1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

FDI tại khu vực kinh tế động lực miền bắc - thực trạng và phương hướng phát triển

44 611 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 495 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: FDI tại khu vực kinh tế động lực miền bắc - thực trạng và phương hướng phát triển

Trang 1

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra sâurộng và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang tạo ra sự thayđổi vượt bậc trong cơ sở vật chất của nền kinh tế thế giới Trong đó, phâncông lao động quốc tế có nhiều bước chuyển biến mới với một phạm virộng hơn, tốc độ nhanh hơn và chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu Điềunày có nghĩa là các quan hệ kinh tế quốc tế cũng mang nội dung toàn diệnhơn, phức tạp và ở cấp độ cao hơn Cùng với xu hướng này là sự hìnhthành nên sức liên kết kinh tế quốc tế như các khối EU, APEC, ASEAN, Với các hình thức liên kết như - khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minhthuế quan, thị trường chung Việc liên kết kinh tế quốc tế đem lại nhiều lợiích cho các nước tham gia song nếu một nước thành viên có trình độ pháttriển thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Việt Nam là một quốc gia còn hạn chế về kết quả phát triển kinh tế.Trong tiến trình tham gia vào các liên kết kinh tế như gia nhập AFTA (khuvực mậu dịch tự do các nước ASEAN), Việt Nam cần phải có nhiều cố gắn

để cải thiện vị thế của mình nếu không muốn gặp khó khăn và chịu nhiềuthiệt thòi Muốn vậy, Việt Nam cần phải tạo điều kiện khuyến khích việcchuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tạo ra cơ cấu sản xuất mới phùhợp với việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế mới! Rõ ràng là nhiệm vụnày chỉ có thể hoàn thành khi có sự trợ giúp đắc lực của đầu tư trực tiếpnước ngoài

Từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nướcngoài là một đầu mối rất quan trọng để tháo gỡ các khó khăn mà Việt Namđang gặp phải Vì vậy, nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài là mộtnhiệm vụ cần thiết hơn bao giờ hết

Đề tài này mang tên “ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI KHU VỰC KINH TẾ ĐỘNG LỰC MIỀN BẮC - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN”, chỉ tập trung đi vào nghiên cứu tam giác kinh tế Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh Khu vực kinh tế này tuy ra đời muộn và kém pháttriển hơn tam giác kinh tế TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàusong lại có một vị trí hết sức quan trọng đòi hỏi cần được đầu tư nghiêncứu một cách thích đáng

Trang 2

Vùng kinh tế động lực miền Bắc có diện tích tự nhiên của ba cựcthuộc tam giác tăng trưởng là 8.562 km2, số dân 5,7 triệu người chiếm tỉ lệ2,52% diện tích và 6,5% dân số cả nước Đây là vùng kinh tế còn nhiềutiềm năng chưa được khai thác nên rất cần có đầu tư trực tiếp nước ngoài

để thúc đẩy sản xuất phát triển, tận dụng được mọi thế mạnh Tam giáckinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh phát triển là điều kiện tiên quyết

để kinh tế cả nước đi lên Lý do là vì các tỉnh phía Bắc cần phải có một chỗdựa đáng tin cậy và chỉ khi Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh vững mạnhthì mới có thể giúp đỡ cho các tỉnh lân cận cùng đi lên Xét theo khía cạnhvùng là như vậy, còn xét theo khía cạnh toàn quốc thì vùng kinh tế độnglực miền Bắc cũng giữ một vai trò rất quan trọng vì miền Nam và miền Bắcnếu cùng phát triển thì sẽ có thể thay nhau trợ giúp cho kinh tế miền Trungcòn quá nhiều khó khăn

Tuy giữ một vai trò quan trọng như vậy song kinh tế miền Bắc cònchưa phát triển đủ mức để có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó Tiềm năngcủa vùng kinh tế này đang cần có sự tham gia của đầu tư trực tiếp nướcngoài nhằm khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Để biết rõ về tìnhhình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh cần xem xét kỹ về thực trạng đầu tư trên các khía cạnh: số liệuđầu tư, thu hút vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư,

Với điều kiện thời gian và tài chính có nhiều hạn chế, đề tài này chỉ cóthể sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu để nghiên cứu Từnhững số liệu có được về tình hình đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế động lực miền Bắc cùng các số liệukhác tham khảo từ các nước trong khu vực, đề tài này sẽ đi vào phân tích

để tìm ra các vấn đề còn tồn tại, các giải pháp và phương hướng phát triểncho đầu tư trực tiếp nước ngoài của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh

Với mục tiêu và phương pháp như trên, đề tài đi vào giải quyết các nộidung cụ thể như sau:

 Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nướcngoài Nhiệm vụ của phần này là làm sáng tỏ các căn cứ về mặt lýthuyết của vấn đề đang xem xét, giúp hiểu rõ hơn bản chất của vấn

đề Đây là cơ sở kiến thức để tiếp tục nghiên cứu vào phạm vi cụ

Trang 3

 Nội dung thứ hai là nghiên cứu thực tiễn tình hình đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Phần này một mặt sẽ nêu lên những con số thống kê thực tế, mặtkhác sẽ đi vào phân tích các yếu tố dựa trên cơ sở lý thuyết songchú trọng vào những nét đặc thù của vùng, từ đó tìm ra được nhữngvấn đề còn tồn tại và cần khắc phục.

 Nội dung tiếp theo là nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các nướctrong khu vực để có thể tìm ra giải pháp cho vùng trong lĩnh vựcthu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Cuối cùng, tổng kết, nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và đưa ra cáckiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nướcngoài đã phát hiện được

B- NỘI DUNG

I-/ LÝ LUẬN CHUNG

1-/ Khái niệm

a-/ Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cũng như một cơ thể sống, một nền kinh tế muốn tồn tại và phát triểncần luôn luôn được cung cấp thêm “năng lượng”, đó chính là cần có sự táisản xuất cả chiều sâu và chiều rộng Muốn vậy cần tiến hành hoạt động đầu

tư Đầu tư chính là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn

và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế nóichung, của địa phương của ngành và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ nói riêng

Như vậy đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của hoạt độngsản xuất kinh doanh Nó chính là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiệntại nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai

Để tiến hành hoạt động đầu tư cần phải có vốn đầu tư Theo nguồnhình thành và mục tiêu sử dụng vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, củacác cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huyđộng từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất

Trang 4

xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xãhội Theo khía cạnh pháp lý, vốn đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốnvay.

Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế, có sựgiao lưu, trao đổi kinh tế giữa các quốc gia đã làm hoạt động đầu tư khôngcòn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, đã có sự phân chia trong thànhphần vốn đầu tư thành vốn đầu tư trong nước và ngoài nước

Vốn đầu tư trong nước phản ánh nội lực của nền kinh tế, được hình

thành từ tích luỹ ngân sách, tích luỹ của doanh nghiệp, tiết kiệm trong dân cư

Vốn đầu tư nước ngoài là vốn dùng cho đầu tư được thu hút từ bên

ngoài Vốn này gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp

Vốn đầu tư gián tiếp với hình thức chủ yếu là viện trợ không hoàn lại hoặccho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian trả nợ, ) của các cơ quanchính thức thuộc các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ.Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) là vốn của các doanh nghiệp và các cá nhânnước ngoài đầu tư sang các nước khác và sự trực tiếp quản lý sử dụng vàthu hồi vốn bỏ ra

Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhận thức rõ tầm quan trọngcủa đầu tư, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vốn trong nước là chủ yếu,vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng Nước ta đã và đang tiến hành mọiđiều kiện để mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

b-/ Sự phát triển và bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong lịch sử thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã từng xuất hiệnngay từ thời tiền tư bản Khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới,đánh dấu bằng sự kiện “công xã Pari” thì hoạt động đầu tư ra nước ngoàicủa các nước công nghiệp phát triển càng có qui mô to lớn hơn

Trong thế kỷ XIX, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lênmạnh mẽ, các nước công nghiệp lúc bấy giờ (Anh, Mỹ, Đức, ) tích luỹđược những khoản tư bản khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên choviệc xuất khẩu tư bản

Thực chất xuất khẩu tư bản là một hiện tượng kinh tế mang tính tấtyếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức

Trang 5

trình phát triển của sức sản xuất xã hội đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổchật hẹp của một quốc gia hình thành nên qui mô sản xuất trên phạm viquốc tế.

Theo Lênin “xuất khẩu tư bản” là 1 trong 5 đặc điểm kinh tế của chủnghĩa đế quốc, thông qua đó các nước tư bản phát triển thực hiện việc bóclột đối với các nước lạc hậu thường là thuộc địa của nó Nhưng cũng chínhLênin khi đưa ra “chính sách kinh tế mới” đã nói rằng, những người cộngsản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật của cácnước công nghiệp phát triển (chủ nghĩa tư bản) thông qua hình thức “chủnghĩa tư bản Nhà nước” Theo quan điểm này nhiều nước đã “chấp nhận”phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản (CNTB) để phát triển kinh tế, nhưthế có thể còn nhanh hơn là tự thân vận động hay đi vay vốn để mua lạinhững kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển

Thực tế sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế của các nước công nghiệpphát triển lại rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế, chính lúc này, để vượt quagiai đoạn khủng hoảng và tạo ra những điều kiện phát triển đòi hỏi phải đổimới tư bản cố định Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài các nước côngnghiệp phát triển có thể chuyển máy móc, thiết bị cần thay thế sang cácnước kém phát triển hơn và sẽ thu hồi được một phần giá trị để bù đắp cáckhoản chi phí khổng lồ cho việc mua sắm các thiết bị, máy móc mới

Thêm vào đó nguyên tắc lợi thế so sánh cho phép hoạt động đầu tưnước ngoài lợi dụng được những ưu thế tương đối của mỗi nước, đem lạilợi ích cho cả hai bên bên đầu tư và bên nhận đầu tư

Cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên cả về số lượng,qui mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư

Về số lượng, nếu năm 1986 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toànthế giới là 78 tỷ USD thì đến năm 1995 con số đó là 235 tỷ USD Vào cuốithập kỷ 70 vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5% tổng số vốn đầu tư toàn thếgiới thì đến 1984, tổng vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13% Điều này chứng

tỏ xu hướng phát triển sản xuất quốc tế ngày càng được mở rộng và ngàycàng có nhiều nước tiến hành đầu tư ra nước ngoài

Trong những năm 60, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vàocác nước đang phát triển tập trung chủ yếu vào Mỹ La tinh, thì cuối nhữngnăm 70 và đầu 80, lại có xu hướng chuyển sang các nước và vùng lãnh thổ

Trang 6

ở Đông Nam Á, là nơi có sự phát triển năng động nhất thế giới đang pháttriển hiện nay Đứng sau các nước Châu Á là các nước ở Châu Mỹ La tinhtrong nhiều năm qua đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư nướcngoài Và tiếp sau đó là các nước thuộc SNG, Đông Âu, Châu Phi và TrungĐông.

Trong thời gian gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngài tập trung nhiềuvào hai ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ Nguyên nhân là do: lựclượng sản xuất phát triển, nhu cầu về các loại dịch vụ phục vụ đời sống sảnxuất kinh doanh tăng lên; ngành công nghiệp chế biến là ngành có nhiềuphân ngành mà những phân ngành đó thuộc các lĩnh vực mũi nhọn củacuộc cách mạng khoa học - công nghệ: điện tử, thông tin, liên lạc, vật liệumới, và do đặc tính kỹ thuật của hai ngành này là dễ dàng hợp tác Thêmvào đó: việc đầu tư vào hai ngành này cho phép người đầu tư thu được lợinhuận cao, đỡ gặp rủi ro hơn và nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư.Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có lịch sử phát triển hàng trămnăm nay gắn liền với chủ nghĩa tư bản

2-/ Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

a-/ Lợi ích

a1 Tạo nguồn vốn:

Vốn cho phép đầu tư phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong nước

và vốn từ nước ngoài Đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độthấp, nguồn vốn tích luỹ từ trong nước còn hạn hẹp thì vốn đầu tư nướcngoài có giá trị đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế

Ở các nước này có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiênnhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèonàn, lạc hậu nên chưa có điều kiện khai thác các tiềm năng ấy Để thoátkhỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, các nước này chỉ có thể tăngcường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổnđịnh Muốn vậy các nước này cần phải có nhiều vốn đầu tư Trong điềukiện hiện nay, trong xu hướng hội nhập có nhiều nước trên thế giới đangnắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nướcngoài thì đây chính là cơ hội tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài cho việc pháttriển kinh tế đối với các nước đang phát triển

Trang 7

Đối với các nước công nghiệp phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoàivẫn là nguồn bổ sung vốn quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trìnhphát triển kinh tế Các nước này đã thu hút tới 82% vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào nước họ thời kỳ 1987-1991 Thực tế chính các nước côngnghiệp phát triển là những nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất và cũngthu hút phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, không phải do trình độ kỹthuật kém và cũng không phải do thiếu vốn đầu tư.

a2 Chuyển giao công nghệ

Khi đầu tư vào một nước nào đó, ngoài vốn bằng tiền, chủ đầu tư cònchuyển cả vốn hiện vật như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, (côngnghệ cứng) và vốn vô hình như: chuyên gia kỹ thuật - công nghệ, tri thứckhoa học, bí quyết, kỹ năng quản lý, năng lực tiếp cận thị trường, (côngnghệ mềm) Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trìnhchuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuậntiện cho cả hai bên: bên đầu tư và bên nhận đầu tư

Đối với các nước đang phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạchậu, việc tự nghiên cứu để phát triển khoa học kỹ thuật cho kịp với trình độcủa các nước phát triển là rất khó khăn và tốn kém, đặc biệt là trong thờiđại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay Thay vào đó, conđường nhanh nhất là tận dụng những thành tựu kỹ thuật công nghệ tiên tiếncủa nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ Mà một trong nhữngphương thức để đạt được điều đó là tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài.Đây là lợi ích căn bản của các nước khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nướcngoài

Đối với các nước phát triển, mặc dù đã có trình độ sản xuất hiện đại,khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng không thể nào toàn diện được Để đạthiệu quả kinh tế cao, mỗi nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nào đó mà

họ có ưu thế hơn và chính sự tập trung đó cho phép họ vượt trội lên ở mộthay một số địa vị nào đó

Xu hướng phát triển phân công lao động xã hội cũng là quá trìnhchuyên môn hoá và liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài là kết quả trực tiếp của quá trình trên, nó tuân theoqui luật của quá trình phân công lao động quốc tế

Trang 8

Sự phát triển khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải có chuyển giao côngnghệ Bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật công nghệ mới thìcũng phải tìm được nơi thải những kỹ thuật công nghệ đã cũ Việc “thải”những công nghệ này dễ dàng được nhiều nơi chấp nhận Và chính điềunày đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của khoahọc kỹ thuật.

a3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triểntrên thế giới cho thấy: có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức tăng trưởngkinh tế với khối lượng vốn đầu tư nước ngoài huy động và sử dụng và sựtăng trưởng kinh tế gắn liền với mức tăng trưởng xuất khẩu

Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn của nhiều quốc gia đang phát triểnChâu Á trong hai thập kỷ 80 và 90, các chuyên gia của ngân hàng phát triểnChâu Á (ADB) đã đưa ra kết quả phân tích như sau:

ẢNH HƯỞNG NHÂN QUẢ KHI TĂNG 1% CỦA CÁC NHÂN TỐ

CX : tỷ lệ xuất khẩu so với GDP

S : tỷ lệ tiết kiệmSLF : gia tăng lực lượng lao độngGDPN : GDP/đầu người

Kết quả trên cho thấy vai trò to lớn của đầu tư tư nhân nước ngoài đốivới tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tiết kiệm khi tăng 1% đầu tư tư nhân nướcngoài sẽ làm nhịp độ tăng trưởng thêm 0,119% và tỉ lệ tiết kiệm tăng 0,032%

a4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 9

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của hoạt độngkinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiềuvào quá trình phân công lao động quốc tế Quá trình đó đòi hỏi từng quocógia phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp, và điều này sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngược lại chính đầu tưtrực tiếp nước ngoài lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơcấu kinh tế Vì thông qua đó đã xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tếmới ở các nước tiếp nhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào

sự phát triển nhanh chóng trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ ở nhiềungành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này

và làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế Thông qua đầu tư trực tiếpnước ngoài một số ngành được kích thích phát triển nhưng cũng sẽ cónhiều ngành bị mai một rồi đi đến chỗ xoá sổ

Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số đóng góp khác như sau:

Góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách Nhà nước thông quaviệc nộp thuế của các đơn vị đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thuêđất Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toánquốc tế cho nước tiếp nhận đầu tư bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm “hướng vào xuất khẩu”

Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giúp mở rộng thị trườngtrong nước và ngoài nước Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều

có phương án bao tiêu sản phẩm Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đangtrở thành khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay

Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làmviệc mới, thu hút được một lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu

tư vào làm việc trong các đơn vị của đầu tư nước ngoài Điều này đã gópphần đáng kể vào việc giảm bớt nạn thất nghiệp, vốn là một tình trạng nangiải của nhiều quốc gia Đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển tuy cólực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sửdụng được thì đây chính là một chiếc chìa khoá quan trọng để giải quyếtvấn đề này Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra các điều kiện về vốn kỹthuật cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng của nền kinh tế, trong

đó có tiềm năng về lao động

b-/ Hạn chế

Trang 10

Bên cạnh những tác động tích cực, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽkhiến cho nước tiếp nhận phải chịu lệ thuộc nhiều về kinh tế, chính trị Vềlâu dài đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm giảm đi tỉ lệ tiết kiệm và đầu tưnội địa, gây ra cạnh tranh không lành mạnh, tăng sự phát triển không đồngđều giữa thành thị và nông thôn, phân hoá giàu nghèo, tạo ra mối đe doạ vềbất ổn định chính trị cho Chính phủ của các nước đang phát triển.

Thêm vào đó khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài các nước đangphát triển trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ lạc hậu lại thiếu nhữngchuyên gia giỏi hoặc tư cách đạo đức không tốt và thiếu kinh nghiệm trongthẩm định dự án đầu tư có thể dẫn đến tiếp nhận những dự án công nghệkhông phù hợp, thậm chí những công nghệ quá lạc hậu không thể áp dụngđược, hoặc nếu áp dụng thì hiệu quả không cao

3-/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

a-/ Yếu tố bên ngoài nước tiếp nhận

a1 Xu hướng đầu tư trực tiếp trên thế giới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày càng chiếm giữ vị trí quantrọng trong đời sống kinh tế quốc dân Như phần trên đã nêu phần lớn vốnđầu tư trực tiếp được thực hiện ở các nước phát triển, từ đầu thập kỷ 70 đếnnay tỷ trọng đầu tư vào các nước phát triển trong tổng đầu tư trực tiếp trêntoàn thế giới đã liên tục gia tăng Nói cách khác các nước đang phát triểnkhông những chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) trên toàn thế giới, mà tỉ trọng này còn liên tục bị giảmxuống Nếu như vào đầu thập kỷ 70 các nước đang phát triển còn chiếmtrên 30% tổng vốn FDI trên toàn thế giới thì tỉ trọng này đã giảm xuốngcòn 25% tính bình quân trong thời kỳ 1980-1985 và 17% trong thời kỳ1986-1990 Trong số các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoàichỉ tập trung vào một số ít các nước có chính sách thông thoáng, cơ sở hạtầng tương đối phát triển Do vậy cuộc cạnh tranh để thu hút FDI giữa cácnước đang phát triển tiếp tục gia tăng Và hiện nay, cùng với sự phát triểnnăng động, Châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành địa bàn đầu tư ngàycàng được quan tâm

a2 Tiềm lực của nhà đầu tư:

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài,tiềm lực và mong muốn của nhà đầu tư sẽ quyết định nước tiếp nhận,

Trang 11

ngành và lĩnh vực đầu tư xu hướng của các nhà đầu tư là đa dạng hoá với

đa phương hoá đầu tư ở các nước khác nhau để giảm thiểu rủi ro Trongđiều kiện hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang có những biến chuyểnphức tạp và không ổn định dẫn đến các nhà đầu tư rất thận trọng trong việclựa chọn phương hướng và đối tác đầu tư

a2 Sự cạnh tranh của các nước trong thu hút đầu tư

Nhận thức vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc giatrên toàn thế giới đều đề ra những chính sách, biện pháp và điều kiện thuậnlợi nhằm thu hút đầu tư Điều này dẫn tới sự cạnh tranh giữa các nướctrong việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nướcngoài nói riêng Một nước với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường chính trị ổnđịnh và cơ sở hạ tầng phát triển cùng với các điều kiện về tài nguyên, thiênnhiên dồi dào phong phú và các chính sách thông thoáng chắc chắn sẽ làmột môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài

b-/ Yếu tố bên trong nước tiếp nhận đầu tư

b1 Ổ n định chính trị - xã hội

Nghiên cứu đã cho thấy ổn định chính trị sẽ khuyến khích đầu tư nướcngoài Đây là khi tình hình chính trị không ổn định, nhất là thể chế chính trịkhông ổn định và đi liền với nó là luật pháp thay đổi dẫn đến mục tiêu cóthể sẽ thay đổi, làm cho phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.Điều này có nghĩa là những cái ngày hôm qua đã xây dựng dưới chế độchính trị cũ có thể trở thành lạc hậu thậm chí phải phá bỏ Hiệu quả của sựphá bỏ ấy là sự thiệt hại về lợi ích, trong đó nhà đầu tư nước ngoài phảigánh chịu một phần thêm vào đó rủi ro của nhà đầu tư liên quan chặt chẽđến sự bất ổn định chính trị bao gồm tổn hao chi phí khi có sự đổ vỡ chínhtrị, sự quốc hữu hoá của Chính phủ, tỉ lệ hoàn vốn chắc chắn, cung ứnghàng hoá, dịch vụ và nhân lực bị phá vỡ Điều này đã không đáp ứng đượcmục tiêu lợi nhuận của các nhà đầu tư

Kinh nghiệm của hầu hết các nước cho thấy rằng khi tình hình chínhtrị mất ổn định, thậm chí có dấu hiệu mất ổn định thì các nhà đầu tư sẽkhông đầu tư hoặc ngừng việc đầu tư của mình

Tiêu chí ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bền vữngcủa Chính phủ, mức độ tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị,

sự hoạt động của các đảng phái Nếu các điều kiện khác của môi trường

Trang 12

đầu tư không đổi, thì chính trị càng ổn định và độ tin cậy càng cao, cànghấp dẫn đầu tư tư nhân Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắttrên thị trường đầu tư, sự ổn định chính trị có thể được xem là một lợi thế

so sánh cần phát huy

b2 Sự vững mạnh của Nhà nước và Đảng cầm quyền

Thị trường đầu tư không thể thiếu vai trò điều tiết của Nhà nước Kinhnghiệm quốc tế chỉ ra rằng một Nhà nước mạnh với bộ máy chính sách cởi

mở là điều kiện quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Một Nhà nước có bộ máy cồng kềnh với các quan chức quan liêu, ănhối lộ, kém năng động là trở lực lớn nhất đối với thu hút đầu tư Bởi vì cácnhà đầu tư từ một “xứ lạ” tới, dù họ đã nghiên cứu luật đầu tư, song họkhông tránh khỏi bỡ ngỡ khi làm việc trực tiếp với các quan chức Nhànước sở tại, mà nhiều khi các quan chức này có tính quyết định đến việcthành công hay không thành công đối với dự án mà họ theo đuổi

b3 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư bao gồm các văn bản luật,các qui định và các văn bản quản lý hoạt động đầu tư Đây là thành phầnquan trọng của môi trường đầu tư vì nó xác định mức lợi nhuận của nhàđầu tư và quyết định của họ khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra bằng hệthống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội trong những điều kiện cụ thểnhất định trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui định luật kinh tế kháchquan nói chung và các qui luật vận động đặc thù nói riêng

b4 Các chính sách chiến lược kinh tế

Chính sách và chiến lược kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với việc tạolập đối tác trong nước, lựa chọn đối tác trong nước và nước ngoài và cáchình thức thu hút vốn Đây thực sự là một đòn bẩy kinh tế và vai trò củacác chính sách kinh tế là ở chỗ nó quyết định trực tiếp tới mức lợi nhuậnchính sách thuế cởi mở với tỷ suất thấp, giá thuê đất thấp cùng với tiềnlương thấp, sẽ làm cho chi phí tư bản thấp đi và như vậy trong điều kiệnbình thường thì mức lợi nhuận sẽ cao, có lợi cho nhà đầu tư Vì vậy nhiềunước đã sử dụng biện pháp này như một công cụ lợi hại trong cạnh tranhtrên thị trường đầu tư

Trang 13

Hiện nay để thu hút đầu tư nước ngoài các nước trên thế giới đều thựchiện chiến lược kinh tế mở Đây là điều kiện tiên quyết, kinh nghiệm chothấy rằng mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong có mối quan hệ tác độngmật thiết với nhau, và càng mở bên trong thì càng thu hút được vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài.

b5 Thị trường cần thiết đối với các nhà đầu tư

Các loại thị trường này bao gồm: thị trường sức lao động (trong đó cóthị trường chất xám), thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường tài chính (thịtrường tiền tệ, vốn, ngoại hối, chứng khoán) Đi liền với đầu tư trực tiếpnước ngoài là cả một hệ thống các quan hệ kinh tế chứa đựng trong quátrình tái sản xuất thêm vào đó thị trường đầu tư mà chủ thể là các nhà đầu

tư nước ngoài vốn là sản phẩm của nền kinh tế thị trường hiện đại Vì vậycần phải có một môi trường kinh tế đồng bộ và ổn định để họ hoạt động vàhoạt động có hiệu quả Thực tế đã chỉ ra rằng mỗi khi nền kinh tế nước chủnhà có sự chấn động, lạm phát tăng, sự chấn động về tỷ giá, thì các nhàđầu tư rất e dè rút vốn đầu tư, các chủ đầu tư đã đầu tư rồi thì hoặc tìm cáchngừng lại hoặc thậm chí chuyển vốn đi nơi khác

b6 Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng là tập hợp những trang bị cơ bản về vật chất và conngười của một xã hội, bao gồm hai bộ phận: kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kếtcấu hạ tầng xã hội

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật được

tổ chức thành các công trình sự nghiệp (đường giao thông, kho tàng, bếnbãi, ), các đơn vị sản xuất và dịch vụ có chức năng đảm bảo sự di chuyểncác luồng thông tin và vật chất nhằm phục vụ nhu cầu có tính phổ biến củasản phẩm và tiêu dùng

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ thì kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiênquyết vì kỹ thuật cao chỉ phát huy được trong một cơ sở hạ tầng thích hợp.Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế đều vận động thôngqua thị trường, sự biến động nhanh chóng của các loại thị trường tác độngqua lại chặt chẽ với nhau buộc các chủ đầu tư phải ứng phó kịp thời Điềunày đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại, không mộtnhà đầu tư nước ngoài nào gánh chịu những thiệt hại và những chi phí trực

Trang 14

tiếp do hạ tầng vật chất kém gây ra Những khoản thuế mà họ phải nộp choNhà nước nhận đầu tư đã bao hàm cả những chi phí về hạ tầng vật chất kỹthuật đó Do đó, tư bản nước ngoài chỉ chảy vào đến nơi có môi trường đầu

tư thuận lợi, mà sự thuận lợi trước hết là nơi có cơ sở hạ tầng vật chất hoànchỉnh hiện đại

Bộ phận thứ hai của kết cấu hạ tầng là kết cấu hạ tầng xã hội Đây lànhững trang bị căn bản về con người, thể hiện bằng tiềm năng của con ngườitrong xã hội Một nước với đội ngũ lao động cần cù sáng tạo, có trình độ và

kỹ năng thành htạo sẽ là một lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.Tóm lại, một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ là nhân tố thu hút đầu tưnước ngoài để phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới

II-/ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ Ở KHU VỰC KINH TẾ ĐỘNG LỰC MIỀN BẮC 1-/ Vùng kinh tế động lực miền Bắc trong bối cảnh chung của cả nước

Trong giai đoạn gần đây, những năm 1996-1999, kinh tế Việt Namvẫn tiếp tục đi lên Tuy nhiên trong thời kì 97-98, do chịu sự ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại khu vực Đông Nam Á tăng trưởngcủa Việt Nam có giảm đi đôi chút

Trong bối cảnh chung như vậy, có thể xem xét về tình hình thực hiệnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

 Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày càng tăng Nếunăm 1992 chỉ là 2% thì đến năm 96 đã là 7,4% và năm 1999 tính đến tháng

12 là 10,3%

 Khu vực FDI đã nộp ngân sách được 128 triệu USD năm 1994 tănglên 315 triệu USD năm 1997 Tuy nhiên, do tốc độ đầu tư trực tiếp nướcngoài những năm sau khủng hoảng có giảm đi nên nộp ngân sách năm

1999 chỉ đạt 271 triệu USD Nhìn chung, mức đóng góp của khu vực FDItrong ngân sách giữ một vị trí khá quan trọng với tỉ lệ khá cao

 Xem xét riêng về khu vực công nghiệp - khu vực chiếm tỷ trọng caotrong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng côngnghiệp khu vực FDI cũng rất cao so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp cảnước Năm 1997, công nghiệp khu vực FDI tăng 21,7% trong khi công

Trang 15

nghiệp cả nước tăng 14,2%; năm 1998 các tỉ lệ tương ứng là 20% côngnghiệp khu vực FDI và 10,5% của công nghiệp cả nước.

Khu vực kinh tế động lực miền Bắc đã có nhiều bước tiến thực sự, tốc

độ GDP cả vùng tăng cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước, tỷ trọng GDPcủa vùng so với cả nước cũng ngày một được nâng cao (8,8% năm 91 tănglên 9,4% năm 1995 và 10,5% năm 1997) Ngoài ra, GDP bình quân đầungười đạt gần 500 USD gấp 2 lần mức trung bình cả nước Thu nhập thuầntuý của dân cư đạt trên 300.000 đ/người/tháng, gấp 1,9 lần mức trung bình

cả nước

Trên đây là những nét sơ lược về tình hình kinh tế và tình hình đầu tưtrực tiếp nước ngoài của cả nước nói chung và của khu vực kinh tế trọngđiểm miền Bắc nói riêng Với cách nhìn khái quát như vậy, ta có thể xemxét cụ thể hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực phía Bắc trongnhững năm gần đây

2-/ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế động lực miền Bắc

a-/ Quy mô và nhịp độ đầu tư

Năm 1998, khi bắt đầu thực hiện luật đầu tư thì chỉ có 37 dự án với sốvốn 366 triệu USD thì đến năm 1994 đã là 3.746 triệu USD, năm 1997 là4.654 triệu USD, năm 1998 là 3.925 triệu USD, năm 1999 là 1.477 triệuUSD Nhìn vào các số liệu trên ta có thể thấy quy mô đầu tư trực tiếp nướcngoài của cả nước tăng nhanh từ năm 1991 đến 1996, sau đó có giảm dần

từ năm 1997 trở đi, tuy nhiên theo dự báo của các nhà kinh tế thì trong năm

2000 có thể tăng lên 3.000 triệu USD

Trên đây là các số liệu về quy mô đầu tư của cả nước Để có thể thấyđược thực tế quy mô đầu tư của vùng kinh tế động lực miền Bắc, ta sẽ xemxét chi tiết về ba đỉnh của tam giác kinh tế trong đó đi sâu vào phân tích sốliệu của Hà Nội và Hải Phòng

Trước hết là tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giaiđoạn 1989 - 1998, số liệu thể hiện ở bảng sau:

Trang 16

Số dự án 4 8 13 26 43 62 59 45 50 46 356 Vốn đầu tư đăng ký

(triệu USD) 78,17 295,088 126,352 301 856,912 989,781 1.058 2.641 913 673 7.902,303

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư UBND thành phố Hà Nội

Như vậy, tính đến hết năm 1998, Hà Nội đã có 356 dự án được cấpgiấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 8 tỷ USD Riêng năm

1998, tuy được đánh giá là đầu tư nước ngoài có chững lại và giảm nhiều

so với 1997, ngoài 46 dự án được cấp giấy phép mới, Hà Nội có 52 dự ánđiều chỉnh tăng vốn Trong 6 tháng đầu năm 1999, Hà Nội đã tiếp nhận vàcấp giấy phép cho 4 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 240 triệuUSD vốn đăng ký (đạt 80% so với cùng kì năm 1998)

Còn tại Hải Phòng, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đếnhết tháng 12 năm 1998, Hải Phòng đã có 95 dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài được cấp giấy phép Trong đó, 79 dự án còn hiệu lực với tổng số vốnđầu tư đăng ký là 1.349 tỷ USD chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư của cảthành phố

Quảng Ninh tuy được coi là một đỉnh trong tam giác kinh tế song việcthực hiện thu hút vốn đầu tư còn đạt hiệu quả chưa cao Do đó, trong nhữngnăm gần đây, quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninhvẫn nhỏ và chậm, chưa có đột biến và bước tiến mới

Nhìn lại các số liệu và tình hình nêu trên, có thể thấy quy mô và nhịp

độ vốn đầu tư tại Hà Nội và Hải Phòng tăng nhanh, trong giai đoạn khủnghoảng tài chính tiền tệ khu vực thì các con số này có giảm đi đôi chút songnhững năm 1999-2000 xu hướng là đầu tư nước ngoài sẽ có chiều hướngtăng trở lại Riêng Quảng Ninh, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài cònnhiều hạn chế và chưa đạt được quy mô vốn ở mức khả quan

b-/ Cơ cấu đầu tư

b1 Cơ cấu ngành

Việc xem xét cơ cấu đầu tư theo tiêu thức ngành là rất cần thiết bởi nóphản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nền kinh tế quốc dân.Tại Hà Nội, năm 1997 và 1998, cơ cấu vốn đầu tư từng bước chuyểndịch vào các lĩnh vực như: công nghiệp chiếm 23% trong hai năm, dịch vụ

Trang 17

khách sạn, căn hộ, văn phòng cho thuê lần lượt chiếm 27% và 30%, giaothông bưu điện 11% năm 1997 tăng lên 38% năm 1998, phát triển đô thị,xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 36% năm 1997 Số liệu cụ thể được thể hiệnqua bảng sau:

Tại Hải Phòng, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu được tập trung vàongành công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, ít được tập trung vào du lịch

và dịch vụ Đây là điều không bình thường trong cơ cấu đầu tư nước ngoài,mặc dù nó có phần nào phản ánh tính chất đặc thù của Hải Phòng vốn làmột thành phố công nghiệp truyền thống Các dự án có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Hải Phòng thường là các dự án công nghiệp về sản xuất ximăng, thuỷ tinh, thép,

Cơ cấu đầu tư của Hải Phòng như vậy còn bộc lộ nhiều hạn chế, vốnđầu tư chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp truyền thống hoặc nhữngngành có nguồn nguyên liệu sẵn có, cơ cấu vốn đầu tư cho du lịch dịch vụ -ngành mà Hải Phòng có nhiều lợi thế còn thấp và đặc biệt không có dự ánđầu tư trong nông nghiệp

Trang 18

Trong thời gian tới Hải Phòng tiếp tục kêu gọi đầu tư thêm vào cáclĩnh vực sửa chữa tàu biển, du lịch, nhằm tạo điều kiện để Hải Phòng cóđược một số sản phẩm mũi nhọn.

b2 Cơ cấu lãnh thổ

Xu hướng hiện nay là chuyển dịch đầu tư nước ngoài theo vùng Nếu

ở giai đoạn trước, cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ còn bị thiếu hợp lý thì hiệnnay đã có sự điều chỉnh

Ở giai đoạn 5 năm đầu 1988-1993, vốn đầu tư chỉ tậpt rung chủ yếu ở

Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với 81% số dự án và gần 90% số vốn.Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm này chỉ còn chiếm 74,7% số dự án và75,7% số vốn đầu tư vào các tỉnh phía Bắc

Làn sóng đầu tư đã lan toả tới các tỉnh xung quanh Hà Nội như HảiHưng, Hà Tây, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và các tỉnh khubốn cũ như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cuối giai đoạn 88-93, trong

10 tỉnh và thành phố thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài, miền Bắc chỉ có

2 thành phố Hà Nội và Hải Phòng thì đến nay đã có thêm hai tỉnh HảiHưng và Thanh Hoá (thay thế vị trí Khánh Hoà và Tiền Giang)

c-/ Hình thức đầu tư:

Hiện nay các hình thức đầu tư đã thực hiện ở khu vực kinh tế động lựcmiền Bắc là: xí nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liêndoanh và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình thức đầu tư tại địa bàn Hà Nội tính đến 1997 được thể hiện quabảng sau:

Loại hình Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn đầu tư của một liên doanh

Trang 19

Tại Hải Phòng, phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiệndưới hình thức các doanh nghiệp liên doanh Với sự hoạt động của gần 30doanh nghiệp liên doanh nước ngoài hiện nay, các cụm công nghiệp lớn đã

và đang được hình thành Các cụm công nghiệp vừa sử dụng công nghiệp

-kỹ thuật hiện đại, vừa sử dụng công nghệ - -kỹ thuật trung bình để sản xuất

ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước

và xuất khẩu

d-/ Kết quả đầu tư

d1 Tình hình thực hiện đầu tư

Tình hình thực hiện đầu tư thể hiện tiến độ đưa vốn vào sử dụng Đây

là một vấn đề đáng quan tâm vì chỉ khi vốn được thực hiện thì mới pháthuy tác dụng

Tại Hà Nội, tỉ lệ % vốn thực hiện trên vốn cam kết ngày càng tăng.Nếu năm 1959, tỉ lệ này là 1,45% (0,700/48,17) thì đến năm 1993 đã là12,71% (108,933/856,912) và đến năm 1998 đạt tới mức 78,01%(525/673) Trung bình cả 10 năm là 37,37%

Tại Hải Phòng tỉ lệ vốn thực hiện cũng đạt 60% so với số vốn đăng

ký Với chỉ tiêu này, hiện Hải Phòng là địa phương có tỉ lệ vốn thực hiệncao nhất cả nước

Các con số trên có thể cho ta thấy tiến độ triển khai các dự án đầu tưngày càng được nâng cao Đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình đầu tư trựctiếp nước ngoài tại khu vực phía Bắc

d2 Thành tựu do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại

Có thể xem xét sự tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ởtừng địa bàn như sau:

Tại Hà Nội, ta thấy có những khía cạnh sau:

- Về tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Hà Nội trong giai đoạn86-97 đạt 8,2%/năm trong khi toàn quốc chỉ đạt trung bình hơn 7% Tăngtrưởng GDP của Hà Nội đạt 11,5% nhưng nếu không có đầu tư nước ngoàithì chỉ đạt 5,7% Điều này cho thấy vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động, tính đến cuối năm 1997, Hà Nội thu hút được khoảng 17.000 lao

Trang 20

động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được đào tạo và tiếpcận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm thu nhập của doanh nghiệp và cánhân tăng nhanh, mức đóng góp ngân sách cũng ngày một nhiều hơn

Tại Hải Phòng, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động làm cho:

- Tính điến năm 98, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạoviệc làm cho gần 10.000 lao động trong các doanh nghiệp, gần 8.000 lao độngtrong các đơn vị gia công và hàng vạn lao động phục vụ các ngành khác

- Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ17% năm 1997 lên 22% năm 1998 Thu nhập của người lao động bình quânxấp xỉ 75 USD/người/tháng - cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp kháctrong thành phố Từ đó, thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước,góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng GDP của Hải Phòng trong năm 1998đạt 8%

- Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giúp Hải Phòng mở rộngthị trường xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật - công nghệ và góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấukinh tế Hải Phòng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

d3 Những hạn chế còn tồn tại

Tại Hà Nội, ta thấy nổi lên những thiếu xót như sau:

- Còn phân biệt công ty trong và ngoài nước (ví dụ như áp dụng phânbiệt các mức cước phí điện, điện thoại, )

- Hiệu quả của các dự án đầu tư còn chưa cao

- Sức mua hàng hoá và dịch vụ giảm đáng kể nên không kích thích sảnxuất và đầu tư

Trang 21

- Đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài.

- Ở Hải Phòng đã có một số dự án không triển khai hoặc hầu nhưkhông thực sự triển khai, không thực hiện việc góp vốn theo quy định và cómột số dự án bị rút giấy phép

- Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng chưa có sự phối hợpnhịp nhàng, sát sao và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các cơ sở ngay từkhi chuẩn bị dự án đến khi tổ chức thực hiện dự án đã được cấp phép đầutư

2-/ Sự tác động trở lại đến kinh tế cả nước

Như đã trình bày ở trên, kinh tế động lực miền Bắc phát triển đã gópphần vào kết quả chung của cả nước Và có được kết quả này có sự đónggóp đáng kể của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Không những có đóng góp chung vào các chỉ tiêu tổng hợp của cảnước mà nhờ có sự phát triển của tam giác kinh tế, đặc biệt là Hà Nội vàHải Phòng nên đã làm cho các khu vực lân cận phát triển theo

3-/ Các yếu tố tác động đến đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế động lực miền Bắc

a-/ Yếu tố ngoài vùng

* Quốc tế:

- Tình hình kinh tế thế giới:

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nên chúng takhông thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực Cuộckhủng hoảng này đã tác động rất lớn đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (ĐTTTNN) chu chuyển giữa các nước đặc biệt là các nước trong khuvực Các quốc gia bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính đãphải giảm mạnh vốn đầu tư vào Việt Nam

Tên nước Vốn đầu tư quí I/1997 Vốn đầu tư quí I/1998

Nguồn: Tạp chí xây dựng 4/1998

Trang 22

Các nhà đầu tư khác từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Anh, Đức, cũnggiảm mức đầu tư vào Việt Nam (Nhật từ 120 triệu USD xuống còn 95 triệuUSD; Đài Loan từ 35 triệu USD xuống 22 triệu USD, ) Cuộc khủnghoảng tài chính chưa kết thúc; ảnh hưởng của nó chắc còn lâu dài Do vậyviệc chờ mong các nước trong khu vực phục hồi lại tốc độ gia tăng đầu tưvào Việt Nam là chưa thể có được FDI và Việt Nam những năm qua chủyếu là từ Nhật Bản, các nước NICs Châu Á và ASEAN Năm 1997, từ cuộckhủng hoảng thị trường chứng khoán và sau đó là những biến động tàichính đã buộc Chính phủ Nhật Bản phải có những điều chỉnh nhất địnhchiến lược đầu tư ra nước ngoài, tập trung nguồn lực để giải quyết nhữngvấn đề trong nước Thêm vào đó, do sự giảm giá của đồng Yên so với đồngđô-la Mỹ đã làm cho các công ty Nhật Bản, nhất là các công ty vừa và nhỏquan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước, hạn chế đầu tư ra nướcngoài Đối với Hàn Quốc, nhà đầu tư lớn ra nước ngoài trong những nămtrước đây và các nước ASEAN, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở cácnước Châu Á đã giáng một đòn mạnh vào các công ty và tập đoàn nước đó,vốn là những đối tác đầu tư tài chính hiện nay tại Việt Nam Cuộc khủnghoảng tiền tệ đã dẫn đến sự phá sản hàng loạt công ty, trước hết là các công

ty vừa và nhỏ các nước này hoặc làm cho chúng rơi vào tình trạng hết sứckhó khăn về tài chính, dẫn đến việc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài và

từ bỏ các dự án đã được cấp phép

Mức tăng trưởng GDP của hầu hết các nước ASEAN và Hàn Quốc đãgiảm sút nghiêm trọng trong 1,2 năm gần đây Điều đó tất yếu sẽ dẫn đếngiảm khả năng tích luỹ từ GDP, nhất là từ khu vực tư nhân cho đầu tư tăngtrưởng kinh tế trong nước và đầu tư ra nước ngoài Vì vậy khả năng tăngFDI của các nước này vào Việt Nam trong những năm tới sẽ khó trở thànhhiện thức Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tàichính, tiền tệ ở các nước Châu Á là sự sai lầm trong chiến lược cơ cấu kinh

tế của họ Các nước này buộc phải có những điều chỉnh cơ cấu cần thiết,tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề trong nước, hạn chế đầu tư

ra nước ngoài

Cũng cần phải nhận thấy rằng sự sụt giá các đồng tiền Châu Á đã làmtăng khả năng cạnh tranh và xét dưới góc độ nào đó là động lực mới cho sựtăng trưởng kinh tế các nước này Chính sự giảm giá đồng tiền khu vực sẽlàm tăng khả năng xuất khẩ, nhất là xuất khẩu nguyên liệu, hàng tiêu dùng

Ngày đăng: 20/12/2012, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w