Sai lầmcủamẹ khi nấu
ăn chobé
Muốn con phát triển khỏe mạnh, mẹ phải chăm đúng cách và đầy tâm
huyết.
Gần 3 tuổi, con chị Lan mới được bố mẹcho đi mẫu giáo. Tất cả cũng tại thể
chất ’nhỏ bé’ so với bạn bè đồng trang lứa của con. Dù cho chị rất tích cực
học hỏi kinh nghiệm để tẩm bổ cho con, nhưng không hiểu sao bé nhà chị
vẫn cứ gầy còm.
Có thể, chị Lan dành rất nhiều thời gian chăm con, nhưng cách chăm con
của chị có ’vấn đề’ hay nói cách khác, khi chị chế biến món ăncho con, chị
đã mắc sai lầm.
1. Quá ưu tiên đạm
Nhiều mẹnấu bột chobé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là
thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt.
Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làmbé bị
rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.
2. Chỉ chobéăn nước hầm
Nhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất
của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo chobéăn
sẽ bổ dưỡng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Còn phần cái, vì tiếc của
nên các mẹ hay ăn cố. Một thời gian sau, con vẫn cứ còi cọc còn mẹ thì béo
mầm.
Thực tế, "khôn ăn cái, dại ăn nước", nước thịt và nước xương hầm tuy tạo
được hương vị thơm ngon và kích thích sự thèm ăncủa bé, nhưng lại có rất
ít chất đạm và canxi. Phần lớn đạm vẫn nằm ở bã thịt. Nếu mẹ chỉ dùng
nước nấu cháo hay bột chobé thì bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Nước hầm ít chất đạm và can xi cho bé
3. Thường xuyên nấu món con thích
Thật bức xúc khimẹ bỏ bao công sức, tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương, rồi
nấu món cháo bé thích để tẩm bổ chobé mà bé chê không ăn hoặc ăn rất ít.
Thực tế, không phải món nào mẹcho là ngon thì bé cũng đồng quan điểm.
Trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng. Vì vậy, cũng có món bé
thích và món bé không thích. Tuy nhiên, không phải cứ con thích món gì là
mẹ liên tục tẩm bổ chobé bằng món đó.
Muốn con ăn ngon miệng, hãy linh hoạt trong thực đơn dinh dưỡng cho con.
Các mẹ cũng cần biết, mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăncho trẻ, những bữa đầu
mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, nhưng sau đó trẻ sẽ dần quen.
Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ.
4. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn
Việc làm này củamẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn
được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ
không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng
biếng ăn.
Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn
cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu
giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.
Để răng bé không bị sún và ngả màu
05/07/2011 10:57:12 SA (GMT +7)
Mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin,
oxytetracyclin và doxycyclin có thể gây ra hiện tượng răng ngả màu ở
trẻ.
Hàm răng trắng đều giúp trẻ có nụ cười tươi và hình thành sự tự tin trong
giao tiếp. Răng ngả màu hoặc bị sún không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn
ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ khiến trẻ thiếu tự tin. Bởi vậy, cha mẹ nên giúp
trẻ bảo vệ nụ cười của mình.
Thông thường trẻ mọc 2 chiếc răng cửa đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Đây
cũng là thời điểm đánh dấu mẹ phải bắt đầu quá trình chăm sóc răng cho trẻ.
Thời điểm răng sữa, trẻ rất dễ bị sún hoặc ngả màu răng nếu không được
chăm sóc. Các lưu ý sau sẽ giúp răng trẻ không bị ngả màu hoặc sún:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị
ngả màu hoặc sâu phần lớn do vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Với trẻ sơ sinh mới mọc 1 chiếc răng thì sau khi trẻ uống sữa, mẹ nên chobé
uống nước lọc để ngăn ngừa hình thành mảng bám ở lưỡi và men răng. Hàng
ngày, mẹ dùng gạc sạch, thấm nước tinh khiết hoặc nước muối loãng để vệ
sinh răng và khoang miệng cho trẻ.
Trẻ từ 2 tuổi, mẹ có thể dạy bé cách tự đánh răng bằng bàn chải và kem đánh
răng dành cho trẻ nhỏ ngày 2 lần. Thông thường, từ 3 tuổi, bé mới có thể
đánh răng thành thạo hơn mỗi ngày.
Khi bé 2 tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé cách đánh răng được rồi
Lưu ý nguồn thực phẩm
Flour giúp men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha
mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor như cá (đặc biệt là cá
biển), trứng, sữa tươi, gan Nên cho trẻ ăn thức ăn có xơ, những sợi xơ
cùng nước bọt tiết ra có khả năng cuốn đi thức ăn còn vướng ở kẽ răng, đó
cũng là một cách phòng tránh sâu răng cho trẻ. Ngược lại, một số thực phẩm
không tốt cho răng của trẻ như: nước ngọt, bánh kẹo, nước lạnh thì cần hạn
chế.
Loại bỏ những thói quen xấu
Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ. Không để trẻ dùng răng
cắn vật cứng. Hạn chế chobéăn kẹo và uống nước có ga.
Với những trẻ có thói quen ngậm cơm, cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn.
Chú ý sử dụng thuốc
Các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flour, người mẹ mang thai sử
dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và
doxycyclin có thể gây ra hiện tượng răng ngả màu xỉn ở trẻ. Bởi vậy, mẹ cần
hết sức chú ý việc sử dụng thuốc.
Khám răng định kỳ
Đối với những trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6
tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí
thích hợp.
. Sai lầm của mẹ khi nấu ăn cho bé Muốn con phát triển khỏe mạnh, mẹ phải chăm đúng cách và đầy tâm huyết. Gần 3 tuổi, con chị Lan mới được bố mẹ cho đi mẫu giáo. Tất cả. xi cho bé 3. Thường xuyên nấu món con thích Thật bức xúc khi mẹ bỏ bao công sức, tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương, rồi nấu món cháo bé thích để tẩm bổ cho bé mà bé chê không ăn hoặc ăn rất. ăn gia tăng. 2. Chỉ cho bé ăn nước hầm Nhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo cho bé ăn sẽ