1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIẾN ĐỔI NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÀÔI, CƠ TU, BRU- VÂN KIỀU Ở BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY potx

9 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 192,51 KB

Nội dung

185 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 BIẾN ĐỔI NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÀÔI, TU, BRU- VÂN KIỀU BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY Nguyễn Văn Mạnh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Sau khi nêu lên tình hình dân số và phân bố dâncác dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều Bắc Trung bộ và nội dung khái niệm chu kỳ vòng đời người, tác giả tập trung giải quyết những nội dung chính sau đây: - Thực trạng biến đổi nghi lễ vòng đời người. - Tác động của sự biến đổi các nghi lễ vòng đời người. - Những biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống qua nghi lễ vòng đời người. Những biến đổi trong nghi lễ vòng đời người của các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều đã từng bước loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và bổ sung vào kho tàng văn hóa truyền thống những yếu tố văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời những biến đổi đó còn mang đến những tác động tích cực trong đời sống kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người dân. Hiện nay, vùng núi Bắc Trung bộ, ngoài các dân tộc thiểu số nói ngôn ngữ Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao, còn bộ phận khá lớn các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơmer, với 3 dân tộc: Tàôi, Cơtu và Bru – Vân Kiều. Người Tàôi phân bố chủ yếu huyện Đăkrông (tỉnh Quảng Trị) và huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với số lượng hơn 37.000 người, người Cơtu phân bố huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) với khoảng 15.000 người, còn người Bru – Vân Kiều phân bố huyện Minh Hóa và Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), huyện Hướng Hóa, Đăkrông (tỉnh Quảng Trị) và huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với hơn 40.000 người. 1 Trong những năm gần đây, những thay đổi về dân cư, sự tác động của kinh tế thị trường, của xu hướng hôn nhân khác tộc đã làm cho văn hóa truyền thống các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều biến đổi sâu sắc về nhiều mặt; Trong những mặt biến đổi đó có sự biến đổi về các nghi lễ vòng đời người. Là một thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, nghi lễ vòng đời người lưu lại những chặng đường trưởng thành của mỗi một con người, “như hình thành trong bào thai mẹ và được sinh ra, tuổi thanh xuân và lễ thành niên, hôn ước và lễ cưới, chết và 186 tang” 2 . thể nói nghiên cứu nghi lễ vòng đời người là nghiên cứu văn hóa tộc người, kinh nghiệm tộc người, tri thức tộc người. Trải qua thời gian những nghi lễ đó mặt được duy trì, mặt biến đổi theo xu hướng thích nghi, phù hợp với xã hội mới và thể một số mặt sẽ bị mất đi. Tuy nhiên, bất kỳ hiện tượng nào diễn ra quá trình biến đổi cũng đều thể hiện hai xu hướng tích cực và tiêu cực; Biến đổi nghi lễ vòng đời người cũng nằm trong xu hướng đó. Vì vậy, sẽ là công việc hết sức ý nghĩa khi chúng ta nghiên cứu sự biến đổi nghi lễ vòng đời người trên sở giữ gìn và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc đồng thời loại bỏ những mặt lạc hậu không phù hợp và tiếp nhận những cái mới để bồi bổ thêm các giá trị truyền thống trong xã hội hiện đại. Đó chính là mục đích của bài viết này. 1. Thực trạng biến đổi nghi lễ vòng đời người Cũng như các tộc người khác trên đất nước ta, nghi lễ vòng đời người các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều về bản thể hiện qua các lễ nghi chính sau đây: Mang thai, sinh đẻ, trưởng thành, hôn nhân, làm nhà, tang ma. Trong các nghi lễ đó tồn tại nhiều tục lệ, kiêng kỵ, phòng ngừa mang nặng hình thức mê tín dị đoan, như tổ chức cúng tế, bói toán trong sinh đẻ, làm nhà, tang ma, những Tabu (cấm kỵ) về máu của người phụ nữ, nhất là trong quá trình sinh đẻ, không cho mang xác người chết bất đắc kỳ tử vào làng, tổ chức lễ nghi cúng tế, ăn uống linh đình, tốn kém công sức tiền bạc của người dân. Trong những năm gần đây, nghi lễ vòng đời người truyền thống các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều vẫn tồn tại nhưng đã nhiều đổi mới theo xu hướng tích cực; Tuy nhiên, cũng không ít sự biến đổi thể hiện một số mặt không bình thường phần nào làm cho nét đẹp văn hóa truyền thống về nghi lễ vòng đời người bị xói mòn, pha tạp. Chúng ta thể biểu hiện sự biến đổi nghi lễ vòng đời người của các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều qua bảng tổng hợp sau đây: STT Các nghi lễ vòng đời người Truyền thống Hiện đại 1 Mang thai – sinh đẻ và chăm sóc trẻ sinh - Khi mang thai, phụ nữ phải kiêng nhiều thức ăn, như không ăn thịt con thú rừng mắc bẫy, không ăn thịt trăn, rắn, không ăn quả, cử nằm ngược, - Treo cành lá để báo hiệu nhà kiêng cử sinh đẻ. - Quan niệm phụ nữ sinh con trong nhà là nhơ bẩn, ô uế, nên - Khi mang thai phụ nữ vẫn ăn uống bình thường. - Nhà không treo cành lá để báo hiệu kiêng cử sinh đẻ. - Phụ nữ được sinh con trong nhà và sự chăm sóc chu đáo của gia đình. 187 sinh con ngoài rừng hoặc dưới sàn nhà. - Chủ yếu sản phụ tự sinh con, tự chăm sóc cho mình và con với sự giúp đỡ của chồng. - Nhiều lễ nghi liên quan đến việc sinh đẻ: Lễ cúng cho người lỡ sinh trong nhà, lễ cúng báo hết cử rước sản phụ và con vào nhà, lễ trình với Yàng với tổ tiên sự mặt của đứa trẻ, lễ đặt tên cho trẻ… - Trẻ em ốm đau, chậm lớn, chủ nhà mời thầy mo về nhà cúng. - Đến các sở y tế, bệnh viện để tiện chăm sóc và sinh con. - Các kinh nghiệm của người dân về chăm sóc sản phụ và trẻ nhỏ bị mai một dần. - Lễ nghi bớt rườm rà, đông bào chỉ tiến hành lễ đầy tháng, đầy năm cho trẻ nhỏ. - Trẻ ốm đau, chậm lớn được mang đến bệnh viện. 2 Trưởng thành - Tuổi trưởng thành 13 tuổi với nữ, 15 tuổi với nam. - Điều kiện công nhận người trưởng thành là phải trải qua nghi thức “cà răng, căng tai”. - Tuổi trưởng thành với nam và nữ là từ 14 đến 15 tuổi. - Điều kiện công nhận cá nhân trưởng thành, bên cạnh độ tuổi còn là trình độ học vấn, năng khiếu, vị trí xã hội… 3 Hôn nhân - Trai gái tìm hiểu nhau qua tục “đi sim”, với hình thức đến nhà xu, hát trao duyên, thổi sáo, kèn để tỏ tình… - Lễ ăn hỏi với vai trò ông mai, bà mối, tặng vật của nhà trai, các món ăn truyền thống. - Lễ cưới thường diễn ra vài ba ngày với các lễ vật truyền thống, như vải yèng, vòng cườm, lợn, gà, rượu, gạo nếp… và với các tục lệ trao kiếm, tục ăn cơm chung, tục rửa chân, tục đạp bếp… - Tục “đi sim” với những hình thức hát trao duyên, vui chơi nhà xu bị mai một dần, thay vào đó là hình ảnh đôi nam nữ rũ nhau vào rừng, gây sự lo lắng, phản ứng của cha mẹ và cộng đồng. - Lễ ăn hỏi với vai trò ông mai bà mối, lễ vật truyền thống mất dần, thay vào đó là vòng nhẫn vàng như người Kinh. - Lễ cưới (tục trao kiếm không còn nữa), Lễ lại 188 - Lễ lại mặt : Sau 3 ngày nhà trai và đôi vợ chồng trẻ phải sang nhà gái làm lễ lại mặt với các lễ vật, như lợn, gà, rượu, xôi…để cúng tạ thần linh, tổ tiên nhà gái và hai gia đình liên hoan vui vẻ. Lễ khơi/ lễ tạ ơn : Lễ này được tiến hành khi đôi vợ chồng sinh con cái làm nên gia thất riêng ; họ chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ khơi để tạ ơn ông bà, cha mẹ. - Lễ vật trong hôn nhân hết sức nặng nề, tốn kém, như lợn 2 con, gà, rượu, gạo nếp, vải dzèng, vòng cườm, tiền mừng - Trang phục trong hôn nhân phổ biến váy truyền thống. - Khách đến dự lễ chỉ để chia vui, ít tặng quà. - Đám cưới diễn ra 2-3 ngày. mặt, Lễ tạ ơn /lễ khơi lễ vật nhẹ nhàng, đơn giản hơn không mang tính bắt buộc, nhiều lễ cưới dâu, chú rễ được tặng nhẫn vòng, hoa tai bằng vàng, mặc trang phục hiện đại như người Kinh - Độ tuổi kết hôn theo quy định của Nhà nước 18 tuổi trở lên, đã đến Uỷ ban xã đăng ký kết hôn trước khi tiến hành lễ cưới. - Trang phục bà con đến dự lễ cưới hỗn hợp vừa váy áo yèng, vừa quần áo phông. - Khách đến dự quà, phong bì tiền mừng đám cưới như người Kinh - Lễ cưới chỉ 1 ngày. 4 Làm nhà - Lễ nghi chọn đất dựng nhà với những kinh nghiệm dân gian, như đất bằng, khô ráo, báo mộng đẹp, - Lễ nghi dựng nhà sàn với nhiều kiêng kỵ, như kiêng dùng gỗ cụt ngọn, gỗ tổ kiến, tổ chim để dựng nhà; phải dựng cột nhà chính trước, chỉ chủ nhà mới được ngồi lợp phần mái trên cột nhà chính,… -Lễ nghi chuyển lên nhà mới phải Già làng cúng tế với sự trợ giúp của trưởng họ và bà con dân làng. - Đất do Nhà nước cấp, có sổ đỏ, không tự chọn đất nên những kinh nghiệm dân gian về chọn đất làm nhà bị mai một. - Lễ nghi dựng nhà, lễ nghi chuyển lên nhà mới đơn giản hơn trước; không còn những kiêng kỵ như trước về tìm gỗ, chọn gỗ, nhiều nhà hiện nay làm nhà trệt, xây tường móng, khi nhà sàn nhưng cột bằng bê tông cốt thép. 189 - Lễ vật tùy theo điều kiện từng gia đình, nhưng bắt buộc phải gà trống, rượu, thịt thú rừng, cá suối, rau củ rừng, - Người chịu trách nhiệm làm lễ cúng nhà mới là chủ gia đình (thường là người chồng), già làng và trưởng họ được mời đến dự lễ. - Lễ vật đơn giản, vì phạm vi thu hep trong gia đình, dòng họ. 5 Tang ma - Tang lễ cho người chết xấu, như thú xé xác, gỗ đè, tự tử đồng bào tổ chức đơn giản, không mang thi thể người chết xấu vào làng, không mai táng cùng nghĩa địa cộng đồng, - Tang lễ người chết bình thường, như chết do đau ốm, già yếu Đặt người chết theo chiều ngang ngôi nhà, chân hướng ra phía cửa sổ, trong lúc chưa mai táng, con cháu đi vòng quanh người chết, vừa đi vừa khóc lóc, vừa dùng tay thọc gậy xuống sàn nhà. - Đồng bào tục lệ cho thức ăn vào miệng người chết khi chưa khâm liệm. - Tang ma thường đuợc tổ chức từ 2 - 3 ngày với nhiều nghi lễ, như lễ nghi chọn đất đào huyệt, lễ nghi khâm liệm, đưa tang, chôn cất, làm nhà mồ… -Không tổ chức tảo mộ, không lập bàn thờ, chỉ để một số kỹ vật người chết vào một cái gùi nhỏ, đặt gùi cạnh cột nhà chính, không thăm viếng mồ mả sau - quan niệm người chết lành, người chết xấu nhưng trong quá trình tiến hành tang lễ không phân biệt, không nghiêm cấm đưa người chết xấu vào nhà, vào làng, người chết xấu cũng được mai táng nghĩa địa của làng. - Nghi lễ bản vẫn theo truyền thống, nhưng một số tục lệ, như con cháu đi vòng quanh người chết vừa khóc vừa thọc gậy xuống sàn nhà, hoặc tục lệ cho thức ăn vào miệng người chết khi chưa khâm liệm không còn nữa. - Đã nhiều gia đình tổ chức thăm viếng, chăm sóc mồ mả tổ tiên sau khi chôn cất vào dịp lễ tết và lập bàn thờ tổ tiên trong nhà, phổ biến kết hợp thờ Bác Hồ. -Tang ma rút gọn chỉ 1 - 2 ngày. 190 khi chôn cất. -Lễ nghi cải táng, lễ nghi làm nhà mồ (Người Bru-Vân Kiều không lễ nghi này). -Người chết thường để 3 đến 4 ngày mới đi chôn. 2. Tác động của sự biến đổi các nghi lễ vòng đời người Rõ ràng nghi lễ vòng đời người của các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều đang ngày càng biến đổi mạnh mẽ theo xu hướng phát triển của xã hội. Trong đó, những biến đổi mang tính tích cực và cũng những biến đổi mang tính tiêu cực; cụ thể : - Mặt tích cực : Trong mang thai - sinh con, phụ nữ hiện nay mỗi khi sinh đẻ không còn sinh ngoài chòi, trong rừng hoặc dưới nhà sàn nữa, họ đã được sinh nhà, tại các sở y tế. Việc chăm sóc con cái và bà mẹ trước, trong, sau khi sinh không còn phụ thuộc vào các lễ cúng để bắt ma, trừ tà của các thầy mo như trước, thay vào đó khi sản phụ, trẻ nhỏ đau ốm, họ được đưa đến bệnh viện để khám và chữa trị. Trong lĩnh vực hôn nhân, tiêu chí chọn bạn đời của các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều đã ít nhiều những biến đổi nhất định, nếu như trước đây tiêu chuẩn chọn người bạn đời đối với nam giới là ngoại hình cân đối, sức khỏe, nhiều kinh nghiệm trong lao động, dũng cảm, đối với nữ giới là siêng năng, chăm làm, hiền lành, nết na, tài nội trợ, ngoại hình cân đối, hát hay múa giỏi thì ngày nay bên cạnh những tiêu chí đó đã xuất hiện những tiêu chí mới như phải nghề nghiệp, trình độ học vấn đối với cả nam và nữ [3, tr. 239]. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Sự biến đổi trong hôn nhân còn thể hiện chỗ đồng bào đã từng bước làm quen với những chính sách của Nhà nước về độ tuổi trong hôn nhân và đã tuân thủ nguyên tắc đăng ký kết hôn tại chính quyền Ủy ban xã trước khi tiến hành lễ cưới. Hiện tượng đòi lễ vật thách cưới, hôn nhân gả ép, nạn tảo hôn, hôn nhân mua bán hầu như không còn diễn ra. Ngày nay, thanh niên nam nữ được tự do yêu đương, chủ động trong hôn nhân của mình. Tang ma là một lĩnh vực mang nhiều hủ tục nặng nề nhất, ngày nay đã những thay đổi rất lớn thể hiện trên nhiều khía cạnh, như các lễ nghi phiền phức, lễ vật nặng nề đã được hạn chế, việc dời bỏ làng khi liên tiếp các trường hợp chết xấu đã được khắc phục, việc để người chết trong nhà không còn dài ngày như trước, việc phù phép xua đuổi ma quỷ, chặn đường không cho linh hồn người chết về quậy phá con cháu không còn nữa, Những thay đổi đó từng bước làm chuyển biến nhận thức của đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân theo hướng văn minh hiện đại. 191 - Mặt tiêu cực : Bên cạnh những mặt tích cực như trên, sự biến đổi về nghi lễ vòng đời người của các dân tộc Tàôi, Cơ-tu, Bru - Vân Kiều cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực. Ví như tục tình tự đêm hay tục đi sim - một hình thức tìm hiểu tỏ tình của các đôi trai gái hết sức nhẹ nhàng, lãng mãn, đến nay đã không còn được duy trì nữa [2, tr. 64]; giờ đây bị giới trẻ lạm dụng trở thành mối lo ngại cho cộng đồng, làng bản, cho các bậc làm cha, làm mẹ. Trong hôn nhân, nếu như trước đây nam nữ thường tặng cho nhau vòng bạc, chuỗi cườm, bạc trắng [2, tr. 56]; thì này nay đã xuất hiện các vật dụng mới dùng để làm quà như đồng hồ, kẹp tóc, các loại trang sức bằng bạc, vàng đắt tiền, đã không chỉ làm mất đi những giá trị văn hóa vật thể truyền thống của đồng bào mà còn làm thương mại hóa lễ vật trong hôn nhân. Trong lễ cưới hiện nay trang phục truyền thống, tục lệ uống rượu cần, nam nữ hát đối đáp trao duyên dần thay bằng trang phục cả sản phẩm yèng, cả quần áo phông, cả rượu cần, rượu trắng, cả bia, cả múa hát theo những làn điệu truyền thống cả dàn loa phóng thanh, nhạc rốc cạch cởm, lai căng. Sự biến đổi theo xu hướng đơn giản các lễ vật, lễ nghi trong sinh đẻ, hôn nhân, làm nhà, tang ma một mặt làm cho các nghi lễ bớt đi tính rườm rà tốn kém về tiền bạc công sức và thời gian của người dân, nhưng mặt khác làm cho những phong tục tập quán mang đậm tính nhân văn dần bị mai một, lãng quên và tất yếu đời sống văn hóa của đồng bào mặt nào đó càng trở nên “ nghèo” đi. Đây là một bài toán khó cho Đảng và Nhà nước ta trong việc đổi mới và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3. Những biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống qua nghi lễ vòng đời người Để thể bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm tính nhân văn thể hiện qua nghi lễ vòng đời người của các dân Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều thiết nghĩ chúng ta cần làm tốt những biện pháp như sau: Thứ nhất, phải tiếp tục nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều. Tạo điều kiện cho các đồng bào dù vùng xa xôi, hẻo lánh vẫn thể tiếp cận được với các phương tiện thông tin hiện đại. Tiếp tục đưa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về tận thôn làng, nhằm giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Tuy nhiên, việc vận động đồng bào phải nắm vững nguyên tắc tự nguyện, tránh trường hợp bà con bị cưỡng ép mệnh lệnh. Bởi vì phong tục, tập quán là những vấn đề liên quan đến cộng đồng, ăn sâu trong tiềm thức con người khó thay đổi. Chỉ khi nào tư tưởng của người dân nâng cao, nhận thức được những thủ tục lạc hậu và chỉ khi đó cuộc vận động mới đem lại kết quả tốt. 192 Thứ hai, phải làm tốt việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thể hiện qua lễ tục vòng đời người bằng cách xây dựng đội ngũ cán bộ sở làm công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho đồng bào về ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống, như trong lễ cưới, nên sử dụng trang phục cổ truyền vốn rất đẹp của đồng bào, hay cần loại bỏ những việc ăn uống linh đình, say sưa trong lễ cưới. Những quy tắc về hôn nhân cũng cần được vận động để đổi mới theo xu hướng mở rộng quan hệ hôn nhân giữa các dân tộc, các vùng miền, đảm bảo cho thanh niên nam nữ tìm hiểu yêu đương và lựa chọn bạn đời. Nghi lễ tang ma của người Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều tuy ít biến đổi, nhưng lại là nghi lễ nặng nề, tốn kém và chứa nhiều hủ tục lạc hậu. Cần đội ngũ cán bộ sở vận động bà con trong cộng đồng đơn giản hóa các nghi lễ tang ma, giảm bớt những lễ nghi phiền phức, tốn kém, nhiều khi không hợp vệ sinh, tổ chức những tang lễ trang nghiêm phù hợp với đời sống mới, đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu cầu tình cảm, tín ngưỡng của người dân… Thứ ba, nâng cao trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều. Đây là một biện pháp cực kỳ quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất, bởi lẽ trình độ nhận thức ảnh hưởng quyết định đến việc tiếp thu cái mới, cái tiến bộ. Thực tế nhận thức được cái xấu cần loại bỏ, cái hay cần học tập trong các nghi lễ vòng đời người là một điều không đơn giản, vì đồng bào Tàôi, Cơtu, Bru- Vân Kiều đã từ lâu quen sống với những phong tục tập quán cũ, trình độ mù chữ còn phổ biến trong lớp người lớn tuổi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của đồng bào trong việc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tiếp thu cái mới phù hợp với thời đại. Bên cạnh đó, việc nâng cao dân trí của người dân phải đi liền với hoạt động truyền thông phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh phổ biến luật hôn nhân – gia đình, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, giảm bớt những lễ nghi rườm rà tốn thời gian, tiền bạc cuả nhân dân… Và cuối cùng trong giai đoạn hiện nay, cần tăng cường mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số với nhau và giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh. Trong quá trình mở rộng mối quan hệ đó, đồng bào các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru- Vân Kiều điều kiện nhìn nhận những cái không phù hợp, lỗi thời trong các lễ tục vòng đời người của dân tộc mình. Hơn thế nữa, mở rộng mối quan hệ đó, các dân tộc điều kiện hỗ trợ, bổ sung những cái hay, cái đẹp trong các lễ tục vòng đời người của từng dân tộc, từng vùng cho nhau. Tóm lại, những biến đổi trong nghi lễ vòng đời người của các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều đã mang đến những tác động sâu sắc về nhiều mặt, không chỉ trên lĩnh vực văn hóa xã hội mà còn trên lĩnh vực kinh tế. Những biến đổi đó đã từng bước loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và bổ sung vào kho tàng văn hóa truyền thống những yếu tố văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời những 193 biến đổi đó còn mang đến những tác động tích cực trong đời sống kinh tế các dân tộc Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều, góp phần giảm bớt những kiêng kỵ, nghi lễ rườm rà, tốn kém để người dân tập trung vào lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Minh Chi, Nhân học văn hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 2. Nguyễn Xuân Hồng, Hôn nhân – Gia đình – Ma chay của người Tàôi, Cơtu, Bru – Vân Kiều Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Trị xuất bản, 1998. 3. Nguyễn Văn Mạnh (Cb), Luật tục của người Tà-ôi, Cơ-tu, Bru – Vân Kiều Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001. 4. Nguyễn Văn Mạnh, Xu hướng biến đổi văn hóa các tộc người thiểu số ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 3, (2010), 3-9. CHANGING THE LIFE CYCLE CEREMONY OF ETHNIC MINORITIES TAOI, KATU, BRU- VANKIEU IN NORTH CENTRAL Nguyen Van Manh College of Sciences, Hue University Abstract. After raising the status of the population and population distribution of ethnic minorities - Katu, Bru-Van Kieu, Taoi in the North Central and their concepts on the life cycle, the authors focuses on the followings: - Status of the transformation of life cycle rituals. - The impact of the changing of life cycle rituals. Changes in the life-cycle ritual of the ethnic minorities Katu, Bru-VanKieu and Taoi, have gradually eliminated the superstitions and added some new cultural elements to the traditional cultural treasures for the adaption of the new development, and those changes also brought about a positive impact on the economic life, thus contributing to poverty reduction and improving people's lives. . CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 BIẾN ĐỔI NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÀÔI, CƠ TU, BRU- VÂN KIỀU Ở BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY Nguyễn Văn Mạnh Trường Đại. hiện đại. Đó chính là mục đích của bài viết này. 1. Thực trạng biến đổi nghi lễ vòng đời người Cũng như các tộc người khác trên đất nước ta, nghi lễ vòng đời người ở các dân tộc Tàôi, C tu,. trạng biến đổi nghi lễ vòng đời người. - Tác động của sự biến đổi các nghi lễ vòng đời người. - Những biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống qua nghi lễ vòng đời người. Những biến đổi

Ngày đăng: 03/04/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w