1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÂN CẢNG sài gòn

18 2,4K 76

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Tổng quan về Tân Cảng Sài Gòn

Trang 1

TRANG 1

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Giữa thập niên 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đa xây dựng mới một cảng quân sự phục vụ quốc phòng gọi là Tân cảng Sài Gòn

Đến ngay 15 tháng 3 năm 1989, Bộ Quốc Phòng Việt Nam ra Quyết định số

41/QP thành lập Quân Cảng Sài Gòn thuộc quân chủng Hải Quân, phục vụ cho nhiệm vụ

quốc phòng Bên cạnh đó, tận dụng công suất nhàn rỗi của cầu tàu, kho bãi để kinh doanh, tạo nguồn doanh thu nhằm tu bổ và từng buớc nâng cấp cảng

Trong 20 năm qua, Quân Cảng Sài Gòn đa trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1989-1991): Xây dựng tổ chức biên chế, lực luợng, chống xuống cấp cơ

sở hạ tầng; chấn chỉnh trật tự, an ninh, khai thác tàu hàng rời

Giai đoạn 2 (1992 - 1997): Tiếp tục phát triển tổ chức - biên chế lực luợng; nâng cấp

cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị chuyên dùng; chuyển từ khai thác tàu hàng rời sang

khai thác tàu container Thực hiện Quyết định 325/TTg ngày 13 tháng 7 năm 1993

của Thủ tuớng chính phủ Việt Nam về thành lập lại Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Giai đoạn 3 (1998-2005): Tiếp tục hoàn hiện mô hình tổ chức biên chế, lực luong mở

rộng địa bàn, qua mô, hiện đại hóa quản lý khai thác trọng khâu cảng container chuyên dụng

Giai đoạn 4 (Từ 2005 đến nay): chuyển sang mô hình công ty mẹ, công ty con theo

quyết định số 342/TTg-ĐMDN của Thủ tuớng và Quyết định số 82/2006/QD9 - QP của

Bộ truởng Bộ Quốc phòng, tiếp tục mở rộng địa bàn, quy mô, chiều sâu hiện đại hóa quản lý khai thác Cảng, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh Hiện nay, tổ chức biên chế gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc, 8 công ty thành viên, 4 xí nghiệp, Trung tâm điều độ, Văn phòng, 11 phòng chức năng và Hải đoàn tự vệ tổng quân số gần 3,000 nguời

Trang 2

1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cảng

Trang 3

TRANG 3

BAN TỔNG GIÁM ĐÓC

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Trang 5

1.3 Chức năng nhiệm của phòng ban

Trung tâm điều độ:

- Trung tâm điều độ là đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng xếp dỡ hàng hóa tại cảng

- Phân tích, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch xây dựng định mức cho các phương tiện: xe nâng, xe kéo

- Căn cứ tình hình hàng hóa để đề xuất việc tiếp nhận tàu

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất

Phòng Chính trị:

Tham mưu giúp Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý công ty bao gồm các lĩnh vực: cải cách hành chính; tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; công tác cán bộ, công chức, viên chức; quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp; thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; công tác thi đua, khen thưởng và công tác văn thư, lưu trữ nhà nước và hành chính quản trị

Phòng Kế hoạch Kinh doanh:

- Lập quy hoạch phát triển công ty trong từng thời kỳ; lập kế hoạch ngắn, dài hạn; tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động theo quy định của nhà nước; viết báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của ngành về việc thực hiện kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác

Phòng Tài chính – Kế toán:

Công tác thẩm tra kế hoạch thu chi và quyết toán ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cảng và báo cáo quyết toán với cơ quan tài chính cấp trên việc thực hiện chi trả tiền lương, thu nhập và các chi phí khác đối với các hoạt động của các phòng ban, đơn vị

Phòng Tổ chức lao động:

- Tổ chức nhân sự

Trang 6

- Quản lý về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua, khen thưởng, bảo vệ chính trị nội bộ và cải cách hành chính trong Cục Hàng hải Việt Nam

- Xây dựng trình lãnh đạo các đề án về hoàn thiện, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục, các quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, về thi đua, khen thưởng; tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện

Phòng Marketing:

Là cầu nối tiếp nhận các thông tin từ các đại lý (về cầu bến/ phao neo, năng xuất xếp

dỡ, giải phóng tàu…), sau đó tiến hành can thiệp, đốc thúc, yêu cầu các Cảng trực thuộc cũng như các đơn vị liên quan thực hiện, đồng thời giải đáp các câu hỏi thường gặp cũng như hỗ trợ khách hàng giải quyết những vướng mắc trong quá trình sử dụng dịch vụ của Cảng

Phòng Cảng vụ:

- Quản lý cầu cảng , vùng nước trước các bến và các phương tiện thủy

- Có nhiệm vụ bố trí phục vụ tàu rời cập bến, đáp ứng các nhu cầu của tàu bè ra vào cảng

Phòng Kỹ thuật vật tư:

- Quản lý tất cả các công việc liên quan đến kết cấu hạ tầng cảng biển như: xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng, chiến lược và kế hoạch quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng…

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt

Phòng Hành chính hậu cần:

- Mua sắm các tài sản, thiết bị cho daonh nghiệp: từ bàn ghế, tủ, máy điều hòa, máy vi tính, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm

- Bố trí phòng họp, tiếp khách,

- Theo dõi và quản lý các công việc hậu cần như tài xế, tạp vụ v.v

- Tổ chức và theo dõi công tác phòng cháy, chữa cháy, thiết lập mối quan hệ với các ban, ngành, chính quyền địa phương…

Phòng Quân sự và bảo vệ:

Trang 7

TRANG 7

Phòng Thường trực Tổng hợp: Làm các thủ tục đăng ký xuất nhập cho tàu cập cảng;

thông tin liên lạc với các cơ quan hữu quan và tàu thuyền để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin phục vụ quản lý điều hành hoạt động hàng hải của Cảng vụ

Phòng Nghiệp vụ: Thực hiện các yêu cầu tạm giữ, bắt giữ hàng hải đối với tàu biển

(nghiệp vụ Pháp chế hàng hải) và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải, điều tra xử lý các vụ tai nạn, ô nhiễm môi trường, sự cố hàng hải, phối hợp tìm kiếm cứu nạn (nghiệp vụ An toàn hàng hải)

Phòng Quản lý công trình:

Tổ chức tham mưu về các công việc liên quan đến kết cấu hạ tầng cảng biển, cơ sở sửa chữa đóng mới tàu thuyền và các công trình xây dựng khác

Phòng CNTT:

Phòng Công nghệ thông tin là phòng tham mưu, giúp việc trong việc xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch về công nghệ thông tin của toàn Công ty Tham mưu, đề xuất giải pháp quản trị và phát triển từng giai đoạn, từng dự án theo mục tiêu của phòng CNTT được Tổng giám đốc phê duyệt trong từng giai đoạn hàng năm

Văn phòng:

Tổng hợp, điều phối hoạt động của cơ quan Cục, các cơ quan, đơn vị thuộc Cục theo chương trình công tác của Cục; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, kế toán, quản trị, bảo mật, bảo vệ, quân sự, y tế của cơ quan Cục

Phòng An toàn và Pháp chế:

Là tổ chức tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hàng hải

Trang 8

1.4 Chức năng và nhiệm vụ chính của cảng

Công ty Tân Cảng nằm tại cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bốn cơ sở đang hoạt động của Tân Cảng là Cảng Tân Cảng, Cảng Tân Cảng - Cát Lái, ICD Tân Cảng - Sóng Thần và bến xếp dỡ container Tân Cảng - Nhơn Trạch nằm gần các khu công nghiệp ở phía Đông Bắc TP HCM, nơi có 80% sản luợng container XNK của khu vực, và được nối với các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ, các KCX, KCN bằng

hệ thống đuờng quốc lộ, đuờng cao tốc và đuờng thủy thuận lợi

Công ty Tân Cảng Sài Gòn hoạt động trên các lĩnh vực như:

- Dịch vụ cảng biển, kho bãi - Cảng mở , Cảng trung chuyển - Xây dựng sửa chữa công trình thủy, công nghiệp, dân dụng - Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, lai dắt tàu biển - Dịch vụ nạo vét cứu hộ trên biển, trên sông

- Dịch vụ logistics và khai thuê hải quan - Kinh doanh vận tải đa phương thức Quốc

tế - Dịch vụ ICD, xếp dỡ, kiểm đếm, giao nhận hàng hóa - Dịch vụ hàng hải, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển và đại lý vận tải tàu biển - Dịch vụ cung ứng, vệ sinh và sửa chữa tàu biển - Kinh doanh bất động sản - Trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm - Sản xuất vật liệu xây dựng - Vận tải và Đại lý kinh doanh xăng dầu - Dịch vụ kỹ thuật cơ khí Hiện nay, Cảng Sài Gòn vẫn tiếp tục thực hiện việc kết hợp nhiệm vụ quân sự và sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn vị, Quân chủng, Quân Đội ngày càng chính quy hiện đại, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân, Quân Đội và Quân chủng Hải quân

Trang 9

TRANG 9

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CẢNG

2.1 Vị trí địa lý và đièu kiện tự nhiên

Vị trí cảng:

- Tân Cảng: 10°45'25”N - 106°47'40”E

- Cát Lái: 10°32'27"N - 107°02'00"E

Điểm đón trả hoa tiêu: 10°20'40”N - 107°02'E

Địa chỉ: 722 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Điều kiện tự nhiên:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và

có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông

Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2 Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước

và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở

Trang 10

phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn

2.2 Hệ thống luồng lạch vào cảng

Vào Tân Cảng-Cát Lái: 43 hải lý

- Độ sâu: -8.5 m

- Chế độ thủy triều: bán nhật triều không đều

- Chênh lệch b/q: 2.8 m

- Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào: -12 m

- Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 30,790 DWT

- Vào Tân Cảng-Cái Mép: 18 hải lý

- Độ sâu: -14.0 m

- Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào: -15.8 m.

- Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 115,000 DWT

2.3 Hệ thống cầu tàu của cảng

Tổng

Tân Cảng Cát Lái

Tân Cảng – Cái Mép

Tân Cảng

Tân Cảng Sóng Thần

Tân Cảng-Long Bình

Tân Cảng -Nhơn Trạch

Tân

Cảng-128 Hải Phòng

Tân Cảng-Miền Trung (Qui Nhơn)

Chiều

dài cầu

tàu

Bến xà

Trang 11

TRANG 11

2.4 Hệ thống kho bãi

Kho :

Bãi :

Trang 12

2.5 Hệ thống trang thiết bị xếp dỡ cảng

lượng

Sức nâng / Tải / Công suất

Hình ảnh minh họa

Cẩu dàn xếp dỡ tàu cont. 26 35-65 MT

Cẩu bờ di động trên ray xếp

Cẩu bờ cố định chuyên dụng

xếp dỡ tàu container 10 36MT

Cẩu khung bánh lốp xếp dỡ

Cẩu khung trên ray xếp dỡ

Xe nâng cont có hàng 62 28-45 MT

Xe nâng cont rỗng 35 8-10MT

Đầu kéo chuyên dùng cont. 346 171~385 HP

Trang 13

TRANG 13

Sà lan tự hành 35 16~54 TEUs

Ổ cắm container lạnh 2,480

Búa đóng cọc xung 5 3.5-7.2 MT

Tân C ng Sài Gòn đã có chi n lến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng,c đi t t đón đ u trong vi c đ u t h t ng,ắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ầu trong việc đầu tư hạ tầng, ệc đầu tư hạ tầng, ầu trong việc đầu tư hạ tầng, ư ạ tầng, ầu trong việc đầu tư hạ tầng, trang thi t b x p d và h th ngến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ị xếp dỡ và hệ thống ến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ỡ và hệ thống ệc đầu tư hạ tầng, ống qu n lý c ng hi n đ i Tân C ng đã ký h p đ ngệc đầu tư hạ tầng, ạ tầng, ợc đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ồng mua 3 c u Post- Panamax c a Kock (CHLB Đ c) v i s c nâng 65 t n dủa Kock (CHLB Đức) với sức nâng 65 tấn dưới khung ức) với sức nâng 65 tấn dưới khung ới sức nâng 65 tấn dưới khung ức) với sức nâng 65 tấn dưới khung ấn dưới khung ưới sức nâng 65 tấn dưới khungi khung

ch p, có th nâng cùng lúc 2 container 20’ có hàng, 10 RTG 6+1 c a hãng Kalmar đủa Kock (CHLB Đức) với sức nâng 65 tấn dưới khung

l p đ t t i c ng Cái Mép Công ty đã chi g n 3 tri u USD đ mua h th ngắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ạ tầng, ầu trong việc đầu tư hạ tầng, ệc đầu tư hạ tầng, ệc đầu tư hạ tầng, ống ph nầu trong việc đầu tư hạ tầng,

m m qu n lý c ng c a Công ty RBS (Úc) H th ng m i đi vào ho t đ ng t i Cát Láiủa Kock (CHLB Đức) với sức nâng 65 tấn dưới khung ệc đầu tư hạ tầng, ống ới sức nâng 65 tấn dưới khung ạ tầng, ộng tại Cát Lái ạ tầng, vào Quý 1/ 2008 cùng v i các thi t b c ng hi n đ i giúp nâng cao đáng k côngới sức nâng 65 tấn dưới khung ến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ị xếp dỡ và hệ thống ệc đầu tư hạ tầng, ạ tầng,

su t c ng (lên trên 2,5 tri u TEU, g p h n hai l n công su t thi t k ), tăng năngấn dưới khung ệc đầu tư hạ tầng, ấn dưới khung ơn hai lần công suất thiết kế), tăng năng ầu trong việc đầu tư hạ tầng, ấn dưới khung ến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, ến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng,

su t gi i phóng tàu và giao nh n hàng hoá.ấn dưới khung ận hàng hoá

Trang 14

2.6

Hệ thống trang thiết bị phụ

 Hệ thống thông gió, kiểm soát độ ẩm:

Hệ thống thông gió và kiểm soát độ ẩm được lắp đặt bên trong hệ thống kho bãi, giúp cảng bảo quản tốt hàng hóa, kiểm soát được tình hình kho bãi, đồng thời tạo không khí thông thoáng và môi trường làm việc tốt cho công nhân, nhân viên kho bãi

 Hệ thống an toàn và an ninh:

Hệ thống camera tiên tiến, hiện đại được lắp đặt khắp cảng, các kho bãi, kết hợp với đội ngũ nhân viên có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao giúp an ninh của cảng luôn được đảm bảo

 Hệ thống dock leveler:

SÀN NÂNG TỰ ĐỘNG (Dock Leveler) là một loại sàn nâng công nghiệp chuyên dùng trong kho vận Sàn nâng tự động có khả năng điều chỉnh nâng hạ tự động ở nhiều vị trí khác nhau nhằm kết nối LINH HOẠT giữa sàn kho và sàn xe một cách chính xác thuận tiện cho việc xuất nhập hàng hóa an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Hệ thống Dock Levellers chuyên dùng cho các xe container lạnh vào lấy hàng Đây là một quy trình bốc dỡ hàng an toàn và hiệu quả Dock leveler như một thiết bị kết nối giữa nền sàn và xe tải, nó đem lại kết quả cao nhất cho việc chuyển giao hàng hóa, tránh thương tích cho cá nhân hay thiệt hại cho thiết bị

Sàn nâng tự động chính là một giải pháp tiết kiệm thời gian trong việc vận chuyển hàng hóa của kho lạnh vào các xe container

 Hệ thống chữa cháy tự động theo tiêu chuẩn FM

 Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) hiện đại của Infor (Mỹ)

 Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM- Customers Relationship

Management)

 Hệ thống phần mềm quản lý khai thác cảng(TOPX):

Ngày đăng: 04/04/2014, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w