Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng và tác dụng phòng bệnh của Hysox
Trang 2Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Khắc Hải
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại Học viện Quân y
Vào hồi: ngày tháng năm
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Quân y
Trang 3ACD Allergic contact dermatitis
CD Cluster of differentiation
Cis-UCA Cis-Urocanic acid
ETAF Epidermal Thymocyte Aktivierenden Faktor
GM-CSF Granulocyte Mono- Coloni Stimulating Factor
ICD Irritant Contact Dermatitis
ICAM Intercellular Adhesive Molecula
KNTHK Khả năng trung hòa kiềm
LFA – 1 Lymphocyte Function Antigen-1
MS I Nhóm BN điều trị nội, ngoại trú tại VQY 103
MS II Nhóm thợ xây làm việc tại VQY 103
MS VIII Nhóm thợ xây khu Xa la HVQY
MTLĐ Môi trường lao động
PƯKT Phản ứng kích thích
SALT Skin Associate Lymphoid Tissue
Trang 4tUCA trans – Urocanic acid
VDTXD¦ Viªm da tiÕp xóc dÞ øng VDTXKT Viªm da tiÕp xóc kÝch thÝch
Trang 6Đặt vấn đề
Các bệnh lý ngoài da do xi măng gây nên phức tạp và khá phổ biến Những bệnh lý đó là gì? Ai là người dễ bị các thương tổn da do xi măng? Hậu quả của những thương tổn gây ra trên da, cách đề phòng và điều trị, bức tranh toàn cảnh về bệnh da do xi măng gây ra ra sao… là những câu hỏi chưa có câu trả lời tường minh
Thế giới đ< có những công trình nghiên cứu về cimentose, silicatose
ở nước ta, nghiên cứu về bệnh lý ngoài da do ciment còn quá ít
Theo số liệu của viện Y học lao động và viện Da liễu Quốc gia, bệnh
da ở ngành xi măng lên đến 58,54% Trong đó các bệnh hay gặp là viêm da tiếp xúc do xi măng, loét trợt da và niêm mạc do xi măng Theo Khúc Xuyền (1998) tỷ lệ viêm da tiếp xúc ở công nhân sản xuất xi măng có nơi lên tới 39%
Viêm da tiếp xúc do xi măng chiếm tỷ lệ cao, tác hại về sức khỏe và kinh tế rất lớn, nên việc dự phòng mắc bệnh, dự phòng tái phát bệnh là rất quan trọng ở nước ta, việc dự phòng viêm da tiếp xúc do xi măng bằng một thuốc nào đó gần như chưa được nghiên cứu Đó là lý do khiến chúng tôi nghiên cứu đề tài này Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng
2. Nghiên cứu sự thay đổi pH da, khả năng kháng kiềm, khả năng trung
hoà kiềm trên da bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do xi măng
3. Đánh giá tác dụng dự phòng tái phát của dung dịch Hysox 10% đối
với bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng
ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của luận án
* ý nghĩa thực tiễn của luận án
1 Đ< xác định được một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng
2 Đ< tìm ra những thay đổi về pH da, khả năng kháng kiềm, khả năng trung hòa kiềm ở bệnh nhân viêm da tiếp xúc do xi măng Giúp cho việc làm giảm tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng
3 Đ< đánh giá được tác dụng dự phòng tái phát bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng của một loại thuốc (thuốc Hysox)
Trang 7* Những đóng góp mới của luận án
1 Công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về các khía cạnh: đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự thay đổi pH da, khả năng kháng kiềm, khả năng trung hòa kiềm của bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng
2 Đ< kết luận được tác dụng dự phòng tái phát bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng của thuốc Hysox Trên cơ sở đó có thể dùng thuốc Hysox
để dự phòng bệnh viêm da tiếp xúc ở những người tiếp xúc với xi măng
bố cục của luận án Luận án gồm 109 trang, ngoài đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, luận
án được chia thành 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan – 35 trang
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu – 11 trang
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu – 32 trang
2 Những tổn thương chính do xi măng gây nên
2.1 Loét do chrome (loét hình mắt chim câu)
Vết loét do chrome đ< được Cumming mô tả từ năm 1827
Vết loét thường bắt đầu từ các xây xát trên da, tổn thương là các vết loét sâu, hình tròn, đường kính khoảng 0,5 cm Bờ vết loét mỏng, không có quầng viêm xung quanh Đáy vết loét sạch, nhẵn có mầu hồng sáng giống như mắt chim câu Vị trí hay gặp ở bàn tay, ngón tay, mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, bàn chân, ngón chân Khi khỏi để lại sẹo lõm, tròn đều
Trang 8VDTXKT do xi măng do 2 yếu tố chính gây nên là: chromate (Cr6+)
có trong xi măng, và pH kiềm của xi măng Hai yếu tố Cr6+ và pH kiềm phối hợp gây tổn thương da: mức độ nhẹ gây nên viêm da, nặng hơn gây nên trợt, loét nông ở da, mức tổn thương nặng nhất là các vết loét chrome
* Phân loại và biểu hiện lâm sàng của VDTXKT do xi măng
- VDTXKT cấp tính do xi măng có các biểu hiện lâm sàng sau:
+ Thể viêm da: biểu hiện bằng các đám đỏ da, phù nề, có thể có mụn nước, bọng nước, không ngứa, có cảm giác căng, rát
+ Thể trợt, loét nông
+ Thể loét giống mắt chim câu
- VDTXKT mạn tính do xi măng biểu hiện lâm sàng là viêm da m<n tính: triệu chứng hay gặp nhất là đỏ da từng đám, khô da, nứt da và bong vẩy da Triệu chứng cơ năng: căng, rát, châm trích rất khó chịu
*Các yếu tố phối hợp làm cho VDTXKT do xi măng dễ xuất hiện và dễ nặng lên là: Cường độ tiếp xúc và yếu tố thể địa Các yếu tố khác: chấn thương, xây xát da
*Điều trị viêm da tiếp xúc kích thích do xi măng
Trước hết phải tránh tiếp xúc với xi măng (cho công nhân tạm nghỉ việc trong thời gian điều trị) Dùng kháng sinh trong ttrường hợp bội nhiễm
vi khuẩn Dùng các thuốc làm mềm da dịu da
Trang 9ức miễn dịch nhiều năm sau khi tiếp xúc lần đầu Chromate có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống Cùng lúc tiếp xúc với nhiều dị nguyên khác
* Chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng
Để chẩn đoán VDTXDƯ do xi măng người ta dựa vào triệu chứng lâm sàng, yếu tố tiếp xúc và kết quả test áp da với dung dịch dichromate kali 0,5%
* Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng
- Điều đầu tiên là phải tránh tiếp xúc với xi măng: những công nhân bị VDTXDƯ do xi măng cần được nghỉ việc để cách li với xi măng
- Thuốc toàn thân: dùng các thuốc chống ngứa, dùng kháng sinh khi có bội nhiễm, dùng corticosteroid khi tổn thương dị ứng mức độ vừa và nặng
- Thuốc tại chỗ: đắp dung dịch KMnO4 0,4%, bôi mỡ hynax 5-10% hoặc
mỡ lưu huỳnh 5% hoặc mỡ EDTA calci 10%, hoặc mỡ corticosteroid
3 pH da, khả năng kháng kiềm, khả năng trung hòa kiềm của da
3.1 pH da
Bề mặt da bình thường có pH axit “acid mante”
* Nguồn gốc pH axit của da
Trước kia các yếu tố như axit lactic của mồ hôi, chuyển hoá của vi khuẩn, và axit béo tự do trong chất b< được coi là các yếu tố duy nhất tạo nên
pH da Nhưng các nghiên cứu gần đây còn cho biết có 3 con đường ảnh hưởng đến pH da từ bên trong cơ thể
*Tác dụng của pH da: pH da tác động vào nhiều chức năng của lớp sừng như: chống lại nấm, vi khuẩn, giữ ẩm, bong vẩy da Những người có pH da cao (ngả về phía kiềm) thì da dễ bong vẩy, các chất ngoại lai dễ thấm vào trong da gây nên viêm da tiếp xúc Chưa có tác giả nào nghiên cứu pH da ở bệnh nhân VDTX do xi măng
3.2 Khả năng kháng kiềm (KNKK) và khả năng trung hoà kiềm (KNTHK) của da
Khả năng kháng kiềm là khả năng chống đỡ của da khi tiếp xúc với chất kiềm Khả năng trung hòa kiềm là khả năng trung hòa các chất kiềm khi tiếp xúc với da KNKK, KNTHK giúp cho da giảm bớt hoặc không bị tổn thương khi tiếp xúc với các hóa chất có trong môi trường Chưa có tác giả nào nghiên cứu KNKK, KNTHK ở bệnh nhân VDTX do xi măng
Trang 104 Các biện pháp dự phòng viêm da tiếp xúc do xi măng
- Biện pháp kĩ thuật gồm: Cải tiến dây truyền sản xuất, trang bị hệ thống hút bụi , hệ thống quạt thông gió
- Biện pháp cá nhân gồm: Tự giác sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân
Vệ sinh cá nhân tốt Dùng kem bảo vệ da
- Biện pháp y tế gồm: Không tuyển những người mắc các bệnh da mạn tính vào các khâu có nhiều bụi và tiếp xúc thường xuyên với xi măng Khám và
điều trị kịp thời bệnh nhân VDTX do xi măng
Chưa có tác giả nào nghiên cứu tác dụng dự phòng tái phát VDTX do
xi măng của thuốc Hysox
Chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
* Để nghiên cứu tỷ lệ viêm da tiếp xúc do xi măng
Chúng tôi đ< khám ngẫu nhiên 4306 người tiếp xúc với xi măng
* Để nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm da tiếp xúc do xi măng Chúng tôi đ< nghiên cứu 2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: gồm có 411 bệnh nhân viêm da tiếp xúc (VDTX) do
xi măng gây ra Trong 411 bệnh nhân viêm da tiếp xúc do xi măng có các nhóm nhỏ như sau:
+ Nhóm viêm da tiếp xúc dị ứng (VDTXDƯ) do xi măng: gồm 237 bệnh nhân
+ Nhóm viêm da tiếp xúc kích thích (VDTXKT) do xi măng: gồm
131 bệnh nhân
+ Nhóm sẩn ngứa mạn tính: gồm 43 bệnh nhân
- Nhóm chứng gồm 100 người lớn khoẻ mạnh, không có bệnh ngoài da
* Để nghiên cứu tác dụng phòng bệnh của Hysox chúng tôi lựa chọn 2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là VDTXDƯ do xi măng, được điều trị khỏi, sau đó được dùng dung dịch Hysox 10% để dự phòng tái phát
- Nhóm chứng: gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là VDTXDƯ
do xi măng, được điều trị khỏi, sau đó không được dùng dung dịch Hysox 10% để dự phòng tái phát Trong đó có 30 bệnh nhân làm nghề sản xuất xi măng và 30 bệnh nhân làm nghề sử dụng xi măng
Trang 112.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp điều tra mô tả, so sánh ngang giữa 2 nhóm: nhóm tiếp xúc với xi măng và nhóm không tiếp xúc với xi măng
- Nghiên cứu tác dụng phòng bệnh của dung dịch Hysox 10% theo phương pháp can thiệp có đối chứng so sánh
2.2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu
a) Khảo sát môi trường lao động
Khảo sát các chỉ số ở môi trường lao động như : nhiệt độ, độ ẩm, tốc
độ gió, mật độ bụi ở các công ty sản xuất xi măng: công ty 77 bộ Quốc phòng (MS III), công ty xi măng Bỉm sơn (MS VII)
b) Lập bảng nghiên cứu
c).Khám lâm sàng
Khám lâm sàng được tiến hành như sau:
- Khám sức khoẻ chung: do các bác sĩ nội, ngoại khám
- Khám Da liễu: do các bác sĩ chuyên khoa Da liễu khám
*Tổn thương da được đánh giá là do xi măng gây nên khi có các tiêu chuẩn sau:
+ Có tiếp xúc với xi măng (xi măng khô hoặc xi măng ướt)
+ Khi tiếp xúc thì tổn thương da xuất hiện hoặc nặng lên, khi không tiếp xúc thì tổn thương da ngừng lại nhẹ đi, hoặc khỏi
* Chẩn đoán VDTXDƯ do xi măng dựa vào các tiêu chuẩn sau:
+Tiêu chuẩn tiếp xúc: có tiếp xúc với xi măng
+Tiêu chuẩn lâm sàng: tổn thương là các đám viêm da, da đỏ, phù
nề, có mụn nước nhỏ như mụn nước trong bệnh eczema Có các thể sau:
Thể viêm da cấp tính: tổn thương có các mụn nước nhỏ, tiết dịch Thể viêm da bán cấp tính: tổn thương giảm tiết dịch, đóng vẩy tiết Thể viêm da m<n tính: có dày da, sẫm màu, nhiễm cộm
Triệu chứng cơ năng bao giờ cũng ngứa nhiều
+Tiêu chuẩn cận lâm sàng: kết quả test áp da với dung dịch dichromate kali 0,5% dương tính hoặc âm tính Kết quả test áp da với xi măng ướt có thể âm tính hoặc dương tính
Trong 3 tiêu chuẩn trên: t/c tiếp xúc và t/c lâm sàng là t/c chính
* Chẩn đoán VDTXKT do xi măng dựa vào các tiêu chuẩn sau:
+Tiêu chuẩn tiếp xúc: có tiếp xúc với xi măng
+Tiêu chuẩn lâm sàng: tổn thương có thể là 1 trong các thể lâm sàng sau:
Trang 12- Thể viêm da: biểu hiện bằng các đám đỏ da, phù nề, có thể có mụn nước, bọng nước ở giai đoạn cấp tính, đỏ da từng đám, khô da, nứt da và bong vẩy da ở giai đoạn m<n tính Triệu chứng cơ năng: căng, rát, châm trích
- Thể trợt, loét nông
- Thể loét giống mắt chim câu
+Tiêu chuẩn cận lâm sàng: kết quả test áp da với dung dịch dichromate kali 0,5% cho kết quả âm tính Kết quả test áp da với xi măng ướt âm tính
* Chẩn đoán sẩn ngứa mạn tính do xi măng dựa vào các tiêu chuẩn sau
+ Tiêu chuẩn tiếp xúc: có tiếp xúc với xi măng
+ Tiêu chuẩn lâm sàng: tổn thương là các sẩn đường kính một vài
mm, xuất hiện tại các vị trí tiếp xúc với xi măng Lúc đầu sẩn có mầu đỏ, sau đó xẫm mầu dần Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều
+Tiêu chuẩn cận lâm sàng: kết quả test áp da với dung dịch dichromate kali 0,5% dương tính hoặc âm tính Kết quả test áp da với xi măng ướt có thể âm tính hoặc dương tính
d) Khám cận lâm sàng
Trên những bệnh nhân có tổn thương da do xi măng thuộc các nhóm trên, tiến hành các khám nghiệm cận lâm sàng sau:
* Làm test áp da (patch test) với dung dịch dichromat kali 0,5%:
Cách đọc kết quả: kết quả được đọc sau 24 giờ và 48 giờ, thường sau
48 giờ là tốt nhất vì ở thời điểm này phản ứng dị ứng có đỉnh điểm cao nhất
Kết quả được đánh giá như sau:
- Âm tính ( ư ): không có phản ứng xảy ra, da vùng tiếp xúc với dị nguyên vẫn bình thường như các chỗ không tiếp xúc
- Dương tính một cộng ( + ): có ban đỏ tại chỗ tiếp xúc với dị nguyên,
có ngứa, không có mụn nước, không thâm nhiễm ở vùng làm chứng da bình thường
- Dương tính hai cộng ( ++ ): ở vị trí thử nghiệm nổi ban đỏ, kèm theo có thâm nhiễm, có ngứa
- Dương tính ba cộng ( +++ ): ở vị trí thử nghiệm nổi ban đỏ , thâm nhiễm và có mụn nước nhỏ lấm tấm như một đám eczema, ngứa nhiều
- Dương tính bốn cộng ( ++++ ): đây là phản ứng mạnh nhất Tại vị trí thử nghiệm có đỏ da, thâm nhiễm, mụn nước và cả bọng nước lan rộng thành một đám to, ngứa nhiều
- Phản ứng kích thích (PƯKT) do dị nguyên gây nên Phản ứng này thường xảy ra sớm, chỉ một vài giờ sau khi dán dị nguyên cho tiếp xúc với
Trang 13da Tại chỗ thử nghiệm có đỏ da, có thể có mụn nước, phỏng nước hoặc vết trợt, không ngứa mà có cảm giác đau rát, rát bỏng
* Làm test áp da (patch test) với xi măng ướt:
Cách tiến hành và cách đọc kết quả cũng giống như kỹ thuật test áp
da với dichromat kali 0,5%, chỉ khác là thay dichromat kali 0,5% bằng xi măng ướt Mỗi lần thử lấy 0,5-2g xi măng ướt làm dị nguyên
*Đo khả năng kháng kiềm (KNKK): Đo KNKK theo phương pháp của Burkhardt Locher Đánh giá kết quả như sau:
+Tốt: sau 5 lần nhỏ mới có 10 trợt
+Trung bình: sau lần nhỏ thứ ba hoặc thứ tư mới có 10 trợt
+Kém: sau lần nhỏ thứ nhất hoặc thứ hai đ< có 10 trợt
*Đo khả năng trung hoà kiềm (KNTHK): theo phương pháp của Burkhardt Locher Đánh giá kết quả như sau
+Tốt: trong cả 10 lần đo t1-t10 đều nhỏ hơn 5 phút
+Trung bình: trong cả 10 lần đó t1-t10 đều từ 5-7 phút
+Kém: có một lần thời gian mất màu lớn hơn 7 phút
* Đo pH da ở 3 vị trí: mu bàn tay, mu bàn chân, lưng
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại công ty xi măng 77 bộ Quốc phòng, công
ty xi măng Bút Sơn, công ty xi măng Bỉm Sơn, các công ty 524, 665, 41 thuộc binh đoàn 11 bộ Quốc phòng, thợ xây bệnh viện 103, thợ xây khu Xa
la - Học viện Quân y, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây
2.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2001 đến tháng
Trang 14Chương 3 & 4 kết quả và bàn luận Bảng 3.1: Tỷ lệ viêm da tiếp xúc do xi măng ở các đơn vị (n=4306)
Nhóm
nghề Đơn vị
Số người tiếp xúc với XM
và cộng sự 1993 28,44%
Tỷ lệ bệnh VDTX do xi măng nêu trong Bảng 3.12 của chúng tôi đều thấp hơn của các tác giả đ< dẫn ra ở trên Có lẽ do điều kiện làm việc ở các cơ sở sản xuất xi măng đ< được cải thiện tốt hơn trước, công nhân được giáo dục sức khoẻ tốt hơn, và được kiểm tra sức khoẻ ít nhất một lần mỗi năm, những người bị bệnh ngoài da đều được điều trị kịp thời Các số liệu của chúng tôi được tiến hành vào các năm 2002- 2004, còn các tác giả nói trên đều thu thập số liệu vào những năm của thập kỷ 90 trở về trước Số liệu của chúng tôi phù hợp với Phạm Công Chính năm 2003: tỷ lệ bệnh ngoài da của công nhân nhà máy xi măng Lưu xá Thái nguyên là 21,00% trong đó VDTX do xi măng là 6,54%, bệnh ngoài da không do xi măng là 14,36%