LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NĂM 2013 Đề tài : Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Trợ giảng là một trong những giai đoạn của các chức danh nhà giáo, là bước quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho các phẩm chất và năng lực sư phạm của người GV. Hoàn thiện KNDH cho TG là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV ở trường ĐHQS hiện nay. Thực tiễn sư phạm cho thấy, trong quá trình phát triển đội ngũ GV, TG được quan tâm rèn luyện, hoàn thiện thường xuyên sẽ tạo ra một thế hệ GV kế cận có năng lực sư phạm tốt, có phẩm chất nhân cách mẫu mực, thực sự là tấm gương mẫu mực cho HV noi theo. Tuy nhiên, hoàn thiện KNDH cho TG hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi cần có một cơ sở khoa học xác đáng, phương hướng, biện pháp thực hiện phù hợp, khả thi với trường ĐHQS, sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể mới tạo sự chuyển biến tích cực. Đề tài Luận án “Hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay” được thực hiện với mong muốn đưa ra các kiến giải khoa học góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận hoàn thiện KNDH cho TG; đánh giá thực trạng trình độ KNDH và thực trạng hoàn thiện KNDH cho TG ở trường ĐHQS, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, đề xuất biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS. Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài Để phát triển đất nước, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Đảng ta đã xác định rõ: “phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [16, tr.131]. Trong đó, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng năng lực sư phạm và đạo đức nhà giáo, đảm bảo đội ngũ nhà giáo “đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [16, tr.216]. Hoàn thiện KN nghề nghiệp là một yêu cầu thường xuyên của bất cứ ngành nghề nào. KNDH là một trong những KN quan trọng của người GV ở ĐHQS, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm trong cấu trúc văn hoá sư phạm của người GV, không có KNDH hoặc KNDH yếu, GV sẽ không đảm nhiệm được chức năng chủ yếu của mình. Hoàn thiện KNDH là yêu cầu thường xuyên, liên tục và bắt buộc đối với người GV nói chung, trong ĐHQS nói riêng. Nghị quyết số 86 của ĐUQSTƯ về Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn” [19, tr.22]. Đây cũng là những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi GV trong qúa trình tự hoàn thiện mình. Những năm qua, nhìn chung đội ngũ GV ở ĐHQS đã đảm đương được nhiệm vụ, phát huy được chức năng của mình trong giáo dục và đào tạo. Một số GV phát triển tốt cả về phẩm chất và năng lực sư phạm, trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường quân đội còn: “Thiếu về số lượng và tỷ lệ đạt chuẩn về chất lượng còn thấp Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế”[19, tr.7]. Trong quá trình đào tạo tại các nhà trường, HV được trang bị hệ thống kiến thức và KN sư phạm chung cho hoạt động nghề nghiệp tương lai. Sau khi ra trường nhận công tác ở các trường ĐHQS, để trở thành GV, họ phải trải qua thời gian làm TG để tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn sư phạm quân sự. Thời kỳ TG chính là giai đoạn “quá độ” quan trọng để họ có thể chuyển hoá từ HV thành GV, đây cũng là thời gian để TG tập làm các công việc của người GV trong thực tiễn nghề nghiệp. Trợ giảng là lực lượng GV kế cận quan trọng ở các trường ĐHQS. Thực tiễn sư phạm hiện nay cho thấy, TG sau khi được phân công đảm nhiệm công tác giảng dạy đã phát huy được vai trò, chức trách của mình, thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện tay nghề sư phạm, tu dưỡng phẩm chất nhân cách. Nhiều đồng chí đã vươn lên trở thành GV có uy tín trong công việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số đồng chí trong thời kì TG chất lượng thực hiện nhiệm vụ còn chưa cao; nắm và vận dụng các KNDH vào thực tiễn sư phạm quân sự còn lúng túng, nhiều KNDH còn chưa thành thạo (kể cả những KNDH đơn giản); “Khả năng tư duy, năng lực thực hành độc lập sáng tạo và quản lý bộ đội còn yếu”[17, tr.3], chưa đáp ứng được yêu cầu chức trách, nhiệm vụ; chậm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn sư phạm quân sự; một số KNDH cơ bản chưa được chú ý và rèn luyện đúng mức, nặng về làm theo mẫu đơn thuần; chất lượng BG chưa cao, chưa làm chủ được nội dung và phương pháp, cách thức truyền đạt kiến thức còn đơn điệu . Nguyên nhân, do TG nặng về học theo, bắt chước, chưa tích cực rèn luyện KNDH; phương pháp tư duy sư phạm của một bộ phận TG còn yếu; trải nghiệm thực tiễn sư phạm quân sự, lãnh đạo, chỉ huy còn ít; một số chưa qua đào tạo sư phạm. Mặt khác, công tác bồi dưỡng, hoàn thiện KNDH nói riêng, năng lực sư phạm nói chung của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cho TG còn ít được quan tâm tổ chức thường xuyên, trong khi “Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế” [19, tr.7], các tiêu chí và xét công nhận các chức danh nhà giáo ở ĐHQS còn chưa thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thực hiện nhiệm vụ và ý chí vươn lên của TG. Quá trình hoàn thiện KNDH cho TG trong các trường ĐHQS hiện nay còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch, nội dung, chương trình hoàn thiện cụ thể. Một số TG bằng lòng với hiện tại, sự tiến bộ còn chậm. Hiện nay, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã và đang đặt ra những yêu cầu cao trong việc chuẩn hoá chất lượng đội ngũ GV ở ĐHQS, buộc họ phải không ngừng trau dồi, tự hoàn thiện thường xuyên mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học ở các trường ĐHQS thì việc hoàn thiện KNDH cho TG trong thời kỳ tập sự là một trong những vấn đề cấp thiết để tạo ra một thế hệ GV kế cận có “tâm”, có “tầm”, hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay", để nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa ra những kiến giải khoa học trước thực trạng nêu trên.
MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA 1 LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ 6 MỞ ĐẦU 7 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 30 1.1. Các khái niệm cơ bản 30 1.2. Nội dung hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự 47 1.3. Con đường hoàn thiện thiện kỹ năng dạy học và các tiêu chí đánh giá kỹ năng dạy học của trợ giảng ở đại học quân sự 55 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 61 2.1. Đặc điểm của trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay 61 2.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay 64 2.3. Thực trạng và một số kinh nghiệm hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay 68 Chương 3 BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 90 3.1. Bổ sung kiến thức sư phạm, kinh nghiệm sư phạm cần thiết cho trợ giảng 90 3.2. Quy trình hóa hoạt động rèn luyện kỹ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng của trợ giảng 94 3.3. Rèn các kỹ năng dạy học cơ bản cho trợ giảng thông qua thực tiễn hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 106 3.4. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho trợ giảng theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại 112 Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 125 4.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm 125 4.2. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 162 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bài giảng BG 2 Chính trị quốc gia CTQG 3 Đảng uỷ Quân sự Trung ương ĐUQSTƯ 4 Đại học quân sự ĐHQS 5 Đơn vị cơ sở ĐVCS 6 Đối chứng ĐC 7 Giáo dục GD 8 Giáo dục học GDH 9 Giảng viên GV 10 Học viên HV 11 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 12 Kỹ năng KN 13 Kỹ năng dạy học KNDH 14 Nhà xuất bản Nxb 15 Quân đội nhân dân QĐND 16 Số lượng SL 17 Tâm lí học TLH 18 Thực nghiệm TN 19 Trợ giảng TG 20 Xã hội chủ nghĩa XHCN DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TT Tên bảng, biểu đồ Nội dung Trang 1 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá KN chuẩn bị và tiến hành BG của TG 58 2 2.4 Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về sự quan tâm của trợ giảng và cán bộ, GV về hoàn thiện KNDH 78 3 4.1 Bảng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá KN chuẩn bị và tiến hành BG của TG 130 2 4 4.2 Phân phối tần số điểm đánh giá trình độ đầu vào KNDH của các nhóm ở hai cơ sở TN 134 5 4.3 Kết quả khảo sát trình độ đầu vào KNDH của các nhóm ở hai cơ sở TN 134 6 4.4 Bảng thống kê kết quả sau TN về sự tiến bộ của KNDH ở cơ sở TN 1 137 7 4.5 Bảng phân phối tần suất về sự tiến bộ của KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 1 137 8 4.6 Bảng phân phối tần suất tích luỹ kết quả về sự tiến bộ của KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 1 137 9 4.7 Mức độ tiến bộ về KNDH sau TN ở cơ sở thực nghiệm 1 138 10 4.8 Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 139 11 4.9 Bảng thống kê kết quả sau TN về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 2 142 12 4.10 Bảng phân phối tần suất về kết quả sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 142 13 4.11 Bảng phân phối tần suất tích luỹ kết quả sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 142 14 4.12 Mức độ tiến bộ về KNDH sau TN ở cơ sở TN 2 143 15 4.13 Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 2 144 16 4.14 Bảng so sánh kết quả đánh giá về tính tích cực hoàn thiện KNDH của TG ở các nhóm TN và nhóm ĐC 148 17 2.1 Tổng hợp kết quả điều tra các KNDH cần hoàn thiện cho TG ở ĐHQS 178 18 2.2 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của TG về trình độ KNDH 179 19 2.3 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, GV về trình độ KNDH của TG 180 20 2.5 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của TG về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm hoàn thiện KNDH 181 21 2.6 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tổ chức các hoạt động hoàn thiện KNDH cho TG 182 22 2.7 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của TG về tính tích cực khi tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH 183 23 2.8 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tính tích cực của TG khi tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH 184 3 24 2.1 Biểu đồ so sánh nhận thức về sự cần thiết của các KNDH giữa TG và cán bộ, GV 73 25 2.2 Biểu đồ so sánh nhận thức của TG và cán bộ GV về hoàn thiện KNDH 78 26 2.3 Biểu đồ kết quả đánh giá của trợ giảng về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm hoàn thiện kỹ năng dạy học 81 27 2.4 Biểu đồ kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm hoàn thiện KNDH 81 28 4.1 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ KNDH của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 134 29 4.2 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ KNDH của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 135 30 4.3 Biểu đồ so sánh về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm ĐC và nhóm TN tại cơ sở TN 1 138 31 4.4 Biểu đồ so sánh kết quả sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm ĐC và nhóm TN tại cơ sở TN 2 143 4 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TT Tên đồ thị, Sơ đồ Nội dung Trang 1 2.1 Đồ thị so sánh kết quả tự đánh giá của TG về tính tích cực khi tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH 83 2 2.2 Đồ thị so sánh kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tính tích cực của TG khi tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH 84 3 4.1 Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ của KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 138 4 4.2 Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ KNDH của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 143 5 1.1 Mối quan hệ giữa hai thành tố trong cấu trúc của KN 34 6 1.2 Cấu trúc quá trình phát triển KNDH trong các chức danh nhà giáo ở ĐHQS 43 7 1.3 Hệ thống các KNDH cần hoàn thiện cho TG ở ĐHQS 55 8 3.1 Sơ đồ quy trình hoàn thiện KN chuẩn bị và tiến hành BG của TG 96 9 2.1 Mối quan hệ của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện KNDH cho TG ở trường ĐHQS 177 10 4.1 Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm 185 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Trợ giảng là một trong những giai đoạn của các chức danh nhà giáo, là bước quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho các phẩm chất và năng lực 5 sư phạm của người GV. Hoàn thiện KNDH cho TG là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV ở trường ĐHQS hiện nay. Thực tiễn sư phạm cho thấy, trong quá trình phát triển đội ngũ GV, TG được quan tâm rèn luyện, hoàn thiện thường xuyên sẽ tạo ra một thế hệ GV kế cận có năng lực sư phạm tốt, có phẩm chất nhân cách mẫu mực, thực sự là tấm gương mẫu mực cho HV noi theo. Tuy nhiên, hoàn thiện KNDH cho TG hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi cần có một cơ sở khoa học xác đáng, phương hướng, biện pháp thực hiện phù hợp, khả thi với trường ĐHQS, sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể mới tạo sự chuyển biến tích cực. Đề tài Luận án “Hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay” được thực hiện với mong muốn đưa ra các kiến giải khoa học góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận hoàn thiện KNDH cho TG; đánh giá thực trạng trình độ KNDH và thực trạng hoàn thiện KNDH cho TG ở trường ĐHQS, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, đề xuất biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS. Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài Để phát triển đất nước, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Đảng ta đã xác định rõ: “phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [16, tr.131]. Trong đó, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng năng lực sư phạm và đạo đức nhà giáo, đảm bảo đội ngũ nhà giáo “đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [16, tr.216]. Hoàn thiện KN nghề nghiệp là một yêu cầu thường xuyên của bất cứ ngành nghề nào. KNDH là một trong những KN quan trọng của người GV ở ĐHQS, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm trong cấu trúc văn hoá sư phạm của người GV, không có KNDH hoặc KNDH yếu, GV sẽ không đảm nhiệm được chức năng chủ yếu của mình. Hoàn thiện KNDH là yêu cầu thường xuyên, liên tục và bắt buộc đối với người GV nói chung, trong ĐHQS nói riêng. Nghị 6 quyết số 86 của ĐUQSTƯ về Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn” [19, tr.22]. Đây cũng là những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi GV trong qúa trình tự hoàn thiện mình. Những năm qua, nhìn chung đội ngũ GV ở ĐHQS đã đảm đương được nhiệm vụ, phát huy được chức năng của mình trong giáo dục và đào tạo. Một số GV phát triển tốt cả về phẩm chất và năng lực sư phạm, trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường quân đội còn: “Thiếu về số lượng và tỷ lệ đạt chuẩn về chất lượng còn thấp…Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế”[19, tr.7]. Trong quá trình đào tạo tại các nhà trường, HV được trang bị hệ thống kiến thức và KN sư phạm chung cho hoạt động nghề nghiệp tương lai. Sau khi ra trường nhận công tác ở các trường ĐHQS, để trở thành GV, họ phải trải qua thời gian làm TG để tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn sư phạm quân sự. Thời kỳ TG chính là giai đoạn “quá độ” quan trọng để họ có thể chuyển hoá từ HV thành GV, đây cũng là thời gian để TG tập làm các công việc của người GV trong thực tiễn nghề nghiệp. Trợ giảng là lực lượng GV kế cận quan trọng ở các trường ĐHQS. Thực tiễn sư phạm hiện nay cho thấy, TG sau khi được phân công đảm nhiệm công tác giảng dạy đã phát huy được vai trò, chức trách của mình, thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện tay nghề sư phạm, tu dưỡng phẩm chất nhân cách. Nhiều đồng chí đã vươn lên trở thành GV có uy tín trong công việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số đồng chí trong thời kì TG chất lượng thực hiện nhiệm vụ còn chưa cao; nắm và vận dụng các KNDH vào thực tiễn sư phạm quân sự còn lúng túng, nhiều KNDH còn chưa thành thạo (kể cả những KNDH đơn giản); “Khả năng tư duy, năng lực thực hành độc lập sáng tạo và quản lý bộ đội còn yếu”[17, 7 tr.3], chưa đáp ứng được yêu cầu chức trách, nhiệm vụ; chậm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn sư phạm quân sự; một số KNDH cơ bản chưa được chú ý và rèn luyện đúng mức, nặng về làm theo mẫu đơn thuần; chất lượng BG chưa cao, chưa làm chủ được nội dung và phương pháp, cách thức truyền đạt kiến thức còn đơn điệu Nguyên nhân, do TG nặng về học theo, bắt chước, chưa tích cực rèn luyện KNDH; phương pháp tư duy sư phạm của một bộ phận TG còn yếu; trải nghiệm thực tiễn sư phạm quân sự, lãnh đạo, chỉ huy còn ít; một số chưa qua đào tạo sư phạm. Mặt khác, công tác bồi dưỡng, hoàn thiện KNDH nói riêng, năng lực sư phạm nói chung của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cho TG còn ít được quan tâm tổ chức thường xuyên, trong khi “Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế” [19, tr.7], các tiêu chí và xét công nhận các chức danh nhà giáo ở ĐHQS còn chưa thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thực hiện nhiệm vụ và ý chí vươn lên của TG. Quá trình hoàn thiện KNDH cho TG trong các trường ĐHQS hiện nay còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch, nội dung, chương trình hoàn thiện cụ thể. Một số TG bằng lòng với hiện tại, sự tiến bộ còn chậm. Hiện nay, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã và đang đặt ra những yêu cầu cao trong việc chuẩn hoá chất lượng đội ngũ GV ở ĐHQS, buộc họ phải không ngừng trau dồi, tự hoàn thiện thường xuyên mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học ở các trường ĐHQS thì việc hoàn thiện KNDH cho TG trong thời kỳ tập sự là một trong những vấn đề cấp thiết để tạo ra một thế hệ GV kế cận có “tâm”, có “tầm”, hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay", để nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa ra những kiến giải khoa học trước thực trạng nêu trên. 3. Mục đích nghiên cứu 8 Đề xuất các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG nhằm góp phần nâng cao năng lực sư phạm của TG trong các trường ĐHQS hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng GV ở các trường ĐHQS. * Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài đi sâu nghiên cứu tìm ra các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự, làm cho KNDH của họ thuần thục hơn, chuẩn bị và tiến hành BG trên lớp đạt hiệu quả hơn. Sau thời gian tập sự, TG có đủ điều kiện để trở thành GV. Kỹ năng dạy học bao gồm hệ thống rất nhiều các KN và nằm trong hệ thống các KN sư phạm có quan hệ biện chứng với nhau. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các KNDH mà dựa trên hệ thống các KNDH của người GV ở ĐHQS, chúng tôi tập trung đi sâu vào hoàn thiện KN chuẩn bị và tiến hành BG trên lớp (lý thuyết) cho TG với các KN cơ bản, phục vụ cho hoạt động dạy học của TG trong thời gian tập sự đạt hiệu quả. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Những đóng góp mới của Luận án Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS. Với cách tiếp cận, tác giả đã đưa ra quan niệm mới về hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay. Theo đó, hoàn thiện KNDH là một khái niệm động, được tiến hành thường xuyên đối với GV đại học nói chung, GV ở ĐHQS nói riêng. Mục tiêu và nội dung hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng là hoàn thiện theo chuẩn chức danh nhà giáo, đồng thời hoàn thiện theo yêu cầu phát triển mới của lý luận dạy học và thực tiễn sư phạm quân sự. Đặc biệt, Luận án đã xây dựng được hệ thống các KNDH cơ bản mà TG cần hoàn thiện trong thời gian tập sự. 9 Luận án đã đề xuất các biện pháp và quy trình hoàn thiện KNDH của TG trong thời gian tập sự, đây cũng là quy trình chung góp phần hoàn thiện KNDH cho GV ở trường ĐHQS hiện nay. 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng GV ở ĐHQS hiện nay, đặc biệt sẽ là nội dung tham khảo hữu ích trong công tác xây dựng, phát triển lực lượng GV ở các trường ĐHQS. Trên cơ sở hướng tới tìm ra các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG, Luận án còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, xây dựng và phát triển đội ngũ GV ở các trường ĐHQS hiện nay; bồi dưỡng, rèn luyện thói quen hành vi, KN và phương pháp tự hoàn thiện cho TG. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 [...]... cơ sở đánh giá thực trạng tìm ra những nguyên nhân cơ bản, đề tài tập trung đề xuất các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS hiện nay 4 Nội dung nghiên cứu của đề tài Làm sáng tỏ cơ sở lý luận hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS 27 Đánh giá thực trạng hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay, tìm ra những nguyên nhân cơ bản Xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay Tiến... hoàn thiện KNDH; tổ chức cho TG tham gia vào các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện KNDH cho TG thì KNDH của họ sẽ được hoàn thiện và phát triển phù hợp với chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định hiện hành 30 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm kỹ năng dạy học. .. thực tiễn quân sự hiện nay Tác phẩm “Những vấn đề huấn luyện và giáo dục trong các nhà trường quân sự , tập 2, xuất bản năm 1986 các nhà GDH Liên Xô (cũ) đã đưa ra hai giải pháp cần thực hiện nghiêm túc để hoàn thiện tay nghề sư phạm cho giảng viên trẻ trong nhà trường quân sự Một là, hoàn thiện kiến thức của giáo viên về các môn chuyên ngành theo kịp các thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự mới nhất... đáo trong giảng dạy [89, tr.7] Có thể nói, đây là bộ sách đầu tiên được biên soạn chi tiết nhằm hoàn thiện KNDH môn Ngữ văn cho giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sinh động để tiến hành hoàn thiện các KNDH cho GV đại học Theo UNESCO: Người thầy giáo thế kỷ XXI phải là một nhà chuyên môn nắm vững khoa học cơ bản, thấm nhuần một khoa học sư phạm... những yêu cầu khác trước đây, vì: Dạy học ngày nay là tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực nhận thức và rèn luyện, là dạy cho học sinh cách học, cách chiếm lĩnh tri thức của nhân loại Dạy học là kích thích sự ham hiểu biết, tạo ra và phát triển động cơ thái độ học tập tự giác sáng tạo ở học sinh Khơi dậy ở thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, sự ham mê cống hiến cho xã hội để khẳng định vai trò... Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1 Những nghiên cứu về kỹ năng dạy học và hoàn thiện kỹ năng dạy học trên thế giới Trong lịch sử phát triển của giáo dục thế giới, các nhà sư phạm đã sớm nhận ra vai trò của KNDH và hoàn thiện KNDH đối với người thầy Ngay từ thời Cổ đại, các nhà tư tưởng tiến bộ đã đề cập nhiều đến vấn đề năng lực và phẩm hạnh của người giáo viên Có thể kể tên một số nhà... rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm 1.2 Những nghiên cứu về kỹ năng dạy học và hoàn thiện kỹ năng dạy học ở Việt Nam Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, các triều đại đã nhận thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với sự hưng thịnh đất nước Xã hội đặt lên vai người thầy trọng trách to lớn là giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo nhân tài cho đất nước,... bao giờ làm thay, bày sẵn cho người học mà phải bằng sự khéo léo, hướng dẫn, khêu gợi, mở mang tạo nên ở người học sự hứng thú, tích cực, độc lập nhận thức trong quá trình dạy học [5, tr.8 - 13] Hay là quan điểm: Học hải vô nhai” (Biển học vô bờ), qua đó nhắc nhở cả thầy và trò không bao giờ được sao nhãng việc học tập, biết tự trau dồi học vấn để trở thành người có ích cho xã hội Đặc biệt, với người... trình hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay, làm cơ sở, dữ liệu để phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp 5.2 Giả thuyết khoa học của đề tài Kỹ năng dạy học là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm trong cấu trúc văn hoá sư phạm của người GV TG là một chức danh trong các chức danh của nhà giáo, thời gian TG là bước quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho các phẩm chất và năng. .. Hoàn thiện KNDH cho TG là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV ở các trường ĐHQS hiện nay Trước yêu cầu chuẩn hoá chất lượng đội ngũ GV ở các trường ĐHQS, nếu xây dựng được cơ sở lý luận về hoàn thiện KNDH cho TG; đánh giá đúng thực trạng KNDH của TG; đề xuất được hệ thống các biện pháp bổ sung kiến thức và kinh nghiệm sư phạm cho TG; xây dựng được quy trình hoàn thiện . năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay 64 2.3. Thực trạng và một số kinh nghiệm hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay 68 Chương 3 BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN. CỦA HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 61 2.1. Đặc điểm của trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay 61 2.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện kỹ. năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự 47 1.3. Con đường hoàn thiện thiện kỹ năng dạy học và các tiêu chí đánh giá kỹ năng dạy học của trợ giảng ở đại học quân sự 55 Chương 2 CƠ SỞ THỰC