Môhình phát sinhungthư nhiều bước Thường thì phải có nhiều hơn một đột biến trong tế bào soma mới có thể dẫn đến tất cả những biến đổi đặc thù của một tế bào ungthư thực thụ. Điều này giúp giải thích tại sao nguy cơ mắc các bệnh ungthư tăng lên đáng kể khi tuổi đời tăng lên. Nếu ungthư là do sự tích lũy của các đột biến và các đột biến có thể xuất hiện ngẫu nhiên suốt cuộc đời, thì khi tuổi đời càng cao, nguy cơ mắc ungthư càng lớn. Môhình về một con đường phát sinhungthư gồm nhiềubước được củng cố bởi các nghiên cứu được tiến hành ở một trong những bệnh ungthư đã được tìm hiểu kĩ nhất ở người đó là bệnh ungthư ruột kết. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 135.000 bệnh nhân ungthư ruột kết mới được phát hiện và con số tử vong do bệnh này là khoảng 60.000 người. Giống như phần lớn các bệnh ungthư khác, ungthư ruột kết tién triển từ từ. Dấu hiệu đầu tiên là sự hình thành một khối polyp nhỏ, lành tính, trên lớp tế bào lót ruột kết. Các tế bào của khối polyp trông bình thường, mặc dù chúng phân chia nhanh hơn một cách bất thường. Khối u dần dần tăng trưởng rồi cuối cùng có thể chuyển thành ác tính và xâm lấn các vùng mô khác. Sự phátsinh một khối u ác tính diễn ra đồng thời với sự tích lũy thêm các đột biến làm chuyển các gen tiền khối u thành các gen gây khối u, đồng thời làm bất hoạt các gen ức chế khối u. Trong quá trình như vậy, các gen gây khối u ras và ức chế khối u p53 thường có liên quan. Ít nhất phải có khoảng sáu sự thay đổi xuất hiện ở cấp độ ADN mới có thể chuyển một tế bào sang trạng thái ungthư đầy đủ. Những thay đổi này bao gồm sự xuất hiện của ít nhất một gen gây khối u hoạt động mạnh và các đột biến làm mất chức năng (hoặc mất gen) của một số gen ức chế khối u. Ngoài ra, do các alen đột biến ở các gen ức chế khối u thường là lặn, nên trong phần lớn trường hợp, cả hai bản sao của những gen này đều phải bị bất hoạt thì mới ngăn cản được sự ức chế khối u. (Ngược lại, phần lớn các gen gây khối u thường biểu hiện như các alen trội). Ở nhiều khối u ác tính, gen mã hóa cho enzym telomeraza được hoạt hóa. Enzym này phục hồi sự ngắn lại của các đầu mút nhiễm sắc thể trong quá trình tái bản ADN. Sự sản sinh enzym telomeraza trong các tế bào ungthư làm mất một cơ chế tự nhiên hạn chế số lần phân chia mà mỗi tế bào soma bình thường có thể có được. . Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước Thư ng thì phải có nhiều hơn một đột biến trong tế bào soma mới có thể dẫn đến tất cả những biến đổi đặc thù của một tế bào ung thư thực thụ càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn. Mô hình về một con đường phát sinh ung thư gồm nhiều bước được củng cố bởi các nghiên cứu được tiến hành ở một trong những bệnh ung thư đã được tìm hiểu. bệnh ung thư ruột kết. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 135.000 bệnh nhân ung thư ruột kết mới được phát hiện và con số tử vong do bệnh này là khoảng 60.000 người. Giống như phần lớn các bệnh ung thư