Tóm lại: Về bản chất, tài chính là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị thông qua việc hình thành và sử dụng c
Trang 1Chương I: Những vấn đề cơ bản về tài chính.
Câu 1:Khái niệm về tài chính?
Trả lời:
Ta có thể xác định bản chất của tài chính trên các khía cạnh sau:
- Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải là mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộcphạm trù tài chính Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị
- Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
- Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu tác động trực tiếp của Nhà nước, pháp luật nhưng tài chínhkhông phải là luật lệ tài chính
Tóm lại: Về bản chất, tài chính là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối
tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
-Hai đặc trưng của quan hệ tài chính là quan hệ phân phối và được thực hiện dưới dạng giá trị
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?
Trả lời:
*Phân tích mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính
- Hệ thống tài chính: Là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó
- Khâu tài chính: Là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệgắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động
- Các tiêu thức chủ yếu của một khâu tài chính:
+ Phải là điểm hội tụ của các nguồn tài chính
+ Các hoạt động tài chính, sự vận động của các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với một chủ thể phân phối cụ thể, xác định
+ Được xếp vào cùng một khâu tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạtđộng
Tài chính doanh nghiệp
Là cơ sở của hệ thống tài chính quốc gia, nơi chủ yếu tạo ra của cải xã hội Tại đây, nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế
Đề cương học phần: Lý thuyết tài chính.
Trang 2Tài chính doanh nghiệp có quan hệ với các khâu khác trong hệ thống tài chính quốc gia như: Quan hệ vớitài chính hộ gia đình thông qua trả lương, trả cổ tức,…; Với NSNN thông qua nộp thuế, phí, lệ phí; Với các tổchức tài chính trung gian thông qua vay vốn, đầu tư,…; Với tài chính đối ngoại thông qua hoạt động đầu tư, gửi(nhận, vay) tiền ở nước ngoài,…
Ngân sách Nhà nước
Là khâu giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia Đây là nơi hội tụ các nguồn tài chính gắnvới các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước với mục đích phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước thực hiệncác chức năng của Nhà nước
NSNN đóng vai trò như giám đốc và kiểm tra các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động kinh tế - xãhội liên quan tới thu, chi ngân sách
Bảo hiểm có quan hệ trực tiếp với các khâu tài chính khác thông qua việc thu phí và bồi thường
Vốn nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm có thể tham gia vào thị trường tài chính, có thể coi bảo hiểm như một khâu tài chính trung gian
Tài chính hộ gia đình (dân cư)
Trong dân cư các quỹ tiền tệ được hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh, từ nguồn thừa kế tài sản, lãi tiền gửi…
Quỹ tiền tệ của hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng của gia đình, một phần tham gia vào quỹ Ngân sách NN, tham gia vào quỹ tín dụng, đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi hộ gia đình…
Sơ đồ các khâu tài chính
*Liên hệ với thực tiễn Việt Nam.
Trang 3Dựa trên các căn cứ trên có thể xác định trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống tài chính quốc gia cócác khâu tài chính như sau:
- Tài chính doanh nghiệp
- Ngân sách Nhà nước
- Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội
- Tài chính của các tổ chức trung gian
- Tài chính đối ngoại
Chương II: Ngân sách Nhà nước.
Câu 3: Khái niệm về NSNN? Phân tích đặc điểm, vai trò của NSNN? Liên hệ với vai trò cảu NSNN Việt Nam?
“ NSNN là quỹ tiền tệ của Nhà nước”
Ở Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002 có ghi: “ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Về bản chất có thể xác định: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Trang 42 Phân tích đặc điểm, vai trò của NSNN? Liên hệ với vai trò NSNN Việt Nam trong thời kỳ hiện nay?
2.1 Đặc điểm của NSNN
- Việc tạo lập và sử dụng NSNN luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước và việc thực hiện các chức năngcủa Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng
- NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng
và chỉ sau đó NSNN mới được dùng để thực hiện các mục đích đã định trước Đây là nét riêng có của NSNN sovới các quỹ tiền tệ khác
- Hoạt động thu, chi NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
2.2 Vai trò của NSNN
- Là công cụ phân bổ nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững
- Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát
- Là công cụ điều tiết thu nhập, giải quyết các vấn đề xã hội
- Củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh, quốc phòng
- Kiểm tra các hoạt động tài chính khác
2.3 Liên hệ với vai trò của NSNN Việt Nam hiện nay
-NSNN hỗ trợ cho sự phát triển của DN (DN nhà nước) trong TH cần thiết, đảm bảo cho sự ổn định cơ cấu hoặcchuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới hợp lý
-NSNN chi cho các khoản như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xã hội, an sinh xã hội,…
-NSNN hỗ trợ giá cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của xã hội: trong những năm gần đây, giá xăng-dầu tăng
NN đã trợ giá hạ giá xăng dầu tránh lạm phát do chi phí đẩy
-Ứng với các CS điều hành kinh tế vĩ mô mà NN thu chi NSNN cho hợp lý, tránh tình trạng bội chi ngân sách, lạm phát
-NSNN chi mua các thiết bị công nghệ - ký thuật tiên tiến phục vụ cho sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng,…
-NSNN còn có vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước
Câu 4: Khái niệm thu-chi NSNN? Nội dung thu-chi NSNN? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NSNN? Theo anh, chị cần có biện pháp gì để tăng thu NSNN VN trong thơig kỳ hiện nay?
Trả lời:
1 Thu NSNN
Trang 5* Khái niệm: Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung một bộ phận
tổng sản phẩm quốc dân để hình thành nên quỹ NSNN để thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
*Nội dung kinh tế của thu NSNN
Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách, thu NSNN bao gồm: Thu trong cânđối NSNN như: Thuế, phí, lệ phí, thu về bán và cho thuê tài sản của Nhà nước… và thu để bù đắp thiếu hụtNSNN
Thu trong cân đối NSNN
+Thuế - Nguồn thu chủ yếu của NSNN
- Khái niệm: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ
và thời hạn pháp luật quy định, không mang tính hoàn trả trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
- Đặc điểm:
+ Là hình thức động viên mang tính bắt buộc
+ Là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp
+ Là hình thức đóng góp được quy định trước
+Phí và lệ phí
Phí và lệ phí là các khoản thu mang tính bắt buộc nhưng có tính chất đối giá, có nghĩa là phí và lệ phíthực chất là các khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cungcấp So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn
- Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa, dịch vụ công cộnghữu hình
- Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân
+Thu từ các khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh của Nhà nước
Bao gồm:
- Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế
- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước
+Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Trang 6- Thu từ hợp tác lao động với nước ngoài, thực chất của khoản thu này là khoản thu hồi của quốc gia đã
bỏ tiền ra để nuôi dưỡng, đào tạo, rèn luyện người lao động
- Các khoản thu khác như: bán tài sản không có người thừa nhận, các khoản viện trợ không hoàn lại, biếu,tặng…
Thu để bù đắp thiếu hụt NSNN
- Vay trong nước: Phát hành các công cụ nợ của Chính phủ
- Vay ngoài nước: Thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại
2 Theo anh (chị) cần có biện pháp gì để tăng thu NSNN Việt Nam trong thời kỳ hiện nay?
- Trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia Nhà nước cần phải dành kinh phíthỏa đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản,tài nguyên vì mục đích trước mắt
- Chính sách thuế phải vừa huy động được cho Nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn của doanh nghiệp
- Cần phải ban hành chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, dành vốn cho đầu
*Nội dung kinh tế của chi Ngân sách Nhà nước
Theo chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, nội dung chi NSNN bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển kinh tế
- Chi văn hóa – xã hội
- Chi quản lý hành chính
- Chi an ninh – quốc phòng
- Các khoản chi khác
*Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN
- Chế độ xã hội (Nhân tố cơ bản)
Trang 7Chế độ xã hội quyết định đến bản chất, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước trong khi đó, Nhà nướclại là chủ thể của chi Ngân sách Nhà nước Vì vậy, nội dung cơ cấu chi ngân sách Nhà nước chịu sự ràng buộccủa chế độ xã hội.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Khi lực lượng sản xuất phát triển kéo theo nhu cầu vốn để phát triển kinh tế tăng lên, khi đó Nhà nước vớivai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đó
-Khả năng tích luỹ của nền kinh tế
Khả năng tích luỹ càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển kinh tế càng cao
- Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước
Mỗi mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước khác nhau thì nhu cầu chi tiêu nhằm duy trì quyền lực chính trịcủa bộ máy đó cũng khác nhau Nhìn chung, Nhà nước càng có bộ máy quản lý nhẹ thì càng tiết kiệm được cáckhoản chi tiêu nhằm duy trì bộ máy đó
Chương III: Tài chính doanh nghiệp.
Câu 5: Trình bày nguồn vốn của DN? Qua đó, hãy cho biết những khó khăn trong việc khai thác các nguồn vốn của DN Việt Nam hiện nay? Anh chị có đề xuất gì giúp DN khai thác nuồn vốn có hiệu quả?
Trả lời:
Nguồn vốn kinh doanh của daonh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các nguồn tài mà doanh nghiệp có thể khai thác, huy động được để tạo nên vốn kinh doanh của mình.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Các loại hình doanh nghiệp
khác nhau thì có nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đốivới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp hoàn toànchủ động trong sản xuất Nhưng nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không đáp ứng mọi nhu cầu
về vốn
- Các khoản nợ phải trả: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay
nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng,… Việc huy động các nguồn vốn này rất quan trọng để đảm bảo cung ứngđầy đủ, kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh
*Những khó khăn trong việc khai thác nguồn vốn của DN Việt Nam:
-Lãi suất vay vốn của DN cao
-Các thủ tục vay vốn phiền hà ( DN muốn vay vốn phải trình bày dự án Ngân hàng xem xét có khả thi mớicho vay)
-Các công ty ko có tài sản để thế chấp (Cty vừa và nhỏ)
-Để vay được vốn các DN phải mất thêm chi phí phụ
-Khả năng tích lũy vốn của nội bộ DN chưa cao, vốn của chủ sở hữu ít Các khoản nợ phải trả chứa quá nhiềurủi ro
-Trình độ tham gia và kinh tế của các chủ DN còn yếu kém… Đội ngũ cán bộ trình độ còn thấp
Trang 8*Các đề xuất:
-Nâng cao quy mô cơ cấu tổ chức của DN Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ cao
-DN ko ngừng nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả
-Có một cơ chế lãi suất lin hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường
-Đa dạng các nguồn vốn nợ
-Kinh tế-xã hội phải ổn định, hệ thống pháp luật toàn diện
-Đẩy nhanh tốc độ luân chuyên vốn ở mọi khâu của QT sản xuất tiêu thụ sản phẩm
Câu 6: Khái niệm về tài chính doanh nghiệp? Phân tích đặc điểm và vai trò của TCDN? Trình bày các nhân
tố ảnh hưởng đến tổ chức TCDN? Theo anh (chị) nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến các DN Việt Nam?
Trả lời:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền vớiquá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh
*Đặc điểm của TCDN:
+TCDN gắn liền và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các vấn đề vềtài chính doanh nghiệp, phải huy động vốn để tài trợ cho kinh doanh, phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả,phải thực thi và kiểm soát hàng loạt các quan hệ tài chính doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra
+TCDN gắn liền với hình thức sở hữu doanh nghiệp
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác nhau Hình thức sở hữudoanh nghiệp chi phối đến phương thức đầu tư vốn khi thành lập doanh nghiệp, tác động đến phương thức vàkhả năng tăng vốn trong quá trình hoạt động, đồng thời còn ảnh hưởng đến việc phân phối thu nhập sau thuế củadoanh nghiệp Cụ thể:
- Doanh nghiệp Nhà nước: Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ khi thành lập, Nhà nước
có thể đầu tư bổ sung vốn trong quá trình hoạt động, có thể huy động thêm vốn dưới các hình thức: vay, pháthành trái phiếu, nhận góp liên doanh,… nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Việcphân phối lợi nhuận sau thuế do Nhà nước quy định
- Công ty cổ phần: Nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp dưới hình thức cổ phần Việc phân phối
lợi nhuận sau thuế do Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị quyết định
- Doanh nghiệp tư nhân: Ngoài số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp cũng có thể huy động
thêm vốn dưới các hình thức khác nhưng không được phép phát hành chứng khoán Phần thu nhập sau thuếthuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp
+TCDN gắn với chế độ hạch toán kinh doanh
Mục tiêu hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là lợi nhuận Do đó doanh nghiệp phải thực hiện chế
độ hạch toán kinh doanh, phải đáp ứng yêu cầu cơ bản của chế độ hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi và đảm
Trang 9bảo có lãi Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện kinh tế thịtrường.
*Trong nền kinh tế thị trường, TCDN có những vai trò cơ bản sau:
- TCDN là công cụ khai thác thu hút các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
- TCDN là công cụ giúp doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
- TCDN là công cụ kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh
- TCDN là công cụ quan trọng để kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
*Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp:
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nghành kinh doanh
Môi trường kinh doanh
Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất: Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp Vì hình thức pháp lý tổ chức
DN sẽ chi phối đến việc tổ chức huy động vốn, quản lý vốn và phân phối kết quả kinh doanh Thựctrạng ở Việt Nam, nhất là đối với các DN nhà nước việc tổ chức huy động, quản lý vốn không được chặtchẽ, rõ ràng, trình độ quản lý cón kém Đối với DN tư nhân lớn thường mời người nước ngoài vào quản
lý việc phân phối kết quả kinh doanh, tổ chức huy động vốn Ở nước ta, trình độ quản lý còn thấp nêncần đào tạo đội ngũ nhân viên cũng như nhà lãnh đạo có chuyên môn
Câu 7: So sánh vốn lưu động và vốn cố định của DN? Trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định? Các biện pháp này ở Việt Nam được áp dụng như thế nào?
Phân loại *Phân loại theo hình thái biểu hiện:
-Tài sản hữu hình
- Tài sản vô hình
*Phân loại theo tình hình sử dụng:
-TSCĐ đang dùng -TSCĐ chưa dùng -TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
*Phân loại theo hình thái biểu hiện:
-Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán -Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho)
Trang 10-Vốn lưu động trong khâu sản xuất-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
Đặc điểm
+ Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm+ Chuyển dần phần giá trị vào giá thành sảnphẩm tương ứng với phần giá trị hao mòn
Không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu,chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm, được thuhồi một lần khi sản phẩm được tiêu thụ
+ Về mặt giá trị: Đánh giá lại tài sản cố địnhmột cách thường xuyên, chính xác, tạo điềukiện xác định mức khấu hao hợp lý
-Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượctiến hành liên tục
-Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọikhâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ
-Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử
lý các vật tư ứ đọng, hàng hóa chậm luânchuyển một cách kịp thời ngăn chặn các hiệntượng chiếm dụng vốn
-Thường xuyên phân tích tình hình sử dụngvốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh kịpthời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
-Nâng cao chất lượng quản lý vốn cố định
-Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, taynghề cho công nhân…
-Có kế hoạch cụ thể, phương án chiến lược.-Có sự thẩm định, kiểm tra quá trình sử dụngvốn…
Chương IV: Bảo hiểm
Câu 8 : Khái niệm về bảo hiểm? Phân tích đặc điểm và vai trò của BH? Trình bày các nguyên tắc quản lý BH? Ở Việt Nam hiện nay có nên phát triển hình thức tiền gửi hay ko? Vì sao?
Trả lời:
Bảo hiểm là một phạm trù tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội và đời sống của con người trong xã hội được ổn định và phát triển bình thường trong điều kiện có những biến cố bất lợi xảy ra.
*Đặc điểm của bảo hiểm:
Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ tài chính đặc biệt:
+ Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình
+ Chu trình kinh doanh bảo hiểm là chu trình kinh doanh đảo ngược: Sản phẩm được bán ra trước (doanh thuđược thực hiện trước) sau đó mới phát sinh chi phí
Vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn:
Đối tượng tham gia bảo hiểm chỉ được bồi hoàn nếu như có rủi ro xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm
Trang 11 Việc phân phối, sử dụng quỹ bảo hiểm không được xác định trước về quy mô và thời gian diễn ra.
Phân phối của quỹ bảo hiểm không phải là sự phân phối đồng đều theo mức đóng góp
*Vai trò của bảo hiểm:
- Góp phần ổn định sản xuất và ổn định đời sống
- Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xh bằng các nguồn tài chính nhàn rỗi
- Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khoẻ chongười lao động
*Nguyên tắc quản lý bảo hiểm:
- Xác định được quỹ tiền tệ cần thiết tối thiểu để bù đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra
- Nguyên tắc lấy số đông bù số ít
- Các đối tượng tham gia BH phải tham gia đóng bảo hiểm phí trước khi xảy ra rủi ro
- Những tổn thất do chủ quan, không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì không được đền bù
*Hiện nay, ở nước ta nên phát triển hình thức BH tiền gửi Vì BHTG là công cụ tài chính được CP sửdụng để bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động NH BHTG là chỗ dựa “niềm tin” cho dânchúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia góp phần thúc đẩy QT huy động vốn để phát triển kinh
tế đất nước Chính vì vai trò vậy nên Cp rất chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống BHTG tại VN đặcbiệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế toàn cầu
Câu 9: So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm kinh doanh Phân tích nguyên tắc của 2 hoạt động này? Vai trò của 2 hình thức bảo hiểm này đối với nền kinh tế Việt Nam.
Trả lời:
*So sánh BH xã hội và BH kinh doanh
+Giống nhau:
-Đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản của BH
-Là DV tài chính đặc biệt, vừa mang tính bồi hoàn vừa ko mang tính bồi hoàn, doanh thu có trước chi phí.-Qũy BH được tạo lập từ những đối tượng tham gia BH, có tham gia tạo lập, đóng góp thì mới đượchưởng lợi
-Có cùng mục đích hoạt động là bù đắp tài chính để ổn định đời sống cho người tham gia BH khi gặp rủiro
tập trung, được hình từ sử đóng góp của người
sử dụng lao động và người lao động theo quyđịnh của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợivật chất cho người lao động và gia đình họ, khi
gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất khảnăng thanh toán từ thu nhập theo lao động
Bảo hiểm kinh doanh là phương thức hoạt độngkinh doanh của các tổ chức bảo hiểm nhằmmục đích kiếm lời dựa trên cơ sở huy động cácnguồn lực tài chính thông qua đóng góp củangười tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm,phân phối sử dụng chúng để trả tiền bảo hiểm,bồi thường tổn thất cho những đối tượng đượcbảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra.Đối tượng Thu nhập của người LĐ Tính mạng, tình trạng sức khỏe, tài sản,…