PHUNG THI AN NA
NHÂN SINH QUAN NGUOI VIET QUA FOLKLORE VIET NAM
LUAN AN TIEN SI
CHUYEN NGANH: CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG
VA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU’
HÀ NỘI - 2015
Trang 2PHUNG THI AN NA
NHÂN SINH QUAN NGUOI VIET QUA FOLKLORE VIET NAM
LUAN AN TIEN SI
CHUYEN NGANH: CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG
VA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU’
Mã số: 62 22 03 02
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:
1 PGS.TS NGUYEN THI NGA
2 PGS.TS DO LAN HIEN
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trọng luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác gia
Phùng Thị An Na
Trang 4MO DAU Chuong 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU LIEN QUAN
DEN DE TAI LUAN AN
1.1 Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan và folklore 1.2 Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan người Việt qua lễ
hội dân gian và tín ngưỡng dân gian 1.3 Các công trình đề cập đến vấn đề kế thừa và giải pháp phát huy
những giá trị tốt đẹp, hạn chế những tiêu cực từ nhân sinh quan truyền thông người Việt
1.4 Một số vẫn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2: NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT VÀ FOLKLORE VIỆT
NAM - MOT SO VAN DE LY LUAN
2.1 Nhân sinh quan và nhân sinh quan người Việt
2.2 Folklore Việt Nam - Khái niệm, đặc trưng, các loại hình 2.3 Folklore - Một hình thức thể hiện độc đáo của nhân sinh quan
người Việt Chương 3: NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT QUA MỘT SỐ LẺ HỌI
VA TIN NGUONG DAN GIAN - GIA TRI VA HAN CHE
3.1 Nhân sinh quan người Việt qua một số lễ hội dân gian 3.2 Nhân sinh quan người Việt qua một số tín ngưỡng dân gian 3.3 Những giá trị tích cực, những hạn chế từ nhân sinh quan truyền
thống người Việt qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian
Chương 4: XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CUA LE HOI VÀ TÍN
NGƯỠNG DÂN GIAN VA GIAI PHAP NHAM KHAC
PHUC YEU TO TIEU CUC, PHAT HUY GIA TRI TICH
CUC TRONG NHAN SINH QUAN TRUYEN THONG NGƯỜI VIỆT QUA CÁC LOẠI HÌNH ĐÓ
4.1 Dự báo một số xu hướng hoạt động của lễ hội và tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam hiện nay 4.2 Một số nhóm giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực, hạn chế
yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan truyền thống người Việt qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian
32 43 56
65 65 81 100 115
115 127 145 148 149 159
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Folklore Việt Nam, hay văn hóa dân gian Việt Nam là kho tư liệu ít
được khai thác về mặt triết học, vì người ta thường coi nó là thứ văn hóa
truyền miệng, không bác học, có nhiều hạn chế, lạc hậu Nói là dân gian
nhưng không có nghĩa đấy là sản phẩm của những người nông dân thất học, mà dân gian ở đây có thể là khuyết danh, “nó” cũng là sản phẩm của các bậc
đại trí trong xã hội thời kỳ trước, chỉ có điều, họ chưa khái quát được thành hệ
thống mà chỉ đúc kết ra từ những trải nghiệm cuộc sống, nhưng đó lại là cơ sở, nên tảng để sau này xây dựng thành các lý thuyết, hệ thống tư tưởng Bởi, trong thứ văn hóa bình dân ấy đã ấn chứa những khái niệm trừu tượng, ân chứa minh triết của cha ông chúng ta Ở đó, chúng ta cũng có thê thấy được năng lực tư duy, những phán đoán, phân tích và sự nhận thức của người Việt, hay nói khác đi, văn hóa dân gian Việt Nam cho thấy giá trị bản nhiên của tư duy người Việt, không hòan toàn vay mượn tư tưởng của Nho, Phật, Lão
Nghiên cứu tư tưởng triết học trong các di sản tính thần thuộc lĩnh vực
văn hóa dân gian vốn được đặt ra từ lâu, song cho đến nay vẫn chưa được thực hiện Đã có không it các công trình và tác giả nghiên cứu Folklore Việt Nam dưới các góc nhìn văn hóa học, dân tộc học hay nhân học, giúp chúng
ta biết được vô số điều thú vị, đặc sắc về cuộc sông, sinh hoạt, lao động sản
xuất, văn hóa, tín ngưỡng của tô tiên chúng ta trên mảnh đất Việt Nam Những nghiên cứu phong phú đó là cần thiết nhưng chưa đủ con cháu hôm nay cần biết cha ông ngày xưa đã nghĩ gì qua những hoạt động và những biểu tượng vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay Do vay, can phải tiếp cận vẫn đề này dưới góc độ triết học, liên ngành triết học - văn hóa, nhằm soi tỏ những nội dung chủ yếu trong tư tưởng của người xưa Việc
nghiên cứu này còn cân thiệt vì năm trong khuôn khô một nhiệm vụ lớn hơn
Trang 6Folklore thực sự là nơi quy tụ và kết tỉnh những triết lý nhân sinh sâu
sắc của các bậc tiền nhân về con người, về hành vi, ứng xử và lẽ sống ở đời của con người Những năm gân đây, có khá nhiêu triết gia đi vào nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan, nhưng tìm hiểu về mối liên hệ giữa những tư tưởng, triết lý nhân sinh trong kho tàng Folklore thì lại ít được quan tâm Cũng có một vài nhà khoa học từng đặt vẫn đề nghiên cứu tư tưởng triết học của người Việt qua những văn hóa bất thành văn, chỉ có điều, những tác phẩm này chưa đi vào phân tích nhan sinh quan triết học qua Folklore một cách day du, ma chỉ nghiên cứu tư tưởng dân tộc qua phong tục tập quán hay di chỉ khảo cô của văn hóa vật thế (như trỗng đồng, mộ táng ) mà thôi Thực chất, chưa có công trình nào dat van dé nghiên cứu một cách cụ thể nhân sinh quan của người Việt qua Folklore Đây chính là nhiệm vụ của luận án, nhăm góp phân tìm hiểu sâu hơn về minh triết của người Việt qua một số
loai hinh Folklore, gop phan b6 sung thêm cho tư tưởng triết Việt, dé lịch sử tư tưởng Việt Nam được toàn diện và hệ thống hơn
Thêm nữa, nghiên cứu nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt
Nam nghĩa là chúng ta một lần nữa tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao “tính dân tộc” của mình, bởi Folklore chính là văn hóa truyền thống của người Việt Văn hóa dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng, do vậy, việc tìm hiểu những biểu hiện triết học trong văn hóa dân gian giúp chúng ta thấy
được tính độc đáo đặc sắc của nền văn hóa truyền thống Việt Nam Khảo cứu
nhân sinh quan người Việt qua Folklore khong chỉ giúp củng cố giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là việc làm phát huy tỉnh thần yêu nước - yêu những giá trị văn hóa của dân tộc
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nhân sinh quan người Việt
qua Folklore Viét Nam” lam đề tài luận án tiến sĩ triết học
Trang 72.I Mục đích
Luận án tập trung làm rõ nhân sinh quan người Việt thế hiện qua Folklore Viét Nam, cu thé là qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhăm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những hạn chế trong nhân sinh quan đó
2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm nhân sinh quan và đặc thù nhân sinh quan của
người Việt; khái niệm, đặc trưng của Folklore Việt Nam
- Phân tích nhân sinh quan người Việt qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian điển hình; chỉ ra những giá trị tích cực và những hạn chế trong nhân sinh quan đó
- Dự báo xu hướng hoạt động của các lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở
Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích
cực, khắc phục những hạn chế trong nhân sinh quan truyền thống người Việt qua các loại hình đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối trợng nghiên cứu
Nhân sinh quan người Việt qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam
3.2 Phạm vì nghiÊn cứu - Khái niệm “người Việt” trong luận án này dùng để chỉ người Việt truyền thống
- Trong phạm vi của một luận án Tiến sĩ, chúng tôi chỉ có thể khảo cứu
nhân sinh quan của người Việt qua 2 loại hình của Folklore là: lễ hội dân gian
và tín ngưỡng dân gian Đối với lễ hội, chúng tôi lựa chọn 3 lễ hội: /ễ hội đến
Gióng lễ hội đên Tổng Trân và lễ hội Chử Đồng Tử; với loại hình tín ngưỡng
Trang 8Có thể nói, đây là những lễ hội và tín ngưỡng dân gian phản ánh một cách tương đối điển hình các triết lý nhân sinh truyền thống của người Việt
trên ba mối quan hệ: gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên mà đề tài có
tham vọng phân tích
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin về mỗi quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo tín ngưỡng Luận án cũng kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết có liên quan đã được công bố
4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thế như: phương pháp thống nhất lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn Luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, quan sát thực
địa, khảo cứu văn bản
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phân bô sung lý luận cho công tác nghiên cứu triết học Việt Nam trên loại hình văn hóa dân gian/Folklore Chứng minh cho những giá tri ban
nhiên của tư duy người Việt từ khi chịu tiếp biễn, ảnh hưởng của văn hóa -
triết học ngoại lai
- Gop phan làm sáng tỏ một số vấn đề nhận thức luận triết học và các
vấn đề liên quan đến Folklore Việt Nam, nhân sinh quan người Việt
- Nghiên cứu nhân sinh quan người Việt qua Folklore từ góc nhìn triết học, luận án đã góp phân chỉ ra những xu hướng biên đôi của các hoạt động lê
Trang 9và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần phát triển tư duy lý luận cho người Việt Nam hiện nay
6 ÝY nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên, học viên chuyên ngành Triết học, Văn hóa học, Tôn giáo học
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu về triết học Việt Nam, văn hóa Việt Nam, tôn giáo ở Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu của luận án là sự thế nghiệm hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn, phát huy các bản sắc và giá trị văn hóa, tỉnh thân truyền thống của dân tộc
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ của Học viện
7 Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cầu làm 4 chương, 12 tiết
Trang 10LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN 1.1 CAC CONG TRINH NGHIEN CUU VE NHAN SINH QUAN VA FOLKLORE
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Có thể nói, không có nhiều công trình bàn trực tiếp vẫn đề nhân sinh quan hay lý luận về nhân sinh quan Trong hau hết các công trình mà chúng tôi khảo cứu về vấn đề này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những
nhận định hoặc những khía cạnh khác nhau thuộc phạm trù nhân sinh quan
Vì đề tài nghiên cứu nhân sinh quan theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nên chúng tôi đã khảo cứu khá nhiều công trình về nhân sinh quan dưới góc nhìn triết học mácxít:
Trong hai tác phẩm Quan niệm của C Mác, Ph ngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người của Bùi Bá Linh [73] và “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” của
Hoang Dinh Cúc [13], học thuyết Mác về con người được các tác giả luận giải
trên cơ sở làm rõ quan niệm về “cơ sở hiện thực” cho sự tôn tại của con người với tư cách thực thể sinh học - xã hội, về lao động với tư cách là điều kiện
quyết định của sự hình thành con người, về sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, về môi liên hệ giữa cá nhân và xã hội, về sự giải phóng con người, giải phóng xã hội Từ đó, các tác giả phân tích, làm rõ phương hướng chung về phát triển con người mà Đảng
Cộng sản Việt Nam đã xác định trong công cuộc đối mới đất nước và đề xuất một số giải pháp để thực hiện phương hướng đó
Hai tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm và Vũ Trọng Dung đã nhận định qua các bài viết “Những tr tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.LLênin về
Trang 11xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng về con người mới thấy được bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực không phải là cái vốn có trong cơ thể riêng lẻ mà là tông hòa các quan hệ xã hội; không chỉ là các quan hệ hiện tại trong đó con người đang sống mà còn là những quan hệ xã hội trước kia, những quan hệ cổ truyền của quá khứ còn in đậm trong con người hiện thời, những di sản của thế hệ đi trước mà con người kế thừa trong
lịch su cua minh [17, tr 61]
Nhóm tac pham “Vé triét ly con nguoi chinh phuc tw nhién” của Hồ Sỹ
Quý [84], và “Xáy đựng đạo đúc sinh thái - một trách nhiệm xã hội của con nguoi đối với tự nhiên” của Phạm Thi Ngọc Trầm [112] chủ yếu bàn về mỗi
quan hệ biện chứng giữa con người với giới tự nhiên Các tác giả phân tích vai trò của tự nhiên đối với con người, xã hội cùng với sự tác động của con người lên tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của mình Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên là khách thế; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của khách thể tự nhiên Vì vậy, con người đã gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường sống Cuối cùng các tác giả kết luận, vẫn đề xây dựng đạo đức sinh thái phải được tiến hành ở mỗi thành phân câu trúc của nó: ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức, ở sự kết hợp hành vi đạo đức với trách nhiệm xã hội của con người trong ứng
xử với tự nhiên, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bên vững của tự nhiên và
COn người
Trong các công trình nêu trên, người đọc có thể hiểu được những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan triết học mácxít như: bản chất con người là gì?, mối quan hệ của con người với con người trong xã hội, mối quan hệ của con người với giới tự nhiên, vân đê giải phóng và phát triên toàn diện con người
Trang 12tôi khi triển khai thực hiện đề tài
Tác giả Hoàng Tăng Cường trong bài viết “Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quan niệm của Nho giáo” [L5] cung cấp cho người đọc các lập trường khác nhau của Nho giáo khi bàn về vẫn đề này Tuy nhiên, chúng đều có chung một điểm là khang định con người có mối quan hệ mật
thiết với “Trời”, con người phải hiểu được “Mệnh trời” và không thế làm trái
với “Mệnh trời” [15, tr 28] Từ đó, tác giả khăng định một lần nữa tư tưởng của Nho giáo khi xem xét mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, đó là
sự phục tùng, phụ thuộc của con người vào giới tự nhiên Có thê nói, quan
điểm của Hòang Tăng Cường tỏ ra khá phiến diện, chỉ tiếp cận phương diện đạo đức siêu hình của Nho giáo mà không thấy được những đóng góp của Nho giáo trong việc nhìn nhận vai trò của giới tự nhiên với cuộc sống con người Tiêu biểu như quan điểm của Mạnh Tử về không giết mỗ vật nuôi vào
mùa sinh sản, không dùng lưới mắt nhỏ để bắt cá thì mới đảm bảo được cuộc
sống đây đủ cho con người Như vậy, quan điểm của Mạnh Tử có ý nghĩa vượt thời gian khi ông nhìn nhận sự khai thác tự nhiên phải theo và phù hợp với quy luật của nó
Tác giả Nguyễn Văn Bình với bài “Cách xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kế
thừa và phát triển” [6] đã nhận định:
Ứng với mỗi quan hệ xã hội của con người, Nho giáo lại đưa ra
những yêu cầu rất chỉ tiết, thiết thực, sao cho thái độ ứng xử của con người đạt tới “tận thiện tận mỹ”, là khuôn vàng thước ngọc để mọi người noi theo và đánh giá lẫn nhau Từ đó, Nho giáo đề cao những con người có giáo dục, biết tu dưỡng theo những người quân
Trang 13xử mẫu mực trong tất cả các mối quan hệ xã hội [6, tr 23] Từ nhận định trên, tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa và giá trị của đạo đức Nho giáo trong việc giáo dục con người để trở thành mẫu “người quân tử”
Bai viet “Van dé con người trong đạo Phật” của tác giả Hoàng Thơ
[103] khẳng định đạo Phật là một triết lý về con người hướng nội Tác giả đã
nêu rõ điểm tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo là con người nội tâm, vô
thần, bình đẳng về đạo đức Đạo Phật tập trung phân tích con người nhận thức, tâm lý hướng nội nên đã đạt được một số nhận định độc đáo về trực giác, về làm chủ tâm thức Tiếp cận hướng nội của đạo Phật là chỗ làm cho
các triết học hướng ngoại tự thấy thiếu hòan chỉnh khi sự khát khao hiểu biết
bản chất con người trở thành một nhu cầu có tính triết hoc [103, tr 44]
Tác giả Đỗ Hương Giang trong bài “lấn đề nhân sinh quan trong triết
học Phật giáo thời Trần” [27] đã khái quát một số nội dung chính của các đại biểu tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần
Về nguồn gốc và bản chất con người: trên quan điểm duyên sinh, các ông cho rằng con người do tứ đại, ngũ uấn hợp thành nên bản chất con người là “Không”; vì nguồn gốc con người là không thực cho nên con người không thể thoát khỏi vòng sinh tử; quan niệm về cuộc sống: đời là khố, ngắn ngủi, mong manh và luôn thay đổi; cuối cùng, các ông cho rằng tự do và giải thoát là tiêu chuẩn cho một cuộc sống lý tưởng [27 tr 3]
Có thể nói, quan điểm của các đại biểu Phật giáo thời Trần thể hiện tỉnh thần
nhập thế của Phật giáo Việt Nam Các ông đã đưa đạo Phật đi vào cuộc đời,
hành dộng và áp dụng giáo lý Phật giáo vì con người và cho con người
Nhìn chung, van đề nhân sinh quan trong các học thuyết tôn giáo chủ yếu nghiên cứu con người từ góc độ bản ngã, cái tôi, chủ thể, từ phương diện
tâm lý học, đạo đức học, luân lý học
Trang 14Một trong những nhiệm vụ của luận án là khảo cứu đặc điểm nhân sinh
quan thần thoại, vì thế chúng tôi thử đi tìm các tác phẩm bàn vẻ vấn đề này, song, rất tiếc đây dường như là mảng nghiên cứu còn bỏ trống
Tìm hiểu qua các công trình viết về nhân sinh quan nói chung, chúng tôi cũng ít nhiều thu nhận được những tài liệu cho quá trình triển khai luận án
Trong cuốn sách Mạn đàm nhân sinh của tác giả Nguyễn Thế Trắc [109], những vấn đề vẻ nhân sinh quan như: mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân với kiếp người; Quan niệm về hoạ, phúc với đời người; Quan niệm tu thân tích đức, hòan thiện nhân cách đã được trình bày khá rõ nét Tác giả Nguyễn Thế Trắc rất tâm huyết khi phân tích và bình luận một cách sâu sắc những triết lý sống cần thiết cho con người hiện nay, cũng như hướng con người tới
những chân giá trỊ của cuộc đời
Cuỗn Hành trình nhân sinh quan: Phản tỉnh trên đường trải nghiệm của tác giả Nguyễn Tất Thịnh [94] đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống nhăm chia sẻ những trải nghiệm sống giúp người đọc tự tìm cho mình những bài học quý giá của nhân sinh, những kỹ năng sống cách ứng xử chân - thiện - mỹ để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn luôn có cái nhìn lạc quan vào cuộc sống
Hai nhà nghiên cứu Trịnh Hiểu Giang, Nguyễn An trong cuỗn Những hiểu biết về cuộc đời [28] đã cung cấp cho người đọc trí tuệ phong phú của
các nhà hiển triết trong lịch sử nhân loại về bản chất sinh mệnh, nội dung của
đời người trạng thái sinh tồn, các kỹ xảo cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích cuộc đời của các nhà hiền triết
Trung Quốc thời xưa, từ đó, liên hệ đến các trạng thái đời người hiện đại,
đồng thời, giới thiệu cho chúng ta về một môn khoa học tương đối phát triển ở Trung Quốc - khoa học nhân sinh
Có thể thấy rằng nhân sinh quan là một đẻ tài lớn, đã được nghiên cứu, tìm hiệu từ lâu bởi nhiêu học giả Trong các công trình đó, mặc dù chưa dua
Trang 15ra được một khái niệm hay một hệ thống lý luận về nhân sinh quan, song các
vấn đề liên quan đến nhân sinh quan được đề cập khá đầy đủ, toàn diện Đây chính là nguồn tài liệu hết sức phong phú giúp chúng tôi hiểu rõ nhân sinh quan là gì, và gồm những nội dung gì?
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về Folklore Việt Nam
Nghiên cứu về Folklore/văn hóa dân gian của người Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua những công trình viết về lịch sử văn hóa của dân tộc
Là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương [L] đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt
kinh tế, sinh hoạt chính trị và sinh hoạt tri thức, do đó, đã tóm tắt, phác hoạ và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt Hơn thé
nữa, Đào Duy Anh chỉ ra cả những biến đôi của văn hóa Việt Nam ở thời đại
Au hoa, với sự rạn vỡ hoặc biến đổi của những giá trị cũ, sự lên ngôi của
những giá trị mới
Tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn Văn minh Đại Việt [43] đã trình
bày cuộc đại hội nhập văn héa Viét - Trung - An dé hinh thanh van minh Dai
Viét Tac gia chon xuat phat diém 1a thoi ky truéc Han (nam 111 Tr.CN lam mốc) để định ra vị trí của văn minh Đại Việt trên thang bậc văn minh nhân
loại nói chung, trong quan hệ so sánh với văn minh Hán Đường đồng đại nói riêng Tác giả cũng chú trọng nghiên cứu văn hóa Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Hán qua chính quyền đô hộ và qua con đường giao lưu văn hóa,
xác định vốn văn hóa trước Hán của dân tộc ta, coi đó là bản sắc, bản lĩnh, cơ sở, động lực tồn tại của dân tộc Việt Nam
Cuốn sách Việt Nam phong tục [5] của nhà nghiên cứu Phan Kế Bính là nguôn tài liệu phong phú cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức quý báu để tìm hiểu về văn hóa dân tộc từ tục lệ trong gia đình tới thói quen ngoài xã hội, kế cả thuần phong mỹ tục lẫn hủ tục Quan điểm của tác giả tỏ ra tiễn bộ khi đề
Trang 16cập tới tục lệ cũ và ý muốn dẫn dần canh tân hủ tục, đồng thời, duy trì những
mỹ tục quốc tuý của nước nhà
Tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, ông đã dành thời gian tìm hiểu về Folklore Việt Nam Có thể kế đến các công trình:
Cuốn sách Dẩn luận nghiên cứu Folklore Viét Nam [60] có thê coi là công trình đầu tiên giới thiệu diện mạo Folklore Việt Nam Tình thần nồi bật của tác phẩm là khang định sự tồn tại của Folklore Viét Nam Folklore Viét Nam đã được phác hoạ rõ nét, từ môi trường xuất phát, nội hàm, quá trình vận
động quá trình nhận thức, nghiên cứu và giới thiệu góp phần tô đượm sức
sống và nguồn sống của dân tộc [60 tr 15]
Trong cuỗn 7ïếp cận kho tàng Folklore Việt Nam [61] Vũ Ngọc Khánh
bước đầu giới thiệu sự tồn tại của Folklore và vị trí của nó trong nên văn hóa dân tộc Sau khi chứng minh sự hiện hữu của Folklore ở Việt Nam, tác giả đi
vào phân tích một số thành tô của Folklore như Folklore ngôn từ, Folklore tạo
hình, Folklore biểu diễn Đặc biệt, Vũ Ngọc Khánh đã xác định sự vận động
Folklore qua những địa bàn không gian nhất định, tìm hiểu những sinh hoạt phong phú của nó, nhìn đúng diện mạo, sắc thái có khả năng phân biệt với
những địa bàn khác, do những nguyên nhân nào đó tạo nên [61, tr 251] Điều
này có tác dụng thiết thực, giúp cho việc nhận diện rõ sự phong phú đa dạng của toàn bộ Folklore Việt Nam, cũng như có cái nhìn về sắc thái địa phương
đề hiểu sâu hơn nữa tâm hồn dân tộc
Cuỗn Hành trình vào thể giới Folklore Việt Nam của ông [63] góp
phần làm rõ cái mà ta gọi là đậm đà bản sắc dân tộc Dạo qua các “điểm”
Folklore tiêu biểu (khu vực Hùng Vương, khu vực Thánh Tản, khu vực Hai Bà Trung) [63, tr 9-138] dé thay những dấu ấn cội nguồn dân tộc được biểu
hiện tập trung, đặc sắc trên các hình thái văn hóa, Vũ Ngọc Khánh một lần
nữa khăng định sức sống mãnh liệt của Folklore Việt Nam Từ đó, ông di
Trang 17vào nghiên cứu thế giới dân ca - diễn xướng, thế giới hội hè, thế giới tâm
linh của người Việt như một cách bày tỏ niềm tự hào với những di sản văn
hóa của dân tộc
Cuốn sách 7rên đường tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam của tác giả Dinh Gia Khanh [53] thường được coi là tài liệu gối đầu giường cho những ai nghiên cứu về Folklore Việt Nam Trong cuốn sách này, tác giả đã đi hết một
loạt các vấn đề thuộc phạm trù Folklore, đó là giải đáp Folklore là øgì?, sự hình thành, phát triển của Folklore ở Việt Nam, các thành tố chủ yếu của Folklore,
vai trò của Folklore Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng nên văn hóa mới
Cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam của Đinh Gia Khánh [56] cung cấp một cách hệ thống những giá trị
truyền thông và ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới Cuốn sách khẳng định văn hóa dân tộc và bản
sắc dân tộc của văn hóa luôn trường tồn cùng lịch sử, giúp dân tộc ta trụ
vững trước bao cuộc xâm lăng, bao biến thiên xã hội Với những truyền thông tốt đẹp của mình, văn hóa dân gian đã đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của xã hội Việt Nam, đồng thời, đang phát huy ảnh hưởng rộng lớn với toàn xã hội trên bước đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn Quan niém vé Folklore [95] dé cap đến các quan niệm, định nghĩa khác nhau về Folklore Từ quan niệm về
Folklore ở Anh, Mỹ, các nước Mỹ Latinh đến quan niệm về Folklore ở Pháp
Ý, Nga và một số nước Đông Âu; các quan niệm về Folklore của Mác,
Ăngghen, Lênin, của các nhà lãnh tụ, các học giả và các nhà văn hóa Việt
Nam được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích Qua đó, người đọc có được những kiến thức cơ bản về Folklore, như Folklore là gì, Folklore bao g6m những thành tô gi [95, tr 10] Công trình này góp phan giúp ích không nhỏ
Trang 18cho giới nghiên cứu Folklore nói riêng, cho giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung
Cuốn sách Văn hóa dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh và Ngô Đức Thịnh chủ biên [54] là cuốn sách tập hợp những bài viết về lịch sử Folklore, lý luận Folklore và phương pháp luận nghiên cứu Folklore Điểm nỗi bật của cuốn sách là xác định nét đặc thù cơ bản của Folklore là một nghệ thuật nguyên hợp gồm nhiều thành tỗ gắn bó hữu cơ với nhau, từ đó xác định phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp tông hợp [54 tr 8]
Tác giả Lê Ngọc Canh với cuỗn Văn hóa dan gian Việt Nam - những
thành tô [7] đã giới thiệu công phu, đề cập khá tỉ mỉ về những thành tố
Folklore Việt Nam Công trình giới thiệu những vấn để lý luận về thành tô văn hhoádân gian, khảo sát những đặc điểm môi trường của các thành tố này, cũng như khảo cứu cụ thê từng thành tố Điểm đáng quý ở công trình này là qua việc khảo cứu các thành tố Folklore Việt Nam, tác giả đã cỗ gắng đưa ra những dẫn chứng tư liệu quý của một số tộc người ở nước ta
Trong các công trình của các học giả nêu trên, người đọc có thế hiệu
được những nét cơ bản về Folklore Việt Nam Đó là những tri thức về khái
niệm, đặc trưng, thể loại của Folklore, là những tri thức về nguồn gốc, bản chất của văn hóa dân gian Việt Nam Qua đó, các tác giả cũng giúp chúng ta hiểu được văn hóa dân gian chính là cội nguôn, là bản sắc của văn hóa dân tộc Văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về Folklore hay văn hóa dân gian cho chúng ta cái nhìn đa chiều về các thành tô hợp thành bản sắc văn hóa Việt Tuy nhiên, các tác phẩm chủ yếu phân tích đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian mà nó đê cập, hoặc là giá trị của văn hóa dân gian trong đời sông
Trang 19xã hội đương đại, mà rất ít, thậm chí bỏ qua việc tìm hiểu nhân sinh quan
người Việt thê hiện như thế nào qua văn hóa dân gian Đó chính là nhiệm vụ của luận án này
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÉ NHÂN SINH QUAN NGƯỜI
VIET QUA LE HOI DAN GIAN VA TIN NGUONG DAN GIAN
Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về từng lĩnh vực, từng loại hình của Folklore vô cùng phong phú và đa dạng, bởi bản thân mỗi một loại hình văn hóa dân gian đã là một kho tri thức mà chúng ta chưa hiểu hết được Do đó, để tông thuật tất cả các công trình nghiên cứu về các loại hình văn hóa dân gian là một việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức Trong giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ đi vào những mảng vấn đẻ lớn, liên quan hoặc trực tiếp bàn đến nhân sinh quan người Việt qua một số loại hình của Folklore (trong
khuôn khổ luận án, chúng tôi lựa chọn hai loại hình Folklore để khảo cứu là lễ
hội dân gian và tín ngưỡng dân gian)
1.2.1 Nhóm công trình bàn về nhân sinh quan của người Việt qua lễ hội dân gian
Tác giả Thuận Hải trong cuốn Bản sắc văn hóa lễ hội: văn hóa dan gian đặc sắc qua những lễ hội dân gian trong năm [31] đã khắng định lễ hội là một hình thức sinh hoạt tông hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường , là sinh
hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội Không những thế, lễ hội là những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật
truyền thống của cộng đồng, mà thông qua đó, có thể hiểu được giá trị tỉnh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hóa của một quốc gia
Tiếp tục hành trình khai quật “lối cũ lỀ xưa” trong đời sống của người Việt Nam, trong cuốn H6i hè đình đám [4] học giả Toan Ánh nói về những niềm vui của một thời đơn sơ, những ý niệm tôn giáo lẫn những nỗi niềm khao khát gửi gắm, những nỗi sợ hãi và cả những sự ghi ơn Vừa mang tính
Trang 20tâm linh trang nghiêm, vừa là chỗn vui chơi trân tục, hội hè là sự phan chiéu
thú vị và đa chiều nhất về văn hóa người Việt xưa
Cuốn Văn hóa lễ hội dan gian cộng đồng các dán tộc Việt Nam của tác
giả Nguyễn Hải Yến [122] giúp người đọc năm bắt một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam Qua đó, có thê thấy rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời sống tỉnh thần của cộng đông, để từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái hay, nét đẹp của chúng, góp phần xây
dựng nên văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc
Các nhà khoa học Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tẳng trong cuỗn Lễ hội
dán gian trong đời sống xã hội hiện tại [58] nhân mạnh đến những mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển trở lại của các lễ hội dân gian Các tác giả
nêu ra một số quan điểm đang phố biến khi đánh giá về sự phát triển trở lại của lễ hội gồm: 1/Những ý kiến không tán thành với sự phát triển trở lại này vì cho răng việc ấy gây nên lãng phí tiền của, thời gian; 2/Những ý kiến cho rang su phat triển của lễ hội gây ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội do nó liên quan đến các hiện tượng mê tín dị đoan; 3/Một số nhà nghiên cứu phê phán sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thông và các yếu tố hiện đại, coi đây là những
sự lai căng, cần phải loại bỏ [58, tr 27-28] Qua đó, các tác giả khang định
phải gìn giữ, phát huy những giá trị tích cực của lễ hội dân gian cũng như phải gạn lọc, loại bó những phản giá trị nảy sinh từ hoạt động lễ hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả Ngô Đức Thịnh trong bài viết “Nưững giá trị của lễ hội cô truyền trong đời sống xã hội hiện nay” [97] khăng định việc tô chức lễ hội nhăm giáo dục truyền thống văn hóa, chỗng ngoại xâm, xây dựng đất nước, quê hương, tri ân và tôn vinh những người có công khai phá dựng thôn, xóm, bản, mường, các vị tổ nghề Lễ hội chính là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa tỉnh thân của nhân dân qua môi giai đoạn lịch sử Thông qua việc tô chức
Trang 21lễ hội, nhiều bộ môn nghệ thuật, diễn xướng dân gian được phục hồi, tác động
sâu sắc đến tình cảm, góp phần xây dựng tính cách con người Việt Nam, giáo dục truyền thông tự hào, tự tôn với quê hương, đất nước
Bài viết “Hội !ễ dan gian va su phản ánh những truyền thống của dân
fộc ” của tác giả Định Gia Khanh [57] nhẫn mạnh lễ hội phản ánh những sinh
hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống:
đồng thời, thông qua lễ hội trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thắm mỹ
của nhân dân được toả sáng Lễ hội đáp ứng một cách hiện thực, hiệu quả đời
sống văn hóa tỉnh thần của nhân dân trong tô chức các nghỉ lễ và hưởng thụ
các hoạt động “hội”, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miễn, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước Qua sinh hoạt lễ hội, nhân dân được
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa
Khao cứu các công trình nghiên cứu về lễ hội nói chung, chúng tôi
nhận thấy, mặc dù đa số các tác phẩm chỉ miêu tả diện mạo của lễ hội hoặc
nêu lên ý nghĩa, biểu trưng của lễ hội, song lẫn khuất đâu đó vẫn là những quan niệm sống, triết lý sống mà ông cha ta muốn gửi gắm thông qua các lễ hội, đặc biệt là qua các lễ hội nông nghiệp
Cuốn sách Lễ hội nông nghiệp Việt Nam của tắc giả Lê Văn Kỳ [67] đã phân tích lễ hội nông nghiệp theo từng mục đích của lễ hội như: cầu nước,
cầu đất, cầu lúa, cầu phôn thực với rất nhiều dẫn chứng, minh hoạ sinh
động Có thê nói, đây là công trình cung cấp cái nhìn khá toàn diện về các lễ hội nông nghiệp ở Việt Nam với những ý nghĩa sâu sắc của đối tượng thờ, biểu hiện sinh động của nghỉ thức thờ, sự phong phú của nội dung thờ qua đó giúp chúng ta thêm hiểu biết về tâm, ý, ước vọng của người xưa gui gam trong các lễ hội nhà nông
Cũng bàn về lễ hội nông nghiệp, nhóm tác phẩm “Lễ cấu ngư của làng ven biên” của Lê Trung Vi [118], “Lé hội cu mùa của nguoi Thai o Tay
Trang 22Bắc Việt Nam” của Vũ Thị Hoa [45] “Lễ đón mẹ lúa của người Khơmú” của
Hà Lâm Kỳ [66] “Lễ rửa lá lúa trong cư dân Mường” của Trần Chí Quang [83] “LỄ hội chuyến mùa của người Chăm” của Ngô Văn Doanh [16], “Lễ hội Lông thông của dân tộc Tay ở Lạng Sơn” của Hòang Văn Páo [80] là những công trình ít nhiều đề cập đến triết lý sống của người Việt qua các lễ hội nông nghiệp Dễ dàng nhận thấy, qua các tác phẩm này nhân sinh quan người Việt toát lên trong từng nghi lễ, cách thức cầu mùa Nó thé hiện sự mong ước của người dân về một năm mưa thuận gió hòa, về một vụ mùa bội
thu, nhưng ân chứa sâu xa trong đó là thái độ tôn trọng tự nhiên, một phương
thức sống “hòa hợp” với thiên nhiên của cha ông ta
Nhìn chung nhóm công trình nêu trên cho chúng ta cái nhìn tương đối đa chiêu về lễ hội dân gian trên các vùng miền Việt Nam Các công trình chú ý
khai thác những giá trị tích cực mà lễ hội mang lại cho cộng đồng, xa hoi, đồng
thời cũng liệt kê những yếu tố tiêu cực phát sinh từ chính các lễ hội dân gian, qua đó, thê hiện phần nào quan niệm, lỗi sống, cách tư duy của người Việt truyền thống và hiện tại Tuy nhiên, bàn sâu về triết lý sống của người Việt qua các lễ hội dân gian dường như còn là “khoảng trống” chưa được lắp đây, đó cũng chính là kỳ vọng của chúng tôi khi triển khai nghiên cứu đề tài này
1.2.2 Nhóm công trình bàn về nhân sinh quan của người Việt qua tín ngưỡng dân gian
Bộ sách Tín ngưỡng Việt Nam (quyên Hạ) và Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (quyền Thượng) của tác giả Toan Ánh [2], [3] giúp người đọc có thêm những hiêu biết cân thiết về cội nguồn dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của cha ông ta Qua đó, chúng ta có dịp ôn lại lai
lịch và sự tiến hóa của dân tộc trên con đường dựng nước và giữ nước, khởi
nguôn từ cá nhân từng con người riêng biệt từ lúc sinh ra đến khi về cõi vĩnh
hằng, từ cuộc sống mỗi gia đình đến họ tộc, mở rộng đến làng xóm, rồi cả
quốc gia Bộ sách chỉ ra cho chúng ta những bài học hay, biết gạn lọc cái dở,
Trang 23những tệ tục mê tín, dị đoan, hủ lậu đã tạo thói vị kỷ, xấu xa của con người,
nhằm vươn tới chân thiện mỹ, đồng thời là những ứng xử linh hoạt, nhân hòa,
khoan dung của con người Việt Nam hiện đại
Trong công trình 7n ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh chủ biên [98], ngoài một số quan điểm lý luận liên quan tới tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, các tác giả đi vào nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thê, nỗi bật là tín ngưỡng thờ cúng Tô tiên của các gỉa tộc, dòng họ và trên bình diện quốc gia - dân tộc là thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương Đây là một hình thức tín ngưỡng nhăm thắt chặt quan hệ huyết thống của gia đình và dòng họ phố biến rộng khắp ở người Kinh và một số dân tộc thiếu số Cũng trong công trình nghiên cứu này, các tác giả còn đẻ cập tới khái niệm văn hóa tôn giáo tín ngưỡng biểu hiện trên các hình thức khác
nhau của sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, như nhạc lễ, hát thờ, múa thiêng, tranh thờ, giáng bút, diễn xướng nghi lễ, lễ hội giúp chúng ta thấy được
mối quan hệ chặt chẽ giữa các hình thức nghệ thuật tín ngưỡng và nghệ thuật
đời thường, qua đó tâm thức dân tộc được thể hiện sinh động qua các loại
hình tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng và phong tục Việt Nam mang giá trị nhân sinh sâu sắc, trở thành sợi dây nối liền con người với con người, có tác dụng liên kết cộng
đồng, tạo nên sức mạnh đoàn kết vô cùng rộng lớn Với ý nghĩa đó, công trình
Tan mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt do Khai Đăng sưu tầm và biên soạn [25] gồm 3 chương: Chương 1 khái quát về văn hóa
Việt Nam, trong đó trình bày việc nhận diện văn hóa Việt Nam, lớp văn hóa
bản địa, lớp văn hóa ngoại sinh; Chương 2 bàn về tín ngưỡng của người Việt; Chương 3 giới thiệu phong tục truyền thống của người Việt như hôn nhân, tang ma, lễ tết và lễ hội đã phần nào nói lên được ý nghĩa của tín ngưỡng,
phong tục Việt Nam đối với đời song của người Việt Nam
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam bao gồm một hệ thống các tín ngưỡng vô cùng phong phú và đa dạng loại hình tín ngưỡng nào cũng ấn chứa những
Trang 24minh triết của người xưa, đồng thời cũng phản ánh nhu câu, tâm thức của dân
tộc Trong giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ có điều kiện khảo cứu 3 loại
hình tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ Mẫu tín ngưỡng phon thuc va tin ngưỡng thờ nhiên thân ở Việt Nam, nhưng có thế coi là những tín ngưỡng tiêu biểu
cho giá trị Việt, văn hóa Việt, qua đó ta hiểu thêm văn hóa tâm linh và những
quy phạm đạo đức của dân tộc gói ghém trong các nghỉ lễ, phong tục
Mặc dù không bàn nhiều về nhân sinh quan của người Việt Nam qua tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng khi tìm hiểu vẫn đề này, chúng tôi không thể bỏ qua bộ sách Đạo Ä⁄ẩu Việt Nam tập 1 va tập 2 của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Đức Thịnh [100] [101] Công trình đã nghiên cứu và hệ thống
khá đây đủ, toàn diện về đạo Mẫu ở nước ta, đi sâu nghiên cứu đạo Mẫu từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân Đặc biệt, Giáo sư
Ngô Đức Thịnh đã làm nỗi bật ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời
sống tâm linh của người Việt, coi nó như một thứ “tôn giáo bản địa” sẵn chặt với nhu cầu và tâm thức của mỗi một người dân Việt Nam
Bài viết “7c thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt
Nam” của Giáo sư Đinh Gia Khánh [55] khẳng định tục thờ Mẫu mang căn
cơ văn hóa thờ phụng Việt cỗ và di truyền theo chiều ngang không gian của nhà - làng - nước và theo chiều dọc huyết thống gia tộc từ ngàn đời trong cầu
trúc xã hội nông nghiệp Việt Nam Song, tác giả cũng lại nhận định một cách
biện chứng răng, tín ngưỡng thờ Mẫu một mặt góp phần mang lại nhiều ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, mặt khác, chính do xuất phát từ những điều kiện và các yêu tố ấy đã làm cho dạng thức tín ngưỡng này nhuôm màu sắc mê tín, nặng tính thần quyên, có thê đưa đến một số suy nghĩ sai lệch
Giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài viết “Nguyên lý mẹ của nên văn hóa Việt Nam” [120] đã khăng định việc thờ nữ thân có gốc gác đa dạng:
nhân thần, nhiên thần, thiên thần - dù đã được dung hoá ở các cấp/mức độ
khác nhau với những văn hóa, tôn giáo bên ngoài - cũng chính là biêu tượng
Trang 25thể hiện vị thế của người đàn bà Việt ảo - thực/thiêng - phàm trong đời sống gia đình và xã hội Có thể thấy, cơ tầng văn hóa sâu và lâu bền nhất của người Việt thiên về tính nữ, với nguyên lý trọng âm (cả từ trong vô thức chứ không chỉ ý thức)
Tác giả Thích Nguyên Hiên với bài viết Nguyên lý mẹ trong văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam [41] nhẫn mạnh: người Việt Nam xem tất cả các thần linh là các bà, khuynh hướng đẻ cao nữ tính ấy hòan toàn phù hợp với nền văn mỉnh nông nghiệp sau khi đã kết hợp nhuận nhuyễn thuyết âm - dương Cuối cùng tác giả đi đến khăng định, “âm tính” trở thành nên tảng tư duy của dân
tộc Việt Nam
Luận án Tién si Triét hoc “Khia canh triét hoc trong tin ngưỡng thờ Mau cua nguoi Viét ving déng bang Bac b6” cha Nguyén Httu Thu [104] da cung cấp cho người đọc cái nhìn khá đầy đủ những vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng thờ Mẫu từ khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu cơ sở hình thành va tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu cho tới ảnh hưởng của các tín ngưỡng nội sinh và tôn giáo ngoại nhập đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung, ở vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng Một điểm đáng lưu ý trong luận án này là đã đề cập đến một số khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt, đặc biệt nhân mạnh đến quan niệm về con người và thân phận
COn người
Tín ngưỡng phôn thực là loại hình tín ngưỡng cô xưa của người Việt, mang ý nghĩa đề cao khát vọng sinh sôi nảy nở không chỉ trong giới tự nhiên
mà còn ở con người Chúng ta có thể tìm thấy nhiều triết lý nhân sinh trong
tín ngưỡng phôn thực, do đó, không thể bỏ qua việc khảo cứu các tác phẩm về
đề tài phôn thực
Tác giả Vũ Anh Tú với cuỗn sách 7í» ngưỡng phôn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở Châu Thổ Bắc Bộ [LL7] đã phân tích nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng phôn thực, coi đó là một hoạt động mang “tính thiêng”
Trang 26của con người với những biểu hiện phối ngẫu để cầu mong sự sinh sôi, nảy nở cho cây trồng và vật nuôi Thông qua việc phân tích các lễ hội phôn thực, tác giả đã phần nào chỉ ra các giá trị văn hóa dân gian truyền thông an minh trong đời sống tâm linh của người dân, lý giải được các nguyên nhân khiến cho
hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian này được bảo lưu, kế thừa và phát
triển trong cuộc sông duong dai [117, tr 12]
Cuốn sách Văn hóa phon thực Việt Nam do nhà văn - nhà nghiên cứu văn hóa Lý Khắc Cung biên soạn [14] giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn hóa phôn thực như là một phần của nên văn hóa Việt Nam, mang trong mình
nhiều yếu tố tâm linh được dân tộc Việt Nam tôn thờ Những chứng tích từ
ngàn xưa chứng tỏ văn hóa phôn thực đã được cô nhân lưu giữ, tôn sùng như một lỗi tín ngưỡng độc đáo, tượng trưng cho sự may mắn, an lành Bên cạnh những mẫu chuyện nhỏ chứng minh người xưa đã lưu giữ nên văn hóa này,
tác giá còn giới thiệu nhiều bài viết về tập tục sùng bái khả năng sinh sản,
những câu chuyện liên quan đến quan niệm phôn thực của cha ông ta
Trong công trình Văn hóa nỗ nường của nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn [87] nhiều vấn đề liên quan đến “nõ nường” - biểu tượng chính của tín ngưỡng phon thực đã được lý giải Dưới con mắt của tác giả, một số khía cạnh về tín ngưỡng phon thực đã được tiếp cận theo hướng mới khi ông giải thích về hình tượng “nõ nường” được thể hiện khác nhau trên trống đồng Ngoc Lu, trên thạp Đào Thịnh hay qua những công cụ lao động hàng ngày như cày, cuốc, chày, cối, dùi, mẹt Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những khám phá mới về “nõ nường” hình thức biếu hiện, ý nghĩa tâm linh và
đặc biệt là “văn hóa” của “nõ nường” Nhiều biéu tượng “nõ nường” đã được
tác giả giải mã thông qua những nghiên cứu về “Tượng đá ông chồng bà chồng” “Lý giải tượng hình người quỳ” “Chùa Một Cột”, “Dây tơ hồng của người Kinh” từ đó, khát vọng phù thịnh của người dân Việt được biểu hiện một cách rõ ràng
Trang 27Bài viết “7ín ngưỡng phôn thực nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử” của học giả Đỗ Lai Thúy [106] giúp người đọc có cái nhìn khái quát về tín ngưỡng phôn thực ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu xuất hiện, “tự nhiên như cây cỏ” trong đời sống nông nghiệp, như một “nguyên tắc thiết cốt” hay một cái gì đó như là “đạo sống” “đạo sinh tồn”, cho đến những giai đoạn sau khi nó lần lượt chịu ảnh hưởng và “được gói kỹ băng các lớp phủ như lễ thức,
lễ nghi Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo” [106, tr 16] Theo dòng lịch sử, các
biểu hiện của tín ngưỡng phôn thực ở Việt Nam cũng được tác giả trình bày day đủ và mang tính khái quát cao
Ở một số bài viết chuyên sâu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Từ những hình tượng nam nữ yêu nhau trên thạp Đào Thịnh, nghĩ về ưóc vọng phôn thực lâu đời của nhân dân ta” của Nguyễn Văn Huyên [49], “Biểu tượng phon thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á” của Nguyễn Văn Hậu [37], “LỄ hội Rịja - tín ngưỡng phon thực của người Chăm ở Trung Bộ” của Bá Trung Phụ [81] “Lễ thức phôn thực trong sinh hoạt văn hóa dân gian ở Phú Thọ” của Nguyễn Minh San [85] , tín ngưỡng phôn thực trở thành đối tượng nghiên cứu chính, được đặt ra như một tín ngưỡng cố của người Việt cần được nghiên cứu và giải mã Đông thời, qua nhóm công trình này, các tác giả đã phần nào cung cấp cho
người đọc cái nhìn khái quát về sự ra đời, hình thành và phát triển, cũng như
những hình thức biểu hiện của tín ngưỡng phôn thực trong tâm thức và đời
sống kinh tế, văn hóa - xã hội của người dân Việt
Tín ngưỡng thờ nhiên thân cũng là một loại hình tín ngưỡng khá phố biến trong đời sống tâm linh của người Việt Nam Song, có rất ít công trình khoa học chuyên khảo về vấn đề này, chỉ xuất hiện rải rác một vài bài nghiên
cứu về một hình thức tín ngưỡng, tục thờ thần (đối tượng thờ thuộc giới tự
nhiên) của người Việt mà thôi
Trang 28Trong cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam [93], nha nghiên cứu Tran
Ngọc Thêm đã nêu lên những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam, không những thé, tác giả còn đi sâu phân tích từng cấu trúc của hệ thông văn hóa cũng như từng yếu tố cấu thành cau trúc đó Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong loại hình tín ngưỡng dân gian là thành tố tạo nên văn hóa tô chức đời sống cá nhân Ở đây, Trần Ngọc Thêm
đã khái quát một cách cô đọng và súc tích các đối tượng được tôn thờ trong
tín ngưỡng thờ nhiên thần của người Việt [93, tr 132-136]
Tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn sách 7í ngưỡng thành hòang
Việt Nam [42] đã khăng định tín ngưỡng thờ thành hòang là một nét đặc sắc
trong đời sống tâm linh của người Việt, sản sinh và tích hợp nhiều loại hình văn hóa độc đáo, trong đó có văn hóa đình làng Là một tín ngưỡng ra đời sớm và phố biến trong cả nước, tín ngưỡng thờ thành hòang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, qua đó, ta thấy được lịch sử hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam, cũng là lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư tộc Việt Trong tín ngưỡng thờ thành hòang, có một bộ phận không nhỏ thành hòang làng là những nhiên thân, thể hiện quan niệm
tôn trọng sùng bài tự nhiên cũng như thể hiện lối sống “hài hòa” với tự nhiên
của người Việt xưa
Trong cuỗn Đạo Thánh ở Việt Nam [62], tac giả Vũ Ngọc Khánh, bằng
những điều tra cụ thể trên phạm vi cả nước, đã cố gắng chứng minh cho nhận
định: ở nước ta có một đạo, đó là đạo Thánh Cuốn sách giới thiệu 6Ï vị thánh, có một sự sắp xép dé gợi ra được cảm tưởng về một hệ thống đạo với
nhiều nét đa dạng Sách cũng ghi chép nhiều sự tích, lễ hội, tập tục, trong đó có sự tích về các thánh vốn gắn liền với giới tự nhiên Theo tác giả, đạo Thánh được chấp nhận trong cả gia đình và ngoài xã hội, không thuộc phạm vi tâm linh mà là ở trong tâm thức Đây là vẫn đề khoa học đang được tìm
Trang 29hiểu, nhưng đã là một bằng chứng tôn vinh, khám phá bản sắc dân tộc của nước ta
Cuốn 7# bá: £ử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh [59] khang định tín ngưỡng thờ “ứ bất tử” là một nét sáng tạo độc đáo, riêng biệt của
người Việt Nam Do là bốn vị linh thiêng trường sinh bất tử trong thân điện
người Việt: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đông Tử Thánh Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh Việc phụng thờ “Tứ bất tử” là một tín ngưỡng thuần túy Việt
Nam, kết tỉnh từ những truyền thuyết đẹp đẽ của dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là biểu
tượng cho khát vọng xây dựng một cuộc sống phôn vinh, hạnh phúc, và là một bộ phận không thẻ tách rời trong di sản văn hóa của dân tộc
Tác phẩm 7ần, Người và Đất Việt của Tạ Chí Dai Trường [115] vạch lại chỉ tiết lịch sử sự chuyền biến qua các thời đại của quan niệm thân linh tai
Việt Nam Từ nhiên thân cho đến nhân thân, từ thần ở cấp độ gia đình, xóm ngõ đến thân ở cấp độ làng, ấp và thần ở cấp độ quốc gia Mỗi một thân tích là một câu chuyện về lý do xuất hiện, tồn tại của vị thần ấy, và quan trọng
hơn, g1úp người đọc hiểu được giá trị, ý nghĩa của từng vi thần được nhân dân
Tác giả Trần Minh Hường trong bài viết “Hình tượng rắn qua tục thờ và myền thoại” [51] khăng định tục thờ rắn là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cố Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều
Trang 30kiện sông nước, dam lay, hinh tuong ran đã được đồng hóa với nước, thủy thần và đi vào tâm thức dân gian từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị
thần tự nhiên Rắn chính là biểu tượng của tục thờ Thủy thần, bên cạnh tục
thờ Sơn thân của người Việt
Bài nghiên cứu “7c hờ đá trong tín ngưỡng dán gian Việt Nam ` của Nguyễn Việt Hùng [47] phân tích ý nghĩa của tục thờ đá đối với người Việt
Nam: đá tham gia vào mọi hoạt động sinh hoạt, lao động, tâm linh của con
người Sự gắn bó của con người với đá trong xã hội nguyên thủy, khi thuyết
vật linh tồn tại phố biến, được thế hiện bởi mối liên quan chặt chẽ giữa đá và
linh hồn con người Và tác giả, bằng các minh chứng cụ thể đã đưa đến nhận định, thờ Đá là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian sớm nhất xuất hiện ở Việt Nam và tham gia vào nhiều các hình thức thờ phụng khác của người Việt
Nhìn chung, trong các tác phẩm nêu trên, đối tượng được tôn thờ đều là
những “thần” gần gũi và gắn bó với người dân Qua đó, các tác giả cho chúng ta những dẫn chứng sinh động về mỗi quan hệ giữa con người với thế giới
thần linh do chính họ tạo ra, nhăm thỏa mãn nhu câu và ước vọng của họ
trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên
Có thê nói, ít nhiều các công trình mà chúng tôi khảo cứu trên đây đã phản ánh được tư tưởng, triết lý nhân sinh của người Việt qua mỗi một loại
hình Folklore Việc khảo cứu các tác phẩm viết vẻ lễ hội và tín ngưỡng dân
gian giúp chúng tôi có nhiều tư liệu để phân tích, tìm ra những yếu tố triết học ân sâu trong từng lễ hội và tín ngưỡng dân gian Việt Nam Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ phần nào nêu lên một trong các vấn đề liên quan đến
nhân sinh quan của người Việt, ở một loại hình cụ thể nào đó của Folklore, do
vậy là chưa đầy đủ và toàn diện Đây chính là mục đích và nhiệm vụ mà chúng tôi có tham vọng giải quyết trong luận án này
Trang 311.3 CAC CONG TRINH DE CAP DEN VAN DE KE THU VA GIAI PHAP
PHAT HUY NHUNG GIA TRI TOT DEP, HAN CHE NHUNG TIEU CUC TU
NHAN SINH QUAN TRUYEN THONG NGUOI VIET
Bài viết “Đạo làm người trong truyền thông Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Thế Kiệt và Phạm Bá Lượng [65] đã khái quát một số đặc trưng về triết lý sống của người Việt truyền thống, qua đó chỉ ra những giá trị tích cực
và những điểm hạn chế của đạo làm người Việt Nam trong lịch sử Các tác
giả nhận định:
Triết lý đạo làm người truyền thống Việt Nam chủ yếu đề cao phẩm chất đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà ít nhiều xem nhẹ những phẩm chất lao động làm giàu cho đất nước; trong quan hệ ứng xử giữa người và người, các giá trị văn hóa được đề cao, đó là các giá trị cộng đồng, còn các giá trị cá nhân có phân mờ nhạt; trong triết lý về đạo làm người, các giá trị đạo đức thường nỗi trội
hơn các giá trị khác, thay thế các giá trị khác hoặc tuyệt đối hóa
trong đời sống xã hội [65 tr 63] từ đó khăng định, kế từ khi nước nhà thống nhất, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, những giá trị truyền
thống của dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới, để từ đây hình thành
một triết lý mới về đạo làm người có tính cách mạng của con người Việt Nam hiện đại, chứa đựng đầy đủ nhất các yếu tô tốt đẹp của giá trị truyền thống
dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại
Bằng cách tiếp cận giá trị truyền thống có vai trò trong quá trình phát
triển đất nước, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong cuỗn Đến hiện đại từ truyền thong [52l đã nêu lên cho xã hội một cách đánh giá, nhìn nhận dung
tầm quan trọng của văn hóa truyền thống, trong đó, nêu bật các giá trị của nhân sinh quan truyền thống trong đời sống xã hội Xác định văn hóa truyền thống, giá trị của triết lý truyền thống người Việt như một nguồn lực nội sinh
Trang 32và không ngừng ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa mới trong giai đoạn hiện nay
Chương trình khoa học cấp Nhà nước Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay gồm hai tập do các nhà khoa học Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang làm chủ biên [71], [72] đã làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và biến đối những truyền thông Việt Nam, cơ sở tạo thành và những nội dung chủ yếu của các truyền thông đó Trên cơ sở phân tích các nội dung truyền thống đối chiếu với yêu câu phát triển của đất nước, chỉ ra những giá
tri truyén thong cần kế thừa, đánh giá một cách khách quan mặt mạnh và mặt
yếu trong di sản truyền thống Việt Nam, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị về nhận thức và đánh giá vai trò, ảnh hưởng của truyền thông đối với con người Việt Nam hiện nay, đề xuất những giải pháp cụ thể nhăm giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống trong công cuộc xây dựng lối sống mới
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và tác giả Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) công trình Giá #j truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa [10] gồm các bài viết đề cập đến giá trị truyền thông Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa Trong đó, các tác giả nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức toàn câu hóa
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn
hóa luôn được cọi là động lực của sự phát triển Các tác giả Nguyễn Trọng
Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý trong cu6én Tim hiéu gid trị văn hóa truyền thong trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá [9] va Pham Minh Hạc - Thái Duy Tuyên trong cuốn Định hướng giá trị con người Việt
Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập [32] đã đề cập đến vẫn đề giá tri, giá trị đạo
đức truyện thông, giá trị văn hóa truyện thông và sự chuyên biên của chúng
Trang 33trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Các công trình trên đề cập tương đối toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong chiến lược phát triển con người Việt Nam toàn diện
Luận án tiễn sĩ Triết học của tác giả Võ Văn Thăng “Kế (hừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thong dân tộc trong việc xây dựng lỗi sống ở
Việt Nam hiện nay” [91] đã phân tích và luận giải một cách khoa học việc kế
thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là vấn đề tất yếu trong quá trình xây dựng lỗi sống mới ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, luận án đã xác định những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cần được kế thừa và phát huy hiện nay bao gồm: chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đoàn
kết dân tộc lòng nhân áI, khoan dung, cần cù, hiểu học
Luận án tiễn sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Văn Lý “Kể fhừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nên kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay” [76] đã làm rõ hơn vai trò của kế thừa và đôi
mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nên kinh tế thị trường ở nước ta Qua đó, tác giả góp phần xác định nội dung, phương hướng giải pháp cơ bản bảo đảm kế thừa và đối mới các giá trị đạo đức truyền thống nhăm xây dựng đời sông đạo đức tốt đẹp của con người và xã hội Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Cao Thu Hằng “Kế (hừa các giá trị đạo đức truyền thông trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện
nay” [34] đã phân tích một cách có hệ thống và luận giải những van dé ly
luận về giá trị đạo đức truyền thống nhân cách con người cũng như tính tất
yếu của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống Từ đó, luận án đề xuất
một số giải pháp để việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đối với
nhiệm vụ xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay được tốt hơn
Luận án tiễn sĩ Triết học của tác giả Ngô Thị Thu Nga “Giá rị đạo đức
truyền thông với việc xáy dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện
Trang 34nay” [78] đã làm rõ một số khái niệm: đạo đức mới, giá trị đạo đức truyền thống, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống Trên cơ sở khảo sát thực
trạng ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống đối với vẫn đề xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam tác giả đã đề xuất một số giải pháp co ban nhăm phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng
đạo đức mới cho thế hệ trẻ nước ta hiện nay
1.4 MỘT SỐ VẤN ĐÈ ĐẶT RA ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT Một là, các công trình bàn về nhân sinh quan, nhân sinh quan của người
Việt Nam được thể hiện chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học, một số cuốn
sách, nhưng các công trình đó chưa chú trọng đến việc chỉ ra đặc thù của nhân sinh quan người Việt Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua
cũng chỉ nêu sơ lược, vắn tắt một vài khía cạnh thuộc về nhân sinh quan mà
chưa tập trung nhiều vào việc chỉ ra những giá trị của nhân sinh quan người
Việt trong tiễn trình của lịch sử tư tưởng dân tộc
Vấn đề đặt ra cho luận án là tiếp tục kế thừa, bồ sung, làm sâu sắc hơn lý luận về nhân sinh quan, chỉ ra được đặc thù của nhân sinh quan người Việt,
xác định rõ tầm quan trọng của nhân sinh quan người Việt truyền thông trong việc xây dựng nhân sinh quan mới cho người Việt Nam hiện nay
Hai là, trong các công trình liên quan đến đề tài Folklore/văn hóa dân gian, các tác phẩm chủ yếu phân tích đặc trưng của loại hình Folklore, hoặc là
giá trị của Folklore trong đời sống xã hội đương đại, mà rất ít, thậm chí bỏ
qua việc tìm hiểu nhân sinh quan của người Việt thể hiện như thế nào qua Folklore, đặc biệt là qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian Đó chính là nhiệm vụ
Trang 35sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam Luận án này không có kỳ vọng minh chứng toàn bộ đặc điểm nhân sinh quan người Việt qua kho tang
Folklore, song, sẽ cô gang hệ thống một cách cơ bản những nét độc đáo của
nhân sinh quan người Việt qua một số loại hình Folklore, cụ thể là lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian
Bốn là trong các công trình của các nhà khoa học đã công bố phần nào đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tốt đẹp của nhân sinh quan truyền thống dân tộc Tuy nhiên, các công trình đó chưa chú trọng tới các giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực của nhân sinh quan truyền thống hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan người Việt từ kho tàng nghiệm sinh Folklore trong công cuộc xây dựng nhân sinh quan mới, lỗi sống mới,
con người mới hiện nay Vấn đề đặt ra cho luận án là đề xuất được các nhóm
giải pháp đáp ứng những yêu cầu đó
Trang 36Chuong 2
NHAN SINH QUAN NGUOI VIET VA FOLKLORE VIET NAM -
MOT SO VAN DE LY LUAN 2.1 NHAN SINH QUAN VA NHAN SINH QUAN NGUOI VIET
2.1.1 Nhan sinh quan Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong cuốn Đại fừ điển tiếng Việt và Từ điền tiếng Việt cho rằng: nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống lỗi sống [121 tr 1239]; hay: nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa, mục đích sống của con người [88, tr 947]
Cuỗn 7 điển Bách khoa Việt Nam trình bày tương đối rõ ràng, cụ thể về nhân sinh quan:
Nhân sinh quan là bộ phận của Thế giới quan (hiếu theo nghĩa rộng) øồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sông con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu
hỏi đó là vẫn đề nhân sinh quan Khác với loài cầm thú, bất kì
người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống Trong đời thường, đó là nhân sinh quan tự phát, “ngây thơ” của đại chúng: các
nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy, nâng lên thành lí luận,
tạo ra nhân sinh quan tự giác, mang tính nguyên lí triết học Nhân sinh quan phản ánh tôn tại xã hội của con người Nội dung của nó
biểu hiện những nhu câu, lợi ích, khát vọng và hòai bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể [46, tr 235-236]
Cũng cần thấy răng, người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thường hay sử dụng các khác niệm: nhân sinh quan, triết lý sống,
đạo lý, đạo làm người với một hàm nghĩa tương tự nhau Song thực chất, là
những hình thức lý luận của nhân sinh quan, chúng có những sắc thái riêng,
Trang 37phản ánh ý nghĩa và nội dung của phạm trù nhân sinh quan, với mục dích giáo dục con người, khích lệ các cá nhân hay cộng đồng tham khảo để vận dụng trong cuộc sống
Bàn về các vấn dé thuộc phạm trù nhân sinh quan, các nhà triết học
phương Tây lại nhân mạnh đến giác độ khoa học tự nhiên hoặc giác độ hoạt
động lý tính của con người để lý giải bản chất con người và các vẫn đề khác có liên quan Nếu như các nhà triết học duy vật đưa ra quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong giới tự
nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên từ vật chất thì các nhà triết
học duy tâm lại lý giải bản chất lý tính của con người từ giác độ siêu tự nhiên
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản nhất, nhân sinh quan là quan
niệm về con người và cuộc sống của con người, ví như: con người được sinh ra từ đâu? tôn tại như thế nào? phương thức sống ra sao? ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người là gì?
Nhân sinh quan ra đời từ cuộc sống, là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, song, suy đến cùng, nó là kết quả của cả những yếu tô khách quan
và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Nhân sinh quan là một bộ phận câu thành quan trọng của thế giới quan, chịu sự quy định của thế giới quan Nhân sinh quan thể hiện trên ba phương
diện chủ yếu là mục đích nhân sinh, thái độ nhân sinh và giá trị nhân sinh
Nội dung của nhân sinh quan bao gồm: 7# nhất là những cái bên trong - chính bản thân con người: con người hiểu về mình, nhận thức về mình, có những quan điểm, quan niệm của riêng mình; 7# hzi, là mối quan hệ của con người và cái bên ngoài con người: con người có sự hiểu biết những cái bên ngoài mình và hiểu biết về mối quan hệ giữa cái bên trong con người với thế giới bên ngoài
Nhân sinh quan có rất nhiều chức năng như chức năng nhận xét, chức năng đánh giá, nhận thức, nhận định , trong số đó, chức năng định hướng
Trang 38cho hoạt động của con người, định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con
người, định hướng cho quan hệ con người, cho hệ giá trị con người là chức năng quan trọng nhất
Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan mang tính giai cấp Giai cấp “tiến bộ”, đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng: ngược lại, nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan
của lịch sử thì nhân sinh quan là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách
hợp lí; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội
tiến lên [46, tr 236]
Có rất nhiều cách phân chia các loại hình của nhân sinh quan, có thé phân chia từ góc độ nhân sinh quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan (tích cực hay tiêu cực)
hoặc có thể phân chia theo trình độ nhận thức và tư duy của con người
Luận án này tiếp cận từ cách phân chia dựa trên vai trò của nhận thức và lý tính, chúng tôi nhận thấy, trong quá trình phát triển của mình, nhân sinh
quan tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: nhân sinh quan thần thoại, nhân sinh
quan tôn giáo nhân sinh quan triết học
* Nhân sinh quan thân thoại Nhân sinh quan thần thoại hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của xã hội loài người Nhân sinh quan thân thoại phản ánh quan niệm của con người thời cô về nguôn gốc thế giới và đời sống con người, trong đó, các yếu tố như tri thức và tình cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái hư ảo và cái thật hòa quyện vào nhau
Nhân sinh quan thần thoại thê hiện chủ yếu qua các câu chuyện thần thoại như: Prometheus và nguồn gốc loài người (thần thoại Hy Lạp); Nữ Oa (thần thoại Trung Quốc); Lạc Long Quân - Âu Cơ (thần thoại Việt Nam) Nội dung của chúng có sự pha trộn giữa thần và người, giữa thật và ảo, trật tự
Trang 39không gian và thời gian bị đảo lộn không tự giác Nhân sinh quan thân thoại
thế hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở cấp độ nhận thức cảm tính nên
những gì trừu trượng thường được con người hình dung dưới những sự vật
muôn loài Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê hòan thành tác phẩm “người đàn ông” theo hình dáng các vị Thần Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao
cho những sinh linh yêu quí Lửa thắp sáng và sửa âm Nhờ đó mà con người
ngày càng phát triển [92, tr 22-23]
Còn theo thân thoại Trung Quốc, Nữ Oa là vị thần sáng tạo ra con
người Tương truyền sau khi anh hùng Bàn Cổ khai thiên lập dia, Nir Oa da du ngoạn đó đây giữa Trời Đất Buồn chán vì cảnh vật không sinh động, hoạt bát, Bà quyết định dùng bùn dưới sông Hòang Hà nặn những người đất theo
hình dạng của mình Nữ Oa thối hơi tiên vào những người đất nhỏ này, khiến
chúng có thê đứng thăng người, biết đi lại, biết nói Những con người này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất [12 tr 7]
Hay như truyền thuyết con người được sinh ra từ sự kết hợp của 12 bà
Mụ (truyện Ä/ười hai ba Mu - thần thoại Việt Nam) Mười hai bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai, mỗi bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người
nắn tứ chỉ, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói Truyện Lạc Long Quân -
Âu Cơ cho ta biết thủy tô sinh ra dân tộc Việt Nam tir boc tram trứng Than
thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường thì cho rằng đôi chim Tung, chim Tot
Trang 40(có nơi còn gọi là chim Ấy cái Ứa hoặc chim Trang, chim Tro ) đẻ ra trứng và từ trứng nở ra người
Nhân sinh quan thân thoại cũng bước đầu đề cập đến những quan niệm về phương thức sống, lẽ sống, giá trị cuộc sống của con người Đó là Sử thi thần thoại Ăm ef luông của dân tộc Thái kế lại quá trình đấu tranh gian khổ của loài người nhằm sinh tồn và phát triển; truyện Cây fhuốc thân, Chú Cuội cung trăng - những thần thoại nói tới ước mơ sống sung túc, lao động không
vất vả, về cuộc sống chống lại được bệnh tật và con người được trở nên bất tử
nhờ các giống cây thần diệu; là hình tượng người anh hùng làng Gióng giết giặc Ấn được kể trong truyện Thánh Gióng hình tượng Thạch Sanh trong
truyện 7hạch Sanh (với khá nhiều yếu t6 thân thoại lẫn cô tích) có chiến công diệt yêu quái, đã phản ánh cuộc đấu tranh với sự cường điệu đây tính thân kỳ
về các anh hùng của dân tộc Việt, nhằm mang lại nên thái bình cho đất nước
Có thể nói, cùng với thế giới quan thân thoại, nhân sinh quan thân thoại được xem là hình thái ý thức xã hội đầu tiên của loài người, trong đó đã bước dau khái quát những cảm nhận về thế giới và con người của người nguyên thủy, với các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và ảo, cái thần và người hòa quyện vào nhau
* Nhân sinh quan tôn giáo
Nhân sinh quan tôn giáo là sự phản ánh thế giới và con người một cách hư ảo, trong đó, niềm tin tôn giáo đóng vai trò quyết định, tín ngưỡng cao hơn ly trí, cái hư ảo lấn át cái thực Nhân sinh quan tôn giáo thể hiện qua giáo lư của các tôn giáo
Nhân sinh quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt
động thực tiễn của con người còn rất thấp nên con người bất lực, sợ hãi trước
những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội, dẫn đến việc họ
thần thánh hoá chúng, quy chúng về sức mạnh siêu tự nhiên và tôn thờ chúng