| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 11 Tình trạng hútthuốcláthụđộng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sứckhỏe cộng đồng, đặc biệt làsứckhỏetrẻ em. Các triệu chứng và bệnh mà trẻ có thể gặp phải khi phải phơi nhiễm với khói thuốclá bao gồm viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, khó thở, nhiều đờm dãi, v.v…, làm bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, suy giảm chức năng phổi và gây ra hội chứng đột tử bất thường ở trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mặc dù vấn đề phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá đã được chú ý trong thời gian gần đây, nhưng tỉ lệ trẻem phơi nhiễm với khói thuốclá vẫn khá cao. Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính có khoảng 700 triệu trẻem trên thế giới vẫn phải sống trong bầu không khí bò ô nhiễm bởi khói thuốc lá, và hàng năm có gần 170.000 trẻem tử vong do các bệnh liên quan tới thuốclá [59]. Bài báo này sẽ giới thiệu về thành phần của khói thuốc lá, tác hại của khói thuốclá tới sứckhỏetrẻ em, thực trạng trẻem phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá trên thế giới và ở Việt Nam, cũng như những nghiên cứu, chương trình can thiệp đã thực hiện nhằm giảm sự phơi nhiễm của trẻem với khói thuốclá đã được thực hiện ở Việt Nam. Từ khóa: khói thuốclá trong môi trường, phơi nhiễm thụđộng với khói thuốc lá. Secondhand smoke and children's health Le Thi Thanh Huong (*) Secondhand smoke (SHS), also called environmental tobacco smoke (ETS), can cause detrimental health effects to community health, especially to children's health. Main symptoms and diseases caused by children's exposure to SHS include middle ear disease, lower respiratory tract infections, respiratory symptoms and the exacerbation of asthma, lung dysfunction and sudden infant death syndrome. Worldwide studies have shown that although the issue of SHS exposure has been given increased attention recently, the proportion of children exposed to SHS is still high. The World Health Organization (WHO) estimated that there were about 700 million children in the world who have to inhale the air polluted by tobacco smoke and approximately 170,000 deaths among children each year caused by tobacco-related diseases [59]. This article will introduce the definition and composition of SHS and will discuss its harmful effects to children's health, the situation of children's exposure to SHS worldwide and in Viet Nam and interventions to reduce children's exposure to SHS in Viet Nam. Keywords: secondhand smoke/ environmental tobacco smoke, involuntary exposure to secondhand smoke. Tác giả: (*) Ths. Lê Thò Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Sứckhỏe môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội. Email: lth@hsph.edu.vn Hútthuốcláthụđộngvàsứckhỏetrẻem Lê Thò Thanh Hương (*) 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề Hútthuốcláthụđộnglà tình trạng người không hútthuốc phải hít/ngửi khói thuốclá hoặc khói thuốc lào có trong môi trường và làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của các bệnh có liên quan tới khói thuốclá trong cộng đồng những người không hútthuốc [10],[57]. Y văn trên thế giới đã cho thấy hútthuốcláthụđộnglà nguyên nhân gây ra nhiều bệnh và triệu chứng ở cả người lớn vàtrẻ em. Việc trẻem phải phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá đã trở thành một vấn đề y tế công cộng (YTCC) đáng quan tâm. Những trẻem phải sống trong môi trường bò ô nhiễm bởi khói thuốc có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, chẳng hạn viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới (chủ yếu là viêm phổi và viêm phế quản), làm trầm trọng thêm các ca hen suyễn và tăng tần suất xuất hiện các cơn hen, gây ra các triệu chứng về đường hô hấp trên, suy giảm chức năng phổi và nguy cơ đột tử bất thường ở trẻ sơ sinh [16],[22],[57],[58]. Tại Việt Nam, tình trạng hútthuốclávàthuốc lào còn khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Theo Điều tra về Tình hình sử dụng thuốclá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2010, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên hútthuốclà 47,4% ở nam giới và 1,4% ở nữ giới [39]. Vấn đề hútthuốclá không chỉ dừng lại ở tỉ lệ hútthuốc mà còn liên đới tới tỉ lệ các hộ gia đình có bầu không khí bò ô nhiễm bởi khói thuốc cao. Theo Điều tra Y tế quốc gia năm 2002, mặc dù tỉ lệ hútthuốclá ở phụ nữ Việt Nam rất thấp, nhưng có tới 63% hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất một người hútthuốc trong nhà và có tới 71,7% trẻem dưới 5 tuổi sống trong các gia đình có người hútthuốc [1]. Vấn đề sứckhỏe của trẻemvà của người không hútthuốcvà tác hại của khói thuốclá trong môi trường đã được quan tâm trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Công ước khung về Kiểm soát tác hại thuốc lá. Bài báo này trình bày đònh nghóa và thành phần của khói thuốc lá, tác hại của việc phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclávàsứckhỏetrẻ em, cũng như đưa ra những con số thống kê về thực trạng phơi nhiễm của trẻem với khói thuốclá ở Việt Nam và trên thế giới và những chương trình can thiệp đã có nhằm làm giảm tình trạng phơi nhiễm của trẻem với khói thuốclá tại Việt Nam. 2. Khái niệm về hútthuốcláthụđộngvà thành phần của khói thuốc láHútthuốcthụđộng hay khói thuốc lá/ thuốc lào trong môi trường (sau đây gọi chung là khói thuốc lá) là hỗn hợp của dòng khói phụ (sidestream smoke) - là khói từ đầu mẩu của điếu thuốc hoặc sản phẩm thuốclá đang cháy vàdòng khói chính (mainstream smoke) - là khói do người hútthuốclávàthuốc lào phả ra môi trường [10],[16],[17],[58]. Khói thuốclálà hỗn hợp của rất nhiều hóa chất độc hại. Vào năm 1992, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã xác đònh trong khói thuốclá có hơn 4.000 hóa chất độc hại, trong đó có khoảng 250 chất có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sứckhỏe con người, và khoảng 50 chất là tác nhân gây ung thư [22]. Tuy nhiên, năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung thư (IARC) ghi nhận rằng cho tới năm 2000, có tới 69 tác nhân gây ung thư được tìm thấy trong thành phần của khói thuốclá [28]. Năm 2010, Bộ Y tế Hoa Kỳ chính thức khẳng đònh có tới hơn 7.000 hóa chất độc hại được tìm thấy trong thành phần của khói thuốc lá, trong đó có hàng trăm chất gây nguy hại tới sứckhỏe con người và 69 chất là tác nhân gây ung thư cho con người [18]. Không có mức tiếp xúc nào với khói thuốclá được cho là an toàn đối với sứckhỏe của những người không hútthuốc [18], [58]. Dòng khói chính vàdòng khói phụ Dòng khói phụ là thành phần chủ yếu của khói thuốc lá, chiếm khoảng 85% thành phần của khói thuốc lá, 15% còn lại là thành phần của dòng khói chính [61]. Thành phần của dòng khói chính chủ yếu là nicotine, carbon monoxide và các chất hạt. Thành phần của dòng khói phụ gần tương tự nhưng chứa nhiều tác nhân gây ung thư hơn. Người ta cũng ước tính rằng dòng khói phụ có độc tính cao hơn dòng khói chính. 1 gam các chất hạt trong dòng khói phụ có độc tính cao hơn từ 3 đến 4 lần so với 1 gam các chất hạt trong dòng khói chính [50],[58],[61]. Báo cáo rà soát các nghiên cứu về tác hại của khói thuốclá do Bộ Y tế Hoa Kỳ thực hiện trong các năm 2006, 2007 về các nghiên cứu đo lường các hợp chất có trong dòng khói chính vàdòng khói phụ cho thấy những hợp chất như polyaromatic hydrocarbons (PAH) gây ung thư có trong dòng khói phụ cao hơn gấp 10 lần trong dòng khói chính [16],[17]. Một nghiên cứu mới được xuất bản gần đây cho thấy thành phần chính của | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 13 dòng khói phụ là PAH, các aldehydes bay hơi và carbon monoxide [15], trong khi một nghiên cứu khác lại cho rằng dòng khói chính chứa các chất dầu và chất sáp và được thải ra dưới dạng các hạt nhỏ [51]. Dòng khói phụ khi mới được thải ra môi trường ít độc hại hơn so với chính nó khi đã tồn tại trong môi trường từ 1,5 đến 2 giờ [51]. Theo EPA, các hợp chất gây ung thư có trong dòng khói phụ cũng gần tương tự như các hợp chất có trong dòng khói chính. Tuy nhiên, khi phân tích thành phần của các hợp chất hóa học trong dòng khói phụ vàdòng khói chính, EPA cũng phát hiện ra rằng trong thành phần của dòng khói phụ có 5 tác nhân gây ung thư cho con người, 9 hợp chất có thể gây ung thư cho con người và 3 chất gây ung thư cho động vật cũng như một số tác nhân độc hại khác có hàm lượng cao hơn trong dòng khói chính [22]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các chất trừ sâu chứa ni-tơ trong dòng khói phụ vàdòng khói chính, đó là flumetralin, pendimenthalin và trifluralin. Tất cả 3 chất trừ sâu này được khẳng đònh là nguy hại tới sứckhỏe con người và có thể là những tác nhân gây ung thư cho con người [15]. Một số chất nitrosamines đặc thù có trong khói thuốc lá, chẳng hạn như N-nitrosonornicotine (NNN) and 4- (methylnitrosamino)-1-(3-pyridyl)-1-butanone (NNK) gây ung thư ác tính. Những hợp chất này chỉ có thể tìm thấy trong các sản phẩm của thuốclá vì chúng liên quan tới nicotine và các hợp chất alkaloids thuốclá [15]. Trong các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của mình, Hetch đã chứng minh rằng NNN gây các khối u trong thực quản và khoang mũi của chuột, trong khi NNK hỗ trợ quá trình phát triển các khối u trong phổi của một số loài gặm nhấm chẳng hạn như chuột nhắt và chuột đồng [26]. Dựa trên kết quả rà soát từ 30 nghiên cứu khác nhau tại 8 nước và nhiều nghiên cứu khác, EPA kết luận rằng khói thuốclá được coi là tác nhân gây ung thư nhóm A cho con người [22]. 3. Tác hại của phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá đối với sứckhỏetrẻem Các ảnh hưởng có hại của việc phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá tới sứckhỏetrẻem bao gồm viêm tai giữa, viêm nhiễm đường hô hấp dưới (chủ yếu là viêm phổi và viêm phế quản), các triệu chứng của đường hô hấp trên như ho, khò khè, nhiều đờm dãi, khó thở, v.v…, làm các ca hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, suy giảm chức năng phổi và gây ra nguy cơ đột tử bất thường ở trẻ sơ sinh [10],[16],[17],[41],[44],[56],[57],[58]. Ngoài ra, khói thuốclá còn được cho là gây ra các vấn đề về giảm khả năng nhận thức ở trẻ, ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát triển hành vi của trẻvà gây ra các dạng ung thư ở trẻ em, v.v… Tuy nhiên, hiện chưa đủ bằng chứng khoa học rõ ràng để chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa việc phơi nhiễm với khói thuốclávà các vấn đề này ở trẻem [16],[17]. Do vậy, trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chỉ giới thiệu những vấn đề sứckhỏe ở trẻem đã được chứng minh là hậu quả của việc phơi nhiễm với khói thuốc lá. 3.1. Viêm tai giữa Hiện có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh mối liên quan giữa việc phơi nhiễm với khói thuốclá từ bố mẹ và những người xung quanh và bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Các nhà khoa học đã bắt đầu chú trọng tới việc nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả của việc phơi nhiễm với khói thuốclá trong nhà và nguy cơ mắc viêm tai giữa và viêm tai giữa có mủ từ đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 [32]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phát hiện ra mối liên quan giữa phơi nhiễm với khói thuốclá do bố mẹ hútvà nguy cơ mắc viêm tai giữa và viêm tai giữa có mủ ở trẻ. Đầu những năm 1990, qua rà soát các nghiên cứu, EPA đã khẳng đònh có mối quan hệ nhân quả giữa phơi nhiễm với khói thuốclávà các bệnh viêm nhiễm ở tai, mũi và họng của trẻ [22]. Cuối những năm 1990s, dựa trên 692 bài báo đã được xuất bản, 45 nghiên cứu rà soát đã được thực hiện về viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa tái diễn, viêm tai giữa có mủ, v.v… được thực hiện. Dựa trên 45 nghiên cứu rà soát này, Strachan và Cook đã thực hiện một nghiên cứu rà soát hệ thống và kết luận rằng việc hútthuốclá của bố mẹ có mối quan hệ nhân quả với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, cả mãn và cấp tính [53]. Dựa trên 40 nghiên cứu với các thiết kế nghiên cứu khác nhau, Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận rằng việc phơi nhiễm với khói thuốclálà nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa mãn tính và cấp tính ở trẻem [57]. Kết luận này một lần nữa được khẳng đònh lại trong các báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ [16],[17]. 3.2. Viêm đường hô hấp dưới Việc nghiên cứu tìm mối quan hệ nhân quả giữa phơi nhiễm với khói thuốclávà viêm nhiễm đường hô hấp dưới ở trẻem - mà chủ yếu là viêm phổi và 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | viêm phế quản, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ dưới một tuổi vàtrẻ nhỏ đã được nhiều nhà khoa học thực hiện trong nhiều thập kỷ trở lại đây và đã được nhiều tổ chức có uy tín ghi nhận [16],[22],[41],[44]. Các nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng ảnh hưởng của phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá tới đường hô hấp ở trẻ sẽ trầm trọng nhất trong hai năm đầu tiên của cuộc đời [24],[27],[34],[35], và việc trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá trong những năm đầu đời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng về đường hô hấp sau này [34]. Một nghiên cứu bệnh chứng ở Thổ Nhó Kỳ về những ảnh hưởng có hại của việc hútthuốcláthụđộng với việc mắc các bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻem từ 2 đến 12 tuổi trong thời gian tháng 10/2003 tới tháng 3/2004 cho thấy những trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp dưới cao hơn gần 5 lần so với nhóm trẻ không phơi nhiễm (p = 0,000, OR = 4,72, 95%CI = 2,62 - 8,52) [30]. Những trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá do mẹ hút có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp dưới cao hơn 60%, trong khi những trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá từ những thành viên khác trong gia đình có nguy cơ mắc cao hơn 50% [8]. Trong các báo cáo năm 2006 và 2007, Bộ Y tế Hoa Kỳ đã khẳng đònh có đủ bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc trẻ bò phơi nhiễm với khói thuốclá trong gia đình và các bệnh đường hô hấp dưới, đặc biệt là với trẻ nhỏ, và nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ cao nhất khi trẻ phải phơi nhiễm với khói thuốclá từ người mẹ [16],[17]. 3.3. Các triệu chứng của đường hô hấp trên và diễn biến xấu của các ca hen suyễn Phần này tập trung vào một số triệu chứng chính của đường hô hấp trên bao gồm: ho, nhiều đờm dãi, thở khò khè, khó thở và diễn biến xấu đi của các ca hen suyễn ở những trẻ phơi nhiễm với khói thuốc lá. Dựa trên kết quả rà soát rất nhiều nghiên cứu và bài báo, Bộ Y tế Hoa Kỳ khẳng đònh có mối liên hệ nhân quả giữa việc hútthuốc của bố mẹ với một số triệu chứng hô hấp ở trẻem tuổi học đường (chẳng hạn như ho, nhiều đờm dãi, thở khò khè, khó thở, và diễn biến xấu của các ca hen suyễn) [16],[17]. Nhiều nghiên cứu mới được thực hiện gần đây cũng cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu được thực hiện tại Ba Lan trong quần thể 1.100 trẻ trong độ tuổi 13-15 cho thấy việc trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá của người mẹ là một yếu tố nguy cơ của triệu chứng thở khò khè; và một số yếu tố môi trường, trong đó có khói thuốclá trong nhà có liên quan tới các triệu chứng về đường hô hấp trong quần thể những trẻ được nghiên cứu [29]. Một nghiên cứu khác ở Đài Loan cho thấy trẻem phơi nhiễm với khói thuốclá đối mặt với nguy cơ mắc hen suyễn cấp tính và thở khò khè cao hơn, và việc hútthuốclá của cha mẹ gây ra nguy cơ mắc những triệu chứng này cao hơn [54]. Trong khi đó, tại Italy, một nghiên cứu được thực hiện trên 4.122 trẻem ở 29 trường tiểu học trong năm học 2004-2005 cho thấy tỉ lệ mắc triệu chứng khó thở và tái xuất hiện các cơn hen ở những trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá từ bố mẹ tại nhà cao gần gấp đôi so với nhóm không phơi nhiễm [45]. Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các thời gian và đòa điểm khác nhau cũng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc phơi nhiễm với khói thuốclá của trẻemvà sự xuất hiện các triệu chứng ho, nhiều đờm dãi, khó thở và tăng mức độ trầm trọng của các cơn hen [13],[20],[23],[46],[52],[55]. 3.4. Suy giảm chức năng phổi Một số chỉ số như dung tích thở ra tối đa trong một lần thở (FVC), dung tích khí thở ra gắng sức trong một giây đầu tiên (FEV1) thường được sử dụng để đo lường chức năng phổi (EPA 1992; DHHS 2006). Bộ Y tế Hoa Kỳ kết luận rằng phơi nhiễm với khói thuốclá trong thời kỳ bào thai do người mẹ mang thai hútthuốclà một nguyên nhân làm suy giảm chức năng phổi ở trẻ, tuy nhiên, việc phơi nhiễm với khói thuốclá sau khi sinh cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm chức năng phổi ở trẻem [16],[17]. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Tại Hy Lạp, khi nghiên cứu trên quần thể gần 600 trẻem từ 5 đến 14 tuổi, các tác giả đã cho thấy những trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá có chức năng phổi kém hơn, cụ thể là có FEV1 giảm hơn so với những trẻ không phơi nhiễm. Rinne và cộng sự cũng tìm được mối liên quan có ý nghóa thống kê giữa việc trẻem phải phơi nhiễm với khí ga và các khói từ nhiên liệu đun nấu và khói thuốclá với suy giảm các chỉ số FVC và FEV1 [48]. 3.5. Hội chứng đột tử bất thường ở trẻ sơ sinh Hội chứng đột tử bất thường ở trẻ sơ sinh (SIDS) được đònh nghóa là "những ca tử vong bất thường và | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 15 không rõ nguyên nhân ở trẻ dưới một tuổi" [25]. Những nạn nhân của SIDS thường làkhỏe mạnh trước khi chết, và lý do dẫn tới SIDS cho đến nay vẫn chưa giải thích được qua các bằng chứng lâm sàng hay qua khám nghiệm tử thi [25],[40]. Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Hoa Kỳ đã khẳng đònh sự phơi nhiễm với khói thuốclá trong thời kỳ bào thai và sau khi sinh là một nguyên nhân dẫn tới nguy cơ SIDS [16],[17],[57],[59]. Rất nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu được thực hiện ở Cộng hòa Ả rập Syria cho thấy có mối liên quan rõ ràng giữa SIDS ở trẻvà việc phơi nhiễm của trẻ với khói thuốclá từ bố mẹ [37]. Dybing và Sanner trong báo cáo rà soát của mình cũng khẳng đònh việc phơi nhiễm với khói thuốclá trước và sau khi sinh đóng góp phần lớn vào nguy cơ SIDS ở trẻ nhỏ [21]. Hawamdeh và cộng sự khi nghiên cứu và rà soát các bài báo, các báo cáo khoa học và các tài liệu khác về ảnh hưởng của hútthuốcláthụđộng tới sứckhỏetrẻem cũng kết luận rằng phơi nhiễm với khói thuốclá trong thời kỳ bào thai và sau sinh là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng của SIDS ở trẻ nhỏ [25]. Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Ba Lan và một số nơi khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự [19],[27],[62]. Cơ quan bảo vệ môi trường California cũng khẳng đònh có tới 10% các ca tử vong do SIDS được quy cho là do phơi nhiễm với khói thuốclá [44]. 4.Thực trạng phơi nhiễm thụđộng với khói thuốc lá ở trẻem 4.1. Thực trạng phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá của trẻem trên thế giới Mặc dù đã có các bằng chứng khoa học rõ ràng về tác hại của khói thuốclá với sứckhỏetrẻ em, nhưng tỉ lệ trẻem trên thế giới phải phơi nhiễm với khói thuốclá vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển, nơi có những quy đònh lỏng lẻo về hútthuốclá trong nhà. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật ước tính có khoảng 43% trẻem từ 13-15 tuổi trên toàn thế giới phải phơi nhiễm với khói thuốclá hàng ngày [9]. Một nghiên cứu mới được xuất bản trong năm 2011 được thực hiện dựa trên số liệu về tình trạng phơi nhiễm với trẻem trên thế giới ở 192 nước cho thấy có khoảng 40% trẻem trên thế giới phải phơi nhiễm với khói thuốclá trong năm 2004 [43]. Trong khi đó, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng một nửa số trẻem trên thế giới (xấp xỉ 700 triệu trẻ) phơi nhiễm với khói thuốc lá. Hàng năm, có khoảng gần 170.000 trẻem trên thế giới chết vì các bệnh do khói thuốclá gây nên [58]. Trẻem có thể phải phơi nhiễm thụđộng với khói thuốclá trong rất nhiều môi trường khác nhau, nhưng môi trường chính mà trẻ phải tiếp xúc với khói thuốclálà tại các hộ gia đình. Tại nhà, trẻ phải hít ngửi khói thuốc từ bố mẹ hoặc từ những người khác sống trong gia đình của mình [58]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá trên thế giới tương đối cao. Theo ước tính của Bộ Y tế Hoa Kỳ, khoảng gần 60% trẻem từ 3 đến 11 tuổi ở Mỹ phải phơi nhiễm với khói thuốclá [17]. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cũng thực hiện ở Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ trẻem ở Mỹ phơi nhiễm với khói thuốclá dao động từ 35- 80%, phụ thuộc vào phương pháp đo lường và quần thể nghiên cứu [33]. Tại Đài Loan, tỉ lệ này được ước tính là 50% [36]. Việc phơi nhiễm của trẻ với khói thuốclá thường có liên quan tới mức thu nhập của gia đình và trình độ văn hóa của bố mẹ. Những trẻ sống trong những gia đình có thu nhập thấp và bố mẹ có trình độ văn hóa thấp thường có tỉ lệ phơi nhiễm cao hơn [12],[31],[47]. Tỉ lệ trẻem sống trong các căn hộ ở các khu chung cư phải phơi nhiễm với khói thuốclá rất cao, tới 73% [60]. 4.2. Thực trạng phơi nhiễm với khói thuốclá của trẻem ở Việt Nam Việt Nam tham gia ký Công ước khung về Kiểm soát tác hại thuốclá (FCTC) vào ngày 8/8/2003 và phê duyệt FCTC vào ngày 17/12/2004. Kể từ đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều nỗ lực để phòng chống tác hại thuốclávà hút thuốcláthụ động. Mặc dù đã được cải thiện, nhưng tỉ lệ trẻem phơi nhiễm với khói thuốclá vẫn còn tương đối cao, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, tỉ lệ trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá ở Việt Nam khá cao. Theo báo cáo Điều tra Y tế quốc gia năm 2002, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi phơi nhiễm với khói thuốclálà 71,7% [1]. Một nghiên cứu khác chú trọng tới đối tượng trẻem 13-15 tuổi, tỉ lệ phơi nhiễm của nhóm này với khói thuốclá tại nhà dao động từ 52-65%, trong khi tỉ lệ phơi nhiễm của các em với khói thuốclá tại các nơi công cộng từ 86-90% [4]. Sau khi phê duyệt Công ước khung, tình trạng phơi nhiễm của trẻ với khói thuốclá có vẻ được cải thiện. Một nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | tại Bắc Giang năm 2007 cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 6 tuổi phơi nhiễm với khói thuốclá tại nhà là 64,8% [38]. Tại Quảng Ninh, một nghiên cứu can thiệp cho thấy có sự giảm đi đáng kể về hàm lượng cotinine niệu trong số những trẻ phải phơi nhiễm với khói thuốcláthụđộng tại các hộ gia đình sau thời gian can thiệp [5]. Nghiên cứu của Hội Y tế Công cộng Việt Nam tại Thái Bình cho thấy có khoảng 63% hộ gia đình có ít nhất một người hútthuốcvà 17% hộ gia đình có ít nhất hai người hút thuốc, và 97% số người hútthuốc thường xuyên hút trong nhà và 87% thường xuyên hút trước mặt trẻ em. Nghiên cứu cũng cho kết quả trẻem sống trong những gia đình có người hútthuốc có hàm lượng nicotine trong tóc cao hơn nhóm trẻ không phơi nhiễm [6]. Một nghiên cứu mới được thực hiện gần đây ở Chương Mỹ (Hà Nội) cho thấy có 60% học sinh tiểu học từ 8-11 tuổi sống trong các gia đình có từ 1 người hútthuốc trở lên. Khi được hỏi về tình trạng phơi nhiễm với khói thuốclá trong nhà trong một tuần trước cuộc điều tra, có tới 38,3% số trẻ có phơi nhiễm. Những nơi mà trẻ phơi nhiễm với khói thuốclá trong nhà phổ biến nhất là phòng khách, phòng ngủ và ban công của gia đình. Tình trạng người cha vừa bế con vừa hútthuốc cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này [3]. 5. Các chương trình can thiệp nhằm giảm sự phơi nhiễm thụđộng của trẻem với khói thuốclá trong môi trường tại Việt Nam Một số nghiên cứu can thiệp đã được thực hiện tại Việt Nam nhằm giảm tỉ lệ hút thuốc, giảm sự phơi nhiễm của người không hútthuốc với khói thuốc lá, trong đó có trẻ em. Nghiên cứu can thiệp được thực hiện tại Quảng Ninh trong giai đoạn 2003-2005 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ hútthuốc trong nhà giảm từ 96,6% còn 87,4% (p<0,05), trong đó tỷ lệ hútthuốc trong nhà thường xuyên giảm từ 47,7% xuống còn 11,4% (p<0,001). Tỷ lệ người hútthuốc đi ra khỏi phòng để hútthuốc tăng từ 18,1% lên 50,4% (p<0,001). Cotinin niệu trung bình của trẻem trước và sau can thiệp giảm từ 3,59 microgram/lít xuống còn 1,54 microgram/lít, p<0,05). Có sự cải thiện đáng kể về kiến thức, thái độ và sự chấp nhận của xã hội với hútthuốcvàhútthuốcthụđộng [5]. Một nghiên cứu can thiệp khác do Hội Y tế Công cộng Việt Nam phối hợp với HealthBridge Canada thực hiện tại 3 tỉnh Thái Bình, Đà Nẵng và Bến Tre từ năm 2005 đến năm 2007 cho thấy sau thời gian can thiệp, nhận thức của phụ nữ và nam giới về tác hại của hútthuốclávà hút thuốcláthụđộng được cải thiện đáng kể. Thái độ của phụ nữ cũng thay đổi tích cực. Sau can thiệp, tỉ lệ nam giới không hútthuốc trước mặt trẻem được cải thiện rõ rệt [42]. Trong năm 2006, một nghiên cứu nhỏ được thực hiện ở Hải Dương cho thấy cộng đồng tại đây sẵn sàng ủng hộ ý tưởng xây dựng mô hình ngôi nhà không khói thuốc. Bản thân cộng đồng đề xuất sự tham gia của trẻem trong chương trình can thiệp đó, vì người bố hútthuốc thường có khuynh hướng nghe theo đề nghò của con mình [2]. 6. Gợi ý chung Tác hại của khói thuốclá tới sứckhỏetrẻem đã được minh chứng rõ rệt. Sự phơi nhiễm của trẻem với khói thuốclá tại Việt Nam và trên thế giới khá cao, tuy nhiên những can thiệp nhằm giảm sự phơi nhiễm của trẻem với khói thuốclá chưa nhiều, trong khi trẻem được chứng minh là có vai trò rất tích cực và hiệu quả trong các chương trình can thiệp nhằm thay đổi hành vi của người lớn [7],[11],[49]. Do vậy, cần tiến hành thực hiện các nghiên cứu can thiệp nhằm giảm sự tiếp xúc của trẻ với khói thuốc lá, đặc biệt là những nghiên cứu có sự tham gia của trẻem trong việc giảm sự phơi nhiễm của trẻ với khói thuốclá tại hộ gia đình. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 17 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bộ Y tế (2003). Điều tra Y tế quốc gia 2002. Hà Nội, Bộ Y tế. 2. Bùi Thu Trang, Phạm Thò Cẩm Hà, et al. (2006). Xây dựng mô hình can thiệp "Ngôi nhà không khói thuốc" tại xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng. Bài tập thực đòa cộng đồng 2: 75. 3. Lê Thò Thanh Hương, Lê Vũ Anh, et al. (2011). "Nghiên cứu thăm dò tính khả thi của chương trình can thiệp "Trẻ em nói không với hútthuốcthụ động"." Tạp chí Y tế công cộng 21: 24-31. 4. Lý Ngọc Kính, Phan Thò Hải, et al. (2004). "Tình hình sử dụng thuốclá trong học sinh tuổi 13-15 tại 5 tỉnh, thành phố Việt Nam." Tạp chí Y học thực hành 533: 29-38. 5. Nguyễn Khắc Hải, Đặng Anh Ngọc, et al. (2006). "Hiệu quả dự án "Làm sạch bầu không khí ô nhiễm khói thuốc lá: Tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em" " Tạp chí Y tế công cộng 6: 41-46. 6. Wipfli, H., Lê Bảo Châu, et al. (2009). "Phơi nhiễm thụđộng với thuốclá ở phụ nữ vàtrẻem tại gia đình." Tạp chí Y tế công cộng 12: 46-51. Tiếng Anh 7. Bowen, A., H. Ma, et al. (2007). "A cluster-randomized controlled trial evaluating the effect of a handwashing- promotion program in Chinese primary schools." Am. J. Trop. Med. Hyg. 76(6): 1166-1173. 8. Britton, J. (2010). "Passive smoking damages children's health." Practitioner 254(1729): 27-30. 9. CDC (2008). "Global Youth Tobacco Surveillance 2000- 2007. Morbidity and Mortality Weekly Report, 57 (SS01); 1-21." Retrieved 28 April, 2010, from http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/ss5701a1.ht m. 10. CDC (2010, January 2010). "Secondhand Smoke Fact Sheets." Retrieved 13 April, 2010, from http://www.cdc.gov/tobacco/data_statistics/fact_sheets/sec ondhand_smoke/general_facts/index.htm. 11. Christensen, P. (2004). "The health-promoting family: a conceptual framework for future research." Social Science & Medicine 59(2): 377-387. 12. Constant, C., I. Sampaio, et al. (2011). "Environmental tobacco smoke (ETS) exposure and respiratory morbidity in school age children." Rev Port Pneumol 17(1): 20-26. 13. Cook, D. G. and D. P. Strachan (1997). "Health effects of passive smoking. 3. Parental smoking and prevalence of respiratory symptoms and asthma in school age children." Thorax 52(12): 1081-1094. 14. Daher, N., R. Saleh, et al. (2010). "Comparison of carcinogen, carbon monoxide, and ultrafine particle emissions from narghile waterpipe and cigarette smoking: Sidestream smoke measurements and assessment of second-hand smoke emission factors." Atmos Environ 44(1): 8-14. 15. Dane, A. J., C. D. Havey, et al. (2006). "The detection of nitro pesticides in mainstream and sidestream cigarette smoke using electron monochromator-mass spectrometry." Anal. Chem. 78(10): 3227 - 3233. 16. DHHS (2006). The health consequences of involuntary exposure to tobacco smoke: A report of the Surgeon General. Atlanta, GA, U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, Coordinating Center for Health Promotion, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health. 17. DHHS (2007). Children and secondhand smoke exposure. Excerpts from the health consequences of involuntary exposure to tobacco smoke: A report of the Surgeon General. Atlanta, GA, U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, Coordinating Center for Health Promotion, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health. 18. DHHS (2010). A Report of the Surgeon General: How Tobacco Smoke Causes Disease - The Biology and Behavioral Basis for Smoking-Attributable Disease: A Report of the Surgeon General. Atlanta GA, U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health. 19. DiFranza, J. R., C. A. Aligne, et al. (2004). "Prenatal and Postnatal Environmental Tobacco Smoke Exposure and Children's Health." Pediatrics 113(Suppl 4): 1007-1015. 20. Dong, G. H., Y. Cao, et al. (2007). "Effects of environmental tobacco smoke on respiratory health of boys and girls from kindergarten: results from 15 districts of northern China." Indoor Air 17(6): 475-483. 18 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 21. Dybing, E. and T. Sanner (1999). "Passive smoking, sudden infant death syndrome (SIDS) and childhood infections." Hum Exp Toxicol 18(4): 202-205. 22. EPA (1992). Respiratory health effects of passive smoking: Lung cancer and other disorders. Washington, D.C., U.S Environmental Protection Agency, Office of Research and Development, Office of Air Radiation. 23. Guang-Hui, D., M. Yan-Nan, et al. (2008). "Housing characteristics, home environmental factors and respiratory health in 3945 pre-school children in China." International Journal of Environmental Health Research 18(4): 267-282. 24. H#berg, S. E., H. Stigum, et al. (2007). "Effects of pre- and post-natal exposure to parental smoking on early childhood respiratory health." Am J Epidemiol 166(6): 679- 686. 25. Hawamdeh, A., F. A. Kasasbeh, et al. (2003). "Effects of passive smoking on children's health: a review." East Mediterr Health J 9(3): 441-447. 26. Hecht, S. S. (1998). "Biochemsitry, biology, and carcinogenicity of tobacco-specific N-Nitrosamines." Chemical Research in Toxicology 11(6): 559-603. 27. Hofhuis, W., J. C. De Jongste, et al. (2003). "Adverse health effects of prenatal and postnatal tobacco smoke exposure on children." Arch Dis Child 88(12): 1086-1090. 28. IARC (2004). IARC Monographs on the evaluation of carcinogenic risks to human: tobacco smoke and involuntary smoking. Vol. 83. Lyon (France): International Agency for Research on Cancer. 83. 29. Kasznia-Kocot, J., M. Kowalska, et al. (2010). "Environmental risk factors for respiratory symptoms and childhood asthma." Ann Agric Environ Med 17(2): 221-229. 30. Keskinoglu, P., D. Cimrin, et al. (2007). "The impact of passive smoking on the development of lower respiratory tract infections in children." J Trop Pediatr 53(5): 319-324. 31. King, K., M. Martynenko, et al. (2009). "Family Composition and Children's Exposure to Adult Smokers in Their Homes." Pediatrics 123(4): e559-e564. 32. Kraemer, M. J., M. A. Richardson, et al. (1983). "Risk factors for persistent middle-ear effusions: Otitis media, catarrh, cigarett smoke exposure, and atopy." JAMA 249(8): 1022-1025. 33. Kum-Nji, P., L. Meloy, et al. (2006). "Environmental tobacco smoke exposure: prevalence and mechanisms of causation of infections in children." Pediatrics 117(5): 1745- 1754. 34. Kwok, M. K., C. M. Schooling, et al. (2008). "Early life second-hand smoke exposure and serious infectious morbidity during the first 8 years: Evidence from Hong Kong's "Children of 1997" birth cohort." Tob Control 17(4): 263-270. 35. Lam, T. H., G. M. Leung, et al. (2001). "The effects of environmental tobacco smoke on health service utilization in the first eighteen months of life." Pediatrics 107(6): E91. 36. Lin, P L., H L. Huang, et al. (2010). "Second-hand smoke exposure and the factors associated with avoidance behavior among the mothers of pre-school children: a school-based cross-sectional study." BMC Public Health 10(1): 606. 37. Maziak, W., F. Mzayek, et al. (1999). "Effects of environmental tobacco smoke on the health of children in the Syrian Arab Republic." East Mediterr Health J 5(4): 690-697. 38. Minh, H. V., P. T. H. Anh, et al. (2007). Study on the association between secondhand smoke and respiratory health of children under 6 years of age in Vietnam. Hanoi. 39. Ministry of Health of Vietnam (2010). Global Adult Tobacco Survey (GATS) Vietnam 2010. Hanoi, Ministry of Health. 40. Moon, R. Y. and L. Y. Fu (2007). "Sudden Infant Death Syndrome." Pediatrics in Review 28(6): 209-214. 41. NCI (1999). Health effects of exposure to environmental tobacco smoke: The report of the California EPA. Smoking and Tobacco Control Monograph No. 10, U.S. Department of Health and Human Services, National Institute of Health, National Cancer Institute. 2010. 42. Nga, P. T. Q. and L. T. T. Ha (2007). Evaluation of the effectiveness of the project 'Reducing social acceptability of smoking in Vietnam'. Hanoi, Vietnam Public Health Association & Health Bridge Canada: 91. 43. Oberg, M., M. S. Jaakkola, et al. (2011). "Worldwide burden of disease from exposure to second-hand smoke: a retrospective analysis of data from 192 countries." Lancet 377(9760): 139-146. 44. OEHHA Cal/ EPA. (2006). "Secondhand tobacco smoke and children's health." Retrieved 15 April, 2010, from http://oehha.ca.gov/air/environmental_tobacco/pdf/smoke2 final.pdf. 45. Pirastu, R., C. Bellu, et al. (2009). "Indoor exposure to environmental tobacco smoke and dampness: Respiratory symptoms in Sardinian children DRIAS study." Environmental Research 109(1): 59-65. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 19 46. Qian, Z., J. Zhang, et al. (2004). "Factor analysis of household factors: are they associated with respiratory conditions in Chinese children?" International Journal of Epidemiology 33(3): 582-588. 47. Radic, S. D., B. S. Gvozdenovic, et al. (2011). "Exposure to tobacco smoke among asthmatic children: parents' smoking habits and level of education." Int J Tuberc Lung Dis 15(2): 276-280. 48. Rinne, S. T., E. J. Rodas, et al. (2006). "Relationship of pulmonary function among women and children to indoor air pollution from biomass use in rural Ecuador." Respir Med 100(7): 1208-1215. 49. Rohde, J. E. and T. Sadjimin (1980). "Elementary-school pupils as health educators: Role of school health programmes in primary health-care." Lancet 1: 1350-1352. 50. Schick, S. and S. Glantz (2005). "Philip Morris toxicological experiments with fresh sidestream smoke: more toxic than mainstream smoke." Tob Control 14(6): 396 - 404. 51. Schick, S. and S. A. Glantz (2006). "Sidestream cigarette smoke toxicity increases with aging and exposure duration " Tob. Control 15(6): 424 - 429. 52. Schwartz, J., K. L. Timonen, et al. (2000). "Respiratory effects of environmental tobacco smoke in a panel study of asthmatic and symptomatic children." Am J Respir Crit Care Med 161(3): 802-806. 53. Strachan, D. P. and D. G. Cook (1998). "Parental smoking, middle ear disease and adenotonsillectomy in children." Thorax 53(1): 50-56. 54. Tsai, C H., J H. Huang, et al. (2010). "Household environmental tobacco smoke and risks of asthma, wheeze and bronchitic symptoms among children in Taiwan." Respir Res 11(1): 11. 55. Wahlgren, D. R., M. F. Hovell, et al. (2000). "Involuntary smoking and asthma." Curr Opin Pulm Med 6(1): 31-36. 56. WHO - Regional Office for Europe and European Environment and Health Information System. (2007, May 2007). "Exposure of children to environmental tobacco smoke - Fact sheet No. 3.4." Retrieved 14 April, 2010, from http://www.euro.who.int/Document/EHI/ENHIS_Factsheet _3_4.pdf. 57. WHO (1999). International consultation report on environmental tobacco smoke and child health. Geneva, World Health Organization: 29. 58. WHO (2009). WHO report on the global tobacco epidemic, 2009: Implementing smoke-free environments. 59. WHO (2010). Gender, women, and tobacco epidemic. Chapter 5. Second-hand smoke, women and children. Geneva. 60. Wilson, K. M., J. D. Klein, et al. (2011). "Tobacco- smoke exposure in children who live in multiunit housing." Pediatrics 127(1): 85-92. 61. Witschi, H., J. P. Joad, et al. (1997). "The toxicology of environmental tobacco smoke." Annu. Rev. Pharmacol. Toxicol. 37: 29 - 52. 62. Zakrzewski, M., J. Wojtak, et al. (2005). "The influence of sudden infant death syndrome (SIDS) risk factors on health, growth and development in the first year of life. A preliminary report." Med Wieku Rozwoj 9(4): 763-771. . trạng phơi nhiễm của trẻ em với khói thuốc lá tại Việt Nam. 2. Khái niệm về hút thuốc lá thụ động và thành phần của khói thuốc lá Hút thuốc thụ động hay khói thuốc lá/ thuốc lào trong môi trường. việc phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá và sức khỏe trẻ em, cũng như đưa ra những con số thống kê về thực trạng phơi nhiễm của trẻ em với khói thuốc lá ở Việt Nam và trên thế giới và những chương. thuốc lá, và hàng năm có gần 170.000 trẻ em tử vong do các bệnh liên quan tới thuốc lá [59]. Bài báo này sẽ giới thiệu về thành phần của khói thuốc lá, tác hại của khói thuốc lá tới sức khỏe trẻ em,