Tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống dân cư quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là đề tài nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống của dân cư ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng năm 2023
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trởthành một xu hướng nổi bật của các nước đang phát triển Là một nước đang phát triển,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Qúa trình đô thị hóa diễn ra sôi động trênkhắp cả nước, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng, nơi được coi là có nền kinh tế phát triểnnăng động nhất miền Trung, nơi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Trước đây nền kinh tế của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phát triển tương đốichậm, lại gặp nhiều khó khăn, nhu cầu của nhân dân hầu như không đáp ứng được.Nhưng hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì chất lượng cuộc sốngngày càng được nâng cao, bộ mặt quận ngày càng thay đổi Tuy nhiên bên cạnh nhữngmặt tích cực mà quá trình đô thị hóa đem lại thì vẫn còn nhiều vấn đề tiêu cực tác độngđến chất lượng cuộc sống dân cư Và đây cũng chính là những tồn tại mà chính quyền vànhân dân quận, thành phố đang từng bước tháo gỡ giải quyết
Với mong muốn được góp phần vào xây dựng quận Liên Chiểu nói riêng và thànhphố Đà Nẵng nói chung ngày càng giàu đẹp tương xứng với tiềm năng vốn có và theo sự
phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội đất nước Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài : “ Tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống dân cư quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng ” cho đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
- Thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu.
- Khái quát về đặc diểm tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu –
Trang 2- Phân tích đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu – Đà Nãng.
- Điều tra xã hội học về chất lượng cuộc sống của cư dân
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa trên thế giới, Việt Nam và
Tp.Hồ Chí Minh Một số đề tài tiêu biểu như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường;
“Đô thị học” của GS.TSKH Nguyễn Thế Bá; “Quản lí đô thị” của TS Nguyễn Ngọc
Châu; “Quản lí đô thị” của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn Tấn; “Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị
ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của TS Đỗ Thị Minh Đức…
Các đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người dân trong quá trình đô thị hóa,
có thể kể đến những nghiên cứu như: “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống năm 2002 của Tp Hồ Chí Minh” của TS Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại thành Tp Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của TS Văn Thị Ngọc Lan; “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại 5 Quận mới, các vấn đề đang đặt ra, các chính sách và biện pháp quản lí, sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa theo mục tiêu qui hoạch” của KS Nguyễn Thị Tuất…Đây là những nguồn tư
liệu quí giá về quá trình đô thị hóa giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu đô thị một cách sâusắc hơn
Riêng với vấn đề đô thị hóa tại Đà Nẵng thì có đề tài luận văn : “ Các vấn đề môi
trường trong quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng ’’ của Nguyễn
Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Huỳnh Thị Minh Hằng, được nghiên cứu dưới góc độ môitrường
4 Giới hạn đề tài
4.1 Giới hạn về nội dung
- Các khía cạnh của đô thị hóa tác động đến chất lượng cuộc sống được nghiên cứu
gồm: đời sống kinh tế; giáo dục; đời sống văn hóa-tinh thần hóa; y tế và chăm sóc sức
khỏe; nhà ở, đi lại và môi trường
Trang 34.2 Giới hạn về không gian
Địa bàn quận Liên Chiểu với diện tích tự nhiên là: 79,13km2, gồm 5 phường
5 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống.
CLCS của dân cư ở từng tỉnh, thành phố trong mỗi quốc gia cần phải được đặt trongmối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia Đó là cơ sở đầu tiên giúp choviệc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống Vì vậy, việc nghiên cứu chấtlượng cuộc sống của dân cư quận Liên Chiểu – TP.Đà nẵng phải được đặt trong mối liên
hệ với toàn bộ thành phố, vùng Duyên hải miền Trung và cả nước Bản thân CLCS củadân cư quận Liên Chiểu cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qualại
- Quan điểm lịch sử.
Quan điểm này chú ý tới khía cạnh địa lý lịch sử Các sự vật, hiện tượng địa lýkhông chỉ biến đổi trong không gian mà biến đổi cả theo thời gian Do đó, việc nghiêncứu tác động của quá trình đô thị hóa tới chất lượng cuộc sống dân cư quận Liên Chiểu –TP.Đà Nẵng trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai sẽ làm rõ bản chất của vấn đềtheo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu
- Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững
Môi trường sống và CLCS của dân cư có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau.Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của dân cư, đặc biệt là sức khỏe vàtuổi thọ của người dân Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta cần xem môi trường như là một
bộ phận của CLCS dân cư
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người phải đảm bảo sự phát triển bền vữngcủa môi trường sinh thái Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCSphải dựa trên quan điểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định lâu dài Vì vậy,mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển xã hội là vấn đề cần giải quyết của bất kì một
đề tài nghiên cứu nào
Trang 46 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích số liệu
Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài, phươngpháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và kháchthể nghiên cứu Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu,
số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bốcủa các cơ quan, ban ngành của quận, thành phố
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Nhằm chứng minh, làm sáng tỏ sự biến đổi của các hiện tượng kinh tế - xã hội,
sự tác động của các yếu tố với nhau, ngoài việc dùng số liệu tương đối và tuyệt đối đểchứng minh, chúng ta còn cụ thể hóa bằng các biểu đồ, bản đồ thích hợp
Bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý Việc sử dụngphương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diệnhơn
- Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê được thu thập và triệt để khai thác bởi vì đây là các tài liệu cógiá trị pháp lý” Các tài liệu được thu thập ở UBND quận Liên Chiểu và các website cóliên quan…để so sánh, tìm ra các ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới chất lượng cuộcsống dân cư quận Liên Chiểu
7 Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 3 nội dung chính:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận
+ Chương 2: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội và quá trình đô thị hóa quận
Trang 5+ Chương 3: Tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống ở quậnLiên Chiểu- Đà Nẵng.
NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm.
1.1.1 Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa
Trang 6ĐTH là một phạm trù KT - XH, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mangtính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất đặc trưngnhất của sự phát triển KT - XH trong thời hiện đại Quá trình này bao gồm sự thay đổitrong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phân bố lực lượng sản xuất, phân
bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống văn hóa,…
ĐTH diễn ra rất sớm từ thế kỉ thứ IV trước Công nguyên Nhưng thuật ngữ này chỉmới phổ biến vào những năm đầu thế kỉ XX khi quá trình ĐTH phát triển trên quy môtoàn cầu Và cho đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTH ĐTH theo nghĩatiếng Anh là Uzbanization, tiếng Pháp là Urbanisation đều bắt nguồn từ tiếng Latinh làUrbanus “thuộc về đô thị”, Urbas “thành phố”: Là quá tình tập trung dân số vào các đôthị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm quần cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất vàđời sống
Từ điển Bách khoa Larousse cho rằng “Đô thị hóa là hiện tượng dân số tập trung
ngày càng dày đặc tại những điểm có tính chất đô thị” Theo khái niệm này, ĐTH đượcxác định bằng sự kiện tăng dân số và sự phát triển không gian của thành phố
Trong Từ điển Tiếng Việt cũng có khái niệm tương tự nhưng nhấn mạnh hơn vai trò
của đô thị đối với phát triển xã hội: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càngđông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội”
Dù không đi sâu vào bản chất và hiện tượng của chuyển động ĐTH, nhưng hai kháiniệm trên cũng đã cũng đã nói lên hai tính chất chung của ĐTH là sự tập trung dân số vàvai trò phát triển của thành phố
Theo các nhà địa lý, ĐTH đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư,thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp trong mộtkhu vực theo thời gian
Nhà đô thị học lão thành của nước ta - Giáo sư Đàm Trung Phường thì cho rằng:
“Đô thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liềnvới những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sựchuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự
Trang 7Theo khái niệm này thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh vực, từkinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người Một khái niệm khác của GS.TS Nguyễn Thế Bá, tác giả cho rằng: “Đô thị hóa làquá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư
đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống…Quá trình đô thị hóa cũng là quá trìnhbiến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội,
cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị”
Những khái niệm về ĐTH được nhận định khác nhau là do các tác giả nhìn nhận ởĐTH những khía cạnh khác nhau Xét trên phương diện cách sống, ĐTH là một sự thayđổi lối sống và đồng thời thay đổi khung cảnh sống Xét trên quan điểm sinh thái nhânvăn thì ĐTH là quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệthống quần cư từ hệ sinh thái KT - XH nông thôn sang hệ sinh thái KT - XH đô thị Xéttrên phương diện kinh tế thì ĐTH là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sangphi nông nghiệp
Mặc dù còn nhiều cách nhìn khác nhau về ĐTH nhưng nhìn chung các nhà nghiêncứu đều thống nhất với nhau rằng ĐTH là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan và cótính phổ quát Đó là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, xã hội đến văn hóa,…là sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, từ nền sảnxuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp với sự tập trung dân cư ngày càng cao
1.1.2 Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng, đã từng được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau Chất lượng cuộcsống thường được lưu ý phân biệt với mức sống Mức sống là thước đo về phúc lợi vậtchất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần.Trong các tác phẩm của C.Mác hay của các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác nhưA.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill đã có tư tưởng mở rộng và đề cao các giá trị
về CLCS của con người CLCS như là mục đích trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúpcon người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú
Theo R.C.Sharma thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộngđồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính
Trang 8bản thân xã hội Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống”, ông đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng
(hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó đượccoi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người Thêm vào đó, chất lượng là sự cảmgiác được hài lòng với những gì mà con người có được Nó như là cảm giác của sự đầy đủhay là sự trọn vẹn của cuộc sống” Theo R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá nhân, giađình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS
Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường được đồng nhất với
khái niệm thoải mái tối ưu Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao chất lượng
cuộc sống là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thờigian nghỉ ngơi Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa cácsản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được.Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn Theo ông,CLCS thể hiện ở 12 đặc trưng:
(1) An toàn thể chất cá nhân(2) Sung túc về kinh tế(3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật(4) An ninh quốc gia được đảm bảo(5) Bảo hiểm lúc già yếu và ốm đau(6) Hạnh phúc về mặt tinh thần(7) Sự tham gia của mỗi cá nhân vào đời sống xã hội(8) Bình đẳng về giáo dục, y tế
(9) Chất lượng đời sống văn hóa(10) Quyền tự do công dân(11) Chất lượng môi trường kỹ thuật(12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễmTrong đó, ông nhấn mạnh nội dung “An toàn” và đã khẳng định CLCS được đặc
Trang 9Để định lượng khái niệm CLCS, ở Thái Lan đã xây dựng 37 chỉ tiêu phản ánh cácnội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thôngtin, an toàn, việc làm Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống theo 3 mức:yếu kém (1 sao), trung bình (2 sao) và khá (3 sao).
Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhucầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người Mức đápứng đó càng cao thì CLCS càng cao Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môitrường và sự an toàn của môi trường Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảmbảo bởi những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất vàtinh thần đầy đủ Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiêntrong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng,không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng quan niệm về chất lượng cuộc sống nhưsau: CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinh thần và vật chất của con người,
là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của mọi quốc gia CLCS càngcao thì con người càng có nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và tronghưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống
1.2.1 Chỉ số GDP
* GDP và GDP bình quân đầu người
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùngcuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả dân sự và phi dân sự, không phân biệt dongười trong nước hay người nước ngoài tạo ra GDP không bao gồm phần khấu trừ đốivới khoản khấu hao vốn vật chất hay sự suy giảm và xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên.GDP bình quân đầu người được tính bằng USD/người, ở Việt Nam được tính bằngUSD/người hoặc bằng Việt Nam đồng/người Thông qua tiêu chí này chúng ta có thểđánh giá được trình độ kinh tế, mức sống của mỗi người dân trong từng nước hoặc sosánh giữa các địa phương
* Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình
Trang 10Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ tiền và hiện vật mà hộ vàthành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm),bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nghèo đói là một khái niệm đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới để chỉ mức sốngcủa một nhóm dân cư, một cộng đồng, một nhóm quốc gia so với mức sống của cộngđồng hay các quốc gia khác
Nghèo đói là không có khả năng đảm bảo được sức khỏe và cuộc sống, không cókhả năng có thể tiếp cận đến các nguồn tri thức, thu nhập thấp không được đảm bảo cácnhu cầu tối thiểu của cuộc sống như sử dụng nước sạch, không được tiếp cận dịch vụkhám chữa bệnh, không được đảm bảo mức dinh dưỡng Theo quan niệm trên, để đolường một cách tổng hợp tình trạng đói nghèo hiện nay người ta sử dụng chỉ số nghèo đói
tổng hợp HPI (Human Poverty Index) Chỉ số HPI được phân thành hai loại: HPI-2 dùng
cho các nước công nghiệp hóa và HPI-1 dùng cho các nước đang phát triển Chỉ số HPI-1được tính dựa vào ba thước đo cơ bản là:
- Tính dễ tổn thương dẫn đến cái chết ở độ tuổi tương đối trẻ được đo bằng xác suấtkhông thọ quá 40 tuổi (P1)
- Sự bị loại trừ ra khỏi thế giới của những người biết chữ và có khả năng giao tiếp,được đo bằng tỉ lệ người lớn mù chữ (P2)
- Sự thiếu khả năng tiếp cận với những thành quả kinh tế chung (P3) được đo lường
Trang 11số người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế (P32) và tỉ lệ trẻ em dưới 5tuổi thiếu cân và suy dinh dưỡng (P33)
Giá trị biến P3 được tính là:
3
33 32 31 3
P P P
3 2
3
1 P P P
HPI
Về cơ bản, đói nghèo được xác định trong mối tương quan xã hội Có hai dạng đóinghèo: nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con người (nghèo tương đối).Nghèo về con người được xác định bằng mức thu nhập để chi hàng hóa, dịch vụ theo mứcnghèo lương thực, thực phẩm và cả những chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu ngoài lươngthực, thực phẩm
Chuẩn nghèo tương đối đề cập đến sự thiếu hụt của cá nhân (hộ gia đình) so với mứcsống trung bình đạt được Chuẩn này cũng không có sự thống nhất giữa các quốc gia Nhìnchung trên thế giới các nước phát triển xác định chuẩn nghèo dựa trên 1/2 thu nhập bìnhquân còn các nước đang phát triển là 1/3 thu nhập bình quân
Chuẩn nghèo tuyệt đối tức là chuẩn nghèo 1-2 USD/ngày/người Chuẩn nghèo quốc
tế do Liên hiệp quốc công bố và quy định 2 USD/ngày/người cho các nước phát triển, 1USD/ngày/người cho các nước đang phát triển Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước đang pháttriển cũng đang nâng dần lên 2USD/ngày/người
Việc tồn tại đồng thời hai chuẩn nghèo với phương pháp tiếp cận và nội dung tínhtoán khác nhau dẫn đến có sự khác biệt lớn về tỉ lệ đói nghèo trong một quốc gia Vì vậy,việc xây dựng chuẩn nghèo mới là có tính cấp thiết cần được thực hiện Bộ LĐ-TB-XH,Tổng cục thông kê và các cơ quan liên quan đã nghiên cứu đưa ra chuẩn nghèo thống nhấtcho cả nước Ngày 8/7/2005 Chính phủ đã kí quyết định 170/2005/QĐ-TTg ban hànhchuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 như sau:
Nông thôn 200 ngàn đồng/người/tháng, thành thị 260 ngàn đồng/người/tháng
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèođược xác định là hộ nghèo
Trang 121.2.2 Chỉ số về giáo dục
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân
cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số nămđến trường, tỷ lệ người mù chữ
* Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết
viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức sống củatừng cộng đồng và từng quốc gia
* Trình độ văn hóa và tay nghề
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khốidân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệpcác cấp học từ thấp đến cao Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lựclượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượnglao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngànhkinh tế của đất nước
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với nhauđồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia Các nước có nền kinh
tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề trong khốidân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rấtthấp
Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự chuyểnbiến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệngười biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang lànhững lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế Tuynhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề
Trang 13* Số năm đến trường
Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ sốquan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia Số năm đến trường
là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên
Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia.Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí ởChâu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm) Các nước có thunhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm Các nước có thu nhập caochỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm ) Nhìnchung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ giới.Chỉ số số năm đến trường là một trong các chỉ số phản ánh trung thực CLCS của từngnước
1.2.3 Chỉ số tuổi thọ
Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi conngười Sức khỏe toàn dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển củamỗi quốc gia, là tương lai của dân tộc Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chất lượng cuộcsống dân cư Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển Việc chăm sóctốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi thọ Các quốcgia trên toàn thế giới không chỉ quan tâm về mặt số lượng mà còn chú ý đến chất lượngdân số, chất lượng nòi giống, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người
Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một quốc gia,người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỉ lệ người chết, tuổi thọ bình quân, tình trạng dinhdưỡng, tỉ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân,ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu người)
Tuổi thọ bình quân là số năm trung bình của một người có khả năng sống được Chỉ
số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong, đặc biệt là tử vong ở trẻ em.Các phương pháp tính tuổi thọ trung bình:
- Phương pháp lập bảng sống và tính tuổi thọ trung bình dựa trên số liệu về người
Trang 14- Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổicủa hai cuộc Tổng điều tra dân số).
- Phương pháp ước lượng qua số liệu về tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và bảng
sống mẫu Mức độ chính xác của tuổi thọ tính theo phương pháp này phụ thuộc vàomức độ chính xác của tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và phải chọn được bảng sống mẫu phùhợp Tuy nhiên, do số trẻ chết dưới 1 tuổi và số trẻ sinh trong năm thường dễ thu thập nên
tỉ suất chết của trẻ sơ sinh có thể xác định tương đối chính xác Vì vậy, phương pháp nàyđược các nước đang phát triển có trình độ thống kê yếu sử dụng một cách phổ biến
Nhìn chung, khi thu nhập bình quân theo đầu người càng cao thì tuổi thọ trung bìnhcàng tăng Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước, nhưng đặc biệtlại giảm mạnh ở một số nước mà nguyên nhân không chỉ do mức thu nhập thấp mà còn doảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh tật gây tử vong, trong đó nơi ảnh hưởng nặng nề nhấtvẫn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi
1.2.4 Chỉ số phát triển con người HDI
Chỉ số phát triển con người là một số đo tóm lược sự phát triển của con người Nó
đo thành tựu trung bình ở một nước theo 3 độ đo cơ bản của phát triển con người:
- Một cuộc đời khoẻ mạnh và lâu dài, đo bằng tuổi thọ
- Kiến thức, đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn(trọng số 2/3) và tỉ số kết hợp tổnglượng học sinh đi học tiểu học, trung học và đại học (trọng số 1/3)
- Mức sống hợp lý, đo bằng GDP/đầu người theo Cân bằng sức mua PPP tínhtheo USD
Chỉ số phát triển con người (Viết tắt theo tiếng Anh là HDI - Human development
index) là thước đo tổng hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng
lãnh thổ trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người); tri thức(thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúcsinh) của con người HDI được tính theo công thức:
Trang 15Chỉ tiêu Tuổi thọ trung
bình từ lúc sinh
Số nămđếntrường
Kì vọng sốnăm đếntrường ( )
GNI thực tế bìnhquân đầu người(PPP.USD)
Chỉ số tuổi thọ( )
Chỉ số giáo dục ()
Chỉ số GDP( )
Chỉ số phát triển conngười (HDI)Tính chỉ số giáo dục tổng hợp
Tính chỉ số thu nhập
=
Tính chỉ số HDI
HDI = Tất cả các chỉ số thành phần được tính theo công thức
Chỉ số thước đo thành phần =
Các giá trị quốc tế để tính HDI
Trang 16Tuổi thọ (năm ) (I1) 83,2 20
Từ cách trình bày trên dễ dàng nhận thấy rằng, chỉ số phát triển con người thựcchất là chỉ số bình quân số học của 3 chỉ số thành phần: chỉ số GDP bình quân đầungười; chỉ số tuổi thọ và chỉ số tri thức với giả thiết chúng có vai trò đóng góp vàođại lượng bình quân hoá như nhau HDI dùng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế
xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ Từ đó sắp xếp các quốc gia và vùng lãnhthổ vào các mức: phát triển; phát triển trung bình hay kém phát triển
Các quốc gia trên thế giới không chỉ quan tâm về số lượng,mà còn chú ý đến chấtlượng dân số, chất lượng giống nòi, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người.Những chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe là tỉ lệ người chết, tuổithọ bình quân, tình trạng dinh dưỡng, số y-bác sĩ, y tá và số giường bệnh/1 vạn dan,ngânsách đầu tư cho y tế và GDP/người
* Tiêu chí số calo bình quân đầu người:
Trong quá trình sống và lao động, cơ thể con người phải thường xuyên tiêu hao nănglượng Năng lượng tiêu hao của con người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức laođộng, người ta quy ước dùng đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể Số calo tiêudùng hằng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhucầu thiết yếu Để có được số calo bình quân đầu người, FAO dựa vào tình hình sản xuất
Trang 17* Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt:
Vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS củadân cư Điều kiện sử dụng điện được phản ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, sốKWh tiêu thụ tính bình quân đầu người/tháng
* Điều kiện nhà ở:
Có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở Diệntích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số m2/người Chất lượng nhà ở thường chia làm baloại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm
Nhà ở-khả năng sử dụng điện- nước sinh hoạt phản ánh trình độ phát triển kinh tế- xãhội, mức sống của một quốc gia
Nếu nhà ở chật chội , ẩm thấp, tỉ lệ hộ sử dụng điện chưa cao, nguồn nước sạch thiếucộng thêm với vấn đề ô nhiễm môi trường (do dân số tăng nhanh) sẽ ảnh hưởng lớn đến dờisống, sức khỏe, dân trí và đe dọa đến sự phát triển bền vững của một quốc gia
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN LIÊN CHIỂU-ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội quân Liên Chiểu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Quận Liên Chiểu là một quận thuộc thành phố Đà Nẵng, được thành lập ngày 23
tháng 01 năm 1997 theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp,Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang
Trang 18Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng Phía Đông giáp với vịnh
Đà Nẵng, phía Nam giáp với quận Cẩm Lệ, Thanh Khê, phía Tây giáp với huyện HòaVang, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên – Huế qua đèo Hải Vân - nơi được mệnh danh là
"Thiên hạ Đệ nhất hùng quan"
Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt BắcNam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triểngiao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố ĐàNẵng Vị trí địa lý trên là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh vàkhu vực xung quanh, trong nước và quốc tế
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Quận Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô,Xuân Thiều, Bắc Ninh, bờ biển uốn lượn chạy vòng cung ôm dọc theo tuyến đườngNguyễn Tất Thành - một trong những con đường đẹp nhất của thành phố, thuận lợi chokhai thác và phát triển du lịch Ngoài ra còn có tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng vàđánh bắt thủy hải sản
Quận còn có lợi thế về tài nguyên rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải Vân, diện tích3418,7 ha Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những đường hầm dài nhất ĐôngNam Á xuyên qua lòng núi Rừng ở đây phong phú các loại tài nguyên động thực vật, làtiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng được hình thành bởi quầnthể sinh thái như sông Cu - Đê, Làng Vân, đường hầm đèo Hải Vân và thắng cảnh thiênnhiên Nam Ô
Trang 19Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
2.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu quận Liên Chiểu tương đồng như khi hậu của thành phố Đà Nẵng ĐàNẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động.Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc vànhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam Mỗi năm có 2mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trungbình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C Riêng vùng rừngnúi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C
Trang 20Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào cáctháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trungbình 23–40 mm/tháng.
Do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên ở quận Liên Chiểu thường xảy rahiện tượng ngập úng vào mùa mưa, vào mùa mưa các con đường trong địa bàn phườngHòa Khánh Nam thường xuyên bị ngập, tiêu biểu như đường Phạm Như Xương Điều đó
đã gây nên trở ngại không nhỏ đối với đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động kinh tế củađịa phương Ngoài ra hiện tượng khô hạn vào mùa khô làm thiếu nước gây nên cháy rừngnghiêm trọng như hiện tượng cháy rừng tại rừng đặc dụng Hải Vân thời gian qua
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.260,8 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,7 trungbình từ 234 đến 283 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 110,4 giờ/tháng
Với điều kiện khí hậu tương đối ổn định thì quận Liên Chiểu có đủ khả năng để pháttriển một nền nông nghiệp đa dạng cũng như cho phép khai thác tối đa nguồn lợi của tựnhiên để phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu và cuộc sống của người dân
2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
Vào những năm đầu thành lập, Liên Chiểu vẫn còn đó những khó khăn của mộtvùng nông thôn ngoại ô thành phố Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người dânnơi đây chỉ biết bám vào cây lúa, bám biển bám rừng để tính kế mưu sinh Nguồn nhânlực đa phần chưa qua đào tạo, số lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổnđịnh là rất cao Điện, đường, trường, trạm, đời sống nhân dân nhìn đâu cũng thấy khókhăn Thực tế đó đặt ra bao trăn trở cho những người làm công tác lãnh đạo, điều hành
Trang 21Hình 2.2: Bản đồ hành chính quận Liên Chiểu
Trang 22Với vị trí địa lí thuận lợi và sự định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai, kinh tế– xã hội quận Liên Chiểu đang có sự chuyển biến rõ nét Nền kinh tế của quận có nhiềubước tiến vượt bậc Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đến nay Côngnghiệp đã trở thành mũi nhọn và nền kinh tế Liên Chiểu phát triển mạnh mẽ theo cơ cấuCông nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp Bên cạnh đó, tổng giá trị sản xuất của các ngànhkinh tế cũng tăng nhanh, tỉ trọng tổng giá trị sản xuất trong tổng GDP thành phố cũngtăng mạnh
Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình xã hội của quận Liên Chiểu cũng đang cónhiều chuyển biến: chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, thu nhập bìnhquân đầu người tăng, chi tiêu của các hộ gia đình cũng nâng lên Giáo dục cũng phát triểnqua sự gia tăng số trường, lớp, số học sinh Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng,trình độ học vấn của người dân dần được nâng cao Tình hình y tế cũng được cải thiện khi
số trạm xá, số bác sĩ, nhân viên trong ngành y tế, số lượt người khám chữa bệnh tại cácbệnh viện, phòng khám trong toàn Quận… đều có xu hướng tăng lên
2.2 Quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
2.2.1 Thực trạng quá trình đô thị hóa
2.2.1.1 Gia tăng dân số
Sau một thời gian dài thực hiện quá trình Đô thị hóa, dân số Quận Liên Chiểu đãtăng lên nhanh chóng Năm 1997, dân số Quận Liên Chiểu là 56.995 người Năm 2010,dân số đạt 136.737 người Như vậy, trong 13 năm, dân số của Quận Liên Chiểu đã tănglên hơn 79.742 người, tăng hơn 230% Dân số tăng nhanh nhất trong giai đoạn1998 -
2005, tốc độ tăng trung bình hơn 20.000 người/năm Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2005 –
2007, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm lại, còn khoảng hơn 10.000 người/năm do quátrình giải tỏa để xây dựng các khu dân cư mới cũng như các công trình phục vụ công cộngbắt đầu triển khai thực hiện
Trang 23Bảng 2.1 Dân số Quận Liên Chiểu
136737
100
128.3166.8
187.3
210.8239.9
0 20000
Dân Số
Tốc độ tăng dân số
Hình 2.3: Biểu đồ dân số và tốc độ gia tăng dân số quận Liên Chiểu
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu)
Trang 24- Các dự án tái định cư, khu dân cư mới với qui mô lớn được triển khai nhằmgiãn dân đô thị và phát triển thành phố một cách đồng bộ.
2.2.1.2 Dân cư tập trung đông
Do dân số tăng chậm và thấp hơn so với các quận khác, mật độ dân số của quận LiênChiểu năm 2010 là 1728 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thànhphố nhưng lại thấp hơn các quận(huyện) khác (mật độ dân số của thành phố năm 2010 là
721 người/km2)
So với các quận được thành lập cùng thời điểm năm 1997, mật độ dân số trung bìnhcủa quận Liên Chiểu thấp hơn: quận Thanh Khê có mật độ dân số trung bình cao nhất với19.064,85 người/km2, tiếp đến là quận Hải Châu với 9.184,92 người/km2, quận Cẩm Lệvới 2.749,53 người/km2, quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn lần lượt là 2.241,13 và 1.769,11người/km2 Mật độ dân số quận Liên Chiểu chỉ cao hơn so với huyện Hòa Vang (huyện
có mật độ dân số trung bình thấp nhất, đạt 209 người/km2)
Mật độ dân số quận Liên Chiểu tuy còn thấp, nhưng tăng nhanh và liên tục từ năm
1997 đến năm 2010 Năm 1997, mật độ dân số đạt 719,3 người/km2, đến năm 2010 là
1728 người/km2, tăng 240,2 % Đô thị hóa tạo sức hút dân cư từ các nơi khác đổ về, làmdân số quận Liên Chiểu tăng lên, kéo theo mức độ tập trung dân cư cao hơn Đây là điềukiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nhân lực để phát triển kinh tế của quận LiênChiểu
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu
Bảng 2.2 Mật độ dân số các phường của quận Liên Chiểu
Trang 25Tổngcộng
HòaMinh
HòaKhánhBắc
HòaKhánhNam
Hòa HiệpNam
Hòa HiệpBắc
20072010
Mật độ dân số của các phường trong quận cũng có sự chênh lệch rất lớn: Năm 2010,mật độ dân số thấp nhất thuộc phường Hòa Hiệp Bắc với 323 người/km2, thấp hơn 5,3 lần
so với trung bình quận Liên Chiểu với 1728 người/km2 Ngược lại, phường Hòa Minh cómật độ dân số cao nhất với 4898 người/km2, gấp 2,8 lần so với trung bình quận LiênChiểu và gấp 15 lần so với phường Hòa Hiệp Bắc
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do: những phường đã và đang thực hiện quihoạch đất đai, chuyển đất nông nghiệp sang đất đô thị thường có mật độ dân số cao.Ngược lại, những phường còn hoạt động sản xuất nông nghiệp thì mật độ dân số thấphơn Bên cạnh đó, có thể thấy rất rõ những phường gần với các quận nội thành nhưphường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam (2598 người/km2), Hòa Khánh Bắc(4262 người/km2)thường có mật độ dân cư cao hơn Điều đó cho thấy rất rõ sức hút đô thị hóa của các quậnnội thành đối với vùng ven
Trang 26Khánh Bắc có tỉ lệ dân nhập cư cao nhất, chiếm hơn 52% dân số Các phường còn lại đaphần có tỉ lệ dân địa phương cao hơn dân nhập cư như Hòa Hiệp Bắc, Hoà Khánh Nam…Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa tại các phường còn chậm và một số phường đã đô thịhóa từ trước nên dân số ổn định Bên cạnh đó, do quy hoạch tại phường chủ yếu hiện nayđang tập trung xây dựng các công trình giao thông công cộng như cầu, đường và chínhsách hạn chế dân nhập cư trong một thời gian của thành phố Đà Nẵng nên phần nào cũnghạn chế hình thành các điểm dân cư mới, khiến sức hút dân nhập cư giảm.
26098
20104
15024
10165 1105412680
22399
10609
3914 49430
5000 10000
Hòa Hiệp Bắc
Hòa Hiệp Nam
Thường trú Tạm Trú
Hình 2.5: Biểu đồ dân cư các phường quận Liên Chiểu năm 2010 theo tình trạng cư
Tổng số Thường
trú(%)
Tạm trú(%)Người
Năm
Trang 27Hòa Khánh Nam 22982 53,3 46,7 25379 59,2 41,8
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu)
Bảng 2.3: Dân cư các phường quận Liên Chiểu theo hình thức cư trú
2.2.1.4 Thay đổi mục đích sử dụng đất
Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong Quận Liên Chiểu thể hiện rõ nét quá trình
đô thị hóa đang diễn ra tại đây Diện tích đất nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm nhanh
(Năm 1997 đạt 64% tổng diện tích đất, đến năm 2010 chỉ còn 53.4%) Trong khi đó,diện tích đất dân cư có xu hướng tăng lên (Năm 1997 đạt 2,6%, đến năm 2010 tăng lên7,5%) Diện tích đất nông lâm ngư nghiệp giảm nhưng không đều giữa các nhóm đất.Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm nhiều nhất, từ 12,8 % năm 1997 chỉ còn 3% tổngdiện tích tự nhiên năm 2010 Điều này chứng tỏ hoạt động nông nghiệp thuần nông nhưtrồng lúa, rau củ quả của người dân đã giảm đi rất nhiều Hiện nay hoạt động trồng câyngắn ngày chỉ còn chủ yếu ở phường Hòa Minh, Hòa Hiệp Nam và một phần nhỏ phườngHòa Khánh Nam Phần lớn các hộ chuyển từ trồng cây hàng năm sang cây lâu năm hoặclâm nghiệp tuy nhiên còn chậm
Diện tích(ha)
Tỉ lệ(%)
Diện tích(ha)
Tỉ lệ(%)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 1017 13,4 295 3,7
Trong đó:
Trang 28+Đất trồng cây lâu năm 44 0,6 56 0,7
14.3 3.92.6
Nông nghiệpĐất chuyên dùngĐất dân cưĐất dụngchưa sửĐất khác
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của quận Liên Chiểu
năm 1997 (%)
Trang 297.5 3.90.2
Đất nông nghiệpĐất chuyên dùngĐất dân cưĐất chưa sử dụngĐất khác
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của quận Liên Chiểu
năm 2010 (%)
Do tác động của quá trình qui hoạch, đa phần người dân chuyển đổi mục đích sửdụng đất đai, đồng thời chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.Trong đónhóm đất chuyên dùng, có xu hướng tăng nhanh: năm 1997 chỉ chiếm 15,2% thì đến năm
2010 loại đất này tăng lên 35,2% diện tích tự nhiên, tăng gần 2,4 lần so với năm 1997.Đất dân cư đô thị có xu hướng tăng lên rất nhanh Năm 1997 đất dân cư chỉ chiếm195ha (2,6 % tổng diện tích tự nhiên) nhưng vào năm 2010 tăng lên đến 592 ha, chiếm7,5% tổng diện tích tự nhiên
Cùng với quá trình đô thị hóa thì các loại đất hoang hóa cũng nhanh chóng đượckhai hoang chuyển đổi mục đích sử dụng Loại đất này giảm nhanh chóng: Năm 1997 đấtnày chiếm 1090 ha (14,3% diện tích đất tự nhiên) thì đến năm 2010 giảm xuống còn298ha, chiếm 3,7% diện tích đất tự nhiên, giảm tới 3,7 lần so với năm 1997.Quá trình đôthị hóa đã làm thay đổi rõ nét mục đích sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp thành đấtdân cư cũng như đất sử dụng cho các hoạt động phi nông nghiệp khác Đồng thời, nhómđất này tăng lên thể hiện sự thu hút dân cư vào quận Liên Chiểu ngày càng đông, khiếnnhóm đất dành cho dân cư tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu nơi ở cho người dân, cũng nhưcác hoạt động kinh tế của quận như : xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụhoặc xây dựng các khu dân cư mới
Trang 302.2.1.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh tế Quận Liên Chiểu thể hiện qua ngànhnông nghiệp có giá trị thấp nhất và ngày càng giảm tỉ trọng Năm 1997, tỉ trọng nôngnghiệp đạt 7,1% giá trị sản xuất, đến năm 2010 giảm còn 0,4%, giảm 1,4 lần
Trong khi đó, công nghiệp có giá trị sản xuất tăng nhanh nhất từ năm 1997 đến năm
2010 tăng lên tới 17,8 lần và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Quận Liên Chiểu.Ngành công nghiệp với tỉ trọng ban đầu khá cao: năm 1997 đạt 61,9% giá trị sản xuất, sau
đó tăng khá mạnh, năm 2001 tăng lên 86,7%, sau đó tăng nhẹ và ổn định ở mức trên dưới92,3 ( 2006 – 2009 ), năm 2010 có giảm nhưng không đáng kể ( vẫn chiếm 92,1% ) Ngành dịch vụ với tỉ trọng ban đầu khá cao: năm 1997 đạt 31% nhưng sau đó lạigiảm mạnh còn 6,9% ( 2006 ) Nhưng từ năm 2006 đến năm 2010 lại có sự chuyển biếntích cực : đến năm 2010 chiếm 7,5% giá trị sản xuất
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu)
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất các nghành trên địa bàn Liên Chiểu 1997 – 2010
Trang 31Bảng 2.6: Cơ cấu sản xuất các ngành trên địa bàn Liên Chiểu 1997 – 2010
Hình 2.7: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Liên Chiểu
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn quận cóchuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng CNH - HĐH đất nước trong thời kỳ hộinhập Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm tương đối qua các năm Trongtừng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả,đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của của thành phố và của cảnước
2.2.1.6 Chuyển dịch cơ cấu lao động
Năm 1997, dân số hoạt động nông nghiệp trên toàn quận chiếm hơn 50 % dân số.Tuy nhiên, đến năm 2010, chỉ còn khoảng 28% dân số hoạt động nông nghiệp Tỉ lệ laođộng phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng: từ hơn 38% năm 1997 tăng lên hơn 79%năm 2010 Tương ứng, theo khảo sát trên 175 hộ gia đình với tổng số 717 người tại cácphường trong Quận, dân số tại Quận Liên Chiểu có sự chuyển dịch cơ cấu lao động rất rõnét.Điều này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: nông nghiệp giảm dần tỉtrọng trong giá trị sản xuất do giảm tỉ lệ đất nông nghiệp Ngoài ra, tỉ lệ trồng lúa tại cácgia đình còn rất thấp, đa phần chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc
Trang 32trồng cây cảnh, cây ăn trái Những hoạt động này mang lại giá trị kinh tế cao hơn và ít tốnlao động hơn so với trồng trọt trước đây Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp theođiều tra có xu hướng tăng mạnh, từ 13,8% vào thời điểm trước năm 1997, tăng lên 35.5%vào năm 2010 Tuy nhiên, theo khảo sát, dù số người hoạt động trong ngành công nghiệptăng, nhưng tốc độ tăng chậm so với ngành dịch vụ nên tỉ trọng giảm Cũng theo điều tra,
tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng Vào thời điểm trước năm 1997,
tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ chỉ chiếm khoảng 23,1% thì đến năm 2009, con số nàytăng lên 42,5% Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa đã góp phần làm cho ngành dịch
vụ phát triển mạnh Tuy nhiên, trong phần lớn các hộ dân cư, ngành dịch vụ chưa manglại hiệu quả kinh tế cao vì các ngành dịch vụ chủ yếu của dân cư là buôn bán nhỏ
2.2.3 Xu hướng của quá trình đô thị hóa
2.2.3.1 Gia tăng dân số
Quá trình đô thị hóa kéo theo quá trình gia tăng dân số của các đô thị một cáchnhanh chóng bằng các con đường:
- Gia tăng dân số tự nhiên do dân cư của các đô thị
- Quá trình di dân hay dân nhập cư từ các vùng nông thôn
- Sự thay đổi về tỉ lệ phần trăm giữa người ở tại các đô thị với các vùng nôngthôn
Trong định hướng phát triển đô thị quận Liên Chiểu, dự báo quy mô dân số của quậnđến năm 2020 khoảng 195 nghìn người Tốc độ tăng dân số bình quân cả giai đoạn 2011-
2020 là 4,39%, trong đó, tốc độ tăng tự nhiên bình quân là 1,186%, tốc độ tăng cơ học là3,104%
Quá trình di dân hay dân nhập cư từ các vùng nông thôn
Người di dân tự do thường có mong muốn và xu hướng chuyển theo hướng nôngthôn - thành thị để tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm, đặc biệt họ bị hấp dẫn bởi một sốthành phố và khu công nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ĐàNẵng, Hạ Long,
Quá trình di dân chủ yếu do các nguyên nhân do người lao động nhận thấy sự chênh
Trang 33Việc di dân vào đô thị gây sức ép lên các đô thị nặng nề như vấn đề việc làm, vấn đềnhà ở, y tế, giáo dục , tệ nạn, bệnh tật, nghèo đói, và nhiều vấn đề khác.
Việc di dân cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mất cân bằng giới của vùng thànhthị cũng như các vùng quê
2.2.3.2 Gia tăng về không gian đô thị
Đô thị hóa đã trở thành hiện tượng bùng nổ của thế kỷ XXI Tác động của tình trạng
đô thị hóa nhanh chóng được cảm nhận rõ rệt nhất là ở các nước đang phát triển, nơi diệntích xây dựng đô thị dự kiến tăng gấp 3 lần trong khi dân số đô thị tăng gấp 2 lần vào năm
2030
Tính đến quý 2/2008, Viện Nam có 743 đô thị Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao.Năm 1995 tỷ lệ đô thị hóa là 20,7%, đến năm 2000 là 24,2%, năm 2005 là 27% và naykhoảng 30%
Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả
nước, bình quân 100m2/người
Nằm trong xu thế chung của thế giới và cả nước thì Quận Liên chiểu cũng khôngphải là ngoại lệ Sự gia tăng về không gian đô thị được thể hiên khá rõ qua sự chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất được trình bày ở bảng 2.4 và hình 2.4, hình 2.5
( mục 2.2.1.4 Thay đổi mục đích sử dụng đất)
Theo Viện Quy hoạch xây dựng thành phố, thời gian đến, khu dân cư phía đông bắccầu Nam Ô được giữ lại để chỉnh trang đô thị Tại khu vực quy hoạch phía tây đườngTrường Chinh hiện có 3 khu đất trống với diện tích 21,6ha Phần diện tích này sẽ tiếp tục
rà soát các khu dân cư trong khu vực để chỉnh trang đô thị, đầu tư hạ tầng thoát nước đểbảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân Ngoài ra, cũng lập quy hoạch, tạo quỹ đất táiđịnh cư Liên quan đến quy hoạch sử dụng đất quy hoạch phía tây đường Trường Chinh,Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến có chỉ đạo hủy bỏ Quyết định số 10495/QĐ-UBND ngày 17-12-2008 về việc quy hoạch khu dân cư phía tây đường Trường Chinh, dophạm vi quy hoạch có các dự án thành phần đã và đang được triển khai xây dựng như:Khu dân cư (KDC) hồ điều tiết Phước Lý có diện tích 7,1ha; KDC Phước Lý mở rộng9,2ha; KDC Phước Lý 2 diện tích 20,3ha; KDC Phước Lý 4 quy hoạch 5,07ha; Phước Lý
Trang 34quy hoạch 9,59ha; KDC Phước Tường 2,5ha; KDC Nam đường Lê Trọng Tấn 21,6ha;Khu chung cư thu nhập thấp quy hoạch 4,4ha.
Trong thời gian sắp tới, Quận Liên Chiểu sẽ tiến hành quy hoạch cac khu đô thị hiện
đại bao gồm: Khu đô thị Ecorio, Khu đô thị ThienPark, Dự án Golden Hills…
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG 3.1 Tác động của quá trình đô thị hóa tới đời sống kinh tế
Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tập trung lao động, đặc biệtlao động có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hoàn chỉnh Những yếu
tố này giúp cho chi phí vận tải, chi phí sản xuất giảm đáng kể Từ đó, hiệu quả kinh tếtăng, giúp tăng trưởng kinh tế nhanh chóng Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, năngsuất lao động trong các ngành kinh tế tại các vùng đô thị tăng lên nhanh chóng, tạo rakhối lượng vật chất ngày càng lớn với giá trị ngày càng cao, giúp tăng nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế
3.1.1 Tăng nhanh giá trị sản xuất.
Tổng giá trị sản xuất Quận Liên Chiểu tăng mạnh từ năm 1997 đến năm 2010 Năm
1997 chỉ đạt 386.4 tỉ đồng, đến năm 2010 tăng lên 4643.5 tỉ đồng, tăng 12,1 lần Tỉ trọnggiá trị sản xuất của quận Liên Chiểu so với Tp Đà Nẵng cũng tăng đáng kể: từ 0,005%năm 1997 tăng lên 0,1% năm 2010
Trang 35Gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh: từ năm 1997 đến năm 2001, tổnggiá trị sản xuất tăng 370% Năm 2006, tăng 768.6% so với năm 1997 Vào năm 2009,tổng giá trị sản xuất tăng 958% so với năm 1997, tức tăng hơn 9.5 lần
Trong năm 2010, tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đạt 4643,5 tỉ đồng, tăng1201% so với năm 1997 Quá trình đô thị hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế quận LiênChiểu tăng trưởng nhanh chóng, là điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân,đồng thời làm tăng vị thế của quận trong kinh tế chung Tp Đà Nẵng
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản xuất và tỉ lệ tăng giá trị sản xuất quận
Giá trị SXTốc độ tăng GTSX
năm
Trang 36Hình 3.2: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất và dân số
Bảng 3.1: Tình hình dân số và giá trị sản xuất quận Liên Chiểu
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu)
Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất quận Liên Chiểu nhanh hơn so với tốc độ tăng dân
số Năm 2001, tổng giá trị sản xuất tăng 3.7 lần trong khi dân số tăng 1,25 lần, đến năm
2010 tăng 12 lần còn dân số chỉ tăng 2.54 lần so với năm 1997 Tốc độ tăng của kinh tếnhanh hơn so với tốc độ tăng của dân số tạo thuận lợi cho việc nâng cao mức sống củangười dân
%
năm
Trang 373.1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế quận Liên Chiểu có sự chuyển dịch: tỉ trọng ngành nôngnghiệp giảm Ngành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đóng vai trò chủ đạotrong nền kinh tế quận Ngành dịch vụ trong những năm đầu có giảm mạnh nhưng từ năm
2006 đã bắt đầu ổn định và tăng dần tỉ trọng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế quận: Năm 2010 đạt 7,5% giá trị sản xuất Như vậy, quá trình đô thị hóa đãđẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởngnhanh cũng như tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
Sự chuyển dịch cơ cấu này được thể hiện cụ thể qua bảng 2.5; 2.6 và hình 2.6.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn một số vấn đề cần khắc phục, đó là, cơ cấukinh tế chuyển dịch còn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năngcủa một quận công nghiệp Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạocòn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỉ lệ cao, đờisống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn Cơ cấu kinh tế biển tăng lên, nhưng chưatương xứng với tiềm năng kinh tế biển của quận
3.2 Tác động của quá trình đô thị hóa tới chất lượng cuộc sống
3.2.1 Tác động của quá trình đô thị hóa tới giáo dục
Do chất lượng cuộc sống và nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ chuyên mônngày càng cao, giáo dục tại đô thị được quan tâm phát triển
Điều kiện giáo dục tại các vùng đô thị khá thuận lợi, cùng với ý thức của người dân
đô thị và chủ trương phát triển giáo dục của chính quyền, số trẻ em được đến trường, tỉ lệngười dân biết chữ, số năm đến trường của người dân đều tăng
Số lớp học và số giáo viên đều tăng, nhằm đáp ứng cho số lượng học sinh tăng lênngày càng nhanh Tổng số học sinh năm 1997 là 14.066 em, năm 2011 là 22.366 em, tăng159% Số giáo viên từ năm 1997 đến 2011 tăng 163% Số trường học cũng tăng lên 7trường, tăng 122,6% Số lớp học cũng tăng 249 lớp, tăng 162,7% Số trường học và sốgiáo v iên có tốc độ tăng nhanh hơn so với số học sinh, tạo điều kiện cho người dân, đặcbiệt là các cấp nhỏ có nhiều điều kiện hơn để đi học Đây là cơ sở nâng cao trình độ họcvấn cho người dân, tạo nền tảng phát triển Quận Liên Chiểu trong tương lai
Trang 38Trong đó, học sinh ở các nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo tăng rất nhanh: nhà trẻ từ2.341em năm 1997 đã tăng lên 6.266 em năm 2010, tăng gần 2,7 lần Học sinh cấp tiểuhọc vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số học sinh toàn Quận, với hơn 33,7% tổng số họcsinh.
Số học sinh của Quận đã tăng lên khoảng 8.300 em Tổng số giáo viên cũng tăng lênkhoảng 551 người Trong đó, cấp nhà trẻ , mẫu giáo và hệ PTTH có số giáo viên tăng lênnhanh nhất (gấp 1,6 – 1,7 lần so với năm 1997)
Như vậy, trung bình sĩ số học sinh trong một lớp là khoảng 35 em, là con số khá lítưởng Tuy nhiên, sĩ số này có sự khác biệt giữa các cấp Tuy nhiên, sĩ số này có sự khácbiệt giữa các cấp Ở cấp nhà trẻ và mẫu giáo, với khoảng 28,2 học sinh, cấp tiểu học là 35,cấp THCS là 38 và cao nhất là cấp PTTH với 46 học sinh/1 lớp, còn khá cao, cần tăngthêm số lớp học và giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy, chăm sóc cho các em.Chất lượng giáo dục ngày càng ược nâng cao nhờ sự quan tâm của các gia đình và
sự hỗ trợ của chính quyền, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu)
Bảng 3.2: Số liệu nghành giáo dục quận Liên Chiểu năm 2009
Chất lượng giáo dục còn được thể hiện qua việc đầu tư cho vật chất, thiết bị trường
Trang 39* Ngành học Mầm non: Các trường mầm non công lập được UBND quận quan tâmđầu tư xây dựng mới cho các trường trên địa bàn phường để xây dựng trường mầm nonđạt chuẩn quốc gia, xây dựng 5 phòng học ở trường MN Họa My với tổng số tiền xây mới3,5 tỷ đồng; trường MN Tuổi Ngọc và MN Hướng Dương đang xây dựng số phòng học
12 phòng tổng số tiền: 5,5 tỷ đồng
* Cấp Tiểu học: Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểuhọc có kế hoạch bố trí các nguồn kinh phí để mua sắm, bổ sung, tăng cường CSVC vàtrang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học Tổng số tiền các trường đã đầu tư cho việcmua sắm, sửa chữa và mua thêm sách thiết bị là hơn 2 tỉ đồng trong đó đầu tư mua sắmthêm trang thiết bị là 989 triệu đồng, sửa chữa 664 triệu đồng và mua sách thiết bị là 351triệu đồng Hiện nay, về cơ bản, hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học tương đối đảmbảo cho việc dạy và học trên địa bàn
* Cấp THCS: Các trường THCS thuộc quận đã được các cấp lãnh đạo ngành quantâm đầu tư xây dựng, sửa chữa các phòng học, đầu tư các trang thiết bị đảm bảo các điềukiện phục vụ dạy và học, kết quả như sau: Các trường đầu tư mua sắm sách, thiết bị, đồdùng dạy học… với tổng số tiền gần 900.000.000đồng; trường THCS Ngô Thì Nhậm hiệnđang được đầu tư xây dựng khu Hiệu bộ, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, tường rào vàsân nghi thức trị giá 5.875.515.000 đồng
Kết quả giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực trong suốt thời gian qua Trongnăm hoc 2010 – 2011:
- Tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học 1232/1233 - tỉ lệ: 99,9%
- Số học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS: 1395/1398, tỷ lệ: 99,8% (tăng 1,8%
so với năm học 2008-2009)
- Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT công lập: 1078/1376, tỉ lệ 78,3%, tăng12,8% so với năm học 2008-2009
- Phòng GD&ĐT đã tiến hành thẩm định kết quả tự đánh giá tại 04 trường THCS,
05 trường Tiểu học, kết quả 07 đơn vị xếp cấp độ III, 02 đơn vị xếp cấp độ II
Trang 40- Trong năm học vẫn giữ vững kết quả 5/5 phường đạt chuẩn xoá mù chữ, phổ cậpgiáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Các phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi; phong trào thi làm đồ dùng dạy học, thithư viện giỏi, thi vở sạch chữ đẹp, viết chữ đẹp…cũng thường xuyên được tổ chức nhằmnâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn Quận
Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiên cứu học tập, tăng trình độ dântrí và cơ sở vật chất hạ tầng xã hội quận Liên Chiểu Ngoài ra, quá trình này còn làm tănghiệu quả giáo dục đào tạo Ngược lại, việc nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo còn gópphần thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát huy những tác động tích cực, nhất là hiện đại hóanền kinh tế
Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực thì quá trình đô thị hóa cũng gây khó khăn đối
với giáo dục Tình trạng thiếu trang thiết bị cho phòng chức năng và các phòng học bộmôn, kinh phí mua sắm sửa chữa, bổ sung trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện ở một số trường còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháttriển giáo dục
Dân số tăng theo cơ học và các khu dân cư chưa ổn định gây trở ngại đến vấn đề huyđộng, vận động học sinh, thực hiện công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình tạimột số trường học
Bên cạnh nguồn nhân lực có trình độ cao chiếm tỉ lệ khiêm tốn thì nguồn lao độngvới trình độ thấp lại khá đông Trong đó, nhiều lao động không đủ điều kiện làm việc tạicác nhà máy, xí nghiệp dẫn đến tình trạng thất nghiệp, gây ra nhiều tệ nạn xã hội Vì thế,Chính quyền địa phương cần có chương trình đào tạo, nâng cao trình độ học vấn chongười dân, tạo việc làm cho số lao động thất nghiệp cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp
họ cải thiện chất lượng cuộc sống
3.2.2 Tác động của quá trình đô thị hóa tới đời sống văn hóa - tinh thần
Một thực tế cho thấy rằng, việc thực hiện quá trình đô thị hóa góp phần làm cho đờisống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao, cùng với hệ thống cơ sở vật chấtđược hiện đại hóa, thì các hình thức giải trí mới xuất hiện ngày càng nhiều để phục vụ cho