0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Các cơ sở nghiên cứu đã đến thăm:

Một phần của tài liệu BẢN ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở VIỆT NAM (Trang 32 -37 )

1.Trung tâm trồng rau trong nhà kính Quốc gia, Gosford (NCGH)

David Hall Giám đốc

Vọng Nguyễn Chủ nhiệm dự án trồng rau trong dung dịch Suzie Newman Sau thu hoạch

Sophie Parks Nhà kính

Joseph Ekman QA (quản lý chất lượng) Andrew Jessup Làm sạch

Ross Worrall Mẫu mã-Thương hiệu

Stephen Goodwin và Marilyn Steiner- Phòng trừ dịch hại tổng hợp trong nhà kính (IPM).

2. Chợ trung tâm Sydney, Flemington 3. Chợ của người Việt nam Cabramatta 3. Chợ của người Việt nam Cabramatta

4. Công ty trồng rau trong dung dịch Pacific, Wyong

5. Sản xuất rau trong nhà kính (Hùng Nguyễn, Hoàng, Kevin) 6. Viện nghiên cứu Nông nghiệp Yanco 6. Viện nghiên cứu Nông nghiệp Yanco

7. Công ty Atkínon Hydroponic, Griffith VIII. Báo cáo kết quả: VIII. Báo cáo kết quả:

Tuần 1:

Ngày thứ 1- Chủ nhật, ngày 2/7/2006

Đến sân bay Sydney lúc 8h30 sáng, được ông bà Vọng Nguyễn đón.

Ngày thứ 2- Thứ 2, ngày 3/7/2006

- Buổi sáng: Sựđịnh hướng- Tiến sĩ David Hall, Giám đốc GHI.

Giới thiệu khoá học và sản xuất rau theo GAP- Tiến sĩ Vọng Nguyễn.

- Buổi chiều: Giới thiệu chương trình tập huấn về sau thu hoạch- Tiến sĩ Suzie Newman giới thiệu nguyên lý công nghệ

Ngày thứ 3: Thứ 3, ngày 4/7/2006

- Buổi sáng và buổi chiều: GAP- Quản lý chất lượng 1 và 2- Giảng viên: Joe Ekman giới thiệu Euro GAP, hệ thống Freshcare và sự cần thiết áp dụng GAP trong sản xuất rau.

- Tối: Dự tiệc ở Saran Thai- Wyong.

Ngày thứ 4: Thứ tư, ngày 5/7/2006

- Buổi sáng: GAP- Quản lý chất lượng 3- Giảng viên: Joe Ekman; thăm quan siêu thị rau để học sâu hơn về GAP- Quản lý chất lượng.

- Buổi chiều: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng: Bệnh hại trong nhà kính, giảng viên: Len Tesoriero. Ông Tesoriero đã giới thiệu những loại bệnh hại chủ yếu trong nhà kính, cách nhận biết một số bệnh hại và thiên địch thông qua trò chơi quân bài.

Ngày thứ 5: Thứ 5 ngày 6/7/2006

Dự hội thảo về chà xanh của úc- Ngày thứ nhất

Ngày thứ 6: Thứ 6 ngày 7/7/2006

Dự hội thảo về chà xanh của úc- Ngày thứ hai

Ngày thứ 7: Thứ 7 ngày 8/7/2006

Thăm Sydney

Ngày thứ 8: Chủ nhật ngày 9/7/2006

Tuần thứ 2:

Ngày thứ 9- Thứ 2, ngày 10/7/2006

- Buổi sáng: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng: Kỹ thuật trồng và hệ thống trồng cây trong dung dịch- Giảng viên: Tiến sĩ Sophie Parks. Thảo luận về cấu trúc nhà kính, hệ thống trồng cây trong dung dịch và thực hành thí nghiệm trên cây dưa chuột và cây tía tô trồng trong hệ thống RtW và NFT

- Buổi chiều: Tập huấn hệ thống bảo vệ cây trồng: Nghiên cứu trên giá thể xơ dừa- Giảng viên: Tiến sĩ Sophie Parks và Ross Worrall. Thảo luận về những nghiên cứu của họ về dừa ở Sri- Lanka và Việt nam. Họ cũng đã nói về hệ thống điều khiển dung dịch tựđộng cho cà chua và dưa chuột. Hệ thống này rất khó xây dựng ở Việt Nam vì thiếu các trang thiết bị và hoá chất để pha dung dịch ding dưỡng.

Ngày thứ 10- Thứ 3, ngày 11/7/2006

- Buổi sáng: Dã ngoại1: Thăm quan công ty sản xuất rau trong dung dịch Paciffic ở Wyong: Công ty Paciffic sản xuất xà lách trong dung dịch (hệ thống NFT), cây dược liệu (NFT), và cà chua (RW) trong nhà kính. Tiến sĩ Vọng Nguyễn, Joe Ekman, tiến sĩ Suzie Newman.

Những công nghệ trên là hoàn mới đối với nông dân Việt nam. Từ khoá huấn luyện này, chúng tôi sẽ ứng dụng những kỹ thuật này vào sản xuất rau của đất nước chúng tôi.

- Buổi chiều: Sơ kết 1 – Vọng Nguyễn.

Ngày thứ 11- Thứ 4 ngày 12/7/2006

Dã ngoại 2: Đến thăm nông trại của người Việt Nam ở Bringelly và Leppington NSW- Người hướng dẫn: tiến sĩ Hô Đặng, Vọng Nguyễn. Thăm những nông trại của người Việt nam sản xuất cà chua (Nông trại Hùng Nguyễn ), sản xuất hoa (Hải, Hùng) trong hệ thống bán dung dịch. Những công nghệ này phù hợp với trình độ sản xuất rau của người Việt Nam.

Ngày thứ 12- Thứ 5 ngày 13/7/2006

- Buổi sáng: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng: Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong nhà kính- Giảng viên: tiến sĩ Stephen Goodwin, Marilyn Steiner. Tiến sĩ Goodwin những kết quả nghiên cứu trên thiên địch để trừ sâu hại. Những kết quả nghiên cứu gần đây của họ được tập trung vào nghiên cứu trên nấm để phòng trừ sự phát triển của sâu hại.

- Buổi chiều: Tập huấn hệ thống bảo vệ cây trồng: Bệnh hại ở giai đoạn sau thu hoạch- Giảng viên: Tiến sĩ Elena Lazar- Giới thiệu những bệnh hại chủ yếu trên rau ở giai đoạn sau thu hoạch, kết quả nghiên cứu một số nấm làm hư hỏng quả và rau ở trong kho bảo quản. Chúng tôi được hướng dẫn cách đếm bào tử nấm trên kính hiển vi.

Ngày thứ 13- Thứ 6 ngày 14/7/2006

- Buổi sáng: Dã ngoại 3: Thăm chợ trung tâm Sydney, hệ thống cung cấp ở Flemington. Người hướng dẫn, tiến sĩ Vọng Nguyễn, Suzie Newman: Rau của người Úc trong chợ trung tâm là sạch, đồng đều, hình thức hấp dẫn. Những đặc điểm này cũng là yêu cầu của công ty xuất khẩu Antico International Pty Ltd. Những loại rau này cần được sản xuất bằng công nghệ cao. Ông Hugh Molloy giới thiệu hoạt động của công ty và hệ thống kho bảo quản lạnh.

- Buổi chiều: Tập huấn về hệ thống bảo bệ cây trồng: Dây truyền sau thu hoạch. Giảng viên: Tiến sĩ Suzie Newman: Thảo luận về công nghệ sau thu hoạch và quá trình quản lý sản phẩm rau sau thu hoạch ở Việt Nam; giới thiệu GAP và quản lý sau thu hoạch ở úc. Chúng tôi nghĩ rằng sản phẩm rau của Việt Nam cần được áp dụng hệ thống bảo quản đó.

Thảo luận chung- Mục tiêu của bài học về công nghệ sau thu hoạch: Quan sát trên thực tế- Môi trường trong kho bảo quản, nhiệt độ bảo quản, đóng gói- Sự sắp đặt.

Sau thu hoạch- đánh giá chất lượng: Buổi thực hành- MôI trường trong kho bảo quản, nhiệt độ bảo quản và đóng gói dưa chuột, cà chua, nho, Kiwi. Các chỉ số chất lượng: Độ Bríc, độ chắc quả, màu sắc, tính toán lượng Êthylene thải ra.

Ngày thứ 14- Thứ 7 ngày 15/7/2006 Nghỉ Ngày thứ 15- Chủ nhật ngày 16/7/2006 Thăm Cầu Cảng và nhà Opera ở Sydney Tuần thứ 3: Ngày thứ 16- Thứ 2 ngày 17/7/2006 - Buổi sáng: Khởi hành lúc 7h, từ Gosford đi Canberra: Thăm nhà Nghị viện

- Buổi chiều: Canberra đi Yanco

Ngày thứ 17- Thứ 3 ngày 18/7/2006

- Buổi sáng: Đến thăm nông trại sản xuất hạt giống bầu bí ở Tabitta, sản xuất cà chua, xà lách trong dung dịch ở Griffith

- Buổi chiều: Viện nghiên cứu nông nghiệp Yanco- Đến thăm một số nông trại- Người hướng dẫn Mark Hickey: Thăm nông trại trồng hành, nho, lúa và cam. Những nông trại ở Yanco rất lớn với diện tích hàng trăm hecta. Tất cả các nông trại

đều rất hiện đại và đồng bộ. Thăm cơ sở chế biến lúa gạo Leeton Rice Grower, Co- operative. Có nhiều sản phẩm được sản xuất từ gạo: Phở, rượu…

Ngày thứ 18- Thứ 4 ngày 19/7/2006

- Buổi sáng: Thăm Viện nghiên cứu nông nghiệp Yanco- Người hướng dẫn tiến sĩ Mohammad Quadir: Thăm Trung tâm rau Quốc gia và xem từng chi tiết phòng thí nghiệm nghiên cứu và các thí nghiệm đồng ruộng trên cây hành.

Tiến sĩ Vọng Nguyễn đưa đi thăm 2 cửa hiệu bán thiết bị nông nghiệp ở Yanco.

- Buổi chiều: Viện nghiên cứu nông nghiệp Yanco- Người hướng dẫn: Tiến sĩ Sandra McDougall: Thảo luận về quản lý sâu bệnh hại trên rau ở Úc và Việt Nam.

Ngày thứ 19- Thứ 5 ngày 20/7/2006

- Buổi sáng và buổi chiều: Thăm nông trại Dairy ở Wagga Wagga; Yanco về Gosford

Ngày thứ 20- Thứ 6 ngày 21/7/2006

Chuẩn bị báo cáo kết quả chuyến đi- Người hướng dẫn: Tiến sĩ Vọng Nguyễn.

Ngày thứ 21 và ngày thứ 22- Thứ 7 ngày 22/7/2006 và chủ nhật ngày 23/7/2006

Thăm vườn ươm Bonnyrigg.

Tuần thứ 4:

Ngày thứ 23- Thứ 2 ngày 24/7/2006

Buổi sáng và buổi chiều: Thảo luận về những thí nghiệm ở Việt Nam- Người hướng dấn: Tiến sĩ Vọng Nguyễn; tiến sĩ Sophie Parks; tiến sĩ Suzie Newman. Kế hoạch triển khai các thí nghiệm ở năm thứ 2 như sau:

1. Tại viện nghiên cứu rau quả- Hà Nội:

+ Làm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm rau (Giảm sử dụng phân bón và hoá chất).

+ Hiệu quả của sản xuất rau trong nhà kính so với sản xuất ngoài đồng ruộng.

- Thiết kế thí nghim +Mục tiêu:

Một phần của tài liệu BẢN ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở VIỆT NAM (Trang 32 -37 )

×