nào đó doanh thucủa doanh nghiệp không thực hiện được hoặc giảm đáng kể thì ảnh hưởng không nhỏ đếntình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có sử dụng máy mócthiết bị dễ lạc hậu lỗi thời hoặc những doanh nghiệp có chi phí khấu hao lớn trong chi phísản xuất

Công thức tổng quát để xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Trang 7

- Doanh thu bán và cung cấp dịch vụ hàng năm tăng hay giảm, cao hay thấp là do có

sự tác động bởi nhiều nhân tố sau đây

+ Khối lượng sản phẩm, lao vụ được tiêu thụ trong kỳ: Đây là nhân tố có mức ảnh

hưởng lớn trong các nhân tố ảnh hưởng Khối lượng tiêu thụ này quyết định bởi các nhân

tố như khi lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, công tác tổ chức tiêu thụ như: tìm kiếmkhách hàng, quảng cáo, xuất giao vận chuyển hàng và chế độ thanh toán tiền hàng được

áp dụng

+ Kết cấu mặt hàng: Việc thay đổi kết cấu mặt hàng cũng ảnh hưởng đến doanh thu

tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp Để đạt được doanh thu ở mức tối đa, mỗi doanhnghiệp phải trọn một kết cấu mặt hàng phù hợp với đặc điểm khả năng sản xuất tiêu thụcủa mình trên thị trường

+ Chất lượng sản phẩm tiêu thụ: Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ

không những quyết định giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ

+ Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp nếu như các yếu tố trên không thay đổi việc

thay đổi giá bán sẽ có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm lao vụ tiêu thụ được trong kỳ.Đặc biệt là đối với công ty TNHH TM & XD Cảnh Hưng thì việc hạ thấp dự thầu khitham gia đấu thầu thi công sẽ giúp công ty trúng thầu để từ đó tăng doanh thu sản xuấtkinh doanh trong kỳ Tuy nhiên công ty cũng cần đảm bảo chúng thầu khi thi công phải cólãi

- Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi cáckhoản giảm trừ doanh thu như thuế doanh thu (hoặc thuế GTGT), chiết khấu, giảm giá,hoa hồng môi giới,

Giá vốn hàng bán: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa,giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán

Lãi gộp: là doanh thu trừ giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này tiến triển phụ thuộc vào cáchbiến đổi của các thành phần của nó Nếu phân tích rõ những chỉ tiêu trên, doanh nghiệp sẽhiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này

Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hànghóa dịch vụ

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lýkinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp

Chi phí tài chính: Đối với những doanh nghiệp chưa có hoạt động tài chính hoặc cóyếu có thể xem chi phí tài chính là lãi vay

Tổng lợi nhuận trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng báo cáo kết quảkinh doanh Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp Vì lợi nhuận

là mục đích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nên chỉ tiêu này được đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

a Các hệ số khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán hiện hành

Doanh thu Khối lượng Đơn giá

Trang 8

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của công ty, đồng thời cũng chỉ raphạm vi, quy mô mà yêu cầu các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thểchuyển đổi thành tiền phù hợp với khoản trả nợ Hệ số này càng cao thì công ty sẵn sàngthanh toán các khoản nợ.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hoặc:

Hệ số thanh toán nhanh nói lên khả năng thanh toán (trả nợ) của công ty có nhanhhay chậm tùy vào lượng hàng tồn kho, vì hành tồn kho là nguồn tiền mặt có thể đáp ứngnhanh nhu cầu thanh toán của công ty

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

- Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu hành chính đo lường sự góp vốn của chủ sỡ hữu trongtổng số vốn hiện có của doanh nghiệp

Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn +Các khoản phải thu

Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tổng LN trước thuế - Lãi vay phải trả

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả

Trang 9

- Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định ( giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanhnghiệp

- Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

Tỷ suất này sẽ cung cấp những thông tin về số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng

để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu

c Các hệ số sinh lời.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳcủa doanh nghiệp: tỷ suất doanh lợi doanh thu thể hiện trong 1 đồng doanh thu thuần màdoanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế

5.2.4.2- Tỷ suất lợi lợi nhuận trên tổng vốn( ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnhhưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ramấy đồng lợi nhuận

5.2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì mục tiêu hoạt động của doanhnghiệp là tạo ra lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đó Chỉ tiêu này đo lường mức độ lợinhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ

Giá trị còn lại tài sản cố định đầu tư dài hạn

Tỷ suất đầu tư =

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định =

Gía trị tài sản cố định

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tỷ suất doanh lợi doanh thu =

Doanh thu thuần trong kỳ

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn =

Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Trang 10

Doanh thu thuần Vốn doanh thu bình quân sử dụng

Lợi nhuận sau thuế =

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng

Mối quan hệ với tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE (Return On Equity)

Tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh

Tỷ suất doanh lợi/ Vốn chủ sở hữu =

1 – Hệ số nợ

3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở, công

cụ để các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp hoạch định tài chính cho kỳ tới, bởi vì việc phântích này cho phép các nhà quản lý tài chính nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồnvốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng việc huy độngvốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo Mục đích chính của việc phân tích diễn biến nguồnvốn và sử dụng vốn là để xác định vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì

Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triểnhay gặp khó khăn Người cho vay và nhà đầu tư sử dụng thông tin này để biết doanh nghiệp

đã sử dụng số vốn của họ như thế nào Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụngvốn ta cần thực hiện:

- Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn : Thực hiện bằng cách chuyển

tất cả các khoản mục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu

kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán, xem xét và xếp vàobảng như sau:

+ Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn của chủ sở hữu, cũng như một sự làm giảm tàisản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn

+ Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được xếp vàocột sử dụng vốn

- Lập bảng phân tích: Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng vốn và liên quan

đến việc thay đổi nguồn vốn dưới hình thức một bảng cân đối Qua bảng này ta có thể xem xét

và đánh giá tổng quát : Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng

Trang 11

vào những việc gì và các nguồn vốn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm vốn Trên cơ sở đóđịnh hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo.

PHẦN II

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM & XD

CẢNH HƯNG

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH TM & XD Cảnh Hưng.

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các công ty nhà nước quyếtđịnh mọi hoạt động trong nền kinh tế nước ta, các mối liên hệ giao dịch kinh tế chỉ đượcphép giới hạn bởi các công ty nhà nước, chính điều đó đã làm giới hạn nền kinh tế nướcta

Sau năm 1989, nền kinh tế đất nước chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của nhà nước, nhà nước cho phép gia đời nhiều loại hình kinh doanh mới bêncạnh các công ty, xí nghiệp nhà nước trên đó phổ biến nhất là loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn (TNHH)

Công ty TNHH TM&XD Cảnh Hưng là một công ty TNHH được thành lập theo luậtcông ty của Việt Nam

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Cảnh Hưng

- Tên giao dịch: Cảnh Hưng Tradinh & Construction Company, LTD

- Tên viết tắt: Cảnh Hưng, Co.LTD

- Văn phòng giao dịch tại: Số 27, khu Trương Vương, thị trấn Nam Ban, huyệnLâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

2 Quy mô sản xuất kinh doanh.

Trang 12

Tổng quy mô vốn sản xuất kinh doanh hiện có thời điểm cuối năm 2009

Mức độ trang thiết bị máy móc chuyên dùng trong thi công được trang

bị ở mức độ tương đối và tiên tiến so với mức độ những doanh nghiệp cùng ngành.

Trình độ tay nghề của công nhân khá, tuy nhiên để bắt kịp với xu thế cạnh tranh và phát triển của khoa học kỹ thuật, công ty cần bổ sung thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao hơn.

3 Đặc điểm

* Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty:

Từ khi Công ty được thành lập, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộcông nhân viên trong Công ty thực thi chiến lược, kế hoạch, chính sách mới tronghoạt động sản xuất kinh doanh năng động do ban giám đốc đề ra, đồng thời tranhthủ được đồng tình ủng hộ giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ban ngành trongTỉnh, Công ty đã tạo ra thế đứng mới và sự vững vàng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, không những Công ty đã thoát khỏi tình trạng chung của các Doanhnghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, mặt dù công ty gặp khó khăn trong vấn đề thamgia dự thầu kết quả trúng thầu thấp nên cũng một phần nào ảnh hưởng đến doanh

số Với sự quyết tâm của ban giám đốc và công nhân viên công ty đã đạt được kếtquả kinh doanh đáng khích lệ Đóng góp cho ngân sách Nhà nước mỗi năm mỗităng

Tham gia đấu thầu và thi công các công trình trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng Vớithiết bị máy móc thi công tương đối hiện đại và tiên tiến hơn so với những doanhnghiệp cùng ngành

Trình độ tay nghề của công nhân khá, với đội ngũ kỹ sư lành nghề

4 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

a Chức năng

-Về kinh doanh thương mại:

Khai thác và chế biến, kinh doanh vận chuyện vật liêụ xây dựng, thiết kế, hướngdẫn lắp đặt hệ thống cấp nước sinh hoạt

- Về xây dựng:

Tham gia đấu thầu và thi công xây dựng các công trình giao thông, công trìnhthuỷ lợi, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp

b Nhiệm vụ

Trang 13

BAN GIÁM ĐỐC

Chịu trách nhiệm với khách hàng về những hợp đồng mà công ty đã ký

kết……

Chịu trách nhiệm bảo tồn nguồn vốn của công ty, bảo đảm hoạch toán kinh tế

đầy đủ, chịu trách nhiệm nợ đi vay và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà

nước

5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH Công ty tuy có sơ đồ tổ chức

đơn giản, nhưng đảm bảo mang lại hiệu quản cao trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty Để thực hiện được điều đó các bộ phận phải có mối quan hệ

- Tổng số lao động hiện có toàn công ty năm 2009 là: 86 người

Trong đó:

+ Công nhân trực tiếp: 7 người

- Bộ náy nhân sự được bố trí sắp xếp như sau:

Đội thi công

Xây dựng Đội thi công

Xây lắp mặt bằng Đội thi côngCT

Giao thông, thủy lợi Tổ kinh doanh

Dịch vụ tổng hợp

Trang 14

b Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận:

Phó giám đốc: là người phụ tá của Giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành,quản lý các phần hành liên quan, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra các bộ phận,giải quyết các vấn đề nội bộ khi Giám đốc vắng mặt

- Bộ phận tài vụ:

Chịu trách nhiệm trực tiếp và giúp Giám đốc thực hiện các chức năng quản

lý tài chính, thực hiênh chuyên môn nghiệp vụ, lập báo cáo công ty, cung cấp sốliệu kế toán phục vụ công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu quản lý tàichính kế toán và hước dẫn các bộ phận trực thuộc hạch toán Quản lý nguồn vốncông ty

- Bộ phận các tổ, đội k ỹ thuật:

Tiếp thu kế hoạch chỉ đảo của Giám đốc công ty và tổ chức thực hiện tốt cáccông việc được giao, phát huy sáng kiến trong lao động nghề nghiệ Lãnh đạo tổđội đảm bảo được an toàn, không xảy ra tai nạn lao động, quản lý tốt các phươngtiện, thiết bị, vật tư, hàng hóa của công ty, nếu để hư hỏng, hao mất mát không lý

do chính đáng phải bồi thường

6 Những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính.

a.Thuận lợi:

Công ty TNHH TM & XD Cảnh Hưng là một công ty tư nhân hoạch toánđộc lập, được huy động vốn kinh doanh ban đầu theo chế độ góp vốn Trong quátrình đi lên công ty cũng được bổ sung từ nguồn vốn góp của các thành viên, hoặclợi nhuận vượt kế hoạch để lại được bổ sung vốn Bên cạnh đó công ty còn được sựquan tâm, chỉ đạo của các ban ngàng cơ quan nhà nước

Nguồn vật liệu sẵn có, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng đủ yêucầu xây dựng cho công trình Nguồn lao động tại địa phương dồi dào, có kinhnghiệm, đảm đương được các yêu cầu công việc thi công công trình Các hạng mụccông trình nằm tập trung, không rải rác rất thuận lợi cho việc chỉ đạo, giám sát thicông, bảo vệ vật tư, vật liệu

b.Khó khăn:

Khó khăn về tài chính (vốn) luôn là áp lực hàng đầu làm ảnh hưởng đến kếtcấu sản xuất kinh doanh của công ty cũng như tình hình thực hiện kế hoạch tàichính đã đề ra đầu năm vốn vay chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồnvốn kinh doanh

Mặt khác về vấn đề công nợ (phải thu khách hàng) từ khối lượng công trìnhhoàn thành nhưng chưa được quyết toán hoặc đã quyết toán nhưng chủ đầu tư dự ánchậm trong thanh toán làm cho tình hình vốn của doanh nghiệp khó khăn lại càngkhó khăn thêm (đây là vấn đề khách quan vì do cơ chế cấp phát thanh toán khốilượng công trình hiện tại phải qua nhiều khâu nhiều cơ quan quản lý)

Trang 15

Do nhà nước thay đổi quy chế giao thầu thi công (trước đây phần lớn là chỉđịnh thầu, khi nghị định 42 của chính phủ và tiếp theo là nghị định 52 ra đời, kèmtheo quy chế đấu thầu xây dựng cơ bản (quyết định số 88 của bộ tài chính) quyđịnh hình thức đấu thầu, từ đó việc phấn đấu để trúng thầu tương đối khó khăn, bêncạnh đó không thể không kể đến hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực này.

Tình hình thiết bị cũ, lạc hậu, công suất làm việc thấp đã ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng muốn thay đổihiện đại hóa thì nguồn vốn đầu tư không phải là nhỏ

Bên cạnh đó các công trình thi công thường vào mùa mưa nên việc thi côngphần móng, phần thô gặp khó khăn Trong dự án có công tác bồi thường và giảiphóng mặt bằng nêm có thể tiến độ thi công còn phụ thuộc vào công tác bồi thường

và giải phóng mặt bằng

c Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính:

Chỉ tiêu nộp ngân sách:

* Nộp ngân sách: 624.723.897 đồng

+ Thuế giá trị gia tăng: 450.338.764 đồng

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 91.533.036 đồng

+ Tiền thuê đất:

+ Tiền thuê đất: 1.006.000 đồng

+ Thuế môn bài: 850.000 đồng

Về lao động:

Số lượng lao động năm 2008 là 79 người (trong đó cán bộ quản lý là 12 người)

Số lượng lao động năm 2009 là 86 người (trong đó cán bộ quản lý là 12 người)

Thực hiện báo cáo thống kê, kế toán báo cáo định kỳ theo quy định của nhànước và báo cáo bất thường theo quy định của của đơn vị trong việc thực hiện cácnghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của nhà nước

Giám sát việc thực hiện các chế độ nguyên tắc tài chính của các bộ phận trongđơn vị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về tài chính

Thông qua các thông tin kịp thời đánh giá đúng đắn khách quan và hiệu quảhoạt động của đơn vị, thực hiện các chính sách và chế độ đối với nhân viên như chế độkhen thưởng bồi thường thiệt hại… trong toàn đơn vị và hệ thống quản lý đơn vị

Trang 16

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Chức năng và nhiệm vụ:

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán, tham

mưu cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm tra, đôn

đốc các phần hành kế toán trong nội bộ công ty, chịu pháp lý cao nhất về các số

liệu kế toán trước cơ quan thuế và các cơ quan chủ quản khác Các bộ phận kế toán

tại công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và trách nhiệm trước kế toán trưởng

- Kế toán thanh toán: theo dõi và thực hiện ghi chép các nghiệp vụ liên

quan đến tình hình thu tiền và ứng trước tiền cũng như các khoản nợ của khách

hàng Có trách nhiệm đôn đốc việc trả nợ của khách hàng sao cho đảm bảo đúng

thời hạn nợ

- Kế toán ngân hàng (công nợ): hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu thu,

hóa đơn bán hàng, phiếu báo nợ, báo có của ngân hàng và mở sổ tài khoản 112 để

ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các số liệu ghi chép sẽ được tập hợp lại

và được đệ trình lên kế toán tổng hợp khi có yêu cầu và vào cuối tháng

- Kế toán tổng hợp: theo dõi một cách tổng quát tình hình hoạt động của tất

cả các ngành trong công ty Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình

hình tài chính, xác định kết quả kinh doanh và trích lập các quỹ cho công ty, thực

hiện việc thanh toán với nội bộ công ty Bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế

toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan kể cả cho

bên ngoài Ngoài ra kế toán tổng hợp còn thực hiện việc theo dõi tình hình tăng

giảm và trích khấu hao cho các tài sản cố định trong công ty Bởi vì tài sản cố định

trong công ty có giá trị rất lớn do đó đòi hỏi tính chính xác và trình độ chuyên môn

cao

- Kế toán công trình (vật liệu): phụ trách việc nghi chép các hoạt động chủ

yếu của công ty là xây lắp Hàng ngày kế toán công trình có nhiệm vụ ghi chép và

phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, theo dõi quá trình tập hợp chi phí và

tính giá thành sản phẩm cho các hạng mục công trình và công trình hoàn thành Sau

đó xác định kết quả kinh doanh cho các ngành có liên quan khi đến cuối kỳ hay có

yêu cầu

KẾ TOÁNTRƯỞNG

KẾ TOÁNNG.HÀNG

KẾ TOÁN

T HỢP

KẾ TOÁNC.TRÌNH

THỦ QUỸ

KẾ TOÁNTH.TOÁN

Trang 17

- Thủ quỹ: căn cứ và phiếu thu, phiếu chi để thực hiện công việc hoạch toán

thu chi hàng ngày Phải thường xuyên theo dõi, đối chiếu số liệu kế toán với số tiền

có trong quỹ để tránh tình trạng thất thoát

b Hình thức kế toán:

- Hệ thống tài khoản kế toán: công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, được

áp dụng một các chính xác tất cả các khâu cần thiết, làm mọi các đầy đủ, ở từng

nhân viên kế toán đều làm theo một hình thức chung, để cuối kỳ kế toán tổng hợp

xem xét và đối chiếu một các dễ dàng

- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng đang ký chứng từ gốc kế

tóan lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ chứng từ ghi sổ

Chứng Từ Ghi Sổ

Sổ Cái

Bảng Cân Đối Tài Khoản

Bảng Tổng Hợp Chi Tiết

Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ

Báo Cáo Cân Đối

Kế Toán Chứng Từ Gốc

Ngày đăng: 08/04/2014, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: - báo cáo thực tập tốt nghiêp phân tích báo cáo tài chính
Sơ đồ t ổ chức bộ máy kế toán: (Trang 16)
Sơ đồ thực hiện: - báo cáo thực tập tốt nghiêp phân tích báo cáo tài chính
Sơ đồ th ực hiện: (Trang 17)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w