Lýdođểmẹtựtay nấu cháochobé Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh và chất lượng, thì tình yêu thương là thứ mà không một nhà sản xuất thức ăn đóng hộp nào có được. Bột ăn dặm hoặc cháo dinh dưỡng thực sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhưng chúng không có được những ưu điểm như thức ăn được chế biến ở nhà. Một số ích lợi khi bạn chế biến thức ăn chobé tại nhà: - Bạn kiểm soát, điều chỉnh được những thành phần có trong món ăn (từ đó có thể loại bỏ các chất phụ gia không cần thiết hay các thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé). - Bạn có thể tự mình lựa chọn các nguyên liệu chất lượng, bổ dưỡng đểnấu món ăn cho bé. - Con bạn sẽ được ăn nhiều món ăn có mùi vị khác nhau đểbé quen dần với việc ăn chung với cả nhà sau này. - Bạn chobé ăn dựa vào nhu cầu và chỉ dẫn của bé mà bạn cảm nhận được để biết được món nào thích hợp nhất cho con. - Bên cạnh đó là việc bạn có thể tiết kiệm; tận dụng tối đa các đồ dùng làm bếp và tạo thói quen ăn uống lành mạnh chobé sau này. Tình yêu thương là thứ không một nhà sản xuất thức ăn đóng hộp nào có được. Các điểm cần lưu ý khi tựnấu ăn và bắt đầu cho bé ăn dặm - Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm và các món ăn đầu tiên khi quyết định cho bé ăn dặm (tham khảo thêm từ các Trung tâm dinh dưỡng, Tổ chức về sức khỏe trẻ em). - Luôn luôn tuân theo “nguyên tắc 4 ngày”: chobé ăn một món mới trong vòng 4 ngày, mỗi ngày một chút với những cách chế biến khác nhau để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với món ăn đó hay không. Áp dụng nguyên tắc này cả khi bạn tựnấu ăn. Không chobé ăn cùng lúc nhiều món mới mà hãy đểbé làm quen từng món một. Sau khi bé đã quen các món đó, bạn có thể trộn lẫn chúng với nhau đểchobé ăn. - Để con ăn đỡ ngán, trong một ngày nên thay đổi trưa ăn cá hoặc tôm, lươn, sáng và chiều ăn thịt lợn hoặc bò, gà. - Luôn luôn rửa sạch tay, dụng cụ nấu bếp, lau sạch các bề mặt khi nấu. Sạch và an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc khi tự nấu ăn cho bé. - Sở thích và nhu cầu của các bé là khác nhau. Bé có thể không thích hoặc không hấp thu được một vài loại thức ăn nào đó. Bạn cũng đừng quá thất vọng, hãy kiên nhẫn làm nhiều loại thức ăn chobéđểbé có thể lựa chọn và tìm kiếm loại thức ăn phù hợp với mình. Một số sai lầm mẹ nên tránh khi tựnấucháocho con - Cật lực hầm xương: Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấucháocho con với hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. - “Lạm dụng” máy xay sinh tố: Vì sợ con nôn ọe khi ăn các thức ăn lợn cợn, không ít mẹ đã dùng máy xay sinh tố mà không biết rằng làm thế sẽ khiến trẻ biếng ăn, thậm chí bị loét thực quản, loét dạ dày. - Hâm đi hâm lại: Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị. Nấucháocho con không khó, việc giúp con tăng cân cũng đơn giản hơn nếu mẹ nắm được những bí quyết trên đểnấucháocho con. . Lý do để mẹ tự tay nấu cháo cho bé Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh và chất lượng, thì tình yêu thương là thứ. nhiều loại thức ăn cho bé để bé có thể lựa chọn và tìm kiếm loại thức ăn phù hợp với mình. Một số sai lầm mẹ nên tránh khi tự nấu cháo cho con - Cật lực hầm xương: Nhiều bà mẹ ngày nào cũng. nhau để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với món ăn đó hay không. Áp dụng nguyên tắc này cả khi bạn tự nấu ăn. Không cho bé ăn cùng lúc nhiều món mới mà hãy để bé làm quen từng món một. Sau khi bé